Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
118,5 KB
Nội dung
MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆCHÌNHTHÀNHKHU NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO PHỤC VỤ KHU KINH TẾ DUNG QUẤT I. Tác động môi trường của Khu Nông nghiệp công nghệ cao QuảngNgãi Các dự án phát triển công nghệ đã và đang là động lực chủ yếu góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm. Song nếu các dự án phát triển công nghệ mà không có sự quan tâm đúng mức tới các vấn đề môi trường sẽ gây những hậu quả tiêu cực đến môi trường, ảnh hưởng tới phát triển bền vững. Dự án phát triển khu NNCNC bao gồm các cơ sở trình diễn mô hình nông nghiệp hiện đại trong sản suất thâm canh và thương mại gắn với việc ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ, thúc đẩy nông nghiệp hiện đại làm sinh động kinh tế nông thôn, gia tăng thu nhập cho nông dân và thay đổi cơ cấu nông nghiệp. Một trong những đặc điểm quan trọng của khu NNCNC chính là sự đóng góp tích cực của nó vào việc cải thiện môi trường sinh thái cho toàn vùng. Vì vậy, chủ trương phát triển các khu NNCNC không những nhận được sự hưởng ứng của các nhà quản lý mà còn không vấp phải những cản trở đáng kể nào của các nhà/hoặc các nhóm bảo vệ môi truờng. Tuy nhiên, việc triển khai các dự án phát triển công nghệ này thường diễn ra trên một diện tích lớn (thường từ hàng trăm ha đối với các dự án nhỏ và có thể lên đến vài chục ngàn ha với những dự án lớn), sẽ có những tác động tiêu cực nhất định đến môi trường sinh thái của địa phương. Tiến hành đánh giá tác động môi trường trong quá trình xây dựng dự án khả thi và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường là bắt buộc đối với các dự án phát triển khu NNCNC. Tuy nhiên, các dự án phát triển công nghệ cũng là một nhân tố quan trọng làm suy thoái tài nguyên thiên thiên và ô nhiễm mỗi trường. Một số nhà nghiên cứu trên thế giới còn cho rằng, các vấn đề môi trường của thế giới ngày nay là do sự phát triển của KH&CN. Mặc dù bản thân dự án phát triển khu NNCNC đã chứa đựng mục tiêu về tích cực về bảo vệ môi trường, đó là những dự án được tiến hành trên diện tích rất lớn từ vài chục ha tới hàng trăm ha, là những dự án buộc phải đánh giá tác động môi trường theo Luật Bảo vệ Môi trưòng. Hơn nữa, việc triển khai dự án phát triển khu NNCNC sẽ làm gia tăng đáng kể các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Những hoạt động này sẽ làm gia tăng lượng phát thải các chất ô nhiễm ra môi trường. Vì vậy, cần phải có những giải pháp thích hợp để giảm thiểu tác tác động môi trường của dự án phát triển Khu NNCNC Quảng Ngãi. I.1. Một số tác động môi trường cơ bản của Khu Nông nghiệp công nghệ cao QuảngNgãi Về tác động tích cực. Hiện nay, nhân dân vùng dự án đang canh tác một số lồ cây chủ yếu là cây lúa, hoa màu, cây đào, bạch đàn và keo lá chàm. Có thể nói cơ cấu cây trồng cũng như thực vật ở vùng dự án chưa đa dạng. Vì vậy, khi tiến hành dự án xây dựng khu NNCNC sẽ đem lại những lợi ích nhất định về môi trường sinh thái cho địa phương: 1) Khu NNCNC là cơ hội để đem dến cho địa phương một tổ hợp phong phú những giống cây và con từ những địa phương khác của Tỉnh và của cả nước; và cũng có thể một số giống nhập ngoại có chất lượng và năng suất cao. Tập hợp phong phú các loài cây và con sẽ góp phần làm gia tăng nhanh chóng sự phong phú về các chủng loài vật nuôi và cây trồng cho địa phương. Về sinh thái – môi trường, cây bạch đàn hiện dang được người dân địa phương trồng sẽ dần được thay thế bởi một bộ cây phong phú của tỉnh QuảngNgãi và cả nước. 2) Do sự lan toả của khu NNCNC, một số dịa phương khác của tỉnh có thể học tập và áp các công nghệ canh tác cũng như bộ giống cây trồng và vật nuôi tạikhu NNCNC làm phong phú thêm về giống và loài của các địa phương; và như vậy, làm tăng thêm sự đa dạng của hệ sinh thái nông nghiệp trong tỉnh. 3) Hiện nay diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh