Lê Minh Sơn Chuyªn ®Ò tr¾c nghiÖm Trường THPT Chuyên TB Phần 1: DAO ĐỘNG CƠ HỌC – SÓNG CƠ HỌC 1. Dao động tuần hoàn là dao động: a. có li độ dao động là hàm số hình sin : x = Asin (ωt + ϕ) b. có trạng thái chuyển động lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau. c. có giới hạn trong không gian, đi qua đi lại hai bên vị trí cân bằng. d. cả 3 tính chất a, b, c 2. Dao động điều hòa được định nghĩa là dao động : a. có chu kì không đổi. b. được mô tả bằng định luật hình sin(hoặc cosin)trong đó A, ω, ϕ là những hằng số. c. có gia tốc tỉ lệ và trái dấu với li độ d. cả 3 câu a, b, c đều đúng. 3. Chu kì dao động là: a. Thời gian để trạng thái dao động lặp lại như cũ. b.Thời gian ngắn nhất để trạng thái dao động lặp lại như cũ. c. Thời gian để vật thực hiện vật được một dao động. d. Câu b và c đều đúng. 4. Tần số của dao động tuần hoàn là: a. Số chu kì thực hiện được trong một giây. b. Số lần trạng thái dao động lặp lại như cũ trong 1 đơn vị thời gian. c. Số dao động thực hiện được trong thời gian 1 giây d. Cả 3 câu a, b, c đều đúng. 5. Dao động tự do là dao động có: a. Chu kì phụ thuộc các đặc tính của hệ b. Chu kì không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài c. Chu kì không phụ thuộc vào các đặc tính của hệ mà phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. d. Chu kì phụ thuộc vào các đặc tính của hệ mà không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. 6. Gia tốc trong dao động điều hòa xác định bởi: a. a = ω 2 x b. a = - ωx 2 c. a = - ω 2 x d. a = ω 2 x 2 7. Dao động điều hòa: a. có phương trình dao động tuân theo định luật hàm sin theo t b. có gia tốc tỉ lệ với li độ c. có lực tác dụng lên vật dao động luôn luôn hướng về vị trí cân bằng d. có tất cả các tính chất trên 8. Dao động tắt dần là dao động: a. có biên độ giảm dần theo thời gian c. không có tính điều hòa b. có thể có lợi hoặc có hại d. có tất cả các yếu tố trên 9. Chọn phát biểu đúng: a. Trong dao động cưỡng bức thì tần số dao động bằng tần số dao động riêng. b. Trong đời sống và kĩ thuật, dao động tắt dần luôn luôn có hại c. Trong đời sống và kĩ thuật, dao động cộng hưởng luôn luôn có lợi d. Trong dao động cưỡng bức thì tần số dao động là tần số của ngoại lực và biên độ dao động phụ thuộc vào sự quan hệ giữa tần số của ngoại lực và tần số riêng của con lắc. 10. Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo treo thẳng đứng, tổng hợp lực tác dụng vào vật: a. Hưóng về phía vị trí cân bằng b. hướng về phía vị trí biên. c. Có chiều không đổi d. Có độ lớn không đổi 11. Dao động của con lắc lò xo khi không có ma sát là: a. Dao động điều hòa b. Dao động tuần hoàn. c. Dao động tự do d. Ba câu a, b, c đều đúng 12.Một vật dao động điều hòa với li độ x = Asin (ωt + ϕ) và vận tốc dao động v = ωAcos (ωt + ϕ) a. Vận tốc v dao động cùng pha với li độ b. Vận tốc dao động sớm pha π/2 so với li dộ c. Li độ sớm pha π /2 so với vận tốc d. Vận tốc sớm pha hơn li độ góc π 13. Sự cộng hưởng xảy ra trong dao động cưỡng bức khi: a. Hệ dao động với tần số dao động lớn nhất b. Ngoại lực tác dụng lên vật biến thiên tuần hoàn. c . Dao động không có ma sát d. Tần số dao động cưỡng bức bằng tần số dao động riêng. 