1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển tổ chức hợp tác dùng nước quản lý hiệu quả và bền vững công trình thủy lợi vùng bắc trung bộ

2,2K 510 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2.227
Dung lượng 2,4 MB

Nội dung

Kết quả là một số mô hình có thể được nhân rộng trên địa bàn địa phương nhưng với không ít khó khăn, còn hầu hết các nơi khác không nhân rộng được, thậm chí một số tổ chức hoạt động khôn

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 7

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC MÔ HÌNH TỔ CHỨC HỢP TÁC DÙNG NƯỚC Ở VIỆT NAM 5

1.1.Hệ thống thể chế quản lý công trình thủy lợi ở Việt Nam 5

1.1.1.Các chính sách về quản lý khai thác công trình thủy lợi 5

1.1.2.Hệ thống tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi ở Việt Nam 13

1.2.Kết quả nghiên cứu về các mô hình Tổ chức HTDN ở Việt Nam 15

1.2.1.Các kết quả nghiên cứu hoàn thiện thể chế phát triển tổ chức HTDN 15

1.2.2.Các kết quả nghiên cứu về các mô hình Tổ chức HTDN hiệu quả 16

1.2.3.Các kết quả nghiên cứu đánh giá hiệu quả các Tổ chức HTDN 19

Kết luận chương I: 20

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỦY NÔNG VÙNG BẮC TRUNG BỘ 22

2.1.Giới thiệu chung về vùng Bắc Trung Bộ 22

2.2.Hệ thống tổ chức quản lý khai thác CTTL vùng Bắc Trung Bộ 25

2.3.Tình hình triển khai thực hiện các chính sách quản lý, khai thác CTTL vùng Bắc Trung Bộ 27

2.4.Đặc điểm về tổ chức và hoạt động của tổ chức hợp tác dùng nước 29

2.5.Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của các Tổ chức HTDN 36

2.5.1.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả Tổ chức HTDN 36

2.5.2.Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động các Tổ chức HTDN 43

Kết luận chương 2: 48

Trang 2

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC DÙNG

NƯỚC VÙNG BẮC TRUNG BỘ 51

3.1.Đề xuất hoàn thiện, bổ sung các chính sách thúc đẩy phát triển Tổ chức hợp tác dùng nước 51

3.1.1.Chính sách hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của các Tổ chức HTDN: 51

3.1.2.Chính sách hướng dẫn về phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi 53

3.2.Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan trong hỗ trợ, phát triển Tổ chức HTDN 54

3.2.1.Xác định các bên liên quan đến phát triển Tổ chức HTDN 55

3.2.2.Đánh giá vai trò quan trọng của các tổ chức hỗ trợ phát triển Tổ chức HTDN 61

3.2.3 Xây dựng mối quan hệ của các bên liên quan đến phát triển Tổ chức HTDN 66

3.2.4.Cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan: 67

3.3.Các mô hình Tổ chức HTDN phù hợp cho vùng Bắc Trung bộ 68

3.3.1.Khái niệm về Tổ chức HTDN 68

3.3.2.Mô hình Tổ chức HTDN phù hợp cho vùng Bắc trung bộ 70

Kết luận chương III: 77

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

PHỤ LỤC 84

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AFD : Cơ quan phát triển pháp

CTTL : Công trình thủy lợi

DT NTTS : Diện tích nuôi trồng thủy sản

DT SXNN : Diện tích sản xuất nông nghiệp

HTXNN : Hợp tác xã nông nghiệp

IMC : Công ty khai thác công trình thủy lợi

IMT : Chuyển giao quản lý tưới

IWMI : Viện quản lý nước quốc tế

KTCTTL : Khai thác công trình thủy lợi

NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn

ODA : Nguồn vốn phát triển chính thức

O&M : Vận hành và bảo dưỡng

PIM : Quản lý thuỷ nông có sự tham gia của người dân PTLNĐ : Phí thủy lợi nội đồng

Trang 4

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1 Bản đồ vùng Bắc Trung Bộ 22

Hình 2.2: Diện tích tưới tiêu theo kế hoạch và tưới tiêu thực tế do khối địa phương quản lý năm 2014 28

Hình 2.3 Phân loại Tổ chức HTDN theo quy mô phục vụ 31

Hình 2.4 Phân loại Tổ chức HTDN theo loại hình dịch vụ 32

Hình 2.5 Phân loại Tổ chức HTDN theo mức thu phí thủy lợi nội đồng 33

Hình 2.6 Thống kê số Tổ chức HTDN theo tỷ lệ chi cho vận hành và bảo dưỡng CTTL 34 Hình 2.7 Thống kê số lượng Tổ chức HTDN đảm bảo tiêu chí tư cách pháp lý 43

Hình 2.8 Thống kê số lượng Tổ chức HTDN đảm bảo tiêu chí về năng lực 44

Hình 2.9 Thống kê số lượng Tổ chức HTDN duy trì các hoạt động thường xuyên 45 Hình 2.10 Thống kê số lượng Tổ chức HTDN có khả năng tự chủ về tài chính 45

Hình 2.11 Thống kê số lượng Tổ chức HTDN vận hành phần phối nước hiệu quả 46 Hình 2.12 Thống kê số lượng Tổ chức HTDN đảm bảo CTTL hoạt động ổn định 47 Hình 2.13 Thống kê số lượng Tổ chức HTDN có chất lượng dịch vụ nước được người dùng nước hài lòng 47

Hình 3.1 Sơ đồ xác định vai trò của các bên liên quan trong phát triển Tổ chức HTDN 65

Hình 3.2 Sơ đồ thể hiện mối quan hệ của các tổ chức phát triển Tổ chức HTDN vùng Bắc Trung Bộ 66

Hình 3.3: Sơ đồ tổ chức của Liên hiệp Tổ chức dùng nước 75

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Số lượng các loại hình Tổ chức hợp tác dùng nước ở Việt Nam 15

Bảng 2.1: Tổng hợp loại hình doanh nghiệp QLKT CTTL vùng Bắc Trung Bộ 26

Bảng 2.2 Số lượng các loại hình tổ chức HTDN vùng Bắc Trung Bộ 30

Bảng 2.3 Thang điểm đánh giá Tổ chức HTDN 41

Bảng 2.4 Kết quả xếp loại hiệu quả hoạt động của Tổ chức HTDN 48

Bảng 3.1 Vai trò và cách thức tham gia phát triển Tổ chức HTDN 62

Trang 6

1

M Ở ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quản lý tưới có sự tham gia của người dân (PIM) là việc người hưởng lợi và

những người liên quan đóng vai trò ở mọi khía cạnh và ở mọi cấp độ trong quản lý tưới tiêu Vấn đề này được nhìn nhận là giải pháp phù hợp nhằm cải thiện hiệu quả

hoạt động của các hệ thống công trình thủy lợi (CTTL), đáp ứng yêu cầu quản lý

tổng hợp tài nguyên nước, phục vụ đa mục tiêu, phát triển bền vững Chính vì vậy,

tăng cường thúc đẩy PIM được nhiều nước trên thế giới rất coi trọng, như một trong

những xu thế tất yếu trong công tác quản lý, khai thác CTTL, nhằm tăng cường xã

hội hóa, giảm bao cấp từ Nhà nước

Trong nhiều năm gần đây, các dự án thuỷ lợi, nhất là các dự án đầu tư CTTL

từ các tổ chức nước ngoài vào Việt Nam đều gắn liền với việc phát triển các Tổ

chức hợp tác dùng nước (HTDN), là một trong số những nội dung quan trọng khi

thực hiện PIM Đặc biệt, một số tổ chức như ngân hàng Châu Á (ADB), ngân hàng

thế giới (WB)…coi PIM là điều kiện tiên quyết để đầu tư vốn xây dựng, nâng cấp, khôi phục CTTL Vì vậy, nhiều mô hình Tổ chức HTDN đã được thành lập và bước đầu đi vào hoạt động đạt được một số kết quả khả quan Tuy nhiên, cũng có một số

mô hình trở về điểm xuất phát

Chính phủ Việt Nam cũng đã và đang quan tâm đến PIM, nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến PIM đã được ban hành Gần đây, Thông tư số 41/2013/TT

- BNNPTNT của Bộ NN&PTNT đã được ban hành để hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, quy định một nội dung quan trọng trong việc thực

hiện tiêu chí thủy lợi là hệ thống thủy lợi trong phạm vi xã, do xã quản lý phải có

Tổ chức HTDN quản lý khai thác và bảo vệ công trình, đảm bảo kênh mương, cống,

kè, đập, bờ bao được vận hành có hiệu quả bền vững, phục vụ cho sản xuất, dân sinh, được đa số người dân hưởng lợi đồng thuận

Để nâng cao hiệu quả quản lý khai thác CTTL cũng như thực hiện chủ trương

của chính phủ và Bộ NN&PTNT, một số địa phương đã tiến hành chuyển giao công

Trang 7

2

trình cũng như hình thành các tổ chức của người dân, cộng đồng để tiếp nhận quản

lý CTTL Kết quả là một số mô hình có thể được nhân rộng trên địa bàn địa phương nhưng với không ít khó khăn, còn hầu hết các nơi khác không nhân rộng được, thậm chí một số tổ chức hoạt động không hiệu quả, bị tan rã…