là 144.163 ha, chiếm khoảng 28% diện tích tự nhiên của tỉnh (Sở KH&CN Quảng Ngãi, 2006). Diện tích rừng hiện có của tỉnh có vai trò trọng yếu việc bảo vệ môi trường sinh thái của tỉnh. Một trong những nguyên nhân quan trọngtrongviệc suy thoái rừng của Việt Nam nói chung và tỉnh QuảngNgãi nói riêng là sự khai thác rừng quá mức để sản xuất lương thực và gia tăng thu nhập cho người dân địa phương. Sự lan toả của khu NNCNC sẽ góp phần làm gia tăng năng xuất về sản xuất lương thực cũng như tăng thêm thu nhập cho người dân địa phưong sống gần các khu vực đất rừng sẽ góp phần đáng kể giảm áp lực lên tài nguyên rừng; như vậy, góp phần quan trọngtrongviệc bảo vệ rừng và đa dạng sinh học cho tỉnh. Tuy nhiên giống như tất cả các dự án phát triển công nghệ khác, dự án phát triển Khu NNCNC QuảngNgãi cũng sẽ có những tác động tiêu cực nhất định đến môi trường sinh thái của địa phương. Khi đi vào vận hành, dự án sẽ có những hoạt động chủ yếu là: (1) nghiên cứu ứng dụng - triển khai công nghệ mới, CNCtrong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, và ứng dụng công nghệ sinh học; (2) tiến hành sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông – công nghiệp; và (3) đào tạo, tập huấn và chuyển giao công nghệ. Quá trình xây dựng và vận hành dự án có thể có những tác động tiêu cực đến môi trường của địa phương. Về môi trường nước, nguồn nước hiện nay của vùng xây dựng dự án được xem như là đạt các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường của các nguồn nước sinh hoạt và sản xuất. Trong quá trình thi công dự án, có thể có những tác động xấu đến nguồn nước của địa phương như tác động của việc đào, san ủi đất, sình lầy và những sản phẩm phế thải khác của quá trình thi công đến nguồn nước ngầm. Những chất thải trong quá trình xây dựng này có thể gây ô nhiễm và làm xuống cấp kênh Thạch Nham B3 – là nguồn tuới nước quan trọng của địa phương, gây ô nhiễm cho vùng nước Bàu Sen và sông Dâu. Trong quá trình vận hành dự án sẽ có một lượng không nhỏ chất thải rắn và nước thải ra ngoài môi trường. Nếu không có các biện pháp xử lý phù hợp lượng chất thải rắn và nước thải trong quá trình vận hành dự án có thể gây ô nhiễm nguồn nước của địa phương. Ngoài ra, cần chú ý đến việc triển khai dự án trên một diện tích không nhỏ (180 ha) có thể dẫn đến việc thay đổi chế độ của các dòng chảy, dòng phân thuỷ. Về môi trường đất, theo báo cáo của Sở KH&CN tỉnh Quảng Ngãi, môi trường đất hiện nay tại địa phương đều đạt tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam về lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, phân tích Ecoli, phân tích Samonela, và phân tích các loại kim loại nặng. Ô nhiễm môi trường đất có nguy cơ lớn khi dự án đi vào hoạt động. Việc vận hành dự án sẽ đi đôi với việc sử dụng các loại phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật; đó là những chất gây ô nhiễm đất. Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường đất có thể giảm thiểu nếu việc sử dụng các chất gây ô nhiễm đó đúng với các qui trình cũng như các tiêu chuẩn môi trường do Nhà nước đặt ra. Ngoài ra, sự phân huỷ các chất thải rắn và nguồn nước thải trong quá trình vận hành dự án cũng là một nguy cơ gây ô nhiễm đất. Những nguồn ô nhiễm đất này có thể được giảm thiểu nếu phân khu xử lý môi trường của dự án được thiết kế và vận hành tốt. Về không khí, trong quá trình thi công và vận hành dự án, số lượng hoạt động của con người và các phương tiện giao thông trong vùng sẽ gia tăng nhanh chóng. Môi trường không khí có nguy cơ ô nhiễm do bụi và các khí thải từ các phương tiện giao thông. Ngoài ra, sự gia tăng hoạt động của các phương tiện giao thông cũng làm tăng ô nhiễm về âm thanhtại địa phương. Vì vậy, trong quá trình thi công cũng như vận hành dự án cần có những biện pháp tích cực để làm giảm các nguồn ô nhiễm này. Thứ nhất, có thể tạo một thảm thực vật hợp lý tại vùng dự án để giảm ô nhiễm không khí. Thứ hai, có thể sử dụng một số biện pháp cơ học như qui định che chắn đối với các xe vận chuyển hàng hoá và đất đá, xử lý mặt đường để làm giảm ô nhiễm không khí do bui. Cuối cùng, có thể xây dựng các qui chế về cách thức cũng như giờ làm việc của các phưong tiện giao thông để giảm tối đa các tác động về môi trường không khí. Về đa dạng sinh học, hiện chưa có những nghiên cứu khảo sát nào về sự da dạng và giống loài của vùng triển khai dự án. Tuy nhiên có thể nhận thấy một nguy cơ đe doạ đến đa dạng sinh học của địa phương khi triển khai dự án trên một diện tích lớn. Trước khi tiến hành xây dựng dự án khả thi cần có điều ta để làm rõ về các loài cây và con đặc hữu của địa phương. Từ đó có thể đưa ra các biện pháp bảo tồn và phát triển các loài đặc hữu đó. Ví dụ, nếu trong quá trình khảo sát mà phát hiện loài cây đặc hữu, có thể di chuyển và bảo tồn loài cây đó ngay trong khuôn viên của khu NNCNC; như vậy, vừa có thể bảo tồn được đa dạng sinh học, vừa có thể nâng cao tính hấp dẫn đối với du lịch sinh thái của khu NNCNC. I.2. Một số khuyến nghị về môi trường khi xây dựng dự án Khu Nông nghiệp công nghệ cao QuảngNgãi Về tổng thể, việc phát triển Khu NNCNC QuảngNgãi có một số ảnh hưởng tích cực đến môi trường sinh thái của địa phương như làm gia tăng sự phong phú về hệ sinh thái nông nghiệp của tỉnh QuảngNgãi nói chung và xã Bình Trung nói riêng, góp phần làm giảm áp lực lên tài nguyên rừng của tỉnh; do đó góp phần bảo vệ môi trường sinh thái trong toàn tỉnh. Tuy nhiên, việc phát triển khu NNCNC cũng giống như các dự án phát triển công nghệ khác luôn tiềm ẩn sự xung đột giữ phát triển và môi trường, và tạo ra một số tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái của địa phương. Để giảm thiểu các các động tiêu cực của khu NNCNC đến môi trường sinh thái của địa phương, một số lưuý sau cần được xem xét: - Trước khi tiến hành xây dựng dự án khả thi cần có điều tra khảo sát cụ thể về các điều kiện tự nhiên và xã hội của địa phương. Từ đó có thể biết được về mức độ đa dạng của hệ sinh thái địa phương và phát hiện những loài cây và con đặc hữu cần có các biện pháp bảo tồn và phát triển. Sự phát triển các loài cây, con đặc hữu của địa phương còn có thể góp phần làm phong phú thêm bộ sưu tập các giống loài cho khu NNCNC. - Phân khu xử lý môi trường của khu NNCNC là một bộ trọng yếu góp phần giảm thiểu các tác động môi trường của dự án. Vì vậy, việc tính toán, thiết kế và vận hành tốt phân khu xử lý môi trường – một giải pháp giảm thiểu môi trường cần được quan tâm đúng mức; cần có cơ chế vận hành và giám sát vận hành của phân khu xử lý môi trường. - “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn đảng, toàn quân và toàn dân” (Chỉ thị 36 – CT/TW), song trong những năm qua việc tham gia của người dân trong đánh giá tác động môi trường còn chưa được chú ý đến. Điều 20 của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 đã chỉ rõ, trong báo cáo tác động môi trường cần có ý kiến của UBND cấp xã và đại diện cộng đồng dân cư. Sự tham gia của người dân trongviệc ra quyết định nói chung và đánh giá tác động môi trường nói riêng sẽ góp phần làm sâu sắc thêm kiến thức của các “chuyên gia” và làm cho dự án trở lên thân thiện hơn với cộng đồng dân cư địa phương. Vì vậy, cần có cơ chế phù hợp về sự tham gia của cộng đồng dân cư dịa phương trong đánh giá tác dộng môi trường của dự án Khu NNCNC Quảng Ngãi; cũng như cần có một cơ chế thích hợp về sự tham gia của địa phương trongviệc giám sát kiểm tra việc vận hành phân khu xử lý môi trường của khu NNCNC. II. Tác động kinh tế xã hội của Khu Nông nghiệp công nghệ cao QuảngNgãi II.1. Một số luận cứ Ý nghĩa, tác động của khuCNC nói chung và khu NNCNC nói riêng thể hiện trên nhiều khía cạnh. Trong đó những tác động trực tiếp thường khá rõ và được chú ý nhiều. Tuy nhiên, ngoài các ý nghĩa, tác động trực tiếp còn phải chú đến các tác động gián tiếp ảnh hưởng tới phạm vi bên ngoài của