Kim Lân (19202007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông là một nhà văn tiêu biểu trong văn học Việt Nam hiện đại, ngòi bút sở trường về truyện ngắn. Ông thường viết về nông thôn và nông dân, bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của đồng ruộng. Đặc điểm người nông dân trong sáng tác của Kim Lân, họ đều là những người dân lam lũ, vất vả nhưng tâm hồn trong sáng nhân hậu, giàu lòng lạc quan. Vợ nhặt là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân và là một trong những truyện ngắn hay nhất của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Truyện được in trong tập Con chó xấu xí (xuất bản năm 1962) có tiền thân từ truyện dài Xóm ngụ cư được viết trước năm Cách mạng Tháng Tám do vậy tính thời sự của nạn đói năm 1945 và khí thế sau cách mạng của người dân vẫn còn nguyên trong tác phẩm. Tác phẩm đã khắc hoạ thành công nhân vật Tràng, một người lao động nghèo khổ nhưng giàu tình yêu thương, luôn khao khát hạnh phúc gia đình giản dị, biết hướng tới tương lai tươi đẹp. Qua tác phẩm, đặc biệt là qua nhân vật Tràng, Kim Lân đã tái hiện lại nạn đói thê thảm của nguời nông dân nước ta năm 1945, đồng thời còn thể hiện được vẻ đẹp tình người và sức sống kì diệu của họ: ngay trên bờ vực của cái chết, họ vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
Trang 1Đề 25.5 Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân
Kim Lân (1920-2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh Ông là một nhà văn tiêu biểu trong văn học Việt Nam hiện đại, ngòi bút sở trường về truyện ngắn Ông thường viết về nông thôn và nông dân, bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con
đẻ của đồng ruộng Đặc điểm người nông dân trong sáng tác của Kim Lân, họ đều
là những người dân lam lũ, vất vả nhưng tâm hồn trong sáng nhân hậu, giàu lòng lạc quan "Vợ nhặt" là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân và
là một trong những truyện ngắn hay nhất của văn xuôi Việt Nam hiện đại Truyện được in trong tập "Con chó xấu xí" (xuất bản năm 1962) có tiền thân từ truyện dài
"Xóm ngụ cư" được viết trước năm Cách mạng Tháng Tám do vậy tính thời sự của nạn đói năm 1945 và khí thế sau cách mạng của người dân vẫn còn nguyên trong tác phẩm Tác phẩm đã khắc hoạ thành công nhân vật Tràng, một người lao động nghèo khổ nhưng giàu tình yêu thương, luôn khao khát hạnh phúc gia đình giản dị, biết hướng tới tương lai tươi đẹp Qua tác phẩm, đặc biệt là qua nhân vật Tràng, Kim Lân đã tái hiện lại nạn đói thê thảm của nguời nông dân nước ta năm
1945, đồng thời còn thể hiện được vẻ đẹp tình người và sức sống kì diệu của họ: ngay trên bờ vực của cái chết, họ vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình
và thương yêu đùm bọc lẫn nhau
Ngay trong tựa đề, Kim Lân đã gợi sự tò mò cho người đọc Chuyện dựng
vợ gả chồng là chuyện hệ trọng trong cả đời người,thế mà Kim lân lại dùng hình ảnh “Vợ Nhặt”, một sự gặp gỡ tình cờ và nhanh chóng tiến đến hôn nhân trong cái bối cảnh hiện thực của truyện ngắn là nạn đói mùa xuân Ất Dậu 1945, một trong những thời kỳ đen tối trong lịch sử Nhưng không gian hẹp hơn được tác giả miêu
tả là không gian xóm ngụ cư nghèo trong những nhày đói kém Không gian ấy hiện lên trong lúc chạng vạng tối với những dãy phố, heo hút, xác xơ trong gió, không nhà nào có ánh đèn… một không gian hoàn toàn tăm tối thiếu sức sống Trong không gian ấy, âm thanh người ta có thể nghe thấy chỉ là âm thanh của những con quạ kêu lên từng hồi thê thiết ngoài bãi chợ, là tiếng khóc tỉ tê vẳng lại
từ đâu đó Âm thanh ấy chỉ làm cho xóm chợ trở nên càng heo hút, tăm tối, bóng dáng của cái chết như đã dật đờ, ẩn hiện Và bầu không khí được nhà văn miêu tả cũng là 1 bầu không khí ngột ngạt, không khí vẩn lên mùi ẩm mốc của rác rưởi, mùi gây của xác người chết Trong bức tranh ấy, hình ảnh con người hiện lên cũng thật tội nghiệp đáng thương Là những đứa trẻ mặt buồn rười rượi ngồi trong xó cửa, là những khuôn mặt u tối của những người dân trên đường Tràng về nhà, và
