1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

ĐỀ: TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ VOIP VÀ MÔ PHỎNG GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN EIGRP

54 851 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 1,73 MB

Nội dung

TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ VOIP VÀ MÔ PHỎNG GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN EIGRP

Trang 1

TP HỒ CHÍ MINH KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

SVTH: 1 LÊ ĐỨC TÀI

MSSV:

2114230047

2 HUỲNH THANH PHƯƠNG

Trang 2

TP HỒ CHÍ MINH - THÁNG 12 NĂM 2016

Trang 3

Trong quá trình hoàn thành báo cáo nhóm em đã gặp không ítkhó khăn vì lượng kiến thức liên quan rất sâu rộng, nhưng được

sự giúp đỡ, hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Mai Lan nhóm em đã

hoàn thành báo cáo Đồ án đúng thời gian quy định

Nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Nguyễn Thị Mai

Lan cùng các thầy cô trong khoa Điện – Điện tử đã giúp đỡ nhóm

em hoàn thành báo cáo này

Trong quá trình hoàn thành báo cáo sẽ không tránh khỏi nhữngthiếu sót Nhóm em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy

cô cùng các bạn sinh viên để báo cáo được hoàn chỉnh hơn Xinchân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Lê Đức TàiHuỳnh Thanh Phương

Trang 4

Sự phát triển của Internet cũng đồng nghĩa với việc tăng trưởngvề quy mô và công nghệ nhiều loại mạng LAN, WAN … Và đặcbiệt là lưu lượng thông tin trên mạng tăng đáng kể Chính điều

đó đã làm cho vấn đề chia sẻ thông tin trên mạng hay là vấn đềđịnh tuyến trở nên quan trọng hơn bao giờ hết

Trong việc thiết kế mạng và lựa chọn giao thức định tuyến saocho phù hợp với chi phí, tài nguyên của tổ chức là đặc biệt quantrọng Internet phát triển càng mạnh, lượng người truy nhậpcàng tăng yêu cầu định tuyến càng phải tin cậy, tốc độ chuyểnmạch nhanh và không gây ra lặp trên mạng Hơn nữa khi nhiều

tổ chức tham gia vào mạng thì nhiều giao thức được đưa vào sửdụng dẫn đến sự phức tạp về định tuyến cũng gia tăng, và sốlượng các giao thức để phục vụ cho việc định tuyến cũng có rấtnhiều Việc hiểu biết và thiết kế các mạng thông tin cỡ lớn có sửdụng các thiết bị định tuyến đang trở thành một nhu cầu vôcùng cấp thiết trong thực tế Nó đòi hỏi người thiết kế mạng phải

có sự hiểu biết sâu về giao thức sẽ sử dụng cho việc thiết kếmạng cũng như các loại giao thức định tuyến khác

Cisco là một trong những nhà cung cấp thiết bị mạng hàng đầuthế giới, ngoài ra Cisco còn đưa ra các chứng chỉ và mở cáctrung tâm đào tạo nhân lực về mạng máy tính cũng như pháttriển các chuẩn giao thức định tuyến Giao thức định tuyến

EIGRP (Enhanced Interior Gateway Routing Protocol) được CISCO

phát triển độc quyền dựa trên giao thức định tuyến IGRP nhằmnâng cao tính hiệu quả cho quá trình định tuyến trong các routercủa họ

Trang 5

giao thức trên phần mềm Packet Tracer nhằm tìm hiểu một cách

chi tiết hơn các đặc điểm, tính năng và phương thức hoạt độngcủa giao thức định tuyến EIGRP và mô phỏng trên Packet Tracer

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Trang 7

……….

MỤC LỤ

Trang 8

MỤC LỤC

THUẬT NGỮ VÀ VIẾT TẮT

CHƯƠNG I MẠNG IP 1

I.1 Kiến trúc giao thức TCP/IP 1

I.1.1 Khái niệm 1

I.1.2 Các chức năng của TCP/IP 1

I.2 Các giao thức tầng liên mạng 3

I.3 Các giao thức tầng giao vận 3

I.4 Định tuyến trong mạng ip 4

I.4.1 Giao thức định tuyến rip 4

I.4.2 Giao thức định tuyến OFPF 4

CHƯƠNG II VOIP 5

II.1 Công nghệ VoIP 5

II.2 Các kiểu kết nối VoIP 5

1 Computer to computer 5

2 Computer to phone 6

3 Phone to phone 6

II.3 Các thành phần trong mạng VoIP: 6

1 Gateway 6

2 VoIP server 6

3 Thiết bị đầu cuối (End user equipments ): 7

4 Phương thức hoạt động: 7

5 Các giao thức của VoIP 7

CHƯƠNG III GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN EIGRP 9

III.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN 9

III.2 CÁC ĐẶC ĐIỂM, KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦA GIAO THỨC EIGRP .9

