1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

airway bill

16 3K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

airway bill

GV : Ngô Thị Hải Xuân Nhóm 3 CHỨNG TỪ TRONG VẬN TẢI HÀNG KHÔNG I. CÁC CHỨNG TỪ THƯỜNG DÙNG TRONG VẬN TẢI HÀNG KHÔNG Tài liệu của tổ bay Tài liệu hành khách của chuyến bay Tài liệu bưu kiện-bưu phẩm, hàng hóa của chuyến bay – Vận đơn hàng không, Air Manifest – Thư chỉ dẫn của người gởi hàng – Phiếu đóng gói chi tiết, phiếu cân hàng – Hóa đơn thương mại – Tờ khai của người gửi hàng về hàng hóa nguy hiểm, giấy chứng nhận về súc vật sống, giấy chứng nhận về vũ khí đạn dược… II. CHỨNG TỪ DÙNG TRONG VẬN TẢI HÀNG HÓA HÀNG KHÔNG 1. Chứng từ lưu khoang ( Booking Note) a. Khái niệm: Là việc người gửi hàng lưu cước với hãng hàng không hoặc với người giao nhận, đã thuê chỗ đủ cho hàng mà mình có sẵn mà không thuê cả máy bay. Là chứng từ xác nhận việc đặt chỗ trên máy bay đã được chấp nhận. b. Chức năng: - Thể hiện sự ràng buộc quan hệ vận chuyển giữa người gửi hàng với hãng hàng không hoặc người giao nhận. - Dựa vào booking note để làm talon, tờ cân khi đóng hàng tại bãi TCS. - Đính kèm với các chứng từ khác phục vụ cho việc lập AWB - Là căn cứ nếu có xảy ra tranh chấp giữa người thuê vận chuyển và người vận chuyển. c. Nội dung: Tên người gửi, người nhận, bên thông báo, mô tả hàng hóa, loại hàng, trọng lượng số lượng, thể tích, tên sân bay đi, tên sân bay đến, cước phí và thanh toán .(Mẫu xem phụ lục). (xem mẫu booking note) d. Lưu ý: - Người gửi hàng phải điền đầy đủ thông tin vào Booking Note theo mẫu của hãng hàng không yêu cầu - Sau khi gửi booking nên gọi điện thoại để confirm airlines đã nhận được booking - Sau khi nhận được booking confirm kiểm tra các thông tin trên đó có chính xác chưa, đặc biệt lưu ý tới chi tiết chuyến bay, nơi đi và nơi đến, thời gian chuyến bay có đúng với lịch xếp hàng và giao hàng của mình chưa. - Tên Airport of Deaparture và Airport of Destination được viết theo bảng mã riêng, như của IATA hoặc ICAO nên cần cẩn thận trong việc tra mã. (Xem mẫu booking confirm) 2. Bản kê khai gửi hàng của người gửi hàng (Shipper’s Letter of Instruction for issued Airwaybill) a. Khái niệm: là việc người gửi hàng lưu cước với hãng hàng không hoặc với người giao nhận, đã thuê đủ chỗ đủ cho hàng mà mình có sẵn mà không thuê cả máy bay. Là chứng từ xác nhận việc đặt chỗ trên máy bay đã được chấp nhận. b. Chức năng: Cung cấp các thông tin chi tiết cần thiết về hàng hóa cho người vận chuyển c. Nội dung Tên và địa chỉ của người gửi hàng; Tên hàng; Ký mã hiệu của hàng; Số kiện hàng; Trọng lượng toàn bộ;Trọng lượng tịnh; Kích thước của hàng hoá; mô tả hàng hoá; Chữ ký của người lập. d. Lưu ý: - Thể hiện các đầy đủ và chính xác các nội dung mà mình muốn người vận chuyển viết lên Bill, dựa vào tờ cân, booking note và các chứng từ khác có liên quan. - Chứng từ thay thế là 1 GV : Ngô Thị Hải Xuân Nhóm 3 3. Phiếu cân hàng (Shipper Instructions of Despatch): a. Khái niệm: là chứng từ được lập khi tiến hành kiểm tra và cân hàng tại sân bay. Mục đích là kiểm tra thực tế lô hàng có đúng với khai báo hay không và xác định trọng lượng tính cước chuyên chở. b. Chức năng: - Là cơ sở tính cước vận chuyển - Là cơ sở lập chi tiết AWB - Đảm bảo hàng đã qua kiểm tra, đủ điều kiện xuất khẩu. c. Nội dung: Shipper, Consignee, Notify party, G.W, Meas, Chargeable weight, Handling information, Label, time/date/place… - Phiếu cân được lập thành 4 bản với 4 màu khác nhau gồm phiếu cân màu trắng, xanh, vàng và màu hồng. d. Lưu ý: - Đối với những loại hàng hóa đặc biệt người gửi hàng phải kê khai chi tiết đặc diểm hàng hóa, cách đóng gói bảo quản theo mẫu riêng. • Tờ khai của người gửi hàng