Đặc biệt, nhiều Tổ chức HTDN hiện nay không đủ điều kiện tiếp nhận kinh phí cấp bù thủy lợi phí của nhà nước, lại không thu được phí thủy lợi nội đồng hoặc thu thấp nên không đảm bảo tài chính để duy trì các hoạt động, dẫn đến công trình ngày càng xuống cấp…Bên cạnh đó, nhiều Tổ chức HTDN nhận được nguồn thủy

lợi phí cấp bù thì lại chi sai mục đích, phạm vi miễn giảm thủy lợi phí, thiếu khả năng thanh quyết toán

Thiên tai lũ lụt thường xuyên, mức độ đói nghèo cao, tiềm năng kinh tế hạn

chế luôn làm hạn chế hiệu quả và tính bền vững của CTTL, là những trở ngại cho

việc huy động nguồn lực của địa phương vào việc thực hiện các tiêu chí nông thôn

mới nói chung và tiêu chí thủy lợi nói riêng trong vùng Bắc Trung Bộ Đến nay tỷ

lệ các xã đạt tiêu chí thủy lợi về xây dựng nông thôn mới chỉ đạt 42,1% Ngoài nguyên nhân về công trình như hệ thống thủy lợi nội đồng còn chưa hoàn chỉnh, công tác quy hoạch, xây dựng hệ thống thuỷ lợi nội đồng còn nhiều bất cập, thiếu khoa học, kênh tưới tiêu kết hợp là phổ biến, quy mô ruộng đất khu tưới manh mún

…còn có nguyên nhân hết sức quan trọng là tổ chức quản lý hệ thống thuỷ lợi nội đồng còn nhiều bất cập, một số tổ chức hình thành theo kiểu tự phát hoặc áp đặt, thiếu đồng bộ, cơ chế quản lý vẫn nặng tính bao cấp, nhiều công trình thủy lợi chưa

có chủ quản lý đích thực nên hiệu quả tưới tiêu thấp…

Phân tích ở trên cho thấy công tác quản lý vận hành và bảo dưỡng CTTL là

một quá trình phức tạp, chịu sự tác động của nhiều yếu tố về thể chế, tài chính, kỹ thuật, xã hội, trong đó sự tham gia của người dùng nước là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của quản lý khai thác CTTL Vì vậy, nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động của tổ chức quản lý, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu

quả hoạt động của Tổ chức HTDN là cần thiết, phục vụ Đề án nâng cao hiệu quả

Trang 8

3

quản lý khai thác CTTL hiện có gắn với xây dựng nông thôn mới cho vùng Bắc Trung Bộ

2 Mục đích của đề tài

Đánh giá thực trạng các tổ chức quản lý thủy nông cơ sở, từ đó đề xuất các

giải pháp phát triển Tổ chức HTDN để quản lý hiệu quả và bền vững CTTL trong điều kiện thực hiện chính sách miễn giảm thủy lợi phí ở vùng Bắc Trung Bộ

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Các tổ chức thủy nông cơ sở quản lý công trình thủy

lợi trong phạm vi xã

- Phạm vi nghiên cứu: Thực hiện điều tra, đánh giá các tổ chức quản lý thủy nông cơ sở tại 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế Mỗi tỉnh chọn 15

xã ở 3 huyện để điều tra

4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cách ti ếp cận

- Theo quan điểm phân tích hệ thống: Hiệu quả và tính bền vững của các Tổ

chức HTDN liên quan đến sự tác động của nhiều yếu tố về thể chế, tài chính,

4.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (Participatory Rural Assessment-PRA): Sử dụng các phiếu điều tra, phỏng vấn, điều tra thực địa, họp dân để thu thập thông tin về thực trạng Tổ chức HTDN, lấy ý đánh giá về sự hài lòng của người dùng nước với chất lượng dịch vụ thủy lợi và

Trang 9

4

thảo luận về tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của các Tổ chức HTDN

- Phương pháp thống kê: Phân tích thống kê các số liệu, tài liệu về thực trạng

Tổ chức HTDN ở các tỉnh điều tra

- Phương pháp phân tích căn nguyên: Phân tích, đánh các tồn tại, vướng mắc trong quá trình hoạt động của Tổ chức HTDN, tìm ra các nguyên nhân để đưa

ra các giải pháp phát triển Tổ chức HTDN phù hợp vùng Bắc Trung bộ

- Phương pháp tập hợp ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến các chuyên gia đầu ngành, nhiều kinh nghiệm về quản lý tưới có sự tham gia để lựa chọn tiêu chí

và thang điểm đánh giá hiệu quả Tổ chức HTDN, đề xuất giải pháp phát triển

Tổ chức HTDN vùng Bắc Trung Bộ

- Phương pháp thảo luận nhóm tập trung: Thảo luận nhóm tập trung với sự tham gia của các bên ở địa phương (Sở NN&PTNT, Ban quản lý dự án, Công ty khai thác CTTL, Lãnh đạo UBND xã, lãnh đạo các Tổ chức HTDN để thảo

luận xác định vai trò của các bên liên quan đến phát triển Tổ chức HTDN (Phương pháp của GTZ)

5 Các đóng góp của luận văn:

- Đánh giá thực trạng hoạt động của các Tổ chức HTDN vùng Bắc Trung Bộ trên cơ sở kết quả điều tra tại 45 xã ở 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Thừa Thiên-

Trang 10

5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC MÔ HÌNH T Ổ CHỨC HỢP TÁC DÙNG NƯỚC Ở VIỆT NAM

1.1 H ệ thống thể chế quản lý công trình thủy lợi ở Việt Nam

1.1.1 Các chính sách v ề quản lý khai thác công trình thủy lợi

Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về quản lý khai thác CTTL, trong đó có các chính sách về phân cấp quản lý, chuyển giao CTTL, phát triển các Tổ chức HTDN…, tạo hành lang pháp lý và cơ hội thuận lợi cho phát triển Tổ chức HTDN

Về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và bảo vệ CTTL, trong đó có các Tổ

chức HTDN, chính phủ đã ban hành các chính sách như: Pháp lệnh khai thác và bảo

vệ công trình thủy lợi (2001); Nghị định 143/2003/NĐ-CP quy định chi tiết về việc thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác công trình thủy lợi; Nghị định số 140/2005/NĐ-CP ngày 11/11/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi;Nghị định 67/2012/NĐ-CP quy định về chính sách miễn giảm thủy lợi phí; Thông tư 56/2010/TT-BNNPTNT quy định một số nội dung trong hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác công trình

thủy lợi; Thông tư 65/2009/TT-BNNPTNT về Hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi

Về tổ chức và hoạt động của các Tổ chức HTDN, tùy theo loại hình có thể căn

cứ vào Luật số 23/2012/QH13 của Quốc hội quy định về việc thành lập, tổ chức và

hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Nghị định 151/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác; Thông tư 40/2011/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT quy định về năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia

quản lý, khai thác các công trình thủy lợi

Bộ NN&PTNT cũng đã ban hành một số chủ trương, chính sách nhằm phát triển Tổ chức HTDN Điển hình phải kể đến Khung chiến lược phát triển PIM

Trang 11

6

(2004), Thông tư 75/2004/TT-BNNPTNT về Hướng dẫn thành lập, củng cố và phát triển tổ chức hợp tác dùng nước Gần đây, việc phát triển các mô hình Tổ chức HTDN cũng được Bộ lồng ghép trong một số chính sách như Thông tư 41/2013/TT-BNNPTNT về Hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Đề án Nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các công trình thủy lợi hiện có

Ngoài ra, còn có một số các chính sách khác liên quan đến sự tham gia của

cộng đồng trong các hoạt động đầu tư và giám sát đầu tư như Chương trình kiên cố hóa kênh mương, Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng

Các nội dung tạo tiền đề, cơ sở để các địa phương xây dựng, phát triển Tổ

chức HTDN có thể kể đến trong các chính sách sau đây:

• Luật HTX số 23/2012/QH13:

- Điều 7: “Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra

khỏi hợp tác xã Hợp tác xã tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp

hợp tác xã” “Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về

hoạt động của mình trước pháp luật”

- Điều 29: “Cơ cấu tổ chức hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gồm đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên”

Ngoài hai điều trên, các điều khác của Luật HTX 2012 cho thấy Tổ chức và

hoạt động của loại hình HTX, liên hiệp HTX là có tư cách pháp nhân, có tài khoản tài ngân hàng, có điều lệ, quy chế để hoạt động, có trụ sở làm việc…

• Pháp l ệnh 32/2001/PL-UBTVQH10 về Khai thác và bảo vệ CTTL

- Điều 2: “Thủy lợi phí là phí dịch vụ lấy nước từ tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi cho mục đích sản xuất nông nghiệp để góp phần chi phí cho việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng và bảo vệ công trình thủy lợi”

Trang 12

7

‐ Điều 7: “Tổ chức, cá nhân sử dụng nước, làm dịch vụ từ công trình thủy lợi,

xả nước thải vào công trình thủy lợi có trách nhiệm nộp thủy lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải cho tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo

vệ công trình thủy lợi theo quy dịnh của pháp luật”

- Điều 3:

+ “Việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi phải bảo đảm tính hệ thống

của công trình, không chia cắt theo địa giới hành chính”

+ “Mỗi hệ thống CTTL phải do 1 tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác

và bảo vệ theo quyết định của cơ quan quản lý”

+ “Tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ CTTL có trách nhiệm tham gia xây

dựng kế hoạch khai thác và phương án bảo vệ công trình”

• Ngh ị định 67/2012/NĐ-CP quy định về chính sách miễn giảm thủy lợi phí

- Điều 1:

+ “Mức thủy lợi phí … được tính ở vị trí cống đầu kênh của tổ chức hợp tác dùng nước đến công trình đầu mối của công trình thủy lợi Ủy ban nhân dân