Khu như: đóng góp vào nền kinh tế của địa phương, vào phát triển KH&CN của địa phương, nâng cao trình độ nhân lực KH&CN địa phương, . Chỉ có tính đến cả các ảnh hưởng mang tính chất gián tiếp thì mới thấy hết và đánh giá đủ được ý nghĩa của một khuCNC và Khu NNCNC QuảngNgãi cũng phải là ngoại lệ. Bản thân CNC đã hàm chứa những ý nghĩa kinh tế, KH&CN to lớn. Các định nghĩa về CNC thường nhấn mạnh đến khả năng ảnh hưởng của công nghệ này rộng lớn hơn rất nhiều so với công nghệ truyền thống (Xem Phần I). Như vậy cần phân biệt khu NNCNC với các khu sản xuất tập trung bình thường (cũng như giữa khuCNC vói khu công nghiệp). Chỉ cần đúng đối tượng là CNC thì tác động của khu NNCNC đã được thể hiện trên thực tế. Chức năng của khuCNC nói chung đã được thống nhất trên các nội dung là: 1 * Chuyển giao CNC. *Nghiên cứu phát triển CNC, * Sản xuất các sản phẩm CNC. * Tăng cường năng lực công CNC của đất nước. * Đào tạo, huấn luyện kỹ năng CNC. Riêng đối với khu NNCNC chức năng sẽ có những nội dung đặc thù như: 2 * Là một khu vực trình diễn các mô hình sản xuất một số loại cây trồng dựa trên việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến, đồng thời phù hợp và phát huy được thế mạnh về điều kiện tự nhiên, sinh thái của vùng. * Là nơi ươm tạo, cung cấp cây, con giống sạch bệnh, năng suất cao, chất lượng tốt; cung cấp các trang thiết bị và công nghệ cho việc phát triển một số loại cây trồng, thông qua việc sử dụng các công nghệ tiên tiến (công nghệ sinh học trong lai tạo giống cây, công nghệ nuôi trồng các loại cây mới, công nghệ chế biến bảo quản sau thu hoạch, công nghệ thông tin trongviệc quản lý, điều hành hoạt động khu, công nghệ vật liệu mới trongviệc xây dựng hệ thống nhà kính, nhà lưới phù hợp với sản xuất nông nghiệp). 1 Bộ KHCN&MT "Xây dựng và phát triển khuCNC ở Việt Nam", Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 1999, trang 91. 2 Theo "Báo cáo tổng hợp đề tài Nghiên cứu cơ sở khoa học và điều kiện thực tiễn để hìnhthành các khu nông nghiệp ứng dụng CNC ở Việt Nam", Hà nội 12-2005, trang 14-15. * Là trung tâm đào tạo, tập huấn về các công nghệ tiên tiến phục vụ cho sản xuất, chế biến một số cây trồng sẽ được nhân rộng trên địa bàn cũng như các vùng lân cận; cung cấp tri thức, tư vấn nghiệp vụ, giúp cho việcthành lập các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, có đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu; nghiên cứu, tư vấn về thị trường trong và ngoài nước cho việc tiêu thụ các mặt hàng nông sản chủ lực của địa phương. * Là nơi hỗ trợ cho các hoạt động du lịch sinh thái. ë Trung Quốc, các chức năng thường có của một khu NNCNC thường được xác định là: chức năng sản xuất sản phẩm chất lượng cao, năng suất cao; chức năng trình diễn nhằm quảng bá thỐnh tựu công nghệ vỐ lỐm cho nâng dần nhận thức tầm quan trọng của việc áp dụng KHCN vỐo nông nghiệp; chức năng thúc đẩy. Khu NNCNC cần có khả năng định hướng phát triển, ứng dụng công nghệ mới để xây dựng nông nghiệp hiện đại hóa; chức năng giáo dục. Nhằm tạo môi trường giáo dục cho các thế hệ tương lai trongviệc giáo dục trực quan về nông nghiệp hiện đại; chức năng sinh thái, môi trường, du lịch. Theo đánh giá của các chuyên gia Trung quốc, lực lượng sản xuất là nhân tố quyết định thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, các mô hìnhkhu NNCNC có thể coi là công cụ để phát triển lực lượng sản xuất nông nghiệp. Như vậy, bản thân chức năng của khu NNCNC đã khẳng định việc hướng tới các tác động cho cả một vùng rộng lớn của nền kinh tế bên ngoài Khu. Gắn liền với chức năng của khu NNCNC, những tác động gián tiếp không phải là tác động phụ hoặc ngẫu nhiên, trái lại chúng tất yếu phải thể hiện và theo cùng sự tồn tại của khu NNCNC. §ã có nhiều nỗ lực phát triển KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp và trên địa bàn nông thôn của nước ta nói chung và QuảngNgãi nói riêng. Không thể phủ nhận những tác dụng