1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Nghiên cứu công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình dân dụng nhà cao tầng tại tỉnh long an

112 636 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,73 MB

Nội dung

Kết quả dự kiến đạt được + Đưa ra được danh sách yếu tố và mức độ tác động đến công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng các công trình tại tỉnh Long an; + Đưa ra các cá

Trang 2

Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường đại học Thủy Lợi, Lãnh đạo Khoa Công trình trường đại học Thủy Lợi đã tạo điều kiện

để tôi hoàn thành tốt khóa học

Cuối cùng tôi cũng xin chân thành cảm ơn người thân, bạn bè và đồng nghiệp

đã động viên giúp đỡ, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu viết luận văn

Dù đã cố gắng hết khả năng của mình để hoàn thành luận văn này nhưng sẽ không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của Thầy

Trang 3

LỜI CAM KẾT

Tôi tên là Huỳnh Văn Bình

Là học viên cao học khóa 20 ngành Quản Lý Xây Dựng tại Cơ Sở 2 – Trường Đại Học Thủy Lợi, niên khóa 2012-2014

Tôi xin cam đoan, đề tài “Nghiên cứu công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình dân dụng nhà cao tầng tại Tỉnh Long an” là

công trình nghiên cứu do chính Tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Mỵ Duy Thành, đề tài này chưa được công bố trên bất kỳ tạp chí, bài báo nào

Nếu có điều gì sai trái, không đúng với lời cam đoan này, Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng …… năm 2014

Tác giả

Huỳnh Văn Bình

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ……… 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU ……….………… 5

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ … ……… 5

MỞ ĐẦU ……… 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ DÂN DỤNG 9

1.1 Khái niệm về an toàn lao động trong xây dựng công trình 9

1.2 Thực trạng về an toàn lao động ở Việt Nam và Thế giới 10

1.3 Đặc điểm về công tác an toàn và quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng 16

1.4 Công tác kiểm tra và thực hiện giám sát an toàn lao động tại các công trình thi công xây dựng hiện nay 20

1.5 Tổ chức thi công tại các công trình thi công xây dựng hiện nay tác động đến An toàn lao động 20

1.6 Kết luận 27

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH …….… 28

2.1 Đặc điểm của công tác thi công công trình ……… 28

2.2 Quy định pháp luật về công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng ……… 33

2.2.1 Hệ thống văn bản pháp quy ……… 33

2.2.2 Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật ……… 38

2.3 Tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát công tác an toàn lao động trong thi công xây dựng ……… 39

2.3.1 Cơ quan quản lý nhà nước ……… ……… 39

2.3.2 Chủ đầu tư ……… 41

2.3.3 Nhà thầu thi công ……… 42

Trang 5

2.4 Nghiên cứu, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý an toàn lao

động trong thi công xây dựng ……… 44

2.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý an toàn lao động ……… 44

2.4.1.1 Yếu tố khách quan: cơ chế chính sách; môi trường thi công ……… 48

2.4.1.2 Yếu tố chủ quan: Con người; trang thiết bị cá nhân; các công cụ đảm bảo an toàn khác ……… ………… 50

2.4.2 Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ……… ……… 52

2.5 Kết luận ……… 61

CHƯƠNG 3: CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ CÔNG VỤ TỈNH LONG AN ……… 62

3.1 Giới thiệu về công trình xây dựng ……… … 62

3.2 Công tác quản lý an toàn lao động trong thi công ……… 69

3.2.1 Nhà thầu thi công ……… 69

3.2.2 Chủ đầu tư ……… 73

3.2.3 Cơ quan nhà nước ……… 74

3.3 Đề xuất tăng cường an toàn lao động trong thi công xây dựng công Trình ……… 75

3.4 Kết luận ……… 84

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

PHỤ LỤC 91

Trang 6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam OH&S Occupational Health & Safety TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng

Việt Nam ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao

Hình 2 Mái che SVĐ De Grolsch Veste bị sập

Hình 3 Sập cầu vòm SVĐ Jawaharlal Nehru, Ấn Độ

Trang 7

Hình 4 Sập khán đài SVĐ Peru

Hình 5 Sập công trình xây dựng ở số 382 Nguyễn Tri Phương, phường Hòa

Thuận Tây, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng

Hình 6 Gãy cần cẩu công trình xây dựng "khu đất vàng - The One" gần chợ

Hình 11 Sơ đồ tổ chức của Bộ Xây Dựng về ATLĐ

Hình 12 Sơ đồ tổ chức Tổng Công ty xây dựng số 1 về ATLĐ

Hình 13 Sơ đồ tổ chức Công ty Hòa Bình về ATLĐ

Hình 14 Sơ đồ tổ chức Tổng Công ty xây dựng Sài Gòn

Hình 15 Thi công ép tỉnh cọc

Hình 16 Hình thử tỉnh cọc

Hình 17 Máy nắn thép

Hình 18 Hình ảnh biển báo ATLĐ

Hình 19 Thi công bê tông dầm sàn bằng phương pháp bơm ngang

Hình 20 Thi công đào đất hố móng bằng máy đào

Hình 21 BTCT dầm sàn sau khi tháo dở cốt pha

Hình 22 Sơ đồ tổ chức nhân sự Ban Chỉ Huy công trình Nhà Công Vụ Tỉnh LA Hình 23 Biểu đồ cột 5 yếu tố ảnh hưởng

Hình 24 Lưu đồ giải pháp về nhân sự ATLĐ

Hình 25 Lưu đồ giải pháp về đào tạo ATLĐ

Hình 26 Lưu đồ giải pháp về bảo dưỡng thiết bị

Hình 27 Lưu đồ giải pháp về kinh phí ATLĐ

Hình 28 Lưu đồ giải pháp ATLĐ về điện

Trang 8

MỞ ĐẦU

I Tính cấp thiết của đề tài

- Hiện nay các dự án xây dựng tại Long An được triển khai thi công, song công tác an toàn lao động còn nhiều vấn đề bất cập xảy ra từ đó ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng con người, tài sản, tác động tiêu cực đến an sinh xã hội Vì vậy để một dự án thực hiện có hiệu quả về kinh tế, đảm bảo yêu cầu về chất lượng, khối lượng và tiến độ, thì công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường cũng là một mục tiêu quan trọng của quản lý dự án và là yếu tố quan trọng góp phần cho thành công của dự án

- Theo tin từ Bộ lao động thương binh xã hội cho biết năm 2013 cả nước có 6.695 vụ tai nạn lao động làm cho 6.887 người bị nạn trong đó có 562 người chết tổng thiệt hại ước tính là 78.12 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực xây dựng chiếm nhiều nhất là 28,6%, nguyên nhân do tai nạn lao động chủ yếu do người sử dụng

lao động chiếm tỉ lệ 59%[1]

- Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt về chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011-2015 nhằm cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động; ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; chăm sóc sức khỏe người lao động; nâng cao nhận thức, bảo đảm sự tuân thủ pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động, bảo đảm an toàn thân thể và tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của

doanh nghiệp của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia [2]

- Do vậy việc quản lý an toàn lao động không phải chỉ là vấn đề của quốc gia, của từng địa phương mà là vấn đề cấp thiết hiện nay cho từng công trình xây dựng

- Đề tài “Nghiên cứu công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình dân dụng nhà cao tầng tại tỉnh Long An” nhằm nghiên cứu

các yếu tố tác động đến an toàn lao động, từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng đến công tác an toàn lao động để đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm hạn chế,

Trang 9

phòng ngừa tối đa rủi ro, đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng là vấn đề cấp thiết hiện nay

II Mục đích của đề tài

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác quản lý an toàn lao động, tìm ra nguyên nhân, giải pháp khắc phục

để công tác quản lý an toàn lao động được tốt hơn

III Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

- Qua tìm hiểu các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Long An, tham khảo, các báo cáo về an toàn lao động, các bài báo trong nước và nước ngoài về an toàn lao động, các tài liệu, đề tài, luận văn liên quan về an toàn lao động để tiếp cận đề tài cần nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu:

+ Phương pháp khảo sát, thu thập tổng hợp tài liệu;

+ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết;

+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế;