về hàng nguy hiểm (Shipper’s Declaration for Dangerous Goods). (xem file tờ khai) Vũ khí, đạn dược và chất nổ: Bao gồm bất cứ loại hàng trong danh mục hàng loại 1 theo quy định hàng nguy hiểm như pháo hoa, thuốc nổ dùng trong công nghiệp phải có giấy phép của Bộ Công An. + Thuốc gây mê và các chất gây nghiện: Có giấy phép xuất khẩu của Bộ Y tế + Xác người: Cần các loại giấy: Giấy chứng tử, giấy chứng nhận niêm phong kẹp chì quan tài. giấy chứng nhận của Đại sứ quán. + Hàng phóng xạ: Phải có thông báo trước 48 tiếng và có giấy phép nhập khẩu của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Liên lạc: ĐT 04-8248199 Fax: 8220298 để biết thêm chi • Giấy chứng nhận về súc vật sống ( Shipper’s Certification for Live animals) Động vật sống: Tất cả các loại động vật xuất khẩu, phải có giấy phép xuất khẩu, giấy chứng nhận sức khỏe và giấy phép nhập khẩu. Cây trồng và các sản phẩm cây trồng: Yêu cầu phải có giấy kiểm dịch thực vật. • Giấy chứng nhận về vũ khí đạn dược - Dán talon vào tờ cân, điền đầy đủ thông tin cần thiết để đón được hàng vào, nhớ kẹp một booking vào tờ cân vàng - Chú ý kỹ địa chỉ của Consignee trên tờ cân phải ghi chính xác. - Phiếu cân hàng chỉ hoàn thành khi nhân viên TCS đã xác định khối lượng Gross Weight của lô hàng, kí vào tờ cân và giữ lại tờ cân vàng có kẹp booking - Tờ cân trắng kẹp với booking lên airline để đánh bill - Tờ cân màu xanh dùng để khai hải quan 4. Bản lược khai hàng hóa- Cago Manifest (MNF): a. Khái niệm: Là bản liệt kê tóm tắt tất cả các lô hàng hóa chở trên máy bay, do người vận tải lập ra. Có hai loại manifest: - Manifest chính do hãng hàng không lập (Master AirManifest) - Manifest của FORWARDER (House AirManifest) b. Chức năng: - Manifest là chứng từ cung cấp các số liệu về hàng hóa mà người vận tải phải xuất trình hoặc nộp cho cơ quan Hải quan để phục vụ cho mục đích kiểm tra, giám sát hải quan 2 GV : Ngô Thị Hải Xuân Nhóm 3 - Làm cơ sở để cơ quan hải quan thực hiện thủ tục thông quan trước cho hàng hoá trước khi máy bay hạ cánh, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp, nâng cao tần suất hoạt động và giảm sự ách tắc hàng hóa của cảng bay. - Giúp các hãng hàng không và đại lý của họ chủ động trong việc bốc dỡ hàng hóa c. Nội dung của Manifest: - Số Master AWB, House AWB, số chuyến bay - Sân bay khởi hành, sân bay đến - Tên, địa chỉ đại lý hãng hàng không - Tên, địa chỉ người gửi hàng, người nhận hàng - Thông tin về hàng hóa: số lượng, gross weight, charge weight, mô tả hàng hóa d. Lưu ý khi sử dụng: - Được lập sau khi xếp hàng - Vì đại lý sẽ dựa vào thông tin trên manifest để kiểm tra thông tin hàng hóa, nên thông tin trên manifest yêu cầu phải chính xác, đúng với thực tế hàng hóa. 5. Vận đơn hàng không – AirWayBill a. Khái niệm: Vận đơn hàng không (Airwaybill-AWB) là chứng từ vận chuyển hàng hoá , là bằng chứng của việc ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng máy bay, và bằng chứng việc đã tiếp nhận hàng hoá để vận chuyển ( Luật Hàng Không dân dụng Việt Nam năm 2005). b. Chức năng - AirWaybill + Hợp đồng chuyên chở + Bằng chứng việc nhận hàng + Hóa đơn cước phí + Giấy chứng nhận bảo hiểm + Giấy hải quan + Là hướng dẫn đối với nhân viên hàng không. c. Phân loại: - Căn cứ vào người phát hành, vận đơn được chia làm hai loại: + Vận đơn của hãng hàng không (Airline airway bill):Vận đơn này do hãng hàng không phát hành, trên vận đơn có ghi biểu tượng và mã nhận dạng của người chuyên chở ( issuing carrier indentification). + Vận đơn trung lập (Neutral airway bill): Loại vận đơn này do người khác chứ không phải do người chuyên chở phát hành hành, trên vận đơn không có biểu tượng và mã nhận dạng của người chuyên chở. Vận đơn này