TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤTBỘ MÔN TỰ ĐỘNG HÓAĐồ án tốt nghiệp hệ thống bơm thoát nước mỏ than Vàng Danh Sử dụng S7300 TÊN ĐỀ TÀIỨNG DỤNG S7 300 THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MỎ THAN VÀNG DANHLà một sinh viên năm cuối của trường đại học mỏ địa chất, với nhưng kiến thức thu đươc trong giảng đường cùng với kiến thức tìm hiểu trong quá trình thực tập. Sau một thời gian tìm hiểu và nhằm áp dụng các kiến thức, em đã tìm hiểu nội dung “ Ứng dụng s7 300 thiết kế hệ thống thoát nước công ty than Vàng Danh ’’ Em mong rằng với đề tài này em sẽ củng cố được kiến thức đã được học trong trường và ứng dụng một phần nhỏ trong sản xuất
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
Trang 2ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Trọng Quyết
Mã số : 1021060112
Thời gian nhận đề tài : Ngày 4 tháng 5 năm 2015
Thời gian hoàn thành : Ngày 24 tháng 6 năm 2015
TÊN ĐỀ TÀIỨNG DỤNG S7 300 THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MỎ THAN VÀNG DANH
Giáo viên hướng dẫn : Th.S Thái Hải Âu
Chủ nhiệm bộ môn : Nguyễn Chí Tình
Trang 3MỞ ĐẦU
Trong những thập kỷ vừa qua, các ngành công nghiệp, khoa học của Việt Nam đã có
những bước tiến nhảy vọt về công nghệ cũng như những ứng dụng vào thực tiễn sảm xuất
mang lại những lợi ích kinh tế to lớn
Trong vòng quay của sự phát triển như vũ bão của các ngành khoa học công nghệ
trong nước như công nghệ thông tin,sinh hóa, điện điện tử thì ngành kỹ thuật điều khiển
và tự động hóa đã đạt được nhưng bước tiến không nhỏ Nhờ nhưng ứng dụng kịp thời và
hữu hiệu,tự động hóa đã làm giảm nhẹ sức lao động cho con người, nâng cao năng suất
lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm Do đó yêu cầu đặt ra với ngành tự động hóa
cũng hết sức cao, phai lắm bắt công nghệ đưa vào phục vụ sản xuất thay thế cho công
3
Trang 4MỤC LỤC
4
Trang 5CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THAN VÀNG DANH
1.1 Giới thiệu thiệu về công ty than Vàng Danh.
1.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần than Vàng Danh-Vinacomin.
Công ty cổ phần than Vàng Danh-Vinacomin, mà tiền thân là Mỏ than Vàng Danh được thành lập theo Quyết định số: 262-BCNNg-KB2 ngày 06/06/1964 của Bộ Công nghiệp nặng
Ngày 17/09/1996 Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) có Quyết định số: 2604/QĐ/TCCB thành lập doanh nghiệp Mỏ than Vàng Danh - đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty than Việt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam)
Ngày 01/10/2001 Hội đồng quản trị Tổng công ty than Việt Nam ban hành Quyết định số: 405/QĐ/HĐQT của Chủ tịch HĐQT về việc đổi tên Mỏ than Vàng Danh thành Công ty than Vàng Danh
Ngày 08/11/2006 Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam ký Quyết định số: 2458 QĐ/HĐQT về việc đổi tên từ Công ty than Vàng Danh thành Công ty than Vàng Danh-TKV
Kể từ ngày 16 tháng 9 năm 2007, bộ phận vận tải chính của Công ty là đường sắt
1000 ly và kho, cảng được điều động về Tập đoàn VINACOMIM theo quyết định của Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam, Công ty chỉ còn chức năng chính là sản xuất
và chế biến than Than sản xuất ra được bán thông qua Công ty Kho vận Đá Bạc-Vinacomin
Trang 6Công ty than Vàng Danh-Vinacomin được cổ phần hoá theo Quyết định số: 1119/QĐ-BCN ngày 03/04/2007 của Bộ Công nghiệp, thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là ngày 01/07/2007.
Ngày 06 tháng 6 năm 2008 Đại hội đồng cổ đông sáng lập Công ty đã họp và Công
ty cổ phần than Vàng Danh-Vinacomin đã chính thức trở thành Công ty cổ phần từ ngày 01 tháng 07 năm 2008 Và ngày 01/07/2008 Công ty cổ phần than Vàng Danh-Vinacomin đã chính thức đi vào hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần
+ Tên Công ty và trụ sở giao dịch:
- Tên Công ty: Công ty cổ phần than Vàng Danh-Vinacomin
- Tên giao dịch quốc tế: VINACOMIN- VANG DANH COAL COMPANY
- Tên viết tắt bằng tiếng việt: TVD
- Địa chỉ: 185 Nguyễn Văn Cừ - Vàng Danh - Uông Bí - Quảng Ninh
- Điện thoại: 0333853104 Fax:033853120
- Xây lắp các công trình mỏ, công nghiệp, dân dụng, giao thông;
- Đầu tư, kinh doanh hạ tầng và bất động sản;
- Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng;
Trang 7- Vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ;
- Quản lý, khai thác cảng, bến thuỷ;
- Kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ, khách sạn;
- Cung ứng lao động;
- Kinh doanh xăng, dầu;
- Sản xuất nước tinh khiết;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị và hàng hoá;
- Cho thuê máy móc thiết bị phương tiện bốc xúc, vận tải;
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty than Vàng Danh.
