Bằng lý luận và thực tiễn, hãy làm rõ quan điểm của Chủ nghĩa MácLênin về nguồn gốc, bản chất của nhà nước Bằng lý luận và thực tiễn hãy làm rõ bản chất và các dấu hiệu cơ bản của nhà nước. Tại sao nói Luật Dân sự là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
Trang 1MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Câu 1 Bằng lý luận và thực tiễn, hãy làm rõ quan điểm của Chủ nghĩa
Mác-Lênin về nguồn gốc, bản chất của nhà nước.
* NN là 1 tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có BM chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự XH, bảo vệ địa vị và lợi ích của giai cấp thống trị trong XH có giai cấp.
1 Nguồn gốc của Nhà nước
Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ ra rằng Nhà nước là một phạm trù lịch sử có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong
Theo học thuyết Mác – Lênin thì xã hội loài người phát triển qua nhiều hình thái kinh tế xã hội trong đó chế độ công xã nguyên thủy là hình thái kinh tế xã hội đầu tiên không tồn tại Nhà nước
Trong chế độ công xã nguyên thủy do trình độ của lực lượng sản xuất rất thấp kém nên năng suất lao động thấp Con người bất lực trước thiên nhiên và thú dữ nên buộc phải
co cụm lại thành bày đàn và dựa vào nhau để cùng sống, cùng lao động và cùng hưởng thành quả lao động Tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động đều thuộc sở hữu chung của cộng đồng Tổ chức xã hội đơn giản, Thị tộc là tế bào của xã hội được tổ chức theo huyết thống Mọi thành viên đều bình đẳng, không có đặc quyền, đặc lợi, không có giàu nghèo
Hệ thống quản lý của thị tộc là Hội đồng thị tộc và tù trưởng Hội đồng thị tộc là tổ chức quyền lực cao nhất của thị tộc được hợp thành bởi tất cả các thành viên đã trưởng thành của thị tộc Tù trưởng do hội nghị toàn thể thị tộc bầu ra, đứng đầu thị tộc song không có đặc quyền so với các thành viên khác của thị tộc Xã hội có sự phân công lao động nhưng mang tính tự nhiên giữa các thành viên của thị tộc để làm những công việc thích hợp Phân công lao động chưa mang tính xã hội nên không tạo ra vị trí khác nhau của con người trong XH
Xã hội nguyên thủy chưa có Nhà nước nhưng quá trình vận động và phát triển của
nó đã làm xuất hiện những tiền đề vật chất cho sự tan rã của thị tộc Trong quá trình lao động, con người ngày càng phát triển về thể lực, trí lực, luôn tìm kiếm và cải tiến công cụ lao động Tất cả các yếu tố này đưa đến năng suất lao động tăng lên không ngừng, lực lượng sản xuất có những bước tiến rõ rệt đòi hỏi có sự phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa Vào thời kỳ cuối của chế độ công xã nguyên thủy đã lần lượt diễn ra 3 lần phân công lao động xã hội: 1 Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt; 2 Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp; 3 Buôn bán phát triển, thương nghiệp ra đời
Sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự phân công lao động xã hội dẫn đến sản phẩm làm ra ngày một nhiều hơn so với yêu cầu của xã hội dẫn đến dư thừa, phát sinh khả năng chiếm đoạt sản phẩm thừa làm của riêng Quá trình phân hóa tài sản nảy sinh, những người có địa vị và uy tín trong xã hội như tù trưởng, thủ lĩnh quân sự lợi dụng ưu thế của mình chiếm đoạt tài sản của thị tộc thành tài sản riêng Chế độ tư hữu được hình thành
Do nhu cầu về sức lao động nên tù binh trong các cuộc giao tranh giữa các thị tộc
-bộ lạc được giữ lại để lao động Những người có địa vị trong thị tộc đã chiếm hữu và khai thác sức lao động phục vụ nhu cầu cá nhân