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định vị trí cống đầu kênh của tổ

chức hợp tác dùng nước cho từng hệ thống công trình theo hướng dẫn của

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”

+ “Tổ chức hợp tác dùng nước thỏa thuận với tổ chức, cá nhân sử dụng nước

về mức phí dịch vụ lấy nước từ sau cống đầu kênh đến mặt ruộng (kênh nội đồng), mức phí này không được vượt quá mức trần do Ủy ban nhân dân

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định”

+ “Các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi được ngân sách nhà nước

cấp bù số tiền do thực hiện miễn thu thủy lợi phí …”

Thông tư 65/2009/TT-BNNPTNT hướng dẫn việc phân cấp quản lý khai thác CTTL

- Điều 2 Giải thích từ ngữ:

Trang 13

8

+ “Cống đầu kênh là công trình dẫn nước hoặc tiêu nước cho một diện tích hưởng lợi nhất định thuộc trách nhiệm quản lý của người hưởng lợi Chi phí

quản lý, vận hành, tu sửa và bảo vệ các công trình từ cống đầu kênh đến

mặt ruộng do người hưởng lợi đóng góp …”

- Điều 9, mục 2 Nguồn kinh phí của Tổ chức hợp tác dùng nước gồm:

+ “Phí dịch vụ thuỷ nông nội đồng do người dùng nước thoả thuận đóng góp

để vận hành, duy tu và bảo vệ công trình thuỷ lợi.”

+ “Thuỷ lợi phí, tiền nước được cấp và thu từ các đối tượng phải thu theo quy định của pháp luật”

+ “Phần kinh phí do việc quản lý công trình vượt quy mô cống đầu kênh của

Tổ chức hợp tác dùng nước”

+ “Ngân sách nhà nước cấp cho sửa chữa, nâng cấp công trình thuỷ lợi, khôi

phục công trình thuỷ lợi bị thiên tai phá hoại…; hỗ trợ tiền điện, xăng, dầu cho bơm nước chống hạn, chống úng vượt định mức”

+ “Các nguồn thu do khai thác tổng hợp công trình thuỷ lợi và thu khác”

- Điều 15 Điều kiện thực hiện phân cấp:

+ “Các tổ chức, cá nhân được phân cấp quản lý, khai thác công trình, hệ

thống CTTL phải đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm …”

+ “Phân cấp quản lý CTTL thực hiện đồng thời hoặc sau khi Tổ chức HTDN được củng cố, kiện toàn nâng cao năng lực…”

+ “Tổ chức, cá nhân được giao quản lý, khai thác và bảo vệ các CTTL được hưởng đầy đủ các quyền lợi và thực hiện các nghĩa vụ trong việc quản lý, khai thác và bảo vệ CTTL lợi theo quy định của pháp luật hiện hành”

- Điều 18 Xác định cống đầu kênh:

+ “UBND cấp tỉnh ban hành quyết định cụ thể quy mô cống đầu kênh và mức

trần phí dịch vụ thuỷ nông nội đồng, để chi trả công tác quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng công trình thuộc phạm vi của Tổ chức HTDN quản lý”

Trang 14

9

+ “Tổ chức HTDN, hộ gia đình, cá nhân quản lý công trình, kênh mương có quy mô diện tích phục vụ lớn hơn quy mô cống đầu kênh theo quy định cụ

thể của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, được cấp một phần kinh phí từ nguồn cấp

bù thuỷ lợi phí của Nhà nước Tỷ lệ và mức trích cụ thể theo thoả thuận

giữa công ty quản lý, khai thác CTTL đầu mối với Tổ chức HTDN trên cơ

sở khối lượng, nội dung công việc thực hiện và diện tích thực tế vượt mức quy định”

Thông tư 75/2004/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT hướng dẫn việc thành l ập các tổ chức HTDN

Mục I, tiểu mục 4 Những quy định chung:

- “Tổ chức hợp tác dùng nước hoạt động theo điều lệ hoặc quy chế được đại hội

hoặc hội nghị của tổ chức hợp tác dùng nước thông qua; quản lý tài chính theo nguyên tắc tự chủ, dân chủ, công khai theo hướng dẫn của ngành tài chính;

hạch toán độc lập; có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng, được vay vốn ở ngân hàng, có trụ sở làm việc”

Mục II, tiểu mục 1 Quy mô và hình tổ chức của Tổ chức HTDN:

hợp”

+ “Đối với tổ chức hợp tác dùng nước quản lý hệ thống công trình trong

phạm vi thôn, liên thôn: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký quyết định công

nhận và phê duyệt điều lệ hoặc quy chế hoạt động của tổ chức này”

Trang 15

10

+ “Đối với tổ chức hợp tác dùng nước quản lý hệ thống công trình trong

phạm vi xã, liên xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ký quyết định công

nhận và phê duyệt điều lệ hoặc quy chế hoạt động của tổ chức này”

+ “Trường hợp Tổ chức hợp tác dùng nước là tổ, đội thuộc Hợp tác xã nông nghiệp thì tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động của tổ, đội do Điều lệ của Hợp tác xã quy định theo Luật Hợp tác xã”

- Tổ chức HTDN quản lý công trình trong hệ thống CTTL do công ty quản lý: + “Hệ thống CTTL có quy mô nhỏ, kỹ thuật ít phức tạp, có liên quan đến hệ

thống công trình do doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi

quản lý, phục vụ tưới tiêu cho diện tích không lớn thì tùy theo điều kiện cụ

thể của từng địa phương để quy định phân cấp cho Tổ chức HTDN quản lý”

+ ‘Công trình, tuyến kênh phục vụ tưới, tiêu gọn cho thôn, liên thôn hoặc xã thì thành lập Tổ chức hợp tác dùng nước theo quy mô thôn, liên thôn hoặc

xã (theo địa giới hành chính) hoặc theo hình thức tổ, đội trực thuộc Hợp tác

xã nông nghiệp”

+ ”Công trình, tuyến kênh phục vụ tưới tiêu cho 2 xã trở lên được tổ chức

quản lý theo tuyến kênh quy mô liên xã (không theo địa giới hành chính)

Loại hình tổ chức thích hợp nhất trong trường hợp này là Hợp tác xã dùng nước, hội, hiệp hội những người dùng nước (mô hình chuyên khâu)”

+ “Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ký quyết định công nhận và phê duyệt điều lệ hoặc quy chế hoạt động của tổ chức này”

Mục II, tiểu mục 2 Bộ máy quản lý của Tổ chức HTDN:

- “Bộ máy điều hành (ban chủ nhiệm) do các thành viên của tổ chức hợp tác dùng nước lựa chọn bầu ra thông qua hội nghị hoặc đại hội định kỳ của tổ

chức Tùy theo quy mô lớn, nhỏ và hình thức tổ chức đã được thành lập để quy định tổ chức bộ máy…”

- “Đối với tổ chức hợp tác dùng nước có quy mô liên thôn, xã, liên xã thì được tổ

chức bộ máy như sau:

Trang 16

11

+ 1 chủ nhiệm (trưởng hội, hiệp hội) và 1¸ 2 phó chủ nhiệm (phó trưởng hội,

hiệp hội), có thể thành lập các tổ, nhóm chuyên môn như tổ kinh tế (có 1

thủ quỹ, 1 kế toán) và tổ kỹ thuật (vận hành, sửa chữa, phân phối nước), tổ

kiểm soát hoặc phân công 1 người phụ trách theo các chức năng trên + Đối với tổ chức hợp tác dùng nước có quy mô nhỏ (thôn) thì bộ máy tổ

chức của loại hình này gồm tổ trưởng (hội trưởng, đội trưởng), làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, gọn nhẹ, hiệu quả

+ Đối với tổ chức hợp tác dùng nước trực thuộc tổ chức khác như Hợp tác

xã nông nghiệp tùy theo điều kiện cụ thể thành lập một tổ, đội thủy nông

trực thuộc chịu sự điều hành chung của Ban chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp, được giao thực hiện nhiệm vụ dịch vụ tưới, tiêu Tổ chức bộ máy

của loại hình này gồm tổ trưởng (đội trưởng) làm việc kiêm nhiệm”

Mục III, tiểu mục 2 Tài chính của Tổ chức HTDN:

- “Nguồn thu của tổ chức hợp tác dùng nước bao gồm thủy lợi phí thu từ các hộ sử dụng nước thông qua dịch vụ tưới tiêu, từ nguồn hỗ trợ của ngân sách nhà nước và thu từ các dịch vụ khác (nếu có)”

- “Phần chi phí của tổ chức hợp tác dùng nước phải tập trung chi cho duy

tu, vận hành và bảo dưỡng công trình (chi cho duy tu, vận hành và bảo dưỡng công trình không được nhỏ hơn 80% tổng số chi) và phải được hội nghị toàn thể hội viên (hoặc hội nghị đại biểu) thông qua và tuân thủ theo các quy định về tài chính hiện hành”

- “Đối với những tổ chức hợp tác dùng nước quản lý công trình thuộc hệ

thống công trình do doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thuỷ lợi

quản lý, cần thu từ các hộ sử dụng nước để trả đủ phần thuỷ lợi phí của doanh nghiệp theo đúng quy định hiện hành…”

• Khung chiến lược phát triển PIM

- Mục 3, khoản 3.3 Chính sách, giải pháp chủ yếu phát triển PIM: “Đầu tư xây

dựng công trình phải tiến hành đồng thời với việc thành lập tổ chức quản lý

Trang 17

12

trong đó có PIM, các dự án đầu tư kể cả các dự án đầu tư từ nguồn vốn vay của nước ngoài chỉ được giải ngân khi đã hình thành tổ chức quản lý phù hợp có vai trò của PIM”