III.2.1 CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN 9

Trang 9

III.2.3 THÀNH PHẦN VÀ CÁC PHÉP TÍNH CỦA EIGRP 11

III.3 CẤU HÌNH CƠ BẢN VÀ KIỂM TRA CẤU HÌNH EIGRP 16

III.3.1 Cấu hình EIGRP cơ bản 16

III.3.2 Kiểm tra cấu hình EIGRP 18

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ MÔ PHỎNG 26

Thực hiện cấu hình 26

IV.1 Cấu hình cho cơ bản cho PC 26

IV.2 Cấu hình Router 29

IV.3 Cấu hình giao thức định tuyến EIGRP 30

IV.4 Kiểm tra cấu hình EIGRP 31

Trang 10

THUẬT NGỮ/ VIẾT

1 IP Internet Protocol Giao thức internet

2 TCP/IP Transmission Control Protocol/ Internet

Protocol

Giao thức kiểm soát truyền thông và

Internet

3 OSPF Open shortest Path First Giao thức tìm đường ngắn nhât đầu tiên.

4 IPX Internetwork Packet Exchange Mạng tương tác trao đổi gói tin.

5 OSI Open Systems Interconnection Mô hình OSI liên kết các hệ thông mở.

6 SAP Service Advertising Protocol Giao thức quảng cáo dịch vụ.

7 RIP Routing Information Protocol Giao thức thông tin định tuyến.

8 EIGRP Enhanced Interior Gateway Routing

Protocol

Giao thức định tuyến nộimiền mở rộng

9 IGRP Interior Gateway Routing Protocol Giao thức định tuyến nộimiền.

10 DUAL Diffuing Update Algorithm Thuật toán cập nhật nhiều mức.

11 VLSM Variable-Length Subnet Mask Mặt nạ mạng có độ dài thay đổi.

12 CIDR Classless InterdomainRouting định tuyến liên miền không theo lớp địa chỉ.

13 RTP Reliable Transport Protocol Giao thức vận chuyển tincậy.

14 Apple

Talk

Một tiêu chuẩn mạng cục bộ do hãng Apple computer thành lập

15 PDM Protocol dependent modules Module độc lập giao thức.

16 IGPs Interior Gateway Protocols

17 EGPs Exterior Gateway Protocols

18 EGP Exterior Gateway Protocol

Trang 11

20 CSPF Constrained Shortest Path First

21 RTMP Routing Table Maintenance Protocol

22 FSM Finite State Machines

23 LAN Local Network Area Mạng cục bộ

24 WAN Wide Network Area Mạng diện rộng

25 MD5 Message Digest 5 Giải thuật

26 SIA Stuck in Active

Trang 12

CHƯƠNG I MẠNG IP.

I.1 Kiến trúc giao thức TCP/IP.

I.1.1 Khái niệm.

TCP/IP là bộ các giao thức có vai trò xác định quá trình liên lạc

trong mạng và quan trọng hơn cả là định nghĩa “hình dạng” của

một đơn vị dữ liệu và những thông tin chứa trong nó để máy tính

đích có thể dịch thông tin một cách chính xác TCP/IP và các giao

thức liên quan tạo ra một hệ thống hoàn chỉnh quản lý quá trình

dữ liệu được xử lý, chuyển và nhận trên một mạng sử dụng

TCP/IP Một hệ thống các giao thức liên quan, chẳng hạn như

TCP/IP, được gọi là bộ giao thức

Thực tế của quá trình định dạng và xử lý dữ liệu bằng TCP/IP

được thực hiện bằng bộ lọc của các hãng sản xuất Ví dụ,

Microsoft TCP/IP là một phần mềm cho phép Windows NT xử lý

các dữ liệu được format theo TCP/IP và vì thế có thể hoà vào

mạng TCP/IP

Một chuẩn TCP/IP là một hệ thống các quy định quản lý việc trao

đổi trên các mạng TCP/IP Bộ lọc TCP/IP là một phần mềm có

chức năng cho phép một máy tính hoà vào mạng TCP/IP

Mục đích của các chuẩn TCP/IP là nhằm đảm bảo tính tương

thích của tất cả bộ lọc TCP/IP thuộc bất kỳ phiên bản nào hoặc

của bất kỳ hãng sản xuất nào

I.1.2 Các chức năng của TCP/IP.

