1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến củng cố quốc phòng ở Vương quốc Campuchia

186 341 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 186
Dung lượng 1,6 MB

Nội dung

Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về chiến tranh và quân đội, lý luận kinh tế q

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu ra trong luận án là trung thực có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

YIN SARANN

Trang 2

MỤC LỤC TRANG BÌA PHỤ Trang LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 10

TẾ QUỐC TẾ ĐẾN CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG Ở VƯƠNG

1.1 Một số vấn đề chung về toàn cầu hóa kinh tế, chủ động hội

nhập kinh tế quốc tế và củng cố quốc phòng ở Vương quốc

1.2 Quan niệm, nội dung tác động của hội nhập kinh tế quốc tế

đến củng cố quốc phòng ở vương quốc Campuchia 52

QUỐC TẾ ĐẾN CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG Ở VƯƠNG

2.1 Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và những điều chỉnh

pháp luật, chiến lược, chính sách của Vương quốc

2.2 Tác động tích cực, tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế

đến củng cố quốc phòng ở vương quốc Campuchia 77 2.3 Nguyên nhân của những tác động tiêu cực và những vấn đề

PHÁT HUY TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG Ở VƯƠNG QUỐC

3.1 Quan điểm cơ bản nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế

tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế đến củng cố

3.2 Giải pháp chủ yếu nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế

mặt tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế đến củng cố quốc

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết đầy đủ

Quốc phòng-An ninh

Quốc phòng toàn dân

Quốc phòng toàn dân-An ninh nhân dân

Quỹ tiền tệ quốc tế

Toàn cầu hóa

Tổ chức thương mai thế giới

KTCT

KT-XH

WB ADB

QP-AN

QPTD QPTD-ANNN IMF

TTQP TLKT

TL CTTT

TL KH-CN TLQS TLQP TCH WTO XHCN

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Giới thiệu khái quát về luận án

Đề tài “Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến củng cố quốc phòng ở Vương quốc Campuchia” là công trình nghiên cứu độc lập, thể hiện tình cảm,

tâm huyết và đã được nghiên cứu sinh ấp ủ từ khi Vương quốc Campuchia chính thức gia nhập ASEAN năm 1999

Với kết cấu 3 chương 7 tiết, luận án tập trung luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của HNKTQT đến củng cố quốc phòng ở Vương quốc Campuchia; qua đó, đề xuất một số quan điểm cơ bản, giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của HNKTQT đến củng cố quốc phòng ở Campuchia thời gian tới

Để triển khai đề tài, tác giả dựa vào học thuyết chiến tranh và quân đội, lý luận kinh tế quân sự, đường lối đối ngoại, xây dựng quốc phòng của Vương quốc Campuchia; kế thừa có chọn lọc các quan điểm của các nhà khoa học trong các công trình nghiên cứu đã được công bố Đồng thời, đây là sự nỗ lực nghiên cứu của tác giả dưới sự hướng dẫn của tập thể các nhà khoa học của Học viện chính trị - Bộ Quốc phòng nước cộng hòa XHCN Việt Nam và ý kiến của các chuyên gia

2 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Vào cuối thế kỷ XX, TCHKT phát triển mạnh mẽ đã lôi cuốn ngày càng nhiều các quốc gia tham gia. Bất kỳ quốc gia nào không muốn bị gạt ra ngoài của dòng chảy phát triển đều phải nỗ lực hội nhập vào xu thế chung đó

Vương quốc Campuchia đã chủ trương mở cửa, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế đối ngoại và HNKTQT Sự hội nhập kinh tế đó đã và đang tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực quốc phòng HNKTQT, một mặt tạo thời cơ, song cũng đem lại những thác thức và khó khăn nhất định cho sự nghiệp củng cố quốc phòng của Vương quốc

Trang 5

Campuchia Làm thế nào để phát huy được những tác động tích cực, hạn chế được những tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế đến củng cố quốc phòng của Campuchia là một câu hỏi lớn cần phải được trả lới để làm cơ sở cho việc hoạch định đường lối xây dựng, củng cố quốc phòng của đất nước hiện nay Trong khi đó chưa có một công trình nào ở Campuchia và nước ngoài nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề này

Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trên đây, tác giả chọn đề tài

“Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến củng cố quốc phòng ở Vương

quốc Campuchia” làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành kinh tế chính trị

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của HNKTQT đến củng cố quốc phòng ở Vương quốc Campuchia, qua đó đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của HNKTQT đến củng cố quốc phòng ở Vương quốc Campuchia thời gian tới

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích cơ sở lý luận về sự tác động của HNKTQT đến củng cố quốc phòng ở Vương quốc Campuchia; trong đó làm rõ khái niệm, nội dung tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến củng cố quốc phòng ở Vương quốc Campuchia

- Phân tích, đánh giá thực trạng tác động tích cực, tiêu cực, nguyên nhân của những tác động tiêu cực và những vấn đề đặt từ thực trạng tác động của HNKTQT đến củng cố quốc phòng ở Vương quốc Campuchia thời gian qua

- Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của HNKTQT đến củng cố quốc phòng ở Vương quốc

Campuchia thời gian tới

Trang 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu là: tác động của HNKTQT đến củng cố

quốc phòng dưới góc độ kinh tế chính trị

* Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: luận án tập trung nghiên cứu sự tác động của hội nhập

kinh tế đến các yếu tố: lực lượng quốc phòng; thế trận quốc phòng và tiềm lực quốc phòng của Vương quốc Campuchia

- Về không gian: nghiên cứu ở Camphuchia

- Về thời gian: Các số liệu của luận án được thu thập, khảo sát từ năm

1999 (từ khi Vương quốc Campuchia chính thức gia nhập ASEAN) đến nay; các giải pháp đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận

Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về chiến tranh và quân đội, lý luận kinh tế quân sự; đường lối đối ngoại, xây dựng quốc phòng của Vương quốc Campuchia và các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến luận án

* Cơ sở thực tiễn

Luận án tiến hành khảo sát, điều tra thực tiễn quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, củng cố quốc phòng của Campuchia và sử dụng các số liệu báo cáo, thống kê của Chính phủ Hoàng gia Campuchia

* Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp chung: Tác giả sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa

duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nhận diện đúng những tác động tích cực, tiêu cực của HNKTQT đến củng cố quốc phòng ở Vương quốc Campuchia Đây là phương pháp được sử dụng trong toàn bộ nội dung của luận án

Trang 7

- Phương pháp chuyên ngành: Luận án coi trọng sử dụng phương pháp

trừu tượng hoá khoa học, gạt bỏ khỏi đối tượng nghiên cứu những sự kiện, hiện tượng không ổn định, bền vững, nắm lấy cái ổn định, bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, củng cố quốc phòng ở Vương quốc Campuchia Phương pháp này được áp dụng chủ yếu ở chương 1

- Phương pháp thống kê - so sánh: Được sử dụng chủ yếu ở chương 2 để

làm rõ thực trạng tác động của HNKTQT đến củng cố quốc phòng ở Campuchia

- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Được sử dụng trong cả 3 chương

của luận án, nhưng chủ yếu là chương 2, chương 3 nhằm đưa ra những nhận xét, đánh giá tác động tích cực, tiêu cực của HNKTQT đến củng cố quốc phòng ở Vương quốc Campuchia

- Phương pháp lôgic - lịch sử: Được sử dụng chủ yếu để tìm ra nguyên

nhân của sự tác động tích cực, tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế đến củng

cố quốc phòng, đặc biệt chỉ ra những mâu thuẫn cần giải quyết

- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Được sử dụng trong tất cả các

chương của luận án, nhằm kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố và phát triển những nội dung đó một cách hiệu quả nhất

6 Những đóng góp mới của luận án

- Là luận án đầu tiên chỉ ra nội dung tác động của hội nhập KTQT đến củng cố quốc phòng ở Vương quốc Campuchia

- Khái quát những mâu thuẫn nảy sinh từ thực trạng tác động của HNKTQT đến củng cố quốc phòng ở Vương quốc Campuchia cần phải tập trung giải quyết

- Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của HNKTQT đến củng cố quốc phòng ở Vương quốc Campuchia

Trang 8

7 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

* Về mặt lý luận

- Bổ sung hoàn thiện lý luận về mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng

- Góp phần luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự tác động của HNKTQT đến củng cố quốc phòng ở Vương quốc Campuchia

* Về mặt thực tiễn

- Đề tài nghiên cứu thành công là cơ sở khoa học để Chính phủ và quân đội Hoàng gia Campuchia tham khảo hoạch định đường lối chính sách xây dựng, củng cố quốc phòng trong điều kiện hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới

- Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học kinh tế ở các học viện, nhà trường của Vương quốc Campuchia

8 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, tổng quan, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm 3 chương, 7 tiết

Trang 9

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1 Các công trình nước ngoài

1.1 Các công trình khoa học nghiên cứu về toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã được công bố

“Toàn cầu hóa”, Diễn đàn kinh tế -Tài chính Việt - Pháp, Nxb CTQG, H,

2000 Đây là báo cáo của Nghị sĩ Roland Blum Nội dung của cuốn sách phân tích quá trình toàn cầu hóa, những cơ hội và thách thức, những tác động tích cực và

những mặt trái về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội mà nó đưa lại đối với thế giới

“Toàn cầu hóa kinh tế”, GS-TS Dương Phú Hiệp và TS Vũ Văn Hà,

Nxb KHXH, H, 2001 Công trình này đã phân tích cơ sở của TCHKT; các đặc trưng cơ bản của TCHKT và sự chủ động HNKTQT của Việt Nam, những thuận lợi và những khó khăn thách thức đối với nền kinh tế Đồng thời, tác giả đề xuất các quan điểm cần quán triệt khi đẩy mạnh HNKTQT

“Những vấn đề toàn cầu hóa kinh tế”, do Nguyễn Văn Dân (chủ biên),

Nxb KHXH, H, 2001 Đây là một sưu tập chuyên đề về TCHKT Các chuyên

đề đã đề cập đến các khía cạnh của TCHKT, từ những vấn đề chung đến những vấn đề cụ thể, trong đó đã đề cập một số quan điểm về TCHKT và hội nhập kinh tế ở Việt Nam

“Hội nhập kinh tế khu vực của một số nước ASEAN”, luận án tiến sĩ của

Nguyễn Thị Hiền, (2001) Tác giả luận án đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế; khái quát quá trình hội nhập kinh tế khu vực của 3 nước Singapo, Thái Lan và Philippin, đồng thời đánh giá triển vọng trong hội nhập kinh tế khu vực và rút ra những kinh nghiệm có tính phổ quát

từ quá trình hội nhập kinh tế của 3 nước

“Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa: vấn đề và giải pháp” của Vụ hợp tác quốc tế đa phương, Bộ ngoại giao, Nxb CTQG, H,

2002 Đây là một công trình khoa học được nghiên cứu công phu Cuốn sách

đã phân tích lý luận và thực tiễn quá trình phát triển của toàn cầu hóa và HNKTQT, đặc biệt cuốn sách tập trung trình bày quá trình HNKTQT của