Công ty cổ phần than Vàng Danh là công ty Nhà nước trực thuộc tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam Là doanh nghiệp sản xuất than hầm lò có dây chuyền khép kín đồng bộ , đã trải qua một chặng đường phấn đấu gian khổ, nâng cao tinh thần tự lực tự cường, phấn đấu đi lên Có chức năng nhiệm vụ, quản lí ,khai thác, chế biến, tiêu thụ than Sản phẩm chính của công ty là than khai thác từ hầm lò
Với một bề dày lịch sử và có một vị trí trọng yếu về kinh tế - xã hội , được Đảng
và Nhà nước quan tâm , công ty than Vàng Danh đã không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng sản phẩm Quy mô sản xuất được mở rộng, công nghệ khai thác được áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nước và của nước ngoài, trình độ đội ngũ cán bộ quản lí, trình độ tay nghề công nhân ngày càng được nâng cao Nhiều năm gần đây các tiêu chí kinh tế - xã hội đều đạt khá với xu hướng năm sau cao hơn năm trước Những kết quả mà công ty đạt được ngoài truyền thống “ kỷ luật – đồng tâm ” của công nhân nghành than , niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng còn có sức mạnh truyền thống lao động cần cù , vượt khó , sang tạo, dũng cảm trong sản xuất và chiến đấu , phát huy cao nhất nội lực, từng bước tháo gỡ khó khăn, không ngừng đổi mới cách nghĩ và cách làm … Đặc biệt là phương thức quản lí , công nghệ , từng bước hiện đại hóa theo con đường đổi mới của đảng và nhà nước nhờ đó mà công ty than vàng danh đã từng
Trang 8bước hòa nhập vào sự phát triển chung của nghành than và của đất nước công ty được Nhà nước tặng nhiều huân chương lao động, huân chương độc lập, năm 1997 công ty nhận giải thưởng sao vàng Gold Star về chất lượng sản phẩm do tổ chức thương mại quốc tế BID tại Mardit – Tây Ban Nha trao tặng và rất nhiều phần thưởng khác như:
+ 1 huân chương độc lập hạng ba
+ 1 huân chương lao dộng hạng nhì
+ 8 huân chương lao động hạng ba
+ 2 cờ và 4 bằng khen của chính phủ
+ Anh hùng lao động trong thời kì đổi mới năm 2003
1.1.3 Điều kiện kinh tế-xã hội của sản xuất
1.1.3.1 Tình hình phân công lao động-xã hội trong Công ty
Phân công lao động - xã hội là thể hiện sự phân chia quá trình sản xuất, trao đổi trong phạm vi quốc gia, trong một ngành, hay một doanh nghiệp thành những phần việc tương đối độc lập với nhau do những bộ phận người lao động khác nhau thực hiện Trình
độ phân công lao động xã hội của Công ty cổ phần than Vàng Danh-Vinacomin thể hiện
ở các mặt sau:
a Trình độ tập trung hoá
Theo nguyên tắc này, thì ngành công nghiệp mỏ phải tổ chức ra các bộ phận có năng lực sản xuất ngày càng lớn trên cơ sở đảm bảo các nguồn lực lớn về tài nguyên, máy móc thiết bị, lao dộng… Trong công nghiệp mỏ, nguồn lực quan trọng nhất đảm bảo cho tập trung hoá sản xuất là tài nguyên khoáng sản Công ty cổ phần than Vàng Danh xác định có
ba khu vực sản xuất là khu Cánh Gà, khu Tây Vàng Danh và khu Đông Vàng Danh trong đó
có hai khu vực sản xuất chính là khu Cánh Gà và khu Tây Vàng Danh nhưng sản lượng tập trung chủ yếu ở khu Tây Vàng Danh Do đó, trong quá trình sản xuất kinh doanh Công ty là tập trung ưu tiên đầu tư các nguồn lực vào khu vực này và coi đó là khu vực chủ lực
b Trình độ chuyên môn hoá
Trang 9Chuyên môn hoá là xu hướng phân công lao động xã hội dựa trên nguyên tắc đề cao sự thu hẹp chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của từng bộ phận trong doanh nghiệp, từng doanh nghiệp trong ngành
Là một Công ty khai thác hầm lò với dây chuyền công nghệ đã được thiết kế và lắp đặt để phục vụ cho quá trình khai thác Trong quá trình sản xuất Công ty luôn bố trí lao động và tổ chức lao động mang tính dây chuyền theo từng khâu, từng công đoạn của sản xuất Công ty bố trí các phân xưởng khai thác, vận tải, chế biến hợp lý cho sản xuất được liên tục, nhịp nhàng Những người có cùng chuyên môn làm cùng với nhau để nâng cao tay nghề cũng như năng suất lao động
Bộ phận sản xuất chính của Công ty được tổ chức thành ba bộ phận thực hiện ba nhiệm vụ khác nhau, gồm bộ phận khai thác lộ thiên, bộ phận khai thác hầm lò và bộ phận sàng tuyển Trong bộ phận khai thác hầm lò, Công ty lại tổ chức thành hai bộ phận nhỏ, một chuyên đào lò và một chuyên khai thác than Ngoài ra, các bộ phận phụ và phụ trợ cũng được tổ chức chuyên môn hoá như Ngành phục vụ ăn uống, phân xưởng Vận tải
lò, phân xưởng Cơ điện lò, phân xưởng Điện… Việc chuyên môn hoá đòi hỏi doanh nghiệp cần có kế hoạch phối hợp sản xuất giữa các đơn vị phù hợp để tận dụng tối đa năng lực sản xuất của các đơn vị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
+ Công ty hợp tác về phía sau với các doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào như Tập đoàn Điện lực, Công ty hoá chất mỏ, các Công ty cung cấp nguyên vật liệu đầu vào
Trang 10+ Công ty hợp tác về phía trước với khách hàng tiêu thụ mà cụ thể là Công ty Kho vận Đá Bạc-Vinacomin Tuy rằng việc tiêu thụ tại Công ty kho vận Đá Bạc là do Tập đoàn chỉ định, song hai bên vẫn phải hợp tác với nhau để có các kế hoạch chi tiết, cụ thể Ngoài ra, Công ty còn hợp tác với các đơn vị khác như Trường Cao đẳng nghề mỏ Hữu Nghị-Vinacomin, Trường Đại học công nghiệp Quảng Ninh trong việc giao thầu khai thác than, hay với các doanh nghiệp khác để cho thuê các nguồn lực như TSCĐ, nguồn nhân lực
Nằm trên vùng công nghiệp với nhiều nhà máy như: Nhà máy điện Uông Bí, Nhà máy cơ khí Mạo Khê, Xí nghiệp sản xuất vật liệu Yên Cư, v.v chính vì vậy mà Công ty luôn có những chính sách quan hệ và đối ngoại hợp tác với tất cả các bạn hàng, các nhà cung cấp sản phẩm cho Công ty để làm sao đạt đến hiệu quả kinh tế cao nhất, hợp tác hai bên cùng có lợi
Nhìn chung, cùng với xu hướng của các đơn vị trong ngành, trình độ phân công lao động xã hội của Công ty cổ phần than Vàng Danh-Vinacomin đã đạt được những thành tựu đáng kể Điều này góp phần mang lại thành công cho doanh nghiệp, để doanh nghiệp có được những thành tựu như ngày hôm nay
1.1.3.2 Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động của Công ty
A Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị Công ty
Cơ cấu tổ chức, quản lý của Công ty bao gồm Ban lãnh đạo, các phòng ban chức năng và các đơn vị sản xuất
a Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần than Vàng Danh-Vinacomin được thể hiện ở Hình 1-1
b Kiểu bộ máy quản trị của Công ty.
Công ty cổ phần than Vàng Danh-Vinacomin thực hiện công tác tổ chức quản lý
theo mô hình trực tuyến chức năng Cơ cấu này phù hợp với điều kiện khai thác mỏ, đem lại sự chỉ huy thống nhất từ cấp trên đến cấp dưới, đảm bảo cho sản xuất kinh doanh
Ban lãnh đạo Công ty:
Trang 11- Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất đối với Công ty cổ phần bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, làm việc theo chế độ tập thể.
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng Cổ đông Hội đồng Quản trị thường xuyên giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động kiểm soát nội bộ và hoạt động quản lý rủi ro của Công ty
- Ban Kiểm soát: Là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính của Công ty, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Công
ty Ban kiểm soát thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động tài chính khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc yêu cầu của Cổ đông lớn Ban kiểm soát báo cáo Đại hội đồng Cổ đông về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ
c Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản trị của Công ty.