+ Phương pháp phân tích thống kê và sử dụng phần mềm Excel nhằm đưa ra nhận định chính xác và phù hợp với thực tế tại công trình hiện nay

IV Kết quả dự kiến đạt được

+ Đưa ra được danh sách yếu tố và mức độ tác động đến công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng các công trình tại tỉnh Long an;

+ Đưa ra các các giải pháp cải thiện về an toàn lao động trong thi công xây dựng các dự án tại tỉnh Long an

Trang 10

C HƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ DÂN DỤNG

1.1 Khái niệm về an toàn lao động trong xây dựng công trình

- An toàn lao động(ATLĐ): là tình trạng nơi làm việc đảm bảo cho người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, không gây nguy hiểm đến tính mạng, không bị tác động xấu đến sức khỏe

- ATLĐ là việc ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, gây thương tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động

- ATLĐ trong thi công xây dựng công trình: là hệ thống các biện pháp về tổ chức và quản lý, điều hành trên công trường nhằm cải thiện điều kiện lao động

và ngăn chặn tai nạn lao động trong thi công xây dựng công trình[3]

- Tai nạn lao động: Theo điều 142 Bộ Luật Lao Động, tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện

công việc, nhiệm vụ lao động[4]

- Bảo hộ lao động: là hệ thống các quy phạm pháp luật, các biện pháp về tổ chức kinh tế-xã hội, khoa học công nghệ để cải tiến điều kiện lao động nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người trong lao động, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

- Điều kiện lao động: Trong quá trình lao động để tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần, con người phải làm việc trong những điều kiện nhất định gọi là điều kiện lao động

- Các yếu tố của lao động bao gồm: Máy, thiết bị công cụ; nhà xưởng; năng lượng; nguyên vật liệu; đối tượng lao động; người lao động

- Các yếu tố liên quan đến lao động bao gồm:

+ Các yếu tố tự nhiên liên quan đến nơi làm việc;

+ Các yếu tố kinh tế, xã hội, các mối quan hệ đời sống, hoàn cảnh gia đình người lao động

Trang 11

1.2 Thực trạng về an toàn lao động ở Việt Nam và Thế giới

* Trên Thế giới

1.200 người chết vì phục vụ World Cup tại Qatar

Trên thế giới từ năm 2012 tới nay, đã có ít nhất 400 lao động Nepal và 500 lao động Ấn Độ tử vong tại Qatar Trung bình, cứ mỗi tuần lại có 12 công nhân phải ngã xuống để các công trình chuẩn bị cho World Cup được dựng lên "Sẽ

có hơn 4.000 công nhân phải nằm xuống trước khi trận bóng đầu tiên trong khuôn khổ World Cup 2022 được diễn ra", Tổng thư ký ITUC Sharan Burrow lên tiếng cảnh báo Hiện tại, có khoảng 1,4 triệu công nhân nhập cư đang làm việc tại Qatar Rất nhiều trong số họ đang tham gia xây dựng các công trình công cộng để phục vụ World Cup Tuy nhiên, điều kiện và môi trường lao động tại đây đang ở tình trạng báo động và công nhân xây dựng được ví như những

"nô lệ thời hiện đại"[5]

Sập SVĐ Brazil trước thềm World Cup 2014

Hình1: Cần cẩu gãy trục làm sập mái và một phần khán đài SVĐ Arena Corinthians

Trang 12

SVĐ Arena Corinthians, nơi sẽ diễn ra khai mạc World Cup 2014 vừa bất ngờ đổ sập trong quá trình thi công Một chiếc cần cẩu khổng lồ bị gãy trục đổ xuống khiến một phần lớn mái vòm và khán đài bị phá hủy nghiêm trọng Ít nhất

2 công nhân làm việc tại công trường bị cướp đi mạng sống bởi tai nạn đáng

tiếc[5]

Sập mái SVĐ Hà Lan, 15 người thương vong

Hình 2: Mái che SVĐ De Grolsch Veste bị sập

Mùa hè 2011 sân vận động SVĐ De Grolsch Veste của FC Twente, thành phố Enschede, Hà Lan cũng gặp một sự cố vô cùng đáng tiếc Trong quá trình cơi nới chỗ ngồi trên khán đài từ 24.000 lên 32.000 ghế ngồi, một cần trục đang hoạt động vô tình va vào mái che khiến toàn bộ phần mái bị đổ Ít nhất 1 người

tử vong, 14 người bị thương và mắc kẹt Sân vận động đang được nâng cấp cũng

bị phá hủy nghiêm trọng[5]

Trang 13

Sập cầu vòm SVĐ Jawaharlal Nehru, Ấn Độ

Hình 3: Chiếc cầu dẫn vào SVĐ bị gãy ngang

Sân vận động Jawaharlal Nehru, Ấn Độ là địa điểm chính tổ chức sự kiện Đại hội thể thao khối Liên hiệp Anh 2010 (Commonwealth Games) Tuy nhiên,

Ấn Độ gặp không ít rắc rối khi hàng loạt vụ tai nạn xảy ra tại SVĐ này ngay trước thềm Commonwealth Games diễn ra 10 ngày trước khi khai mạc Commonwealth Games, SVĐ Jawaharlal Nehru bất ngờ bị sập một phần của vòm trần giả Lúc này có rất nhiều công nhân đang thi công công trình nhưng may mắn không ai bị thương

Đáng nói, mới chỉ 1 ngày trước đó, 26 công nhân xây dựng đã bị thương, trong đó 5 người bị thương nặng, khi một chiếc cầu dành cho người đi bộ đang xây bên ngoài sân vận động trên bị sập Đây là chiếc cầu nối giữa khu vực đỗ xe tới sân vận động Toàn bộ kết cấu thép vòm cao khoảng 50m của cây cầu bị gãy khiến lớp bê-tông vỡ vụn xuống phần đường nhựa bên dưới

Nguyên nhân của những sự cố trên được cho là do chất lượng công trình kém

và nguyên vật liệu bị cắt xén quá nhiều[5]

Trang 14

Sập khán đài SVĐ Peru, 117 người nhập viện

Hình 4:Sập khán đài SVĐ Peru

Hồi năm 2011, đất nước Peru bàng hoàng trước tin 117 người phải nhập viện

vì khán đài Nam của Sân vận động Estadio Monumental ở Lima bất ngờ sụp đổ

Đây là sân vận động lớn nhất Peru và lớn thứ 2 khu vực Nam Mỹ, từng tổ chức

nhiều trận đấu vòng loại World Cup

Sự cố xảy ra ngay trước thềm một trận bóng đá trẻ Copa Crema Có khoảng

500 người có mặt trên khán đài phía Nam khi vụ sập xảy ra 117 người bị

thương và mắc kẹt nhưng may mắn không có ai bị tử vong Hơn 80 cảnh sát và

nhân viên cứu hộ ngay lập tức được điều động để kịp thời đưa nạn nhân tới bệnh

viện

Đây được xem là thảm kịch lớn nhất đối với bóng đá Peru trong hàng chục

năm qua Nguyên nhân của vụ sập có thể là do khán đài bị quá tải[5]

* Ở Việt Nam

Theo báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, năm 2013

trên toàn quốc đã xảy ra 6695 vụ TNLĐ làm 6887 người bị nạn trong đó:

Trang 15

- Số vụ TNLĐ chết người: 562 vụ;

- Số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên: 113 vụ;

- Số người chết: 627 người;

- Số người bị thương nặng: 1506 người;

- Nạn nhân là lao động nữ: 2308 người[6]

Theo báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong năm

2012 trên toàn quốc đã xảy ra 6777 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 6967 người

bị nạn, trong đó:

- Số vụ tai nạn lao động chết người: 552 vụ;

- Số người chết: 606 người;

- Số vụ TNLĐ có 02 người bị nạn trở lên: 95 vụ;

- Số người bị thương nặng: 1470 người;

- Nạn nhân là lao động nữ: 1842 người[7]

Điển hình năm 2013: theo nguồn tin từ Văn phòng UBND huyện Tĩnh Gia

sáng 17.3: Vào đêm 13.3, tại công trường thi công cầu Ghép trên QL1A - đoạn giáp ranh giữa huyện Quảng Xương và huyện Tĩnh Gia đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm một công nhân mất tích Đến sáng ngày 17.3, xác nạn

nhân đã được tìm thấy[8]