Trước khi xem xét các thành phần của TCP/IP, chúng ta nên bắt

đầu bằng cách tìm hiểu qua nhiệm vụ của một hệ thống giao

thức Một hệ thống giao thức như TCP/IP phải đảm bảo khả năng

thực hiện những công việc sau:

- Cắt thông tin thành những gói dữ liệu để có thể dễ dàng đi qua

bộ phận truyền tải trung gian

- Tương tác với phần cứng của adapter mạng

- Xác định địa chỉ nguồn và đích: Máy tính gửi thông tin đi phải

có thể xác định được nơi gửi đến Máy tính đích phải nhận ra đâu

là thông tin gửi cho mình

- Định tuyến: Hệ thống phải có khả năng hướng dữ liệu tới các

tiểu mạng, cho dù tiểu mạng nguồn và đích khác nhau về mặt

vật lý

Trang 13

Kiểm tra lỗi, kiểm soát giao thông và xác nhận: Đối với một

phương tiện truyền thông tin cậy, máy tính gửi và nhận phải xác

định và có thể sửa chữa lỗi trong quá trình vận chuyển dữ liệu

Chấp nhận dữ liệu từ ứng dụng và truyền nó tới mạng đích

Để có thể thực hiện các công việc trên, những người sáng tạo ra

TCP/IP đã chia nó thành những phần riêng biệt, theo lý thuyết,

hoạt động độc lập với nhau Mỗi thành phần chịu một trách

nhiệm riêng biệt trong hệ thống mạng

Lợi thế của cấu trúc lớp nằm ở chỗ nó cho phép các nhà sản

xuất dễ dàng áp dụng phần mềm giao thức cho các phần cứng

và hệ điều hành Các lớp giao thức TCP/IP bao gồm:

1.Tầng truy cập mạng.

Cung cấp giao diện tương tác với mạng vật lý Format dữ liệu

cho bộ phận truyền tải trung gian và tạo địa chỉ dữ liệu cho các

tiểu mạng dựa trên địa chỉ phần cứng vật lý Cung cấp việc kiểm

tra lỗi trong quá trình truyền dữ liệu

2.Lớp Internet

Cung cấp địa chỉ logic, độc lập với phần cứng, để dữ liệu có thể

lướt qua các tiểu mạng có cấu trúc vật lý khác nhau Cung cấp

chức năng định tuyến để giao lưu lượng giao thông và hỗ trợ

việc vận chuyển liên mạng Thuật ngữ liên mạng được dùng để

Trang 14

đề cập đến các mạng rộng lớn hơn, kết nối từ nhiều LAN Tạo sự

gắn kết giữa địa chỉ vật lý và địa chỉ logic

3 Lớp vận chuyển.

Giúp kiểm soát luồng dữ liệu, kiểm tra lỗi và xác nhận các dịch

vụ cho liên mạng Đóng vai trò giao diện cho các ứng dụng

mạng

4 Lớp ứng dụng.

Cung cấp các ứng dụng để giải quyết sự cố mạng, vận chuyển

file, điều khiển từ xa, và các hoạt động Internet Đồng thời hỗ trợ

Giao diện Lập trình Ứng dụng (API) mạng, cho phép các chương

trình được thiết kế cho một hệ điều hành nào đó có thể truy cập

mạng

I.2 Các giao thức tầng liên mạng.

Giới thiệu

Các giao thức liên mạng là bộ giao thức cho các hệ thống mở nổi

tiếng nhất trên thế giới bởi vì chúng có thể được sử dụng để giao

tiếp qua bất kỳ các liên mạng nào cũng như thích hợp cho các

giao tiếp trong mạng LAN và mạng WAN Các giao thức liên

mạng bao gồm một bộ các giao thức truyền thông, trong đó nổi

tiếng nhất là Giao thức điều khiển truyền tải (TCP - Transmission

Control Protocol) và Giao thức liên mạng (IP – Internet Protocol)

hoạt động ở tầng 4 và tầng 3 trên mô hình OSI Ngoài hai giao

thức này, bộ giao thức IP còn đặc tả nhiều giao thức cho tầng

ứng dụng, ví dụ như giao thức cho dịch vụ thư điện tử, giao thức

mô phỏng thiết bị đầu cuối và giao thức truyền tải tập tin

Gồm 4 giao thức:

1 Giao thức liên mạng IP (Internet Protocol).

Trang 15

2 Giao thức ICMP (Internet Control Message Protocol)

3 Giao thức phân giải địa chỉ ARP(Address Resolution

Tầng giao vận cung cấp dịch vụ xuyên dụng chuyển dữ liệu giữa

các máy chủ (hosts) Tầng này chịu trách nhiệm sửa lỗi (error

recovery), điều khiển lưu lượng dữ liệu, đảm bảo dữ liệu được chuyển tải

một cách trọn vẹn

Gồm có 2 giao thức:

1 Giao thức TCP

2 Giao thức UDP (User Datagram Protocol)

I.4 Định tuyến trong mạng ip.