- Giám đốc Công ty: Do Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam bổ nhiệm, Giám đốc là người đứng đầu và là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu
sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao
- Các Phó Giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc quản lý điều hành một hoặc một số lĩnh vực theo sự phân công hoặc uỷ quyền của Giám đốc thực hiện nhiệm vụ được giao Công ty có 5 Phó giám đốc: 1 Phó giám đốc kỹ thuật, 1 Phó giám đốc an toàn,
1 Phó giám đốc đầu tư, 1 Phó giám đốc cơ điện vận tải, 1 Phó giám đốc sản xuất
- Kế toán trưởng: Giúp Giám đốc quản lý, chỉ đạo và thực hiện công tác kế toán, thống kê, tài chính có quyền hạn và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật
- Các phòng ban kỹ thuật, nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc Giám đốc, các Phó giám đốc, quản lý và điều hành mọi hoạt động của Công ty
Trang 12B Chức năng nhiệm vụ cụ thể của một số chức danh
- Giám đốc Công ty: Điều hành chung các hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty và trực tiếp phụ trách công tác: tổ chức cán bộ và đào tạo phát triển nguồn nhân lực; tổ chức lập các phương án kinh tế điều hoà vốn kinh doanh; phụ trách công tác mua bán vật tư, thiết bị, tài chính và tiêu thụ sản phẩm - trực tiếp chỉ đạo các phòng: TCLĐ, VP-TĐ, KH, là chủ tịch hội đồng thi đua, nâng bậc lương, tuyển dụng, xây dựng
kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm trình Hội đồng quản trị Công ty
- Phó giám đốc sản xuất:
+ Chỉ đạo xây dựng, tổ chức thực hiện tốt kế hoạch tháng, quý, cả về số lượng, chất lượng, tiêu thụ Chỉ đạo công tác xây dựng định mức lao động
+ Điều hoà lao động ở các phân xưởng để thực hiện các mục tiêu kế hoạch
+ Sau đây là sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý công ty:
Trang 13Hình 1-1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý Công ty
- Phó giám đốc đầu tư: Tham mưu chỉ đạo tiến hành công tác đầu tư mua sắm
trang thiết bị cũng như cơ sở hạ tầng để tổ chức đầu tư trong sản xuất
Trang 14- Phó giám đốc an toàn: Giúp Giám đốc phụ trách các vấn đề an toàn, thông gió của Công ty.
- Phó giám đốc kỹ thuật: Tham mưu giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về toàn bộ công tác quản lý kỹ thuật công nghệ khai thác mỏ hầm lò
và lộ thiên
- Phó giám đốc cơ điện-vận tải: Tham mưu giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ công tác quản lý kỹ thuật cơ điện của Công ty
C Chức năng nhiệm vụ của một số các phòng ban, phân xưởng.
- Văn phòng-Thi đua: Tham mưu giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác quản lý hành chính, văn thư và thi đua tuyên truyền
- Phòng Tổ chức lao động: Tham mưu giúp giám đốc quản lý, chỉ đạo, thực hiện công tác tổ chức và cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, định mức hao phí lao động, tiền lương và giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động trong công ty theo quy định của pháp luật
- Phòng Kỹ thuật-Khai thác: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong việc tổ chức, quản lý, chỉ đạo và kiểm tra công tác kỹ thuật, công nghệ mỏ để thực hiện nhiệm
vụ sản xuất kinh doanh của công ty trong từng kỳ kế hoạch
- Phòng Cơ điện - Vận tải:
Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong tổ chức, quản lý, hướng dẫn, kiểm tra công tác cơ điện, mạng tin học để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, XDCB và phục vụ đời sống của công ty
Tham mưu, giúp giám đốc trong công tác quản lý kỹ thuật các thiết bị ô tô, xe máy
và cầu đường bộ, cầu đường sắt, đường sắt 1000 ly, bao gồm:
+ Ô tô các loại trong danh sách của công ty: xe ôtô các loại, ôtô chở người, xe con văn phòng
+ Xe máy thi công: các loại máy xúc, máy gạt, máy cẩu, máy nâng hàng…
Trang 15+ Cầu đường bộ, cầu đường sắt, đường bộ gồm đường trên vỉa, đường mặt bằng, đường sắt 034, đường sắt số 11.
- Phòng Trắc địa-Địa chất: Tham mưu giúp Giám đốc về tổ chức, quản lý, hướng dẫn, kiểm tra công tác trắc địa - địa chất để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, XDCB và phục vụ đời sống của công ty
- Phòng An toàn- BHLĐ: Tham mưu giúp Giám đốc thực hiện các chủ trương , biện pháp về tổ chức, kiểm tra, giám sát công tác AT-BHLĐ của công ty theo quy định của pháp luật
- Phòng Cơ tuyển: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc tổ chức, quản lý, chỉ đạo, thực hiện công tác: quản lý, vận hành, sửa chữa, lắp đặt toàn bộ máy móc, thiết bị cơ, thiết bị điện nhà máy tuyển than, PX chế biến than và điều hành cung cấp nước khu vực Vàng Danh
- Phòng Đầu tư Mỏ: Tham mưu cho giám đốc tổ chức, quản lý công tác đầu tư xây dựng, bảo vệ môi trường và phòng chống sự cố môi trường của công ty theo quy định của pháp luật
- Phòng Thống kê-Kế toán-Tài chính: Tham mưu giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và kế toán trưởng cấp trên về các công việc thuộc lĩnh vực tài chính, kế toán, thống kê
- Phòng Kế hoạch: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý công tác kế hoạch; quản lý chi phí; hợp đồng kinh tế phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật
-Phòng Vật tư: Tham mưu giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc toàn bộ công tác quản lý và cung ứng vật tư phụ thùng thiết bị đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu sản xuất, theo quy định của pháp luật
- Phòng Thanh tra-Pháp chế và Kiểm toán nội bộ: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc kiểm soát tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ trong sản xuất kinh doanh thuộc các lĩnh vực:
tổ chức sản xuất, hợp đồng kinh tế, đầu tư xây dựng, hạch toán kinh tế, ban hành các văn
Trang 16bản pháp quy, kiểm toán báo cáo tài chính (nội bộ) theo quy định của pháp luật, đồng thời
đề xuất các biện pháp xử lý trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được giao
- Phòng Thông gió và thoát nước Mỏ: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc quản lý, chỉ đạo thực hiện công tác: thông gió mỏ; kiểm soát khí mỏ; thoát nước mỏ; thủ tiêu sự cố và công tác sáng kiến trong Công ty
- Phòng BV-QS: Tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo quyết định đồng thời tổ chức triển khai thực hiện các phương án, kế hoạch, nội quy, quy định, có liên quan đến công tác bảo vệ, công tác quốc phòng và quân sự địa phương trong Công ty theo quy định của pháp luật
- Phòng Tiêu thụ-KCS: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong việc quản lý, tổ chức thực hiện công nghệ sàng tuyển, chế biến, nghiệm thu than, kiểm tra chất lượng than, tiêu thu toàn bộ sản phẩm của Công ty
- Phòng Điều độ sản xuất: Tham mưu giúp Giám đốc trong việc chỉ huy điều hành dây truyền sản xuất, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy phạm về kỹ thuật an toàn trong sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong công ty; Kiểm tra, giám sát số lượng, chất lượng bàn giao hàng ngày giữa các phân xưởng sản xuất, vận tải hầm lò với phòng Tiêu thụ-KCS
- Phòng Y tế: Tham mưu giúp giám đốc tổ chức, quản lý, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật
- Các đơn vị sản xuất: Các đơn vị sản xuất gồm: 28 đơn vị thuộc khối khai thác và đào lò (các phân xưởng khai thác than, đào lò), 11 đơn vị dây chuyền, mặt bằng và 02 đơn vị làm công tác phục vụ Cụ thể:
+ Các phân xưởng khai thác than: Công ty có 17 phân xưởng khai thác than từ phân xưởng khai thác 1 (KT1) đến phân xưởng khai thác 14 (KT14), K4, K6, K8: Quản
lý nguồn nhân lực được giao và trực tiếp khai thác than
Trang 17+ Các phân xưởng đào lò (có 11 đơn vị) Từ phân xưởng đào lò số 1 (K1) đến phân xưởng đào lò số 13 (K13) (trừ K4, K6 và K8) và phân xưởng đào lò giếng Đ1: Quản lý nguồn nhân lực được giao và trực tiếp đào lò xây dựng cơ bản và đào lò chuẩn bị sản xuất.