Một vụ tai nạn lao động thương tâm đã xảy ra tại công trình xây dựng chung

cư Khang Gia (đường Quang Trung, phường 14, quận Gò Vấp TP.HCM) khiến

một nữ công nhân tử vong[9]

Trong lúc đang làm việc tại khu vực máy đổ bê tông, nam công nhân bị dây

điện rò rỉ gây giật khiến nạn tử vong ngay sau đó[10]

Trang 16

Hình 5: Sập công trình xây dựng ở số 382 Nguyễn Tri Phương, phường Hòa

Thuận Tây, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng

Trưa 5.3 tại công trình xây dựng ở số 382 Nguyễn Tri Phương, phường Hòa Thuận Tây, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng xảy ra vụ tai nạn lao động khiến một công nhân nguy kịch[11]

Vụ sập giàn giáo làm 3 người chết ngày 11/1/2013 ở thị trấn Ninh Giang, Hải Dương;

Vụ ngã vào hồ xử lý chất thải ngày 24/4/2013 làm 3 người chết tại xã Long Thới, huyện Nhà Bè, TP HCM;

Vụ sạt lở mỏ đá ngày 7/6/2013 làm 3 người chết tại xã Đông Quang, Đông Sơn, Thanh Hóa;

Vụ tai nạn ngạt khí làm 6 người chết tại Đồng Tháp ngày 4/9/2013[12]

Gãy cần cẩu, hàng chục tấn sắt rơi xuống trung tâm TP.HCM

Sự việc xảy ra vào khoảng 4 giờ sáng nay, ngày 04.1 tại công trình xây dựng

"khu đất vàng - The One" gần chợ Bến Thành làm rơi hàng chục tấn sắt, gây đổ

hàng rào Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM (P.Bến Thành, Q.1, TP.HCM)[13]

Trang 17

Hình 6: Gãy cần cẩu công trình xây dựng "khu đất vàng - The One" gần chợ

Bến Thành

Như vậy qua các bài báo, các báo cáo về tai nạn lao động đã được công bố, cho thấy tình hình tai nạn lao động ở Việt Nam và trên thế giới là vấn đề hết sức nóng bỏng đòi hỏi cần thiết phải có những biện pháp hữu hiệu từ các ngành, các

cơ quan hữu quan nhằm hạn chế tình hình tai nạn lao động hiện nay Ở Việt Nam tình hình tai nạn lao động cả nước năm 2013 tăng hơn so với năm 2012 tăng 1,8%, cho nên cần phải thực hiện nghiêm túc công tác an toàn lao động hơn trong trong thời gian tới cụ thể là năm 2014

1.3 Đặc điểm về công tác an toàn và quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng

- Ngành xây dựng có nhiều nghề và công việc nặng nhọc, khối lượng về thi công

cơ giới và lao động thủ công lớn

- Công nhân xây dựng phần lớn phải thực hiện công việc ngoài trời, chịu ảnh hưởng xấu của thời tiết Lao động ban đêm trong nhiều trường hợp thiếu sáng vì điều kiện hiện trường rộng

- Nhiều công việc phải làm trong môi trường ô nhiễm của các yếu tố độc hại như

Trang 18

bụi, tiếng ồn, rung động lớn, hơi khí độc…

- Công nhân phải làm việc trong điều kiện di chuyển ngay trong một công trường, môi trường và điều kiện lao động thay đổi

- Vì vậy điều kiện lao động trong ngành xây dựng có nhiều khó khăn, phức tạp, nguy hiểm, độc hại Như vậy phải hết sức quan tâm đến cải thiện lao động, đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động

- Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó tạo nên điều kiện làm việc của con người trong quá trình sản xuất

- Để thực hiện tốt an toàn lao động thì phải đánh giá điều kiện lao động, phát hiện xử lý các yếu tố liên quan không thuận lợi bao gồm

1.3.1 Yếu tố của lao động

- Yếu tố của máy móc, thiết bị, công cụ

- Yếu tố của nhà xưởng

- Yếu tố của năng lượng, nguyên, nhiên liệu

- Yếu tố của đối tượng lao động

- Yếu tố của người lao động

1.3.2 Yếu tố liên quan đến lao động

- Các yếu tố tự nhiên liên quan đến nơi làm việc

- Yếu tố kinh tế, xã hội, quan hệ, đời sống hoàn cảnh gia đình liên quan đến tâm

lý người lao động

- Điều kiện lao động không thuận lợi gồm:

+ Yếu tố gây chấn thương, tai nạn lao động;

+ Yếu tố có hại cho sức khỏe, gây bệnh nghề nghiệp

Nhìn chung công tác an toàn lao động và quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng hiện nay có nơi thực hiện tốt, có nơi chưa thực hiện nghiêm túc, chưa chặt chẽ theo qui định của pháp luật, công tác an toàn lao động còn bị coi

Trang 19

nhẹ, trong các doanh nghiệp thi công xây dựng, người sử dụng lao động đôi khi

có tư tưởng chỉ thực hiện qui định một cách bị bắt buộc, qua loa, chiếu lệ mang tính đối phó với các cơ quan quản lý của nhà nước Mặt khác công tác an toàn lao động ngay chính người lao động, người sử dụng lao động và ngay cả những

cơ quan chức năng cũng còn xem nhẹ Một số công trình tại các khu đô thị, công tác an toàn lao động và quản lý an toàn lao động có được sự quan tâm hơn, nhưng ở các vùng nông thôn hẻo lánh thì thiếu kiểm tra, thiếu quản lý, hầu như

công tác an toàn lao động bị bỏ ngỏ

1.3.3 Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng

- Nhà thầu thi công xây dựng lập các biện pháp an toàn cho người và công trình trên công trường xây dựng Nếu biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thỏa thuận

- Các biện pháp an toàn, nội quy về an toàn cần được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên công trường phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn

- Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư cũng như các bên có liên quan cần phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trong phạm vi

công trường Khi phát hiện có vi phạm về công tác an toàn lao động thì phải

đình chỉ thi công xây dựng ngay Người để xảy ra vi phạm về an toàn lao động trong phạm vi thuộc sự quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

- Nhà thầu xây dựng phải có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quy định về an toàn lao động Một số công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì bắt buộc người lao động phải có giấy chứng nhận đào tạo an toàn lao động Tuyệt đối nghiêm cấm sử dụng người lao động chưa được đào tạo và chưa được hướng dẫn về an toàn lao động

- Nhà thầu thi công xây dựng phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động, an toàn lao động cho người lao động đúng theo quy định của nhà nước khi sử dụng lao động trên công trường

Trang 20

- Khi có sự cố về an toàn lao động xảy ra, nhà thầu thi công xây dựng cũng như các bên có liên quan phải có trách nhiệm tổ chức xử lý ngay và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động theo quy định của pháp luật đồng thời phải chịu trách nhiệm khắc phục cũng như bồi thường những thiệt hại do nhà thầu không tuân thủ qui định về an toàn lao động gây ra

1.3.4 Quản lý môi trường xây dựng

- Nhà thầu thi công xây dựng phải có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo đảm về môi trường cho người lao động trên công trường, bảo vệ môi trường xung quanh Đưa ra và thực hiện các biện pháp như chống bụi, chống ồn, biện pháp xử lý phế thải và thu dọn hiện trường Các công trình xây dựng trong khu vực đô thị yêu cầu phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải để đưa đến đúng nơi quy định

- Quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng cũng như phế thải, cần phải có biện pháp che chắn, đậy bạt để ngăn vật liệu rơi rớt nhằm đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường

- Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư phải có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường trong xây dựng, đồng thời chấp hành chịu sự kiểm tra và giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trong khu vực công trình Nếu nhà thầu thi công xây dựng không chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường thì chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường được phép đình chỉ thi công xây dựng đồng thời yêu cầu nhà thầu thi công phải thực hiện ngay các biện pháp bảo vệ môi trường theo qui định