14. Một con lắc lò xo dao động theo phương ngang quanh vị trí cân bằng O trên quĩ đạo BB’=2A(A là biên độ dao động).Nhận định nào dưới đây là SAI: a. Ở O thì thế năng triệt tiêu và động năng cực đại b. B và B’ thì gia tốc cực đại, lực đàn hồi cực đại c. Cơ năng của vật dao động bằng thế năng ở B hoặc ở B’ d. Cơ năng của vật bằng không ở vị trí cân bằng . 15. Một dao động điều hòa trên quĩ đạo thẳng dài 10cm. Chọn gốc thời gian là lúc vật qua vị trí x = 2,5cm và đi theo chiều dương thì pha ban đầu của dao động là: Lê Minh Sơn Chuyªn ®Ò tr¾c nghiÖm Trường THPT Chuyên TB a. rad b. rad c. rad d. rad 16.Một vật dao động điều hòa với phương trình: x = 6sin (πt +π/2)(cm). Li độ và vận tốc của vật ở thời điểm t = 1/3 s là: a. x = 6cm; v = 0 b. x = 3cm; v = 3π cm/s c. x = 3cm; v = 3π cm/s d. x = 3cm; v = -3π cm/s 17. Một lò xo có độ cứng k. Khi treo vật có khối lượng m 1 vào lò xo thì chu kì là T 1 = 3s. Nếu treo vật có khối lượng m 2 thì chu kì là T 2 = 4s. Nếu treo cùng lúc hai vật vào lò xo thì chu kì dao động là: a. 7s b. 1s c. 5s d. 3, 5s 18. Một vật có khối lượng m gắn vào lò xo có độ cứng k treo thẳng đứng thì chu kì dao động là T và độ dãn lò xo là ∆ . Nếu tăng khối lượng của vật lên gấp đôi và giảm độ cứng lò xo bớt một nửa thì: a. Chu kì tăng , độ dãn lò xo tăng lên gấp đôi b. Chu kì tăng lên gấp 4 lần, độ dãn lò xo tăng lên 2 lần c. Chu kì tăng lên gấp 2 lần, độ dãn lò xo tăng lên 4 lần d. Chu kì không đổi, độ dãn lò xo tăng lên 2 lần 19. Một vật có khối lượng m treo vào lò xo độ cứng k thì lò xo dãn ra một đoạn . ∆ Cho vật dao động theo phương thẳng đứng ở nơi có gia tốc trọng trường g thì chu kì dao động của vật là: a. T = 2π ∆ g b. T = π g ∆ c. T = 2 g ∆ d. T = 2π g ∆ 20. Một con lắc lò xo gồm vật khối lượng m = 200g treo vào lò xo k = 40N/m. Vật dao động theo phương thẳng đứng trên quĩ đạo dài 10cm, chọn chiều dương hướng xuống. Cho biết chiều dài ban đầu của lò xo là 40cm. Khi vật dao động thì chiều dài lò xo biến thiên trong khoảng nào? Lấy g = 10m/s 2 a. 40cm – 50cm b. 45cm – 50cm c. 45cm – 55cm d. 39cm – 49cm 21. Cùng đề với câu 20, lực đàn hồi nhỏ nhất của lò xo là: a. F min = 0 ở nơi x = + 5cm b. F min = 4N ở nơi x = + 5cm c. F min = 0 ở nơi x = - 5cm d. F min = 4N ở nơi x = - 5cm 22. Một vật dao động với phương trình x = 2sin(10t + π/4)(cm).Vận tốc của vật khi qua vị trí cân bằng là: a. 20cm/s b. 2m/s c. 0, 2m/s d . Câu a hay c 23. Một vật dao động điều hòa với biên độ A = 5cm. Khi thế năng bằng động năng thì vật có li độ: a. x = 5cm b. x = 5cm c. x = - 5cm d. x = cm5 ± 24. Khi tần số tăng lên 3 lần và biên độ giảm đi 2 lần thì năng lượng của vật dao động sẽ: a. giảm 2, 25 lần b. tăng 2, 25 lần c. tăng 4 lần d. tăng 3 lần 25. Một vật khối lượng m treo vào lò xo có độ cứng k = 0, 25N/cm thực hiện được 5 dao động trong 4 s (π 2 = 10). Khối lượng của vật là: a. m = 2kg b. m = 4/π kg c. m = 0, 004kg d. m = 400g 26. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm vật m = 100g, lò xo có độ cứng k = 100N/m. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng x = + 2cm và truyền vận tốc v = + 62, 8cm/s theo phương lò xo. Chọn t = 0 lúc vật bắt đầu chuyển động thì phương trình dao động của con lắc là (cho π 2 = 10; g = 10m/s 2 ) a. x = 4sin (10πt + π/3) cm b. x = 4sin (10πt + π/6) cm c. x = 4sin (10πt + ) cm d. x = 4sin (10πt - ) cm 27. Cùng đề với câu 26, lực đàn hồi cực đại và cực tiểu của lò xo có giá trị: a. F max = 5N; F min = 4N b. F max = 5N; F min = 0 c. F max = 500N; F min = 400N d. F max = 500N; F min = 0 28. Một con lắc lò xo dao động với phương trình: x = 4sin (2πt + π/3) cm. Vận tốc trung bình của vật trong 1 chu kì là: a. 4cm/s b. 8cm/s c. 10cm/s d. 16cm/s 29. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm vật m = 150g, lò xo có k = 10N/m. Lực căng cực tiểu tác dụng lên vật là 0,5N. Cho g = 10m/s 2 thì biên độ dao động của vật là: a. 5cm b. 20cm c. 15cm d. 10cm 30. Một lò xo bị dãn 1cm khi chịu tác dụng một lực là 10N. Nếu kéo dãn lò xo khỏi vị trí cân bằng 1 đoạn 2cm thì thế năng của lò xo này là: a. 0, 1J b. 1J c. 0, 2J d. 0, 4J 31. Cơ năng của con lắc lò xo là E = ½ mω 2 A 2 . Nếu khối lượng m của vật tăng lên gấp đôi và biên độ dao động không đổi thì: a. Cơ năng con lắc không thay đổi. c. Cơ năng con lắc tăng lên gấp đôi b. Cơ năng con lắc giảm 2 lần. d. Cơ năng con lắc tăng gấp 4 lần. 32. Nghiên cứu phát biểu và giải thích dưới đây:“Một vật càng nhẹ treo vào một lò xo càng cứng thì vật dao động càng nhanh vì chu kì dao động tỉ lệ thuận với khối lượng của vật và tỉ lệ nghịch với độ cứng k của lò xo”. Lê Minh Sơn Chuyªn ®Ò tr¾c nghiÖm Trường THPT Chuyên TB a. Phát biểu đúng, giải thích đúng. c. Phát biểu đúng, giải thích sai. b. Phát biểu sai, giải thích đúng. d. Phát biểu sai, giải thích sai. 33. Nếu độ cứng lò xo tăng 4 lần và biên độ dao động giảm 2 lần thì cơ năng của con lắc lò xo sẽ: a. Giảm 2 lần. b. Tăng 2 lần c. Không đổi. d. Tăng 4 lần 34. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng có độ cứng k = 10N/m, vật m = 50g. Cho vật dao động với biên độ 3 cm thì lực căng lò xo cực tiểu và cực đại là: a. F min = 0, F max = 0, 8 (N) b. F min = 0, F max = 0, 2 (N) c. F min = 0, 2N, F max = 0, 8 (N) d. F min = 20N, F max = 80 (N) 35. Với con lắc lò xo, nếu độ cứng lò xo giảm một nửa và khối lượng hòn bi tăng gấp đôi thì tần số dao động của hòn bi sẽ: a. Tăng 4 lần. b. Giảm 2 lần. c. Tăng 2 lần d. Không đổi. 36.Một vật dao