• Nghị định số 151/51/2007/NĐ-CP

‐ Điều 4: “Việc thành lập tổ hợp tác do các cá nhân có nhu cầu đứng ra tổ

chức”

‐ Điều 5: Hợp đồng hợp tác là thỏa thuận bằng văn bản giữa các tổ viên, có tên

gọi là hợp đồng hợp tác hoặc tên gọi khác

‐ Điều 6: “UBND cấp xã chứng thực hoặc chứng thực lại (ký xác nhận, đóng

dấu) vào hợp đồng hợp tác hoặc hợp đồng hợp tác sửa đổi, bổ sung và ghi vào

sổ theo dõi Trường hợp tổ hợp tác tổ chức và hoạt động với quy mô liên xã thì tổ có quyền lựa chọn nơi chứng thực hợp đồng hợp tác thuận lợi cho tổ

chức và hoạt động của tổ hợp tác”

Nhìn chung, một số chính sách còn thiếu thống nhất, chưa cụ thể hoặc không còn phù hợp trong bối cảnh miễn giảm thủy lợi phí hiện nay Ví dụ như thông tư 75

về thành lập, củng cố Tổ chức HTDN ban hành trước khi có chính sách miễn giảm

thủy lợi phí nên một số quy định không còn phù hợp Thông tư 40 quy định về năng

lực của các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, khai thác CTTL nhưng không hướng

dẫn lộ trình, kế hoạch, nguồn kinh phí thực hiện đào tạo Nghị định

140/2005/NĐ-CP của chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác

và bảo vệ CTTL chưa hiệu quả vì đơn vị trực tiếp quản lý khai thác CTTL không được xử lý vi phạm, các ngành, các cấp, nhất là chính quyền các cấp huyện, xã chưa

có sự đôn đốc, chỉ đạo, giám sát thực thi Thông tư 65 về phân cấp quản lý khai thác CTTL chưa quy định cụ thể cách thức xác định vị trí cống đầu kênh và cơ chế chuyển giao kênh cấp 2 liên xã cho Liên hiệp Tổ chức dùng nước quản lý Khái

niệm thủy lợi phí được quy định trong các chính sách mới khác với khái niệm thủy

lợi phí được quy định trong pháp lệnh khai thác và bảo vệ CTTL nên người sử dụng nước không phí dịch vụ nội đồng vì cho rằng đã được nhà nước miễn…

Trang 18

13

1.1.2 H ệ thống tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi ở Việt Nam

Theo báo cáo của Tổng cục thủy lợi (2012), cả nước hiện có 110 hệ thống thuỷ

lợi lớn (có diện tích phục vụ lớn hơn 2.000 ha), 6.831 hồ chứa các loại với tổng dung tích trữ nước trên 35,34 tỷ m3; trên 10.000 trạm bơm điện lớn; hàng chục nghìn cống tưới tiêu các loại; trên 254.800 km kênh mương (trong đó có trên 1.000

km kênh trục lớn); khoảng 6.100 km đê sông, trên 2.500 km đê biển và trên 25.800

km bờ bao ở vùng đồng bằng sông Cửu Long Trong đó, có 904 hệ thống thủy lợi quy mô vừa và lớn có diện tích phục vụ tưới tiêu từ 200 ha trở lên Hệ thống CTTL

là cơ sở hạ tầng quan trọng, phục vụ tưới tiêu cho diện tích cây trồng, góp phần quan trọng làm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, thuỷ

sản, đồng thời góp phần phòng chống giảm nhẹ thiên tai và thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế Hàng năm, CTTL trong cả nước cung cấp gần 6 tỷ m3 nước cho công nghiệp và sinh hoạt

Bộ máy quản lý nhà nước về thủy lợi từ Trung ương đến địa phương đã được xây dựng tương đối đồng bộ, thống nhất Ở Trung ương đã thành lập Tổng cục

Thủy lợi trực thuộc Bộ NN%PTNT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thủy

lợi Ở cấp tỉnh, đã có 62/63 tỉnh, thành phố thành lập Chi cục Thuỷ lợi (hoặc Chi

cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão) Nhiều Chi cục Thủy lợi đã làm tốt chức năng

quản lý nhà nước về khai thác CTTL, giúp các Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện tốt công tác quản lý, khai thác CTTL, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững Ở các cấp huyện, xã cũng đã được quan tâm hơn, nhằm tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thuỷ lợi ở cấp cơ sở

Tổ chức quản lý, khai thác và bảo vệ hệ thống CTTL ở nước ta bao gồm hai

loại hình chính là Tổ chức của nhà nước (Doanh nghiệp khai thác công trình thủy

lợi, Trung tâm, Ban quản lý thủy nông) và các Tổ chức HTDN Các Tổ chức của nhà nước (chủ yếu là loại hình Doanh nghiệp) quản lý, khai thác các công trình đầu

mối, kênh chính của hệ thống thủy lợi có quy mô vừa và lớn, vận hành phức tạp

Trang 19

14

Các công trình còn lại chủ yếu do Tổ chức HTDN quản lý bao gồm các hệ thống công trình có quy mô nhỏ, độc lập hoặc kênh mương và công trình nội đồng thuộc các hệ thống lớn mà công trình đầu mối do các Tổ chức nhà nước quản lý

Theo báo cáo của Tổng cục thủy lợi về tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp khai thác thủy lợi (2014), cả nước hiện có có 133 tổ chức nhà nước tham gia quản

lý, khai thác CTTL có quy mô vừa và lớn Loại hình tổ chức này tương đối đa dạng bao gồm: Mô hình doanh nghiệp là chủ yếu với 96 đơn vị (72%), trong đó có 3 mô hình doanh nghiệp trực thuộc Bộ NN&PTNT (Bắc Nam Hà, Bắc Hưng Hải, Dầu

Tiếng - Phước Hòa); Các tổ chức khác gồm 37 đơn vị (28%), trong đó có: 7 Trung tâm, 8 Ban quản lý.,17 Trạm cấp huyện, 5 Chi cục thủy lợi (Cần Thơ, Vĩnh Long, Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau) Tổng số cán bộ, công nhân viên của các doanh nghiệp quản lý khai thác CTTL trên toàn quốc là 24.853 người, trong đó hầu hết đã qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ (95%)

Hiện nay, các Doanh nhiệp khai thác CTTL chủ yếu áp dụng phương thức giao kế hoạch, có rất ít địa phương đã triển khai theo phương thức đặt hàng (Thái Nguyên, Hà Nội, Huế, An Giang…) Hoạt động tài chính thu chi của các doanh nghiệp khai thác CTTL tuân thủ theo quy định về quy chế quản lý tài chính đối

với doanh nghiệp 100% vốn thuộc sở hữu Nhà nước, quy định tại Thông tư số 11/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính (trước đây là Thông tư liên tịch số 90/1997/TTLT/TC-NN)

Báo cáo đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của các Tổ chức hợp tác dùng nước (2012) của Tổng cục thủy lợi cho thấy cả nước có 16.238 Tổ chức HTDN bao gồm 3 loại hình chủ yếu là: (i) Hợp tác xã quản lý công trình thủy lợi (ii) Tổ chức hợp tác gồm Hội sử dụng nước, Tổ hợp tác, Tổ, Đội thủy nông; và (iii) Ban quản lý thủy nông

Trang 20

15

B ảng 1.1: Số lượng các loại hình Tổ chức hợp tác dùng nước ở Việt Nam

Số lượng Hợp

tác xã

Tổ chức hợp tác

Ban quản lý thủy nông

1 Miền núi phía Bắc 4.982 774 3.330 878

Nguồn: Tổng cục Thủy lợi – 2012

1.2 K ết quả nghiên cứu về các mô hình Tổ chức HTDN ở Việt Nam

1.2.1 Các k ết quả nghiên cứu hoàn thiện thể chế phát triển tổ chức HTDN

Nhằm hoàn thiện thể chế phát triển Tổ chức HTDN ở Việt Nam, một số đề tài nghiên cứu được thực hiện đã đưa ra các kết quả sau đây:

Đoàn Doãn Tuấn (2008) thực hiện Đề tài “Nghiên cứu đề xuất mô hình xã hội hóa công tác quản lý vận hành, nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các hệ thống

trạm bơm loại vừa và nhỏ vùng Đồng bằng sông Hồng” đã xây dựng một mô hình điểm ở Thái Thụy- Thái Bình và đề xuất các mô hình xã hội hoá công tác quản lý

vận hành phù hợp, nhằm thúc đẩy quá trình xã hội hoá công tác quản lý vận hành,

Trang 21

thủy lợi Kết quả của đề tài là cơ sở để Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư 65

“Hướng dẫn phân cấp quản lý khai thác CTTL”

Võ Thị Kim Dung (2011) nghiên cứu, đề xuất cơ sở xây dựng hướng dẫn định

mức PIM trong hoạt động đầu tư thủy lợi” đã nghiên cứu xây dựng Quy trình thực

hiện thành lập Tổ chức HTDN, định mức thực hiện thành lập, củng cố Tổ chức HTDN theo vùng miền Kết quả của đề tài đã giúp Ban quản lý Trung ương các dự

án thủy lợi (CPO) ban hành Sổ tay “Quản lý tưới có sự tham gia và định mức thực

hiện”, là một trong những cơ sở để Tổng cục Thủy lợi ban hành Sổ tay “Hướng dẫn quy trình phát triển quản lý tưới tiêu có sự tham gia của người dân – PIM”