- Những người để xảy ra tình trạng ô nhiễm hay tổn hại đến môi trường trong quá trình thi công xây dựng, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường

thiệt hại tuỳ theo mức độ thiệt hại hay ảnh hưởng do mình gây ra

Trang 21

1.4 Công tác k iểm tra và thực hiện giám sát an toàn lao động tại các công trình thi công xây dựng hiện nay

Trong các công trình xây dựng hiện nay thành phần công nhân lao động đa

số có xuất thân là làm nông, tuy nhiên một số vùng đang đẩy mạnh chương trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, tốc độ phát triển đô thị ngày một phát triển, các khu công nghiệp, khu tái định cư đã và đang hình thành Địa bàn rộng, nên công tác quản lý an toàn trong lao động còn nhiều khó khăn và bất cập, chưa theo đúng qui trình và không được quan tâm đúng mức, các bộ phận chức năng kiểm tra giám sát còn lỏng lẽo, làm chiếu lệ, người lao động tham gia thi công đa số là những người làm nông, khi nghề nông nhàn rỗi, hết thời vụ thì chuyển sang làm xây dựng, vì vậy người công nhân không được đào tạo bài bản, không chuyên nghiệp, không có chứng chỉ hành nghề, không được kiểm tra tay nghề thường xuyên Một số làm việc lâu năm có kinh nghiệm thường lại có tính chủ quan, xem nhẹ công tác an toàn lao động, thường xuyên vi phạm về qui định an toàn lao động Các nhà thầu thi công xây dựng hiện nay chưa có liên kết đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề, nên độ ngũ công nhân rất yếu kém về chuyên môn kỹ thuật, cũng nhưng công tác an toàn lao động Do vậy người lao động không có kiến thức đầy đủ về xây dựng, không được kiểm tra tay nghề thường xuyên Trong tất cả các công trình của nhà nước đầu tư thì đều có bộ phận giám sát công tác an toàn lao động tuy nhiên đa số là kiêm nhiệm, chưa có cán bộ chuyên trách về an toàn lao động được đào tạo bài bản và hoạt động chuyên nghiệp Trong các công trình xây dựng nhà dân thì chỉ mang tính tự quản, các nhà thầu thi công tự đưa ra biện pháp nhằm đảm bảo an toàn lao động, tuy nhiên công tác kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước chưa được chặc chẽ, một số nơi còn làm qua loa, cả nể, thiếu trách nhiệm

1.5 T ổ chức thi công tại các công trình thi công xây dựng hiện nay tác động đến An toàn lao động

Qua tham quan tại các công trình thi công xây dựng hiện nay trên địa bàn tỉnh Long An tác giả có nhận xét các công trình thi công có nhiều biện pháp tổ

Trang 22

chức thi công khác nhau gây tác động đến an toàn lao động như sau

1.5.1 Những yêu cầu chung bắt buộc phải áp dụng

- Bắt buộc phải thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng liên quan đến an toàn lao động và bảo vệ môi trường xây dựng

- Bắt buộc phải tổ chức bộ phận quản lý an toàn lao động và bảo vệ môi trường xây dựng trong bộ máy quản lý dự án của chủ đầu tư và của nhà thầu

- Bắt buộc phải tổ chức đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quy định về an toàn lao động cho người lao động Giáo dục người lao động có ý thức coi trọng công tác an toàn lao động và bảo vệ môi trường

- Nhà thầu thi công phải trang bị bảo hộ lao động, an toàn lao động và kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho người lao động theo đúng quy định khi sử dụng lao động trên công trường

- Bắt buộc phải lập và thực hiện các biện pháp an toàn cho người và công trình trên công trường, để bảo đảm môi trường cho người lao động và bảo vệ môi trường xung quanh:

+ Biện pháp kỹ thuật, biện pháp kiểm tra chất lượng và biện pháp an toàn lao động phải được gắn liền thành một thể thống nhất;

+ Sắp xếp khoa học trình tự thi công các hạng mục công việc trong tiến độ để đảm bảo an toàn, có không gian lao động đủ an toàn cho người lao động;

+ Khi thiết kế tổng mặt bằng thi công phải quan tâm và có quan điểm rỏ ràng về công tác an toàn lao động;

+ Phải có cảnh báo cần thiết nếu xuất hiện sự mất an toàn và ô nhiễm môi

trường trên công trường;

+ Phải lập các biện pháp phòng ngừa tai nạn trong quá trình khảo sát xây dựng

Có các biện pháp chống va đập cơ học, chống rơi từ trên cao xuống thấp, chống

sạt lở hay sụt, trượt đất đá Có biện pháp đảm bảo an toàn thi công khi sử dụng giàn giáo và thang, an toàn thi công trong công tác lắp ghép kết cấu công trình

Trang 23

1.5.2 Biện pháp cho một số lĩnh vực cụ thể đang được áp dụng cho công trình hiện nay

1.5.2.1 An toàn công tác đất và làm việc dưới sâu

- Có biện pháp chống sạt lở hố đào như thi công bằng vách cừ Larsen hoặc vật liệu khác nhằm tránh gây ra tai nạn

- Có biện pháp chống lật đổ máy móc và người rơi xuống hố đào Cần phải xác định nền đất khu vực thi công phải đảm bảo ổn định, vị trí từ máy móc đến mép

hố đào phải có khoảng cách đảm bảo qui định, khi thi công hố đào phải cần được được rào chắn, lắp đặt biển báo, đèn tín hiệu

- Có biện pháp chống sập, lở trong khi thi công hố sâu bằng các biện pháp chống

đở đã được duyệt theo hồ sơ thiết kế

- Có biện pháp chống bị nhiễm khí độc khi thi công dưới sâu Khi môi trường càng sâu thì khả năng tích tụ cũng như xuất hiện các chất khí độc hại cho con người càng nhiều Biện pháp phòng chống hiệu quả là phải đặt các quạt thông gió thường xuyên, phải có thiết bị xác định độc tố trong không khí ở khu vực thi công, đồng thời phải trang bị đầy đủ các dụng cụ phòng độc cho công nhân

- Các giải pháp thoát hiểm, cứu hộ khi sự cố xảy ra dưới hố sâu cần phải được

dự tính trước, phải đưa ra được nhiều phương án cứu hộ hiệu quả nhất

- Trong thi công công tác đất hay khi làm việc dưới sâu thì ngoài những biện pháp nêu trên cần phải có bước kiểm tra tuyển chọn những công nhân có kinh nghiệm, có đầy đủ sức khoẻ, đã được tham gia vào các lớp tập huấn và phải có

chứng chỉ hành nghề phù hợp

1.5.2.2 An toàn khi thi công trên cao

- Bố trí lưới bảo vệ, hệ thống dàn dáo và sàn công tác phải đảm bảo ổn định,vững chắc, dàn giáo phải được neo giữ vào các bộ phận chịu lực công trình, phải kê kích và có biện pháp chống lún, nghiêng, sập dàn giáo

- Các thiết bị bảo hộ lao động phục vụ cho từng cá nhân phải được kiểm tra đảm bảo yêu cầu, khi sử dụng phải thực hiện đúng qui định

Trang 24

- Công cụ phục vụ thi công và quy trình tác nghiệp của người lao động phải phù hợp khi làm việc trên cao

- Ngoài các biện pháp nêu trên thì khi người công nhân tham gia thi công xây

dựng phải đảm bảo các yêu cầu về sức khoẻ, không bị bệnh tim mạch, không sợ

độ cao, không sử dụng chất kích thích như bia, rượu, ma tuý và phải được trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động

1.5.2.3 An toàn khi sử dụng máy và thiết bị thi công

- Tình trạng kĩ thuật của máy móc và thiết bị phục vụ thi công phải được các bên liên quan kiểm tra đảm bảo trước khi đưa vào sử dụng trên công trường

- Trước khi máy móc thiết bị hoạt động phải kiểm tra sự cân bằng và tính ổn định, đảm bảo cho máy móc không bị nghiêng, lật đổ

- Phải lắp đặt rào chắn, biển báo, đèn tín hiệu ở khu vực thi công có đủ không gian an toàn cho máy móc vận hành

