Đây là một trong những khu vực được đánh giá cao về sự phân bố của các loài linh trưởng tại Việt Nam như: Vượn đen má vàng, Chà vá chân đen, Khỉ mặt đỏ, Khỉ đuôi lợn, Khỉ đuôi dài và Cu
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi
Các kết quả số liệu và một số hình ảnh trong luận văn là trung thực, chưa được
ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Tác giả
HOÀNG ANH TUÂN
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong suất quá trình học tập tại Trường Đại học Lâm nghiệp cơ sở 2, tôi
đã nhận được rất nhiều sự động viên và giúp đỡ nhiệt tình của các quí thầy cô, các chuyên gia và các bạn bè động nghiệp, cũng như gia đình người thân
Nhân dịp này cho tôi được bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo tham gia giảng dạy trong và ngoài trường, Ban giám đốc, Ban Khoa học công nghệ - Đại học Lâm nghiệp cơ sở 2 và toàn thể học viên Cao học LH K21.A2.1 đã giúp
đỡ tôi trong suất quá trình học tập tại Trường
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sỹ Đồng Thanh Hải người đã tận tình hướng dẫn và góp ý cho tôi trong suất quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này
Xin bày tỏ lòng biết ơn tới Tiến sỹ Hoàng Minh Đức, TS Nguyễn Chí Thành, TS Kiều Mạnh Hưởng và một số chuyên gia động tại Viện sinh thái học Miền Nam và Trung tâm nghiên cứu rừng &đất nghập nước, một số giáo viên của Trường đã góp ý cho tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu này
Xin bày tỏ lòng biết ơn tới Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Phước, Sở Nội vụ, Chi bộ, Ban giám đốc, Phòng Khoa học & Hợp tác quốc tế và các Trạm Kiểm lâm của Ban quản lý VQG Bù Gia Mập, UBND xã Bù Gia Mập, Đắk Ơ tỉnh Bình Phước, xã Quảng Trực tỉnh Đắk Nông và một số người dân các xã này đã tạo điều kiện về mọi mặt và giúp đỡ tôi trong suất quá trình công tác, học tập
và thực hiện luận văn này
Ngoài ra tôi còn cảm ơn tới Ths Vương Đức Hòa, KS Phan Văn Biên,
KS Khương Hữu Thắng, KS Nguyễn Viết Thắng, KS Lê Duy Thắng, KS Lê Trong Hùng, KS Võ Huy Sang, KS Phạm Văn Thi, KS Phạm Hồng Được và
Trang 3Các Ông Lê Công Sự, Điểu Vi Rút, Điểu Chót, Điểu Toi, Điểu Tuyên, Điểu Mai Giang, Điểu Dũng, Điểu Huy, Điểu Hân đã hỗ trợ và giúp tôi trong suất quá trình điều tra thực địa tại VQG Bù Gia Mập
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tới gia đình, vợ con tôi, bạn bè và người thân
đã ủng hộ, giúp đỡ và thông cảm cho tôi trong quá trình đi học và thực hiện nghiên cứu này
Trong quá trình học tập, thực hiện luận văn này, bản thân tôi không tránh khỏi còn có những thiếu sót, hơn nữa do trình độ và kinh nghiệm của bản thân còn có hạn nên báo cáo luận văn này vẫn còn một số mặt hạn chế Tôi rất mong nhận được những đóng góp của quí thầy cô, các chuyên gia trong lĩnh vực bảo tồn và bạn bè đồng nghiệp để bản báo cáo này được hoàn chỉnh hơn
Một lần nữa tôi xin cảm ơn tất cả!
Bù Gia Mập, Ngày tháng năm 2016
Tác giả
Hoàng Anh Tuân
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVR Bảo vệ rừng
CBD Trung tâm Đa dạng Sinh học và Phát triển
CI Conservation International Tổ chức bảo tồn quốc tế CITES Công ước về thương mại quốc tế cá loài động thức vật
hoang dã nguy cấp
Colobinae Phân họ Vọoc
CR (Critical endangered) - Cực kỳ nguy cấp
EW (Extinct in the wild) - Tuyệt chủng trong tự nhiên
GIS Global Information System Hệ thống thông tin toàn cầu GPS Global Positioning System Hệ thống định vị toàn cầu
IB Loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nghiêm cấm khai
IUCN International Union for Conservation of nature and natural
resources Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế
KBT Khu bảo tồn
KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
LR (Lower risk) - Ít nguy cấp
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Một số định nghĩa về các hoạt động của Chà vá chân đen. 25
Bảng 2.2 Bảng mã hóa các hoạt động của Chà vá chân đen. 26
Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả cho điểm, xếp hạng các mối đe dọa tới loài. 29
Bảng 3.1: Hiện trạng các loại đất, loại rừng tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập 36
Bảng 3.2: Thành phần các loài thú khu vực nghiên cứu và khu hệ thú Việt Nam 40
Bảng 4.1: So sánh số lượng cá thể Chà vá chân đen tại khu vực nghiên cứu với một số VQG khác 47
Bảng 4.2: Vị trí, số lượng cá thể của 3 đàn Chà vá chân đen 49
Bảng 4.3: Tần suất quan sát Chà vá chân đen theo tháng. 58
Bảng 4.4: Tần suất quan sát Chà vá chân đen theo giới tính. 59
Bảng 4.5: Tần suất quan sát Chà vá chân đen theo tuổi. 59
Bảng 4.6: Tần suất quan sát Chà vá chân đen theo giờ trong ngày. 60
Bảng 4.7: So sánh quỹ thời gian hoạt động với các loài khỉ ăn lá khác 63
Trang 6DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Các loài Chà vá giống Pygathrix 11
Hình 1.2 Bản đồ phân bố của Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes) 15
Hình 2.1.: Sơ đồ bố trí các tuyến điều tra CVCĐ tại Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 22 Hình 3.1: Vị trí VQG Bù Gia Mập trong vùng Đông Nam Bộ 30
Hình 3.2: Bản đồ ranh giới các phân khu chức năng và khu vực nghiên cứu tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập 31
Hình 3.3: Bản đồ phân bố độ cao tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập 32
Hình 3.4: Bản đồ tổng thể hệ thống thủy văn tại khu vực VQG Bù Gia Mập 34
Hình 3.5: Bản đồ hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp VQG Bù Gia Mập 35