thường do đại lý của người chuyên chở hay người giao nhận phát hành. - Căn cứ vào việc gom hàng, vận đơn được chia làm hai loại: + Vận đơn chủ (Master Airway bill-MAWB): Là vận đơn do người chuyên chở hàng không cấp cho người gom hàng có vận đơn nhận hàng ở sân bay đích. Vận đơn này dùng điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở hàng không và người gom hàng và làm chứng từ giao nhận hàng giữa người chuyên chở và người gom hàng. + Vận đơn của người gom hàng (House airway bill-HAWB): Là vận đơn do người gom hàng cấp cho các chủ hàng lẻ khi nhận hàng từ họ để các chủ hàng lẻ có vận đơn đi nhận hàng ở nơi đến. Vận đơn này dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa người gom hàng và các chủ hàng lẻ và dùng để nhận hàng hoá giữa người gom hàng với các chủ hàng lẻ. d. Nội dung của vận đơn hàng không: Vận đơn hàng không được in theo mẫu tiêu chuẩn của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA (IATA standard form). Một bộ vận đơn bao gồm nhiều bản, trong đó bao gồm 3 bản gốc (các bản chính) và các bản phụ. 3 GV : Ngô Thị Hải Xuân Nhóm 3 Mỗi bản vận đơn bao gồm 2 mặt, nội dung của mặt trước của các mặt vận đơn giống hệt nhau. Mặt sau của bản vận đơn khác nhau, ở những bản phụ mặt sau để trống, ở các bản gốc là các quy định có liên quan đến vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không. - Nội dung mặt trước vận đơn: Mặt trước của vận đơn bao gồm các cột mục để trống để người lập vận đơn điền những thông tin cần thiết khi lập vận đơn. Theo mẫu tiêu chuẩn của IATA, những cột mục đó là: • Số vận đơn (AWB number) • Sân bay xuất phát (Airport of departure) • Tên và địa chỉ của người phát hành vận đơn (issuing carrier s name and address)  • Tham chiếu tới các bản gốc (Reference to originals) • Tham chiếu tới các điều kiện của hợp đồng (Reference to conditions of contract) • Người chủ hàng (Shipper) • Người nhận hàng (Consignee) • Ðại lý của người chuyên chở (Issuing carrier’s agent) • Tuyến đường (Routine) • Thông tin thanh toán (Accounting information) • Tiền tệ (Currency) • Mã thanh toán cước (Charges codes) • Cước phí và chi phí (Charges) • Giá trị kê khai vận chuyển (Declare value for carriage) • Giá trị khai báo hải quan (Declare value for customs) • Số tiền bảo hiểm (Amount of insurance) • Thông tin làm hàng (Handing information) • Số kiện (Number of pieces) • Các chi phí khác (Other charges) • Cước và chi phí trả trước (Prepaid) • Cước và chi phí trả sau (Collect) • Ô ký xác nhận của người gửi hàng (Shipper of certification box) • Ô dành cho người chuyên chở (Carrier of excution box) • Ô chỉ dành cho người chuyên chở ở nơi đến (For carrier of use only at destination) • Cước trả sau bằng đồng tiền ở nơi đến, chỉ dùng cho người chuyên chở (Collect charges in destination currency, for carrier of use only). - Nội dung mặt sau vận đơn (theo mẫu của IATA) Trong bộ vận đơn gồm nhiều bản, chỉ có ba bản gốc và một số bản copy có những quy định về vận chuyển ở mặt sau. Mặt hai của vận đơn hàng không bao gồm hai nội dung chính: • Thông báo liên quan đến trách nhiệm của người chuyên chở Tại mục này, người chuyên chở thông báo số tiền lớn nhất mà họ phải bồi thường trong trường hợp hàng hoá bị tổn thất trong quá trình chuyên chở, tức là thông báo giới hạn trách nhiệm của mình. Giới han trách nhiệm của người chuyên chở được quy định ở đây là giới hạn được quy định trong các công ước, quy tắc quốc tế hoặc luật quốc gia về hàng không dân dụng. • Các điều kiện hợp đồng: Nội dung này bao gồm nhiều điều khoản khác nhau liên quan đến vận chuyển lô hàng được ghi ở mặt trước. Các nội dung đó thường là: o Các định nghĩa, như định nghĩa về người chuyên chở, định nghĩa về công ước