động điều hòa với biên độ 5 cm, khi vật có li độ x = - 3cm thì có vận tốc 4π cm/s.Tần số dao động là: a. 5Hz b. 2Hz c. 0,2 Hz d. 0,5Hz 37. Độ lệch pha của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ là: a. Hiệu số hai li độ b. Tổng số hai pha ban đầu. c. Hiệu số hai pha ban đầu. d. Các câu trên đều sai. 38. Cho một con lắc đơn dao động với biên độ góc α 0 nhỏ. Chọn câu trả lời đúng: a. Chu kỳ tỷ lệ thuận với căn bậc hai chiều dài dây treo l. b. Chu kỳ phụ thuộc vào khối lượng m của vật treo. c. Chu kỳ tỷ lệ nghịch với căn bậc hai của gia tốc trọng trường g. d. Câu a và c đúng. 39. Cho con lắc đơn chiều dài l dao động nhỏ với chu kỳ T. Nếu tăng chiều dài con lắc gấp 4 lần và tăng khối lượng vật treo gấp 2 lần thì chu kỳ con lắc tăng gấp : a. 8 lần. b. 4 lần. c. 2 lần. d. 2 lần. 40. Một con lắc đơn dao động với biên độ góc α 0 nhỏ. Vận tốc dài của con lắc khi qua vị trí cân bằng là: a. v = ωs 0 . b. v = α 0 lω. c. v = α 0 lg . d. a, b, c đều đúng. 41. Một con lắc đơn chiều dài l = 100cm, dao động ở nơi có g ≈ π 2 m/s 2 = 10 m/s 2 , dao động với biên độ góc α 0 = 6 0 . Vận tốc dài con lắc khi qua vị trí cân bằng là: a. 1/3 (m/s) b. 10/3 (m/s) c. 1/6 (m/s) d. 2/3 (m/s) 42. Một con lắc đơn dao động nhỏ với chu kỳ T. Nếu chu kỳ của con lắc đơn giảm 1% so với giá trị lúc đầu thì chiều dài con lắc đơn sẽ: a. Tăng 1% so với chiều dài ban đầu. b. Giảm 1% so với chiều dài ban đầu. c. Giảm 2% so với chiều dài ban đầu. d. Tăng 2% so với chiều dài ban đầu. 43. Ở cùng một nơi, con lắc đơn một có chiều dài l 1 dao động với chu kỳ T 1 = 2, 828 (s) thì con lắc đơn hai có chiều dài l 2 = l 1 /2 dao động với chu kỳ là: a. 5, 656 (s) b. 4 (s) c. 2 (s) d. 1, 41 (s) 44. Con lắc đơn thứ nhất có chiều dài l 1 dao động với chu kỳ T 1 , con lắc đơn thứ hai có chiều dài l 2 dao động với chu kỳ T 2 . Con lắc có chiều dài (l 1 + l 2 ) dao động với chu kỳ là: a. T = T 1 + T 2 b. T = 2 2 1 2 T T+ /2 c. T = d. T = 2 21 TT + . 45. Hiệu số chiều dài hai con lắc đơn là 22 cm. Ở cùng một nơi và trong cùng một thời gian thì con lắc (1) làm được 30 dao động và con lắc (2) làm được 36 dao động. Chiều dài mỗi con lắc là: a. l 1 = 72cm, l 2 = 50cm b. l 1 = 50cm, l 2 = 72cm c. l 1 = 42cm, l 2 = 20cm d. l 1 = 41cm, l 2 = 22cm 46. Một con lắc đơn có chiều dài thì trong 2 phút làm được 100 dao động. Nếu tăng chiều dài con lắc thêm 74,7 cm thì trong 2 phút con lắc làm được 60 dao động. Con lắc có chiều dài là : a. 37, 35 cm b. 24, 9 cm c. 18, 675 cm d. 14, 94 cm 47. Một con lắc lò xo có độ cứng là k treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới gắn vật. Gọi độ giãn của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là∆l. Cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ là A (A >∆l). Lực đàn hồi của lò xo có độ lớn nhỏ nhất trong quá trình dao động là Lê Minh Sơn Chuyªn ®Ò tr¾c nghiÖm Trường THPT Chuyên TB a. F = kA. b. F = 0. * c. F = k∆l. d. F = k(A -∆l). 