+ Phân xưởng Vận tải lò: Quản lý hệ thống đường lò cơ bản, đường sắt 900 mm; vận tải than, đất đá cho các đơn vị sản xuất hầm lò toàn Công ty
+ Phân xưởng Vận tải giếng: (gồm có VTG-1 và VTG-2): Quản lý hệ thống lò giếng, vận tải than và đất đá cho các phân xưởng sản xuất khu giếng
+ Phân xưởng Thông gió: Quản lý toàn bộ hệ thống thông gió, kiểm soát khí mỏ.+ Phân xưởng Lộ thiên: San gạt, bốc xúc, vận chuyển đất đá, than lộ vỉa
+ Phân xưởng Cơ điện lò: Chế tạo sản phẩm cơ khí, lắp đặt các thiết bị lò
+ Phân xưởng Tuyển than: Sàng tuyển, phân loại sản phẩm than để tiêu thụ
+ Phân xưởng Ô tô: Bốc xúc, vận chuyển than, vận chuyển công nhân
+ Phân xưởng Điện: Quản lý hệ thống cung cấp điện toàn Công ty
+ Phân xưởng Gia công vật liệu xây dựng: Xây dựng các Công trình thuộc mỏ; sản xuất vật liệu phục vụ sản xuất của Công ty
+ Phân xưởng Chế biến than: Chế biến các loại sản phẩm theo yêu cầu của công tác tiêu thụ than
- Các Phân xưởng phục vụ:
+ PX.Phục vụ: Tham mưu, giúp việc cho giám đốc trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản trị theo quy định của pháp luật
+ PX.Đời sống: Tổ chức thực hiện nhiệm vụ được Giám đốc Công ty giao là phục
vụ ăn, uống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty và khách của Công ty
1.1.3.3 Cơ cấu tổ chức của các bộ phận sản xuất.
a Sơ đồ tổ chức cuả các bộ phận sản xuất.
Sơ đồ tổ chức của các bộ phận sản xuất được thể hiện ở Hình 1-2
Trang 18b Mối quan hệ quyền hạn giữa các bộ phận sản xuất chính.
Giữa các bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau từ quản đốc phân xưởng được huy động toàn bộ nguồn lực của phân xưởng vào việc thực hiện nhiệm vụ do Công ty giao Đồng thời tổ chức sắp xếp, bố trí, quản lý và sử dụng cán bộ công nhân viên của đơn vị vào việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo chế độ sản xuất
c Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
- Quản đốc phân xưởng: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả tổ chức thực
hiện nhịêm vụ của Công ty giao cho phân xưởng, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng phó quản đốc và tổ trưởng sản xuất Đồng giải quyết kịp thời các phương án về tổ chức sản xuất, biện pháp kỹ thuật công nghệ, biện pháp thi công của cán bộ dưới quyền đề xuất
- Phó quản đốc phân xưởng: Phó quản đốc phân xưởng ca 1; Phó quản đốc phân
xưởng ca 2; Phó quản đốc phân xưởng ca 3 là các Phó quản đốc phụ trách ca 1, ca 2, ca
3 Các phó quản đốc phân xưởng này đều có nhiệm vụ chung là giúp Quản đốc phân xưởng trực tiếp quản lý và tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất cho từng khâu công việc, từng tổ sản xuất với mục tiêu sản xuất an toàn chất lượng, hiệu quả cao, đảm bảo kế hoạch tiến độ sản xuất của Công ty và phân xưởng, ra lệnh sản xuất cho từng tổ sản xuất, từng bộ phận và từng người làm việc theo chế độ sản xuất 3 ca của Công ty
Quản đốc phân xưởng
PQĐ ca 1
PQĐ ca 2
PQĐ ca 3
PQĐ cơ điệnNhân viên thống kê
Tổ SX ca 1
Tổ SX ca 2
Tổ SX ca 3
Tổ SX cơ điện
Trang 19Hình 1-2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của bộ phận sản xuất
-Phó quản đốc cơ điện: Thực hiện theo sự phân công của Quản đốc, giúp quản
đốc phân xưởng trực tiếp quản lý và tổ chức chỉ đạo thực hiện các công việc gồm: Vận hành hệ thống trạm điện, mạng điện thuộc phân xưởng quản lý đảm bảo đúng quy trình
kỹ thuật, quy phạm an toàn, hướng dẫn, kiểm tra và trực tiếp chỉ huy, điều hành công nhân thực hiện nhật lệnh sản xuất
- Tổ sản xuất: Các tổ sản xuất ca 1, ca 2, ca 3 thực hiện công việc dưới sự chỉ đạo
của các Phó quản đốc phân xưởng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao của từng ca
- Nhân viên thống kê: Thực hiện theo sự phân công của Quản đốc phân xưởng,
làm nhiệm vụ theo dõi, giám sát và thống kê quá trình làm việc của 3 ca
Nhìn chung, qua 48 năm xây dựng và phát triển, bộ máy tổ chức của Công ty đã tương đối hoàn thiện, thực hiện đầy đủ và chuyên nghiệp các chức năng, nhiệm vụ của một công ty hoạt động theo Luật Doanh nghịêp, trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, góp phần quan trọng đem lại thành công cho Công ty
d Chế độ làm việc của công ty
Thời gian làm việc của Công ty được quyết định số 188/1999 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và điều 68 ÷ 81 của Bộ Luật Lao động Quy định cụ thể như sau:
- Đối với bộ phận quản lý: Ngày làm việc 8 giờ, tuần làm việc 6 ngày, nghỉ ngày chủ nhật, không kể chế độ nghỉ lễ, tết mà Nhà nước quy định
Trang 20- Đối với bộ phận sản xuất trực tiếp: Công ty áp dụng chế độ làm việc 3 ca liên tục, thực hiện chế độ đảo ca ngược (3-2-1) nghỉ ngày chủ nhật Thời gian nghỉ giữa ca cho cán bộ công nhân viên vào ban ngày là 30 phút/ca, ban đêm là 45 phút/ca.