Đoàn Doãn Tuấn (2013) thực hiện Đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu

quả quản lý, khai thác hệ thống thủy lợi nội đồng trong điều kiện thực thi miễn giảm

thủy lợi phí” đã xây dựng 3 mô hình thử nghiệm xã hội hóa quản lý hệ thống thủy

lợi tại 3 vùng Đồng Bằng sông Hồng, Miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long và đưa ra đề xuất “Xây dựng hướng dẫn về xã hội hóa quản lý hệ thống thủy lợi nội đồng”

1.2.2 Các k ết quả nghiên cứu về các mô hình Tổ chức HTDN hiệu quả

Trần Chí Trung (2012) thực hiện Đề tài “Nghiên cứu phát triển các Tổ chức dùng nước quản lý hiệu quả và bền vững công trình thuỷ lợi và cấp nước sinh hoạt nông thôn ở tỉnh Cao Bằng”, đã nghiên cứu phát triển Tổ chức HTDN trên diện

rộng, với quy mô toàn tỉnh Kết quả của đề tài đã Đề xuất ra các mô hình Tổ chức HTDN phù hợp để quản lý công trình thuỷ lợi và CNSH cho tỉnh miền núi Cao

Bằng và được địa phương chấp thuận Ngoài ra, đề tài cũng đã xây dựng thành công

2 mô hình điểm Tổ chức HTDN quản lý công trình thủy lợi và CNSH ở 2 xã điểm,

từ đó đưa ra Quy chế về quản lý vận hành các công trình thuỷ lợi và CNSH nông thôn được Sở NN&PTNT chấp nhận đề trình UBND tỉnh Cao Bằng ban hành

Trang 22

ở Việt Nam (Vietnam Network on Participatory Irrigation Management - VNPIM)

trực thuộc Cục Thuỷ lợi (nay là Tổng Cục Thuỷ lợi), đề xuất khung "Chiến lược Phát triển PIM ở Việt Nam", ban hành Thông tư "Hướng dẫn thành lập Tổ chức

Hợp tác dùng nước" Các mô hình này đã trở thành điểm tham quan, nghiên cứu để rút kinh nghiệm thực hiện PIM trong các dự án khác trên cả nước Các mô hình PIM này ban đầu thành lập được người dân đồng tình, ủng hộ nhưng hiện nay hầu như không hoạt động vì không thu được phí thủy lợi nội đồng

Dự án “Lưu vực sông Hồng thứ 2 TA số 3992 – VIE, Phần A: Quản lý tổng

hợp tài nguyên nước (IWRM) - ADB3” đã thành lập được một mô hình "Hội sử

dụng nước" thuộc hệ thông thuỷ nông Nam Yên Dũng - tỉnh Bắc giang Mô hình này chưa phù hợp với đặc điểm trong vùng và yêu cầu thực tế, thiếu vai trò tham gia

của người dân và các bên liên quan, chưa tự chủ tài chính nên không được nhân

rộng, ngay cả trong vùng dự án

Trung tâm PIM (2008) thực hiện Dự án “Quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng – JSDF, WB3” (2006-2008) đã thành lập, củng cố 66 Tổ chức HTDN và hỗ

trợ các Tổ chức HTDN xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp tại 6

tiểu dự án thuộc 6 tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Quảng nam, Khánh Hòa, Tây Ninh và Thành phố Hồ chí Minh Dự án đã góp phần Tăng cường vai trò của

cộng đồng trong quản lý điều hành các hệ thống tưới và giảm tỷ lệ đói nghèo ở các vùng nông thôn tại 6 tỉnh Tuy nhiên, sau 6 năm thành lập, củng cố, một số mô hình

Trang 23

18

đã hoạt động hiệu quả nhưng cũng không ít mô hình hoạt động kém hiệu quả (nhất các mô hình thuộc hệ thống thuỷ lợi Phú Ninh, Dầu Tiếng) Đặc biệt một số mô hình có qui mô liên xã không hoạt động được, thậm chí tan rã Nguyên nhân chủ

yếu vẫn là chưa đảm bảo tự chủ tài chính

Trung tâm PIM (2012) thực hiện Dự án “Tư vấn thí điểm chuyển giao kênh

cấp 2 liên xã cho liên hiệp Tổ chức HTDN quản lý ở 3 hệ thống Cầu Sơn-Cấm Sơn,

Kẻ Gỗ và Phú Ninh thuộc dự án VWRAP” đã đưa ra được Quy định về phân cấp

quản lý khai thác CTTL cho UBND tỉnh Quảng Nam và thành lập thí điểm 3 mô hình liên hiệp Tổ chức dùng nước quản lý kênh cấp 2 liên xã ở 3 hệ thống Cầu Sơn-

Cấm Sơn, Kẻ Gỗ và Phú Ninh Các mô hình Liên hiệp Tổ chức dùng nước hiện nay đang hoạt động khá hiệu quả vì thực hiện tốt nhiệm vụ vận hành, phân phối nước trên các tuyến kênh cấp II liên xã, có nguồn tài chính ổn định để hoạt động do được công ty thủy nông chia sẻ kinh phí cấp bù thủy lợi phí của nhà nước cho kênh cấp 2

do liên hiệp quản lý (12 % cho kênh bê tông và 18% cho kênh đất)

Trung tâm PIM (2012) thực hiện Dự án “Tăng cường thể chế Trung tâm tư

vấn Quản lý tưới có sự tham gia (CPIM) và Hỗ trợ triển khai quản lý quản lý khai thác công trình Thuỷ lợi có sự tham gia của người dân trên địa bàn 2 tỉnh Sơn La và Ninh Thuận –AFD” đã thành lập, củng cố được 4 mô hình PIM thí điểm ở tỉnh Ninh Thuận và Sơn La Các mô hình ở Sơn La có qui mô thôn (Tổ Thuỷ nông) và các mô hình ở Ninh Thuận có quy mô liên thôn, xã (HTXNN) Các mô hình ở Ninh Thuận đang hoạt động khá hiệu quả, còn các mô hình ở Sơn la hiện nay không tồn tại Nguyên nhân cơ bản là việc thành lập các mô hình ở Sơn La chưa phù hợp với yêu

cầu của người dân, thiếu sự quan tâm của các bên liên quan ở địa phương

Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam (2012) thực hiện Dự án “Tăng cường năng

lực Quản lý tưới có sự tham gia (PIM) nhằm nâng cao năng suất nông nghiệp tại

Việt Nam” do JICA tài trợ đã xây dựng được 6 mô hình Tổ chức HTDN Trong đó, giai đoạn 1 đã xây dựng 3 mô hình thuộc 2 tỉnh Quảng Ninh (1 mô hình) và Hải Dương (2 mô hình) Giai đoạn 2 đã xây dựng 3 mô hình ở hai tỉnh Hoà Bình (1 mô

Trang 24

Nhờ có sự hỗ trợ nhiều mặt, nhất là đào tạo nâng cao năng lực cho Tổ chức HTDN

và đầu tư hạ tầng thuỷ lợi nội đồng nên kết quả của dự án đã góp phần nâng cao

hiệu quả quản lý khai thác CTTL

1.2.3 Các k ết quả nghiên cứu đánh giá hiệu quả các Tổ chức HTDN

Ở Việt Nam, nghiên cứu chuyên sâu đánh giá hiệu quả hoạt động của Tổ chức HTDN phải kể đến Đề tài: “Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả mô hình

quản lý thủy nông có sự tham gia của cộng đồng” (2007- 2008) do Trung tâm tư

vấn PIM thực hiện Đề tài đã đề xuất được hệ thống chỉ tiêu gồm 12 chỉ tiêu chính (bao gồm 22 chỉ tiêu nhánh) tập trung vào 3 nhóm chủ đề chính: Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoàn thành mục tiêu thực thi XHH; Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết

quả đầu ra; Nhóm chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng Đề tài cũng đã đưa ra thang điểm

của mỗi chỉ tiêu đánh giá và trọng số của chỉ tiêu Tổng điểm đánh giá của Tổ chức HTDN sẽ cho biết Tổ chức HTDN đang ở mức nào, kết quả đánh giá cũng cho biết

cần thiết phải làm gì để giúp Tổ CHứC HTDN hoạt động hiệu quả hơn Tuy nhiên, thí điểm áp dụng các chỉ tiêu đánh giá một số Tổ chức HTDN cho thấy nhiều bất

cập: Số chỉ tiêu quá nhiều, nhiều chỉ tiêu là hệ quả của chỉ tiêu khác, việc nhân

trọng số các chỉ tiêu khá phức tạp đối với người dùng nước

Ngoài đề tài nghiên cứu kể trên, đã có một số đánh giá về mô hình Tổ chức HTDN ở các địa phương, nhất là các địa phương có các dự án tài trợ phát triển, nâng cấp các CTTL Tuy nhiên, tiêu chí đánh giá Tổ chức HTDN rất khác nhau, tùy theo mục tiêu, yêu cầu của dự án Ví dụ như ở dự án “Hỗ trợ thủy lợi miền Trung”

đã đưa ra các Tiêu chí đánh giá hiệu quả Tổ chức HTDN cụ thể, tuy nhiên lại chưa

Trang 25

20

đưa ra được thang điểm cho mỗi tiêu chí đánh giá Dự án ở Trà Vinh, Lào Cai năm

2005 cũng đã đưa ra một số chỉ số, chỉ tiêu cần thiết để đánh giá mô hình quản lý

thủy nông Tuy nhiên, chưa có sự tách biệt rõ ràng giữa các chỉ tiêu, chỉ số đánh giá

với từng loại mô hình, đối tượng, thiếu sự khái quát kết quả chung

K ết luận chương I:

Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về quản lý khai thác CTTL, trong đó có các chính sách phát triển các tổ chức HTDN…tạo hành lang pháp lý và cơ hội thuận lợi cho Tổ chức HTDN phát triển Tuy nhiên, đến nay thì hầu hết các địa phương trong cả nước, kể cả vùng Bắc Trung Bộ đều gặp khó khăn khi triển khai thực hiện Nguyên nhân cơ bản là do một số chính sách còn chung chung, chưa cụ thể, thiếu thống nhất và không phù hợp với đặc điểm vùng

miền, không còn phù hợp trong bối cảnh miễn giảm thủy lợi phí hiện nay

Nhìn chung, hệ thống tổ chức quản lý các CTTL phổ biến ở nước ta hiện nay

là các công ty KTCTTL quản lý công trình đầu mối, hệ thống kênh chính và kênh

cấp 2, trong khi đó hệ thống kênh cấp 3 do các tổ chức thủy nông cơ sở (các tổ chức HTDN) quản lý Với sự tham gia của các tổ chức HTDN, có thể nói rằng thể chế cho cộng đồng tham gia vào quản lý tưới đã được thiết lập ở mô hình này và nếu được phát triển thích hợp, mô hình này sẽ tạo được khung thể chế cho việc nâng cao

hiệu quả tưới của các hệ thống thủy nông Đặc điểm nổi bật nhất của mô hình này là

quản lý hệ thống kênh dựa trên cơ sở ranh giới hành chính Do vậy, mô hình này

hoạt động rất tốt ở những hệ thống nằm gọn trong một xã

Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu về các mô hình Tổ chức HTDN ở Việt Nam còn rất hạn chế Hầu hết các nghiên cứu chỉ dừng lại ở mô hình thí điểm, chưa đưa ra được giải pháp nhân rộng, phát triển mô hình Chỉ có một số ít kết quả nghiên cứu là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền ban hành thông tư, hướng dẫn liên quan đến thể chế phát triển Tổ chức HTDN Các nghiên cứu về các mô hình Tổ

chức HTDN hiệu quả chủ yếu được thực hiện trong một số dự án phát triển PIM, phát triển Tổ chức HTDN ở quy mô nhỏ Nhờ có sự hỗ trợ nhiều mặt, nhất là đào

tạo nâng cao năng lực cho Tổ chức HTDN và đầu tư hạ tầng thuỷ lợi nội đồng nên

Trang 26

21

các mô hình PIM bước đầu hoạt động khả quan nhưng khó có khả năng duy trì và nhân rộng Kết quả của các nghiên cứu đánh giá hiệu quả các tổ chức HTDN đã

thực hiện rất khó áp dụng vì đưa ra quá nhiều chỉ tiêu nên khó khăn khi đánh giá,

hoặc chưa có sự tách biệt rõ ràng giữa các chỉ tiêu, chỉ số đánh giá với từng loại mô hình, đối tượng…

Trang 27

22

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC

QU ẢN LÝ THỦY NÔNG VÙNG BẮC TRUNG BỘ

2.1 Gi ới thiệu chung về vùng Bắc Trung Bộ

• Vị trí địa lý

Bắc Trung Bộ gồm có 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,

Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế

Hình 2.1 B ản đồ vùng Bắc Trung Bộ

Trang 28

23

Vùng Bắc Trung Bộ có tính chất chuyển tiếp giữa các vùng kinh tế phía Bắc và các vùng kinh tế phía Nam Phía Tây là sườn Đông Trường Sơn, giáp nước Lào có đường biên giới dài 1.294 km với các cửa khẩu Quan Hoá, Lang Chánh (Thanh Hoá),

Kỳ Sơn (Nghệ An), Hương Sơn (Hà Tĩnh), Lao Bảo (Quảng Trị), tạo điều kiện giao lưu kinh tế với Lào và các nước Đông Nam Á trên lục địa; Phía Đông hướng ra biển Đông với tuyến đường bộ ven biển dài 700 km, với nhiều hải sản và có nhiều cảng nước sâu có thể hình thành các cảng biển Vùng có nơi hẹp nhất là Quảng Bình (50km), nằm trên trục giao thông xuyên Việt là điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Bắc và phía Nam

Địa hình:

Địa hình Bắc Trung Bộ có độ cao thấp dần từ khu vực miền núi xuống đồi gò trung du, xuôi xuống các đồng bằng phía trong dải cồn cát ven biển rồi ra đến các đảo ven bờ Bắc Trung Bộ là nơi bắt đầu của dãy Trường Sơn, mà sườn Đông đổ xuống

Vịnh Bắc Bộ, có độ dốc khá lớn Lãnh thổ có bề ngang hẹp, địa hình chia cắt phức tạp

bởi các con sông và dãy núi đâm ra biển, như dãy Hoàng Mai (Nghệ An), dãy Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh), sông Mã (Thanh Hoá), sông Cả (Nghệ An), sông Nhật Lệ (Quảng Bình) Cấu trúc địa hình gồm các cồn cát, dải cát ven biển, tiếp theo là các dải đồng

bằng nhỏ hẹp, cuối cùng phía Tây là trung du, miền núi thuộc dải Trường Sơn Bắc Nhìn chung địa hình Bắc Trung Bộ phức tạp, đại bộ phận lãnh thổ là núi, đồi, hướng ra

biển, có độ dốc, nước chảy xiết, thường hay gây lũ lụt bất ngờ gây khó khăn cho sản

xuất và đời sống nhân dân

Trang 29

24

Diện tích, dân số, dân cư:

Diện tích của vùng là 51.500 km2 Tổng dân số của vùng tính đến năm 2013 là 10.392.580 người, mật độ dân số trung bình là 211 người/km2 Bắc Trung Bộ là nơi cư trú của 25 dân tộc khác nhau (Thái, Mường, Tày, Mông, Bru- Vân Kiều) sống ở Trường Sơn Phân bố không đều từ đông sang tây Người Kinh sinh sống chủ yếu ở đồng bằng ven biển phía đông

Kinh tế:

C ông nghiệp: Bắc Trung Bộ có nhiều khoáng sản quý, đặc biệt là đá vôi nên

có điều kiện phát triển ngành khai thác khoáng và sản xuất vật liệu xây dưng Đây

là ngành quan trọng nhất của vùng Ngoài ra vùng còn có các ngành khác như chế

biến gỗ, cơ khí, dệt may, chế biến thực phẩm phân bố không đồng đều Các trung tâm có nhiều ngành công nghiệp:Thanh Hóa, Vinh, Huế với quy mô vừa và nhỏ Cơ

sở hạ tầng, công nghệ, thiết bi, nhiên liệu cũng đang được cải thiện Cung ứng được nhiên liệu, năng lượng Hiện nay Thanh Hóa là tỉnh có Giá trị sản xuất công nghiệp

lớn nhất vùng

Nông nghiệp: Vùng đồi trước núi trong vùng có nhiều thuận lợi cho việc chăn

nuôi gia súc: số lượng trâu có (750 nghìn con chiếm 1/4 cả nước) Đàn bò (1,1 triệu con chiếm 1/5 đàn bò cả nước) Vùng này còn thuận lợi cho việc trồng các cây công nghiệp lâu năm, đã hình thành các khu chuyên canh cây công nghiệp như: mía (Thanh Hóa), chè (Nghệ An), cao su (Quảng Bình), hồ tiêu (Quảng Bình) Vùng đồng bằng hẹp ven biển: Trừ đồng bằng Thanh Hóa có diện tích sản xuất và sản lượng lương thực lớn nhất miền Bắc, miền Trung và miền Đông Nam Bộ, thổ nhưỡng của các tỉnh còn lại chủ yếu là đất feralit và đất pha cát, không phù hợp

trồng cây lúa mà thích hợp với các cây công nghiệp hàng năm: thuốc lá, lạc Hiên nay đã hình thành được các vùng chuyên canh cây công nghiệp và thâm canh lúa

Dịch vụ: Bắc Trung Bộ có rất nhiều cửa khẩu biên giới giữa Việt - Lào: Nậm

Cắn, Cầu Treo, Cha Lo, Lao Bảo Có bờ biển dài tạo điều kiện cho các tàu buôn hàng hóa nước ngoài xuất nhập khẩu và các tàu chở khách du lịch nước ngoài vào

Trang 30

25

nước ta Du lịch đang trên đà phát triển Số lượng khách du lịch đang tăng lên mỗi ngày Việc phát triển ngành dịch vụ đang được phát triển, đặc biệt là ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc

Văn hóa:

Theo hệ thống phân vùng địa lí Việt Nam, Bắc Trung Bộ là khu vực chuyển tiếp giữa Bắc Bộ và Nam Trung Bộ Lịch sử cho thấy cư dân nơi đây có nguồn gốc chủ yếu là người Thanh- Nghệ- Tĩnh thiên di vào Bình Trị Thiên từ thời Lý- Trần-

Lê Do đó, mối quan hệ của người Việt nơi đây liên quan, gắn bó với các sinh hoạt văn hoá dân gian nói chung Bắc Trung Bộ là một trong những trung tâm văn hóa quan trọng của Việt Nam, là nơi có 4 di sản văn hóa thế giới và là nơi sinh ra nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, chính trị Việt Nam