mà các hoạt động đó mang lại góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh mẽ về cả quy mô và trình độ; diện tích gieo trồng, năng suất và chất lượng lúa, chăn nuôi lợn, trâu, bò, gia cầm cũng có tốc độ tăng nhanh và bền vững. Nông nghiệp phát triển đa dạng hơn, tính chất sản xuất hàng hoá và định hướng xuất khẩu của ngành ngày càng cao. Các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngư được tổ chức theo hệ thống từ Trung ương tới địa phương đã chuyển tải những tiến bộ KH&CN vào sản xuất, xây dựng được nhiều mô hình trình diễn để bà con nông dân tham quan, học tập. Các cơ quan NC&PT đã đưa lực lượng cán bộ KH&CN xuống hướng dẫn trực tiếp cho nông dân sử dụng những giống cây trồng, vật nuôi mới, những quy trình chăm sóc nuôi dưỡng mới có hiệu quả cao. Nhiều nhà khoa học tâm huyết với nông nghiệp đã tự nguyện đóng góp sức lực, trí tuệ của mình, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Nhiều chương trình, dự án cấp nhà nước, cấp ngành đã tập trung vào giải quyết, tháo gỡ những khó khăn nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, như: Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên cũng cũng phải thấy rằng những phương thức hiện có còn khá nhiều hạn chế. Việc áp dụng KH&CN nói chung và CNC nói riêng ở địa bàn nông thôn QuảngNgãi còn chưa được như mong muốn bởi hoạt động đưa tiến bộ KH&CN vào sản xuất nông nghiệp và nông thôn còn chậm, vai trò động lực và tiềm năng to lớn của KH&CN đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa được khai thác có hiệu quả . §ể khắc phục tình trạng này, ngoài tiếp tục đổi mới, hoàn thiện các phương thức đã có thì một biện pháp không thể thay thế là phát triển khu NNCNC của Tỉnh. Nhu cầu ứng dụng CNC vào nông nghiệp của QuảngNgãi rất lớn. Mục tiêu đề ra trong "§ịnh hướng phát triển KH&CN tỉnh QuảngNgãi đến năm 2010 và hướng đến 2015" cho thấy trong thời gian tới QuảngNgãi sẽ rất chú trọng phát triển và ứng dụng CNCtrong lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể là: - §ẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi KH&CN trong ngành nông lâm, ngư nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm nhằm phát huy có hiệu quả nguồn tài nguyên sinh học nhiệt đới, nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, phấn đấu để QuảngNgãi có trình độ phát triển kinh tế xã hội khá trongkhu vực. - §ẩy mạnh công nghệ sinh học phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp. Trongtrồng trọt: (1) ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất giống cây trồng mới có năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế cao cho phát triển nông, lâm nghiệp và cây dược liệu, nấm ăn, bao gồm: giống lai, giống vô tính; du nhập và tuyển chọn giống phù hợp với địa phương; (2) §ẩy mạnh việc áp dụng công nghệ nuôi cấy mô để nhân nhanh một số giống cây trồng có năng suất, chất lượng, kháng được bệnh như: mía, mì, hoa phong lan…; (3) §ẩy mạnh việc sản xuất hạt giống lúa lai F1 (tăng từ 30-35%), ngô lai (tăng 70-80%), nâng tỉ lệ sử dụng hạt lai lên 10% trong sản xuất lương thực; (4) ứng dụng công nghệ giâm hom trongviệc sản xuất giống cây gió bầu, keo lai, bạch đàn lai, phi lao một cách đại trà nhằm phục vụ cho việctrồng rừng nguyên liệu và tiếp nhận một số kỹ thuật giâm hom ở một số cây mới phục vụ cho chương trình trồng rừng. Dự kiến đến năm 2010 đạt 35 triệu cây giống; (5) ứng dụng công nghệ ghép cành trongviệc cải tạo vườn cây ăn quả và cây công nghiệp (điều, bưởi, chôm chôm…), với diện tích cải tạo là 5000 hecta; (6) Tuyển chọn và hìnhthành tập đoàn giống có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao (mía, mì, lúa…), phục vụ việc xây dựng vùng nguyên liệu hàng hóa cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu; (7) Hìnhthành vành đai sản xuất rau quả an toàn đảm bảo yêu cầu sạch và bền vững đáp ứng cho các khu công nghiệp và nhân dân trong tỉnh. Phấn đấu đến năm 2010 có khoảng 200-300 