e Tình hình xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch
- Trình tự, phương pháp và căn cứ lập các loại kế hoạch:
Những căn cứ để xây dựng kế hoạch
- Công văn hướng dẫn về việc lập kế hoạch năm của Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam
- Căn cứ vào tình hình thực tế của khai thác và tiêu thụ sản phẩm của Công ty
- Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất trước của Công ty
- Năng lực sản xuất của các khâu sản xuất chính như: khoan nổ, bốc xúc, vận chuyển, sàng tuyển
- Tình hình biến động về giá cả và nhu cầu than trên thị trường
Trình tự phương pháp xây dựng kế hoạch
Dựa vào các căn cứ trên Công ty tiến hành lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm tiếp theo Các chỉ tiêu cơ bản xuất phát từ tình hình thực hiện kế hoạch năm phân tích và các hướng dẫn của Tập đoàn
Khi lập kế hoạch, các Phó giám đốc kỹ thuật và các phòng ban liên quan báo cáo trữ lượng tài nguyên khai thác, tình hình tiêu thụ sản phẩm, và khả năng đáp ứng của Công ty để tiến hành lập kế hoạch sản xuất Sau khi lập xong, bản kế hoạch sẽ được chuyển cho Giám đốc ký duyệt Khi đã được ký duyệt chính thức, đây sẽ là căn cứ để cân đối tài chính, vật tư, lao động, tiền lương
f Tình hình chất lượng đội ngũ CBCNV của Công ty (Có biểu chi tiết thời điểm đến
31/12/2012).
Đội ngũ lao động có trình độ và tay nghề cao (Bậc thợ công nhân kỹ thuật bình quân là 4,35) như hiện nay có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của sản xuất giúp cho Công
Trang 21ty tận thu tối đa tài nguyên và nâng cao năng suất lao động Bên cạnh đó Công ty còn tạo
ra những động lực thúc đẩy nâng cao năng suất lao động như:
- Khoán chi phí
- Áp dụng những thành tựu tiến bộ khoa học kĩ thuật và tổ chức sản suất
- Thường xuyên nâng cao trình độ văn hoá, tay nghề cho người lao động
Việc áp dụng công nghệ khoa học tiên tiến vào sản xuất, Công ty đã áp dụng thành công cột chống thuỷ lực đơn của Trung Quốc, giàn chống mền, giá khung ZH trải lưới thép nền lò chợ, giá thuỷ lực di động, dàn VINAALTA vào khai thác than Đây là yếu
tố quyết định nâng cao năng suất lao động của Công ty
1.2 Trình bày về công nghệ khai thác hiện tại của Công ty
Hiện tại Công ty cổ phần than Vàng Danh-Vinacomin đang áp dụng 2 công nghệ khai thác than là công nghệ khai thác hầm lò và công nghệ khai thác lộ thiên trong đó công nghệ khai thác hầm lò giữ vai trò chủ đạo Cho đến nay sản lượng khai thác hầm lò thường đạt trên 3 triệu tấn than nguyên khai trên năm chiếm trên 85% sản lượng than nguyên khai của Công ty
1.2.1 Công nghệ khai thác hầm lò, đào lò chuẩn bị sản xuất
Là công nghệ khai thác thủ công kết hợp với cơ giới hoá, chủ yếu bằng phương pháp khoan, nổ mìn để tách than ra khỏi khối khoáng sàng, sản phẩm sau công nghệ được gọi là than nguyên khai, dòng than này thông qua hệ thống máng trượt, băng tải nằm trong lò chợ, tự trượt theo độ dốc xuống hệ thống máng cào, băng tải vận tải tại các chân
lò và đổ vào bun ke chứa
+ Công nghệ vận tải hầm lò
Khai thác chợMáng cào
Xe goòngTàu điện cần vẹtQuang lậtBun ke nhà máy
Trang 22Hình 1- 3: Sơ đồ công nghệ vận chuyển than hầm lò
Hình 1- 4: Sơ đồ công nghệ vận chuyển đất đá hầm lò.
- Đào lò xây dựng cơ bản
- Đào lò chuẩn bị sản xuất xu
Tổ chức khai thác than lò chợ bằng các công nghệ khấuVận chuyển than về phân xưởng tuyển bằng băng tải
taatầu điện
Sàng tuyển chế biến than, nhập kho
Sản phẩm được giao cho Công ty kho vận Đá bạc
Xe goòng T u i n c nầ đ ệ ầ
Trang 23
Hình 1- 5: Sơ đồ công nghệ sản xuất than hầm lò.
1.2.2 Công nghệ khai thác lộ thiênKhoan, nổ mìn
Bốc xúcVận chuyển
Đất đáBãi thảiThanSàng tuyển
Trang 24Hình 1-6: Sơ đồ công nghệ khai thác lộ thiên
Với sơ đồ công nghệ của khai thác than hầm lò cũng như khai thác than lộ thiên, cho phép Công ty chủ động hoàn toàn trong việc khai thác than không bị phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài; do Công ty quản lý đồng bộ từ khâu khai thác than nguyên khai đến khi than sạch được giao cho khách hàng (Công ty Kho vận Đá bạc-Vinacomin)
1.2.3 Công nghệ sàng tuyển
Hình 1-7: Sơ đồ công nghệ sàng tuyểnTại nhà máy tuyển than thông qua dây chuyền công nghệ sàng tuyển Tuỳ yêu cầu phẩm cấp mà khách hàng cần, chủng loại than thương phẩm của thị trường mà tại nhà máy tuyển than được sàng theo chu trình của tuyến 1δ, 2k.Than thành phẩm được đưa vào các bunke chứa của nhà máy tuyển và được rót xuống toa xe loại 30T của Công ty Kho vận Đá Bạc trên hệ thống đường sắt 1000mm Một số sản phẩm được đưa vào kho chứa thông qua hệ thống vận tải bằng ôtô, máy xúc
+ Quá trình tiêu thụ sản phẩm
Hiện nay Tập đoàn CN-Than KS Việt nam đã chỉ đạo 3 đơn vị thành viên có nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm cho cả tập đoàn tại Quảng Ninh, khu vực Uông Bí là Công ty Kho vận Đá Bạc-Vinacomin, do vậy Công ty chỉ sản xuất chế biến và giao cho Công ty Kho vận Đá Bạc-Vinacomin vận chuyển và tiêu thụ
Như vậy, với một sơ đồ công nghệ khép kín, cộng với việc sắp xếp bố trí phối hợp máy móc thiết bị, nhân lực thích hợp đã tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty phát triển nhanh về sản lượng Công ty luôn chủ động trong sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị
Trang 25trường, sản lượng than sản xuất của Công ty trong những năm qua luôn có mức độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước Ngoài ra, Công ty luôn tận thu bã sàng, bố trí lao động thủ công tận thu than cục vừa tạo việc làm và thu nhập cho người lao động nhàn rỗi trên địa bàn và tăng doanh thu cho Công ty.