Vac-sa-va 1929, định nghĩa về vận chuyển, điểm dừng thoả thuận . Quy định cụ thể trong điều khoản 1, nêu rõ các định nghĩa về người chuyên chở, về quyền rút vốn đặc biệt, và định nghĩa về các công ước được áp dụng. 4 GV : Ngô Thị Hải Xuân Nhóm 3 Quy định điểm dừng thỏa thuận trong điều khoản 3, 8 người vận chuyển có thể thay đổi nếu cần thiết, điểm dừng đã thỏa thuận là những điểm ngoại trừ điểm đầu và điểm cuối, được thể hiện trên vận đơn hàng không hoặc trong lịch bay như là những điểm dừng theo lịch trình đã định. Như vậy người chuyên chở có quyền thay đổi trạm dừng khi chưa thỏa thuận trước nhưng việc thay đổi đó phải đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu tới hàng hóa cũng như thời gian giao hàng. Trong trường hợp xảy ra rủi ro do việc thay đổi trạm dừng của người chuyên chở gây ra thì công ty Bảo Hiểm có trách nhiệm bồi thường khi và chỉ khi việc thay đổi trạm dừng phải được thông báo trước cho công ty Bảo Hiểm biết. Nếu không công ty Bảo hiểm sẽ không chịu bồi thường và toàn bộ tổn thất và rủi ro sẽ do chủ hàng chịu. o Quyền của người chuyên chở hàng không Người chuyên chở có quyền từ chối vận chuyển nếu hàng hóa đó nguy hiểm hoặc không đáp ứng được các quy định của hãng bay… Quyền thay đổi các điều khoản trong hợp đồng vận chuyển, quy định tại điều 12,mà bất kì nhân viên, đại lý, người đại diện không được phép thay đổi. Điều 9, người vận chuyển được quyền sử dụng người vận chuyển hoặc máy bay thay thế hoặc có thể sử dụng phương tiện khác mà không cần phải thông báo trước nhưng phải lưu ý đầy đủ đến lợi ích của người gửi hàng. o Cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở hàng không o Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở hàng không Theo điều khoản 8 tại mặt sau của vận đơn quy định người vận chuyển cam kết hoàn thành việc vận chuyển một cách hợp lý. Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở khi xảy ra mất mát, hư hại hay chậm trễ được quy định cụ thể trong điều 7. Ngoài ra theo điều 8, bất kì một sự loại trừ hoặc giới hạn trách nhiệm áp dụng cho người vận chuyển thì cũng sẽ áp dụng cho các đại lý, nhân viên đại diện của người chuyên chở và bất kì ai mà tàu bay hoặc trang thiết bị của họ được người vận chuyển để vận chuyển, nhân viên đại diện của họ o Cước phí của hàng hoá chuyên chở o Trọng lượng tính cước của hàng hoá chuyên chở o Thời hạn thông báo tổn thất Quy định tại điều khoản 10, thời hạn gửi khiếu nại bằng văn bản tới người vận chuyển: - Không muộn hơn 14 ngày kể từ ngày nhận hàng trong trường hợp hàng hóa bị hư hại ngay sau khi phát hiện hư hại - Trong vòng 21 ngày tính từ ngày hàng hóa được đặt dưới sự định đoạt của người có quyền nhận hàng, trong trường hợp hàng hóa chậm trễ. Trong vòng 120 ngày kể từ ngày xuất vận đơn hàng không hoặc nếu chưa xuất vận đơn hàng không , trong vòng 120 ngày kể từ ngày nhận hàng để vận chuyển của người vận chuyển trong trường hợp hàng hóa không được giao o Thời hạn khiếu nại người chuyên chở Quy định cụ thể trong điều 10.4 mặt sau vận đơn hàng không quyền khiếu kiện người vận chuyển về hư hại của hàng hóa chỉ có hiệu lực trong vòng 2 năm kể từ ngày hàng đến điểm đến cuối cùng hoặc kể từ ngày mà tàu bay đáng lẽ phải đến điểm đến hoặc kể từ ngày việc vận chuyển kết thúc. - Nghĩa vụ và quyền lợi của người thuê chuyên chở. + Nghĩa vụ của người gửi hàng, người thuê chuyên chở là phải đảm bảo thanh toán tất cả các khoản cước phí vận chuyển phù hợp với bảng giá, điều kiện vận chuyển của người vận chuyển và những quy định liên quan luật áp dụng quy định tại điều khoản 5.1 + Quyền yêu cầu đền bù thiệt hại và khiếu nại khi xảy ra rủi ro , tổn thất mất mát hoặc chậm trễ giao hàng. + Ủy quyền cho người chuyên chở lựa chọn điểm dừng + Khi không có phần nào của lô hàng được giao, khiếu nại liên quan đến lô hàng đó có thể được chấp nhận cho dù cước phí vận tải của lô hàng đó chưa được thanh toán. + Trường hợp hàng hóa đặc biệt (nguy hiểm, dễ cháy nổ …) người thuê chuyên chở phải thông báo cho người vận chuyển. 