1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 trường THCS Quảng Chu, Bắc Kạn năm học 2016 2017

6 914 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 135,98 KB

Nội dung

Lam Sơn đã từng là căn cứ của các cuộc khởi nghĩa trước đây.. Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn.. Đánh giá vai trò của Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh.. Đánh giá

Trang 1

TRƯỜNG THCS QUẢNG CHU ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN: LỊCH SỬ LỚP 7 Thời gian làm bài: 45 phút

I PHẦN THI TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Câu 1(0,5 điểm): Hãy khoanh tròn vào ý đầu câu mà em cho là đúng:

* Vì sao Lê Lợi chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa?

a Lam Sơn nằm bên tả ngạn sông Chu nên dễ vận chuyển bằng đường thuỷ

b Lam Sơn nối liền đồng bằng với miền núi và có địa thế hiểm trở, là nơi giao tiếp với các dân tộc Việt, Mường, Thái

c Lam Sơn đã từng là căn cứ của các cuộc khởi nghĩa trước đây

d Lam Sơn là vùng đồng bằng, đi lại thuận tiện

* Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa vào ngày, tháng, năm nào?

a 7-3-1418 b 2-7-1418 c 3-7-1418 d 7-2-1418

* Khi quân Minh tấn công căn cứ Lam Sơn, nghĩa quân rút về đâu?

a Chí Linh (Thanh Hóa) b Núi Đọ

c Nghệ An d Không rút lui, cầm cự đến cùng

* Trong lúc nguy cấp, Lê Lai đã làm gì để cứu Lê Lợi:

a Thay Lê Lợi lãnh đạo kháng chiến?

b Giúp Lê Lợi rút quân an toàn

c Đóng giả Lê Lợi và hi sinh thay chủ tướng

d Giả vờ tạm hòa với quân Minh

Câu 2 (2,0 điểm): Điền các sự kiện lịch sử vào niên đại đã cho sau:

Đầu năm 1416

7-2-1418

Mùa hè 1423

Cuối năm 1424

Trang 2

Từ 10-1424 -> 8 - 1425

9-1426

7-11-1426

10-1427

Câu 3 (0,5 điểm): Hãy khoanh tròn vào ý đầu câu mà em cho là đúng:

* Sau khi kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua vào năm nào, đặt tên nước là gì?

a 1428 - Đại Việt b 1428 - Đại Nam

c 1427 - Đại Việt d 1427 - Nam Việt

* Bộ máy chính quyền thời Lê - Sơ được tổ chức theo hệ thống nào?

a Đạo - Phủ - Huyện - Châu - Xã b Đạo - Phủ - Châu - Xã

c Đạo - Huyện - Châu d Phủ - Huyện - Châu - Xã

* Ai là người căn dặn các quan trong triều: “một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ”

a Lê Thái Tổ b Lê Thánh Tông

c Lê Nhân Tông d Lê Hiển Tông

* Các cửa khẩu Vân Đồn, Vạn Ninh (Quảng Ninh), Hội Thống (Hà Tĩnh) là nơi:

a Thuyền bè các nước láng giềng qua lại buôn bán

b Bố phòng để chống lại các thế lực thù địch

c Tập trung các ngành nghề thủ công

d Sản xuất các mặt hàng như sành, sứ, vải, lụa

II PHẦN THI TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 4 (3,0 điểm): Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ trong hoàn cảnh nào? Nguyên nhân

thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn? Đánh giá vai trò của Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh?

Câu 5 (3,0 điểm): Trình bày các giai đoạn của khởi nghĩa Lam Sơn? Nội dung cơ bản của

từng giai đoạn?

Câu 6 (1,0 điểm): Nêu một số thành tựu đạt được về kinh tế dưới thời Lê Sơ?

Trang 3

Đáp án đề thi giữ học kì 2 môn Lịch sử lớp 7

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Câu 1:

Câu 3

0,5 0,5

Câu 2 (2,0 điểm): Điền các sự kiện lịch sử vào niên đại đã cho sau:

Đầu 1416 Lê Lợi và bộ chỉ huy tổ chức hội thề ở Lũng Nhai 0,25

7-2-1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình

Định Vương

0,25

Mùa hè 1423 Lê Lợi tạm hòa với quân Minh, trở về căn cứ Lam Sơn 0,25

Cuối 1424 Không mua chuộc được Lê Lợi, quân Minh trở mặt tấn

công nghĩa quân

0,25

10-1424 ->

8/1425

Nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng được một khu vực rộng lớn từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân

0,25

9-1426 Lê Lợi và bộ chỉ huy mở cuộc tiến quân ra Bắc 0,25

2,0

PHẦN II: TỰ LUẬN

Câu 1: Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ trong hoàn cảnh nào? Nguyên nhân thắng lợi? 3,0

Trang 4

Đánh giá vai trò của Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh?