Hình 4.1: Bản đồ phân bố Chà vá chân đen tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt VQG Bù Gia Mập 43
Hình 4.2: Biểu đồ số lượng các đàn Chà vá chân đen được ghi nhận theo mùa 44
Hình 4.3: Biểu đồ số lượng các đàn Chà vá chân đen được ghi nhận trên các trạng thái rừng 45
Hình 4.4: Biểu đồ số lượng các đàn Chà vá chân đen được ghi nhận theo độ cao so với mặt nước biển 46
Hình 4.5 Sinh cảnh rừng sinh sống ưa thích của Chà vá chân đen 49
Hình 4.6: Kích thước vùng sống của đàn số 1 với số lượng 16 cá thể 50
Hình 4.7: Kích thước vùng sống của đàn số 2 với số lượng 3 cá thể 51
Hình 4.8: Kích thước vùng sống của đàn số 3 với số lượng 8 cá thể 51
Hình 4.9 Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes) tại VQG Bù Gia Mập 57
Hình 4.10: Biểu đồ Quĩ thời gian hoạt động của Chà vá chân đen 61
Hình 4.11: Biểu đồ Quĩ thời gian hoạt động của Chà vá chân đen theo nhóm tuổi 64 Hình 4.12: Biểu đồ quĩ thời gian hoạt động theo mùa của Chà vá chân đen 65
Hình 4.13: Tập tính kiếm ăn của Chà vá chân đen 66
Hình 4.14: Kiểu bò, trèo của Chà vá chân đen 67
Trang 7Hình 4.15: Kiểu di chuyển treo mình và tung người của Chà vá chân đen 68
Hình 4.16: Tập tính ngồi nghỉ 69
Hình 4.17: Tập tính nhìn cảnh giới và báo động 71
Hình 4.18: Tập tính khơi mào giao phối và giao phối 71
Hình 4.19: Săn bắt trái phép Chà vá chân đen tại VQG Bù Gia Mập 73
Hình 4.20: Hoạt động khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ của người dân địa phương 75 Hình 4.21: Sinh cảnh bị chia cắt do mở đường 76
Trang 8MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ……… 1
1 Tính cấp thiết của đề tài: 1
2 Ý nghĩa của đề tài: 4
1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu Linh trưởng ở Việt Nam 5
1.1.1 Giai đoạn trước năm 1954 5
1.1.2 Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975 6
1.1.3 Giai đoạn từ sau năm 1975 đến nay 7
1.2 Một số vấn đề về phân loại học Linh trưởng ở Việt Nam 7
1.3 Một số đặc điểm giống chà vá (Pygathrix) 11
1.3.1 Phân loại học Giống Chà vá (Pygathrix) ở Việt Nam: 11
1.3.2 Đặc điểm hình thái Chà vá (Pygathrix): 11
1.3.3 Một số đặc điểm sinh học, sinh thái của nhóm Chà vá (Pygathrix): 12
1.3.4 Phân bố giống Chà vá: 13
1.4 Chà vá chân đen - Pygathrix nigripes (Milne – Edwards, 1871) 14
1.4.1 Tên gọi - Tên khoa học: 14
1.4.2 Đặc diểm về hình thái ngoài: 14
1.4.3 Đặc điểm phân bố của loài Chà vá chân đen: 14
1.4.4 Đặc điểm sinh học, sinh thái của Chà vá chân đen: 15
1.4.5 Tình hình nghiên cứu phân loại học Chà vá chân đen 17
1.4.6 Các mối đe dọa đến loài Chà vá chân đen: 18
1.4.7 Tình trạng bảo tồn: 18
Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 20
1 Mục tiêu nghiên cứu 20
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20
2.1 Đối tượng nghiên cứu……… 20
2.2 Phạm vi nghiên cứu 20
Trang 93 Nội dung nghiên cứu 20
4 Phương pháp nghiên cứu 21
4.1 Phương pháp chọn khu vực nghiên cứu 21
4.2 Phương pháp điều tra ngoại nghiệp: 22
4.3 Phương pháp xử lý nội nghiệp: 29
Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU……… 30
3.1 Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu 30
3.1.1 Vị trí địa lý 30
3.1.2 Địa hình, địa mạo 31
3.1.3 Khí hậu, thủy văn 32
3.1.4 Tài nguyên sinh vật 34
3.2 Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 40
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN……….43
4.1 Một số đặc điểm sinh thái loài Chà vá chân đen tại VQG Bù Gia Mập 43
4.1.1 Về hiện trạng phân bố, số lượng quần thể của loài 43
4.1.2 Đặc điểm về nơi sống, kích thước vùng sống và sử dụng vùng sống ……….48
4.1.3 Đặc điểm về kích thước, cấu trúc và tổ chức đàn Chà vá chân đen 54
4.1.4 Đặc điểm về tập tính của Chà vá chân đen 58
4.2 Các mối đe dọa tới loài tại VQG Bù Gia Mập 72
4.2.1 Các mối đe dọa trực tiếp tới loài 72
4.2.2 Các mối đe dọa gián tiếp tới loài 74
4.3 Thực trạng và giải pháp bảo tồn loài tại VQG Bù Gia Mập 78
4.3.1 Thực trạng về công tác bảo tồn loài tại VQG Bù Gia Mập 78
4.3.2 Giải pháp bảo tồn loài tại VQG Bù Gia Mập 79
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ………82
1 Kết luận 82
1.1 Về một số đặc điểm sinh thái của loài……….82
1.2 Các mối đe dọa tới loài Chà vá chân đen 82
1.3 Thực trạng và giải pháp về công tác bảo tồn loài Chà vá chân đen 82
Trang 102 Tồn tại ………83
3 Kiến nghị 84
PHẦN PHỤ LỤC……… 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 104
Trang 11ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có khu hệ thú linh trưởng đa dạng về thành phần loài và phân loài ở khu vực Châu Á Các nghiên cứu gần đây đã ghi nhận ở Việt Nam gồm có 6 giống với 25 loài và phân loài (Phạm Nhật, 2002) [20]; Brandon và cs, 2004 [28]; Đặng Ngọc Cần, 2008) [6] Trong đó có 6 loài đặc hữu cho Việt Nam, bao gồm: Khỉ đuôi dài Côn Đảo
(Macaca fascicularis condorensis), Voọc mông trắng (Trachypithecus
delacour), Voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus poliocephalus), Chà vá
chân xám (Pygathrix cinerea), Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus), Vượn đen Tây bắc (Nomascus nasutus) (Brandon và cs, 2004) [27] và 6 loài và
phân loài đặc hữu Đông Dương nghĩa là chỉ phân bố ở Việt Nam và Lào hoặc
ở Việt Nam và Campuchia: Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes), Chà vá chân
nâu (Pygathrix nemaeus), Voọc đen tuyền (Trachypithecus ebenus), Voọc Hà
Tĩnh (Trachypithecus hatinhensis), Vượn đen má vàng (Nomascus gabriellae)
và Vượn đen má trắng siki (Nomascus leucogenys) (Đặng Ngọc Cần, 2008) [6]
Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes) là một trong những loài linh trưởng