5 GV : Ngô Thị Hải Xuân Nhóm 3 e. Lưu ý: - Lưu ý căn cứ tính cước mà hãng hàng không đang sử dụng, hệ số quy đổi từ thế tích sang trong lượng theo thể tích Volume Weight theo IATA chia cho hệ số là 6,000 cm3 nhưng một số hãng hàng không lại chia cho 5,000 cm3 - Kiểm tra các nội dung thể hiện trên AWB khớp với các chứng từ khác hay không - Cẩn thận trong việc tra mã cảng hàng không nơi đi và nơi đến cho đúng với bảng mã của IATA hoăc IACO, để tránh việc hàng hóa đến nhầm cảng. - Chú ý nội dung mặt sau của vận đơn, vì mỗi hãng hàng không quy định những điều khoản trong mặt sau của vận đơn là khác nhau. Nó quy định trách nhiệm của người chuyên chở, trách nhiệm trong việc bồi thường tổn thất thiệt hại do rủi ro trong quá trình vận chuyển gây ra, mức được bồi thường, thời gian thông báo tổn thất hoặc thời hạn khiếu nại…liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của Shipper. - Vận đơn hàng không không có chức năng giao dịch và sở hữu hàng hoá. Nguyên nhân của điều này là do tốc độ vận tải hàng không rất cao, hành trình của máy bay thường kết thúc và hàng hoá được giao ngay ở nơi đến. Trong khi, những người tham gia vận chuyển hàng hoá phải cần một khoảng thời gian dài mới có thể gửi chứng từ hàng không từ người xuất khẩu qua ngân hàng của họ tới ngân hàng của người xuất khẩu để rồi ngân hàng của người nhập khẩu gửi cho người nhập khẩu. - Bên cạnh những điều trên, Vận đơn hàng không còn có thể do hãng hàng không phát hành, cũng có thể do người khác không phải do hãng hàng không ban hành. 6. Thông báo hàng đến- Notice Of Arrival: a. Định nghĩa: Thông báo hàng đến là chứng từ vận tải do người chuyên chở hoặc đại diện người chuyên chở cấp phát cho người nhận hàng để thông báo về lô hàng dự kiến đến, những thông tin liên quan đến hàng hóa và các loại phí (nếu có) để lấy lệnh giao hàng. b. Chức năng: Giúp người nhận hàng biết thông tin hàng về để chuẩn bị các công đoạn cần thiết để đi nhận hàng như các phí phải thanh toán, các chứng từ phải xuất trình. c. Nội dung: - Tên người nhận hàng - Nơi đi, nơi đến - Hãng chuyên chở, chuyến bay, số vận đơn - Ngày đến - Số kiện hàng - Chi tiết hàng hóa, trọng lượng, thể tích - Các phí phải nộp và các chứng từ phải xuất trình (nếu có) để lấy lệnh giao hàng d. Lưu ý khi sử dụng: - Khi nhận được thông báo hàng đến, phải kiểm tra các thông tin về hàng hóa đã chính xác hay chưa, vì thông tin trên thông báo hàng đến thường giống với thông tin trên Airway Bill, nếu thông tin không chính xác sẽ gặp rắc rối khi nhận hàng. - Kiểm tra các phí được yêu cầu thanh toán và các chứng từ được yêu cầu xuất trình có bất hợp lí hay không. 7. Lệnh giao hàng- Delivery Order: a. Định nghĩa: Lệnh giao hàng là chứng từ mà người chuyên chở hoặc đại diện người chuyên chở ký cấp cho chủ hàng để làm bằng chứng đến nhận hàng tại kho hàng ở sân bay. Khi đến lấy lệnh giao hàng, phải xuất trình giấy giới thiệu và chứng minh nhân dân của người được giới thiệu cho đại lí vận tải. 6 GV : Ngô Thị Hải Xuân Nhóm 3 b. Chức năng: Lệnh giao hàng là bằng chứng nhận hàng tại kho hàng ở sân bay. c. Nội dung: - Gửi Hải quan sân bay nào, ở đâu? - Tên đại lý giao nhận, tên công ty được ủy quyền nhận hàng - Tên chuyến bay, ngày đến - Vận đơn chính, vận đơn phụ - Số kiện, tên hàng d. Lưu ý khi sử dụng: Khi nhận lệnh giao hàng, người nhận lệnh phải kiểm tra cẩn thận các thông tin: - Hải quan cảng đến - Tên, địa chỉ người nhận hàng - Thông tin về hàng hóa ( tên hàng, số kiện, trọng lương, thể tích) - Chuyến bay, số vận đơn - Một bộ lệnh, hãng vận tải thường phát hành 3 bản có đóng dấu, kí tên, 1 House AWB gốc và 1 Master AWB copy có đóng dấu của đại lý. - Trên lệnh có thể không ghi “ Delivery Order” mà ghi là “ Giấy ủy quyền” 7 GV : Ngô Thị Hải Xuân Nhóm 3 3.5 MẪU GIẤY HƯỚNG DẪN GỬI HÀNG ĐÃ ĐIỀN ĐẦY ĐỦ THÔNG TIN VÀ DÁN TALON (SAU KHI HOÀN THÀNH THỦ TỤC GỬI HÀNG): 4. Bản lược khai hàng hóa- Cago Manifest (MNF) BLUE SEA TRANSPORTATION TRADING CO., LTD 11 Phu Giao Str., Ward 14, Dist. 5, Hochiminh City,Vietnam Tel: 848-6293 24 26 Fax: 848-6293 2420 Email: sales@bsttvn.com, marvin@bsttvn.com; operation@bsttvn.com NO.BSTT-AE101431 DATE: 26 OCT, 2011. CONSOLIDATED CARGO MANIFEST MASTER AWB NO.: 999 1509 5780 FLIGHT NO: CA 904 – 26 OCT AIRPORT OF DEPT: HOCHIMINH CITY, VIETNAM . AIRPORT OF DEST: SHENZHEN, CHINA AGENT: Y&H CARGO RM701,JIA LIAN HUA MING ZUO ,NO.586,JIANGUO ROAD, HANGZHOU,CHINA TEL: 0086 571 56859549 FAX: 0086 571 85779019 SHIPPER: BRISKHEAT VIETNAM COMPANY LIMITED Plot 240, Road 12, Amata industrial park, Long Binh Ward. Bien Hoa City - Vietnam CONSIGNEE: Shenzhen China Star Optoelectronics Technology Co., Ltd. 9-2,Tangming Road,Guangming District, Shenzhen, Guangdong, P.R.China, 518132 TOTAL: 12 CARTONS GROSS WEIGHT: 558.00 KGS CHARGE WEIGHT : 586.00 KGS 5. Airwaybill - Mặt trước: HAWB NO. QUANTITY NATURE OF GOODS G.W KGS DEST REMARKS BSTT-AE 101431 12 CARTONS AS ATTACHED 558.00 KGS SZX 8 GV : Ngô Thị Hải Xuân Nhóm 3 - Mặt sau mẫu IATA: RESOLUTION 600b ∗ AIR WAYBILL – CONDITIONS OF CONTRACT CSC(32) 600b Expiry: Indefinite Type: B RESOLVED that: The following Conditions of Contract and Notices be included on an Air Waybill 1 . I. NOTICE APPEARING ON THE FACE OF THE AIR WAYBILL It is agreed that the goods described herein are accepted in apparent good order and condition (except as noted) for carriage SUBJECT TO THE CONDITIONS OF CONTRACT ON THE REVERSE HEREOF. ALL GOODS MAY BE CARRIED BY ANY OTHER MEANS INCLUDING ROAD OR ANY OTHER CARRIER UNLESS SPECIFIC CONTRARY INSTRUCTIONS ARE GIVEN HEREON BY THE SHIPPER, AND SHIPPER AGREES THAT THE SHIPMENT MAY BE CARRIED VIA INTERMEDIATE STOPPING PLACES WHICH THE CARRIER DEEMS APPROPRIATE. THE SHIPPER’S ATTENTION IS DRAWN TO THE NOTICE CONCERNING CARRIER’S LIMITATION OF LIABILITY. Shipper may increase such limitation of liability by declaring a higher value for carriage and paying a supplemental charge if required. II. CONDITIONS OF CONTRACT ON REVERSE SIDE OF THE AIR WAYBILL NOTICE CONCERNING CARRIER’S LIMITATION OF LIABILITY If the carriage involves an ultimate destination or stop in a country other than the country of departure, the Montreal Convention or the Warsaw Convention may be applicable to the liability of the Carrier in respect of loss of, damage or delay to cargo. Carrier's limitation of liability in accordance with those Conventions shall be as set forth in subparagraph 4 unless a higher value is declared. CONDITIONS OF CONTRACT 1. In this contract and the Notices appearing hereon: CARRIER includes the air carrier issuing this air waybill and all carriers that carry or undertake to carry the cargo or perform any other services related to such carriage. SPECIAL DRAWING RIGHT (SDR) is a Special Drawing Right as defined by the International Monetary Fund. WARSAW CONVENTION means whichever of the following instruments is applicable to the contract of carriage: the Convention for the Unification of Certain Rules Relating to International Carriage by Air, signed at Warsaw, 12 October 1929; that Convention as amended at The Hague on 28 September 1955; that Convention as amended at The Hague 1955 and by Montreal Protocol No. 1, 2, or 4 (1975) as the case may be. MONTREAL CONVENTION means the Convention for the Unification of Certain Rules for International Carriage by Air, done at Montreal on 28 May 1999. 