1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Anh (chị) hãy trình bày về tiếp biến văn hóa trong chuyên ngành của mình đang công tác ?

21 407 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 107,5 KB

Nội dung

Khác với quan hệ, múa rối… là những loại hình nghệ thuật dândã gần gũi với cuộc sống - Ca trù là một loại hình nghệ thuật bác học.Một loại hình âm nhạc đã đạt đến trình độ hoàn thiện cao

Trang 1

lờ mờ hiểu về nó như một thể loại âm nhạc rất khó nắm bắt, rất khó đểthẩm thấu Khác với quan hệ, múa rối… là những loại hình nghệ thuật dân

dã gần gũi với cuộc sống - Ca trù là một loại hình nghệ thuật bác học.Một loại hình âm nhạc đã đạt đến trình độ hoàn thiện cao, đòi hỏi ngườithưởng thức phải am hiểu và tìm tòi về những giá trị tinh hoa của nó Tạisao lại có sự khác biệt đó? Tại sao ca trù lại rất khó để cảm thụ được vẻđẹp tinh anh của nó? Và hơn nữa trước thực trạng ca trù đang đứng trước

bờ vực thẳm của sự mai một đã là động lực để tôi tiến hành tìm hiểu vềloại hình nghệ thuật này Hy vọng đó có thể là một đóng góp nhỏ cho việcgìn giữ vẻ đẹp ca trù

Ca trù đã trở thành đề tài nghiên cứu hấp dẫn của nhiều nhà nghiêncứu âm nhạc, nhà văn hoá lớn Cái nhìn về ca trù toàn diện, sâu sắc có lẽ

đã được nhắc tới rất nhiều trong các công trình nghiên cứu của các nhàkhoa học Và chúng ta cũng sẽ bàn tới vấn đề tiếp biến v ăn hóa tronglịch sử hình thành của nghệ thuật ca trù

Trang 2

Ả đào - là nhân vật gần như quan trọng nhất của tiệc ca trù Nhiệm

vụ của ả đào là làm ca sĩ cho tiệc hát nhưng khác với ca sĩ ở chỗ ả đàovừa hát vừa gõ phách Ả đào là nữ giới, kép là nam giới Ả đào như linhhồn của một bài ca trù bởi nhờ giọng hát của ả đào thì những giá trị thẩm

mỹ của những áng thơ ca trù mới được cất lên và chuyển tải đến các taonhân, mặc khách thưởng hát Về nửa cuối thế kỷ XIX đầu XX, ả đào cònđược gọi là cô đầu

có tham gia hát Điệu hát mà kép hát gọi là điệu “hà nam”, ả đào hát gọi

là “hát hát” - hát gái hay nữ xướng Kép hát trước rồi đào hát lại đúng bài

đó, đúng điệu đó gọi là “hà liễu”

3 Ca trù

Đây là một khái niệm chỉ một lối hát mà trong đó có rất nhiều điệuhát (theo 2 nhà nghiên cứu Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ trọng Huề thì ca trù có

46 điệu chính) như thét nhạc, non mai, hồng hạnh, hát nói…

Ca trù còn có các cách gọi khác như: hát ả đào, hát nhà trò, hát côđầu, hát nhà tơ… ở Thanh hoá ca trù còn được gọi là hát ca công, hát gõ.Nhưng tên gọi ca trù là phổ biến nhất

Trang 3

Giải thích tên gọi ca trù theo nghĩa chữ thì hát ca trù là hát thẻ Thẻgọi là “trù” Thẻ làm bằng tre và dùng để thưởng cho đào hát thay cho trảbằng tiền mặt trực tiếp Khi ả đào hát, các quan iên thị lễ - một bên đánhtrống, bên kia đánh chiêng Trống đánh chát và chiêng đánh lên khi đàohát hay và đào được thưởng một thẻ trù, xong tiệc hát thì đào - kép ứngtheo số thẻ đã được thưởng mà nhận tiền theo quy định.