đẹp nhất trên thế giới và là loài đặc hữu của Việt Nam và Campuchia (Nadler
và cs, 2003) [65] Theo danh lục Sách đỏ Thế giới (IUCN Red List, 2015) [54]
và Sách đỏ Việt Nam (2007) xếp vào bậc Nguy cấp – EN (Endangered) [4]; Theo Nghị đinh 32/2006/NĐ-CP xếp trong danh lục nhóm IB, nghiêm cấm khai
thác và sử dụng [13]
Theo một số nghiên cứu trước đây Chà vá chân đen chỉ phân bố phía
Đông của sông Mêkông (Corbet và Hill, 1992) [29] Các nghiên cứu đã ghi nhận được một số nơi có sự phân bố của loài này ở Campuchia như Khu bảo tồn động
Trang 12vật hoang dã Snuol (Nadler và cs, 2002) [64], phía Nam tỉnh Ratanakiri (Timmins và Soriyun, 1998) [69], phía Đông Bắc và phía Nam tỉnh Mondulkiri (Nadler và cs, 2007) [66] Ở Việt Nam, loài Chà vá chân đen phân bố từ Gia Lai cho đến Lâm Đồng (Nadler và cs, 2002) [64]
Tại Việt Nam những nghiên cứu về phân bố và số lượng của loài Chà vá chân đen còn chưa đầy đủ Các nghiên cứu được tiến hành gần đây bước đầu đã cung cấp về số lượng loài tại Việt Nam Quần thể Chá vá chân đen ở Vườn quốc gia Núi Chúa tỉnh Ninh Thuận có thể là quần thể có số lượng lớn nhất ước tính
từ 500 – 700 cá thể (Hoàng Minh Đức và Lý Ngọc Sâm, 2005) [47], Vườn quốc gia Nam Cát Tiên quần thể ước tính khoảng 100 cá thể (Phạm Duy Thức và cs, 2005) [68]
Mặc dù Chà vá chân đen được mô tả rất sớm vào năm 1871 nhưng các thông tin về đặc điểm sinh thái khu phân bố, sinh cảnh ưa thích, tập tính và thành phần thức ăn,…vẫn còn hạn chế Hiện nay, tuy đã có một vài nghiên cứu
về loài này ở Việt Nam nhưng đa số tập trung vào điều tra tình trạng phân bố
và bảo tồn (Phạm Duy Thức và cs, 2005) [68] Gần đây, có thêm nghiên cứu sâu hơn về sinh thái của loài được thực hiện bởi Hoàng Minh Đức và cộng sự thực hiện tại Vườn quốc gia Núi Chúa và Phước Bình tỉnh Ninh Thuận Các nghiên cứu này đã chỉ ra được môi trường thích hợp đối với loài là rừng thường xanh hay rừng bán thường xanh (Hoàng Minh Đức và Lý Ngọc Sâm, 2005 [47]; Hoàng Minh Đức và Baxter, 2006a [48]; Hoàng Minh Đức, 2007 [50])
Tuy nhiên những năm gần đây, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đã làm giảm một cách đáng kể diện tích rừng hiện có của Việt Nam nói chung và khu vực Đông Nam bộ nói riêng, điều này
đã làm mất môi trường sống của nhiều loài động vật hoang dã trong đó có loài
Trang 13Chà vá chân đen, tình trạng săn bắn, bẫy bắt diễn ra trên diện rộng, nhu cầu của thị trường ngày càng gia tăng đã làm cho Chà vá chân đen đang có nguy cơ bị
đe dọa tuyệt chủng cao Chính vì vậy cần phải có thêm nhiều nghiên cứu về loài
để có cơ sở bảo tồn được loài linh trưởng quý hiếm này tại Việt Nam
Vườn quốc gia Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước nằm ở khu vực Đông Nam
bộ là khu vực chuyển tiếp từ Tây Nguyên xuống Đồng bằng Đông Nam bộ, là khu rừng tự nhiên rộng lớn duy nhất còn lại liền vùng, liền khoảnh của tỉnh Bình Phước Đây là một trong những khu vực được đánh giá cao về sự phân bố của các loài linh trưởng tại Việt Nam như: Vượn đen má vàng, Chà vá chân đen, Khỉ mặt đỏ, Khỉ đuôi lợn, Khỉ đuôi dài và Cu ly nhỏ (Lưu Hồng Trường, 2009) [12] Tuy được coi là khu vực phân bố quan trọng của Chà vá chân đen, nhưng cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để đánh giá về loài cũng như các loài linh trưởng khác hiện có tại Vườn (ngoại trừ loài Vượn đen má vàng), vì thế các thông tin về thành phần loài linh trưởng và đặc biệt là hiện trạng phân bố, số lượng quần thể, sinh cảnh sống, vùng sống, tập tính và các mối đe dọa tới loài Chà vá chân đen tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập chưa được điều tra đánh giá Vì thiếu các thông tin cơ bản này mà cho đến nay chưa có một hoạt động cụ thể nào được tiến hành để bảo tồn quần thể Chà vá chân đen và các loài linh trưởng khác tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập
Để cung cấp bổ sung những thông tin khoa học và làm rõ thêm về hiện trạng phân bố, số lượng quần thể, sinh cảnh sống, vùng sống, một số tập tính và các mối đe dọa chính đối với loài Chà vá chân đen, góp phần vào việc bảo tồn loài linh trưởng quý hiếm này tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập nói riêng và ở
Việt Nam cũng như trên Thế giới nói chung, tôi chọn đề tài “Xác định một số
Trang 14đặc điểm sinh thái loài Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes) và đề xuất giải pháp bảo tồn tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước”
2 Ý nghĩa của đề tài:
- Ý nghĩa về khoa học: Cung cấp thông tin khoa học về hiện trạng phân bố,
số lượng quần thể, sinh cảnh sống, vùng sống, một số tập tính và các mối đe dọa tới loài Chà vá chân đen tại VQG Bù Gia Mập Đây cũng là công trình nghiên cứu đầu tiên về loài Chà vá chân đen tại VQG Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước
- Ý nghĩa về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho cán
bộ kỹ thuật, kiểm lâm của Vườn và các học sinh, sinh viên tới thực tập tại Vườn Ngoài ra kết quả nghiên cứu này còn góp phần vào công tác bảo tồn nguyên vị loài Chà vá chân đen tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước, đồng thời xây dựng cơ sở cho việc bảo tồn chuyển vị, nuôi nhốt và cứu hộ loài Chà vá chân đen tại Việt Nam
Trang 15Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu Linh trưởng ở Việt Nam