Trang 10

Việt Nam; nêu lên những thành công trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh; những hạn chế, trở ngại, thách thức và bài học kinh nghiệm trong quá trình hội nhập của Việt Nam

“Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”, do

Ngô Văn Điểm (chủ biên), Nxb CTQG, H, 2004 Các tác giả của cuốn sách đã

đi sâu phân tích quá trình mà Việt Nam tham gia vào toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế, đặc biệt đi sâu phân tích ba lĩnh vực mà Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, đó là thu hút FDI; thương mại và việc sắp xếp, đổi mới và phát triển hiệu quả doanh nghiệp nhà nước

“Toàn cầu hóa Chuyển đổi và phát triển, tiếp cận đa chiều” của Viện

kinh tế và chính trị thế giới, Nxb thế giới, H, 2005 Cuốn sách là tuyển chọn các bài nghiên cứu của các học giả nổi tiếng về chủ đề trên, trong đó bài

12 đã giới thiệu về đổi mới của chính phủ về luật pháp, thể chế, môi trường đầu tư, phương pháp, phong cách quản lý… làm cơ sở để hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới

“Nhà nước với sự phát triển kinh tế tri thức”, do Nguyễn Thị Luyến (chủ

biên), Nxb KHXH, H, 2005.Cuốn sách là một sưu tập các bài viết của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Phần một của cuốn sách này bao gồm những bài viết về vai trò của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa như sự tiến triển của vai trò nhà nước; toàn cầu hóa và chức năng của nhà nước; toàn cầu hóa và nhà nước; cái mới trong việc điều chỉnh kinh tế ở các nước phát triển

“Trung Quốc sau khi gia nhập WTO: thành công và thách thức”, do

TSKH Võ Đại Lược (chủ biên), Nxb Thế giới, H, 2006 Cuốn sách trình bày việc Trung Quốc thực hiện các cam kết với WTO và tác động của nó đến nền kinh tế Trung Quốc; trình bày những điều chỉnh, cải cách trong nước sau khi Trung Quốc gia nhập WTO: sửa đổi hệ thống pháp luật, cải cách chính phủ, cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước, phát triển doanh nghiệp

tư nhân Cuốn sách cũng đã nêu lên các nhận xét và khuyến nghị

“Việt Nam 20 năm đổi mới” do Lương Văn Tự, Thứ trưởng Bộ Thương

mại, Nxb CTQG, 2006 Trong công trình này, tác giả đã phân tích, đánh giá một cách khái quát những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong quá trình

Trang 11

hội nhập kinh tế về các mặt mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với các quốc gia, nhờ đó góp phần phát triển thị trường xuất nhập khẩu; thu hút được nhiều vốn đầu tư, công nghệ và kỹ năng quản lý, mở cửa thị trường đã buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải chuyển sang cách làm ăn mới Tác giả cũng đã nêu lên quan niệm độc lập tự chủ trong bối cảnh hiện nay

“Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài Kinh nghiệm của Trung Quốc và thực tiễn Việt nam”, do PGS TS Đỗ Đức

Bình - PGS TS Nguyễn Thường Lạng (đồng chủ biên), Nxb Lý luận chính trị,

H, 2006 Công trình đã phân tích những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài; kinh nghiệm xử lý các vấn đề nảy sinh trong thu hút đầu tư nước ngoài; những vấn đề tồn đọng cần được giải quyết Các tác giả nêu lên các quan điểm, định hướng và dự báo những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh và các giải pháp xử lý các vấn đề nảy sinh trong quá trình thu hút

FDI vào Việt Nam trong thời gian tới

“Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đối với tiến trình CNH,

HĐH ở Việt Nam”, Nxb KHXH, 2007 do Nguyễn Xuân Thắng chủ biên đã tập

trung phân tích bản chất, đặc trưng và sự tác động của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển của nền kinh tế thế giới Từ đó làm rõ điều kiện, thực chất và bước đi của CNH, HĐH trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và ở Việt Nam nói riêng

“Kinh tế Việt Nam sau một năm gia nhập WTO”; PGS TS Ngô Quang

Minh - TS Bùi Văn Huyền (đồng chủ biên), Nxb CTQG, H, 2008 Cuốn sách

đã trình bày khái quát kinh tế Việt Nam khi gia nhập WTO, tác động của nó đối với nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, xuất - nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài Từ đó các tác giả cuốn sách đề xuất những giải pháp để thực hiện

có hiệu quả các cam kết của Việt Nam với WTO

“Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) Nội dung và lộ trình”, do Nguyễn

Hồng Sơn (chủ biên), Nxb KHXH, H, 2009 Cuốn sách đã trình bày sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC); những đặc trưng cơ bản của AEC như mục tiêu, nội dung, lộ trình thực hiện AEC Cuốn sách đã trình bày

sự tham gia của Việt Nam vào quá trình liên kết kinh tế ASEAN nói

Trang 12

chung, AEC nói riêng và một số khuyến nghị về tham gia của Việt

Nam vào AEC

“Khủng hoảng kinh tế toàn cầu và các vấn đề đặt ra cho Việt Nam”, của

PGS TS Trần Đình Thiên, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 375 tháng 8/2009,

tr 3-9 Tác giả công trình đã phân tích sâu các nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu, nguyên nhân

cơ bản Tác giả cũng đã phân tích những vấn đề đặt ra của thời kỳ hậu khủng hoảng, đó là tái cấu trúc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam trong khung

cảnh hậu khủng hoảng của thế giới

1.2 Các công trình khoa học nghiên cứu về quốc phòng, an ninh đã được công bố

“Tư duy quân sự nước ngoài”, Nxb QĐND, H, 1990 Đây là một công

trình nghiên cứu tập hợp các bài viết của các nhà nghiên cứu quân sự và các tướng lĩnh của quân đội nước ngoài như Trung Quốc, Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp Trong công trình này, các tác giả tập trung phân tích, làm rõ quá trình đổi mới tư duy quân sự của các quốc gia, dân tộc hiện nay theo hướng “điều chỉnh những quan điểm về chiến tranh, về học thuyết quân sự, định ra những

kế hoạch chiến lược phục vụ cho những mục tiêu trước mắt và lâu dài” Các tác giả khẳng định: “Quốc gia nào muốn giành phần thắng trong thế kỷ XXI thì phải xây dựng Chiến lược phát triển quốc phòng” Trong đó, phải xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ; phát triển công nghiệp, khoa học kỹ thuật quốc phòng; kiện toàn và hoàn thiện lực lượng động viên chiến tranh

“Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân

để bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”, Hoàng Khánh Nghĩa làm chủ nhiệm, đề

tài KX09 - 07, H,1994 Công trình đã luận giải tính tất yếu khách quan và trình bày khá hệ thống nội dung xây dựng thế trận QPTD ở Việt Nam Công trình khẳng định, thế trận QPTD được triển khai không phải để chờ chiến tranh xâm lược, mà là thực hành cuộc đấu tranh thời bình với các thế lực thù địch đang tiến công vào độc lập và CNXH ở Việt Nam Đồng thời, công trình đưa ra kiến nghị: cần có quan niệm thống nhất về xây dựng thế trận QPTD trong giai đoạn mới; việc xây dựng thế trận QPTD không phải là việc riêng

Trang 13

của Quân đội, mà là việc lớn của toàn Đảng, toàn dân; cần phân biệt sự khác nhau giữa xây dựng thế trận QPTD hiện nay với xây dựng nền QPTD từ trước đến nay; việc xây dựng thế trận QPTD là công việc tốn kém, nhưng là việc phải làm, là vấn đề cấp bách hiện nay

“Chiến lược phòng thủ tích cực của Trung Quốc”, tác giả Chu Phương

Cầm, Trung tâm Thông tin khoa học, công nghệ và môi trường - Bộ Quốc

phòng, H, 2000; “Chính sách quốc phòng của Trung Quốc”, tác giả Lý Quang

Kế, Trung tâm Thông tin khoa học, công nghệ và môi trường - Bộ Quốc phòng, H, 2004 Trong các công trình này, các tác giả đã phân tích, làm rõ quá trình đổi mới chiến lược quân sự bảo vệ Tổ quốc XHCN ở Trung Quốc; xác định mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung và phương thức tiến hành bảo vệ Tổ quốc XHCN Các tác giả cho rằng, để thực hiện mục tiêu bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và đối phó có hiệu quả với những cuộc chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao thì các nước XHCN cần tập trung xây dựng “Chiến lược phòng thủ”, “Chiến lược phát triển quốc phòng”, hoặc “Chiến lược an ninh quốc gia” Muốn vậy, phải ra sức “hiện đại hóa nền quốc phòng”; hiện đại hóa vũ khí, trang bị và xây dựng các lực lượng vũ trang, nhất là xây dựng quân đội tinh nhuệ; phát triển khoa học kỹ thuật quân sự và nghệ thuật quân sự; phát triển công nghiệp quốc phòng hiện đại; kiện toàn và hoàn thiện lực lượng dự bị động viên, chuẩn bị cơ sở vật chất và tinh thần cho chiến tranh

“Bản phác thảo về chiến lược quân sự mới của Mỹ” của B James và D

Goure (2001) Các tác giả tập trung phân tích, luận giải quá trình đổi mới về chiến lược quân sự của Mỹ trong những năm đầu thế kỷ XXI Các tác giả cho rằng, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, “Chiến lược quân sự quốc gia” của Mỹ

đề ra trước đây không còn phù hợp Do vậy, nước Mỹ cần phải xây dựng một

“Chiến lược quân sự quốc gia mới”, trong đó, trọng tâm là chiến lược “kế hoạch hoá quân đội” và “đẩy mạnh cuộc cách mạng các vấn đề quân sự trong quân đội”

“Mấy vấn đề cơ bản về tăng cường sức mạnh quốc phòng bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới”, do tác giả Trần Duy Hương chủ biên, Nxb QĐND, H, 2006

Công trình đã phân tích, làm rõ quan niệm về sức mạnh quốc phòng bảo vệ Tổ

Trang 14

quốc Việt Nam XHCN; chỉ ra những nhân tố hợp thành sức mạnh quốc phòng, bao gồm: tiềm lực chính trị tinh thần; tiềm lực, thực lực quân sự; nguồn lực khối đại đoàn kết dân tộc; nguồn lực kinh tế-xã hôi, khoa học-công nghệ, văn hoá, an ninh và đối ngoại Công trình nghiên cứu còn tập trung đánh giá thực trạng sức mạnh quốc phòng và những vấn đề đang đặt ra hiện nay; làm rõ thành tựu và chỉ

ra những tồn tại, yếu kém của quá trình tăng cường sức mạnh quốc phòng trong công cuộc đổi mới đất nước

“Quốc phòng Việt Nam trong quá trình đổi mới (1986-2005)”, do tác

giả Phùng Khắc Đăng chủ biên, Nxb QĐND, H, 2006 Công trình đã tiến hành tổng kết quốc phòng Việt Nam qua 20 năm đổi mới đất nước Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả khái quát về tình hình thế giới, khu vực

và trong nước tác động đến quốc phòng Việt Nam; đánh giá về thành tựu lý luận - thực tiễn trong lĩnh vực quốc phòng và những vấn đề đang đặt ra qua

