1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

PCNN Khoa học

3 256 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 47 KB

Nội dung

Tiết 13 -14: Môn: Tiếng Việt: BÀI: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC A/ Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức:Giúp học sinh - Hiểu rõ hai khái niệm: ngôn ngữ khoa học ( phạm vi sử dụng, các loại văn bản) và phong cách ngôn ngữ khoa học ( các đặc trưng để nhận diện và phân biệt trong sử dụng ngôn ngữ). 2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng diễn đạt trong các bài tập, bài làm văn nghị luận( một dạng văn bản khoa học) và kỹ năng nhận diện, phân tích đặc điểm của văn bản khoa học. 3. Thái độ: Đúng đắn khi sử dụng phong cách này B/ Phương tiện thực hiện: SGK , SGV Ngữ văn 12. C/ Cách thức tiến hành: - GVphát vấn, dẫn dắt để HS nắm hai khái niệm cơ bản và hướng học sinh liên hệ đến kiểu bài nghị luận. D/ Tiến trình tổ chức giờ học: 1/ Ồn định lớp : 2/ Kiểm tra bài cũ : - Em hãy nêu cách thức làm một bài nghị luận về một hiện tượng đời sống? 3/ Bài mới: Họat động của thầy và trò Nội dung cần đạt @ Họat động 1: GV hướng dẫn h/s tìm hiểu Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học. 1. Đọc kĩ 3 văn bản ở SGK và nhận xét các dạng trình bày và các loại văn bản ấy? 2. Em hãy nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ trong các văn bản trên? 3. Vậy ngôn ngữ khoa học là loại ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực nào? 4. Khi sử dụng ngôn ngữ khoa học ở dạng nói và dạng viết cần chú ý những điều gì? ----------------------------------------------- @ Họat động 2: GV hướng dẫn h/s tìm hiểu Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học: 1. Em hãy nêu khái niệm của phong cách ngôn ngữ khoa học? 2. Em hãy dựa vào SGK lần lượt làm rõ những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn I/ Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học: 1. Văn bản khoa học: a/ Tìm hiểu ngữ liệu a, b, c /sgk : b/ Kết luận: Văn bản khoa học gồm: - Các dạng: Dạng viết ( báo cáo khoa học, luận văn, luận án, sách giáo khoa, sách phổ biến khoa học, .) dạng nói ( giảng bài, nói chuyện khoa học, thảo luận, tranh luận, .). - Các loại: + Loại văn bản khoa học chuyên sâu. +Loại văn bản dùng để giảng dạy các môn khoa học. + Loại văn bản phổ biến kiến thức khoa học. 2. Ngôn ngữ khoa học: Là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là trong các văn bản khoa học. II/Đặc trưng của Phong cách ngôn ngữ khoa học: 1/ Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ khoa học là phong cách ngôn ngữ có 3 đặc trưng cơ bản: tính khái quát, trừu tượng; tính lý trí, logic và tính khách quan, phi cá thể. 2/ Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học: a/ Tính khái quát trừu tượng: Thuật ngữ khoa học là những từ ngữ chứa đựng khái niệm ngữ khoa học? Theo dõi và lấy thêm ví dụ ở ngoài SGK? ----------------------------------------------- @ Họat động 3: GV yêu cầu học sinh rút ra phần ghi nhớ. ----------------------------------------------- @ Họat động 4: GV hướng dẫn học sinh làm bài tập ở SGK- Chia 8 nhóm HS làm 4 bài tập. 1. Bài tập1: Hs nhớ lại bài Văn học sử đã học và lần lượt trả lời các câu hỏi ở SGK. Rút ra được đặc điểm của một văn bản khoa học văn học. 2. Bài tập 2: Nhớ lại ý nghĩa của các thuật ngữ hình học đã cho và giải thích. của chuyên ngành khoa học, là công cụ để tư duy khoa học. các khái niệm khoa học là kết quả của quá trình khái quát hoá và trừu tượng hoá của con người. Vì thế các thuật ngữ biểu hiện chúng cũng mang tính trừu tượng, khái quát cao- không giống với từ ngữ thông thường được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày. b/ Tính lí trí, logic : Cả trong nội dung khoa học và cả trong phương tiện ngôn ngữ: -Từ ngữ dùng một nghĩa, không dùng từ đa nghĩa, không dùng từ theo nghĩa bóng và ít dùng phép tu từ. - Câu văn: tính chính xác cao và tính logic chặt chẽ, đúng đắn. Không dùng câu đặc biệt, không dùng các phép tu từ cú pháp. - Cấu tạo đoạn văn, văn bản: chặt chẽ, mạch lạc. c/ Tính khách quan, phi cá thể: Ngôn ngữ trong văn bản khoa học có màu sắc trung hoà, ít biểu lộ sắc thái cảm xúc cá thể. ----------------------------------------------------------- II. Ghi nhớ: SGK ----------------------------------------------------------- III. Luyện tập: @. Bài tập 1: Gợi ý: a. Văn bản trên trình bày chặng đường phát triển thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách Mạng Tháng Tám đến hết thế kỷ X. b. Nội dung thông tin là những kiến thức khoa học: Khoa học văn học- khoa học lịch sử văn học. c. Ngôn ngữ khoa học được sử dụng trong văn bản có không ít các thuật ngữ khoa học văn học. Văn bản rất khoa học: sử dụng luận chứng và trình bày các luận điểm một cách logic. @ . Bài tập 2: Gợi ý: Muốn giải thích và phân biệt các thuật ngữ khoa học với từ ngữ thông thường cùng một hình thức âm thanh thì cần đối chiếu, so sánh lần lượt từng từ. Với các thuật ngữ khoa học( nếu không nhớ) cần dùng từ điển chuyên ngành để tra cứu. @. Bài tập 3: Gợi ý: - Đoạn văn dùng nhiều thuật ngữ khoa học: Phát hiện, khảo cổ, người vượn, hạch đá, mảnh tước, rìu tay, di chỉ, chế tạo công cụ . - Tính logic, lý trí của đoạn văn thể hiện rõ nhất ở lập luận: Câu đầu nêu luận điểm khái quát, các câu sau nêu luận cứ. Luận cứ đều là các cứ liệu thực tế. Đoạn văn có 3. Bài tập 3: Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu của bài tập. 4. Bài tập 4: Chú ý chọn chủ đề và vận dụng kiến thức vốn có để viết bài. lập luận và kết cấu diễn dịch. @. Bài tập 4: Gợi ý: Chọn chủ đề và viết dựa trên cơ sở kiến thức khoa học thông thường và kiến thức về phong cách ngôn ngữ khoa học đã học. 4 / Củng cố : - Học sinh làm bài tập. 5/ Dặn dò: - Nắm nội dung bài học- Chú ý thực hành. - Tiết sau: Bài: Trả bài làm văn số 1. - Yêu cầu: Suy ngẫm lại bài đã viết. . văn học Việt Nam từ Cách Mạng Tháng Tám đến hết thế kỷ X. b. Nội dung thông tin là những kiến thức khoa học: Khoa học văn học- khoa học lịch sử văn học. . Loại văn bản khoa học chuyên sâu. +Loại văn bản dùng để giảng dạy các môn khoa học. + Loại văn bản phổ biến kiến thức khoa học. 2. Ngôn ngữ khoa học: Là ngôn

Ngày đăng: 26/06/2013, 01:25

Xem thêm

w