Khái niệm ca trù sớm nhất hiện được biết đến là ở thế kỷ XVI trongbài “Đại nghĩ bát giáp thưởng đào giải răn” của Lê Đức Mao

4 Cầm chầu

Người đánh trống cho ả đào hát gọi là cầm chầu Dìu trống (còn gọi

là roi chầu) làm bằng gỗ quý Cầm chầu cũng có khổ, có tiếng trốngkhoan, trống mau như đàn, phách

Người cầm chầu phải là người am hiểu về ca trù bởi ngoài nhiệm vụđánh trống cho đào hát còn có nhiệm vụ là chấm thưởng mỗi khi đàonương hát hay, hay đến câu văn hay Ngoài ra người cầm chầu còn chấm

cả đàn hay, phách hay Chính từ vai trò này mới sinh ra các khái niệm như

“thưởng hơi, thưởng ý, thưởng đàn, thưởng phách” Cầm chầu đánh “cắc”

là chấm thưởng Điểm thưởng thể hện tính cách, khả năng âm nhạc, vănhọc của người cầm chầu Cầm chầu giỏi là phải tinh không thưởng sai,thưởng liều

5 Đầu thưởng, vai thưởng, nách thưởng

Ba khái niệm này ít được giải nghĩa một cách rõ ràng Có thể đưa rađây một ví dụ để minh hoạ trong bài “Nơi về phép đi hát và đánh trống”của Xuân Lan in trong “Ca trù thể cách” xuất bản năm 1922 viết câu

“Minh quân lương để tao phùng di” Những câu ấy, chữ nào chữ nấy phảihát rõ ràng, vuông tròn, không khoan, không gấp, không cách nhỡ.Thưởng những câu ấy gọi là “đầu thưởng”

Hay như trong câu “Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy, cánh phù du trông thấy cũng buồn cười, thôi công đâu chuốc ấy sự đời” “Cánh phù

Trang 4

thửơng” “Thôi công cầu” - ba chữ này gọi là “chốn tục”- thưởng vào

“chốn tục” gọi là nách thưởng

6 Đủ khổ, dôi khổ, thiêu khổ

Một bài hát ca trù (hát nói) gồm ba khổ: khổ đầu, khổ giữa và khổxếp Khổ đầu và khổ giữa có 4 câu ở mỗi khổi, khổ xếp có 3 câu Một bàihát nói đầy đủ có 11 câu - gọi là bài hát đủ khổ Bài nào có trên 11 câugọi là dôi khổi, chưa đủ 11 câu gọi là thiếu khổ Hai khổ đầu và khổ xếpluôn giữ nguyên dôi hay thiếu khổ chỉ xảy ra ở khổ giữa

Ngoài ra còn có “hát nói gối hạc” - trong bài hát có một vài cầu thơkéo dài ra, số chữ trong câu thơ có thể lên đến 12, 18 thậm chí 24 chữ

7 Hát mưỡu

Hát mưỡu ít khi được hát riêng rẽ với tư cách một bài trọn vẹn màthường được hát mở đầu hoặc kết thúc cho một bài hát nói Do vậy khi kếthợp hát mưỡu và hát nói lại cho ta các dạng như:

-Hát nói mưỡu tiền (hát mưỡu mở đầu rồi vào hát nói)

-Hát mưỡu hậu (hát mưỡu kết thúc sau khi hát nói)

-Hát nói mưỡu đơn (hát mưỡu bằng một câu thơ lục bát)

-Hát nơi mưỡu kép (hát mưỡu bằng 2 câu thơ lục bát

8 Giáo phường

Đây là tổ chức của hát ca trù gồm nhiều họ Người đứng đầu giáophường gọi là “ông chùm” Giá phường có hệ thống qui ước mà các thànhviên phải tuân thủ Hằng năm, giáo phường đều tổ chức lễ tế tổ vào ngày

11 tháng Chạp Sau ngày tế tổ thì ông chùm giải quyết các công việc nảysinh trong giáo phường Nơi lễ tế tổ có thể làm ở nhà thờ hay muựơn đìnhcủa xã để làm lễ Trong lễ tế tổ, đào nương kép hát của các họ ở các vùngkhác nhau tề tựu, đông đủ hát đủ các điệu và đặt tiệc mời khách quý - gọi

là đám “thánh sư” Giáo phường còn được hiểu là nơi dạy những người đihát

Trang 5

9 Hãm

Hãm là một điệu hát của ca trù hát ngâm hãm để chuốc rượu chúcmừng trong tiệc vui khúc hát hãm có từ một mừng đến 10 mừng

10 Lạc nhạn, xuyên tâm, thuỳ châu

Các khái niệm này chỉ khổ nhạc của trống, đàn và phách Nó đượcchia thành 5 khổ theo thứ tự như sau:

-Chính diện (dùng vào những câu hát bằng phẳng)

-Xuyên tâm có xuyên thưa, xuyên mau

-Lạc nhạn (dùg vào câu hát trầm ngâm)

-Quán châu ( dùng vào các khổ thơ)