20 năm đổi mới Thành tựu đó được thể hiện trên các phương diện: tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong thời kỳ mới; đổi mới về xây dựng nền QPTD; đổi mới về xây dựng lực lượng quốc phòng; phát triển lý luận về xây dựng thế trận QPTD; đổi mới cơ chế lãnh đạo, quản lý, điều hành nhiệm vụ quốc phòng Trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất phương hướng tiếp tục đổi mới, phát triển lý luận về quốc phòng trong những năm tới Sự đổi mới ấy trên nhiều phương diện: đổi mới tư duy về quốc phòng theo yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; đổi mới về tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; đổi mới về tổ chức xây dựng thế trận QPTD và đổi mới về hệ thống tổ chức đảng lãnh đạo sự nghiệp quốc phòng và lực lượng vũ trang nhân dân

“Cẩm nang công tác QP - AN dành cho cán bộ lãnh đạo các cấp”, của

Nguyễn Tế Nhị, Nguyễn Thế Vỵ, Tùng Như, Nxb Văn hoá - Thông tin, H, 2007 Cuốn sách tổng hợp, chọn lọc những bài viết, bài nói của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và lãnh đạo về công tác QP - AN ở các ngành, cơ quan, đơn vị của Việt Nam Nội dung cuốn sách gồm 3 phần: Tư duy mới về QP - AN trong tiến trình đổi mới đất nước; QP - AN từ lý luận đến thực tiễn; một số văn bản của Nhà nước về QP - AN

Trang 15

“Tăng cường sức mạnh quốc phòng dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội

lần thứ IX của Đảng”, tác giả Phạm Văn Trà, Nxb QĐND, H.2001; “Về nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”, tác giả Hồ

Kiếm Việt, Nxb CTQG, H.2001; “Nền quốc phòng toàn dân trong điều kiện

toàn cầu hóa kinh tế hiện nay”, Viện Khoa học Xã hội Nhân văn quân sự,

Nxb QĐND, H.2002; “Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới - một số vấn đề lý

luận và thực tiễn”, Viện Khoa học Xã hội Nhân văn quân sự, Nxb QĐND,

H.2003; “Góp phần tìm hiểu đường lối quân sự của Đảng” của tác giả Nguyễn Đình Ước, Nxb CTQG, H.2003; “Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

trong điều kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới” của tác giả

Dương Văn Lượng, Nxb CTQG, H.2007; “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo

sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới” Nxb QĐND, H.2006, “Quốc phòng -

an ninh trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Nxb CTQG,

H.2010 và “Sự phát triển quan điểm lý luận bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội

chủ nghĩa”, Nxb CTQG, H.2010 của tác giả Nguyễn Vĩnh Thắng (chủ biên)

Các công trình này tiếp tục làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề quân

sự, quốc phòng và an ninh trong thời kỳ quá độ lên CNXH Trong đó, các tác giả tập trung làm rõ quá trình phát triển tư duy của Đảng cộng sản Việt Nam

về vấn đề quân sự, quốc phòng và an ninh, về bảo vệ Tổ quốc và xây dựng nền QPTD; khái quát và làm sáng tỏ các quan niệm, quan điểm của Đảng về vấn đề quân sự, quốc phòng và an ninh, về bảo vệ Tổ quốc và xây dựng nền QPTD trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam Các công trình nghiên cứu còn làm rõ sự tác động của tình hình thế giới, khu vực sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN và WTO; sự tác động của tình hình trong nước; sự thay đổi trong phương châm, chiến lược, âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch; những vấn đề mới về lý luận và thực tiễn đặt ra cần phải giải quyết trong sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay

“Những vấn đề cơ bản, cấp thiết về chiến tranh, quân đội và sức mạnh

quân sự quốc gia trong thời đại hiện nay”, do Vũ Quang Tạo và Nguyễn

Hùng Oanh đồng chủ biên, Học viện Chính trị, Nxb QĐND, H.2012 Cuốn

Trang 16

sách gồm ba phần cơ bản: Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và sức mạnh quân sự quốc gia; Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng, phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác

- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và sức mạnh quân sự quốc gia; những vấn đề cấp thiết về chiến tranh, quân đội và sức mạnh quân

sự quốc gia trong thời đại hiện nay

Những nội dung cơ bản của các công trình nghiên cứu nêu trên được tác giả luận án kế thừa và làm sâu sắc hơn quan niệm về củng cố quốc phòng và những nội dung củng cố quốc phòng ở Vương quốc Campuchia trong giai đoạn hiện nay

1.3 Các công trình khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa kinh tế nói chung, hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng với tăng cường, củng cố quốc phòng đã được công bố

“Kết hợp kinh tế với quốc phòng ở Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sỹ

kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị của Trần Trung Tín, bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh năm 1998 Luận án đề cập tương đối có hệ thống

và toàn diện về mối quan hệ giữa lĩnh vực kinh tế và quốc phòng ở Việt Nam; chỉ

rõ sự cần thiết, mục đích, nội dung của sự kết hợp Trên cơ sở phân tích thực trạng kết hợp kinh tế với quốc phòng trong thời kỳ thực hiện cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, đề tài đã chỉ ra nội dung đổi mới sự kết hợp trên cả góc độ hoạch định, thực thi chính sách và phương thức hoạt động KT-XH, quân sự - quốc phòng; đưa ra một số yêu cầu, giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả trong quá trình thực hiện cả hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

“Kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế trong tiến trình CNH - HĐH đất nước”, của Nguyễn Văn Rinh Nxb QĐND, H.2003 Tác giả xác định quân

đội là một trong những lực lượng nòng cốt tham gia xây dựng và phát triển KT

- XH, củng cố QP - AN trên các địa bàn chiến lược Những nhiệm vụ đó là sự

cụ thể hoá các Nghị quyết của Đảng về việc kết hợp kinh tế với QP - AN và QP

- AN với kinh tế trong chiến lược phát triển KT - XH ở Việt Nam Cuốn sách là những luận điểm mang tính định hướng cho mỗi cán bộ, chiến sỹ tiếp tục quán triệt

và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được Đảng, quân đội và nhân dân giao phó

Trang 17

“Tác động của hội nhập kinh tế Việt Nam - ASEAN đối với sự nghiệp quốc phòng ở Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sỹ kinh tế, chuyên

ngành kinh tế chính trị của Bùi Ngọc Quỵnh, bảo vệ tại Học viện Chính trị quân sự, năm 2004 Luận án đã khái quát toàn bộ tiến trình hội nhập kinh tế Việt Nam - ASEAN, chỉ rõ những tác động hai chiều của quá trình này đến sự nghiệp quốc phòng; đánh giá thực trạng và đề xuất yêu cầu, giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của sự tác động đó đến sự nghiệp quốc phòng hiện nay

“Tác động của kinh tế thị trường đối với quốc phòng, an ninh ở Việt Nam”, của Nguyễn Văn Ngừng, Nxb CTQG, H, 2005 Tác giả nêu ra những

nhận thức chung về kinh tế thị trường, sự hình thành và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam; tác động của kinh tế thị trường đối với

QP - AN, từ đó nêu ra phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường kết hợp với tăng cường tiềm lực QP - AN ở Việt Nam hiện nay

“Vai trò của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong quá trình chủ động HNKTQT hiện nay”, Luận án Tiến sỹ kinh tế của Trần Văn Lý, bảo vệ tại Học

viện Chính trị quân sự năm 2006 Tác giả đi sâu phân tích những nội dung, yêu cầu HNKTQT của Việt Nam hiện nay; chỉ ra vai trò của Quân đội đối với quá trình HNKTQT xuất phát từ bản chất, truyền thống, chức năng của một đội quân cách mạng kiểu mới; đặt ra vấn đề cần đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp quân đội cho phù hợp với điều kiện mới

“Kết hợp phát triển KT - XH gắn với tăng cường QP - AN trong quá trình CNH, HĐH đất nước”, Giáo trình giáo dục quốc phòng dùng cho bồi

dưỡng kiến thức QP - AN đối tượng 1, tập 1, cuốn 1, Nxb QĐND, H, 2007 Trong giáo trình đã chỉ rõ, sự kết hợp giữa phát triển KT - XH với QP - AN đã trải qua một quá trình nhận thức lâu dài Nhưng do điều kiện và hoàn cảnh lịch

sử, chúng ta chỉ hiểu nó trong mối quan hệ kết hợp giữa hai lĩnh vực kinh tế và quốc phòng Hiện nay, mối quan hệ kết hợp không chỉ dừng lại ở hai lĩnh vực trên mà còn được đan xen, mở rộng giữa kinh tế với xã hội và quốc phòng với an ninh Bản chất của sự kết hợp phát triển KT - XH gắn với QP - AN ở Việt Nam trong thời kỳ mới được hiểu là: sự gắn kết chặt chẽ hoạt động của các lĩnh vực

Trang 18

KT - XH với QP - AN thành một thể thống nhất trên phạm vi cả nước và từng địa phương, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước

“Xu hướng phát triển kinh tế thế giới hiện nay và tác động đối với an ninh trật tự ở Việt Nam”, của Nguyễn Văn Ngừng, Nxb CTQG, H, 2010 Cuốn sách

tập trung nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm chủ yếu của nền kinh tế thế giới và xu hướng vận động trong thời gian tới, từ đó đánh giá những tác động của nó đối với nền kinh tế Việt Nam và những ảnh hưởng đối với vấn đề an ninh trật tự ở Việt Nam Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội dưới tác động của toàn cầu hóa

“Một số vấn đề kết hợp kinh tế với quốc phòng ở Việt Nam trong tình hình mới”, do TS Nguyễn Đức Độ chủ biên, Nxb QĐND, H, 2010 Các tác giả đã

luận giải một số vấn đề chung về kết hợp kinh tế với quốc phòng, lược sử nhận thức kết hợp kinh tế với quốc phòng ở Việt Nam trong thời kỳ phong kiến và từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; phân tích các nhân tố tác động, mục tiêu, nội dung và định hướng kết hợp kinh tế với quốc phòng trên một số lĩnh vực và ngành kinh tế chủ yếu ở Việt Nam trong tình hình mới

Đề tài nghiên cứu: Kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, đối ngoại

trong quản lý bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, do Trần Hữu Sâm

làm chủ nhiệm, Học viện Biên phòng, H, 2011 Các tác giả đã luận giải làm rõ

cơ sở lý luận và thực tiễn về kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, đối ngoại trong quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia; chỉ rõ thực trạng kết hợp; phân tích sâu sắc yêu cầu, nội dung, phương thức kết hợp Các nội dung này là sự bổ sung, phát triển và hoàn thiện lý luận được rút ra qua nghiên cứu cơ

sở lý luận và thực tiễn của sự kết hợp ở chương 1; đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, đối ngoại trong quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia thời kỳ mới

“Tác động của kinh tế thị trường đối với nền quốc phòng ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”, luận án tiến sĩ của Suvanthoong ThepVongSa, bảo vệ

tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2015 Tác giả luận án đã làm rõ cơ sở lý luận về sự tác động của kinh tế thị trường đối với nền quốc