2./2.1 Carriage is subject to the rules relating to liability established by the Warsaw Convention or the Montreal Convention unless such carriage is not “international carriage” as defined by the applicable Conventions. 2.2 To the extent not in conflict with the foregoing, carriage and other related services performed by each Carrier are subject to: 2.2.1 applicable laws and government regulations; 2.2.2 provisions contained in the air waybill, Carrier’s conditions of carriage and related rules, regulations, and timetables (but not the times of departure and arrival stated therein) and applicable tariffs of such Carrier, which are made part hereof, and which may be inspected at any airports or other cargo sales offices from which it operates regular services. When carriage is  This Resolution is in the hands of all IATA Cargo Agents. 1 In order to ensure consistency with any future changes in liability limits for loss of, damage, or delay to cargo under Article 24 of the Montreal Convention, the IATA Secretariat is authorized to conform the provisions of this Resolution 600b (and any other affected Cargo Services Conference Resolutions or Recommended Practices) to such changes without further Conference action. Conforming changes shall take effect on the date specified in written notice to Members by the IATA Secretariat which shall include a copy of the revised Resolution. 9 GV : Ngô Thị Hải Xuân Nhóm 3 to/from the USA, the shipper and the consignee are entitled, upon request, to receive a free copy of the Carrier’s conditions of carriage. The Carrier’s conditions of carriage include, but are not limited to: 2.2.2.1 limits on the Carrier’s liability for loss, damage or delay of goods, including fragile or perishable goods; 2.2.2.2 claims restrictions, including time periods within which shippers or consignees must file a claim or bring an action against the Carrier for its acts or omissions, or those of its agents; 2.2.2.3 rights, if any, of the Carrier to change the terms of the contract; 2.2.2.4 rules about Carrier’s right to refuse to carry; 2.2.2.5 rights of the Carrier and limitations concerning delay or failure to perform service, including schedule changes, substitution of alternate Carrier or aircraft and rerouting. 3. The agreed stopping places (which may be altered by Carrier in case of necessity) are those places, except the place of departure and place of destination, set forth on the face hereof or shown in Carrier’s timetables as scheduled stopping places for the route. Carriage to be performed hereunder by several successive Carriers is regarded as a single operation. 4. For carriage to which the Montreal Convention does not apply, Carrier’s liability limitation for cargo lost, damaged or delayed shall be 19 SDRs per kilogram unless a greater per kilogram monetary limit is provided in any applicable Convention or in Carrier’s tariffs or general conditions of carriage. 5./5.1 Except when the Carrier has extended credit to the consignee without the written consent of the shipper, the shipper guarantees payment of all charges for the carriage due in accordance with Carrier’s tariff, conditions of carriage and related regulations, applicable laws (including national laws implementing the Warsaw Convention and the Montreal Convention), government regulations, orders and requirements. 