Gồm có 2 giao thức định tuyến:

I.4.1 Giao thức định tuyến rip.

Routing Information Protocol (RIP) là giao thức định tuyến vector

khoảng cách (Distance Vector Protocol) xuất hiện vào năm 1970

bởi Xerox như là một phần của bộ giao thức Xerox Networking

Services (XNS) Và sau đó RIP được chấp nhận rộng rải trước khi

có một chuẩn chính thức được xuất bản Đến năm 1988 RIP mới

được chính thức ban bố trong RFC1058 bởi Charles Hedrick RIP

được sử dụng rộng rãi do tính chất đơn giản và tiện dụng của nó

RIP là giao thức định tuyến vector khoảng cách điển hình, là nó

đều đặn gửi toàn bộ routing table ra các Router hàng xóm và

các Router này sẽ phát tán ra tất cả Router bên cạnh đều đặn

theo chu kỳ là 30 giây RIP chỉ sử dụng metric là hop-count để

tính ra tuyến đường tốt nhất tới mạng đích Thuật toán mà RIP

sử dụng để xây dựng nên routing table là Bellman-Ford

Trang 16

I.4.2 Giao thức định tuyến OFPF.

OSPF – Open Shortest Path First là một giao thức định tuyến link

– state điển hình Đây là một giao thức được sử dụng rộng rãi

trong các mạng doanh nghiệp có kích thước lớn Mỗi router khi

chạy giao thức sẽ gửi các trạng thái đường link của nó cho tất cả

các router trong vùng (area) Sau một thời gian trao đổi, các

router sẽ đồng nhất được bảng cơ sở dữ liệu trạng thái đường

link (Link State Database – LSDB) với nhau, mỗi router đều có

được bản đồ mạng của cả vùng

Trang 17

CHƯƠNG II VOIP.

II.1 Công nghệ VoIP.

VoIP là từ viết tắt của Voice over Internet Protocol.Đây là một

thuật ngữ dùng để chỉ cách thức âm thanh được truyền đi qua

các gói tin IP thông qua internet.VoIP có thể sử dụng phần cứng

hỗ trợ để thực hiện các cuộc gọi như số nội bộ,đường dài,di động

hay quốc tế và có thể được sử dụng trong một môi trường PC

hay loại điện thoại qua IP đặc biệt(IP phone) Là công nghệ

truyền giọng nói thông qua mạng sử dung giao thức TCP/IP

VoIP cho phép thực hiện cuộc gọi dùng máy tính qua mạng

dữ liệu internet.VoIP chuyển đổi tín hiệu thoại từ điện thoại

tương tự(analog)vào tín hiệu số(digital)trước khi truyền qua

internet,sau đó chuyển đổi ngược lại ở đầu nhận.khi tạo một

cuộc gọi VoIP dùng điện thoại với một bộ điều hợp,chúng ta sẽ

nghe âm thanh mời gọi,quay số sẽ diễn ra sau tiến trình

này.VoIP cũng cho phép tạo một cuộc gọi trực tiếp từ máy tính

dùng một loại điện thoại tương ứng hoặc dùng microphone

II.2 Các kiểu kết nối VoIP.