Chế độ hôn nhân một vợ, một chồng làm xuất hiện gia đình có cơ cấu nhỏ tách khỏi
Trang 2người có công cụ lao động, có sức khỏe và kinh nghiệm thu được kết quả cao, ngày càng giàu có Một số người giàu lên nhờ chiếm được tư liệu sản xuất, do bóc lột lao động tù binh và những người nghèo khác, đã giành được ưu thế trong xã hội và trở thành giai cấp bóc lột Những người không có tư liệu sản xuất ngày càng nghèo khó trở thành giai cấp bị bóc lột Sự đối lập về quyền lợi dẫn đến mâu thuẫn ngày càng gay gắt; điều kiện kinh tế
-xã hội cho sự tồn tại của -xã hội nguyên thủy bị phá vỡ, hệ thống quản lý của -xã hội không còn thích hợp với xã hội đã phân hóa và mâu thuẫn gay gắt Để duy trì trật tự và quản lý
xã hội đã có những biến đổi rất cơ bản đòi hỏi phải có một tổ chức quyền lực mới khác về chất Tổ chức đó do giai cấp chiếm ưu thế về kinh tế tổ chức ra để giữ các xung đột ấy
trong một vòng trật tự, bảo vệ lợi ích và địa vị của giai cấp thống trị Đó là Nhà nước
Chế độ công xã nguyên thủy tan rã, Nhà nước xuất hiện là kết quả của sự vận động, phát triển nội tại của xã hội loài người Tiền đề kinh tế cho sự ra đời của Nhà nước là chế
độ tư hữu và tiền đề xã hội là sự phân hóa xã hội thành các giai cấp có lợi ích đối lập và mâu thuẫn giữa các giai cấp gay gắt đến mức không thể điều hòa được
2 Bản chất của Nhà nước
BC của NN thể hiện ở tính giai cấp và tính xã hội
* Tính chất giai cấp của Nhà nước:
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ ra rằng nhà nước chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp và luôn mang tính chất giai cấp sâu sắc Để làm rõ tính chất giai cấp của Nhà nước phải giải đáp được câu hỏi: Nhà nước do giai cấp nào tổ chức ra và lãnh đạo, nhà nước tồn tại và hoạt động trước hết phục vụ lợi ích của giai cấp nào
Tính GC của NN thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:
- Nhà nước là bộ máy để duy trì sự thống trị giai cấp
- NN là công cụ để bảo vệ lợi ích của gcấp thống trị;
- Giai câp thống trị thông qua NN để biến ý chí của mình thành các quy định có tính bắt buộc chung(pháp luật);
* Tính xã hội của nhà nước:
- Nhà nước không chỉ phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị mà còn có sứ mệnh giải quyết những vấn đề nảy sinh từ trong đời sống xã hội, bảo đảm trật tự chung, sự ổn định, bảo đảm các giá trị chung của xã hội để xã hội tồn tại và phát triển
- NN không chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền mà phải bảo đảm lợi ích của các giai tầng khác trong xã hội khi mà những lợi ích đó không mâu thuẫn căn bản với lợi ích của giai cấp thống trị
Câu 2 Bằng lý luận và thực tiễn hãy làm rõ bản chất và các dấu hiệu cơ bản của nhà nước.
* Định nghĩa Nhà nước: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị,
một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị
Bản chất của Nhà nước
BC của NN thể hiện ở tính giai cấp và tính xã hội
* Tính chất giai cấp của Nhà nước
Trang 3Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ ra rằng nhà nước chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp và luôn mang tính chất giai cấp sâu sắc Để làm rõ tính chất giai cấp của Nhà nước phải giải đáp được câu hỏi: Nhà nước do giai cấp nào tổ chức ra và lãnh đạo, nhà nước tồn tại và hoạt động trước hết phục vụ lợi ích của giai cấp nào
Tính GC của NN thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:
- Nhà nước trước hết là “bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác là bộ máy để duy trì sự thống trị giai cấp.