đó cũng là hình ảnh những buổi chiều chạng vạng khi đi làm về ''Tràng bước những bước mệt mỏi, cái đầu trọc chúi về phía trước, các áo nâu tàng vắt trên vai, dường như những gánh nặng vật chất đang đè nặng lên đôi vai rộng như lưng gấu của hắn'' Đến lúc này con người hiện lên vẫn là những con người có sự sống, nhưng sự sống của họ cũng đang độ héo úa, sự sống ấy cũng đang bị đe doạ Họ sống như những bóng ma ''đi lại dật đờ như những bóng ma''
Trong không gian, trong âm thanh, trong hình ảnh con người, cái chết, cái đói như đang ngự trị Nhà văn đã miêu tả hình ảnh xóm chợ thật xót xa, đau
Trang 2thương Hình ảnh người chết được miêu tả mang một sức ám ảnh rất lớn ''không sáng nào những người đi chợ không bắt gặp vài ba cái xác nằm còng queo giữa đường'' Bằng cách sử dụng từ phủ định ''không'' ở ngay đầu câu văn, Kim Lân đã phơi bày 1 hiện tượng vô cùng đau xót, cái chết đã hiện hình 1 cách rõ nét và phổ biến, triền miên, không thể tránh khỏi Và rõ nhất là những giờ phút hạnh phúc của đôi vợ chồng son trên cái nền âm thanh của tiếng ai hờ khóc người chết đói cứ
tỉ tê lúc to lúc nhỏ, dai dẳng tận đêm khuya Qua khung cảnh nạn đói, các nhân vật được bộc lộ ra, hiện ra một cách chân thực nhất, tình người được thấy rõ nhất, vượt lên trên cái đói rách, vượt lên trên thực tại đang hoành hành
Trong khung cảnh đó, nhân vật Tràng hiện lên như một con người hoang sơ ngật ngưỡng bước đi trong ánh chiều tàn của một cuộc sống không ra cuộc sống Trong tác phẩm nhân vật Tràng xuất hiện với hình ảnh: là một gã trai nghèo khổ, dân cư ngụ, làm nghề đẩy xe bò thuê, nuôi mẹ già Dân cư ngụ là nhưng người vốn từ nơi khác đến Vì thế, dân cư ngụ không có ruộng đất, những thứ vô cùng quan trọng đối với người nôn dân thời xưa Đã vậy, họ còn bị phân biệt đối xử, thường phải ở nơi bìa làng, hoặc ở chỗ hẻo lánh Nhà cửa của anh ta, cái được gọi
là "nhà" thì luôn vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi
cỏ dại Hơn nữa, vì là dân ngụ cư, Tràng bị coi khinh, chẳng mấy ai thèm nói chuyện, trừ lũ trẻ hay chọc ghẹo khi anh ta đi làm về Tràng có ngoại hình xấu xí, thô kệch Mỗi buổi chiều về, hắn bước ngật ngưỡng trên con đuờng khẳng khiu luồn qua cái xóm chợ của những người ngụ cư vào bên trong bến Hắn vừa đi vừa tủm tỉm cười, hai con mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều, hai bên quai hàm bạnh ra, rung rung làm cho cái bộ mặt thô kệch của hắn lúc nào cũng nhấp nhỉnh những ý nghĩ vừa lý thú vừa dữ tợn Còn đầu của Tràng thì cạo trọc nhẵn, cái lưng to rộng như lưng gấu, ngay cả cái cuời cũng lạ, cứ phải ngửa mặt lên cười hềnh hệnh
Tràng là người vô tư, nông cạn Tràng là người hầu như không biết tính toán, không ý thức hết hoàn cảnh của mình Anh ta thích chơi với trẻ con và chẳng khác chúng là mấy Mỗi lần Tràng đi làm về, trẻ con trong xóm cứ thấy cái thân hình to lớn, vập vạp của hắn dốc chợ đi xuống là ùa ra vây lấy hắn, reo cười váng lên Rồi chúng, đứa túm đằng trước, đứa túm đằng sau, đứa cù, đứa kéo, đứa lôi chân không cho đi Khi ấy, Tràng chỉ ngửa mặt lên cười hềnh hệch Anh với lũ trẻ con như anh em, bè bạn và cái xóm ngụ cư ấy mỗi chiều lại xôn xao lên được một chút Ngay cả chuyện quan trong như lấy vợ, Tràng cũng chỉ quyết định trong chốc lát Đó là lần gò lưng kê cái xe thóc vào dốc tỉnh, Tràng hò một câu chơi cho
đỡ nhọc Chủ tâm của anh ta là vui đùa Thế rồi, một người đàn bà đang đói bám lấy để được ăn bánh, Tràng cũng vui vẻ chấp nhận Lần thứ hai, cô ta tới ăn vạ, Tràng chấp nhận đưa về nhà để thành… vợ chồng! Thật, xưa nay chưa có ai quyết định việc lấy vợ nhanh chóng như Tràng!