Như vậy, để tìm hiểu về nghệ thuật ca trù, trước tiên ta phải hiểuđược một số khái niệm chính thường sử dụng khi nói về ca trù Nắm bắtđược các khái niệm đó sẽ giúp cho quá trình nghiên cứu được thuận lợihơn rất nhiều Các khái niệm đưa ra ở mức cô đọng nhất sẽ phần nào giúpngười đọc luận giải các cụm từ chuyên biệt mà nếu không am hiểu ca trù

sẽ không thể cắt nghĩa được

Trang 6

II NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT

đó, nguồn gốc hình thành ca trù không thống nhất, tương truyền mỗi nơimột khác Đây là một vấn đề đặt ra với các nhà nghiên cứu trong hànhtrình tìm về cái nôi của hát ca trù

Tuy vây, tôi cũng xin đưa ra đây dẫn chứng về ba tư liệu cổ nói tớinguồn gốc ca trù được dân gian cũng như các nhà nghiên cứu nhắc tớinhiều nhất

Theo “Việt sử tiêu án” của Ngô Thời Sĩ thì vào đầu Vua Lý Thái tổ(1010 - 1028) có người ca nhi tên là Đào Thị hát hay đàn giỏi từng đượcvua ban thưởng Về sau vì ái mộ danh tiếng Đào Thị nên con hát gọi làĐào nương Sách “Khâm đinh viết sử” cũng ghi : “năm Thuận Thiên thứ

16 (1925) vua Lý Thái Tổ đặt chức Quản giáp cho giới con hát Như vậy,

từ các cứ liệu trên, ca trù ít nhất cũng có từ đời Lý Tuy nhiên đây cũngchỉ là tương truyền mà chưa có các căn cứ chính xác

Đến đời nhà Hồ (1400 - 1407) lại có sách (Công dư tiệp ký” chéplại chuyện một đào nương ở tại thôn Đài Xá, huyện Tiên Lữ - Hưng Yênmúa giỏi hát hay Thời điểm đó, quân Minh sang xâm chiếm nước ta gâybao cảnh tang thương Nàng đã cùng dân làng lập mưu hạ được nhiều têngiặc Minh giúp làng Đài Xá được yên ổn Về sau người làng nhớ ơn nên

đã lập đến thờ và thôn nàng ở trước đây gọ là thôn “Ả đào”

Lại có truyền thuyết khác về Tổ cô đầu mà hiện nay được nhiềungười ghi nhớ nhất Đời nhà Lê có người tên là Đinh Lễ tự là NguyễnSinh, quê ở làng Cổ Đạm - Nghi Xuân, Hà Tĩnh Là con nhà gia thế songtính tình phóng khoáng, thích ca hát gảy đàn Một lần Đinh Lễ được một

Trang 7

cụ già đưa cho một khúc gỗ ngô đồng và tờ giây vẽ hình một cây đàn bảorằng về làm cây đàn sẽ giúp trừ hoạ và mang lại an lành cho nhân dân.Quả nhiên cây đàn đã giúp cho cuộc sống của bà con hạnh phúc vui tươihơn Một hôm, Đinh Lễ đi qua châu Thường Xuân - tỉnh Thanh Hoá ngồigảy đàn vô tình tiếng đàn đã giúp cho Bạch Hoa - con gái quan châu BạchĐình Sa bị câm từ nhỏ bỗng cất tiếng nói sau khi nghe đàn Cảm tạ ơn đóBạch Hoa được gả cho Đinh Lễ Từ đấy hai vợ chồng sống hạnh phúc, cahát và còn dạy cả dân làng cách đàn, cách múa Khi hai vợ chống mất đi,dân làng Cổ Đạm và đệ từ nhớ ơn lập đền thờ gọi là đền tổ cô đầu, hayđền bà Bạch Hoa công chúa Hàng năm đến ngày 11 tháng Chạp có giỗ tổ

cô đầu và các đào kép khắp nơi lại tề tựu về ở Hưng Yên, Nam Định, HàNội ngày nay đều có đền thờ hai vị tổ sư này

Không phải ngẫu nhiêm mà cùng với truyền thuyết trên, làng CổĐạm ngày nay được nhân dân cả nước biết tới như cái nôi của ca trù, làvùng đất tổ của loại hình nghệ thuật này Xem xết nhều khía cạnh, ta sẽthấy Cổ Đạm xứng đáng là nơi khởi thuỷ của ca trù

Thứ nhất, có phải vô tình không khi truyền thuyết về tổ ca trù gắnliền với các chế tác ra cây đàn đáy và việc truyền bá nghệ thuật chơi đànđáy? Như thế có nghĩa là, tính đến thời điểm có cây đàn đáy do Đinh Lễ(làng Cổ Đam) sáng chế ra thì ca trù đã có bước tiến đáng kể về chất vàdần dần định hình thành một thể loại âm nhạc có diện mạo, lễ luật rõ ràng,chặt chẽ Hơn thế, nhắc đến ca trù không thể không nhắc tới cây đàn đáy.Đàn đáy ra đời là minh chứng cho sự ra đời của ca trù Về tư liệu mĩ thuậtcòn lại thì có các bức chạm trên xà của đình Lễ Hạnh (thế kỷ XVI) đìnhTây Đằng (thế kỷ XVI) hình cây đàn đáy - cây đàn đặc trưng của ca trù