2.2 H ệ thống tổ chức quản lý khai thác CTTL vùng Bắc Trung Bộ

Theo kết quả điều tra năm 2015, Vùng Bắc Trung Bộ hiện có 7.050 công trình, bao gồm 4.048 hồ đập, 2.949 trạm bơm, 53 công trình khác và trên trên 26.000 km

kênh mương các loại Trong đó các địa phương quản lý 6.209 công trình, chiếm tới 89,5% tổng số công trình phục vụ tưới tiêu cho khoảng 371.000 ha/năm, chiếm 47,2% diện tích của các tỉnh

Về hệ thống tổ chức quản lý khai thác CTTL trong vùng Bắc Trung bộ, hiện

có 15 Doanh nghiệp khai thác CTTL và 2.042 Tổ chức HTDN Các doanh nghiệp

quản lý công trình vừa và lớn, còn các CTTL nhỏ và hệ thống kênh mương nội đồng do các Tổ chức HTDN quản lý Các doanh nghiệp hiện nay là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV), trong đó có 3 công ty có quy mô tỉnh (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế), các tỉnh còn lại có các công ty quy mô trong huyện hoặc liên huyện

Trang 31

26

B ảng 2.1: Tổng hợp loại hình doanh nghiệp QLKT CTTL vùng Bắc Trung Bộ

TT Tỉnh Số lượng Quy mô Loại hình doanh nghiệp khai thác

CTTL

1 Thanh Hóa

3 Liên huyện Công ty TNHH MTV khai thác

CTTL (Sông Chu, Bắc Sông Mã, Nam Sông Mã)

liên huyện Công ty TNHH MTV thủy lợi

3 Hà Tĩnh 2 Liên huyện Công ty TNHH MTV thủy lợi

Các công ty TNHH MTV thực hiện nhiệm vụ công ích về quản lý khai thác và

bảo vệ hệ thống CTTL, cấp nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp (kể cả tạo nguồn) và các ngành kinh tế khác trên địa bàn như nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy

sản…

Ngoài ra, một số công ty TNHH MTV còn thực hiện thêm các công việc khác như như khảo sát, thiết kế, tư vấn lập dự án, tư vấn giám sát và thi công các CTTL,

Trang 32

2.3 Tình hình tri ển khai thực hiện các chính sách quản lý, khai thác CTTL vùng B ắc Trung Bộ

Bắc Trung Bộ là một trong số ít vùng trong cả nước luôn sớm ban hành các văn bản để phục vụ công tác quản lý, khai thác CTTL, đặc biệt là các quy định, hướng dẫn liên quan đến chính sách thủy lợi phí Tuy nhiên, việc triển khai thực

hiện các chính sách của trung ương như thực hiện phân cấp quản lý CTTL, thành

lập, củng cố các Tổ chức HTDN thì các tỉnh trong vùng lại chưa thực sự quan tâm

• Th ực hiện phân cấp quản lý công trình thủy lợi:

Để triển khai thực hiện Thông tư số 65/2009/TT- BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2/6 tỉnh trong vùng đã ban hành quy định thực hiện phân cấp quản

lý khai thác CTTL (Hà Tĩnh và Quảng Trị) Tỉnh Quảng Bình đã ban hành quy định phân cấp quản lý CTTL từ năm 2002 nhưng các tiêu chí phân cấp hiện tại không phù hợp với hướng dẫn của trung ương Ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên -

Huế trong thực tế đã thực hiện phân cấp công trình nhưng không ban hành quy định

cụ thể Hiện tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình đang rà soát đánh giá

hiện trạng công trình để ban hành, sửa đổi quy định phân cấp quản lý CTTL

Vị trí cống đầu kênh của Tổ chức HTDN đã được 5/6 tỉnh trong vùng quy định, hầu hết quy mô phù hợp với thực tế của địa phương và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp &PTNT (trừ tỉnh Quảng Bình) Tuy nhiên, khái niệm cống đầu kênh được các tỉnh hiểu theo các cách khác rất khác nhau

Nhìn chung, việc thực hiện phân cấp CTTL còn nhiều bất cập Tỉnh Hà Tĩnh

đã thực hiện phân cấp các đoạn cuối kênh cấp I, cấp II phục vụ cho diện tích nhỏ

Trang 33

28

hơn hoặc bằng quy mô cống đấu kênh cho các địa phương quản lý, trong khi đó các doanh nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa vẫn đang quản lý các trạm bơm quy mô nhỏ, ví dụ như Công ty Sông Chu đang quản lý 7 trạm bơm điện tưới cho xã Thiệu Hưng- huyện Thiệu Hóa có quy mô từ 10-95 ha

• Thực hiện chính sách miễn giảm thủy lợi phí:

Chính sách miễn giảm thủy lợi phí đã được các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ thực

hiện từ năm 2008 Năm 2014 diện tích được cấp bù thủy lợi phí cho các công trình

thủy lợi do khối địa phương quản lý là 897.748 ha/năm, tương ứng với 432.331 triệu đồng, chiếm 44,33% tổng kinh phí thủy lợi phí cấp bù cho vùng Bắc Trung bộ

Hình 2.2: Di ện tích tưới tiêu theo kế hoạch và tưới tiêu thực tế do khối địa

phương quản lý năm 2014

Hình 2.2 cho thấy kết quả thực hiện cấp bù thủy lợi phí tại các tỉnh cho thấy công tác xây dựng kế hoạch tưới tiêu sát với thực tế Diện tích do địa phương thực

hiện tưới tiêu chỉ giảm so với kế hoạch trung bình 1.600 ha/tỉnh, giảm 1% diện tích theo kế hoạch trong năm qua Chuyển đổi mục đích sử dụng đất hoặc thiếu nước trong vụ đông là nguyên nhân chính làm giảm diện tích trồng màu ở các tỉnh Chính sách miễn giảm thủy lợi phí cũng đã tạo ra nguồn lực tài chính góp phần nâng cao

hiệu quả hoạt động của Tổ chức HTDN Tuy nhiên, mức cấp bù thủy lợi phí vẫn

0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000

120.000

140.000

Thanh Hóa

Huế

Trung bình vùng Diện tích theo KH (ha) Diện tích thực tưới (ha)

Trang 34

29

còn nhiều bất cập, các Tổ chức HTDN lấy nước bằng trạm bơm từ nguồn nước tạo nguồn của các doanh nghiệp chỉ bằng 60% mức cấp bù của các tổ chức lấy nước

trực tiếp từ sông, kênh tiêu, mức cấp bù cho công tác quản lý tưới cũng bằng mức

cấp bù cho tưới và tiêu…

Quy định mức trần thủy lợi phí nội đồng:

Các tỉnh đều quy định phí dịch vụ thủy lợi nội đồng, tuy nhiên hình thức quy định phí dịch vụ thủy lợi nội đồng là khác nhau, có tỉnh quy định mức đóng góp của

hộ dùng nước bằng tiền, có tỉnh lại quy định theo thóc (Quảng Trị, Thừa Thiên -

Huế), có tỉnh quy định theo từng tiểu vùng, trong khi cũng có tỉnh (Nghệ An) quy định mức đóng góp theo biện pháp tưới của công trình thủy lợi Mức phí dịch vụ

thủy lợi nội đồng trung bình của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ là 429.000 đồng/ha/vụ

• Thực hiện các chính sách khác:

Các tỉnh vùng BắcTrung Bộ đều có chủ trương xây dựng, phát triển Tổ chức HTDN để quản lý hệ thống thủy lợi nội đồng Tuy nhiên, tỉnh Hà Tĩnh là địa phương duy nhất trong vùng có ban hành Quy chế hoạt động của quy chế hoạt động

của Hội sử dụng nước quản lý các CTTL trên địa bàn tỉnh Hà tĩnh Tỉnh Thừa Thiên- Huế cũng là địa phương đầu tiên thực hiện cơ chế đặt hàng quản lý khai thác công trình thủy lợi… Riêng Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng đều đã được các tỉnh triển khai thực hiện

2.4 Đặc điểm về tổ chức và hoạt động của tổ chức hợp tác dùng nước

Theo kết quả điều tra năm 2015, các Tổ chức HTDN vùng Bắc Trung bộ bao

gồm các loại hình chủ yếu là: (i) Hợp tác xã (ii) Tổ chức hợp tác gồm Hội sử dụng nước, Tổ hợp tác, Tổ, Đội thủy nông và (iii) Ban quản lý thủy nông như trình bầy ở

Bảng 2.2 Trong đó, Hợp tác xã và Tổ hợp tác là 2 loại hình chính chiếm tới 99,7%

tổng số tổ chức Loại hình Hợp tác xã có 1.577 đơn vị chiếm 76,9% tổng số tổ chức

quản lý Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp là loại hình phổ biến chiếm 97,4% số hợp tác xã Tổ chức và hoạt động của các HTX đều theo luật hợp tác xã, hầu hết vẫn

Trang 35

lý thủy nông được thành lập để giúp Uỷ ban nhân dân (UBND) các xã quản lý nhà nước về CTTL Ngoài ra, trong vùng Bắc Trung bộ hiện nay đang có một mô hình Liên hiệp Tổ chức HTDN đang hoạt động, là hình thức liên kết các hợp tác xã để

quản lý kênh 2 liên xã phục vụ tưới tiêu cho 5 xã thuộc huyện Cẩm Xuyên và Thành

467 (22,8%)

1 (0,1%)