5.2 When no part of the consignment is delivered, a claim with respect to such consignment will be considered even though transportation charges thereon are unpaid. 6./6.1 For cargo accepted for carriage, the Warsaw Convention and the Montreal Convention permit shipper to increase the limitation of liability by declaring a higher value for carriage and paying a supplemental charge if required. 6.2 In carriage to which neither the Warsaw Convention nor the Montreal Convention applies Carrier shall, in accordance with the procedures set forth in its general conditions of carriage and applicable tariffs, permit shipper to increase the limitation of liability by declaring a higher value for carriage and paying a supplemental charge if so required. 7./7.1 In cases of loss of, damage or delay to part of the cargo, the weight to be taken into account in determining Carrier’s limit of liability shall be only the weight of the package or packages concerned. 7.2 Notwithstanding any other provisions, for “foreign air transportation” as defined by the U.S. Transportation Code: 7.2.1 in the case of loss of, damage or delay to a shipment, the weight to be used in determining Carrier’s limit of liability shall be the weight which is used to determine the charge for carriage of such shipment; and 7.2.2 in the case of loss of, damage or delay to a part of a shipment, the shipment weight in 7.2.1 shall be prorated to the packages covered by the same air waybill whose value is affected by the loss, damage or delay. The weight applicable in the case of loss or damage to one or more articles in a package shall be the weight of the entire package. 8. Any exclusion or limitation of liability applicable to Carrier shall apply to Carrier’s agents, employees, and representatives and to any person whose aircraft or equipment is used by Carrier for carriage and such person’s agents, employees and representatives. 9. Carrier undertakes to complete the carriage with reasonable dispatch. Where permitted by applicable laws, tariffs and government regulations, Carrier may use alternative carriers, aircraft or modes of transport without notice but with due regard to the interests of the shipper. Carrier is authorized by the shipper to select the routing and all intermediate stopping places that it deems appropriate or to change or deviate from the routing shown on the face hereof. 10. Receipt by the person entitled to delivery of the cargo without complaint shall be prima facie evidence that the cargo has been delivered in good condition and in accordance with the contract of carriage. 10.1 In the case of loss of, damage or delay to cargo a written complaint must be made to Carrier by the person entitled to delivery. Such complaint must be made: 10.1.1 in the case of damage to the cargo, immediately after discovery of the damage and at the latest within 14 days from the date of receipt of the cargo; 10.1.2 in the case of delay, within 21 days from the date on which the cargo was placed at the disposal of the person entitled to delivery. 10.1.3 in the case of non-delivery of the cargo, within 120 days from the date of issue of the air waybill, or if an air waybill has not been issued, within 120 days from the date of receipt of the cargo for transportation by the Carrier. 10 . đúng với thực tế hàng hóa. 5. Vận đơn hàng không – AirWayBill a. Khái niệm: Vận đơn hàng không (Airwaybill-AWB) là chứng từ vận chuyển hàng hoá , là bằng. gửi hàng của người gửi hàng (Shipper’s Letter of Instruction for issued Airwaybill) a. Khái niệm: là việc người gửi hàng lưu cước với hãng hàng không hoặc

Ngày đăng: 27/06/2013, 22:40

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w