1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Những chú ngựạ nổi danh kim cổ

3 256 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 49,5 KB

Nội dung

Ngựa sắt của Thánh Gióng Ngựa là một loài vật gắn bó với người từ thuở khai thiên lập địa. Chúng mặt trong cổ tích, truyền thuyết, huyền thoại và trong cả thực tế cuộc sống của con người. Từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim, đều những chú ngựa dáng dấp oai hùng, thông minh, trung thành và hữu nghĩa với con người. Ngựa sắt của Thánh Gióng Vào đời Hùng Vương thứ sáu, nước ta bị giặc Ân tràn đến xâm lược, cướp phá, quan quân chống cự không nổi. Vua rất lo ngại, cho người đi khắp chốn kêu gọi hiền tài ra cứu nước. Quan quân đi qua làng, vừa mới cho loa gọi, liền xuất hiện một cậu bé tiếng nói sang sảng, tự xưng tên là Gióng. Cậu bé nói với sứ giả: - Ngài hãy mau về tâu Đức Vua, đúc ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt, nón sắt mang đến cho ta, ta sẽ đánh tan giặc Ân ! Sứ giả về bẩm báo với Vua. Vua truyền lệnh đúc đủ thứ mà cậu bé đã yêu cầu. Khi các thứ đồ sắt đã đúc xong, Vua sai đem đến nhà Gióng. Gióng chỉ vỗ nhẹ vào mình ngựa một cái, ngựa sắt đã đổ gục ! Thợ rèn sợ hãi, vội về bẩm báo lại với Vua. Vua truyền đúc lại các thứ, nhưng phải nặng gấp mười lần. Lúc đó, giặc đang đóng ở Trâu Sơn. Gióng cầm roi sắt, nhảy lên ngựa. Ngựa sắt hí một tiếng dài lanh lảnh, thét ra lửa lao đi như một mũi tên lửa dài đỏ cháy. Gióng vung roi sắt, xông vào đám giặc. Chúng bị chết như rạ. Tàn quân giặc giẫm đạp lên nhau mà chạy thục mạng. Phá xong giặc, Gióng phi ngựa đến hướng núi Sóc Sơn, rồi từ từ bay thẳng lên trời. Ngựa Bạch Long Đó là chú ngựa đã phò Đường Tăng Tam Tạng sang đến xứ Tây Trúc để thỉnh kinh. Theo Tây Du Ký, khi Đường Tăng cưỡi một con ngựa trắng cùng các đồ đệ đi đến một vùng núi sông hiểm trở, gặp phải một con rồng trắng, đang lúc bụng đói, đã ăn mất con ngựa trắng của Đường Tăng. Tôn Ngộ Không tức giận đã chiến đấu và chiến thắng con rồng nọ. Trong khi sắp ra tay kết liễu con rồng, thì Bồ Tát hiện ra ngăn cản, và hóa thân con rồng thành một con ngựa trắng giống hệt con ngựa mà rồng đã ăn thịt. Bồ Tát gọi đó là ngựa Bạch Long, tặng cho Đường Tăng để tiếp tục đi thỉnh kinh. (Truyện nói tiền thân của rồng trắng là Ngao Nhuận, Thái tử của Long Vương Tây Hải. Một hôm chơi nghịch lửa, Ngao Nhuận làm cháy viên ngọc Minh Châu của Ngọc Hoàng Thượng Đế, nên bị đày xuống trần gian dưới lốt một con rồng). Ngựa Bạch Mã Theo truyền thuyết, Thái tử Tây Hạ (một nước nhỏ phía tây Trung Quốc đời Tống) là Nguyên Hạo, sau ngày đi nghị hòa với rợ Thổ Phồn, lúc trở về thì bị quân nước này mai phục mưu sát. Ngựa Bạch Mã khi đến nơi mai phục đã hí vang trời, chổng hai vó trước lên cao, không chịu đi tiếp. Nguyên Hạo đành phải rẽ đi lối khác, nhờ đó tránh được hiểm nguy. Ngựa Chuy Đó là con chiến mã của Sở Bá vương Hạng Vũ, đã theo chủ nam chinh bắc chiến suốt cuộc đời. Sau khi đại bại dưới tay Hán vương Lưu Bang, Hạng Vũ dùng kiếm tự đâm cổ chết. Ngựa Chuy thấy chủ đã không còn, liền nhảy xuống sông Ô Giang tự tử. Thật là một chú ngựa trung nghĩa đáng khen ! Ngựa Xích Thố Trong Tam Quốc Chí, ngựa Xích Thố nguyên là của Lã Bố. Sau khi Lã Bố thua trận, ngựa thuộc về Tào Tháo. Cuối cùng, Tào Tháo tặng cho Quan Vân Trường. Ngựa Xích Thố đã đưa Quan Vân Trường vượt năm cửa ải, chém sáu tướng để về hội ngộ với Lưu Huyền Đức. Sau này, khi Quan Vân Trường thất thủ Hạ Bì, bị quân Đông Ngô đem chém, ngựa Xích Thố cũng buồn bã, bỏ ăn mà chết. Ngựa