- Phải cung cấp đầy đủ ánh sáng cho người và máy móc, đảm bảo khi làm việc phải tuyệt đối an toàn ;

- Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở công nhân tuân thủ nghiêm quy trình vận hành và quy chế ATLĐ khi tác nghiệp cho máy móc, thiết bị thi công

- Bảo dưỡng máy thường xuyên định kỳ và kiểm tra tình trạng kỹ thuật của máy móc, thiết bị thi công trước khi bắt đầu hoạt động

- Máy móc là công cụ hổ trợ thi công, để các máy móc thiết bị hoạt động tốt thì đòi hỏi người công nhân phải có kinh nghiệm, có chứng chỉ hành nghề phù hợp

và yêu nghề

1.5.2.4 An toàn thi công lắp ghép, lắp đặt thiết bị

- Đảm bảo thiết bị khi vận hành cẩu lắp phải an toàn

- Đảm bảo cho các thiết bị phụ trợ, phục vụ công tác lắp ghép phải AT

- Đảm bảo quy trình công nghệ tập kết cấu kiện và lắp ghép phải AT

- Đảm bảo cho người LĐ khi tác nghiệp lắp ghép phải AT

- Khi thi công lắp đặt đòi hỏi phải tuân thủ đúng qui trình thi công và nghiệm

Trang 25

thu

1.5.2.5 Công tác an toàn xếp dỡ tại kho bãi

- Khi vận chuyển trong khu vực kho bãi thì phải đảm bảo an toàn cho người và phương tiện Phải có bảng chỉ dẫn về hướng, tốc độ lưu thông, có qui tắc vận chuyển tại kho bãi và được niêm yết đầy đủ tại công trường để mọi người thực hiện,

- Khi bốc xếp hàng hóa phải an toàn, phải tuân theo qui định về tải trọng nâng cho phép của máy móc thiết bị

- Khi vận chuyển bốc xếp hàng hoá phải có phương án xếp dỡ, có kế hoạch phù hợp

1.5.2.6 An toàn trong tổ chức giao thông và vận chuyển trên công trường

- An toàn giao thông:

+ Có quy hoạch các loại đường thuận lợi, tiết kiệm và an toàn Khu vực thi công phải có phân luồng giao thông, lắp đặt biển báo đầy đủ, đúng qui định;

+ Thiết kế các loại đường đúng quy định phải có khả năng chịu tải, có độ dốc thích hợp, có bán kính đảm bảo tầm nhìn hai chiều khi lưu thông, …

- Phải đảm bảo an toàn khi thiết bị vận chuyển trên công trường theo phương ngang và theo phương đứng:

+ Các thiết bị vận chuyển, phải được kiểm định đảm bảo yêu cầu về an toàn; + Các thao tác để tác nghiệp vận chuyển phải đúng, chính xác, an toàn;

+ Phải che chắn, neo buộc hàng hóa an toàn đúng qui định

- Người tham gia vận hành thiết bị, lưu thông phương tiện trong công trình phải

có ý thức chấp hành nghiêm túc nội qui, qui định tại công trường

1.5.2.7 An toàn trong sử dụng điện trên công trường

- Sử dụng điện trong thi công là nhu cầu thiết thực tuy nhiên nếu:

+ Lượng điện tiêu thụ nhiều rất dễ gây ra quá tải, dễ xảy ra chập điện cháy nổ; + Nhiều loại điện thế được sử dụng xen lẫn nhau ở nhiều vị trí trên công trường, rất dễ gây mất an toàn trong SX

- Trong quá trình tổ chức thi công xây dựng công trình phải đảm bảo tuyệt đối

Trang 26

an toàn về điện:

+ Trong quá trình thi công xây lắp đảm bảo an toàn cho cho điện động lực, điện sản xuất, điện chiếu sáng phục vụ sản xuất;

+ Tại xưởng gia công sản xuất, tại kho bãi phải đảm bảo an toàn về điện;

+ Các đường dẫn phải đủ khả năng tải điện, đảm bảo an toàn cho điện chiếu sáng, điện sinh hoạt

- Đưa ra các biện pháp đảm bảo an toàn về điện như:

+ Bảo vệ chống điện giật, chạm mạch bằng cách lắp đặt các CB chống giật; + Bảo vệ chống các tác động nhiệt lên đường dây như đốt lửa… làm phát sinh cháy nổ;

+ Bảo vệ đường dây, chống quá dòng;

+ Bảo vệ chống rò điện cho đường dây và các thiết bị sử dụng điện;

+ Bảo vệ chống nhiễu loạn điện áp, sụt áp bằng cách lắp đặt các ổn áp

- Người công nhân sử dụng điện phải có kiến thức về điện, có chứng chỉ hành nghề phù hợp

- Khu vực láng trại, thi công là những nơi đất trống có nhiều khả năng bị sét cần

phải lắp đặt cột thu lôi

1.5.2.9 Phòng chống cháy nổ trên công trường

- Thiết bị dụng cụ phòng cháy, chữa cháy trên toàn công trường phải được bố trí đầy đủ như bình CO2, bao bố, vòi nước áp lực, xẻng, cát

- Nước và thiết bị chữa cháy phải đảm bảo được cung cấp đầy đủ thường xuyên , luôn hoạt tốt để phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy

Trang 27

- Bảo quản và sử dụng nhiên liệu trên công trường phải đúng qui định và an toàn

- Vị trí dự trữ nhiên liệu, quy trình bảo quản nhiên liệu, phương án vận chuyển nhiên liệu phải đảm bảo tuyệt đối an toàn đúng qui định

- Phải bố trí nhân lực có kiến thức phòng cháy chữa cháy tốt với phương châm phòng cháy và chữa cháy ngay tại chổ

1.5.2.10 T hiết kế tiến độ thi công phải gắn liền an toàn

- Phân chia khu vực thi công và an toàn sản xuất khi triển khai thi công:

+ Hướng thi công được đưa ra phải khoa học, hợp lý để tránh xung đột trên mặt bằng gây mất an toàn;

+ Khi thi công trên các tầng đợt khác nhau theo phương đứng phải có phương án

an toàn thi công

- Phân tầng thi công để thi công theo phương đứng: Phải an toàn tuyệt đối khi triển khai thi công ở các tầng đợt khác nhau theo phương đứng

- Cần có sự phối hợp thi công của các nhà thầu trên công trường và ở từng nơi thi công

- Tiến độ thi công phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật thi công để đảm bảo an toàn khi thi công

1.5.2.11 T hiết kế mặt bằng thi công an toàn

- Mặt bằng thi công trên toàn công trường phải có bố trí đảm bảo sao cho an toàn trong quá trình thi công:

+ Phải có bố trí biển báo an toàn đặt trên công trường và ở những địa điểm nguy hiểm;

+ Có hệ thống phòng cháy, chữa cháy chung đầy đủ

- Phương án an toàn thi công cho từng hạng mục phải được đưa ra

- Khi thi công lắp đặt và vận hành máy móc phải đảm bảo tuyệt đối an toàn

- Đảm bảo an toàn cho các xưởng gia công

- Đảm bảo an toàn cho các kho bãi trên công trường

Trang 28

- Mặt bằng thi công phải được xắp xếp, tổ chức một cách khoa học, hợp lý

1.5.2.12 An toàn cho thiết bị và công việc có tính chất đặt biệt về ATLĐ

- Sử dụng thiết bị như bình chứa khí nén; thiết bị chứa khí hóa lỏng; thiết bị nâng, hạ phải đảm bảo đúng qui định

- Sử dụng máy khoan, máy phá cầm tay; thiết bị sản xuất VLXD như máy cưa, máy cắt, máy gia công cốt thép phải đảm bảo an toàn