1 Computer to computer.

Với 1 kênh truyền Internet có sẵn, Là 1 dịch vụ miễn phí được sử

dụng rộng rãi khắp nơi trên thế giới Chỉ cần người gọi (caller) và

Trang 18

người nhận (receiver) sử dụng chung 1 VoIP service

(Skype,MSN,Yahoo Messenger,…), 2 headphone + microphone,

sound card Cuộc hội thoại là không giới hạn

2 Computer to phone.

Là 1 dịch vụ có phí Bạn phải trả tiền để có 1 account +

software VDC,Evoiz,Netnam,…) Với dịch vụ này 1 máy PC có

kết nối tới 1 máy điện thoại thông thường ở bất cứ đâu (tuỳ

thuộc phạm vi cho phép trong danh sách các quốc gia mà nhà

cung cấp cho phép) Người gọi sẽ bị tính phí trên lưu lượng cuộc

gọi và khấu trừ vào tài khoản hiện có

Ưu điểm : đối với các cuộc hội thoại quốc tế, người sử dụng

sẽ tốn ít phí hơn 1 cuộc hội thoại thông qua 2 máy điện thoại

thông thường Chi phí rẻ, dễ lắp đặt

Nhược điểm: chất lượng cuộc gọi phụ thuộc vào kết nối

internet + service nhà cung cấp

3 Phone to phone.

Là 1 dịch vụ có phí Bạn không cần 1 kết nối Internet mà chỉ

cần 1 VoIP adapter kết nối với máy điện thoại Lúc này máy điện

thoại trở thành 1 IP phone

Trên đây là các định nghĩa và cách phân biệt các loại kết nối

do một số tài liệu đưa ra Theo tôi đó chỉ là phân biệt theo hình

thức bên ngoài Về bản chất 3 cách kết nối đó là như nhau

Để kết nối vào mạng VoIP chúng ta cần đầu cuối có khả

năng giao tiếp với mạng IP & chạy được các giao thức truyền

thoại trên mạng IP (VoIP) Đầu cuối này có thể là 1 thiết bị

nhúng (IP Phone), hoặc là phần mềm (Softphone) cài trên máy

tính

II.3 Các thành phần trong mạng VoIP:

Các thành phần cốt lõi của 1 mạng VoIP bao gồm: Gateway, VoIP

Server, IP network, End User Equipments:

1 Gateway

Là thành phần giúp chuyển đổi tín hiệu analog sang tín hiệu số

(và ngược lại)

Trang 19

a)VoIP gateway

Là các gateway có chức năng làm cầu nối giữa mạng điện thoại

thường (PSTN) và mạng VoIP

b)VoIP GSM Gateway:

Là các gateway có chức năng làm cầu nối cho các mạng IP, GSM

và cả mạng analog

2 VoIP server

Là các máy chủ trung tâm có chức năng định tuyến và bảo mật

cho các cuộc gọi VoIP

3 Thiết bị đầu cuối (End user equipments ):

a)Softphone và máy tính cá nhân (PC):

Bao gồm 1 headphone, 1 phần mềm và 1 kết nối Internet Các

phần mềm miễn phí phổ biến như Skype, Ekiga, GnomeMeeting,

Microsoft Netmeeting, SIPSet,

b)Điện thoại truyền thông với IP adapter:

Để sử dụng dịch vụ VoIP thì máy điện thoại thông dụng phải gắn

với 1 IP adapter để có thể kết nối với VoIP server Adapter là 1

thiết bị có ít nhất 1 cổng RJ11 (để gắn với điện thoại) , RJ45 (để

gắn với đường truyền Internet hay PSTN) và 1 cổng cắm nguồn

c) IP phone

Là các điện thoại dùng riêng cho mạng VoIP Các IP phone không

cần VoIP Adapter bởi chúng đã được tích hợp sẵn bên trong để

có thể kết nối trực tiếpvới các VoIP server

4 Phương thức hoạt động:

VoIP chuyển đổi tín hiệu giọng nói thông qua môi trường mạng

(IP based network) Do vậy, trước hết giọng nói (voice) sẽ phải

được chuyển đổi thành các bits (digital bits) và được đóng gói

thành các packet để sau đó được truyền tải qua mạng IP

network và cuối cùng sẽ được chuyển lại thành tín hiệu âm

thanh đến người nghe

Tiến trình hoạt động của VoIP thông qua 2 bước:

a) Call Setup:

Trong quá trình này , người gọi sẽ phải xác định vị trí (thông qua

địa chỉ của người nhận) và yêu cầu 1 kết nối để liên lạc với người

nhận.Khi địa chỉ người nhận được xác định là tồn tại trên các

proxy server thì các proxy server giữa 2 người sẽ thiết lập 1 cuộc

kết nối cho quá trình trao đổi dữ liệu voice

Trang 20

b)Voice data processing:

Tín hiệu giọng nói (analog) sẽ được chuyển đổi sang tín hiệu số

(digital) rồi được nén lại nhằm tiết kiệm đường truyền

(bandwidth) sau đó sẽ được mã hóa (tăng độ bảo mật) Các

voice samples sau đó sẽ được chèn vào các gói dữ liệu để được

vận chuyển trên mạng Giao thức dùng cho các gói voice này là

RTP (Real-Time Transport Protocol).1 gói tin RTP có các field đầu

chứa dữ liệu cần thiết cho việc biên dịch lại các gói tin sang tín

hiệu voice ở thiết bị người nghe Các gói tin voice được truyền đi

bởi giao thức UDP Ở thiết bị cuối, tiến trình được thực hiện

ngược lại

5 Các giao thức của VoIP

VoIP cần 2 loại giao thức : Signaling protocol và Media Protocol

a) Signaling Protocol

Signaling Protocol điều khiển việc cài đặt cuộc gọi Các loại

signaling protocols bao gồm: H.323, SIP, MGCP, Megaco/H.248

và các loại giao thức có bản quyền riêng như UNISTIM, SCCP,

Skype, CorNet-IP,…

b)Media Protocols:

Media Protocols điều khiển việc truyền tải voice data qua môi

trường mạng IP Các loại Media Protocols như: RTP (Real-Time

Protocol), RTCP (RTP control Protocol), SRTP (Secure Real-Time

Transport Protocol), và SRTCP (Secure RTCP)

Các nhà cung cấp có thể sử dụng các giao thức riêng hay các

giao thức mở dựa trên nền của 1 trong 2 giao thức tiêu chuẩn

quốc tế là H.323 và SIP Ví dụ Nortel sử dụng giao thức UNISTIM

(Unified Network Stimulus) Cisco sử dụng giao thức SCCP

(Signaling Connection Control Part) Những giao thức riêng này

gây khó khăn trong việc kết nối giữa các sản phẩm của các hãng

khác nhau

Trang 21

CHƯƠNG III GIỚI THIỆU CHUNG

VỀ GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN EIGRP

III.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GIAO THỨC ĐỊNH

TUYẾN.

Giao thức định tuyến được sử dụng để giao tiếp giữa các router

với nhau Giao thức định tuyến cho phép router chia sẻ các

thông tin định tuyến mà nó biết cho các router khác.Từ đó

router có thể xây dựng và bảo trì bảng định tuyến của nó.

ĐỊNH TUYẾN EIGRP.

EIGRP là giao thức riêng của Cisco, được đưa ra vào năm 1994

với IOS 9.2.1, được phát triển từ giao thức IGRP Không giống

IGRP là một giao thức định tuyến theo lớp địa chỉ, EIGRP có hỗ

trợ định tuyến liên miền không theo lớp địa chỉ (CIDR- Classless

Interdomain Routing) và cho phép người thiết kế mạng tối ưu

không gian địa chỉ bằng VLSM So với IGRP, EIGRP có thời gian

hội tụ nhanh hơn, có khả năng mở rộng tốt hơn và khả năng

chống loop cao hơn Và đặc biệt hơn, EIGRP còn thay thế được

cho giao thức Novell Routing Information Protocol (Novell RIP) và

Apple talk Routing Table Maintenance Protocol (RTMP) để phục

vụ tốt cho cả 2 mạng IPX và Apple Talk

EIGRP là giao thức định tuyến nâng cao theo vectơ khoảng cách

(distance vector) Nó kết hợp các ưu điểm của cả giao thức định

tuyến theo vectơ khoảng cách và giao thức định tuyến theo

trạng thái đường liên kết Ví dụ như những ưu điểm tốt nhất của

OSPF như thông tin cập nhật một phần, phát hiện router láng

giềng…được đưa vào EIGRP Tuy nhiên, cấu hình EIGRP dễ hơn

cấu hình OSPF Cho nên EIGRP còn được xem là giao thức định

tuyến lai (hybrid routing protocol) EIGRP là một lựa chọn lý

tưởng cho các mạng lớn, đa giao thức được xây dựng dựa trên

các Cisco router

III.2 CÁC ĐẶC ĐIỂM, KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦA

GIAO THỨC EIGRP

Trang 22

III.2.1 CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN

EIGRP hoạt động khác với IGRP Về bản chất EIGRP là một giao

thức định tuyến theo distance vector nâng cao nhưng khi cập

nhật và bảo trì thông tin láng giềng và thông tin định tuyến thì

nó làm việc giống như một giao thức định tuyến theo trạng thái

đường liên kết Những ưu điểm của EIGRP so với giao thức định

tuyến theo vector khoảng cách thông thường:

 Tốc độ hội tụ nhanh (Fast convergence):

 Có hỗ trợ VLSM (Variable – Length Subnet Mask) và CIDR

(Classless Interdomain Routing):

 Hỗ trợ cho nhiều giao thức mạng khác nhau:

 Không phụ thuộc vào giao thức được định tuyến:

 EIGRP sử dụng băng thông hiệu quả (Efficient Use of

Bandwidth):

III.2.2 CÁC KỸ THUẬT CỦA EIGRP

EIGRP có rất nhiều kỹ thuật mới để cải tiến hiệu quả hoạt động,

tốc độ hội tụ và các chức năng so với IGRP và các giao thức định

tuyến khác Các kỹ thuật này được tập trung thành 4 loại hình

sau:

a) Thiết lập quan hệ láng giềng (Neighbor discovery

and recovery)