1.2.4 Về trình độ công nghệ của Công ty
Từ năm 1998, Công ty đã đi đầu trong việc thử nghiệm công nghệ khai thác than cột dài theo phương lò chợ chống bằng cột thuỷ lực đơn, đem lại hiệu quả kinh tế cao Cùng với việc tiếp tục nâng cao hiệu quả chống giữ lò bằng cột ma sát, Công ty còn nghiên cứu áp dụng một số đề tài công nghệ khai thác than vỉa dốc bằng dàn mềm, trải lưới thép nền lò chợ, đưa giá thuỷ lực di động vào khai thác than thay thế hoàn toàn lò chợ chống gỗ… đảm bảo an toàn và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, giảm tổn thất tài nguyên, công suất các lò chợ tăng cao
Hai công trình đào giếng nghiêng tại khu vực Vàng Danh và khu Cánh Gà đã khẳng định sự tiến bộ vượt bậc của đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật của Công ty trong tiếp thu, làm chủ công nghệ đào lò giếng
Tháng 9/2007 Công ty đưa dự án KDT-1 vào áp dụng tại vỉa 7 dốc Đây là công trình áp dụng thử nghiệm cơ giới hoá khai thác vỉa dày, dốc sẽ đem tới các ưu điểm nổi bật như: độ an toàn cao, thu hồi than trần triệt để, giảm tổn thất than, nâng cao năng suất lao động
Năm 2007, Công ty đã phối hợp với viện KHCN mỏ đưa dự án khai thác bằng dàn chống tự hành VINAALTA và máy khấu của Cộng hoà SEC sản xuất vào lò chợ, đây là công trình thử nghiệm cơ giới hoá đồng bộ, bước đầu có hiệu quả tốt
Tháng 3 năm 2008, Công ty tiếp tục áp dụng công nghệ khấu than bằng khung giá
ZH tại lò chợ vỉa 6 Đây là dự án có tính khả thi trong khai thác lò chợ Tháng 2 năm
2009 Công ty đã áp dụng công nghệ này với lò chợ 7-1 Giếng Vàng Danh đạt kết quả tốt
Như vậy, Công ty đã từng bước áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khai thác nhằm không ngừng nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh
Trang 26Với một sơ đồ công nghệ khép kín, gồm cả quá trình khai thác và chế biến than, tạo điều kiện cho Công ty gia tăng doanh thu, lợi nhuận, đồng thời giải quyết thêm công ăn việc làm cho người lao động
Công ty áp dụng cả hai công nghệ khai thác là công nghệ khai thác lộ thiên và công nghệ khai thác hầm lò phù hợp với điều kiện địa chất tự nhiên từng khu vực khai thác và tạo điều kiện gia tăng năng suất lao động Bởi lẽ, nếu điều kiện mỏ - địa chất cho phép thì khai thác lộ thiên sẽ tận dụng được nhiều tài nguyên, công nghệ sản xuất đơn giản hơn, chi phí sản xuất thấp hơn và năng suất lao động cao hơn
Công ty luôn chủ động trong sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường Sản lượng than sản xuất của Công ty trong những năm qua luôn có mức độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước Ngoài ra, Công ty luôn tận thu bã sàng, bố trí lao động thủ công tận thu than cục vừa tạo việc làm và thu nhập cho người lao động vừa tăng doanh thu cho Công ty
CHƯƠNG 2
HỆ THỐNG BƠM THOÁT NƯỚC
2.1 Hệ thống bơm thoát nước công ty than Vàng danh
2.1.1 Hệ thống thoát nước giếng mức -50
Tại giếng chính được lắp đặt 2 máy bơm mã DF450 60x5
Trang 27Đây là bơm ly tâm nhiều cấp, bơm nước sạch hoặc dịch thể có tính ăn mòn phù hợp với việc bơm cấp, thoát nước tại các mỏ, nhà máy Trạm bơm trung tâm mức -50 Giếng Cánh Gà được lắp đặt 02 bơm loại DF 450-60 x5 để bơm thoát nước cho khu vực mức -50 lên mặt bằng cửa giếng mức +130 và đổ ra suối Cánh gà.
-Lưu lượng về mùa mưa là 450m
3/h -Lưu lượng về mùa khô là 150m
3/h
2.1.2 Hệ thống thoát nước khu vực lò giếng mức +40
Đây là bơm ly tâm nhiều cấp, bơm nước sạch, phù hợp với việc bơm cấp, thoát nước sạch tại các mỏ, nhà máy Sử dụng bơm nước sạch không lẫn cát, sỏi, không hoá chất hoặc dịch thể khác Trạm bơm trung tâm mức +40 Giếng Cánh Gà được lắp đặt 3
Trang 28bơm chính Mitsuky dũng KL 300-45x3 và bơm mồi CP400-2M để bơm thoát nước cho khu vực mức +40 lên mức +135 Cánh gà
-Lưu lượng về mùa khô : khoảng 55m
3/h -Lưu lượng về mùa mưa : khoảng 185m
3/h
- Năng suất bơm: 350m3/h
- Chiều cao đẩy ( cột áp) 200 mH20
- Chiều cao hút 5,49 mH20
- Đường kính ống hút: 240 mm
- Đường kính ống đẩy: 220 mm
- Trọng lượng bơm(không tính động cơ): 722 kg
- Hiệu suất làm việc: 78,8 %
-Thông số kỹ thuật của động cơ bơm:
Động cơ điện phũng nổ: + Mó hiệu: YB2 825M - 4
+ Hiệu suất làm việc: 92,8 %
Trang 29+ Bộ phận động lực: Động cơ điện và thiết bị điều khiển biến tần ABB
+ Bộ phận truyền lực: Múp nối và các ngón nối
+ Hệ thống ống hút, giỏ hút có lắp van 1 chiều (giỏ bơm)
-Nguyên lý làm việc:
Trước khi làm việc phải tiến hành bơm mồi nước cho bơm (làm đầy nước vào đường ống hút và các bánh xe công tác) Khi động cơ quay truyền động qua múp nối dẫn đến trục bơm quay (bánh xe công tác lắp cố định vào trục bơm) Mỗi phần tử chất lỏng nằm trong bánh xe công tác sẽ quay theo và chịu tác dụng của lực ly tâm Do tác dụng lực này, các phần tử chất lỏng sẽ dịch chuyển từ cửa hút vào bánh xe công tác cấp 1, qua rãnh dẫn hướng vào bánh xe công tác số 2 , tiếp tục qua cấp 3 ra cửa đẩy Tại cửa hút xuất hiện
sự chênh lệch áp suất nên chất lỏng sẽ hút từ ngoài vào qua giỏ bơm qua đường ống hút, vào các bánh xe công tác, ra cửa đẩy thực hiện chu trình “Hút - Đẩy”
Trang 30- Từ kết cấu của hệ thống trên, tuỳ theo lưu lượng nước sinh thuỷ nhiều hay ít mà cho số lượng bơm hoạt động tương ứng cho hợp lý Khi lưu lượng nước sinh thuỷ ít cho 1 bơm hoạt động, kết hợp với bơm 1,bơm 2, bơm 3 KL 300-45x3 hoạt động.
