1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

đề thi giữa kỳ 12KHTN

4 396 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 60 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN SINH VẬT 12 - BAN KHTN Thời gian làm bài: 60 phút (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi SINHA01 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: . Chọn 1 trong 4 đáp án . Câu 1: Điều nào không phải là đặc điểm chung của Người và động vật có vú : A. Cấu tạo não bộ. B. Răng đồng nhất chỉ có một loại. C. Đẻ con và nuôi con bằng sữa. D. Có lông mao che phủ. Câu 2: Theo thuyết hiện đại ,đơn vị tồn tại và sinh sản của loài trong tự nhiên là : A. Quần xã . B. Cá thể. C. Quần thể. D. Dòng. Câu 3: Chọn câu sai khi nói về tiến hoá nhỏ : A. Diễn ra qua thời gian địa chất lâu dài, phạm vi rộng. B. Quần thể là đơn vị tiến hoá cơ sở. C. Kết quả là hình thành loài mới. D. Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm. Câu 4: Cách ly địa lý được định nghĩa là: A. Khả năng tăng cường phân hoá kiểu gen trong quần thể. B. Sự phân hoá khả năng thích ứng trước những điều kiện sinh thái khác nhau. C. Sự mất khả năng giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể khác. D. Các vật chướng ngại địa lý làm ngăn cách sự tiếp xúc giữa các cá thể trong quần thể. Câu 5: Theo quan niệm của thuyết tiến hoá hiện đại, chọn lọc tự nhiên là: A. chọn lọc những quẩn thể có kiểu gen qui định kiểu hình thích nghi và đào thãi kiểu gen qui định kiểu hình kém thích nghi . B. Tất cả đều đúng. C. sự phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể. D. Tác động ở mọi cấp tổ chức sống , trong đó quần thể là đối tượng chọn lọc cơ bản. Câu 6: Khó khăn chủ yếu của lai xa ở động vật là do: A. Sự khác biệt về môi trường sống. B. Khó giao phối được. C. Nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. D. Tập tính sống khác nhau. Câu 7: Lai xa được sử dụng phổ biến trong: A. Chọn giống vi sinh vật. B. Chọn giống cây trồng. C. Chọn giống vi sinh vật và vật nuôi. D. Chọn giống vật nuôi. Câu 8: Giao phối không ngẫu nhiên được xem là nhân tố tiến hoá cơ bản vì: A. Tạo ra trạng thái cân bằng di truyền của quần thể. B. Tạo ra vô số biến dị tổ hợp. C. Làm thay đổi tần số các kiểu gen trong quần thể. D. Tạo ra những tổ hợp gen thích nghi. Câu 9: Những hình thức giao phối làm thay đổi tần số các kiểu gen của quần thể qua các thế hệ : A. Ngẫu phối và giao phối gần. B. Ngẫu phối và giao phối cận huyết. C. ngẫu phối và giao phối có lựa chọn. D. Giao phối gần và giao phối có lựa chọn. Câu 10: Tiêu chuẩn phân biệt quan trọng để phân biệt các loài vi khuẩn có quan hệ thân thuộc là: A. Tiêu chuẩn hình thái. B. Tiêu chuẩn sinh sản. C. Tiêu chuẩn hoá sinh. D. Tiêu chuẩn địa lý. Câu 11: Điều nào không đúng khi nói về vai trò của quá trình giao phối: A. trung hoà các đột biến có hại nhờ sự thụ tinh giữa giao tử bình thường với giao tử đột biến lặn. Trang 1/4 - Mã đề thi SINHA01 B. phát tán đột biến trong quần thể. C. tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hoá. D. tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hoá. Câu 12: Trong 1 quần thể giao phối đạt trạng thái cân bằng, tần số alen lặn gấp 4 lần tần số alen trội. Tần số mỗi kiểu gen trong quần thể là : A. 0,75 aa = 0,25 AA. B. AA =3 aa C. p (a) =0,25 và q (A)= 0,75. D. 4 % AA :32%Aa :64%aa. Câu 13: Thuyết tiến hoá cổ điển là : A. Thuyết Đacuyn và Kimura. B. Thuyết Lamac và Kimura. C. Thuyết tổng hợp và Kimura. D. Thuyết Lamac và Đacuyn. Câu 14: Xét 2 quần thể có cấu trúc di truyền sau : Quần thể 1 : 0,4AA 0,4Aa: 0,2 aa. Quần thể 