- NN là công cụ để bảo vệ lợi ích của gcấp thống trị;
- Giai câp thống trị thông qua NN để biến ý chí của mình thành các quy định có tính bắt buộc chung(pháp luật);
- Tính xã hội của nhà nước
Nhà nước không chỉ phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị mà còn có sứ mệnh giải quyết những vấn đề nảy sinh từ trong đời sống xã hội, bảo đảm trật tự chung, sự ổn định, bảo đảm các giá trị chung của xã hội để xã hội tồn tại và phát triển
NN không chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền mà phải bảo đảm lợi ích của các giai tầng khác trong xã hội khi mà những lợi ích đó không mâu thuẫn căn bản với lợi ích của giai cấp thống trị
Nhà nước XHCN là nhà nước kiểu mới, là công cụ thực hiện nền chuyên chính và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nhà nước XHCN là một bộ máy thống trị của đa số với thiểu số
2 Các dấu hiệu của nhà nước
Dấu hiệu của nhà nước là tổng hợp những đặc điểm cơ bản của nhà nước tạo nên sự khác biệt giưa nhà nước với các tổ chức khác trong xã hội có giai cấp
Nhà nước có những dấu hiệu cơ bản sau:
- Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt:
+ Nhà nước là một tổ chức quyền lực công, quyền lực của nó là công khai, tác động bao trùm đến toàn bộ xã hội, tác động đến toàn bộ các mặt của xã hội
+ Quyền lực nhà nước là quyền lực đặc biệt, tách ra khỏi xã hội, được thực hiện bở một bộ máy chuyên nghiệp, làm nhiệm vụ quản lý, cưỡng chế hoặc cung cấp dịch vụ công cho toàn bộ dân cư
- Nhà nước tổ chức và quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính - lãnh thổ:
+ Nhà nước công nhận cá nhân với những điều kiện nhất định, là công dân của quốc gia đó
Ví dụ: theo Luật Quốc tịch Việt Nam: Điều 16 Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là công dân Việt Nam: Trẻ em khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì
có quốc tịch Việt Nam, không kể trẻ em đó sinh trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam
+ Nhà nước bảo hộ công dân
+ Nhà nước bảo vệ công dân khi các quyền bị xâm hại
+ Sự quản lý của nhà nước theo đơn vị hành chính lãnh thổ mà không phụ thuộc nghề nghiệp, độ tuổi hoặc giới tính… của dân cư,
Trang 4+ Nhà nứớc là tổ chức duy nhất có quyền và điều kiện ban hành pháp luật.
+ Nhà nước bảo đảm cho các quy định Pháp luật được thực hiện trong thức tế, nhà nước sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như tuyên truyền, phổ biến giáo dục, thuyết phục mọi người tôn trọng và tự giác thực hiện, trong trường hợp cần thiết, nhà nước có thể áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhất định như việc áp dụng các biện pháp xử phạt đối với những người vi phạm pháp luật
- Nhà có chủ quyền quốc gia
Nhà nước là tổ chức đại diện chính thức cho toàn xã hội thực hiện chủ quyền quốc gia Việc thực hiện chủ quyền quốc gia của nhà nước được thể hiện ở chỗ:
+ Nội dung chính trị: thể hiện vị thế của quốc gia trên trường quốc tế, cụ thể gồm: Nắm giữ quyền lực chính trị
Tổ chức thực thi quyền lực chính trị
Quản lý xã hội toàn diện
+ Nội dung Pháp lý: quyền độc lập, tự quyết trong quan hệ quốc tế
Nhân dân quốc gia trong các quan hệ đối ngoại
Là chủ thể của pháp luật quốc tế
- Nhà nước có quyền quy định các loại Thuế và thu các loại thuế
NN là tổ chức duy nhất có quyền quy định các loại thuế và thu thuế Nhà nước quy định các biện pháp bảo đảm việc thu thuế
Kết luận: Nhà nước là 01 tổ chức đặc biệt của quyền lực Nhà nước, có bộ máy chuyên trách làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì, thống trị xã hội, bảo vệ địa vị và lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp
Câu 3: Hãy chỉ ra những điễm khác biệt cơ bản giữa nhà nước và các tổ chức khác trong xã hội.