- Có qui trình sử dụng cho từng loại thiết bị, công nhân phải được huấn luyện

trước khi sử dụng

1.6 K ết luận

Ở các công trường nếu tổ chức thi công chặt chẽ, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các qui định an toàn được đưa ra ở trên, thì công trường nơi đó số vụ tai nạn lao động được giảm thiểu, ngược lại ta thấy số vụ tai nạn tăng lên Do đó công tác tổ chức thi công tại các công trường hiện nay cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa, khâu tổ chức thi công tốt, hợp lý đúng qui trình kỹ thuật thi công thì sẽ giúp hạn chế tai nạn lao động Đặc biệt cần phải quan tâm đến việc thực hiện tốt các yêu cầu, các qui định về an toàn lao động do nhà nước ban hành hướng dẫn và thực hiện Bên cạnh đó phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi và có biện pháp chế tài nếu vi phạm Bộ phận kỹ thuật thi công phải có kiến thức tốt và có nhiều kinh nghiệm để kiểm tra và thực hiện công việc nhằm mục đích vạch ra phương

án tổ chức thi công cho từng hạng mục công việc, từng bộ phận và cho toàn bộ công trình Có phương án tổ chức thi công tốt, có bộ phận tổ chức thi công tốt tất yếu sẽ tác động tích cực đến công tác an toàn lao động trên các công trường Như vậy công tác quản lý an toàn lao động và những yếu tố ảnh hưởng đến an toàn lao động trong thi công xây dựng là những vấn đề cần được nghiên cứu đánh giá một cách khoa học, để từ đó đưa ra nhận định khách quan và có đề xuất hữu hiệu nhất trong công tác quản lý an toàn lao động

Trang 29

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ

AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 2.1 Đặc điểm của công tác thi công công trình

Trong thi công xây dựng có nhiều dạng công trình xây dựng khác nhau như công trình dân dụng công nghiệp, công trình giao thông, công trình thuỷ lợi, công trình hạ tầng kỹ thuật Mỗi dạng công trình có những đặc điểm riêng, tuỳ theo từng dạng công trình mà đề biện pháp thi công khác nhau và công tác ATLĐ cũng khác nhau để phù hợp với từng đặc điểm của nó

Công trình dân dụng là bao gồm các công trình như nhà ở chung cư hay nhà riêng lẻ; nhà công cộng, công trình về văn hoá, giáo dục, y tế, thương nghiệp, thông tin, truyền hình, bến xe, nhà làm việc, nhà khách, … , các công trình này

nhằm mục đích đảm bảo phục vụ nơi ăn ở, làm việc của con người, có đặc điểm:

- Công trình mà các công việc xây dựng có tính chất nặng nhọc như thi công cọc, đào đất, ván khuôn, cốt thép, bê tông, xây trát … Nên lao động trong xây dựng dân dụng là lao động rất nặng nhọc, đòi hỏi người lao động cần phải có sức khoẻ tốt, đòi hỏi cần phải cơ giới hoá để giảm sức lao động, giảm sử dụng lao động thủ công;

- Công trình có nhiều công việc đa dạng, nhiều ngành nghề liên quan khác nhau như nghề nề, mộc, cơ khí, điện….Vì vậy cần phải có cách quản lý xây dựng bao quát, người quản lý phải có kiến thức tổng hợp để đáp ứng công việc cho toàn

bộ công trình;

- Công trình khi thi công chịu ảnh hưởng tác động của thời tiết, khí hậu Các công việc xây dựng chịu ảnh hưởng rất lớn do thời tiết gây ra, khi thời tiết thay đổi làm ảnh hưởng tiến độ thi công, chất lượng công trình;

- Công trình thi công xây dựng tầng hầm, nhà cao tầng gặp vấn đề phức tạp như cần phải có giải pháp cho thi công hố sâu trong điều kiện chật hẹp, giải pháp chống đỡ thành vách hố đào, giải pháp cho thi công xây dựng trên cao;

Trang 30

- Công trình có đặc điểm phù hợp vệ sinh môi trường, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, yêu cầu thẩm mỹ, kiến trúc

- Công trình có khả năng chịu được tác động của động đất, của tải trọng tỉnh, động;

Công trình công nghiệp gồm các công trình như công trình khai thác than, khai thác quặng; khai thác dầu, khí; hoá chất, hóa dầu; luyện kim; cơ khí, chế tạo; điện tử - tin học; năng lượng; kho xăng, kho dầu, kho khí hoá lỏng và tuyến ống phân phối khí, dầu; các công trình công nghiệp nhẹ; công nghiệp thực phẩm; vật liệu xây dựng; sản xuất, … , các công trình này nhằm mục đích phục

vụ sản xuất, có đặc điểm:

- Công trình phải phù hợp dây chuyền sản xuất, thiết bị, tổ chức giao thông trong nhà;

- Công trình phải có khả năng chịu được tải trọng tỉnh, động lâu dài và tạm thời;

- Công trình phải có khả năng chống ăn mòn, xâm thực, chịu được lửa;

- Khi thiết kế, chế tạo, xây lắp, sửa chữa phải đơn giản để hiệu quả về kinh tế

Như vậy công trình dân dụng có đặc điểm khác biệt với công trình công nghiệp hay các công trình khác Vì vậy công tác an toàn lao động trong thi công nhà dân dụng cần chú ý vào từng đặc điểm riêng để áp dụng thực hiện Công tác

an toàn lao động trong xây dựng dân dụng cần quan tâm đến an toàn trong đào đất, an toàn trong ngã cao, an toàn trong thi công điện, an toàn trong khi sử dụng thiết bị nâng, an toàn trong thiết bị máy thi công…

Trong quá trình thi công xây dựng dù áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến, đơn giản hay phức tạp, đều phát sinh và tiểm ẩn những yếu tố nguy hiểm, có hại Qua tìm hiểu thực tế tại các dự án xây dựng, tác giả tham quan các công trình trong đó đặc biệt là tìm hiểu và quan tâm nhiều đến công tác ATLĐ

*Công trình: Bệnh Viện Chuyên Khoa Sản Long An

Mức độ qui mô xây dựng: Diện tích sàn: 67.000m2; chiều cao công trình: 32m; số tầng: 1tầng hầm, 1 trệt và 7 lầu, 1 lầu thang

Trang 31

Hình 7: Bệnh Viện Chuyên Khoa Sản Long An

*Công trình: Trụ Sở Làm Việc Cục Thuế Long An

Mức độ qui mô xây dựng: Diện tích sàn: 6.500m2, chiều cao: 29,4m ; số tầng: 8 tầng

*Công trình: Khối KTX Dãy D, E Trường Đại học KTCN Long An

Mức độ qui mô xây dựng: Diện tích sàn:7.500m2, chiều cao: 32m, số tầng: 8 tầng

- Phần móng: cọc 30x30cm BTCT M300, dài 28m

- Phần thân: sàn dày 10cm, cột tiết diện 40x60cm, dầm chính tiết diện 35x60cm, dầm phụ 30x40cm, BTCT M300

Trang 32

- Phần hoàn thiện: tường xây gạch M75, tường bao che 220, điện, nước đi âm,

bả matit, sơn nước 2 lớp, ốp gạch tường vệ sinh cao 1,6m, gạch lát nền 40x40cm

*Công trình: Nhà Công Vụ Tỉnh Long An

Mức độ qui mô xây dựng: Diện tích sàn: 8.900m2, chiều cao: 32,4m, số tầng:1 trệt, 7 lầu, 1 lầu thang

*Công trì nh: Trụ Sở Văn Phòng Petrolimex

Mức độ qui mô xây dựng: Diện tích sàn: 3.300m2, chiều cao: 32.4m, số tầng:1 tầng bán hầm, 1 trệt, 8 lầu

- Phần móng: cọc 25x25cm, BTCT M300, dài 28m

- Phần thân: sàn dày 10cm cột tiết diện 40x60cm, dầm chính tiết diện 40x60cm, dầm phụ 30x40cm, BTCT M300

Trang 33

- Phần hoàn thiện: tường xây gạch M75, tường 220, 110, điện, nước đi âm, bả matit, sơn nước 2 lớp, ốp gạch tường cao 1,6m, gạch lát nền 40x40cm

Như vậy các công trình trên có đặc điểm tương đối giống nhau do đó công nghệ thi công cũng tương đối giống nhau:

+ Phần móng là móng cọc BTCT đúc tại chổ, cốt thép được gia công bằng máy cắt uốn sử dụng động cơ điện và bằng thủ công, cọc BTCT được hạ bằng phương pháp ép tỉnh có thiết bị nâng 30T bánh lốp dùng để cẩu cọc đưa vào dàn