48. Trong dao động của con lắc lò xo, nhận xét nào sau đây là sai? a. Biên độ dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực tuần hoàn. * b. Tần số dao động riêng chỉ phụ thuộc vào đặc tính của hệ dao động. c. Tần số dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực tuần hoàn. d. Lực cản của môi trường là nguyên nhân làm cho dao động tắt dần. 49. Một con lắc lò xo dao động điều hòa: a. biên độ dao động không ảnh hưởng tới tần số. * b. biên độ dao động nhỏ thì tần số nhỏ. c. biên độ dao động lớn thì chu kì lớn d. biên độ dao động chỉ ảnh hưởng tới chu kì. 50. Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương có các phương trình dao động là x 1 = 5sin(10πt)(cm) và x 2 = 5sin(10πt + π/3 )(cm). Phương trình dao động tổng hợp của vật là: a. x = 5sin(10πt + )(cm). b. x = 5sin(10πt + )(cm). c. x = 5sin(10πt + )(cm). d. x = 5sin(10πt + )(cm). * 51. Một con lắc lò xo gồm một lò xo có độ cứng k = 100N/m và vật có khối lượng m = 250g, dao động điều hoà với biên độ A = 6cm. Chọn gốc thời gian t = 0 lúc vật qua vị trí cân bằng. Quãng đường vật đi được trong π/10 (s) đầu tiên là: a. 9cm. b. 24cm. * c. 6cm. d. 12cm. 52. Một sóng cơ học truyền dọc theo trục Ox có phương trình u = 28cos(20x - 2000t) (cm), trong đó x là toạ độ được tính bằng mét (m), t là thời gian được tính bằng giây (s). Vận tốc của sóng là: a. 334 m/s. b. 100m/s. * c. 314m/s. d. 331m/s. 53. Một dây đàn hồi có chiều dài L, hai đầu cố định. Sóng dừng trên dây có bước sóng dài nhất là a. L/2. b. L/4. c. L. d. 2L. * 54. Một con lắc lò xo dao động điều hòa với biên độ 4cm. Li độ của con lắc tại nơi có động năng gấp 3 lần thế năng là: a. x = ± 2cm. * xxx b b. x = ± 3cm c. x = ± 1,5cm. d. x = ± 2,5cm. 55. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng được kích thích cho dao động điều hòa. Thời gian quả cầu đi từ vị trí cao nhất đến vị trí thấp nhất là 1,5s và tỉ số giữa độ lớn của lực đàn hồi lò xo và trọng lượng quả cầu gắn ở đầu con lắc khi nó ở vị trí thấp nhất là . Biên độ dao động của con lắc là: a. 5cm. b. 4cm. c. 3cm. * d. 2cm. -------------------------------Hết phần cơ dao động--------------------------- Phần 1: DAO ĐỘNG CƠ HỌC – SÓNG CƠ HỌC (tiếp ) - lần 2 56. Sóng truyền từ A đến M với bước sóng λ = 30cm. Biết M cách A một khoảng 15cm. Sóng tại M có tính chất nào sau đây so với sóng tại A: a. Cùng pha với sóng tại A. b. Ngược pha với sóng tại A. * c. Trễ pha 3π/2 so với sóng tại A. d. Lệch pha π/2 so với sóng tại A. 57 . Hai nguồn sóng kết hợp A, B cách nhau 10cm, có chu kỳ sóng là 0,2s. Vận tốc truyền sóng trong môi trường là 25cm/s. Số dãy cực đại có trong khoảng AB là: a. 5 dãy. * b. 7 dãy. c. 3 dãy. d. 6 dãy. Lê Minh Sơn Chuyªn ®Ò tr¾c nghiÖm Trường THPT Chuyên TB 58. Trong các nhạc cụ , hộp đàn , thân kèn , sáo có tác dụng a. Vừa khuếch đại âm , vừa tạo ra âm sắc riêng của âm do nhạc cụ đó phát ra . b . Làm tăng độ cao và độ to của âm c. Giữ cho âm phát ra có tần số ổn định d. Lọc bớt tạp âm và tiếng ồn 59. Một sóng lan truyền với vận tốc 200m/s có bước sóng 4m . Tần số và chu kỳ của sóng là: a. f=50Hz ; T= 0.02s b. f = 0,05Hz ; T = 200s c. f = 800Hz ; T = 0,125s d. f = 5Hz ; T = 0,2s 60. Phương trình dao động của một nguồn phát sóng có dạng u = u 0 sin(20πt) . Trong khoảng thời gian 0,225s , sóng truyền được quãng đường là: a. 0,225 lần bước sóng b. 4,5 lần bước sóng c. 2,25 lần bước sóng d. 0,0225 lần bước sóng 61. Trong thời gian 12s một người quan sát thấy có 6 ngọn sóng đi qua trước mặt mình . Vận tốc truyền sóng là 2m/s . Bước sóng có giá trị là : a. 4,8m b. 4m c. 6m d. 0,48m 62. Một người bước đều tay xách 1 xô nước mà chu kỳ dao động riêng của nước là 0,9(s).Mỗi bước đi của người đó dài 60cm. Nước trong xô sẽ bắn tung tóe rất mạnh ra ngoài khi người đó đi với vận tốc: a. 2, 4 km/h b. 1, 5 m/s c. 2 m/s d. Giá trị khác. 63. Bước sóng λ là: a. Quãng đường sóng truyền được trong một chu kỳ dao động của sóng. b. Khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng gần nhau nhất và dao động cùng pha với nhau c. Là quãng đường sóng truyền được trong 1 đơn vị thời gian. d. Câu a và b đúng. 64. Chọn phát biểu đúng: a. Tần số sóng thay đổi khi sóng truyền từ môi trường này sang môi trường khác b. Tần số sóng được xác định bởi nguồn phát sóng c. Tần số sóng là tích số của bước sóng và chu kì dao động của sóng d. Tần số sóng trong mọi môi trường đều không phụ thuộc vào chu kì dao động của sóng 65. Phát biểu: “Quá trình truyền sóng là một quá trình…….“.Chọn câu thích hợp dưới đây để điền vào chỗ trống: a. Truyền dao động. b. Truyền năng lượng. c. Có thể a hoặc b d. Truyền phần tử vật chất từ nơi này đến nơi khác. 66. Xét sóng truyền theo một sợi dây căng thẳng dài . Phương trình dao động tại nguồn O có dạng u = a sin4πt (cm) . Vận tốc truyền sóng 0,5m/s . Gọi M ,N là hai điểm gần O nhất lần lượt dao đông cùng pha và ngược pha với O . Khoảng cách từ O đến M là : a. 25cm và 12,5cm b. 25cm và 50cm c. 50cm và 75cm d. 50cm và 12,5cm ** Người ta gây một dao động ở đầu O của một sợi dây cao su căng thẳng theo phương vuông góc với phương của sợi dây , biên độ 2cm , chu kỳ 1,2s . Sau 3s dao động truyền được 15cm dọc theo dây . ( Dùng dữ kiện trên trả lời câu 67, 68) 67. Bước sóng của sóng tạo thành truyền trên dây là bao nhiêu ? a. 9cm b. 4,2cm c. 6cm d. 3,75cm 68. Nếu chọn gốc thời gian là lúc đầu O bắt đầu dao động theo chiều dương từ vị trí cân bằng , phương trình sóng tại một điểm M cách O một khoảng 2,5cm là : a. 2sin (5πt /3 - π/6) cm ( t > 0,5s) b. 2sin(5πt /3 - 5π/6) cm ( t > 0,5s) c. 2sin(10πt/3 + 5π/6) cm ( t > 0,5s) d. . 