Các nhà nước trong lịch sử có sự khác nhau về bản chất, nhưng đều có đặc điểm chung Những đặc điểm của nhà nước cho phép phân biệt nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội do giai cấp thống trị tổ chức ra Sự khác biệt thẻ hiện ở các nội dung sau:
Thứ nhất: nhà nước thiết lập quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, NN thiết lập 1
quyền lực công cộng đặc biệt tách ra khỏi xã hội (ko hòa nhập vào dân cư như xã hội
nguyên thủy) Để thực hiện quyền lực này và quản lý xã hội, nhà nước tổ chức ra các cơ
quan và hình thành nên bộ máy cưỡng chế (cảnh sát, quân đội, tòa án…) với một lớp người chuyên làm nhiệm vụ quản lý và trấn áp để duy trì địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, buộc các giai cấp và tầng lớp dân cư trong xã hội phải phục tùng Các tổ chức khác không có các cơ quan và lực lượng này
Thứ hai: Nhà nước có chủ quyền quốc gia
Trong thiết chế chính trị-xã hội, nhà nước là tổ chức duy nhất có chủ quyền quốc gia Đây là thuộc tính ko thể tách rời của nhà nước.Các tổ chức khac không có quyền này bởi vì Nhà nước là tổ chức đại diện chính thức cho toàn xã hội Việc thực hiện chủ quyền quốc gia của nhà nước được thể hiện ở chỗ:
- Nhà nước xác lập quyền lực chính trị trên toàn lãnh thổ
Trang 5- Nhà nước có quyền quyết định chính sách đối nội và đối ngoai của mình, không chịu sự can thiệp của bất kỳ một nước nào khác
- Nhà nước có quyền độc lập trong quan hệ với các nhà nước khác
- NN xác lập chủ quyền đối với lãnh thổ của mình và có quyền quyết định các biện pháp bảo vệ chủ quyền quốc gia
Thứ ba: NN quản lý dân cư theo lãnh thổ,
Nhà nước phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính và quản lý dân cư theo đơn vị hành chính Việc phân chia này không phụ thuộc huyết thống, chính kiến, nghề nghiệp, giới tính Các tổ chức khác quản lý thành viên theo chính kiến, nghề nghiệp, giới tính NN công nhận cá nhân với những điều kiện nhất định là công dân của nước mình, quy định quy chế pháp lý đối với công dân, bảo hộ công dân
Thứ tư: Nhà nước quy định các loại thuế và thực hiện thu thuế
Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền quy định các loại thuế và thu thuê Các tổ chức khác không có quyền đặt ra thuế mà chỉ có quyền quy định và thu phí hoạt động của
tổ chức như Đảng phí, đoàn phí…
Việc thu thuế nhằm tạo ra nguồn tài chính đảm bảo bộ máy nhà nước hoạt động, đáp
ứng nhu cầu phát triển xã hội, đảm bảo việc thực hiện vai trò xã hội của nhà nước.
Thứ năm: Nhà nước ban hành pháp luật
Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và áp dung các biện pháp bảo đảm thực hiện pháp luật, các tổ chức khác chỉ có quyền xây dựng điều lệ, quy chế hoạt động của tổ chức mình và chỉ có giá trị bắt buộc đối với thành viên của tổ chức mình
Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng gắn bó hữu cơ với nhau không thể tách rời Nhà nước có bộ máy cưỡng chế để đảm bảo thực thi pháp luật
Câu 4: Bằng lý luận và thực tiễn hãy làm sáng tỏ bản chất, đặc trưng của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Trả lời:
Bản chất của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thể hiện trong Hiến pháp Việt Nam (Hiến pháp năm 2013- Điều 2): 1 Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân
1 Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức
Bản chất NN cộng hòa XHCN Việt Nam còn được cụ thể hóa ở 5 đặc trưng sau:
Trang 6Thứ nhất, Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước:
Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Đặc trưng này thể hiện như sau:
- ND là chủ thể có quyền cao nhất, có quyền tham gia và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước (trưng cầu ý dân về sửa đội Hiến Pháp)
+ ND trực tiếp hoặc gián tiếp thành lập CQNN
+ Thảo luận và kiến nghị với NN về các vấn đề của địa phương và cả nước
+ Giám sát hoạt động của CQNN và cán bộ, công chức NN
+ ND thực hiện QLNN thông qua các CQ đại diện của mình từ trung ương đến cơ
sở và các tổ chức XH