ép thuỷ lực 50T, cừ Larsen dùng đóng gia cố hố móng để chống sạt lở sử dụng cẩu 30T và búa rung ép để hạ cừ Larsen, sau khi hạ cọc và cừ Larsen tiến hành đào đất hố móng bằng máy đào Kobeco 07m3, chuyển đất đào ra khỏi công trình bằng xe tải vận chuyển 10m3, máy bơm nước bằng điện và deesel được dùng để bơm nước thường xuyên hố móng Như vậy khi tổ chức thi công phần móng thì cần quan tâm nhiều đến công tác ATLĐ như ATLĐ về thiết bị nâng, ATLĐ trong thi công đào đất hố móng, an toàn về điện; AT về con người;

+ Phần kết cấu chịu lực cột dầm sàn được thi công 2 đợt, đợt 1 thi công cột trước đợt 2 thi công dầm sàn sau, cốt pha cột dầm sàn sử dụng cốt pha thép có khung xương chịu lực, sử dụng cây chống thép và dàn giáo thép định hình được gia công sẳn, có sử dụng máy đầm dùi, đầm bàn, máy xoa dùng điện và động cơ xăng để đầm bê tông, máy buộc kẻm dùng để buộc cốt thép, máy hàn điện dùng hàn nối cốt thép Bê tông được sử dụng là bê tông thương phẩm, mua từ các trạm trộn của công ty Mecofood, Nguyên Thịnh, Bê tông 620 Long An, … và vận chuyển đến công trình bằng xe trộn tự hành 5m3 Bêtông đến công trình được bơm lên sàn bằng thiết bị bơm ngang Như vậy khi tổ chức thi công phần kết cấu chịu lực nhà quản lý cần quan nhiều đến ATLĐ về ngã cao, ATLĐ về thiết bị, về con người, về điện;

+ Phần hoàn thiện xây gạch tường 220, hoặc 110 tuỳ vị trí Công tác xây, trát,

ốp, lát gạch, bả matic, lăn sơn được thi công bằng thủ công, sử dụng bồn trộn

350 lít điện dùng trộn vữa xây, sử dụng máy cắt bàn, máy cao tốc bằng điện để

Trang 34

cắt gạch ốp lát Ngoài ra các công trình còn sử dụng cẩu tháp, vận thăng để chuyển vật tư đưa lên cao, máy phát điện chạy bằng dầu diesel công suất 25KVA phục vụ thi công khi điện lưới bị cúp điện Trong tổ chức thi công xây

dựng phần hoàn hiện cần quan tâm đến ATLĐ về điện, ngã cao, về thiết bị, về con người;

Như vậy ATLĐ trong thi công xây dựng công trình dân dụng có đặc thù riêng, nó gắn liền với biện pháp tổ chức thi công, kỹ thuật thi công cho từng

2.2.1.1 Hệ thống văn bản pháp quy của Quốc hội

- Hiến pháp năm 1958, Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013: có đề cập

đến công tác an toàn lao động như sau[14]:

+ Điều 56 qui định: ‘‘Nhà nước ban hành chế độ chính sách về bảo hộ lao động, Nhà nước qui định thời gian lao động … chế độ nghỉ ngơi, chế độ bảo hiểm xã hội….” cho người lao động;

+ Các điều 29, 39, 61 qui định các nội dung khác về bảo hộ lao động

- Luật Lao Động ban hành năm 1994 và Bộ Luật Lao động sửa đổi bổ sung năm

2003[14]:

+ Chương VI: Qui định về thời giờ làm việc, thời giờ nghĩ ngơi;

+ Chương IX: Qui định về an toàn lao động – vệ sinh lao động;

+ Chương XVI: Những qui định thanh tra Nhà nước về lao động, xử phạt vi phạm pháp luật lao động và một số điều có liên quan ở các chương khác

- Luật Xây Dựng 2003 quy định tại[15]:

Trang 35

+ Điều 73, khoản 1, điểm d quy định về điều kiện thi công xây dựng công trình

của nhà thầu: “Có thiết bị thi công đáp ứng yêu cầu về an toàn và chất lượng

công trình”

+ Điều 76, khoản 2, điểm b quy định về nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng công trình: “Thi công xây dựng theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng, bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn và vệ sinh môi trường”

+ Điều 78 quy định về An toàn trong thi công xây dựng công trình:

“Trong quá trình thi công xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm:

1 Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy móc, thiết bị, tài sản, công trình đang xây dựng, công trình ngầm và các công trình liền kề; đối với những máy móc, thiết bị phục vụ thi công phải được kiểm định an toàn trước khi đưa vào sử dụng;

2 Thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn riêng đối với những hạng mục công trình hoặc công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn;

3 Thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm hạn chế thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra mất an toàn trong thi công xây dựng”

+ Điều 87, khoản 2 quy định về giám sát thi công xây dựng công trình: “Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải được thực hiện để theo dõi, kiểm tra

về chất lượng, khối lượng, tiến độ, ATLĐ và vệ sinh môi trường trong thi công

xây dựng công trình”

-Luật Lao Động 2012 quy định tại[14]:

+ Điều 136, khoản 2 quy định: “Người sử dụng lao động căn cứ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về ATLĐ, vệ sinh lao động để xây dựng nội quy, quy trình làm việc bảo đảm ATLĐ, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị, nơi làm việc”

+ Điều 138, khoản 1, điểm b quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động:

“Bảo đảm các điều kiện ATLĐ, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nhà

Trang 36

xưởng đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATLĐ, vệ sinh lao động hoặc đạt các tiêu chuẩn về ATLĐ, vệ sinh lao động tại nơi làm việc đã được công bố, áp

dụng”

+ Điều 148 quy định : “Hằng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động phải lập kế hoạch, biện pháp ATLĐ, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động”

- Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

thể hiện rất rỏ quan điểm và ý chí của toàn hệ thống thống chính trị, của toàn xã

hội đối với công tác bảo hộ lao động Sự đề cập của hệ thống lập pháp như qui định về chế độ chính sách về bảo hộ lao động, qui định về thời gian làm việc, chế độ nghỉ ngơi, chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động, qui định chế độ thưởng phạt về ATLĐ, qui định về An toàn trong xây dựng công trình, qui định

về giám sát kiểm tra thi công xây dựng đảm bảo ATLĐ, qui định về việc bảo vệ

sức khoẻ nhân dân, tất cả các qui định trên thể hiện sự tiến bộ của hệ thống pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng, trong đó có lĩnh vực ATLĐ Hệ thống pháp luật cho thấy quan điểm coi con người là tài sản quí giá của xã hội, là

Trang 37

nguồn lực dồi dào để giúp phát triển đất nước, thúc đẩy sự phát triển xã hội Nếu

thực thi tốt công tác bảo hộ lao động theo đúng yêu cầu của hệ thống lập pháp sẽ

có ý nghĩa to lớn không những về kinh tế, chính trị, mà còn giúp ổn định về mặt

xã hội

2.2.1.2 Hệ thống văn bản pháp quy của Chính phủ[14]

- Nghị định 169/2003/NĐ-CP ngày 24/12/2003 của Chính phủ về an toàn điện

- Nghị định 54/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP, tại điều 30, quy định về quản lý ATLĐ trên công trường

- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, tại điều 29, quy định về quản lý an toàn trong thi công xây dựng

- Nghị định 45/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao Động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và ATLĐ, vệ sinh lao động

- Chỉ thị số 10/2008/CT-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 14 tháng 03 năm

2008 về việc tăng cường thực hiện công tác bảo hộ lao động, ATLĐ

- Quyết định số 2281/QĐ-TTg, ngày 10-12-2010, do Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt thuộc Chương trình quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2011– 2015