hec ta đất canh tác theo mô hình này; (8) Sản xuất phân bón sinh học. Trong chăn nuôi: (1) §ẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học về lai tạo giống để nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm; phối giống bò bằng tinh đông khô tạo ra đàn gia súc siêu thịt, siêu nạc có chất lượng cao. Nâng tỉ lệ đàn bò lai đạt 40% và chiếm tỉ trọng 34% trong cơ cấu GDP của ngành chăn nuôi vào năm 2010; (2) §ẩy mạnh việc ứng dụng các chế phẩm sinh học phục vụ xử lý môi trường, tiêm ngừa các loại vacxin phòng bệnh, hạn chế dịch bệnh cho gia súc và gia cầm; có biện pháp phòng tránh việc gây ra dịch trên địa bàn. Tổng số lượng gia súc, gia cầm được tiêm và cho uống thuốc phòng bệnh đạt 70-80%; (3) §ẩy mạnh việc nghiên cứu và ứng dụng các chế phẩm sinh học trongviệc phòng và trị bệnh trong chăn nuôi; (4) ứng dụng công nghệ vi sinh chế biến thức ăn gia súc, gia cầm. Mục tiêu và nhu cầu to lớn về phát triển và ứng dụng CNCtrong nông nghiệp đòi hỏi phải có những giải pháp tương thích. Xây dựng và phát huy vai trò của khu NNCNC là một trong những giải pháp phải tính đến. II.2. Đóng góp của Khu NNCNC vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh QuảngNgãi 1. Dịch chuyển cơ cấu kinh tế Khu NNCNC có thể đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của QuảngNgãi theo hướng hiện đại hoá, tăng tỷ lệ giá trị của các sản phẩm dựa trên CNC, cũng như tăng tỷ lệ của những sản phẩm nông sản đã qua chế biến. Thông qua thu hút FDI vào đầu tư trongtrong khu, khu NNCNC cũng đóng góp vào thay đổi cơ cấu của Tỉnh theo hướng tăng thành phần FDI trong nền kinh tế. 2. Thu hút công nghệ từ bên ngoài vào địa phương và lan toả công nghệ ra toàn tỉnh Kinh nghiệm thế giới cho thấy, khu NNCNC có thể đảm nhiệm đồng thời nhiều mục tiêu và liên kết các mục tiêu với nhau, bao gồm: nhập khẩu công nghệ; tiếp thu, cải tiến và chuyển giao công nghệ; nuôi dưỡng và sáng tạo công nghệ. Khu NNCNC là cửa ngõ nhập khẩu các CNC của các công ty hàng đầu có CNC của thế giới. Các công ty nước ngoài sẽ tiến hành chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp ngay trong khu, qúa trình chuyển giao được tiến hành ngay trongkhu vực sản xuất, sẽ giúp cho việc tiếp thu và sử dụng CNC có hiệu quả. Các CNC được chuyển giao hoặc nhập khẩu về khu NNCNC sẽ được các chuyên gia công nghệ tiếp thu và phát triển, tiếp theo sẽ chuyển giao ra các vùng khác ngoài Khu. Đặc biệt, chuyển giao công nghệ thông qua FDI vốn được coi là một kênh rất quan trọng. ở nước ta nói chung và QuảngNgãi nói riêng, kênh chuyển giao này còn rất hạn chế. Xét theo ngành, tỷ trọng vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn chiếm tỷ trọng nhỏ. Trong giai đoạn 1988 đến 2000, tỷ trọng vốn đầu tư vào công nghiệp là 53,1%, dịch vụ là 41,1%, trong khi đó nông, lâm nghiệp chỉ 5,8% tổng số vốn FDI, còn qui mô của các dự án cũng nhỏ hơn so với qui mô của các dự án trong các ngành khác. Về vốn thực hiện (lượng vốn thực sự đã được di chuyển vào trong các ngành) trong nông nghiệp chỉ bằng 1/5 tổng số vốn đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ và bằng 1/11 tổng số vốn đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp . Nhưng lực lượng lao động chủ yếu hiện nay của Việt Nam lại ở trongkhu vực nông nghiệp. Điều này cho thấy sự bất cân xứng giữa vị trí, vai trò của lĩnh vực nông nghiệp và yêu cầu khai thác các nguồn lực phát triển của khu vực này với tình hình thực hiện trên thực tế. Các số liệu trên còn cho thấy lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn chưa thu hút có hiệu quả vốn FDI. Về cơ chế khuyến khích hoạt động chuyển giao công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, thời gian qua Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách khá mạnh trongviệc thu hút vốn FDI và công nghệ hiện đại vào lĩnh vực này. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam qui định các dự án thuộc lĩnh vực nuôi trồng nông, lâm, thủy sản, ứng dụng công nghệ sinh học, chế biến nông sản, lâm sản (trừ gỗ), thủy sản từ nguồn nguyên liệu trong nước xuất khẩu 50% sản phẩm trở lên, sản xuất các loại giống mới có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao thuộc danh mục dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư và mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% lợi nhuận thu được. Ngoài ra, việc ưu đãi thuế cho các mặt hàng xuất khẩu, chính sách trang trại đã phát huy tác dụng, chính sách thuế nông nghiệp đã làm yên tâm người nông dân, chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đã giúp cho hàng triệu nông dân tiếp cận với công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ sinh học Mặc dù vậy tình hình chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn thông qua các hoạt động FDI chưa mạnh mẽ. Một trong những nguyên nhân cơ bản là thiếu những môi trường để các doanh nghiệp FDI phát huy tác dụng. Việchìnhthànhkhu NNCNC sẽ khắc phục điều này và tạo ra điều kiện để hẫn dẫn các nhà đầu tư nước ngoài mang công nghệ của họ vào Quảng Ngãi. Công nghệ được chuyển giao vào khu NNCNC sẽ có tác động đến sản xuất nói chung trên địa bàn QuảngNgãi ở nhiều mặt: - Như một hình mẫu để các nơi khác nhìn vào và học tập. - Thông qua làm chủ và địa phương hoá, các công nghệ mới sẽ được chuyển giao lan toả ra bên ngoài. - Những gì khu NNCNC có thể chuyển giao cho các vùng khác không chỉ là công nghệ mà còn là mô hình quản lý mới, cách thức lao động mới, . Đương nhiên, chuyển giao công nghệ từ khu NNCNC ra xung quanh sẽ thuận lợi và có nhiều ưu hơn rất nhiều so với chuyển giao từ bên ngoài vào tỉnh. Chuyển giao công nghệ từ khu NNCNC ra xung quanh thường được nhấn mạnh qua mô hình phát triển "Vùng học hỏi" (Learning zone) và phát triển theo "Chùm" (Cluster). Theo đó có sự lan toả khá hiệu quả giữa các đơn vị trên một vùng địa lý nhất định . Khu NNCNC sẽ là cầu nối, "cửa sổ" mở ra thu hút công nghệ từ bên ngoài về và lan toả ra các vùng của Quảng Ngãi. 3. Gắn kết nghiên cứu với sản xuất Gắn kết nghiên cứu với sản xuất vốn có rất nhiều ý nghĩa nhưng cũng là vấn đề nan giải đối với Quảng Ngãi. Điều này có thể giải quyết một phần thông qua khu NNCNC. Khu NNCNC sẽ là môi trường thuận lợi cho sự gắn kết này bởi những điều kiện thích hợp và bởi đó là một trong những chức năng và đặc điểm của khuCNC (phân biệt với các khu kinh tế tập trung khác). Gắn kết nghiên cứu và sản xuất trongkhu NNCNC trước hết được thực hiện thông qua việc tập hợp đội ngũ các nhà nghiên cứu trong Tỉnh lại và tạo môi trường thuận lợi cho họ phát huy khả năng. Hơn nữa, khu NNCNC còn có tác dụng thu hút các nhà khoa học từ bên ngoài về Quảng Ngãi. Thực tế cho thấy khá nhiều chủ trương thu hút các nhà khoa học về địa phương không đạt được mong muốn là do phía các nhà khoa học e ngại về điều kiện làm việctại địa phương. Trái lại, nếu khu NNCNC đảm bảo được những điều kiện để các nhà khoa học phát huy thì họ sẽ hăng hái về Tỉnh để hợp tác nghiên cứu. Điều này sẽ thực hiện được chủ trường nêu trong "Định hướng phát triển KH&CN tỉnh QuảngNgãi đến năm 2010 và hướng đến 2015" là "Khuyến khích phát huy năng lực đội ngũ cán bộ KH&CN, trí thức cao tuổi còn cống hiến, thu hút nhân lực KH&CN có trình độ cao, đặc biệt là người QuảngNgãi đang công tác trong và ngoài nước tham gia xây dựng quê hương; chú trọng sử dụng tốt cán bộ KH&CN tại chỗ. Thực hiện chế độ đãi ngộ tương xứng với cống hiến của các nhà khoa học; cải thiện phương tiện, trang bị làm việc cho cán bộ KH&CN. Phát triển các hình thức sinh hoạt giao lưu, trao đổi thông tin KH&CN, đặc biệt là hình thức câu lạc bộ KH&CN xây dựng quê hương của các Hội đồng hương QuảngNgãitrong và ngoài nước để tham gia thực hiện các nhiệm vụ KH&CN của tỉnh". Như vậy khu NNCNC thực sự là một trung tâm giao lưu và hợp tác về CNC thu hút nhiều nhà khoa học trong và ngoài Tỉnh vào giải quyết những vấn đề đang đặt ra. Gắn kết nghiên cứu và sản xuất, khu NNCNC sẽ tạo ra được những công nghệ thiết thực cho Tỉnh (bao gồm cả sáng tạo mới và cải tiến, địa phương hoá công nghệ nhập). Thông qua đó khu NNCNC sẽ trở thành trung tâm cung cấp CNC cho các địa phương trong Tỉnh góp phần thực hiện chủ trương đẩy mạnh ứng dụng [...]