Nhà nước được tổ chức để thực hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân, bảo vệ lợi ích của nhân dân, trấn áp các phần tử chống đối xâm phạm trật tự, an ninh, an toàn xã hội
và đi ngược lại lợi ích của đa số đông đảo các tầng lớp nhân dân
Thứ hai, Nhà nước ta là nhà nước dân chủ thực sự, rộng rãi:
Đặc trưng này thể hiện như sau:
Các quyền tự do dân chủ của ND được NN thể hóa thành quy định của PL;
- NN quy định cơ chế bảo đảm thực hiện dân chủ (cơ chế giám sát, cơ chế giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo…)
- NN quy định các biện pháp xử lý đối với hành vi xâm phạm quyền tự do dân chủ của ND
- Dân chủ đối với mọi tầng lớp ND
- Dân chủ trên tất cả các lĩnh vực:
+ Trong lĩnh vực kinh tế: NN thực hiện tự do, bình đẳng về cơ hội trong hoạt động ktế (quyền tự do kinh doanh, tự do liên doanh, liên kết; tự chủ trong kinh doanh…)
+ Trong lĩnh vực chính trị: Thực hiện tự do trong sinh hoạt chính trị, tự do biểu tình,
tự do bày tỏ chính kiến, đóng góp ý kiến vào dự thảo chính sác, pháp luật …
+ Trong lĩnh vực tư tưởng, văn hóa: Thực hiện tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, tự
do tín ngưỡng,
Trang 7Thứ ba, Nhà nước ta là nhà nước thống nhất của các dân tộc:
Tính nhân dân và tính chất giai cấp của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn gắn bó chặt chẽ với tính dân tộc Trong tất cả các thời kỳ phát triển của mình, Nhà nước ta đều xác lập và thực hiện nguyên tắc đại đoàn kết toàn dân Điều này thể hiện
ở chính sách đại đoàn kết dân tộc của Nhà nước mà nội dung cơ bản là tạo điều kiện cho mỗi dân tộc có thể tham gia vào việc thiết lập, củng cố quyền lực nhà nước, tham gia vào việc tổ chức bộ máy nhà nước nhà nước thực hiện nhiều chính sách ưu tiên đối với các dân tộc ít người, tạo điều kiện cho các dân tộc tương trợ giúp đỡ lẫn nhau; và đảm bảo cho các dân tộc phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của mình
Thứ tư, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tính xã hội rộng rãi:
Xuất phát từ nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, với mục tiêu xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
- NN quan tâm giải quyết các vấn đề XH: Đầu tư phòng chống thiên tai, hỏa hoạn; Chăm sóc sức khỏe cộng đồng; Phát triển giáo dục; Thực hiện xóa đói, giảm nghèo, chống thất nghiệp; thực hiện bảo trợ XH, Phòng chống tệ nạn XH…
- Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ND, thực hiện công bằng xã hội…
Thứ năm, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện đường lối
đối ngoại hòa bình, hợp tác và hữu nghị:
- NN thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển;
- Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của NN khác, bình đẳng, cùng
có lợi;
-Tuân thủ các văn bản pháp lý quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân loại
Câu 5: Bộ máy Nhà nước Việt Nam được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất Hãy làm rõ các nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta hiện nay.
Trả Lời
Khái niệm : Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống cơ sở, được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước
Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của BMNN là nguyên lý tư tưởng chỉ đạo quá trình tổ chức và hoạt động của BMNN
NT1: Nguyên tắc bảo đảm quyền lực nhân dân trong tổ chức và hoạt động của BMNN:
Thứ nhất, bảo đảm cho nhân dân tham gia đông đảo và tích cực vào việc thành lập
ra bộ máy nhà nước, sự đảm bảo này thể hiện trước hết ở chổ phải có đủ cơ sở pháp lý và các biện pháp tổ chức phù hợp để nhân dân thể hiện ý chí của mình, phát huy quyền làm
Trang 8chủ trong việc bầu ra các cơ quan đại diện của mình và thông qua hệ thống cơ quan đại diện để lập ra hệ thống cơ quan khác
Thứ hai: Bảo đảm cho nhân dân tham gia quản lý công việc của nhà nước, quyết
định công việc quan trọng của nhà nước
Vd: Bảo đảm quyền thảo luận và đóng góp ý kiến, dự thảo, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội ở cấp cơ sở.
Thứ ba: Bảo đảm quyền kiểm tra, giám sát của nhân dân
Vd:Việc tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân.