Bên cạnh cái tính cách vô tư nông cạn Tràng còn toát lên là một người đàn ông nhân hậu phóng khoáng Ban đầu Tràng không chủ tâm tìm vợ Thấy người đàn bà đói, anh cho ăn Khi thấy thị quyết theo mình thì Tràng vui vẻ chấp nhận Tràng lấy vợ trước hết vì lòng thương đối với một con người đói khát hơn mình
Và khi người phụ nữ chấp nhận làm vợ, Tràng đã có ý thức chăm sóc: Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra
Trang 3hàng cơm đánh một bữa no nê… Anh còn mua hai hào dầu thắp để vợ mới vợ miếc cũng phải cho nó sáng sủa một tí Lấy nhau chẳng phải vì tình, lại "nhặt vợ" một cách dễ dàng, nhưng không vì thế mà Tràng coi thường người vợ của mình Anh muốn làm cho người ấy được vui (khoe mua dầu về thắp sáng), có lúc muốn thân mật nhưng không dám suồng sã Tràng trân trọng, nâng niu hạnh phúc mà mình có được: "Trong lúc Tràng như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hằng ngày, quên cả đói khát ghê gớm đang đe doạ, quên cả những tháng ngày trước mặt Trong lòng hắn bây giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghò khổ ấy, nó
ôm ấp mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt ve nhẹ trên sống lưng"
Khi “nhặt” vợ về, Tràng không phải là không biết suy nghĩ Mới đầu Tràng cũng chợn (sợ), nghĩ: "thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng” Nhưng rồi anh lại tặc lưỡi một cái: "Chậc, kệ!” Một quyết định có vẻ rất tầm thường với một sự việc hết sức trọng đại trong thời điểm bấy giờ Nhưng ta có thể hiều rằng, cái tặc lưỡi đó đồng nghĩa với việc là Tràng đã đánh cuộc với đời, với cái nghèo đói, để sống “đầy đủ” cuộc sống bình thường như mọi người Đó là khát vọng làm người mà một kẻ thô kệch, chất phác như Tràng vẫn có đã khiến Tràng liều lĩnh một phen Và Tràng cũng đã được đền bù:
"Trong một lúc, Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hàng ngày, quên cả cái đói khát ghê gớm đang đe dọa từng ngày, và quên cả những tháng ngày trước mặt Trong lòng hắn bây giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn và ngừơi đàn bà đi bên Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng.” Qua đó, Kim Lân đã gieo vào lòng người đọc những cảm xúc: khác với những người có đầu óc bi quan thường nghi, sự đói khát, nghèo khổ không làm giảm đi giá trị của lòng người Bao giờ cái hạnh phúc được thương yêu cũng qúy hơn tất cả, ngay cả khi người ta tưởng như rằng không còn cần gì hơn là một miếng cơm ăn
Con người ai ai cũng mong có được hạnh phúc Với Kim Lân, hạnh phúc lại
có thể làm thay đổi cả một con người như chính Tràng chẳng hạn Tràng hôm nay
đã không còn giống như Tràng của những ngày hôm qua Anh Tràng hôm nay ngượng nghịu, khổ sở, tay nọ xoa xoa mãi vai kia, chỉ vì đi bên một người đàn bà
ở một nơi vắng vẻ, muốn buông một câu tình tứ mà chịu không sao nói nổi Rồi đến khi vợ hỏi, anh chàng to xác ấy lại trả lời một cách đến là vô cùng ngờ nghệch,ngây thơ: "Có một mình tui mấy u” Ắt hẳn nhiều người sẽ cười Tràng, cũng đúng thôi, nhưng có ai đã từng sống qua mà không thấy: có những cái ngượng nghịu, cái ngẩn ngơ, những sự “khổ sở êm ái” chỉ đến với con người vào những phút giây thật là hạnh phúc Cái xúc động mà Tràng đang có vào buổi lần đầu đi bên người vợ nhặt, ngẫm ra cũng không ít điều xót xa, cay đắng, nhưng ít nhất cũng là một thứ xúc động, lâng lâng, bồi hồi, biến người đàn ông thô nhám và chai sạn thành một đứa trẻ lớn tuổi hiền lành Cái chi tiết Tràng khoe chai dầu con trong tay cũng thế Có lẽ cũng nên nhận ra dưới cái cười, một tiếng thở dài thương cảm cho những kiếp người mà cuộc đời khốn khổ đến mức việc mua có hai hào dầu là cũng đã là một cái gì hoang phí lắm,một cử chỉ có vẻ lãng mạn, ga-lăng lắm
