Tuần Tiết Phân môn : NAMCAO Ngày sọan Ngày dạy : A. Mục tiêu bài học : Giúp học sinh : - Hiểu được đặc điểm về con người , quan điểm nghệ thuật và tư tưởng cơ bản chi phối tác phẩm tiêu biểu của Nam, Cao. - Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của NamCao . B. Trọng tâm và phương pháp : 1. Trọng tâm : Quan điểm nghệ thuật , tư tưởng cơ bản 2. Phương pháp : .nêu vấn , trả lời câu hỏi , thảo luận diễn giảng . C. Chuẩn bò : 1. Công việc chính : * Giáo viên : Sách giáo khoa , sách giáo viên , bài soạn . * Học sinh : Đọc kỹ văn bản , soạn bài . 2. Nội dung tích hợp : Làm văn , tiếng Việt , đọc văn : Chí Phèo , Đời thừa . D. Tiến trình tổ chức dạy học: I. Ổn đònh lớp : II. Kiểm tra bài cũ : Ý nghóa nhan đề Đời thừa ? Chi tiết nào về nhân vật Hộ gây ấn tượng sâu sắc nhất với em ? III. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài mới . Phương pháp Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về cuộc đời con người của NamCao ? Học sinh đọc sách giáo khoa Trình bày những nét chính trong cuộc đời của nhà văn NamCao ? Con người của NamCao có những đẳc điểm gì? Em có suy nghó về con người của nhà văn ? HS trả lời . HS nhận xét . GV bổ sung chốt lại ý chính . I Cuộc đời : 1. Tác giả : - NamCao tên thật là Trần Hữu Tri ( 1917 - 1951 ) . - Sinh ra trong một gia đình nông thuộc làng Đại Hoàng , tổng Cao Đà , huyện Nam Sang , phủ Lý Nhân , tỉnh Hà Nam . - NamCao là người duy nhất được ăn học tử tế trong gia đình . - Học xong bậc thành chung , vô Sài gòn giúp việc cho một hiệu may -> bắt đầu sáng tác . - Vì ốm yếu , trở về quê , thất nghiệp, lên Hà Nội dạy học . - Sống bằng nghề viết văn ,làm gia sư - 1943 , tham gia Hội văn hóa cứu quốc , sau đó về quê , được bầu làm chủ tòch xã-> được điều động lên công tác tại Hội văn hóa cứu quốc ở Hà Nội. - 1946 , vào Nam trung Bộ kháng chiến , làm công tác tuyên truyền ở Hà Nam. - 1947,lên làm công tác tuyên truyền ở Việt Bắc ,kết nạp vào Đảng - 1950 , tham gia chiến dòch biên giới và hy sinh lúc tài năng đang phát triển . . Hoạt động 2: Tìm hiểu sự nghiệp văn học của NamCao . GV cho HS đọc Sgk . Trọng tâm Quan điểm nghệ thuật của NamCao gồm những nội dung gì ? GV cho HS thảo luận . Cử người trình bày . HS nhận xét . Gv bổ sung , mở rộng chốt lại ý chính . Tư tưởng cơ bản trong các sáng tác của NamCao là gì ? Thể hiện qua các đề tài chính như thế nào ? GVcho HS thảo luận . Cử người trình bày . HS nhận xét . GVbổ sung chốt lại ý chính . - Trước cách mạng tháng Tám là nhà văn hiện thực xuất sắc với tác phẩm Chí Phèo . - Sau cách mạng tháng Tám viết văn phục vụ cách mạng thành công với tác phẩm Đôi mắt . Trao tặng giải thưởng văn học nghệ thuật Hồ Chí Minh – 1966. 2. Con người NamCao - Bề ngoài vụng về ít nói lạnh lùng nhưng nội tâm luôn sôi sục căng thẳng vì những xung đột khác nhau : + Giữa íchkỷ và lòng nhân đạo . + Giữa hèn nhát và lòng dũng cảm . + Giữa giả dối và chân thực - Giàu ân tình sâu nặng , thiết tha đối với bà con nông dân ruột thòt ở quê hương nghèo, bò khinh miệt . - Suy tư bản thân , đồngloại, cuộc sống , thực tế-> triết lý sâu sắc . II. Sự nghiệp văn học : 1. Quan điểm nghệ thuật :- - Quan niệm về nghề văn : +Nghề văn : Cao quý , nhà văn phải có trách nhiệm , lương tâm , nhân cách đối với cuộc sống . + Viết văn tầm thường hình thức cẩu thả là bất lương , đê tiện . + Viết văn làmột hình thức lao động sáng tạo : Đòi hỏi sự sáng tạo trong văn chương : “ Văn chương không cần …….cái gì chưa có “ - Quan điểm văn học hiện thực chủ nghóa : + Trong truyện ngắn Trăng sáng : Chao ôi ! Nghệ thuật không cần phải là ánh trắng lừa dối … kiếp lầm than .”