Các nghiên cứu về động vật hoang dã, trong đó có các loài linh trưởng, ở Việt Nam được bắt đầu chủ yếu từ những năm cuối thế kỷ XIX do các nhà khoa học nước ngoài thực hiện Kể từ những năm 1960 đến nay, đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về các loài linh trưởng được các nhà khoa học Việt Nam thực hiện cùng với các điều tra và nghiên cứu về đa dạng sinh vật Sơ lược về lịch sử nghiên cứu linh trưởng ở Việt Nam có thể được chia thành 3 giai đoạn sau:
1.1.1 Giai đoạn trước năm 1954
Trong giai đoạn này, các nghiên cứu về thú, trong đó có các loài linh trưởng, chủ yếu được thực hiện bởi các nhà khoa học người nước ngoài Các nhà nghiên cứu tiêu biểu về các loài thú, trong đó có các loài linh trưởng ở Việt Nam trong giai đoạn này có thể kể đến: George Finlayson (1828), Mine-Edwards (1867 – 1874), Morice (1904), Brousniche (1887), Billet (1896 – 1898), Pavie (1879 – 1898), Boutan (1900 – 1906), De Pousargues (1904), Menegeaux (1905-1906), Delacour (1928 – 1930), H.t Stevens (1923 – 1924), Kelly Rooservelts (1928 – 1929), Bourret (1942, 1944), v.v
Có thể nói, những kết quả nghiên cứu về linh trưởng ở Việt Nam, trước năm 1954, phần lớn là một phần kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nước ngoài thông qua các cuộc điều tra và nghiên cứu thám hiểm nhằm phát hiện, mô tả loài mới, phân loại và thống kê thành phần loài, chưa có các công trình nghiên cứu chuyên sâu về các đặc điểm sinh học, sinh thái và bảo tồn các loài linh trưởng
Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), mọi hoạt động
Trang 16nghiên cứu trực tiếp về các loài thú nói chung, các loài linh trưởng nói riêng ở Việt Nam bị gián đoạn
1.1.2 Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975
Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (tháng 10 năm 1954), các nghiên cứu về đa dạng sinh vật, trong đó có các loài linh trưởng đã được tiếp tục và phát triển Ở miền Bắc Việt Nam, các nhà khoa học Việt Nam đã tiến hành nhiều cuộc điều tra, nghiên cứu về thành phần loài của các khu hệ và
cả một số đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài thú nói chung và các loài linh trưởng nói riêng ở nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam, trong giai đoạn 1956 –
1971 [12] Ở miền Nam Việt Nam, chỉ có rất ít điều tra, nghiên cứu đã được thực hiện trong thời gian này; đáng chú ý là các công trình của Van Peenen và cộng sự (1969) [95]
Các nghiên cứu về linh trưởng có giá trị khoa học trong thời gian này phải kể đến các công trình là:
- Đào Văn Tiến (1960), Đã mô tả một loài Cu li mới – Cu li nhỡ
(Nycticebus intermedius) ở Việt Nam [103]
- Đào Văn Tiến (1970), Nghiên cứu về các phân loài của loài Voọc đen
má trắng (Presbytis francoisi) và đã mô tả một phân loài voọc mới – Voọc Hà Tĩnh (Presbytis francoisi hatinhensis) [104]
- Lê Hiền Hào (1973), Đã cung cấp những thông tin về phân bố, đặc điểm sinh học và giá trị kinh tế của 9 loài linh trưởng ở miền Bắc Việt Nam [4]
- Đào Văn Tiến (1985), Đã cung cấp những thông tin về phân bố, đặc điểm một số loài thú ở miền Bắc Việt Nam [12]
Trang 171.1.3 Giai đoạn từ sau năm 1975 đến nay
Các điều tra, nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh vật, đặc biệt đối với các loài linh trưởng, được quan tâm và triển khai mạnh mẽ trên các vùng của cả nước và đạt được rất nhiều kết quả có giá trị Đội ngũ cán bộ Việt Nam nghiên cứu về linh trưởng cũng phát triển và lớn mạnh không ngừng Rất nhiều nghiên cứu không chỉ bó hẹp do các cán bộ khoa học Việt Nam tiến hành, mà còn có
sự hợp tác quốc tế sâu rộng với các chuyên gia linh trưởng và các tổ chức bảo tồn quốc tế
Trong giai đoạn này, có nhiều công trình tiêu biểu nghiên cứu về Linh trưởng ở Việt Nam của nhiều tác giả trong và ngoài nước thực hiện [3, 7, 10,
19, 20, 22, 37, 39, 53, 60, 61, 62, 64, 70, 71, 79, 88]
Đặc biệt, trong những năm gần đây, công tác điều tra, nghiên cứu, bảo tồn và phát triển các loài linh trưởng quý hiếm đã và đang được chú trọng Hàng loạt các VQG và KBTTN đã được thành lập trên khắp cả nước để bảo tồn đa dạng sinh vật, trong đó có các loài linh trưởng quý hiếm Một số chương trình nghiên cứu về sinh thái và tập tính của các loài linh trưởng đã và đang được tiến hành
Kết quả điều tra, nghiên cứu về khu hệ linh trưởng của các địa phương, các vùng miền và các công trình nghiên cứu về sinh học, sinh thái của các loài linh trưởng ở Việt Nam đã được công bố trên các tạp chí khoa học trong nước
và quốc tế
1.2 Một số vấn đề về phân loại học Linh trưởng ở Việt Nam
Việt Nam được đánh giá là nước có mức độ đang dạng rất cao về các thú linh trưởng, với 25 loài và phân loài thuộc 3 trong số 5 họ linh trưởng của châu
Trang 18Á: Họ Cu li (Loridae), họ Khỉ và Voọc (Cercopithecidae), họ Vượn
(Hylobatidae) Hai họ còn lại ở châu Á không phân bố ở Việt Nam là Vượn
nhảy nhỏ (Tarsiidae) và Đười ươi (Hominidae), hai họ này phân bố hẹp tại các
đảo của thềm lục địa Sunda [12], [13], [14], [29], [74] [21] (Phụ lục 1)
Trong số 25 loài và phân loài, 6 loài và phân loài là đặc hữu của Việt
Nam, đó là: Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus), Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri), Voọc đầu trắng (Trachypithecus poliocephalus
poliocephalus), Chà vá chân xám (Pygathrix nemaeus cinerea), Khỉ đuôi dài
Côn Đảo (Macaca fascicularis condorensis) và Vượn đen (Nomascus nasutus
Trachypithecus, Pygathrix và Rhinopithecus Đây là họ có số loài và phân loài
phong phú nhất, với 17 loài và phân loài Trong đó, phân họ Khỉ
(Cercopithecinae) chỉ có 1 giống (Macaca) gồm 6 loài và phân loài, đặc biệt phân loài Khỉ đuôi dài Côn Đảo (M fascicularis condorensis) là phân loài đặc