Đích Lư Nếu ngựa Xích Thố nổi danh nghĩa với chủ, thì cũng trong Tam Quốc Chí, ngựa Đích Lư lại nổi danh uy dũng không chê được. Khi Lưu Huyền Đức thất thế, đến Kinh Châu nương nhờ anh họ là Lưu Biểu, dắt theo ngựa Đích Lư. Thấy Lưu Biểu ý thích ngựa, Huyền Đức đem tặng ngay. Lưu Biểu cảm kích nhận ngựa, nhưng ngày hôm sau lại đem trả cho Huyền Đức, vì nghe một người giỏi xem tướng ngựa bảo: "Con Đích Lư dưới mắt chỗ trũng, cạnh trán lại điểm trắng, là con vật hại chủ !". Hôm sau, khi Huyền Đức từ biệt Lưu Biểu, vừa ra khỏi thành, gặp một người tên là Y Tịch nói: - Nghe nói Lưu Biểu trả lại ông ngựa này vì cưỡi thì hại chủ. Vậy ông còn cưỡi làm gì ? Huyền Đức đáp: - Người ta sống chết mệnh, con ngựa hại thế nào được ! Một hôm, Sái Mạo, em vợ sau của Lưu Biểu, rắp tâm hãm hại Huyền Đức vì Huyền Đức đã dám can ngăn Lưu Biểu đừng bỏ trưởng lập thứ; người con thứ của Lưu Biểu lại là cháu kêu Sái Mạo bằng cậu. Huyền Đức hay tin phóng lên ngựa Đích Lư bỏ trốn. Khi đi đến Suối Đàn Khê, rộng độ vài trượng, nước chảy xiết, Huyền Đức gò ngựa trở lại. Nhưng thấy quân của Sái Mạo đã đến, không còn cách nào hơn, Huyền Đức lại quất ngựa xuống suối. Đi được vài bước, ngựa ngã quỵ hai chân trước, làm ướt hết cả áo bào. Huyền Đức vung roi hô lớn - Đích Lư ! Đích Lư ! Nay mi hại ta rồi ! Nói vừa dứt lời, Huyền Đức bỗng thấy Đích Lư rướn mình nhảy vọt cao ba trượng sang tới bờ bên kia. Sái Mạo nhìn thấy cảnh đó, quay lui bảo với tả hữu rằng: "Người ấy Thần nào giúp vậy ?". Thật là một con ngựa uy dũng ! Ngựa trong mơ Trong Tam Quốc Chí câu chuyện Tào Tháo lúc đang nuôi mưu đồ chiếm đoạt nhà Hán, đã nằm mơ thấy ba con ngựa cùng ăn thóc trong chuồng (tam mã đồng tàu). Tỉnh giấc, Tào Tháo nghi ngờ một chư hầu địa phương là Mã Đàng cùng hai con là Mã Siêu và Mã Đại (mà tưởng tượng là ba con chiến mã thấy trong mơ) nên ra sức triệt hạ, tưởng như đã diệt trừ hậu họa. Đến khi đã dành được tước vương, một đêm nằm mơ thấy lại cảnh "tam mã đồng tàu" năm xưa, mà cho đến lúc chết không thể đoán ra ai là kẻ thù của mình. Té ra cuối cùng sau khi con là Tào Phi soán ngôi nhà Hán, chính Tư Mã Ý, con là Tư Mã Sư rồi Tư Mã Viện là con "ngựa" đã nối tiếp nhau đánh đổ nhà Thục, nhà Ngô và nhà Ngụy (của họ Tào) để lập ra nhà Tấn. Ngựa gỗ thành Troa Đánh mãi 10 năm không hạ được hành Troa, quân Hy Lạp do tướng Odyxê chỉ huy dùng một con ngựa gỗ rất to, trong bụng chứa sẵn nhiều quân mai phục. Quân Hy Lạp làm ra vẻ thua bỏ chạy. Quân thành Troa sung sướng kéo ngựa gỗ đem vào thành. Nửa đêm, từ trong bụng ngựa quân Hy Lạp xông ra cướp được thành. Sự tích chú ngựa thành Troa bao hàm ý nghĩa "âm mưu được chứa trong vỏ bọc tỏ ra hiền lành đẹp đẽ". Ngựa Trigger Đó là chú ngựa đực da vàng, bờm dài, từng là một diễn viên điện ảnh. Trước đây, Trigger tên là Golden Cloud, xuất hiện trên màn bạc lần đầu tiên qua phim Adventures of Robin Hood (Những cuộc phiêu lưu của Robin Hood). Nay, Trigger đã chết, nhưng bộ da của chú ngựa diễn viên này vẫn còn được căng qua một hình mẫu ngựa bằng chất dẻo trong Viện Bảo tàng Roy Rogers - Del Evans ở California, Mỹ. . địa. Chúng có mặt trong cổ tích, truyền thuyết, huyền thoại và trong cả thực tế cuộc sống của con người. Từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim, đều có những chú. chết. Ngựa Đích Lư Nếu ngựa Xích Thố nổi danh có nghĩa với chủ, thì cũng trong Tam Quốc Chí, ngựa Đích Lư lại nổi danh uy dũng không chê được. Khi Lưu

Ngày đăng: 27/06/2013, 11:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w