Trang 19

phòng ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phân tích thực trạng của sự tác động, đồng thời đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đối với nền quốc phòng ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Dưới góc độ các bài báo khoa học, có các bài tiêu biểu như: Nguyễn Ngọc Hồi, “Gia nhập WTO - cơ hội và thách thức đối với nền

QPTD ở Việt Nam”,Tạp chí QPTD, số 2/2007 ; Diệp Kỉnh Tần, “Mấy vấn

đề về phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với QP - AN”, Tạp chí

QPTD, số 2/2008; Nguyễn Văn Lân, “Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội

với củng cố QP - AN trên vùng biển đảo Đông Bắc của Tổ quốc”, Tạp chí

QPTD, số 2/2008; Hoàng Châu Sơn, “Tiếp tục xây dựng lực lượng dân

quân, tự vệ vững mạnh, đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc”, Tạp chí

QPTD, số 2/2008; Mai Văn Phúc,“Tổng công ty hàng hải Việt Nam gắn

phát triển kinh tế với tăng cường tiềm lực QP - AN trên biển”, Tạp chí

QPTD, số 2/2008;Nguyễn Văn Tự, “Khánh Hoà gắn kết phát triển kinh tế -

xã hội với tăng cường QP - AN trong giai đoạn mới”, Tạp chí QPTD, số

10/2008; Quốc Toản, Mạnh Hùng, Mạnh Dũng, “Kết hợp phát triển kinh tế

biển với tăng cường QP - AN, bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới”, Tạp chí QPTD, số 9, 10, 11/2008; Nguyễn Duy Hưng, “Quảng Ninh thực hiện kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Tạp chí QPTD, số 10/2008; Hoàng Đức Nguyên,

“Huyện Trùng Khánh gắn phát triển kinh tế - xã hội với nâng cao khả năng bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới”, Tạp chí QPTD, số 7/2009; Hoàng Chí

Thức, “Sơn La kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường QP - AN và

đối ngoại”, Tạp chí QPTD, số 7/2009; Nguyễn Ngọc Hồi, “Một số vấn đề đặt ra đối với Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí

Cộng sản, số 1/2010 Nhìn chung, các bài báo nêu trên mới bàn về sự kết hợp kinh tế với tăng cường, xây dựng củng cố quốc phòng, an ninh trên những khía cạnh, lát cắt khác nhau Chưa có bài báo nào đề cập đến sự tác động của HNKTQT đến củng cố quốc phòng nói chung và ở Vương quốc Campuchia nói riêng

Trang 20

2 Các công trình nghiên cứu trong nước

“Chiến lược của Campuchia khi tham gia vào khu vực mậu dịch tự do

ASEAN (AFTA) và thực hiện CEPT”, của tác giả On Phnomonirith, Nhà xuất

bản CICP, Phnôm pênh, năm 1998 Trong công trình của mình, tác giả đã luận giải những khó khăn và thách thức của Campuchia khi tham gia các hiệp hội này

“Xây dựng lòng tin ở Campuchia - Trao đổi kinh nghiệm và rút ra bài

học cho tương lai”, của Kao Kim Huorn, Nhà xuất bản CICP, Phnôm pênh,

1999 Tác giả của công trình này đã khái quát những nội dung từ thực tiễn có tính chất của tổng kết và rút ra những bài học quý báu giúp cho người đọc hiểu được tiềm năng cũng như củng cố cho tương lai phát triển về đoàn kết với các nước trên thế giới và khu vực

“Vai trò Campuchia trong cộng đồng quốc tế” của tác giả Cheav

Vanndeth, Nhà xuất bản CICP, Phnôm pênh, 2000 Công trình này đã xác định vị trí, vai trò Campuchia trong cộng đồng quốc tế với những tiềm năng,

và thực tiễn phát triển

“Phát triển kinh tế và chính sách cải cách ở Campuchia - thách thức

và triển vọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” của Soc Hoch, Viện

nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực, Phnôm pênh, 2001 Với công trình của mình, tác giả đã luận giải những tiềm năng về nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế và cải cách ở Campuchia hiện nay Ở đó, tác giả cũng đặt vấn đề với các nước, trong đó có Việt Nam giúp Campuchia về giáo dục và đào tạo trong quan hệ hợp tác quốc tế

“Chiến lược của Chính phủ Campuchia trong thiên niên kỷ mới”, của

Tác giả Samdec Hunsen, Nhà xuất bản CICP, Phnôm pênh, 2003 Với tư cách

là người đứng đầu Chính phủ Campuchia - Thủ tướng Chính phủ, tác giả Samdec Hunsen đã khẳng định lập trường quan điểm của Nhà nước Campuchia trong thiên niên kỷ mới Nội dung của công trình này không chỉ là những tư tưởng, quan điểm chính trị có tính pháp quy cao của Campuchia, mà còn là thông điệp quan trọng đối với các nước và thái độ Campuchia trong

Trang 21

quan hệ với các nước trên thế giới, trong khu vực nói chung và các nước trên bán đảo Đông Dương nói riêng

“Campuchia trong thiên niên kỷ mới, học hỏi kinh nghiệm quá khứ và

xây dựng tương lai”, của Kao Kim Huorn, Nhà xuất bản CICP, Phnôm pênh,

2004 Tác giả của công trình này đã tiếp nối công trình “Xây dựng lòng tin ở

Campuchia - Trao đổi kinh nghiệm và rút ra bài học cho tương lai”, Nhà xuất

bản CICP, Phnôm pênh, 1999 lên một trình độ mới Nội dung của công trình thể hiện sự nghiên cứu tầm khái quát cao hơn và cũng đặt ra những vấn đề, biện pháp cụ thể cho quan hệ hợp tác và đoàn kết với các nước có tính chiến lược lâu dài

“Chính sách đối ngoại của Campuchia với ASEAN từ 1967 đến nay”

Tác giả Kong Sokea, Luận văn bảo vệ ở Học viện Quan hệ quốc tế ở Việt Nam,

Hà Nội 2005 Trong công trình của mình, tác giả Kong Sokea đã có nhiều công phu hệ thống hóa chính sách đối ngoại của Campuchia với các nước ASEAN từ

1967 đến 2005 Trong công trình của mình, tác giả cũng xác định những vấn đề đặt ra cho tương lai phát triển quan hệ giữa Campuchia với các nước trong cộng đồng ASEAN và với Việt Nam và Lào

“Thông tin cơ bản về Vương quốc Campuchia”, Bộ ngoại giao và hợp

tác Campuchia, năm 2008 Công trình đã khái quát những thông tin cơ bản về Campuchia suốt thời gian từ 2000 đến 2008 với những tiền đề và thành tựu cũng hạn chế ở từng mặt cụ thể Các thông tin này như một bản thông điệp cho các nước thể hiện lập trường quan điểm của Campuchia trong công tác

đối ngoại và hợp tác đầu tư

“Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, một trong những di sản

vô giá hiện nay”, của GS Deap So Phan, Tạp chí thế giới trong thế kỷ XX,

Nhà xuất bản Đông Nam Á, Quốc gia Campuchia, năm 2012 Trong công trình này tác giả tập trung phân tích sâu sắc tiến trình phát triển, hoàn thiện và đặc biệt hơn là đánh giá những giá trị bền vững tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế Trong các nội dung đánh giá, tác giả cho rằng tư tưởng Hồ Chí Minh

về đoàn kết quốc tế đã thức tỉnh nhiều dân tộc trên thế giới có cơ sở lý luận cho xác định mục tiêu, con đường, biện pháp thực hiện đoàn kết với các lực lượng,

Trang 22

các quốc gia một cách khoa học Điểm đặc biệt là, công trình đã dành nhiều nội dung bàn về đoàn kết Campuchia với Việt Nam và Lào

Từ những hiểu biết tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, tác giả đã đánh giá tầm vóc quốc tế nói chung, các dân tộc chậm phát triển nói riêng và đặc biệt là giữa Campuchia với Việt Nam và Lào một cách có sức thuyết phục

“Hội nhập kinh tế quốc tế với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Campuchia”,

luận án tiến sĩ của Vuth Phanna, Bảo vệ tại đại học Kinh tế quốc dân năm 2008 Tác giả luận án, đã làm rõ những vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế và mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế quốc tế với chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trên cơ sở đó chỉ ra những bất cập và đánh giá thực trạng kinh tế cũng như cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia Phân tích quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Campuchia và đánh giá tác động của nó tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất những phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp nhằm đưa nền kinh tế Campuchia đạt tới trình độ phát triển cao

và bền vững phù hợp với mục tiêu và chính sách phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của Chính phủ Hoàng gia Campuchia

“Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Campuchia”, luận án tiến sĩ của Lors Pinit Tác giả luận án đã làm rõ những

vấn đề lý luận và thực tiễn về vốn, thu hút vốn vào ngành công nghiệp Làm

rõ thực trạng trong thu hút vốn trực tiếp nước ngoài và tác động của nó đến ngành công nghiệp Campuchia Đề xuất quan điểm, mục tiêu, giải pháp nhằm thu hút có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhằm phát triển ngành công

nghiệp trong nước

3 Khái quát kết quả các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề đặt ra để luận án tiếp tục giải quyết

3.1.Khái quát kết quả các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án

Thông qua tổng quan các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận

án, bước đầu tác giả luận án khái quát kết quả các các công trình đó đã đề cập

trên một số nội dung sau:

Trang 23

Một là, các công trình của các tác giả nước ngoài và trong nước, tuỳ

theo dung lượng và phạm vi nghiên cứu đã đề cập đến những vấn đề lý luận

và thực tiễn cơ bản về TCHKT Các tác giả đã chỉ rõ những thuận lợi khó khăn, thách thức, sự tác động sâu sắc đến mọi mặt của xã hội khi các nước tham gia vào toàn cầu hóa Do đó, mỗi nước cần phải có những chính sách hợp lý, nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực, những thách thức đến phát triển đất nước Tuy nhiên đến nay, vẫn chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về

HNKTQT ở Vương quốc Campuchia dưới góc độ kinh tế chính trị

Hai là, các tác giả đã phân tích sâu sắc quá trình đổi mới tư duy quân sự

của các quốc gia, dân tộc hiện nay theo hướng điều chỉnh những quan điểm về chiến tranh, về học thuyết quân sự Các tác giả khẳng định, quốc gia nào muốn giành phần thắng trong thế kỷ XXI thì phải xây dựng chiến lược quốc phòng phù hợp, trong đó, phải xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ, phát triển công nghiệp quốc phòng, kiện toàn và hoàn thiện lực lượng dự bị động viên Đồng thời, các tác giả cũng đã làm rõ một số nội dung cơ bản về tăng cường QP - AN; đánh giá thành tựu và hạn chế, chỉ rõ những vấn đề đặt ra cần bổ sung, phát triển; đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường QP-