hữu của Việt Nam – hiện chỉ có phân bố ở một số đảo thuộc VQG Côn Đảo [21]
Phân họ Voọc (Colobinae) có 3 giống: Trachypithecus (7 loài và phân loài), Pygathrix (3 loài và phân loài: Chà vá chân đen Pygathrix nigripes, Chà
vá chân đỏ Pygathrix nemaeus, và Chà vá chân xám Pygathrix cinerea) và
Trang 19Rhinopithecus (1 loài) Đây là phân họ có nhiều ý kiến tranh luận khác nhau về
phân loại học
Về giống Trachypithecus, hiện có khá nhiều ý kiến khác nhau về phân
loại học của một số loài và phân loài của giống này Ví dụ, những ý kiến trước
đây cho rằng loài Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi) ở Việt Nam có các phân loài: Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi ), Voọc mông trắng (Trachypithecus francoisi delacouri), Voọc đầu trắng (Trachypithecus francoisi
poliocephalus), Voọc Hà Tĩnh (Trachypithecus francoisi hatinhensis) và Voọc
đen tuyền (Trachypithecus francoisi ebenus ) [5, 10, 12, 22, 25] Tuy nhiên,
Groves (2001) đã nâng các phân loài này thành các loài khác nhau [40] Theo những nghiên cứu gần đây của Roos (2004) và Brandon-Jones và cộng sự
(2004), phân loài Voọc mông trắng (Trachypithecus francoisi delacouri) thành loài Voọc mông trắng ( Trachypithecus delacouri); phân loài Voọc đầu trắng (Trachypithecus francoisi poliocephalus) đổi thành loài Voọc Cát Bà (T
poliocephalus poliocephalus), các phân loài còn lại vẫn giữ nguyên là Voọc đen
má trắng (Trachypithecus francoisi francoisi ), Voọc Hà Tĩnh (Trachypithecus
francoisi hatinhensis) và Voọc đen tuyền (Trachypithecus francoisi ebenus)
[21, 90]
Voọc bạc trước đây được biết với tên khoa học là T cristatus [5, 6, 10,
12, 22, 25, 40] Căn cứ theo các kết quả phân tích về di truyền học và phân bố địa lý, hiện nay, Voọc bạc ở Việt Nam được coi là một phân loài Voọc bạc
(Trachypithecus villosus margarita) [21, 74, 90]
Voọc xám trước đây được biết với tên khoa học là Trachypithecus
phayrei [5, 6, 10, 12,22, 25, 40], sau đó được định tên là Trachypithecus crepusculus [73, 90] Theo kết quả nghiên cứu và hệ thống phân loài gần đây
Trang 20nhất của Brandon-Jones và cộng sự (2004) và Đặng Tất Thế (2005) Voọc xám,
ở Việt Nam, được xem là một phân loài – Voọc xám (Trachypithecus barbei
holotephreus) [11, 21]
Do những đặc điểm giống nhau của các loài thuộc giống Rhinopithecus
và giống Pygathrix, nên một số nhà nghiên cứu, trước đây, xem hai giống này chỉ là một giống Pygathrix [25, 40, 82, 91] Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu linh trưởng vẫn cho rằng Rhinopithecus và Pygathrix là hai giống khác biệt [5,
6, 10, 12, 21, 37, 40, 46, 64, 73, 90] Ở Việt Nam, giống Rhinopithecus chỉ có
01 loài – Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus) [6, 10, 21, 73]
Trước đây, một số nhà nghiên cứu cho rằng các loài và phân loài vượn
của Việt Nam thuộc giống Hylobates [5, 12, 25] Tuy nhiên, qua những nghiên
cứu gần đây trên cơ sở phân tích về âm học của tiếng hót và di truyền học, các
loài và phân loài vượn của Việt Nam được xếp vào giống Nomascus [21, 39,
40, 90] Hiện nay, họ Vượn (Hylobatidae), ở Việt Nam, chỉ có 1 giống (Nomascus) với 5 loài và phân loài [21, 39, 40, 90]
Việt Nam là một trong những nước ở phân vùng địa - động vật Đông Dương (Indo-Chinese subregion) giàu về thành phần loài linh trưởng So với châu Á (183 loài và phân loài), Việt Nam có 25 loài và phân loài (chiếm 13,66%) và chỉ đứng sau Indonesia (36,07%), Thái Lan (19,13%), Ấn Độ (15,30%), Trung Hoa (14,75%) và Malaysia (14,21%) [7, 21, 37]
Về quan hệ địa lý động vật học, khu hệ linh trưởng Việt Nam có quan hệ với các khu hệ phụ cận, trong đó yếu tố Đông Dương là trội hơn cả (với 17 loài
và phân loài, chiếm 70,83%), tiếp đến là yếu tố Nam Trung Hoa (với 9 loài và phân loài, chiếm 37,50%), Ấn Độ (chiếm 16,67%), Mã Lai (chiếm 8,33%) và ít nhất là yếu tố Himalaya (4,17%) Ngoài ra, khi hệ linh trưởng Việt Nam cũng
Trang 21có tỷ lệ cao về yếu tố đặc hữu (chiếm 25,0%) [7, 21, 37]
1.3 Một số đặc điểm giống chà vá (Pygathrix)
1.3.1 Phân loại học Giống Chà vá (Pygathrix) ở Việt Nam:
Giống Pygathrix ở Việt Nam có 3 loài gồm: Chà vá chân đỏ - Pygathrix
nemaeus (Linnaeus, 1771), Chà vá chân đen - Pygathrix nigripes (Milne -
Edwards, 1871) và Chà vá chân xám - Pygathrix cinerea (Tilo Nadler, 1997) Chúng thuộc phân họ Voọc Colobinae, họ Khỉ Cercopithecidae, bộ Linh trưởng
Primates Cả 3 loài này đều phân bố trên bán đảo Đông Dương
Chà vá chân đen (1)
(Pygathrix nigripes) Chà vá chân xám (2) (Pygathrix cinerea) Chà vá chân đỏ (3)
(Pygathrix nemaeus) Hình 1.1 Các loài Chà vá giống Pygathrix
Ảnh: (1) Hoàng Anh Tuân; Ảnh (2) Chương trình bảo tồn Chà vá chân xám ở VQG Kon
Ka Kinh và Ảnh (3) Tilo Nadler
1.3.2 Đặc điểm hình thái Chà vá (Pygathrix):
Là một loài khỉ lớn so với các loài khỉ khác thường ăn lá cây, kích thước
cơ thể dài từ 53 – 63cm, trọng lượng trung bình từ 5,3 – 11,5kg với nhiều màu sắc [18], [59] Chi sau dài hơn chi trước một chút Đầu không có mào nhọn trên đỉnh Mặt có ít hoặc trụi lông Râu dài màu trắng được thông suốt hướng về
Trang 22phía sau và tạo thành một choàng qua cổ Mắt hình quả hạnh và góc mắt hơi nghiêng Dương vật của con đực trưởng thành có màu đỏ tươi Đuôi màu trắng với kích thước tương đương chiều dài của cơ thể, dáng đuôi thon đều và phủ lông dài [57] Màu sắc của con đực trưởng thành và con cái như nhau ngoại trừ