Trang 4lắm Nhưng dẫu sao thì Tràng đã có cái hãnh diện mà trước kia anh ta chưa từng
có, cái hãnh diện được làm một người chồng, đuợc có một đêm tân hôn, được biết mùi vị tiêu hoang một chút để có lấy một lần sáng sủa trong cái thực tại mù mờ:
"Hai hào đấy, đắt quá,có mà thôi chả cần.”, một lời nói nghe sao mà thật tội nghiệp, nhưng trong cái tội nghiệp đó là một niềm vui không tầm thường, bởi trong hoàn cảnh như thế của Tràng lúc ấy, được coi thường đồng tiền vì một điều
gì đó lớn hơn, trong trẻo, qúy báu hơn đâu có thể cho là một niềm vui hạ cấp
Sau khi lấy vợ, Tràng trở thành một người sống có trách nhiệm Anh ngoan ngoãn với mẹ, tránh gợi niềm tủi hờn ở người khác Đặc biệt, đối với Tràng, có vợ
là bước sang một quãng đời khác: "Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy Trong người êm ái lửng lơ như người vừa trong mơ đi ra." Từ một anh phu xe cục mịch, chỉ biết việc trước mắt, sống vô tư, Tràng đã là người quan tâm đến những chuyện ngoài xã hội và khao khát sự đổi đời Khi tiếng trống thúc thuế ngoài đình vang lên vội vã, dồn dập, Tràng đã thần mặt ra nghĩ ngợi, đây
là điều hiếm có đối với Tràng xưa nay Trong ý nghĩ cua anh lại vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm keo nhau đi trên đê Sốp để cướp kho thóc của Nhật
và đằng trước là lá cờ đỏ to lắm Tràng nhớ tới cảnh ấy và lòng ân hận, tiếc rẻ và trong óc vẫn thấy đám người đói và lá cờ bay phấp phới Tràng đã mở đầu cho câu chuyện Vợ nhặt bằng những bước ngật ngưỡng trên con đường khẳng khiu luồn qua cái xóm chợ của những người ngụ cư vào buổi chiều chạng vạng mặt người và cũng chính anh đã kết thúc câu chuyện ấy vào buổi sớm mai với một hình ảnh mới lạ về đoàn người nghèo đói vùng lên dưới bóng lá cờ đỏ bay phất phới
Cuộc đời của Tràng tiêu biểu cho số phận của người dân nghèo trước cách mạng tháng Tám Khi chưa có nạn đói thì nghèo đến nỗi không lấy nổi vợ (con trai lão Hạc trong tác phẩm cùng tên Nam Cao cũng vì nghèo không lấy vợ, phẫn chí mà bỏ đi làm mộ phu), trong nạn đói lại lấy vợ, niềm hạnh phúc đan xen với bất hạnh Cuộc đời của những người như Tràng nếu không có một sự thay đổi mang tính đột biến của cả xã hội sẽ sống mãi trong sự tăm tối, đói khát Ở Tràng, tuy chưa có được sự thay đổi đó, nhưng cuộc sống đã bắt đầu hé mở cho anh một hướng đi Đó là con đường đến với cách mạng một cách tự nhiên và tất yếu mà những người như Tràng sẽ đi và trong thực tế lịch sử, người nông dân Việt Nam
đã đi Nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn Kim Lân đã khắc hoạ nhân vật Tràng với đầy đủ diện mạo, ngôn ngữ, hành động, đặc biệt là diễn biến tâm trạng của Tràng bằng ngòi bút sắc sảo Anh chàng phu xe cục mịch nhưng có một đời sống tâm lý sống động, khi hãnh diện cái mặt vênh vênh tự đắc với mình bởi vừa mới nhặt được vợ, lúc lật đật chạy theo người đàn bà, như người xấu hổ chạy trốn, hay lúng túng, tay nọ xoa xoa vào vai kia, cũng có khi lòng quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hằng ngày, chỉ còn tình nghĩa Anh thô kệch nhưng không sỗ sàng, trái lại biết ngượng ngiụ, biết sợ, nhất là biết lo nghĩ cho cuộc sống về sau