2sin(5πt/3 - 2π/3) cm ( t > 0,5s) 69. Khi có sóng dừng trên một dây AB thì thấy trên dây có 7 nút (A và B đều là nút ) . Tần số sóng là 42Hz . Với dây AB và vận tốc truyền sóng như trên , muốn trên dây có 5 nút (A và B đều là nút ) thì tần số sóng phải là : a. 30Hz b. 28Hz c. 58,8Hz d. 63Hz 70 . Dây dàn chiều dài 80 cm phát ra âm có tần số 12Hz . Quan sát dây đàn ta thấy có 3 nút và 2 bụng . Vận tốc truyền sóng trên dây đàn là : a. v = 1,6m/s b. v= 7,68m/s c. v = 5,48m/s d. v= 9,6m/s 80.Một mũi nhọn S được gắn vào đầu A của 1 lá théo nằm ngang và chạm vào mặt nước. Khi lá thép dao động với tần số f = 120Hz, S tạo ra trên mặt nước 1 sóng có biên độ 0,6cm. Biết khoảng cách giữa 9 gợn lồi liên tiếp là 4cm. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là : a. v = 120cm/s b. v = 100cm/s c. v = 60cm/s d. v = 30cm/s 81.Người ta khảo sát hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước tạo thành do hai nguồn A và B giống nhau dao động với tần số 15 Hz. Người ta thấy sóng có biên độ cực đại thứ nhất kể từ đường trung trực của AB tại những điểm M có hiệu khoảng cách đến A và B bằng 2cm. Tính vận tốc truyền sóng trên mặt nước. b. 45cm/s b. 30cm/s c. 26cm/s d. 15cm/s e. 13cm/s 82.Trong một thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, hai nguồn giống nhau S 1 và S 2 dao động với tần số f= 15Hz. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 30m/s. Tại vị trí nào sau đây dao động sẽ có biên độ cực đại (d 1 và d 2 lần lượt là khoảng cách từ điểm đang xét đến S 1 và S 2 ): a M(d 1 = 25cm và d 2 =20cm) b. N(d 1 = 24cm và d 2 =21cm) c. O(d 1 = 25cm và d 2 =21cm) d. P(d 1 = 26cm và d 2 =27cm) e. Q(d 1 = 25cm và d 2 =32cm) 83.Một dây AB dài 1,80m căng thẳng nằm ngang, đầu B cố định, đầu A gắn vào một bản rung tần số 100Hz. Khi bản rung hoạt động, người ta thấy trên dây có sóng dừng gồm 6 bó sóng, với A xem như một nút. Tính bước sóng và vận tốc truyền sóng trên dây AB. Lê Minh Sơn Chuyªn ®Ò tr¾c nghiÖm Trường THPT Chuyên TB a. λ= 0,30m; v = 30m/s b. λ = 0,30m; v = 60m/s c. λ= 0,60m; v = 60m/s d. λ = 0,60m; v = 120m/s e. λ = 1,20m; v = 120m/s 84.Người ta làm thí nghiệm về sóng dừng âm trong một cái ống dài 0,825m chứa đầy không khí ở áp suất thường. Trong 3 trường hợp: (1) ống bịt kín một đầu; (2) ống bịt kín hai đầu; và ống để hở hai đầu; Trường hợp nào sóng dừng âm có tần số thấp nhất; tần số ấy bằng bao nhiêu? Cho biết vận tốc truyền âm trong không khí là 330m/s. A. Trường hợp (1), f = 75Hz. B. Trường hợp (2), f = 100Hz. C. Trường hợp (3), f = 125Hz. D. Trường hợp (1), f = 100Hz. C. Trường hợp (2), f = 75Hz. 85. Phương trình của một sóng truyền trên một sợi dây là: u = u 0 cos(kx - ωt). Vào thời điểm t, gia tốc theo thời gian tại một điểm của dây sẽ là: A. a = -ω 2 u 0 cos(kx -ωt) B. a = ω 2 u 0 cos(kx - ωt) C. a = - ω 2 u 0 sin(kx - ωt) D. a = ω 2 u 0 sin(kx - ωt) E. a = - ω 2 u 0 [cos(kx - ωt) + sin(kx -ωt)] 86. Khi biên độ của sóng tăng gấp đôi, năng lượng do sóng truyền tăng