ở con đực có một túm lông trắng ở phía trên mỗi góc hình tam giác ở gốc đuôi Màu lông con non có màu vàng cam, khuôn mặt hơi đỏ xanh, mắt màu vàng sáng Đỉnh đầu có màu hơi đỏ đen, dọc theo sống lưng có một đường màu đen Chà vá trưởng thành có sự khác biệt về màu sắc ở cả 3 loài: Ở Chà vá chân xám
và chà vá chân đỏ mặt màu cam sáng, quanh miệng màu trắng, chà vá chân đen
có mặt màu xanh sáng, xung quanh mắt có quầng tròn màu kem Chà vá chân đen có những khác biệt về màu sắc so với các loài chà vá khác Màu xám trên lưng thì đậm hơn so với các loài chà vá khác nhưng bụng thì sáng hơn Chi sau của Chà vá chân đen có màu đen, Chà vá chân đỏ có màu nâu đỏ và Chà vá chân xám có màu xám tro [43], [50], [58],[65]
1.3.3 Một số đặc điểm sinh học, sinh thái của nhóm Chà vá (Pygathrix):
Chà vá là những loài sống hoàn toàn trên cây, di chuyển bằng 4 bàn chân Không thấy loài Voọc hoạt động trên mặt đất trong điều kiện hoang dã Chúng thường sử dụng những cây gỗ lớn có đường kính 1,2 m và chiều cao từ 30 - 35m với tán dày và rậm làm nơi ngủ Tuy nhiên, một số báo cáo ghi nhận Chà
vá chân đen di chuyển trên mặt đất ở những nơi tán rừng không liên tục, hay di chuyển trên các hòn đá lớn và uống nước trên mặt đất [50]
Theo Lippold (1998) nghiên cứu ở Chà vá chân đỏ cho thấy thức ăn chủ yếu ăn lá cây, với 75,0% thức ăn hằng ngày của các mẫu nghiên cứu là lá Những thức ăn khác là các loại hoa, quả và hạt Hoàng Minh Đức (2007) nghiên cứu ở Chà vá chân đen xác định được 152 loài thực vật là thức ăn với 54,6% lá, 19,8
Trang 23% quả, 9,6% hạt, 14,6% hoa và các loại thức ăn khác 1,5% Hà Thăng Long (2009) nghiên cứu ở Chà vá chân xám xác đinh đươc 166 loài thực vật là thức
ăn trong đó lá non được ăn nhiều nhất chiếm 49,6%, quả chín 21,9%, quả chưa chín 19,1%, lá trưởng thành 9,3%, Các loại thức ăn khác 0,1% Kích thước của đàn Chà vá khác nhau tùy thuộc vào môi trường sống và từng thời điểm Lippold (1995) đã quan sát một đàn Chà vá có 51 cá thể tại Kon Chư Răng; Hoàng Minh Đức (2007) quan sát đàn Chà vá chân đen với 45 cá thể ở VQG Núi Chúa, Ninh Thuận; Hà Thăng Long (2009) quan sát đàn Chà vá chân xám với 88 cá thể tại VQG Kon Ka Kinh, Gia Lai Chà vá có cấu trúc xã hội đặc trưng là một con đực đầu đàn và mỗi thành viên khác đều có vị trí nhất định trong đàn Cấu trúc gồm nhiều đàn nhỏ có thể tập hợp thành đàn lớn Tuy nhiên cấu trúc đàn lớn lỏng lẻo và có hiện tượng tách nhập đàn thường xuyên Đàn nhỏ thường gồm 1 con đực, vài con cái và con con Tỷ lệ đực cái thường từ 1:1,5 - 1:2 trong nhóm nhỏ từ 3 - 10 cá thể và 1:2,5 - 1:3 trong nhóm từ 15 - 35 cá thể [37],[50]
1.3.4 Phân bố giống Chà vá:
Giống chà vá chỉ phân bố ở khu vực Đông Dương: Chà vá chân đen phân
bố ở Việt Nam với Camphuchia; Chà vá chân đỏ phân bố ở Việt nam với Lào; Chà vá chân xám chỉ phân bố ở Việt Nam [6], [29], [41], [48], [49], [70]
Việt Nam là nước duy nhất có 3 loài chà vá sinh sống nhưng khu phân
bố thay đổi dần từ Bắc đến Nam Chà vá chân đỏ phân bố từ 19030‟ N đến 16000‟ N gồm 4 tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam Chà vá chân xám phân bố từ 15o50‟ N đến 14030‟ N ở huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đến khu bảo tồn Kon Cha Rang, tỉnh Gia Lai Chà vá chân đen phân bố từ 14030‟ N đến 11000‟ N ở khu vực Tây Nguyên qua Lâm Đồng đến Bình Phước, Bình Dương [14]
Trang 241.4 Chà vá chân đen - Pygathrix nigripes (Milne – Edwards, 1871)
1.4.1 Tên gọi - Tên khoa học:
Pygathrix nigripes (Milne – Edwards, 1871) - Tên thường gọi: Chà vá
chân đen, Voọc vá (Việt), Hoa, Doọc - Giống: Pygathrix - Phân họ Voọc:
Colobinae - Họ Khỉ: Cercopithecidae - Bộ Linh trưởng: Primates
1.4.2 Đặc diểm về hình thái ngoài:
Khuôn mặt của Chà vá chân đen có màu xanh nhạt với một vòng màu vàng lớn xung quanh mắt Chân sau của loài này có màu đen, cánh tay và cơ thể có màu xám, ngoại trừ bàn tay có màu đen, râu ngắn và mỏng, bụng và đuôi
có màu trắng, đuôi dài hơn các loài khác Con đực trưởng thành có bìu màu xanh, dương vật có màu đỏ Khối lượng cơ thể trung bình của một cá thể đực trưởng thành khoảng 11 kg, và con cái trưởng thành khoảng 8 kg, chiều dài cơ thể từ 500 mm đến 560 mm, chiều dài đuôi khoảng 690 mm [38], [50], [58] Mũi phẳng, trước tai có một vùng tam giác màu đen và tai nằm bên trong vùng màu đen này Con đực lớn hơn con cái, bụng của con đực thường thấy nhô cao khi ngồi Con non có màu nhạt, mặt có màu đen với hai sọc màu sáng ở dưới mắt, đỉnh đầu có màu đen hơi đỏ, lưng có màu hạt dẻ nhạt với một sọc đen dọc sống lưng [14]
1.4.3 Đặc điểm phân bố của loài Chà vá chân đen:
Chà vá chân đen chỉ phân bố ở phía đông của sông Mêkông Ở Campuchia Chà vá chân đen phân bố tại các khu vực như: Khu bảo tồn động vật hoang dã Snuol phía Nam tỉnh Ratanakiri, phía Đông Bắc và phía Nam tỉnh Mondulkiri [29], [65], [70]
Trang 25Hình 1.2 Bản đồ phân bố của Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes)
(Nguồn: Hoàng Minh Đức, 2007) Tại Việt Nam, Chà vá chân đen phân bố từ Gia Lai cho đến Lâm Đồng Quần thể Chà vá chân đen tại khu vực phía Nam đã được xác nhận tại tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Phước, tỉnh Bình Thuận, tỉnh Ninh Thuận, tỉnh Khánh Hòa Ở Tây Nguyên, quần thể Chà vá chân đen được xác nhận trong VQG Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk, Vườn quốc gia Yok Đôn tỉnh Đắk Lắc, VQG Bì Doup - Núi
Bà tỉnh Lâm Đồng [50] Quần thể Chá vá chân đen được ghi nhận ở Vườn quốc gia Núi Chúa tỉnh Ninh Thuận có thể là quần thể có số lượng lớn nhất với ước tính từ 500 – 700 cá thể và quần thể ước tính khoảng 100 cá thể đã được ghi nhận ở Vườn quốc gia Nam Cát Tiên [47], [69]