AN ở Campuchia trong tình hình mới

Các tác giả cũng đã phân tích, luận giải sâu sắc sự tác động của tình hình thế giới, khu vực; tình hình trong nước; sự thay đổi trong phương châm, chiến lược, âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; những vấn đề mới về

lý luận và thực tiễn nảy sinh cần phải giải quyết trong quá trình xây dựng và bảo

vệ Vương quốc Campuchia

Ba là, các tác giả đã luận giải một số vấn đề chung về kết hợp kinh tế với

quốc phòng; phân tích các nhân tố tác động, mục tiêu và định hướng kết hợp kinh tế với quốc phòng trên một số lĩnh vực và ngành kinh tế chủ yếu ở Campuchia; chỉ rõ sự cần thiết, mục đích, nội dung của sự kết hợp; làm rõ sự tác động của toàn cầu hóa, sự hội nhập kinh tế quốc tế tới QP - AN; đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế nói chung, xây dựng củng

cố quốc phòng trong giai đoạn hiện nay

Trang 24

Như vậy, các công trình, bài viết của các tác giả ở Campuchia và ở nước ngoài nêu trên đã đề cập về vấn đề TCHKT, HNKTQT và tác động của TCHKT đến xây dựng, củng cố quốc phòng, dưới nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó mỗi góc nhìn đều được phân tích, đánh giá sâu sắc Đó là nguồn tài liệu quý giá để luận án kế thừa

Tuy nhiên, các công trình mới đề cập, phân tích những mặt, những khía cạnh, những lát cắt đơn lẻ của đối tượng nghiên cứu, mà chưa đặt đối tượng nghiên cứu trong một chỉnh thể để nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện để đưa ra những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về sự tác động của HNKTQT đến củng cố quốc phòng, đặc biệt là ở Vương quốc Campuchia Do

đó, đòi hỏi phải nghiên cứu sự tác động trong một chỉnh thể thống nhất

3.2 Những vấn đề đặt ra mà luận án cần tiếp tục giải quyết

Một là, luận án phải làm rõ quan niệm và nội dung tác động của TCHKT

đến củng cố quốc phòng ở Vương quốc Campuchia

Vấn đề toàn cầu hóa và HNKTQT luôn được sự quan tâm của Chính phủ các cấp, các ngành của mỗi nước, cũng như nghiên cứu của các nhà khoa học Tác giả luận án cũng đã kế thừa một số nội dung, khái niệm, đặc trưng và cách tiếp cận về HNKTQT của các nhà nghiên cứu để có cái nhìn tổng quát Tuy nhiên, chưa có công trình đi sâu nghiên cứu đưa ra quan niệm và nội dung tác động của HNKTQT đến củng cố quốc phòng ở Vương quốc Campuchia

Hai là, luận án phải tập trung đánh giá toàn diện, sâu sắc sự tác động tích

cực, tiêu cực của HNKT quốc tế đến củng cố quốc phòng ở Campuchia, phân tích nguyên nhân và khái quát những mâu thuẫn nảy sinh cần phải giải quyết

từ sự tác động của HNKTQT đến củng cố quốc phòng ở Vương quốc

Campuchia thời gian qua

Ba ba, luận án phải đề xuất một cách có hệ thống, toàn diện những quan

điểm và giải pháp khả thi, nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của HNKTQT đến củng cố quốc phòng ở Vương quốc Campuchia

Trang 25

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC

TẾ ĐẾN CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG Ở VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA 1.1 Một số vấn đề chung về toàn cầu hóa kinh tế, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và củng cố quốc phòng ở Vương quốc Campuchia

1.1.1 Quan niệm về toàn cầu hóa và toàn cầu hóa kinh tế

1.1.1.1 Quan niệm về toàn cầu hóa

Thuật ngữ “toàn cầu hóa” được sử dụng phổ biến từ khoảng cuối những năm 80 của thế kỷ XX trở lại đây để diễn đạt một nhận thức mới của loài người

về một hiện tượng, một quá trình quan trọng trong quan hệ quốc tế hiện đại

Tùy vào góc độ tiếp cận mà bản chất, tính chất và nguồn gốc của toàn cầu hóa được các lý thuyết khác nhau quan niệm khác nhau

Toàn cầu hóa có thể xem xét như một quá trình lịch sử tự nhiên mà Roland Robertson là người đi đầu trong quan niệm này “Ông gọi nó là quá trình hội tụ thế giới trên phạm vi rộng, phân biệt với quá trình trên phạm vi nhỏ hơn diễn ra trong quốc gia hay địa phương” [78, tr.12] Hàm ý của ông là lịch sử toàn thế giới đi theo một tiến trình hợp nhất, thông qua việc hình thành nên những thực thể xã hội lớn dần - mà lớn nhất là thực thể toàn cầu - và ngay trong quá trình hình thành các thực thể trung gian đã hàm chứa quá trình toàn cầu hóa dưới dạng manh nha Ông cho rằng tiến trình toàn cầu hóa bắt đầu ở Châu Âu vào đầu thế kỷ XV và được mở rộng ra ngoài phạm vi Châu Âu vào thế kỷ XVIII Robertson phân quá trình này thành hai giai đoạn: từ năm 1750 đến 1870 là giai đoạn “toàn cầu hóa phôi thai”, còn từ 1870 đến những năm 1920 như là giai đoạn thiết yếu của sự “cất cánh” đưa đến thiết lập một xã hội toàn cầu với một hỗn hợp của những sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa và công nghệ

Toàn cầu hóa cũng được Wilkinson và Marshall Hodgson xem xét như một quá trình mang tính lịch sử tự nhiên khi các ông nghiên cứu về các nền văn

Trang 26

minh Các ông coi sự phát triển của văn minh nhân loại như là “sự phát triển phụ thuộc lẫn nhau và ít nhiều song song giữa 4 hỗn hợp truyền thống văn minh:

Trung Quốc, Ấn Độ, Châu Âu và văn minh sông Nile đến Oxus” [78, tr.13]

Thường thì toàn cầu hóa được tiếp cận chủ yếu trên lĩnh vực kinh tế Ankie Hoogvelt xác định tính chất, mức độ của toàn cầu hóa dựa trên sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng về chiến lược và quản lý giữa các nền kinh tế

quốc gia [78, tr.13]

Một học giả phương Tây khác là Immanuel Wallerstein đã giải quyết khá sâu sắc về toàn cầu hóa Ông coi toàn cầu hóa là “khúc khải hoàn của nền kinh tế thế giới tư bản chủ nghĩa, được gắn kết với nhau bằng sự phân công lao động toàn cầu” [21, tr.14]

Hiện nay, có một quan niệm được sử dụng phổ biến, đó là: toàn cầu hoá

là một quá trình xã hội hóa ngày càng sâu sắc do sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất cùng với những mối quan hệ biện chứng giữa hai yếu tố này ở quy mô toàn cầu Đó là quá trình giao lưu và quốc tế hóa trên mọi lĩnh vực của đời sống con người và đời sống các quốc gia trong cộng đồng thế giới Toàn cầu hóa không chỉ phản ánh sự gia tăng của các mối quan

hệ phụ thuộc lẫn nhau mà còn phản ánh quy mô của các hoạt động liên quốc gia Toàn cầu hóa chính là sự gia tăng mạnh mẽ các mối quan hệ gắn kết, tác động phụ thuộc lẫn nhau, là quá trình mở rộng quy mô và cường độ của các hoạt động giữa các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên phạm vi toàn cầu trong sự vận động phát triển

Như vậy, với những phân tích trên, có thể thấy toàn cầu hoá là quá

trình hình thành một chỉnh thể thống nhất toàn thế giới; là quá trình ảnh hưởng, tác động, xâm nhập lẫn nhau xuyên biên giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trước hết và chủ yếu trên lĩnh vực kinh tế, và vận hành trong một trật tự hệ thống toàn cầu do sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội

Trang 27

Toàn cầu hóa là xu hướng bao gồm nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Trong các mặt đó, toàn cầu hóa kinh tế vừa là trung tâm, vừa là cơ sở và động lực thúc đẩy các lĩnh vực khác của xu thế toàn cầu hóa nói chung Trên thực tế thì toàn cầu hóa kinh tế là xu thế nổi bật nhất và các nghiên cứu thường tập trung phân tích về toàn cầu hóa kinh tế

1.1.1.2 Quan niệm toàn cầu hóa kinh tế

Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về toàn cầu hóa kinh tế, điều này phụ thuộc vào góc độ nghiên cứu, quan điểm chính trị chi phối mà có các quan điểm khác nhau về toàn cầu hóa kinh tế Chẳng hạn, có quan điểm cho rằng: toàn cầu hóa kinh tế là những mối quan hệ kinh tế vượt ra ngoài biên giới quốc gia, vươn tới quy mô toàn thế giới, đạt trình độ và chất lượng mới Lại có quan điểm cho rằng: thực chất của toàn cầu hóa về kinh tế là tự do hóa kinh tế và hội nhập quốc tế, trước hết là về thương mại, đầu tư, dịch vụ Tự

do hóa kinh tế cũng có những mức độ khác nhau, từ giảm thuế quan đến xóa

bỏ thuế quan; tự do hóa thương mại đến tự do hóa đầu tư, dịch vụ; tự do hóa kinh tế trong quan hệ hai bên đến quan hệ nhiều bên, trong quan hệ khu vực đến quan hệ toàn cầu Hội nhập kinh tế cũng vậy, cũng có những thứ bậc cao thấp khác nhau Các quốc gia dù muốn hay không đều dần phải hội nhập vào các tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu, phải có chiến lược và chính sách thích ứng với quá trình toàn cầu hóa Nghĩa là các quan hệ kinh tế không những được tự do phát triển trên phạm vi toàn cầu, mà còn phải tuân theo những cam kết toàn cầu đa dạng [21]

Toàn cầu hóa kinh tế bao hàm sự lưu chuyển ngày càng tự do hơn và nhiều hơn của hàng hóa, vốn, công nghệ và lao động vượt ra ngoài biên giới quốc gia Đó chính là phương thức giải quyết mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển của sức sản xuất, một quá trình làm cân đối cung cầu đối với những yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất, nhằm tối ưu hóa việc phân bố và

sử dụng những yếu tố này trên phạm vi toàn cầu

Trang 28

Các nhà kinh tế thuộc Tổ chức thương mại và phát triển thuộc Liên hợp quốc (UNCTAD) cho rằng: “Toàn cầu hóa kinh tế liên hệ tới các luồng giao lưu không ngừng tăng lên của hàng hóa và nguồn lực vượt qua biên giới giữa các quốc gia cùng với hình thành các cấu trúc tổ chức trên phạm vi toàn cầu, nhằm quản lý các hoạt động và giao dịch kinh tế quốc tế không ngừng gia

tăng đó” [46]

Các chuyên gia Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho rằng toàn cầu hóa kinh tế là sự vận động tự do của các yếu tố sản xuất nhằm phân

bổ tối ưu các nguồn lực trên phạm vi toàn cầu Theo quan điểm của Qũy Tiền

tệ quốc tế (IMF) thì toàn cầu hóa kinh tế là sự gia tăng không ngừng các luồng mậu dịch, vốn, kỹ thuật với quy mô và hình thức phong phú, làm tăng

sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới [21]