bao nhiêu lần. A. Giảm 1/4 B. Giảm 1/2 C. Không thay đổi D. Tăng 2 lần C. Tăng 4 lần 87. Dùng nguyên lý chồng chất để tìm biên độ tổng hợp của hai sóng: u 1 = u 0 sin(kx - ωt) và u 2 = u 0 sin(kx - ωt +ϕ ) A. A = 2u 0 B. A = u 0 /2 C. A = u 0 /ϕ D. A = 2u 0 cos(ϕ/2) E. A = u 0 cos(ϕ) 88. Hiệu pha của 2 sóng kết hợp có cùng biên độ phải bằng bao nhiêu để khi giao thoa sóng hoàn toàn triệt tiêu. A. 0 B. π/4 C. π/2 D. π E. 2π 89. Hai người đứng cách nhau 4m và quay một sợi dây nằm giữa họ. Hỏi bước sóng lớn nhất của sóng dừng mà hai người có thể tạo nên là bao nhiêu? A. 16m B. 8m C. 4m D. 2m E. 1m 90. Người ta ném một hòn đá xuống một cái ao, tạo thành sóng hai chiều trên mặt nước có dạng hình tròn. Nếu tổng năng lượng mỗi giây của sóng này là 1W, tính cường độ của sóng tại một nơi cách chỗ hòn đá rơi 2m. A. 0,08 W/m B. 1 W/m C. 10 W/m D. 0,02W/m 2 E. 33,50W/m 2 91.Tìm vận tốc sóng âm biểu thị bởi phương trình: u = 28cos(20x - 2000t) A. 334m/s B. 331m/s C. 314m/s D. 100m/s E. 50m/s 92.Một dây đàn có chiều dài L được giữ cố định ở hai đầu. Hỏi âm do dây phát ra có bước sóng dài bằng bao nhiêu? A. L/4 B. L/2 C. L D. 2L E. 4L 93. Hai bước sóng cộng hưởng lớn nhất của một ống có chiều dài L, một đầu hở, và đầu kia kín là bao nhiêu? A. 4L, 4L/3 B. 2L, L C. L, L/2 D. 4L, 2L E. L/2, L/4 94. Hai bước sóng cộng hưởng lớn nhất của một ống chiều dài L, hai đầu hở là bao nhiêu? A. 4L, 4L/3 B. 2L, L C. L, L/2 D. 4L, 2L E. L/2, L/4 95. Cho 2 nguồn phát sóng âm cùng biên độ, cùng pha và cùng tần số f = 440Hz, đặt cách nhau 1m. Hỏi một người phải đứng ở đâu để không nghe thấy âm (biên độ sóng giao thoa hoàn toàn triệt tiêu). Cho vận tốc của âm trong không khí bằng 352m/s. A. 0,3m kể từ nguồn bên trái. B. 0,3m kể từ nguồn bên phải. C. 0,3m kể từ một trong hai nguồn D. Ngay chính giữa, cách mỗi nguồn 0,5m E. Không có điểm nào giữa hai nguồn tại đó biên độ sóng giao thoa hoàn toàn triệt tiêu. 96. Hai nguồn sóng kết hợp A và B dao động ngược pha với tần số f = 40Hz, vận tốc truyền sóng v = 60cm/s. Khoảng cách giữa hai nguồn sóng là 7cm. Số điểm dao động với biên độ cực đại giữa A và B là: A. 7. B. 8. C. 10. D. 9. 97. Hai loa âm thanh nhỏ giống nhau tạo thành 2 nguồn kết hợp đặt tại S 1 và S 2 cách nhau 5m. Chúng phát ra âm có tần số f = 440Hz. Vận tốc truyền âm v = 330m/s. Tại điểm M người quan sát nghe được âm to nhất đầu tiên khi đi từ S 1 đến S 2 . Khoảng cách từ M đến S 1 là : A. S 1 M = 0,75m. B. S 1 M = 0,25m. C. S 1 M = 0,5m. D. S 1 M = 1,5m. Lê Minh Sơn Chuyªn ®Ò tr¾c nghiÖm Trường THPT Chuyên TB . dây có 7 nút (A và B đều là nút ) . Tần số sóng là 42Hz . Với dây AB và vận tốc truyền sóng như trên , muốn trên dây có 5 nút (A và B đều là nút ) thì tần. những hằng số. c. có gia tốc tỉ lệ và trái dấu với li độ d. cả 3 câu a, b, c đều đúng. 3. Chu kì dao động là: a. Thời gian để trạng thái dao động lặp lại