Các nghị định, quyết định của Chính phủ nhằm hướng dẫn các bộ ngành trung ương, địa phương trong việc thực thi pháp luật về công tác bảo hộ lao động Trong đó có các qui định về quản lý ATLĐ, về thời giờ nghĩ ngơi và ATLĐ, vệ sinh lao động, về một số công tác tăng cường thực hiện ATLĐ, chương trình quốc gia về ATVSLĐ Như vậy cơ quan hành pháp Việt Nam có

sự quan tâm rất lớn về bảo hộ lao động Trong đó Chính phủ xác định đây là một chính sách lớn, một nhiệm vụ trọng yếu để thúc đẩy phát triển xã hội Việc ban hành các văn bản pháp qui nhằm đưa pháp luật về bảo hộ lao động đi vào cuộc sống, nhằm thể chế hoá pháp luật về bảo hộ lao động, với mục đích thực hiện những biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khoẻ của người lao

Trang 38

động trước qui mô xây dựng và sản xuất ngày một phát triển hiện nay

2.2.1.3 Hệ thống văn bản pháp quy của Bộ ngành Trung ương

- Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31 thág 10 năm 1998 hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh

- Thông tư 22/2010/TT-BXD do Bộ Xây Dựng ban hành ngày 03 tháng 12 năm

2010 quy định về ATLĐ trong thi công xây dựng công trình

- Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH do Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội ban hành ngày 18 tháng 10 năm 2013 Quy định về công tác huấn luyện an toàn

vệ sinh lao động

- Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH do Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội ban hành ngày 12 tháng 02 năm 2014 hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân

Việc các bộ ngành Trung Ương ban hành nhiều thông tư hướng dẫn nhằm cụ thể hoá các Nghị định của chính phủ Trong đó có các thông tư liên tịch thể hiện

sự phối hợp giữa các bộ ngành liên quan đối với công tác bảo hộ lao động Sự

phối hợp đó nhằm tránh việc chồng chéo trong việc thực thi pháp luật về bảo hộ lao động, giúp cụ thể cho từng ngành nghề sản xuất, trong đó có qui định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình, hướng dẫn thực hiện công tác bảo hộ lao động, qui định về huấn luyện công tác ATVSLĐ, hướng dẫn thực hiện trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân Như vậy pháp luật về bảo hộ lao động được các bộ ngành Trung Ương từng bước cụ thể hoá, đưa vào thực tiển

của cuộc sống, cho thấy có sự quản lý của nhà nước về mặt pháp lý trong việc thực thi pháp luật về bảo hộ lao động

2.2.1.4 Văn bản pháp quy của UBND tỉnh Long An[16]

- Quyết định số 44/2010/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Long An về việc ban hành Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng xây dựng và đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Long An

+ Điều 1 Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định trách nhiệm quản lý nhà

Trang 39

nước về chất lượng xây dựng và đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Long An

UBND Tỉnh Long an ngoài việc hướng dẫn các ngành các cấp ở địa phương

thực hiện các văn bản pháp luật, còn ban hành các quyết định trong đó có quyết định về việc thực hiện đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động áp dụng trên địa bàn tỉnh Long An Do mỗi địa phương có tình hình khác nhau, có đặc điểm khác nhau, nên việc ban hành các văn bản dưới luật nhưng không trái với luật là

việc đảm bảo cho công tác thực thi pháp luật phù hợp với địa phương Như vậy trong hệ thống hành pháp của Việt Nam đã triển khai pháp luật về bảo hộ lao động từ Trung ương đến địa phương một cách cụ thể, thể hiện sự quản lý chặc chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo hộ lao động

2.2.2 Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật

TCVN 5308-1991 Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng

TCXDVN 296-2004 Giàn giáo – Các yêu cầu về an toàn

TCVN 4086-1985 An toàn điện trong xây dựng - Yêu cầu chung

TCVN 4163-1985 Máy điện cầm tay - Yêu cầu an toàn

TCVN 5180-1990 Palăng điện - Yêu cầu chung về an toàn

TCVN 2572-1978 Biển báo an toàn về điện

TCVN 3147-1990 Quy phạm an toàn trong công tác xếp dỡ - Yêu

cầu chung

TCVN 4725-1989 Máy cắt kim loại – Yêu cầu chung về an toàn

đối với kết cấu máy TCVN 2293-1978 Gia công gỗ - Yêu cầu chung về an toàn

TCVN 5863-1995 Thiết bị nâng – Yêu cầu an toàn trong lắp đặt

và sử dụng

TCVN 5867-1995 Thang máy – Cabin, đối trọng, ray dẫn hướng

– Yêu cầu an toàn

Bảng 1: Bảng biểu các tiêu chuẩn Việt Nam liên quan đến an toàn lao động

Trang 40

Ngoài hệ thống văn bản pháp qui trên, nhà nước còn ban hành một số TCVN trong nhiều lĩnh vực như An toàn điện trong xây dựng, các yêu cầu an toàn máy điện cầm tay, dàn giáo, palăng điện, thiết bị điện, máy cắt kim loại, thiết bị nâng, thang máy- ca bin, biển báo an toàn điện… Trong đó các TCVN là những tài liệu hướng dẫn về mặt kỹ thuật, là cơ sở làm căn cứ để các cơ quan ban ngành địa phương áp dụng trong từng trường hợp cụ thể

2.3 Tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát công tác an toàn lao động trong thi công xây dựng

2.3.1 Cơ quan quản lý nhà nước

- Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh

vực; việc làm, dạy nghề, lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội (bảo

hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp), an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người

có công và xã hội) trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công

trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ[17]

+ Cục ATLĐ là đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực ATLĐ

trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật [18]

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh/ thành có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh / thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; ATLĐ; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố và theo quy định của pháp luật

Ngày đăng: 01/04/2017, 14:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[25] C.M.Tam, S.X.Zeng, Z.M.Deng, “Identifying elements of poor construction safety management in China” , Safety Science, Volume 42, Issue 7, August 2004, Pages 569-586 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Identifying elements of poor construction safety management in China”
[26] Mohammad S.El-Mashaleh, Bashar M.Al-Smadi, Khalied H.Hyari và Shaher M.Rababeh, “Safety Management in the Jordanian Construction Industry”, Jordan Journal of Civil Engineering, Volume 4, No.1, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Safety Management in the Jordanian Construction Industry”
[27] Theo S.V.S.Raja Prasad và K.P.Reghunath, “Empirical Analysis of Construction safety Climate –A study” , International Journal of Engineering Science and Technology, Volume 2(6), 2010, Pages 1699-1707 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Empirical Analysis of Construction safety Climate –A study”
[28] Shirong Li, Xueping Xiang, “The Establishment of Cause-System of poor Construction Site Safety and priority Analysis from Different Perspectives”, World Academy of Science, Engineering and Technology, Vol 57, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “The Establishment of Cause-System of poor Construction Site Safety and priority Analysis from Different Perspectives”
[30] Chia-Kuang Lee, Yusmin Jaafar, “Prioritization of Factors influencing safety performance on construction sites: A study based on Grade Seven (G7) Main contractor’s perspectives” , DOI: 10.7763/IPEDR.2012.V57.2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Prioritization of Factors influencing safety performance on construction sites: A study based on Grade Seven (G7) Main contractor’s perspectives”
[1] Theo báo người lao động ngày 01/3/2014 Khác
[2] Theo Quyết định 2281/QĐ -TTg ngày 10-12-2010 Khác
[3] Thông tư 22/2010/TT-BXD (ngày 3/12/2010) quy định về ATLĐ trong thi công xây dựng công trình Khác
[5] Theo Zing.vn Tri thức trực tuyến ngày19/3/2014 Khác
[6] Thông báo tình hình tai nạn lao động năm 2013 của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã hội Khác
[7] Thông báo tình hình tai nạn lao động năm 2012 của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã hội Khác
[9] Báo điện tử Một Thế Giới ngày 8/3/2014 [10] Báo Lao Động ngày 7/3/2014 Khác
[13] Báo điện tử Một Thế Giới ngày 4/1/2014 Khác
[14]Tài liệu về Bảo Hộ Lao động dùng huấn luyện người sử dụng lao động của Khác
[18] Quyết định 948/QĐ-LĐTBXH (ngày 25/06/2013) của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục An toàn lao động Khác
[19] Theo cổng thông tin điện tử UBND các tỉnh/ thành phố Khác
[20]Trang web Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam www.congdoanvn.org.vn Khác
[21] Theo trang web Bộ Xây Dựng www.xaydung.gov.vn [22] Trích www.cc1.net.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w