Uỷ ban Châu Âu, năm 1997 quan niệm: Toàn cầu hoá có thể được định nghĩa như là một quá trình mà thông qua đó thị trường và sản xuất ở nhiều nước khác nhau đang trở nên ngày càng phụ thuộc lẫn nhau Định nghĩa này đã

nhấn mạnh đến sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia, nhưng đã

không nói rõ sự phụ thuộc lẫn nhau tới mức độ nào mới xuất hiện toàn cầu hoá

Quỹ tiền tệ quốc tế cho rằng: toàn cầu hoá kinh tế là sự gia tăng không ngừng nguồn vốn, kỹ thuật, mậu dịch với quy mô, hình thức, làm tăng sự phụ thuộc của các nền kinh tế thế giới Định nghĩa này đã tiến thêm một bước, nhấn mạnh tới đặc tính lan tỏa các nguồn lực ra ngoài biên giới bắt nguồn từ một nước, hoặc một khu vực nhất định, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế phải đến mức toàn diện và vai trò của các đường biên giới quốc gia giảm dần Điều này cũng có nghĩa là tác giả đã xem các quan hệ kinh tế quốc tế diễn ra đơn lẻ trước đây chưa phải là toàn cầu hoá

Từ những vấn đề nêu trên, tác giả cho rằng: Toàn cầu hoá kinh tế là quá

trình gia tăng mạnh mẽ những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động và phụ

Trang 29

thuộc vào nhau trong các quan hệ kinh tế giữa các quốc gia và khu vực trên thế giới, do sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế, nhằm khai thác và phát huy các lợi thế so sánh của các quốc gia, khu vực để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, khu vực

Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, nhưng nhìn nhận và đánh giá vấn đề này đang có nhiều quan điểm lý luận khác nhau thậm chí là đối lập nhau do sự chi phối của lập trường giai cấp

Lý luận toàn cầu hoá Mác-xít cho rằng: xã hội hoá (hay rộng hơn là quốc tế hoá) là kết quả của quá trình phát triển lịch sử tự nhiên của xã hội loài người tiến tới chủ nghĩa cộng sản Một thế giới đại đồng cả về kinh tế và văn hoá của những người lao động tự do và phát triển toàn diện Dự báo về xã hội tương lai của C.Mác có cơ sở vật chất từ chính sự phát triển của lực lượng sản xuất tất yếu dẫn tới xã hội hoá sản xuất trên phạm vi toàn cầu Điều này đã được C.Mác trình bày trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” và trong bộ

“Tư Bản”

Ngược lại, lý luận toàn cầu hoá kinh tế của giai cấp tư sản chính là lý thuyết của “chủ nghĩa tự do mới” với khẩu hiệu “Tự do hoá thương mại toàn cầu”,“Tự do hoá đầu tư”, “Tự do luân chuyển vốn trên thị trường tài chính toàn cầu” Hiện nay, cùng với việc tuyên truyền lý thuyết tự do mới, các nước

tư bản phát triển đang tìm cách sử dụng các thể chế kinh tế quốc tế để thực hiện một thứ chủ nghĩa thực dân mới tinh vi hơn đối với các nước đang phát triển đó là “chủ nghĩa thực dân thương mại”, “chủ nghĩa thực dân thông tin”,

“chủ nghĩa thực dân công nghệ”… Do vậy, nhận thức và hiểu rõ bản chất toàn cầu hoá kinh tế là vấn đề hệ trọng cả về lý luận và thực tiễn nhất là đối với những quốc gia đang phát triển trong đó có Campuchia, bởi tham gia vào quá trình này sẽ tác động không nhỏ đến kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh của các quốc gia này

Trang 30

Thực tiễn quá trình toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ cho ta thấy, dù xem xét bằng nhãn quan gì, ở góc độ nào? thì quá trình toàn cầu hoá kinh tế cũng bao hàm sự khác biệt về lợi ích giữa các chủ thể tham gia (các giai cấp, dân tộc, nhà nước, khu vực và khối kinh tế…), trong đó các nước tư bản phát triển, các công ty xuyên quốc gia có vai trò chi phối Tính không đồng nhất về lợi ích kinh tế là nguyên nhân dẫn tới những mâu thuẫn giữa các chủ thể tham gia quá trình này Điều đó đặt ra cho các nước phải có đối sách thích hợp để tận dụng thời cơ, vượt qua nguy cơ, thách thức khi tham gia vào toàn cầu hoá kinh tế

1.1.2 Hội nhập quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

1.1.2.1 Quan niệm về hội nhập quốc tế

Hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường cũng là động lực hàng đầu thúc đẩy quá trình hội nhập Hội nhập diễn ra dưới nhiều hình thức, cấp độ và trên nhiều lĩnh vực khác nhau, theo tiến trình từ thấp đến cao Hội nhập đã trở thành một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia Ngày nay, hội nhập quốc tế là sự lựa chọn của hầu hết các quốc gia để phát triển

Tuy nhiên, hiện nay chưa có một quan niệm thống nhất nào về hội nhập

mà còn nhiều cách hiểu khác nhau và quan niệm khác nhau về hội nhập quốc

tế Dưới đây là một số các tiếp cận tiêu biểu về hội nhập quốc tế:

Cách tiếp cận thứ nhất, theo chủ nghĩa liên bang, cho rằng hội nhập là

một sản phẩm cuối cùng hơn là một quá trình Sản phẩm đó là sự hình thành một Nhà nước liên bang kiểu như Hoa Kỳ hay Thụy Sỹ Để đánh giá sự liên kết, những người theo trường phái này quan tâm chủ yếu tới các khía cạnh luật định và thể chế

Trang 31

Cách tiếp cận này có nhiều hạn chế vì nó không đặt hiện tượng hội nhập trong quá trình phát triển mà chỉ nhìn nhận hiện tượng này chủ yếu về khía cạnh luật định và thể chế trong trạng thái tĩnh cuối cùng gắn với mô hình nhà nước liên bang Cách tiếp cận này khó áp dụng để phân tích và giải thích thực tiễn của quá trình hội nhập diễn ra với nhiều hình thức và mức độ khác nhau như hiện nay trên thế giới Không phải bất cứ sự hội nhập nào cũng dẫn đến một nhà nước liên bang

Cách tiếp cận thứ hai, mà điển hình là quan điểm của Karl W Deutsch

Theo ông, hội nhập trước hết là sự liên kết các quốc gia thông qua phát triển các luồng giao lưu như thương mại, đầu tư, thư tín, thông tin, du lịch, di trú, văn hóa… từ đó hình thành dần các cộng đồng an ninh Theo Deutsch, có hai loại cộng đồng an ninh: loại cộng đồng an ninh hợp nhất như kiểu Hoa Kỳ, và loại cộng đồng an ninh đa nguyên như kiểu Tây Âu Như vậy, cách tiếp cận này xem xét hội nhập vừa là một quá trình vừa là một sản phẩm cuối cùng

Cách tiếp này có điểm mạnh là nhìn nhận hiện tượng hội nhập vừa trong quá trình tiến triển vừa trong trạng thái tĩnh cuối cùng, đồng thời đưa ra được những nội dung khá cụ thể và sát thực tiễn của quá trình hội nhập, góp phần phân tích và giải thích nhiều vấn đề của hiện tượng này

Cách tiếp cận thứ ba, xem xét hội nhập dưới góc độ là hiện tượng/hành

vi các nước mở rộng và làm sâu sắc hóa quan hệ hợp tác với nhau trên cơ sở phân công lao động quốc tế có chủ đích, dựa vào lợi thế của mỗi nước và mục tiêu theo đuổi

Cách tiếp cận này tập trung vào hành vi của hiện tượng, không quan tâm xem xét góc độ thể chế cũng như kết quả cuối cùng của hội nhập, do vậy, thiếu tính toàn diện và hạn chế trong khả năng giải thích bản chất của quá trình hội nhập

Ngay tại Campuchia hiện nay cũng có những quan điểm khác nhau về

hội nhập Có quan niệm cho rằng “hội nhập quốc tế” là sự tham gia của quốc

Trang 32

gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực Quan niệm khác rộng hơn cho rằng

“hội nhập quốc tế” là sự mở cửa và tham gia vào mọi mặt của đời sống quốc

tế của đất nước, tình trạng này đối lập với tình trạng đóng cửa, cô lập hoặc ít giao lưu quốc tế Tuy nhiên, cả hai cách hiểu trên về “hội nhập quốc tế” đều

không đầy đủ và thiếu chính xác, bởi cả hai cách này đã đánh đồng hội nhập với hợp tác quốc tế, mặt khác chưa tính đến đặc thù của mỗi quốc gia, dân tộc

và yêu cầu phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc

Từ lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả cho rằng cần có cách tiếp cận phù hợp đối với quan niệm “hội nhập quốc tế” để làm nền tảng xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế cho Campuchia trong giai đoạn mới Tác giả cho rằng nên xem xét hội nhập như là một quá trình xã hội có nội hàm toàn diện

và thường xuyên vận động hướng tới mục tiêu nhất định Theo đó: hội nhập

quốc tế được hiểu như là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường giao lưu, hợp tác, gắn kết với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế

Như vậy, “hội nhập quốc tế” khác với hợp tác quốc tế Hội nhập quốc tế vượt lên trên sự hợp tác quốc tế thông thường: nó đòi hỏi sự chia sẻ và tính kỷ luật cao của các chủ thể tham gia Nhìn ở góc độ thể chế, quá trình hội nhập hình thành và củng cố các định chế, tổ chức quốc tế, thậm chí là các chủ thế mới của quan hệ quốc tế Những chủ thể quốc tế mới này có thể dưới dạng: hoặc là một tổ chức liên chính phủ (các thành viên vẫn giữ chủ quyền quốc gia trong việc định đoạt chính sách, chẳng hạn như tổ chức Liên hiệp quốc, ASEAN…), hoặc là một tổ chức siêu quốc gia (các thành viên trao toàn bộ chủ quyền quốc gia cho một cơ cấu siêu quốc gia, hình thái này có thể giống như mô hình nhà nước liên bang, chẳng hạn như Hoa Kỳ, Canada…), hoặc là một tổ chức lai ghép giữa hai hình thái trên (các thành viên trao một phần chủ

Trang 33

quyền quốc gia cho một cơ cấu siêu quốc gia và vẫn giữ một phần chủ quyền cho riêng mình, chẳng hạn như trường hợp EU hiện nay)

Với quan niệm này, ta có thể thấy rõ chủ thể của hội nhập quốc tế trước hết là các quốc gia, mà đại diện cho các quốc gia đó chính là chính phủ của họ

- tổ chức có đủ thẩm quyền và năng lực đàm phán, ký kết và thực hiện các cam kết quốc tế Bên cạnh chủ thể chính này, các chủ thể khác cùng hợp thành lực lượng tổng hợp tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế

Bên cạnh đó, quan niệm này cũng cho chúng ta thấy nội hàm của “hội nhập quốc tế” có thể diễn ra đồng thời trên tất cả hoặc từng lĩnh vực của đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phòng, văn hóa, giáo dục,

xã hội nhưng cũng có thể đồng thời diễn ra trên một số lĩnh vực với tính chất, phạm vi, và hình thức rất khác nhau trong đó hội nhập kinh tế quốc tế được coi là trụ cột, là xương sống của hội nhập quốc tế

1.1.2.2 Hội nhập kinh tế quốc tế và các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế

* Quan niệm về hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế trước hết là quá trình gắn kết các nền kinh tế của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hóa

và mở cửa nền kinh tế theo những hình thức khác nhau, từ đơn phương đến song phương; từ tiểu khu vực, tiểu vùng, đến khu vực, đến liên khu vực và cao nhất là toàn cầu Tuy nhiên, quá trình hội nhập của mỗi quốc gia bị chi phối bởi thể chế chính trị của quốc gia đó Thực tiễn đã chứng minh, mọi quốc gia chỉ chấp nhận hội nhập kinh tế quốc tế một khi lợi ích của quốc gia

đó được đảm bảo cả về kinh tế, chinh trị, xã hội

Với cách tiếp cận này có thể hiểu hội nhập kinh tế quốc tế không đơn giản chỉ là quá trình tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế mà còn được biểu hiện trong bản thân hệ thống chính sách thương mại, chính sách đầu tư, chính sách phát triển kinh tế của mỗi nước nhằm đảm bảo tốt nhất lợi ích của

Trang 34

quốc gia mình Như vậy, có thể xác định hội nhập kinh tế quốc tế là việc các nước đi tìm kiếm các điều kiện, kể cả dành cho nhau những ưu đãi, tạo ra những điều kiện công bằng, có đi có lại trong quan hệ hợp tác với nhau nhằm khai thác các khả năng lẫn nhau phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của mình Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận rằng, việc hội nhập không chỉ

là việc riêng của mỗi chính phủ của mỗi quốc gia mà đó là mong muốn, là nguyện vọng của đa số các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và của người dân ở mỗi quốc gia đó

Từ cách tiếp cận vấn đề như trên, tác giả quan niệm: Hội nhập kinh tế

quốc tế là quá trình liên kết kinh tế có tính tự giác, có mục tiêu, có định hướng của mỗi quốc gia nhằm gắn kết nền kinh tế thị trường của nước mình với kinh tế khu vực và thế giới

Hiện nay, khi hội nhập kinh tế quốc tế, mỗi quốc gia đặt ra những yêu cầu khác nhau nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng từ hội nhập đem lại, đồng thời đảm bảo tối đa lợi ích quốc gia Tuy nhiên, đối với bất kỳ quốc gia nào hội nhập kinh tế quốc tế đều phải thực hiện 4 nguyên tắc cơ bản đó là:

Một là, nguyên tắc công bằng: tức là các nước khi hội nhập, tham gia

vào các tổ chức kinh tế quốc tế sẽ dành cho nhau quy chế ưu đãi cao nhất của mình và chung cho mọi nước (nghĩa là mọi hàng hóa và dịch vụ của các công

ty các nước đối tác đều được hưởng một chính sách ưu đãi chung); đồng thời không phân biệt chính sách thương mại giữa các công ty: mọi chế độ chính sách liên quan đến thương mại và đầu tư trong mỗi nước đều phải bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất nội địa

Hai là, phải đảm bảo thực hiện tự do hóa thương mại: nói cách khác các

nước chỉ được sử dụng thuế làm công cụ bảo hộ cho nền sản xuất của mình, các biện pháp phi thuế quan như giấy phép, quota, hạn ngạch xuất nhập khẩu đều

Trang 35

không được sử dụng, các biểu thuế này đều phải có lộ trình rõ ràng công khai về việc giảm dần đến tự do hóa hoàn toàn (thuế suất bằng 0%)

Ba là, đảm bảo đôi bên hoặc các bên cùng có lợi: nói cách khác, việc

hội nhập phải đem lại lợi ích cho mỗi quốc gia tham gia Đây là nguyên tắc tối thượng đối với mọi quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế

Bốn là, công khai mọi chính sách thương mại và đầu tư

Mỗi quốc gia tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế, đều phải công khai chính sách đầu tư của mình cho các quốc gia trong cùng tổ chức được biết Việc công khai chính sách thương mại, đầu tư cho phép các quốc gia nhanh chóng tìm hiểu thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư và chuẩn bị các hoạt động đầu tư thuận lợi Đồng thời, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế

so sánh của mỗi quốc gia khi hội nhập

* Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ, cấp độ Theo một số nhà kinh tế thì tiến trình hội nhập kinh tế được chia thành năm cấp độ cơ bản

từ thấp đến cao như sau:

Thứ nhất, thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA): Các nước thành viên

dành cho nhau các ưu đãi thương mại trên cơ sở cắt giảm thuế quan, nhưng còn hạn chế về phạm vi (số lượng các mặt hàng đưa vào diện cắt giảm thuế quan) và mức độ cắt giảm Hiệp định PTA của ASEAN (1977), Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ (2001), Hiệp định GATT (1947) là các ví dụ cụ thể của mô hình liên kết kinh tế ở giai đoạn thấp nhất

Thứ hai, khu vực mậu dịch tự do (FTA): Các thành viên phải thực hiện

việc cắt giảm và loại bỏ các hàng rào thuế quan và các hạn chế về định lượng (có thể bao gồm cả việc giảm và bỏ một số hàng rào phi thuế quan) trong thương mại hàng hóa nội khối, nhưng vẫn duy trì chính sách thuế quan độc lập đối với các nước ngoài khối Ví dụ: Khu vực mậu dịch tự do Bắc Âu (EFTA), Khu vực

Trang 36

mậu dịch tự do bắc Mỹ (NAFTA), Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) Những năm gần đây, phần lớn các hiệp định FTA mới có phạm vi lĩnh vực điều tiết rộng hơn nhiều Ngoài lĩnh vực hàng hóa, các hiệp định này còn có những quy định tự do hóa đối với nhiều lĩnh vực khác như dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ… Ví dụ: Hiệp định FTA giữa ASEAN với Úc - Niudilân (2009), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình dương TPP

Thứ ba, liên minh thuế quan (CU): Các thành viên ngoài việc cắt giảm

và loại bỏ thuế quan trong thương mại nội khối còn thống nhất thực hiện chính sách thuế quan chung đối với các nước bên ngoài khối Ví dụ: Nhóm ANDEAN và Liên minh thuế quan Nga – Bêlarút - Cadăcxtan

Thứ tư, thị trường chung (hay thị trường duy nhất): Ngoài việc loại bỏ

thuế quan và hàng rào phi quan thuế trong thương mại nội khối và có chính sách thuế quan chung đối với ngoài khối, các thành viên còn phải xóa bỏ các hạn chế đối với việc lưu chuyển của các yếu tố sản xuất khác (vốn, lao động…) để tạo thành một nền sản xuất chung của cả khối Ví dụ: Liên minh châu Âu đã trải qua giai đoạn xây dựng thị trường duy nhất (Thị trường chung châu Âu) trước khi trở thành một liên minh kinh tế

Thứ năm, liên minh kinh tế - tiền tệ: Là mô hình hội nhập kinh tế ở giai

đoạn cao nhất dựa trên cơ sở một thị trường chung/duy nhất cộng thêm với việc thực hiện chính sách kinh tế và tiền tệ chung (một đồng tiền chung, ngân hàng trung ương thống nhất của khối) Ví dụ: EU hiện nay

Một nước có thể đồng thời tham gia vào nhiều tiến trình hội nhập với tính chất, phạm vi và hình thức khác nhau Tuy nhiên, về cơ bản phải trải qua các bước hội nhập từ thấp đến cao, việc đốt cháy giai đoạn chỉ có thể diễn ra trong những điều kiện đặc thù nhất định mà thôi Hội nhập kinh tế là nền tảng hết sức quan trọng cho sự tồn tại bền vững của hội nhập trong các lĩnh vực khác, đặc biệt là hội nhập về chính trị và nhìn chung, được các nước ưu tiên thúc đẩy giống như một đòn bẩy cho hợp tác và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa

Trang 37

Hội nhập kinh tế quốc tế là yêu cầu tất yếu khách quan của sự phát triển Trước hết, hội nhập kinh tế quốc tế bắt nguồn từ xu thế toàn cầu hoá kinh tế, một xu thế lớn của thời đại đang lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia và Campuchia không thể đứng ngoài cuộc Mặt khác, hội nhập kinh tế quốc tế còn bắt nguồn từ nhận thức mới về xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ Một nền kinh tế độc lập tự chủ trong môi trường toàn cầu hoá không có nghĩa là nền kinh tế đóng cửa, khép kín; ngược lại, đó phải là một nền kinh tế

mở cửa, có quan hệ rộng mở với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới Theo đó, hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ tiếp thêm sinh lực mới cho việc củng cố nền kinh tế độc lập tự chủ mà còn góp phần khẳng định vị thế của đất nước trong một thế giới toàn cầu hóa

Trong quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay, Campuchia phải tranh thủ những cơ hội do tiến trình toàn cầu hoá đem đến về vốn, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm quản lý… trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh của mình về tài nguyên, về lao động rẻ, về thị trường… để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ đẩy nhanh sự phát triển kinh tế Do đó, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo điều kiện để kết hợp nội lực với ngoại lực thành sức mạnh tổng hợp để thúc đẩy kinh tế - xã hội Campuchia phát triển

Đối với Campuchia, hội nhập kinh tế quốc tế là nhu cầu tất yếu khách quan, tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, thuận lợi do quá trình này đem lại cũng cần nhận rõ những bất lợi và thách thức khi tham gia vào quá trình này như: cạnh tranh sẽ gay gắt hơn, nền kinh tế dễ bị tổn thương do các tác động từ bên ngoài, sự lệ thuộc vào nước ngoài về vốn, công nghệ, thị trường… Do vậy,

để bảo vệ độc lập, tự chủ Campuchia nhất thiết phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để hội nhập kinh tế quốc tế một cách tích cực và chủ động

Trang 38

1.1.2.3 Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Vương quốc Campuchia

Theo từ điển tiếng Việt thì chủ động là tự mình quyết định hành động, không bị chi phối bởi người khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài Theo đó, tác giả

cho rằng: chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Vương quốc Campuchia là

hành vi có ý thức, chủ động, tích cực, tự giác của Nhà nước Campuchia, các doanh nghiệp và nhân dân tham gia vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu nhằm tận dụng thời cơ, hạn chế thách thức của quá trình đó đến phát triển kinh tế và các lĩnh vực chính trị, xã hội, quốc phòng của đất nước

Khái niệm trên chỉ ra, mục đích của chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

là để phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, thách thức của quá trình hội nhập Bởi vì, hội nhập kinh tế quốc tế là tham gia vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế, quá trình này đối với một quốc gia bao giờ cũng chịu tác động của cả mặt tích cực và tiêu cực Việc chủ động hội nhập sẽ cho phép Campuchia phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của quá trình hội nhập đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế

Chủ thể của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Campuchia bao gồm nhà nước, doanh nghiệp, nhân dân Các chủ thể trên có vị trí, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau, do đó việc chủ động hội nhập cũng khác nhau Trong đó, nhà nước Campuchia với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó

có lĩnh vực kinh tế thì nhà nước phải chủ động đàm phán, ký kết các hiệp định

về hợp tác kinh tế song phương, đa phương; chủ động điều chỉnh bổ sung luật pháp, cơ chế, chính sách của nhà nước cho phù hợp với thông lệ quốc tế, khu vực và bảo vệ được lợi ích kinh tế của mình; chủ động xác định lộ trình, bước

đi hội nhập phù hợp để bảo vệ lợi ích của mình song lại phù hợp với quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế, khu vực

Trang 39

Doanh nghiệp, và nhân dân là các chủ thể kinh tế, trong bối cảnh nền kinh tế của Campuchia hội nhập vào khu vực và quốc tế thì các chủ thể kinh tế

sẽ chịu tác động trực tiếp (cả thời cơ và thách thức) đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình Vì vậy, để tận dụng thời cơ, hạn chế thách thức trong quá trình hội nhập, các chủ thể này phải tích cực, chủ động, tự giác xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh; điều chỉnh cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, điều chỉnh

tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, điều chỉnh mặt hàng… sao cho có hiệu quả nhất trong quá trình hội nhập kinh tế của đất nước

Đối với Campuchia, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi Campuchia phải tích cực chuẩn bị các điều kiện, kế hoạch cụ thể với lộ trình, bước đi phù hợp, không nóng vội giản đơn, nhưng cũng không chần chừ do dự, bỏ lỡ thời cơ Kết hợp chặt chẽ giữa nội lực với ngoại lực tạo sức mạnh tổng hợp trong đó nội lực có vai trò quyết định Đó là quá trình thực hiện những điều chỉnh về chính sách, luật lệ trong nước cho thích ứng với tình hình và thông lệ quốc tế; đồng thời thực hiện sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhằm phát huy lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh của mình trong quan hệ kinh tế quốc tế nhằm kết hợp các nguồn lực trong nước với nguồn lực nước ngoài để phát triển và xác lập vị trí của mình trong quan hệ kinh tế quốc tế

Quá trình hội nhập cũng là quá trình chủ động đẩy nhanh các cuộc đàm phán song phương, đa phương để gia nhập vào các liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu tạo ra thế và lực mới để hội nhập có hiệu quả hơn Tuy nhiên, do tính phức tạp của quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi phải khéo léo trong giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh, giữa kinh tế và chính trị, xã hội, giữa kinh tế đối ngoại với an ninh, quốc phòng… nhằm giữ vững độc lập chủ quyền và định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình hội nhập

* Nội dung chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Campuchia

Từ khái niệm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Campuchia, căn cứ vào những nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế, tác giả cho rằng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Vương quốc Campuchia bao gồm các nội dung sau:

Trang 40

Một là, tham gia đàm phán quốc tế song phương, đa phương, chủ động

ký kết các hiệp định thương mại và đầu tư với lộ trình phù hợp

Đây là nội dung quan trọng nhất của vấn đề chủ động hội nhập Bởi vì, một mặt các hiệp định thương mại và đầu tư là nội dung cốt lõi của hội nhập kinh tế quốc tế; mặt khác, khi đã ký kết các hiệp định thương mại và đầu tư với các tổ chức kinh tế quốc tế thì Campuchia phải thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình theo các điều khoản đã ký kết Do đó, để tận dụng được thời cơ, hạn chế thách thức trong điều kiện Campuchia là nước chậm phát triển thì Nhà nước Campuchia phải chủ động ký kết các hiệp định hợp tác sao cho phù hợp với điều kiện của đất nước mà không đánh mất cơ hội Trong nội dung này, điểm đặc biệt quan trọng là Campuchia phải chủ động xác định lộ trình, thời gian mà Campuchia được xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ vào các đối tác được hưởng các chế độ ưu đãi và thời gian mà Campuchia phải thực hiện

mở cửa nền kinh tế

Để chủ động xác định lộ trình hội nhập phải nắm vững các nội dung hội nhập kinh tế quốc tế Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế là những yêu cầu mà các nước tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới cam kết thực hiện Cam kết kinh tế mang tính toàn cầu là Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), được thành lập năm 1995 từ tổ chức tiền thân là hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT) thành lập năm 1947 Nguyên tắc hoạt động của WTO đưa ra là không phân biệt đối xử, tiếp cận thị trường, cạnh tranh công bằng, giành ưu đãi cho các nước chậm phát triển Do đó, nội dung chủ yếu của hội nhập kinh tế quốc tế là mở cửa thị trường cho nhau, thực hiện thuận lợi hoá, tự do hoá thương mại và đầu tư Cụ thể:

- Về thương mại hàng hoá: bãi bỏ hàng rào phi thuế quan như hạn

ngạch, giấy phép xuất nhập khẩu và thay vào đó là thuế; biểu thuế nhập khẩu được giữ hiện hành và giảm dần theo lịch trình thoả thuận Các quy định về

Ngày đăng: 24/03/2017, 06:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thúy Anh (2000), chủ động HNKTQT, Tạp chí cộng sản, số 618 tháng 6 -2001, tr19 -23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí cộng sản
Tác giả: Nguyễn Thúy Anh
Năm: 2000
2. Ban Biên tập Đặc san của Báo Thế giới và Việt Nam (2012), “Vương quốc Cămpuchia và quan hệ với Việt Nam”, Việt Nam - Cămpuchia: Đoàn kết hữu nghị, hợp tác toàn diện (Đặc san của Báo Thế giới và Việt Nam), tháng 6 năm 2012, tr. 6 - 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vương quốc Cămpuchia và quan hệ với Việt Nam”," Việt Nam - Cămpuchia: Đoàn kết hữu nghị, hợp tác toàn diện
Tác giả: Ban Biên tập Đặc san của Báo Thế giới và Việt Nam
Năm: 2012
3. PGS TS Đỗ Đức Bình - PGS TS Nguyễn Thường Lạng (đồng chủ biên) "Những vẩn đề kinh tế xã hội này sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài.Kinh nghiệm cùa Trung Quốc và thực tiễn Việt nam", - Nxb Lý luận chính trị, H, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vẩn đề kinh tế xã hội này sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài. Kinh nghiệm cùa Trung Quốc và thực tiễn Việt nam
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị
4. Bộ Quốc phòng (2007), Khu vực phòng thủ tỉnh thành phố trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Giáo trình giáo dục quốc phòng dùng cho bồi dưỡng kiến thức QP - AN đối tượng 1, tập 2, cuốn 1, Nxb QĐND, H.2007, tr 140 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khu vực phòng thủ tỉnh thành phố trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Nhà XB: Nxb QĐND
Năm: 2007
7. C. Mác và Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C. Mác và Ph. Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1994
8. Chheav Vanndeth, “Vai trò Campuchia trong cộng đồng quốc tế” Nhà xuất bản CICP, Phnôm pênh, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Vai trò Campuchia trong cộng đồng quốc tế”
Nhà XB: Nhà xuất bản CICP
9. Nguyễn Văn Dân (chủ biên), Những vấn đề toàn cầu hóa kinh tế, Nxb KHXH, H, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề toàn cầu hóa kinh tế
Nhà XB: Nxb KHXH
10. GS. Deap So Phan: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, một trong những di sản vô giá hiện nay”, Tạp chí thế giới trong thế kỷ XX, Nhà xuất bản Đông Nam Á, Quốc gia Campuchia, năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, một trong những di sản vô giá hiện nay”
Nhà XB: Nhà xuất bản Đông Nam Á
11. Diễn đàn kinh tế -Tài chính Việt – Pháp, “Toàn cầu hóa”, Nxb CTQG,H. 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Toàn cầu hóa”
Nhà XB: Nxb CTQG
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2011
13. Đảng uỷ Quân sự Trung ương (Quân uỷ Trung ương), “Tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991 của Bộ quốc phòng (1991-2011)”, Nxb QĐND, H.2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991 của Bộ quốc phòng (1991-2011)”
Nhà XB: Nxb QĐND
14. Ngô Văn Điểm (chủ biên), ‘Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”, Nxb CTQG, H, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ‘Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”
Nhà XB: Nxb CTQG
15. Phùng Khắc Đăng, “Quốc phòng Việt Nam trong quá trình đổi mới (1986- 2005)”, Nxb QĐND, H.2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quốc phòng Việt Nam trong quá trình đổi mới (1986-2005)”
Nhà XB: Nxb QĐND
16. Nguyễn Đức Độ (2012), Tư tưởng V.I.Lênin về quan hệ kinh tế với quốc phòng và ý nghĩa với nước ta hiện nay, Tạp chí Quốc phòng toàn dân số 4/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng V.I.Lênin về quan hệ kinh tế với quốc phòng và ý nghĩa với nước ta hiện nay
Tác giả: Nguyễn Đức Độ
Năm: 2012
17. Nguyễn Đức Độ chủ biên, “Một số vấn đề kết hợp kinh tế với quốc phòng ở Việt Nam trong tình hình mới”, Nxb QĐND, H.2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số vấn đề kết hợp kinh tế với quốc phòng ở Việt Nam trong tình hình mới”
Nhà XB: Nxb QĐND
18. Giêm Mun - ve - non và Đa - vít M.Phinh - ken, Cuộc cách mạng về học thuyết quân sự của Trung quốc, Xưởng in Tổng cục II, Bộ Quốc phòng, H.2003, tr 149, tr 157, tr 172 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc cách mạng về học thuyết quân sự của Trung quốc
19. Giáo trình giáo dục quốc phòng dùng cho bồi dưỡng kiến thức QP - AN đối tượng 1, tập 2, cuốn 1, Khu vực phòng thủ tỉnh thành phố trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Nxb QĐND, H.2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khu vực phòng thủ tỉnh thành phố trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc -
Nhà XB: Nxb QĐND
20. Giáo trình giáo dục quốc phòng dùng cho bồi dưỡng kiến thức QP - AN đối tượng 1, tập 1, cuốn 1, Kết hợp phát triển KT - XH gắn với tăng cường QP - AN trong quá trình CNH, HĐH đất nước, Nxb QĐND, H.2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết hợp phát triển KT - XH gắn với tăng cường QP - AN trong quá trình CNH, HĐH đất nước
Nhà XB: Nxb QĐND
22. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, H.1995 23. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 7, Nxb CTQG, H.1995 24. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 9, Nxb CTQG, H.1995 25. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 6, Nxb CTQG, H.1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập", Tập 4, Nxb CTQG, H.1995 23. Hồ Chí Minh, "Toàn tập", Tập 7, Nxb CTQG, H.1995 24. Hồ Chí Minh, "Toàn tập", Tập 9, Nxb CTQG, H.1995 25. Hồ Chí Minh, "Toàn tập
Nhà XB: Nxb CTQG
26. Nguyễn Duy Hưng, “Quảng Ninh thực hiện kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Tạp chí QPTD, số 10/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quảng Ninh thực hiện kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w