- Để tăng tính dự phòng (tránh ẩm ướt, rò mát phần điện như động cơ, biến tần vv,kẹt phần cơ như hệ thống các van, ống, giỏ hút.) Các bơm phải cho hoạt động luân phiên nhau theo chu kỳ : cứ sau 8 tiếng dừng thì cho hoạt động trở lại
- Vận hành bơm:
- Sau khi kiểm tra toàn bộ hệ thống trạm bơm xong đảm bảo mọi yêu cầu kỹ thuật,
an toàn thì đóng điện biến tần, ấn nút “chạy” trên hộp nút bấm cho bơm làm việc Trong quá trình bơm làm việc phải thường xuyên theo dõi tình trạng làm việc của bơm để dừng bơm kịp thời khi có hiện tượng khác thường xảy ra đồng thời báo cáo với cán bộ đơn vị
để có biện pháp xử lý
Trường hợp để bơm làm việc trong chế độ không có người trực thường xuyên), thì phải lắp đặt hệ thống bảo vệ như rơle cường độ, rơle nhiệt, công tắc phao ( đát trích nước) để bảo vệ thiết bị khi bơm bị quá tải, hoặc chạy không khi nước đã cạn dưới giỏ hút
-Dừng máy:
- Ân nút dừng trên hộp nút bấm, bơm sẽ dừng làm việc, cắt điện biến tần cấp điện cho động cơ bơm
- Vệ sinh công nghiệp bơm, ghi sổ bàn giao ca
2.1.5 Một số hiện tượng hư hỏng - Nguyên nhân - Biện pháp khắc phục
TT Hiện tượng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
1 Máy rung, tiếng ồn lớn, ổ đỡ trục nóng - Độ đồng trục giữa động cơ với trục bơm chưa đạt (lệch)
- Thiếu dầu mỡ bôi trơn
- Căn chỉnh lại cho đồng tâm (độ lệch cho phép ≤0,1mm).
- Bổ sung dầu mỡ
2 Bơm không lên nước và thân - Mồi nước chưa đủ, đường ống hút hở - Mồi nước cho đầy
Trang 31bơm nóng - Van hút kẹt không mở
- Làm kín ống hút
- Kiểm tra sửa thông van hút ( van 1 chiều giỏ hút)
3 Lưu lượng thấp(không bình thường)
- Do bánh xe công tác mòn nhiều, khe hở giữa bánh xe công tác với vỏ lớn
- Hỏng sợi túp ( sợi phớt bơm)
- Tắc đường ống đẩy.
- Bánh quay có dị vật làm tắc
- Thay bánh xe công tác
- Thay sợi túp mới
- Kiểm tra thông tắc đường ống.
- Kiểm tra lấy dị vật ra
4 Vỏ động cơ quá nóng( không bình thường) - ép túp quá chặt (cổ chèn phớt)- Bơm làm việc quá tải do các van trên
đường ống đẩy không mở hay mở chưa hết.
- Động cơ làm việc 2 pha
- Kiểm tra cho thay vòng bi
- Kiểm tra nâng chỉnh đủ điện
áp cho động cơ.
- Kiểm tra áp tô mát, khởi động
từ, công tắc tơ, các đầu đấu cáp
Trang 32Hình 2.2 Sơ đồ các mức của bể chứa nước
2.2.1 Chế độ vận hành 3 bơm theo mức nước H0, H1,H2,H3
Mức H1: Chạy luân phiên 3 bơm 8 giờ 1 bơm Bơm đến mức H0 thì dừng Nếu trong 1 lần chạy chưa đủ 8h thì lần sau khi phao báo mức H1 sẽ chạy tiếp bơm đó cho đủ 8h mới luân phiên sang bơm khác
Mức H2 Cho chạy 2 bơm đến mức H0 thì dừng Nếu đang đến lượt bơm 1 chạy luân phiên thì cho chạy bơm 2 cùng bơm 1 Đang chạy bơm 2 luân phiên thì cho chạy bơm 3 Nếu bơm 3 đang chạy luân phiên thì cho chạy bơm 1 cùng bơm 3
Mức H3 cho chạy đồng thời 3 bơm đến mức H0 thì dừng Đồng thời bật còi báo động Còi báo sẽ tặt được bằng tay hoặc khi mức nước rút đến mức H2
Có 1 bơm mồi và 1 phao báo mức nước mồi Khi ấn nút chạy, nếu nước chưa đến mức phao báo mồi thì cho chạy bơm mồi Bơm đến khi phao báo nước thì dừng Khi nước lên tới phao báo mức nước bơm mồi mới cho chạy đc bơm còn lại theo chương trình
2.3.2 Vai trò
Trong hệ thống điều khiển tự động hoá PLC được xem như một trái tim, với chương trình ứng dụng được lưu trong bộ nhớ của PLC Nó điều khiển trạng thái của hệ
Trang 33thống thông qua tín hiệu phản hồi ở đầu vào, dựa trên nền tảng của chương trình logic để quyết định quá trình hoạt động và xuất tín hiệu đến các thiết bị đầu ra.
PLC có thể hoạt động độc lập hoặc có thể kết nối với nhau và với máy tính chủ thông qua mạng truyền thông để điều khiển một quá trình phức tạp
2.3.3 Ưu thế của việc dùng PLC trong tự động hóa.
-Thời gian lắp đặt ngắn
-Dễ dàng thay đổi chương trình điều khiển mà không gây tổn thất
-Thời gian huấn luyện sử dụng ngắn, bảo trì dễ dàng
-Độ tin cậy cao, chuẩn hoá được phần cứng điều khiển.Thích ứng trong các môi trường khắc nghiệt như: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, điện áp thay đổi,…
Rõ ràng so với hệ thống điều khiển dùng Rơle thì hệ thống điều khiển dùng PLC có
ưu thế tuyệt đối về khả năng linh động, mềm dẻo, và hiệu quả giải quyết bài toán cao
2.3.4 Cấu tạo của PLC S7-300
Phần cứng của PLC S7-300:
PLC S7-300 được thiết kế theo kiểu module Các module này sử dụng cho nhiều ứng dụng khác nhau Việc xây dựng PLC theo cấu trúc module rất thuận tiện cho việc thiết kế các hệ thống gọn nhẹ và dễ dàng cho việc mở rộng hệ thống Số các module được
sử dụng nhiều hay ít tuỳ theo từng ứng dụng, song tối thiểu bao giờ cũng có một module chính là module CPU Các module còn lại là những module truyền và nhận tín hiệu với đối tượng điều khiển bên ngoài, các module chức năng chuyên dụng… Chúng được gọi chung là các module mở rộng
Các module mở rộng gồm có:
+ Module nguồn (PS)
+ Module mở rộng cổng tớn hiệu vào/ra (SM), gồm cú: DI, DO, DI/DO, AI, AO, AI/AO
+ Module ghép nối (IM)
+ Module chức năng điều khiển riêng (FM)
Trang 34+ Module phục vụ truyền thông (CP).
Ngôn ngữ lập trình Step 7, từ V5.1 hoặc cao hơn
Bộ nhớ lưu chương trình MMC ( tối đa 8 MB)
Vùng địa chỉ vào/ra 2048/2048 byte ( có thể định địa chỉ tự do).