Router định tuyến theo distance vector dạng đơn giản không

thiết lập mối quan hệ với các router láng giềng của nó RIP và

IGRP router chỉ đơn giản là phát quảng bá hay multicast các

thông tin cập nhật của nó ra mọi cổng đã được cấu hình Ngược

lại, EIGRP router chủ động thiết lập mối quan hệ với các láng

giềng của chúng Tương tự như cách làm của OSPF router EIGRP

router sử dụng các gói hello rất nhỏ để thực hiện việc thiết lập

mối quan hệ thân mật với các router láng giềng Mặc định, gói

hello được gởi đi theo chu kỳ là 5 giây Nếu router vẫn nhận

được gói hello từ láng giềng thì nó xem như láng giềng này và

các đường đi của nó vẫn còn hoạt động Bằng thiết lập mối quan

hệ này, EIGRP có thể thực hiện được những việc sau:

Tự động học được đường mới khi chúng kết nối vào hệ thống

mạng.

Xác định một router không còn kết nối hoặc không còn hoạt

động nữa.

Trang 23

b) Giao thức truyền tải tin cậy (RTP – Reliable

Transport Protocol)

Giao thức truyền tải tin cậy (RTP – Reliable Transport Protocol) là

giao thức ở lớp vận chuyển (trong mô hình OSI), thực hiện việc

chuyển gói EIGRP một cách tin cậy và có thứ tự đến các router

láng giềng Trong mạng IP, host sử dụng TCP để vận chuyển các

gói một cách tuần tự và tin cậy Tuy nhiên, EIGRP là một giao

thức độc lập với giao thức mạng, do đó nó không dựa vào TCP/IP

để thực hiện trao đổi thông tin định tuyến giống như RIP, IGRP

và OSPF đã làm Để không phụ thuộc vào IP, EIGRP sử dụng RTP

làm giao thức vận chuyển riêng độc quyền của nó để đảm bảo

thông tin định tuyến

c)Thuật toán DUAL

EIGRP thường được xem là giao thức lai vì nó kết hợp các ưu

điểm của cả giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách và

giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết Và thành

phần trung tâm của EIGRP là thuật toán cập nhật nhiều mức

DUAL (Diffusing Update Algorithm ), là bộ máy tính toán đường

đi của EIGRP Tên đầy đủ của kỹ thuật này là DUAL FSM

(finite-state machine-máy trạng thái giới hạn ) FSM là một bộ máy

thuật toán nhưng không phải là một thiết bị cơ khí có các thành

phần di chuyển được FSM định nghĩa một tập hợp các trạng thái

có thể trải qua, sự kiện nào gây ra trạng thái nào và sẽ có kết

quả là gì

DUAL chạy hai thuật toán song song là định tuyến theo trạng

thái đường liên kết (LSP) và định tuyến theo vectơ khoảng cách

(DVP)

Thuật toán trạng thái liên kết (LSA): Trong thuật toán trạng thái

liên kết, các node mạng quảng bá giá trị liên kết của nó với các

node xung quanh tới các node khác Sau khi quảng bá tất cả các

node đều biết rõ topo mạng và thuật toán sử dụng để tính toán

con đường ngắn nhất tới node đích

Thuật toán Vector khoảng cách (DVA): Là một thuật toán định

tuyến tương thích nhằm tính toán con đường ngắn nhất giữa các

cặp node trong mạng, dựa trên phương pháp tập trung được biết

đến như là thuật toán Bellman-Ford Các node mạng thực hiện

Trang 24

quá trình trao đổi thông tin trên cơ sở của địa chỉ đích, node kế

tiếp, và con đường ngắn nhất tới đích

d) Cấu trúc từng phần theo giao thức (PDMs -

Protocol-Dependent Modules)

Một trong nhưng điểm nổi bật của EIGRP là nó được thiết kế

thành từng phần riêng biệt theo giao thức Nhờ cấu trúc này, nó

có khả năng mở rộng và tương thích tốt nhất

Các giao thức được định tuyến như IP, IPX và Apple Talk được

đưa vào EIGRP thông qua các PDM EIGRP có thể dễ dàng tương

thích với các giao thức được định tuyến mới hoặc các phiên bản

mới của chúng như IPv6 chẳng hạn bằng cách thêm PDM vào

Mỗi PDM chịu trách nhiệm thực hiện mọi chức năng liên quan

đến một giao thức được định tuyến

III.2.3 THÀNH PHẦN VÀ CÁC PHÉP TÍNH CỦA EIGRP

III.2.3.1 Các bảng của EIGRP (EIGRP Tables)