* Hoàn cảnh: Năm 1406 nhà Minh xâm lược nước ta, nhà Hồ tổ chức kháng chiến

nhưng thất bại, nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh Dưới chính sách cai trị tàn

bạo của nhà Minh, nhân dân ta đã nổi dậy chống quân Minh ở nhiều nơi nhưng cuối

cùng đều thất bại Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than Lê Lợi vốn là một hào

trưởng ở vùng Lam Sơn đã quyết định dốc hết tài sản, chiêu tập nghĩa sĩ phất cờ khởi

nghĩa

0,25

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập

tự do cho đất nước, toàn dân đoàn kết chiến đấu

- Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, Nam nữ, các thành phần dân

tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia kháng chiến (gia nhập nghĩa quân, tự

vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân….)

- Nhờ có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu,

đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi Những người lãnh đạo đã biết dựa vào dân, từ cuộc

khởi nghĩa phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc quy mô cả nước, hoàn

thành thắng lợi nhiệm vụ giải phóng đất nước

0,25 0,25

0,25

* Vai trò của Lê Lợi:

- Lê Lợi (1385-1433), quê ở Hương Lam Sơn, huyện Lương Giang, tỉnh Thanh Hóa

Trước cảnh nước mất ông đã dốc hết tài sản chiêu tập nghĩa sĩ xây dựng lực lượng và

chọn Lam Sơn làm căn cứ Năm 1418 Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa, xưng là Bình Định

Vương

- Từ cuối 1424-1426, dưới sự lãnh đạo của ông và được sự ủng hộ của các tầng lớp

nhân dân lực lượng nghĩa quân lớn mạnh và giành được những thắng lợi quan trọng

- Tháng 9-1426 Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân tiến quân ra bắc giành thắng lợi ở Tốt

Động - Chúc Động cuối (1426), và Chi Lăng – Xương Giang (10-1427)

 Như vậy suốt 10 năm từ 1418-1427, Lê Lợi là người có công to lớn lãnh đạo nghĩa

quân tổ chức cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi giành lại độc lập chủ

0,5 0,5 0,5 0,5

Trang 5

quyền cho đất nước, mở ra một thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc

Việt Nam thời Lê sơ

Câu 2: Trình bày các giai đoạn của khởi nghĩa Lam Sơn? Nội dung cơ bản của từng

giai đoạn?

3,0

* Giai đoạn 1 (1418 - 1423)

- Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương

- Những năm đầu tiên, nghĩa quân hoạt động ở núi Chí linh gặp nhiều khó khăn, Lê

Lợi tạm hòa với quân Minh sau đó rút về hoạt động ở Lam Sơn

0,5

0,5

* Giai đoạn 2 (1424 - 1426)

- Nghĩa quân rời Thanh Hóa vào Nghệ An - nghĩa quân đã giải phóng Nghệ An, Tân

Bình, Thuận Hóa, rồi tiến quân ra Bắc

- Được sự ủng hộ của nhân dân, nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh

Lâm vào thế phòng ngự, rút vào thành Đông Quan cố thủ Cuộc kháng chiến chuyển

sang giai đoạn phản công

0,5 0,5

* Giai đoạn 3 (Cuối 1426 - Cuối 1427):

- Nghĩa quân giành thắng lợi ở trận Tốt Động - Chúc Động (cuối năm 1426) tiêu diệt

được 5 vạn quân địch, vây hãm địch ở Đông Quan

- Nghĩa quân giành thắng lợi ở Chi Lăng - Xương Giang (10-1427) buộc quân Minh

phải rút về nước ĐN sạch bóng quân thù

0,5 0,5

Câu 3: Nêu một số thành tựu đạt được dưới thời Lê Sơ trên các lĩnh vực kinh tế? 1

* Nông nghiệp:

- Phát triển mọi mặt: Diện tích khai hoang được mở rộng, đê điều được xây dựng và

củng cố, sức kéo cho nông nghiệp được bảo vệ,…

* Thủ công nghiệp:

- Các ngành nghề thủ công truyền thống ở các làng xã ngày càng phát triển, nhiều

làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời (Thăng Long)

- Các công xưởng do nhà nước quản lí (Cục bách tác) chuyên sản xuất đồ dùng cho

nhà vua có kĩ thuật cao Các nghề khai mỏ đồng, sắt, vàng được đẩy mạnh

0,25 0,25 0,25 0,25

Trang 6

* Buôn bán:

- Buôn bán trong nước và nước ngoài được phát triển

Ngày đăng: 11/04/2017, 13:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w