Kênh tương tự vào/ra tối đa 1024/1024
Trang 35Trong đó:
1 Đèn chỉ thị nguồn 24VDC
2 Đầu nối dây ngõ ra điện áp 24VDC
3 Cầu chì bảo vệ quá dòng
4 Đầu nối dây với ngõ vào điện áp 220VAC
2.6 Module đầu vào số và module đầu ra số
Lựa chọn 2 module: Analog input module AI2 x U/I/R/RTD/TC; (6ES7 0AB0)
331-7KB02-1 module Digital input / Output module DI8/DO8 x 24DCV/0.5A (6ES7 323-331-7KB02-1BH0331-7KB02-1-0AA0)
323-1BH01-2.7 Biến tần ABB ACS550
- Biến tần là gì?
Biến tần là thiết bị biến đổi dòng điện xoay chiều ở tần số này thành dòng điện xoay chiều ở tần số khác có thể điều chỉnh được
- Nguyên lý hoạt động của biến tần?
Nguyên lý cơ bản làm việc của bộ biến tần cũng khá đơn giản Đầu tiên, nguồn điện xoay chiều 1 pha hay 3 pha được chỉnh lưu và lọc thành nguồn 1 chiều bằng phẳng Công đoạn này được thực hiện bởi bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện Nhờ vậy, hệ số công suất cos của hệ biến tần đều có giá trị không phụ thuộc vào tải và có giá trị ít nhất 0.96 Điện áp một chiều này được biến đổi (nghịch lưu) thành điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng Công đoạn này hiện nay được thực hiện thông qua hệ IGBT (transistor lưỡng cực có cổng cách
Trang 36ly) bằng phương pháp điều chế độ rộng xung (PWM) Nhờ tiến bộ của công nghệ vi xử lý
và công nghệ bán dẫn lực hiện nay, tần số chuyển mạch xung có thể lên tới dải tần số siêu
âm nhằm giảm tiếng ồn cho động cơ và giảm tổn thất trên lõi sắt động cơ
-Hiệu suất chuyển đổi nguồn của các bộ biến tần rất cao vì sử dụng các bộ linh kiện bán dẫn công suất chế tạo theo công nghệ hiện đại Chính vì vậy, năng lượng tiêu thụ cũng xấp xỉ bằng năng lượng yêu cầu của hệ thống
-Với giải pháp tiết kiệm năng lượng bên cạnh việc nâng cao tính năng điều khiển hệ thống, các bộ biến tần hiện nay đang được coi là một ứng dụng chuẩn cho các hệ truyền động cho bơm và quạt
-Nhờ tính năng kỹ thuật cao với công nghệ điều khiển hiện đại nhất (điều khiển tối ưu
về năng lượng) các bộ biến tần đang và sẽ làm hài lòng nhiều nhà đầu tư trong nước, trong khu vực và trên thế giới
Hình 2.4 Biến tần ABB ACS550
Trang 37Hình 2.5 Sơ đồ mạch nguyên lý của biến tần ABB ACS550 Các thông số kỹ thuật của biến tần ABB ACS550 trong hệ thống điều khiển lưu
lượng tuyến băng tải được trình bày trong Bảng 2.2
Trang 38X1 Hardware description
Analog I/O
1 SCR Đầu nối cho tín hiệu cáp lá chắn (kết nối bên trong đến khung nối đất.)
2
AI1 Đầu vào kênh 1, lập trình Mặc định 2 = tần số tham chiếu độ phân giải 0.1%, độ chính xác ±1%.
Hai loại công tắc DIP có thể được sử dụng J1: AI1 OFF: 0…10 V (Ri = 312 kohm) ON
4 +10V Điện thế nguồn tham chiếu : 10 V ±2%, max 10 mA (1 kohm < R < 10 kohm).
5 AI2 Đầu vào tương tự kênh 2, lập trình Mặc định 2 = không sử dụng Độ phân giải
11 GND Đầu ra điện áp phụ chung (kết nối bên trong là thả nổi ).
12 DCOM Đầu vào số chung Để kích hoạt đầu vào số, phải có V (hoặc -10 V)
giữa đầu vào và DCOM 24 V được cung cấp bởi ACS550 (X1-10) hoặc bởi một nguồn bên ngoài 12…24 V của không phân cực
13 DI1 Đầu vào số 1, lập trình Mặc định 2 =start/stop
14 DI2 Đầu vào số 2, lập trình Mặc định 2 = fwd/rev.
15 DI3 Đầu vào số 3, lập trình Mặc định 2 = hằng số tốc độ sel (mã).
Trang 3916 DI4 Đầu vào số 4, lập trình Mặc định 2 = hằng số tốc độ sel (mã).
17 DI5 Đầu vào số 5, lập trình Mặc định 2 = chọn cặp dốc (mã).
18 DI6 Đầu vào số 6, lập trình.Mặc đinh 2= không sử dụng.
Relay
outputs
19 RO1C Đầu ra relay 1, lập trình Mặc định = sẵn sàng Lớn nhất: 250 V
AC / 30 V DC, 2 A Nhỏ nhất: 500 mW (12 V, 10 mA)
Hiệu suất chuyển đổi 98%
Khả năng quá tải 150% - 1 phút/10 phút; 180% - 2 giây
Dòng điện khởi động <Iđm
Phương pháp điều khiển Tuyến tính V/f; bình phương V/f; đa điểm V/f;
điều khiển dòng từ thông FCCTần số điều chế xung (PWM) 2kHz đến 16kHz
Dải tần số nhảy 4, tùy đặt
Độ phân giả điểm đặt 10 bit analog, 0.01Hz giao tiếp nối tiếp
Các đầu vào số 6 đầu vào số lập trình được, cách ly
Các đầu vào tương tự 2÷10V, 0 ÷20mA
Các đầu ra tương tự 0(4) – 20mA,tải <500 Ω
Trang 40Cổng giao tiếp nối tiếp RS-485, USS protocol
Nhiệt độ làm việc CT - 10
0 đến +500C
VT - 100C đến +400CKích thước Cỡ vỏ (FS) Cao x Rộng x Sâu kg
-Thời gian tăng tốc tức thời:5
-Thời gian giảm tốc tức thời:5
2.8 Lựa chọn aptomat
Aptomat là thiết bị đóng cắt hạ áp, có chức năng bảo vệ quá tải và ngắn mạch
Do ưu điểm hơn hẳn cầu chì là khả năng làm việc chắc chắn, tin cậy, an toàn, đóng cắt đồng thời 3 pha và khả năng tự động hóa cao nên mặc dù có giá thành cao hơn nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi trong lưới điện hạ áp công nghiệp
Việc lựa chọn aptomat tuân theo 3 điều kiện sau:
UđmA ≥ UđmLĐ
IđmA ≥ Itt
IcđmA ≥ IN
Trong đó:
+ UđmA : điện áp định mức của aptomat (V)
+ UđmLĐ :điện áp định mức của lưới điện (V)
+ IđmA :dòng điện định mức của aptomat (I)
+ Itt :dòng điện tính toán của phụ tải (I)
+ IcđmA :dòng cắt định mức của aptomat (I)
+ IN :dòng ngắn mạch (I)