Thứ hai: trong các bản thần phả về ca trù đều thống nhất một quanđiểm: tổ của ca trù là ông Đinh Lễ và bà Bạch Hoa Chính vì vậy khi hátđến chữ Lễ, cô đầu phải hát chệch thành lỡi, Hoa đọc thành Huê, Bạchđọc thành B

Trang 8

Thứ ba, phải là cái nối ca trù mới sản sinh ra được con người “có sởtrường về nghề ca trù” (Nguyễn Văn Ngọc) nổ tiếng là Nguyễn Công Trứ.Nhờ có ông ca trù mới có được sức sống lâu bền tới ngày nay Tuy khôngphải là tổ nghề nhưng Nguyễn Công Trứ đã có công lớn trong việc hoànchỉnh và đưa hát nói thành hể thơ dân tộc, thành linh hồn của những bài

ca trù

Như vậy, tuy được thêu dệt từ một truyền thuyết song với nhữngdẫn chứng sống như trên ta có thể khẳng định làng Cổ Đam chính lànguồn gốc sản sinh ra Ca trù, là trung tâm đỉnh cao của nghệ thuật ca trù

Từ đây, ca trù phát triển rộng khắp hai miền Bắc - Trung Ngày nay, sinhhoạt ca trù cũng đang dần được khôi phục ở Cổ Đam với việc hình thànhcác câu lạc bộ ca trù ở Nghi Xuan

* Nghệ thuật biểu diễn Việt Nam trải qua 3 giai đoạn tiếp biến văn hóa với nước ngoài

Thời kỳ Bắc thuộc là giai đoạn tiếp biến văn hóa lần thứ nhất, tiếp biến mộtcách hồn nhiên, khách quan, tự giác, do vậy nghệ thuật biểu diễn thời kỳ nàyngoài nhạc cụ như: nhị, nguyệt, tam, tứ, thanh la, kèn; truyện truyền miệng thìgiai đoạn này còn có ca, múa, nhạc được tiếp thu một cách có chọn lọc từ TrungQuốc Nghệ thuật biểu diễn giai đoạn này đã có ca múa nhạc, trò diễn, hề, cónghệ thuật diễn xướng dân gian Trò diễn với các vai: hề, lão, mụ, kép, đào, tròdiễn mang tính sinh tồn, mang tính văn hóa, thẩm mỹ, với những vai mẫu là tiền

đề cho nghệ thuật sân khấu Việt Nam trong tương lai

Thời Lý, xuất hiện ca trù trở thành một loại hình độc đáo mang tínhbác học cao, ta còn có các dân ca quan họ, xoan, ghẹo, cò lả, trống quân.Lần tiếp biến văn hóa thứ 2, giai đoạn thuộc Pháp, đây là thời kỳ Việt Namthoát khỏi văn hóa Trung Hoa, văn hóa phương Đông mà tiếp biến văn hóaphương Tây Nếu văn hóa phương Đông là văn hóa lúa nước, trọng tĩnh, trọng

âm, trọng nữ, trọng kinh nghiệm, mang tính chủ quan, văn học nghệ thuật là:biểu hiện, tả ý, tả thần Còn văn hóa phương Tây là văn hóa du mục, trọng động,

Trang 9

trọng lý, trọng nam, trọng dương, trọng khoa học, mang tính khách quan, vănhọc nghệ thuật là: thể hiện và tả thực Trong lần tiếp biến này giống như mộtcuộc cách mạng giữa nội sinh và ngoại sinh xảy ra rất quyết liệt, văn học nghệthuật của Việt Nam đang mang danh thời kỳ cận đại, văn học nghệ thuật thayđổi từ văn cổ sang văn mới (tiểu thuyết, ký …), thơ cổ sang thơ mới … chính vìvậy nghệ thuật sân khấu của Việt Nam tiếp biến nghệ thuật sân khấu phươngTây là kịch đã ồ ạt chuyển vào Việt Nam, thời kỳ này, nghệ thuật sân khấu cónhững thay đổi.