>< quan niệm hiện thực tác phẩm hay phải là tiếng đau khổ thoát ra từ kiếp lầm than chân thật cuộc sống trên tinh thần nhân đạochủ nghóa Trong truyện ngắn Đời thừa cho rằng một tác phẩm có giá trò nhân đạo là “ Nó phải chứa đựng …… người gần người hơn “ +Phải phân tích lý giải cuộc sống theo quy luật , hoàn cảnh quyết đònh tính cách con người . + Phải nhìn người bằng đôi mắt tình thương mới thấu hiểu được bản chất tốt đẹp của con người ( sau cách mạng tháng Tám nhìn nhân dân bằng con mắt cảm phục ) + Coi trọng vai trò của chủ thể sáng tác , suy tư của nhà văn về cuộc sống ,đề tài ,hẹp nhưng tư tưởng rộng . 2. Đề tài chính : a. Trước cách mạng tháng Tám : * Tư tưởng cơ bản chi phối : Hệ thống hình tượng nâhn vật tiêu biểu -> nỗi băn khoăn , đau đớn trước tình trạng con người bò huỷ họai về nhân phẩm do cuộc sống nghèo đói . Nhận xét của em về những nét đặc sắc nghệ thuật của NamCao ? GV cho HS thảo luận . Cử người trình bày . HS nhận xét . Gvbổ sung chốt lại ý chính Hoạt động 3: củng cố và luyện tập GV và HS chốt lại ý chính bài học : Quan điểm nghệ thuật , tư tưởng cơ bản . * Đề tài về người trí thức nghèo : Miêu tả bi kòch tinh thần của con người có ý thức sâu sắc về giá trò sự sống , khao khát sống có ý nghóa , có hoài bão , nhân cách , nhưng vì diều kiện nặng nề của đời sống cơm áo gạo tiền mà rơi vào tình trạng chết mòn sống mòn với tư cách là một con người . - Con người có tính tính nhân phẩm : + Có lý tưởng cao cả . + Có tình đồng loại , lòng nhân ái . + Có tri thức văn hoá . b. Đề tài về người nông dân : - NamCao hiểu và luôn quan tâm tới số phận cực khổ của người nông dân phát hiện sâu sắc : - Những người có số phận bò ức hiếp nhiều nhất : người nông dân bò đẩy vào con đường bế tắc , khốn cùng , xoáy sâu vào tình trạng bất công ở nông thôn . - Những người bò huỷ hoại về nhân tính, nhân hình : qua vẻ ngoài xấu xí , bò miệt thò phũ phàng , nhà văn lên án xã hội chà đạp nhân phẩm con người , bênh vực họ ngay trong khi họ bò nhục mạ một cách bất công độc ác -> đi sâu vào nội tâm để khẳng đònh bản chất tốt đẹp của họ ( Chí phèo ) -> Ở đề tài nông dân , NamCao có những khám phá mới mẻ , đạt tới giá trò phê phán và nhân đạo độc đáo hơn so với các nhà văn cùng thời . b. Sau cách mạng tháng Tám : - Sáng tác để phục vụ cách mạng , kháng chiến lên trên hết , nhìn người nông dân khác trước . ( Đôi mắt ) 3. Nghệ thuật : - Biệt tài miêu tả ,phân tích tâm lý , có khả năng đi sâu vào ngõ ngách tâm tư sâu kín với những diễn biến phức tạp.: + Tính cách điển hình trong hàon cảnh điển hình . + Đảo lộn trật tự thời gian , không gian . + Nhiều đoạn đối thoại , độc thoại , miêu tả nội tâm chân thật sinh động . - Tính triết lý sâu sắc : Căn cứ vào những tư tưởng và hình tượng cùng những mệnh đề triết lý rút ra từ thực tế . - Thay đổi giọng điệu : + Giọng điệu lạnh lùng nhưng ẩn chứa lòng nâhn đạo : y thò , gã hắn , lão + Giọng trữ tình : chao ôi , hỡi ôi . + Nhiều giọng khác : nghiêm nghò lẫn lạnh lùng và trữ tình . - Đóng góp ngôn ngữ văn xuôi -> truyện ngắn Việt Nam thể hiện đầy đủ tính hiện đại , đạt tới trình độ hòan thiện . III. Kết luận NamCao là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc đem lại nhiều cái mới nhất , có đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam 4. Dặn dò : Học bài , soạn bài Luyện tập phong cách ngôn ngữ báo chí . làm bài tập . 5. Rút kinh nghiệm : 6. Câu hỏi kiểm tra : . đời con người của Nam Cao ? Học sinh đọc sách giáo khoa Trình bày những nét chính trong cuộc đời của nhà văn Nam Cao ? Con người của Nam Cao có những đẳc. cơ bản chi phối tác phẩm tiêu biểu của Nam, Cao. - Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của Nam Cao . B. Trọng tâm và phương pháp : 1.