Trang 36

31

Trên cơ sở kết quả điều tra đánh giá hoạt động của 93 Tổ chức HTDN tại 45

xã điểm tại các tỉnh Nghệ An: 27 Tổ chức HTDN/15 xã, Hà Tĩnh: 21/15 xã và Thừa Thiên - Huế: 45/15 xã (thông tin chung về các xã điêu tra xem phụ lục 1, phụ lục 2

và phụ lục 3), thực trạng tổ chức và hoạt động của các Tổ chức HTDN vùng Bắc Trung bộ được phân tích chi tiết như dưới đây

• Quy mô hoạt động của các Tổ chức HTDN:

Các Hợp tác xã trong vùng có quy mô thôn, liên thôn, xã, trong khi đó các tổ

hợp tác chủ yếu có quy mô theo thôn Kết quả điều tra cho thấy các Tổ chức HTDN

phổ biến có quy mô liên thôn, liên thôn chiếm 76% số tổ chức, đặc biệt ở tỉnh Thừa Thiên- Huế các Tổ chức HTDN có quy mô thôn, liên thôn chiếm tỷ lệ lớn, tới 91% (xem Hình 2.3) Về quy mô theo diện tích tưới, phần lớn các Tổ chức HTDN có

diện tích phục vụ khá bé, từ 50 đến 100 ha (40%), từ 100 đến 200 ha (50%), các Tổ

chức HTDN có diện tích tưới trên 200 ha chỉ chiếm 10% Đây là một đặc điểm tạo nên sự phức tạp trong quản lý, gây khó khăn cho công tác điều hành phân phối nước làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thủy nông ở các hệ thống thủy nông

Hình 2.3 Phân lo ại Tổ chức HTDN theo quy mô phục vụ

Trang 37

32

• Loại hình dịch vụ của các Tổ chức HTDN:

Các Tổ chức HTDN làm dịch vụ tổng hợp chỉ chiếm 71% tổ chức tại ba tỉnh điều tra Tỉnh Thừa Thiên- Huế có số Tổ chức HTDN thực hiện dịch vụ tổng hợp chiếm tới 78% số tổ chức trong tỉnh Các Tổ chức còn lại chỉ thực hiện dịch vụ chuyên khâu thủy nông (xem Hình 2.4)

Các Tổ chức HTDN thực hiện dịch vụ tổng hợp đều là HTXNN, các dịch vụ

chủ yếu của HTXNN là: Dịch vụ làm đất; Dịch vụ vật tư; Dịch vụ giống; Dịch vụ

bảo vệ thực vật; Dịch vụ thủy nông; Dịch vụ điện (một số HTXNN chưa giao trả điện)

Mặc dù các HTXNN làm dịch vụ tổng hợp với nhiều loại hình dịch vụ đa

dạng, nhưng hầu hết các dịch vụ đều được thực hiện trên phương châm phục vụ là chính, trong thực tế các HTXNN thực hiện dịch vụ tổng hợp để có thể hỗ trợ cho

dịch vụ thuỷ nông trong việc trả thù lao cho các thành viên HTXNN

Hình 2.4 Phân lo ại Tổ chức HTDN theo loại hình dịch vụ

• Tài chính của Tổ chức HTDN:

Nguồn thu của các Tổ chức HTDN chủ yếu là từ dịch vụ thủy lợi, chiếm 64%

Kết quả điều tra cho thấy số Tổ chức HTDN không thu phí thủy lợi nội đồng chiếm

tới 16% tổ chức (xem Hình 2.5) Các Tổ chức HTDN không thu được phí thủy lợi

Trang 38

33

nội đồng thường có nguồn thu từ nguồn cấp bù thủy lợi phí của nhà nước cho các

trạm bơm điện, hầu hết ở tỉnh Nghệ An và Hà Tỉnh Các Tổ chức HTDN còn lại đều thu phí dịch vụ thủy lợi nội đồng nhưng rất khác nhau, giao động từ 100.000 đồng đến 1.700.000 đồng/ha/vụ Các đơn vị có mức đóng thấp thường là các đơn vị quy

mô toàn xã, có diện tích tưới lớn hoặc đầu kênh, có nguồn cấp bù thủy lợi phí Các đơn vị thu cao thường là các đơn vị có quy mô thôn, liên thôn, nằm ở cuối kênh và địa hình khó lấy nước, thường phải tự bơm tát, không được cấp bù thủy lợi phí

Ở các tỉnh đều có tình trạng Tổ chức HTDN thu phí dịch vụ nội đồng cao hơn quy định của tỉnh, tỷ lệ thu phí thủy lợi nội đồng vượt quy định của tỉnh Nghệ An là 41%, ở tỉnh Hà Tĩnh là 14% và ở tỉnh Thừa Thiên- Huế tới 93% Các Tổ chức HTDN ở Thừa Thiên- Huế có chi phí cao hơn các tỉnh khác, nguyên nhân cơ bản là

do các Tổ chức HTDN có diện tích tưới nhỏ, chủ yếu có quy mô thôn nên phải chi thu lao cho bộ máy quản lý lớn

Hình 2.5 Phân lo ại Tổ chức HTDN theo mức thu phí thủy lợi nội đồng

273600 đồng/ha/vụ < PTLNĐ ≤350.000 đồng/ ha/vụ

350000 đồng/ha/vụ < PTLNĐ ≤ 500.000 đồng/ha/vụ

500000 đồng/ha/vụ < PTLNĐ ≤ 750.000 đồng/ha/vụ PTLNĐ > 750.000 đồng/ha/vụ

Trang 39

34

Tỷ lệ chi phí vận hành, bảo dưỡng CTTL so với tổng thu nhập của Tổ chức HTDN từ dịch vụ thủy lợi cũng rất khác nhau ở mỗi địa phương, trung bình các tỉnh điều tra là 80% Nhìn chung, các Tổ chức HTDN có mức chi cho vận hành và bảo dưỡng CTTL từ 80% trở lên, chiếm tới 78% Các Tổ chức HTDN ở tỉnh Thừa Thiên- Huế có mức chi cho vận hành và bảo dưỡng CTTL từ 80% trở lên chiếm đến 87% Điều đó cho thấy phần nào điều kiện lấy nước khó khăn ở tỉnh Thừa Thiên

Kết quả điều tra về hiệu quả cung cấp dịch vụ tưới cho sản xuất nông nghiệp

của các Tổ chức HTDN cho thấy tỷ lệ diện tích thực tưới cho lúa và rau màu so với

diện tích theo kế hoạch của các TCDN là chưa cao Tỷ lệ diện tích dược tưới trung bình tại các tỉnh điều tra đạt 80% diện tích cần tưới Đối với tỉnh Thừa Thiên- Huế,

tỷ lệ này chỉ đạt 74% Mặc dù người dân ở tỉnh Thừa Thiên – Huế nộp phí thủy lợi

từ dịch vụ thủy lợi của TCDN ≥ 80%

50% < Chi phí vận hành, bảo dưỡng CTTL/Thu nhập từ dịch vụ thủy lợi của TCDN < 80%

Chi phí vận hành, bảo dưỡng CTTL/Thu nhập

từ dịch vụ thủy lợi của TCDN ≤ 50%

Trang 40

35

nội đồng cao nhưng điều kiện nguồn nước hạn chế, địa hình manh mún, không bằng

phẳng nên các tổ chức thủy nông ở cơ sở gặp nhiều khó khăn trong quản lý tưới

• Vai trò c ủa các bên liên quan ở địa phương trong việc phối hợp, hỗ trợ các

T ổ chức HTDN hoạt động:

Nhìn chung, các bên liên quan ở hầu hết các địa phương trong vùng chưa thực

sự phối hợp, hỗ trợ các Tổ chức HTDN hoạt động hiệu quả:

‐ UBND nhiều tỉnh trong vùng còn chậm ban hành các văn bản để triển khai

thực hiện các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống thủy lợi nội đồng, trao quyền cho người dân cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng tham gia quản lý khai thác CTTL như: Quy định tỷ lệ chi Thủy lợi phí; Đề án thành lập, kiện toàn Tổ chức HTDN; Quy định phân cấp quản lý CTTL…

‐ Sở NN & PTNT một số tỉnh ít phối hợp với các đơn vị, ban ngành liên quan tham mưu trình UBND tỉnh xây dựng Đề án củng cố, thành lập và hoạt động

của các tổ chức HTDN, Đề án phân cấp quản lý, khai thác CTTL, xây dựng quy định mức trần phí thủy lợi nội đồng phù hợp với điều kiện địa

phương…Sở NN&PTNT các tỉnh có hướng dẫn nhưng ít kiểm tra, giám sát các địa phương thực hiện các quy định của tỉnh, quản lý và nâng cao năng

lực cho các Tổ chức HTDN

‐ Các công ty khai thác CTTL chưa thực hiện cung cấp nước theo hướng dịch

vụ, chưa phát huy sự tham gia của Tổ chức HTDN trong việc xây dựng kế

hoạch vận hành phân phối cho các Tổ chức HTDN Hầu như không hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật, đào tạo cho các Tổ chức HTDN

‐ UBND các huyện không thường xuyên đôn đốc các đơn vị có liên quan trên địa bàn huyện hỗ trợ, hướng dẫn Tổ chức HTDN hoạt động hiệu quả

‐ UBND thiếu quan tâm đến Tổ chức HTDN, thiếu hỗ trợ, tạo điều kiện để tổ

chức HTDN hoạt động có hiệu quả Thậm chí ở tỉnh Hà Tĩnh, các Tổ chức HTDN phải nhận nguồn kinh phí cấp bù thủy lợi phí thông qua UBND xã

Ngày đăng: 11/03/2017, 00:38

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w