Thứ tư,Thực hiện cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
Vd:Chính quyền cấp cơ sở phải bảo đảm quyền được thong tin của nhân dân theo các nội dung được pháp Luật quy định trong quy chế dân chủ ở cở sở
NT2: Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong tổ chức và hoạt động của
Bộ Máy nhà nước.
Thứ nhất, Bảo đảm để BMNN tổ chức và hoạt động đúng đường lối của đảng.
Vd:Đảng ban hành NQ về việc tổ chức bầu cử, thành lập các cơ quan nhà nước về
cơ cấu tổ chức BMNN.
Thứ hai,Hoạt động của BMNN phải đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của đảng.
Thứ ba, Các đảng viên trong cơ quan nhà nước phải thể hiện vai trò lãnh đạo của
đảng trong mỗi cơ quan nhà nước
Vd: Các đảng viên trong cơ quan nhà nước phải đi đầu, gương mẫu trong việc thực hiện công vụ.
NT3:Nguyên tắc tập trung dân chủ:
Thứ nhất, Bảo đảm sự kết hợp dưới sự chỉ đạo điều hành tập trung, thong nhất của
trung ương với sự tự chủ, sáng tạo của địa phương
Vd: Khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội ở cấp cơ sở, chính quyền phải dựa trên kế hoạch định hướng của cấp trên và phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương mình.
Thứ hai, Bảo đảm quyền của trung ương quy định những vấn đề cơ bản, quan trọng
của cả nước
Vd: Quốc Hội quyết định dự toán ngân sách của trung ương; HĐND quyết định dự toán ngân sách của cấp mình.
Thứ ba, Bảo đảm quyền của địa phương quy định và chịu trách nhiệm về những vấn
đề cụ thể của địa phương
Vd:Ở cấp tỉnh xây dựng khung giá đất phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương Thứ tư, Bảo đảm quyền tự chủ của đơn vị cấp dưới.
Vd:Các đơn vị kinh tế trực thuộc của mỗi bộ được quyền tự chủ trong kinh doanh NT4: Nguyên tắc bình đẳng đoàn kết dân tộc:
Thứ nhất, Bảo đảm quyền bình đẳng của các dân tộc trong việc tham gia thành lập
BMNN, tham gia công việc của nhà nước, giám sát cơ quan nhà nước
Trang 9Thứ hai, Bảo đảm quyền dung tiếng nói, chữ viết của các dân tộc trong quan hệ với
cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước
Vd: Đồng bào các dân tộc thiểu số có quyền dung tiếng nói mẹ đẽ của mình Các cơ quan nhà nước và cán bộ công chức không có quyền yêu cầu công dân phải sử dụng tiếng nói phổ thông.
Thứ ba, Thực hiện chính sách ưu tiên đối với nhân dân các dân tộc thiểu số.
Vd: Chính sách ưu tiên trong đào tạo, trong tuyển dụng.
NT5: Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa:
Nguyên tắc pháp chế trong tổ chức và hoạt động của BMNN được hiểu là toàn bộ quá trình tổ chức và hoạt động của BMNN phải theo đúng quy định của PL
Thứ nhất, Bảo đảm để BMNN tổ chức và hoạt động đúng pháp luật.
Thứ hai,Bảo đảm sự tuân thủ pháp luật trong hoạt động công vụ của công chức Thứ ba,Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, của cán
bộ, công chức
Thứ tư,Mọi vi phạm pháp luật phải được xữ lý nghiêm minh
Câu 6 Bằng lý luận và thực tiễn, hãy làm rỏ bản chất và thuộc tính cơ bản của pháp luật?