EIGRP router lưu giữ các thông tin về đường đi và cấu trúc mạng

trên RAM, nhờ đó chúng đáp ứng nhanh chóng theo sự thay đổi

Giống như OSPF, EIGRP cũng lưu giữ những thông tin này thành

từng bảng và từng cơ sở dữ liệu khác nhau EIGRP lưu các con

đường mà nó học được theo một cách đặc biệt Mỗi con đường

có một trạng thái riêng và có đánh dấu để cung cấp thêm nhiều

thông tin hữu dụng khác.EIGRP có 3 loại bảng sau:

- Bảng láng giềng (Neighbor table)

- Bảng cấu trúc mạng (Topology table)

- Bảng định tuyến (Routing Table)

a)Bảng láng giềng (Neighbor table)

Bảng láng giềng là bảng quan trọng nhất trong EIGRP Mỗi

router EIGRP lưu giữ một bảng láng giềng, trong đó là danh sách

các router kết nối trực tiếp với nó Đối với mỗi giao thức mà

EIGRP hỗ trợ, EIGRP có một bảng láng giềng riêng tương ứng

Trang 25

- H: Handle: là số thứ tự mà các Neighbor kề nhau được tạo

thành Đầu tiên bộ định tuyến mang số “0” tiếp theo là “1”

và

- Hold Time: là thời gian để giữ một Neighbor nếu một lời chào

không nhận được Theo mặc định nó là 15 giây

- Uptime: Kể từ khi Neighbor được tải lên

- SRTT: (Smooth Round Trip Time) là thời gian thực hiện cho

một gói dữ liệu để tiếp cận với các Neighbor và nhận lại được

1 tin báo nhận Thời gian là mili giây

- RTO: (Retransmission Timeout) là thời gian thực hiện để chờ

đợi trước khi bộ định tuyến truyền lại gói tin cho Neighbor

- Q Cnt: (Queue Count) là số lượng các gói dữ liệu đang chờ để

được truyền (cập nhật, trả lời, yêu cầu) Bất kỳ số nào lớn

hơn 0, thì có nghĩa là một số gói bị tắc nghẽn trong mạng

- Seq Number: (Sequence Number) Nó là một số thứ tự của gói

cuối cùng được nhận từ Neighbor

Trang 26

b)Bảng cấu trúc mạng (Topology table)

Bảng cấu trúc mạng (Topology Table) là bảng cung cấp dữ liệu

để xây dựng nên bảng định tuyến của EIGRP Thuật toán DUAL

sẽ lấy thông tin từ bảng láng giềng và bảng cấu trúc mạng để

tính toán chọn đường có chi phí thấp nhất đến từng mạng đích

- P: Passive: có nghĩa là bộ định tuyến không phải tìm kiếm các

tuyến đường tích cực, do đó nó được hiểu là đang trong tình

Trang 27

c) Bảng định tuyến (Routing Table)

- D: cho thấy EIGRP này được học

- 90/21536000: ở đây 90 là khoảng cách quản trị, 21536000 là

số mét

- Via 192.168.1.2: 1 neighbor được quảng cái trên tuyến đường

- 01:04:53: thời gian kể từ khi tuyến đường đã được học

III.2.3.2 Các dạng gói tin của EIGRP (EIGRP Packet

Formats)

Giống như OSPF, EIGRP dựa vào nhiều loại gói dữ liệu khác nhau

để duy trì các loại bảng của nó và thiết lập mối quan hệ phức

tạp với router láng giềng

EIGRP sử dụng 5 dạng gói tin sau:

Ngày đăng: 04/04/2017, 18:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Bách khoa toàn thư mở trực tuyến http://www.wikipedia.org/ Link
1. Cisco Networking Academy CCNA Exploration 3 Khác
2. Cisco Networking Academy CCNA Exploration 4 Khác
3. Cisco Academy CCNP Semester 1 v5.0 BSCI Khác
4. Cisco Voice over IP Version 6.0 Volume 1, 2, 3 – Cisco Systems Learning 2/2008 Khác
5. Giáo trình hệ thống mạng máy tính CCNA – Nguyễn Hồng Sơn – NXB Giao dục 2001 Khác
6. Nghiên cứu công nghệ VoIP – Nguyễn Công Bánh – Đồ án tốt nghiệp ngành ĐTVT Đại học Bách Khoa Hà Nội 2003 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w