Từ thời kỳ Pháp thuộc có nhiều người đọc trại chữ Đào thành chữ Đầu nênHát Ả đào thường được gọi là Hát Cô Đầu và có rất nhiều "quán ca" được lập ra

ở Miền Bắc tại các vùng Khâm Thiên, Vạn Thái, Ngã tư Sở, và trong Nam vùngPhú Nhuận, trong những quán ca hay nhà hát đó có hai loại Cô đầu : "cô đầuhát" là Ả đào chính cống đem tiếng hát, tài năng nghệ thuật để khách mộ điệuđến nghe và thưởng thức câu thơ, tiếng nhạc, lời ca Nhưng cạnh bên có những

"cô đầu rượu" thường không biết hát mà chỉ có chuốc rượu mời khách uống đếnsay Lúc canh hát đã tàn "cô đầu hát" đã rời quán thì các "cô đầu rượu" bắt đầuđối với khách với một thái độ thân mật hơn, giả vờ âu yếm nhưng "trong âu yếm

có chiều lả lơi" và tuần tự với khách bày chuyện trăng hoa Quần chúng vìkhông phân biệt được "cô đầu hát" và "cô đầu rượu", nên tất cả những ai mangtiếng "cô đầu" đều bị xem là phường bán phấn buôn hương mà người đi nghe

"cô đầu" cũng không được coi là một người biết thưởng thức nghệ thuật Ca Trù

mà chỉ là những người đi tìm hoa và những thú vui trần tục

Có nhiều thức giả lại còn cho rằng chữ "cô đầu" thường được dùng để chỉnhững người ca nương có nghề nghiệp cao, đã dạy được nhiều học trò thànhnghề khi môn sinh hành nghề được tiền thưởng của các "quan viên" (nhữngngười sành điệu biết nghe, thưởng thức nghệ thuật Ả Đào) thường lấy một số

"tiền đầu" để dâng cho thầy tỏ lòng biết ơn Người đào nương nào nhận nhiềutiền đầu, được gọi là "cô đầu" Từ nghĩa "cô đầu" là người đã được môn sinhbiết ơn, biết nghĩa, tôn sư trọng đạo thành ra nghĩa một người bán phấn buôn

Trang 10

hương thì rất tội cho những người nghệ nhân có công truyền bá một nghệ thuậtđộc đáo và cao siêu của Dân tộc Việt Nam.

Giai đoạn tiếp biến văn hóa lần thứ 3, tiếp thu hệ tư tưởng Mác – Lênin.Trong giai đoạn này, từ nhân sinh quan, thế giới quan, thẩm mý quan, nghệ thuậtquan của nghệ sỹ là chủ nghĩa Mác – Lênin; nghệ sỹ là chiến sỹ, nghệ thuật biểudiễn là phương tiện phục vụ tuyên truyền, phò chính trừ tà, soi đường cho quốcdân đi Nghệ thuật biểu diễn được bao cấp nhà nước, phương pháp sáng tác là:hiện thực xã hội chủ nghĩa Tất cả những điều trên đều nằm trong đường lối vănhóa văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam

Trang 11

CHƯƠNG II NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN CA TRÙ

Ca trù là một loại nhạc truyền thống bác học có đầy đủ quy tắc vềđiệu, về nhịp, về nét hoa mĩ, cách biến tấu, ứng tấu Để hiểu được cả một

hệ thống quy tắc chặt chẽ ấy khi hát là cả một quá trình tìm tòi, thẩm thấu

Ngày xưa, ca trù có ba loại chính

-Hát chơi, biểu diễn tại các nhà của những người hâm mộ ca trù haytại nhà ca sĩ

-Hát cửa đình, biểu diễn tại đình làng

-Hát thi biểu diễn để tranh giải thưởng

Phổ biến nhất là hát chơi trong một vùng thân mật với số ít khán giảnhững lúc giải trí

2 Chất liệu

Trong nghệ thuật ca trù, thơ là một thành tố quan trọng Ca trù cónhiều làn điệu, nhiều thể ca trù sử dụng các thể thơ quen thuộc và thuầnViệt như lục bát, song thất lục bát Trong số 34 thể ca trù mà thư tịch HánNôm có ghi nhậ về lời thơ thì các thể thơ được dùng trong ca trù là :

+ Thể lục bát dung trong 17 thể ca trù

+ Thể song thất lục bát: dùng ở một thể ca trù

+ Thể thơ 7 chữ và một câu lục cuối bài: dùng trong 3 thể ca trù.+ Thể thơ Đường luật (thất ngôn, tứ tuyệt) dùng trong 8 thể ca trù.+ Thể phú: dùng trong một thể ca trù

+ Thơ Đường luật trường thiện: dùng trong 2 thể ca trrù

Ngày đăng: 15/03/2017, 15:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w