Trả lời
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận thể hiện ý trí của giai cấp thống trị và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưởng chế của nhà nước, là yếu tố đảm bảo trật tự và ổn định của xã hội
1) Bản chất của pháp luật
Cùng với nhà nước, pháp luật là sản phẩm của đấu tranh giai cấp, chỉ ra đời, tồn tại
và phát triển trong xã hội có giai cấp, do đó, bản chất của pháp luật củng mang tính giai cấp và tính xã hội
Bản chất của PL thể hiện ở tính giai cấp, tinh xa hội và các mối quan hệ của pháp luật
Tính giai cấp của pháp luật: Pháp Luật do nhà nước ban hành, mà nhà nước luôn thuộc về giai cấp nhất định, nên pháp luật mang tinh giai cấp
Pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp thống trị; Pháp luật phục vụ trước hết cho lợi ích của giai cấp thống trị; Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội Đó là, duy trì trật tự xã hội phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị
Tính xã hội của pháp luật: Duy trì xã hội trong vòng trật tự để bảo đảm sự phát triển; Trong chừng mực nhất định, pháp luật củng bảo vệ lợi ích của giai cấp khác;
Bản chất của pháp luật còn được thể hiện ở mối quan hệ giữa pháp luật với các hiện tượng xã hội khác cụ thể:
- Pháp luật với kinh tế: Kinh tế giữ vai trò quyết định đối với pháp luật, sự thay đổi các quan hệ kinh tế, có thể dẩn đến thay đổi của hệ thống pháp luật
Pháp luật có khả năng thúc đẫy hoặc kìm hãm sự phát triển của kinh tế
Trang 10-Pháp Luật với chính trị: Pháp Luật phản ánh đường lối chính trị của giai cấp tộc quyền;
Đường lối chính trị của đảng cầm quyền là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Trong mối quan hệ với chính trị, pháp luật là một trong những hình thức biểu hiện
cụ thể của chính trị Đường lối của giai cấp thống trị luôn giữ vai trò chủ đạo đối với pháp luật; đường lối chính trị thể hiện trước hết ở các chính sách kinh tế Chính sách đó được cụ thể hoá trong pháp luật thành những quy định chung, thống nhất trong toàn xã hội Mặt khác chính trị cong thể hiện mối quan hệ giữa các giai cấp và các lực lượng khác nhau trong xã hội trên tất cả các lĩnh vực Vì vậy, pháp luật không chỉ phản ánh các chính sách kinh tế mà còn thể hiện các quan hệ giai cấp và mức độ của cuộc đấu tranh giai cấp
-Pháp luật với đạo đức:
- Đạo đức là nền tảng xã hội cho việc hình thành hệ thống pháp luật;
Đạo đức là những quan điểm, quan niệm của con người về cái thiện, cái ác, sự công bằng…Những quan điểm, quan niệm này rất khác nhau, do những điều kiện của đời sống vật chất xã hội quyết định Từ những quan điểm, quan niệm đó, một hệ thống quy tắc ứng
xử của con người được hình thành Đạo đức một khi trở thành nìêm tin nội tâm thì chúng
sẽ là cơ sở cho hành vi của con người Nhưng các quy phạm đạo đức tồn tại trong xã hội cũng rất khác nhau, chúng luôn có sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau Giai cấp thống trị xã hội thể hiện quan điểm, quan niệm của mình thành pháp luật Do vậy pháp luật luôn phản ánh đạo đức của giai cấp cầm quyền
Pháp luật bảo vệ quan điểm đạo đức tiến bộ, bão vệ những lối sống, chừng mực đạo đức xã hội;
-Pháp luật với nhà nước:
Pháp luật do nhà nước ban hành, nghĩa là: Nếu không có nhà nước thì củng không
có pháp luật; pháp luật chỉ tồn tại và có hiệu lực khi dựa trên cơ sở sức mạnh của quyền lực nhà nước
Pháp luật là công cụ thực thi quyền lực nhà nước; Pháp luật có khả năng triển khai đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền trên quy mô toàn xã hội một cách nhanh nhất, tức là nhà nước không thể phát huy quyền lực của mình nếu thiếu pháp luật
Quyền lực nhà nước được xác lập trên cơ sở pháp luật, được tổ chức thực hiện thông qua pháp luật và bị hạn chế bỡi chính pháp luật
2) Các thuộc tính của pháp luật,
PL có các thuộc tính sau đây:
-Tính quy phạm phổ biến:
Pháp luật là thước đo hành vi của con người, nghĩa là: Dựa vào pháp luật để dánh giá một hành vi là hợp pháp hay không hợp pháp, là vi phạm hình sự hay vi phạm hành chính;
vd: Hành vi gây thương tích với thiệt hại về sức khỏe từ 11% trở lên bị coi là tội phạm, dưới 11% bị coi là vi phạm hành chính.
Dựa vào pháp luật dể đánh giá một hành vi phạm tội thuộc loại tội nào, trộm cắp hay cướp