Truyện mở ra là buổi chiều chạng vạng mặt người và khép lại trong “ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng loá” Mở đầu là một anh Tràng cô đơn bước cao bứơc thấp trên con đường khẳng khiu dưới ánh chiều mờ của một gầm trời đầy đói khát, nhưng kết thúc là Tràng đã có một gia đình, mọi ngừơi đang xăm xắn quét tước, thu dọn nhà cửa cho quang qủe và cố làm cho nhau vui trứơc một bữa ăn loãng
Trang 5thếch và đắng chát, và cũng có len lỏi vào đó một nỗi tủi hờn trứơc việc phải ăn món ăn vốn không phải là của con người, rồi lại tiếng trống thúc thuế trên mảnh đất đầy người chết đói, xua đoàn quạ hốt hoảng vù bay, khiến nền trời thành đen vẩn Song lại có câu chiện về phá kho thóc Nhật và hình ảnh lá cờ đõ phấp phới trong óc Tràng Anh đã nhận thức được con đường để thoát nghèo đói là đấu tranh, hình ảnh lá cờ soi sáng anh đi đến lý tưởng đúng đắn nói riêng,và tinh thần đấu tranh của người nông dân đang thôi thúc họ mạnh mẽ thoát khỏi kiếp nghèo
và một ngọn lửa hy vọng rực cháy về một tương lai sáng sủa, một khát vọng tình yêu, hơi ấm gia đình, hoà bình và tự do Qua đó Kim Lân đã gửi gắm tiếng nói chung của những người nông dân rũ bùn đứng dậy sáng loà, chiến đấu vì đất nứơc,
vì để thoát khỏi số phận tối tăm trứơc mắt Hình dáng người nông dân nổi bật trước lá cờ đỏ sao vàng, lá cờ lý tưởng cách mạng, lá cờ của niềm tin chiến thắng
Và qua đó nói lên một niềm tin, một hy vọng tràn trề về một chiến thắng, sự thoát khỏi cuộc sống cơ cực và hai từ “hoà bình” ,”tự do”
Với ngôn ngữ giàu có và đặc sắc, mang đậm tính chất nông thôn, Kim Lân
đã thể hiện lối viết văn tưởng như dễ dàng mà không thể phỏng theo, giản dị vô cùng mà vẫn ánh lên được chất hào hoa Kinh Bắc Những tâm trạng kín đáo nhất cũng phải hiện lên qua những cử chỉ hành động một cách tinh tế: tiếng gắt vô duyên vô cớ, một tiếng khẽ ho bình thừơng, những bứơc chân bứơc vội ra sân,thái
độ điềm nhiên và miếng cám vào trong miệng…Nhưng cái đọng lại cúôi cùng là cái nhìn đời, nhìn đời đầy xót xa và thương yêu của nhà văn,là niềm tin mà ông muốn trao gửi đến tất cả chúng ta qua tác phẩm Dù cuộc sống có bi thảm đến đâu
đi chăng nữa thì chính cái cội nguồn nhân bản lưu giữ cho nhân dân là bất diệt, và con ngừơi không có kháo khát chính đáng nào hơn là khao khát được sống như một con người, được nên người, có được mái ấm gia đình, một cuộc sống ấm no đầy đủ, tình yêu đôi lứa, niềm hạnh phúc trong cuộc sống và tình thương yêu giữa người với người, và để bảo vệ chính mình, để thoát khỏi sự áp bức, đói khổ, những ngừơi nông dân trở thành lá cờ đầu cho công cuộc bảo vệ đất nứơc
Qua nhận vật Tràng, không những nhà văn phản ánh một mặt trận đen tối trong hiện thực xã hội trước năm 1945 cùng số phận của người dân nghèo mà còn phát hiện vẻ đẹp tâm hồn cua họ Có thể nói, tác phẩm truyện ngắn “Vợ Nhặt” của Kim Lân là một sự tiếp nối của những tác phẩm văn chương hiện thực phê phán như của Nam Cao, Tô Hoài,…từ trứơc Cách mạng tháng Tám Vẫn những mảnh đời éo le, bất hạnh, hay gặp những mảnh đời khó khăn trong những tình huống dở khóc dở cười, hay trong tác phẩm này, chúng ta lại thấy một cuộc sống của những ngừơi nông dân sau Cách mạng trong cái đói nghèo của một xã hội cần được phải cải thiện mới, đó là những người có một tâm hồn trong sáng, tràn đầy lòng yêu thương, luôn luôn ấp ủ trong tâm hồn mình những hy vọng, ước ao nhỏ bé, hồn hậu
***