... của khuCNC bao gồm: phát triển trí lực, phát triển nhân lực (kỹ năng và huấn luyện công nghệ), phát triển nguồn tài lực3 Như vậy đào tạo nhân lực đã được coi là một trong những nhiệm vụ, ý nghĩa chính của khuCNC và khu NNCNC nói riêng Khu NNCNC có thể tham gia đào tạo nhân lực cho các vùng trong Tỉnh bằng nhiều cách khác nhau như: - Bằng hoạt động tập huấn, đào tạo của khu NNCNC; - Bằng tham quan tại. .. sản phẩm rộng lớn; Khu nông nghiệp CNC sẽ là hạt nhân và tạo nên hình ảnh mới để QuảngNgãi mở rộng hợp tác với các địa phương khác trong vùng và trong cả nước Phát triển khu nông nghiệp ứng dụng CNC đang diễn ra mạnh mẽ ở nhiều địa phương của nước ta Điều đó tạo nên những tác động vừa tích cực vừa tiêu cực đối với QuảngNgãi Mặt tích cực là xu hướng chung ảnh hưởng tới Quảng Ngãi, đòi hỏi Tỉnh tham.. .CNC nêu trong "Định hướng phát triển KH&CN tỉnh QuảngNgãi đến năm 2010 và hướng đến 2015" 5 Đào tạo nhân lực ở nước ta chức năng của khuCNC được thay đổi qua các thời kỳ Vào những năm 1980, người ta cho rằng chức năng duy nhất của khuCNC là phát triển nguồn trí lực Tiếp theo 2 chức năng được chú ý là phát triển nguồn trí lực và nguồn tài lực Đến cuối thập niên 1990, nhiều ý kiến đã thống... trong Tỉnh bằng nhiều cách khác nhau như: - Bằng hoạt động tập huấn, đào tạo của khu NNCNC; - Bằng tham quan tạikhu NNCNC; - Bằng sự học hỏi qua các kênh phi chính thức; - Bằng phát triển hệ thống tư vấn của khu NNCNC; - Bằng sự di chuyển lực lượng lao động có trình độ, qua đào tạo từ khu NNCNC ra bên ngoài - Bằng khả năng thu thập thông tin, kiến thức từ bên ngoài và truyền đi rộng rãi những thông tin,... một chủ trương có ý nghĩa thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH Mặt tiêu cực là có nguy cơ QuảngNgãi chạy theo phong trào mang tính hình thức mà không mang lại hiệu quả thiết thực cho Tỉnh Để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực, cần phải xác định rõ những vấn đề đặt ra đòi hỏi hìnhthànhkhu nông nghiệp ứng dụng CNC trên địa bàn tỉnh và cụ thể là phục vụ cho Khu kinh tế Dung... giao công nghệ nửa vời Khu NNCNC có thể góp phần thay đổi tình hình bằng cách giúp tiêu thụ nông sản của người nông dân ở cả ngoài hàng rào của Khu và thu nạp họ làm vệ 3 Xem thêm ở Tổng luận Khoa học - Công nghệ - Kinh tế, số 2-2001, trang 14 tinh Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được bởi khả năng tiếp thị thị trường của Khu nông nghiệp CNC và bởi cả uy tín/thương hiệu của Khu 7 Cơ sở để liên kết... đó 6 Góp phần tiêu thụ sản phẩm áp dụng công nghệ cao của nông nghiệp tỉnh Công nghệ mới giúp làm ra sản phẩm mới, giá trị kinh tế cao, khối lượng lớn đương nhiên đòi hỏi phương thức lưu thông mới phù hợp Nếu chú ýhìnhthành năng lực sản xuất mới mà để mặc nông dân tự xoay sở tiêu thụ sản phẩm thì sẽ đẩy họ đến hoạ khủng hoảng thừa cục bộ: làm ra không bán được, đầu tư lớn nhưng không có khả năng thu... khả năng tiếp thị thị trường của Khu nông nghiệp CNC và bởi cả uy tín/thương hiệu của Khu 7 Cơ sở để liên kết với các địa phương trong vùng và cả nước Tăng cường liên kết với các địa phương khác trong hoạt động kinh tế và hoạt động KH&CN có thể thực hiện bằng nhiều cách như ký kết các chương trình hợp tác, phối hợp tổ chức chợ thiết bị công nghệ, Tuy nhiên để liên kết có chất lượng thì cần có những . của khu NNCNC. I.2. Một số khuyến nghị về môi trường khi xây dựng dự án Khu Nông nghiệp công nghệ cao Quảng Ngãi Về tổng thể, việc phát triển Khu NNCNC Quảng. coi là một trong những nhiệm vụ, ý nghĩa chính của khu CNC và khu NNCNC nói riêng. Khu NNCNC có thể tham gia đào tạo nhân lực cho các vùng trong Tỉnh bằng