2 : 0,36AA 0,48Aa: 0,16 aa.Nhận định nào sau đây đúng: A. Sau 1 thế hệ ngẫu phối , cấu trúc di truyển 2 quần thể trên giống nhau. B. Quần thể 2 không cân bằng , Quần thể 1 cân bằng . C. Cấu trúc di truyền 2 quần thể trên đều cân bằng. D. Tần số tương đối của mỗi alen của 2 quần thể trên không giống nhau. Câu 15: Một giao tử đột biến 2n thụ tinh với giao tử n tạo thể tự đa bội 3n. Chọn câu đúng: A. Thể 3n là song nhị bội. B. Thể 3n nếu sinh sản vô tính thì một thời gian sau sẽ tạo loài mới. C. Thể 3n nếu sinh sản hữu tính thì một thời gian sau sẽ tạo loài mới. D. Cá thể 3n là loài mới. Câu 16: Từ “trung tính “ trong thuyết tiến hoá của Kimura có thể được hiểu là: A. Tất cả đều đúng. B. Sự tiến hoá phân tử diển ra bằng sự cũng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính. C. Các đột biến trung tính thì không có lợi cũng không có hại. D. Cá thể đột biến trung tính là cá thể đột biến không liên quan với tác dụng của chọn lọc tự nhiên. Câu 17: Nghiên cứu phương pháp so sánh trong phôi sinh học ở động vật có xương sống chứng minh : A. Phôi động vật ở các lớp đều giống nhau ở giai đoạn đầu. B. Phôi động vật ở các lớp đều giống nhau ở giai đoạn đầu, nguồn gốc chung của các nhóm động vật rất khác xa nhau. C. Sinh vật tiến hoá từ một tổ tiên chung. D. nguồn gốc chung của các nhóm động vật rất khác xa nhau. Câu 18: Nhân tố tiến hoá không phải là quá trình sau: A. Cách ly. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. đột biến. Câu 19: Khái niệm loài sinh học có ưu điểm là: A. Dễ phân biệt được 2 quần thể tiến hoá thành 2 loài hay vẩn cùng 1 loài. B. phân biệt được loài động vật và vi sinh vật. C. phân biệt được cả loài đang sống và cả loài đã chết. D. phân biệt được loài sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Câu 20: Các cơ chế cách ly là : A. cách ly trước hợp tử và cách ly sau hợp tử. B. cách ly sinh sản và cách ly di truyền. C. cách ly địa lý và cách ly sinh sản. D. cách ly tập tính và cách ly sinh thái. Câu 21: Sự khác biệt về cấu trúc của hệ xương giữa người và các loài Vượn : A. Người có tiếng nói phát triển còn Vượn chưa có . B. Răng nanh Người ít phát triển hơn răng nanh Vượn C. Não bộ Người phát triển hơn Vượn. D. Cột sống Người hình chữ S còn Vượn hình cung. Câu 22: Tần số đột biến của một gen nào đó là 10 -6 ,nghĩa là: A. cứ 10 6 tế bào sinh dục của cơ thể thì có 1 gen đột biến. Trang 2/4 - Mã đề thi SINHA01 B. cứ 10 6 tế bào trong cơ thể thì có 1 gen đột biến. C. Cơ thể có 10 6 gen đột biến. D. Giao tử đột biến chiếm 1/10 6 Câu 23: Tuy có tần số thấp , nhưng đột biến gen thường xuyên xuất hiện trong quần thể vì: A. Số lượng gen trong quần thể quá lớn. B. Gen có độ bền kém. C. thường xuất hiện trong cơ chế tái sinh ADN D. Thường xuất hiện trong nguyên phân. Câu 24: Trong 1 quần thể giao phối khi đạt trạng thái cân bằng thì tần số tương đối các alen của 1 gen có đặc điểm: A. tần số của alen trội tăng lên. B. tần số của alen lặn tăng lên. C. có khuynh hướng duy trì ổn định qua các thế hệ. D. duy trì không ổn định qua các thế hệ. Câu 25: Quần thể giao phối đạt trạng thái cân bằng di truyền là : A. P: 0,25AA:0,50Aa :0,25 aa. B. P: 0,1AA:0,09Aa :0,81 aa. C. P: 0,16AA:0,44Aa :0,4 aa. D. P: 0,1AA:0,1Aa :0,8 aa. Câu 26: Quần thể không đổi cấu trúc di truyền sau 3 thế hệ tự phối là: A. P : 0,5 DD và 0,5 dd. B. P : 0,3 DD :0,5 Dd: 0,2dd. C. P : 60%DD và 40% Dd. D. P : 100% Dd. Câu 27: Quần thể không đổi cấu trúc di truyền sau 1 thế hệ giao phối ngẫu nhiên là: A. P : 0,6DD :0,4Dd. B. P : 0,5DD :0,5dd. C. P : 0,3DD :0,5Dd: 0,2 dd. D. P : 100%dd. Câu 28: Ví dụ hình thành loài bằng cách ly tập tính là: A. Không ví dụ nào đúng. B. Cách ly quần thể ruồi ban đầu , nuôi bằng 2 loại thức ăn khác nhau là mantôzơ và tinh bột . Về sau 2 nhóm này không giao phối với nhau được. C. Trong 1 hồ cá ở châu Phi có 2 nhóm cá giống nhau về hình dạng nhưng khác nhau về màu sắc ,tuy sống chung nhưng không giao phối với nhau. D. Quần đảo là nơi lý tưởng để hình thành loài. Câu 29: Trong tiến hoá ,sinh giới tồn tại nổi bật ở 2 dấu hiệu là : A. Tính di truyền và tính biến dị. B. Tính đấu tranh và tự điều chỉnh. C. Tính tự nhiên và tính hoàn thiện. D. Tính đa dạng và tính thích nghi. Câu 30: Quan điểm tiến hoá ở nữa sau thế kỷ 19 được cũng cố chủ yếu bởi sự tích luỹ các chứng cứ từ lĩnh vực khoa học sau : A. cổ sinh vật học. B. địa lý sinh học. C. Phôi sinh học. D. Phôi sinh học , địa lý sinh học, cổ sinh vật học. Câu 31: Điều nào sai khi nói về loài thân thuộc. A. Nếu giao phối không thể thụ tinh. B. Nếu thụ tinh ,hợp tử không phát triển thành bào thai. C. Con sinh ra khoẻ mạnh và có thể sinh sản. D. Không thể giao phối với nhau. Câu 32: Hãy sắp xếp đúng thứ tự giai đoạn tiến hoá từ vượn hoá thạch nguyên thuỷ đến Người. Giai đoạn 1=>2 => 3 => 4 và A: Homo Sapiens. B:Homo Erestus. C: Oxtralopitec. D:Homo habilis. A. 1D =>2B =>3C => 4A. B. 1C =>2D =>3B => 4A. C. 1B =>2A =>3D => 4C. D. 1A =>2B =>3C => 4D. Câu 33: Trường hợp nào sau đây làm đổi tần số alen của quần thể. A. Giao phối cận huyết. B. Giao phối có lựa chọn và yếu tố ngẫu nhiên. C. Yếu tố ngẫu nhiên. D. Giao phối có lựa chọn. Câu 34: Cơ quan thoái hoá ở Người là : A. Mi mắt trên. B. Ruột già. C. Xương cùng và ruột già. D. Xương cùng. Trang 3/4 - Mã đề thi SINHA01 Câu 35: Quần thể tự phối có toàn bộ kiểu gen là dị hợp Aa. Sau n thế hệ tự phối ( n là số vô cùng lớn ) thì tần số các loại kiểu gen trong quần thể có đặc điểm là: A. Không thay đổi gì so với ban đầu. B. Chỉ có một loại kiểu gen đồng hợp. C. Tỷ lệ dị hợp tăng , tỷ lệ đồng hợp giảm. D. Tỷ lệ đồng hợp trội bằng đồng hợp lặn và là 50 %. Câu 36: Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá là phương thức thường thấy ở: A. Động vật di chuyển xa. B. Thực vật. C. Động vật sinh. D. Động vật ít di chuyển. Câu 37: Thể song nhị bội là cơ thể có: A. Tế bào mang hai bộ NST 2n của 2 loài bố mẹ khác nhau. B. Tế bào mang bộ NST 2n. C. Tế bào mang bộ NST 4n. D. Tế bào mang bộ NST 2n gồm một nữa của bố và một nữa của mẹ. Câu 38: Một quần thể giao phối có tần số alen trội gấp 4 lần tần số alen lặn .Tần số mỗi loại alen là: A. q = 0,8 và p = 0,2 B. p = 0,8 và q = 0,2 C. p = 0,4 q. D. p + q = 1. Câu 39: Một quần thể giao phối khi đạt trạng thái cân bằng có tỷ lệ kiểu hình trội gấp ba lần tỷ lệ kiểu hình lặn Kết luận: A. p = 3q. B. q = 0,5. C. p2 (AA) = 3 q2 (aa). D. q =3 p. Câu 40: Quần thể giao phối đạt trạng thái cân bằng có tỷ lệ kiểu gen dị hợp gấp đôi tỷ lệ kiểu gen đồng hợp lặn .Biết quần thể chỉ có 2 alen (A ,a). Tần số mỗi alen là: A. p (A) = 0,6 và q (a) =0,4. B. p (A) = 0,8 và q (a) =0,2. C. p (A) = 0,5 và q (a) =0,5. D. p (A) = 0,75 và q (a) =0,25. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề thi SINHA01 . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN SINH VẬT 12 - BAN KHTN Thời gian làm bài: 60 phút (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi SINHA01 Họ, tên thí sinh: . trung hoà các đột biến có hại nhờ sự thụ tinh giữa giao tử bình thường với giao tử đột biến lặn. Trang 1/4 - Mã đề thi SINHA01 B. phát tán đột biến trong quần

Ngày đăng: 29/06/2013, 01:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w