1.4.4 Đặc điểm sinh học, sinh thái của Chà vá chân đen:
Theo Lippold (1998) cho rằng Chà vá chân đen và các loài Chà vá khác sống hoàn toàn trên cây, di chuyển trên các ngọn và cành cây Một số báo cáo
Trang 26khác ghi nhận Chà vá chân đen di chuyển trên mặt đất ở những nơi tán rừng không liên tục, hay di chuyển trên các hòn đá lớn và uống nước trên mặt đất Chà vá chân đen sinh sống ở các độ cao khác nhau so với mực nước biển, thấp nhất là 50m ghi nhận tại Nha Trang, 180 m ghi nhận tại VQG Núi Chúa, dưới 1.500m tại Vườn quốc gia Bì Doup-Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng, cho tới độ cao 1.800m ghi nhận ở Lang Bian, Lâm Đồng Môi trường sống của Chà vá chân đen chủ yếu tại các khu rừng nhiệt đới Bao gồm: rừng thường xanh, rừng bán thường xanh, rừng hỗn giao và rừng khô hạn ven biển Theo Hoàng Minh Đức
và cộng sự (2007) thành phần thức ăn của Chà vá chân đen khá phong phú, bao gồm các bộ phận của cây như lá, hoa, quả và hạt Trong đó lá chiếm 54.6%, quả chiếm 19,8 %, hạt chiếm 9,6%, hoa chiếm 14,6% và 1,5% còn lại là các loại thức ăn khác Về số loài thực vật được sử dụng làm thức ăn ước tính 152 loài
thuộc 37 họ Trong đó, 13 loài thuộc họ Dâu tằm Moraceae, 17 loài thuộc họ Đậu Fabaceae Riêng giống Ficus đóng vai trò quan trọng trong thành phần
thức ăn của Chà vá chân đen Hầu hết các bộ phận của cây thuộc giống này như
lá, chồi, quả được sử dụng Kích thước bầy đàn của Chà vá chân đen thay đổi tùy theo khu vực và môi trường sống Từ 1 đến 17 cá thể tại VQG Cát Tiên, từ
5 đến 45 cá thể tại VQG Núi Chúa Phạm Nhật và cộng sự (1993) ghi nhận ở
giống Pygathrix cho thấy cấu trúc đàn có nhiều con cái và nhiều con đực, tỷ lệ
đực/cái thay đổi khi tăng kích thước của đàn Cấu trúc đàn lớn gồm nhiều đàn nhỏ tập hợp thành Tuy nhiên cấu trúc đàn lớn lỏng lẻo và có hiện tượng tách nhập đàn thường xuyên Điều này được ghi nhận trong quá trình nghiên cứu ở loài Chà vá chân xám và Chà vá chân đen Tuổi trưởng thành của Chà vá chân đen từ 5 năm đến bảy năm đối với con cái và từ 5 năm đến tám năm đối với con đực Chu kỳ kinh nguyệt của con cái trưởng thành là 28-30 ngày và thời kỳ thai nghén là 210 ngày [19], [43], [50],[69],[72]
Trang 271.4.5 Tình hình nghiên cứu phân loại học Chà vá chân đen
Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes) được xem là một loài riêng biệt bởi
Milne-Edwards vào năm 1871, nhưng thời gian sau đó một số nhà nghiên cứu như: Napier và Napier (1985); Corbet và Hill (1992); Davies và Oates (1994)
nhận định một phân loài của Pygathrix nemaeus, bao gồm: Pygathrix nemaeus
nemaeus, Pygathrix nemaeus nigripes và Pygathrix nemaeus mois [44] Các
phân tích về phả hệ dựa trên các đặc điểm xương, da của các phân loài
P.nemaeus sau đó đã xác định phân loài Pygathrix nemaeus mois (Kloss, 1926)
và phân loài của Pygathrix nemaeus nigripes (Milne – Edwards, 1871) chính là
một Năm 1995, Nadler phát hiện thêm một loài Chà vá mới và đặt tên là Chà
vá chân xám, nhưng các nhà nghiên cứu khác coi đây là con lai của Chà vá chân
nâu (Pygathrix nemaeus) và Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes) Đến năm
1997, Chà vá chân xám được mô tả và kết luận là một loài mới: Pygathrix
cinerea (Tilo Nadler, 1997) Các nghiên gần đây về tiến hoá phân tử đã xác định
3 loài Chà vá là những loài riêng biệt, gồm: Chà vá chân đen - Pygathrix
nigripes (Milne – Edwards, 1871), Chá vá chân xám - Pygathrix cinerea
(Nadler, 1997) và Chà vá chân đỏ - Pygathirix nemaeus (Linnaeus, 1771) Hiện
nay, đa số nghiên cứu về loài Chà vá chân đen ở Việt Nam tập trung vào điều tra vùng phân bố, tình trạng quần thể và một số đặc điểm sinh thái của loài được thực hiện tại Vườn quốc gia Núi Chúa và Phước Bình tỉnh Ninh Thuận Dù vậy những đặc điểm về nơi sống, cấu trúc đàn, thành phần thức ăn và tập tính xã hội của loài vẫn chưa được nghiên cứu kĩ, chưa tương xứng với mức độ nguy cấp của loài [46], [47], [49], [50], [58, [69]
Trang 281.4.6 Các mối đe dọa đến loài Chà vá chân đen:
Nạn phá rừng và chia cắt sinh cảnh đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn tại của các loài Linh trưởng Hiện nay, tỷ lệ suy giảm rừng của nước ta khoảng 10.000
ha rừng mỗi năm do khai thác gỗ, trồng cây công nghiệp Người dân tộc thiểu
số ở các khu vực miền núi sinh sống chủ yếu dựa vào rừng như lấy gỗ, lấy củi,
mở rộng đất canh tác, săn bắt động vật Suy giảm diện tích rừng làm suy giảm
số lượng các loài động vật hoang dã, ngoài ra còn làm tăng khả năng tiếp cận của người dân địa phương vào các khu vực rừng còn nguyên sinh Ở nước ta hiện nay, các loài động vật hoang dã quý hiếm được săn bắt với mục đích thương mại Các loài Linh trưởng trong đó có Chà vá chân đen được săn bắt và buôn bán để phục vụ cho các nhu cầu khác nhau của con người như: làm thực phẩm, thuốc gia truyền, nấu cao, hoặc cho các mục đích trang trí khác nhau như thú nhồi bông, vật nuôi Tình trạng săn bắn như hiện nay đã đẩy nhiều loài động vật đặc hữu, quý hiếm và bao gồm cả các loài Linh trưởng của Việt Nam trong đó
có Chà vá chân đen vào con đường đứng trước nguy cơ tiệt chủng [65]
1.4.7 Tình trạng bảo tồn:
Theo danh lục Sách Đỏ thế giới (IUCN Red List, 2015) và Sách Đỏ Việt Nam (2007) xếp Chà vá chân đen vào bậc Nguy cấp – EN (Endangered); Theo nghị đinh 32/2006/NĐ-CP xếp Chà vá chân đen trong danh lục nhóm IB, nghiêm cấm khai thác và sử dụng [4], [13], [54]
* Tóm lại: Có khá nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong
và ngoài nước về thú linh trưởng nói chung và Chà vá chân đen nói riêng Tuy nhiên cho đến nay những đề tài nghiên cứu cũng như tư liệu về loài ở VQG Bù Gia Mập còn rất ít Đề tài được xây dựng với mục tiêu xác định được một số đặc điểm sinh thái của loài, các mối đe dọa và đề xuất một số giải pháp bảo tồn
Trang 29loài Kết quả thu được nhằm mục đích bổ sung thông tin cũng như đề xuất các giải pháp góp phần vào công tác bảo tồn loài ở VQG Bù Gia Mập
Trang 30Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được một số đặc điểm sinh thái của loài Chà vá chân đen tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước
- Xác định được những tác động chính làm cơ sở đề xuất giải pháp quản
lý bảo tồn loài Chà vá chân đen tại VQG Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Là loài Chà vá chân đen: Pygathrix nigripes (Milne-Edwards, 1871)
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tại khu vực các tiểu khu: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8,
9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 và 17 thuộc Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt – Vườn quốc gia Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước
3 Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Xác định một số đặc điểm sinh thái loài Chà vá chân đen tại
Vườn quốc gia Bù Gia Mập
- Đặc điểm về hiện trạng phân bố số lượng quần thể
- Đặc điểm về vùng sống và sử dụng vùng sống
- Đặc điểm về kích thước, cấu trúc đàn, độ tuổi và giới tính
- Đặc điểm về tập tính của loài:
+ Tập tính kiếm ăn
+ Tập tính di chuyển
+ Tập tính nghỉ ngơi
Trang 31+ Tập tính xã hội
Nội dung 2: Xác định các mối đe dọa tới loài Chà vá chân đen tại Vườn
quốc gia Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước
- Các mối đe dọa trực tiếp: Săn bẫy bắt, thú săn mồi,…
- Các mối đe dọa gián tiếp: Buôn bán bất hợp pháp, Sinh cảnh bị chia cắt, nơi sống bị thu hẹp, dịch bênh,…
Nội dung 3: Đánh giá thực trạng và giải pháp quản lý bảo tồn loài Chà
vá chân đen tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước
- Thực trạng về tình hình công tác quản lý bảo tồn loài
- Các giải pháp quản lý bảo tồn loài
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp chọn khu vực nghiên cứu
Việc chọn khu vực nghiên cứu là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn
vì các lý do sau:
- Rừng ở khu vực này chủ yếu là rừng thường xanh và bán thường xanh cho nên đây là khu vực kiếm ăn chủ yếu, nơi ở, nơi ngủ của loài Chà vá chân đen tại VQG Bù Gia Mập
- Khu vực này cán bộ kỹ thuật, Kiểm lâm của Vườn cũng như người dân địa phương tham gia công tác nhận khoán bảo vệ rừng thường hay bắt gặp nên việc nghiên cứu về tập tính của loài sẽ được thuận lợi và dễ dàng hơn
- Đây cũng là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của đường giao thông, khách
du lịch, vị trí đóng quân của các Đồn biên phòng, là khu vực săn bắn, bẫy bắt của nhiều nhóm thợ săn nên đây là khu vực có nhiều mối đe dọa đến loài Chà
vá chân đen nhất
Trang 32- Do thời gian và kinh phí có hạn nên việc chọn khu vực phân khu bảo vệ nghiêm nghặt của Vườn để nghiên cứu là phù hợp với bản thân nhằm đảm bảo đúng thời gian nghiên cứu mà nhà trường đã qui định
4.2 Phương pháp điều tra ngoại nghiệp:
- Phương pháp điều tra theo tuyến:
Tại khu vực nghiên cứu, đề tài
xác lập một hệ thống tuyến điều tra
là 13 tuyến với tổng chiều dài các
tuyến là 68,5 km Tuyến điều tra
được thiết lập dựa trên các lối mòn
có sẵn hoặc tạo mới đi qua các dạng
sinh cảnh khác nhau Các tuyến được
bố trí đi qua các khu vực có Chà vá
chân đen xuất hiện Chiều dài mỗi
tuyến khoảng 3 – 8 km tùy thuộc vào
địa hình của mỗi tuyến, các tuyến
được bố trí đảm bảo tính đại diện và
không trùng lặp với các đàn khác khi
+ Phương pháp điều tra hiện trạng phân bố số lượng quần thể
Trong quá trình điều tra theo tuyến, Chà vá chân đen được phát hiện và quan sát bằng mắt thường, ống nhòm, quay phim và chụp ảnh Sử dụng máy định vị Garmin GP S60Csx để xác định tọa độ vị trí nơi xuất hiện của đàn Chà
Trang 33vá chân đen, sau khi xác định được vị trí của đàn Chà vá chân đen đề tài sử dụng phương pháp quan sát bằng mắt thường nếu ở khoảng cách gần và bằng ống nhòm nếu ở khoảng cách xa để xác định số lượng chính xác các cá thể trong một đàn có thể quan sát rõ, tiếp đến dùng phương pháp khoảng cách để xác định những cá thể không thể quan sát rõ được hoặc những cá thể ẩn lấp thể hiện ra ngoài bằng những tiếng kêu, tiếng động từ cành cây để ước đoán tổng số cá thể
có trong một đàn Ngoài ra đề tài còn kết hợp với việc kế thừa tài liệu phỏng vấn người dân địa phương, thợ săn, cán bộ kỹ thuật và cán bộ kiểm lâm của Vườn,… từ đó xác định được hiện trạng số lượng đàn và số lượng cá thể Chà
vá chân đen trong một đàn Các thông tin thu được trong quá trình điều tra như:
vị trí, góc lệch bắc, hiện trạng rừng, thời tiết, thời gian bắt gặp, độ cao so với mặt nước biển, hướng dốc,… được ghi chép cẩn thận, đầy đủ vào phiếu điều tra
và sổ tay điều tra thực địa
+ Phương pháp xác định vùng sống và sử dụng vùng sống:
Vị trí gặp đàn Chà vá chân đen được xác định bằng máy định vị Garmin
GP S60Csx; sau đó đánh dấu trên bản đồ địa hình (VN2000) tỷ lệ 1:10.000 Xác định khoảng cách hoạt động trong ngày và diện tích vùng sống của Chà vá chân đen bằng các ô 100x100 m trên bản đồ địa hình (Davies, 1984) [32] và bản đồ hiện trạng rừng của VQG Bù Gia Mập hệ VN2000 Các thông tin thu được trong quá trình điều tra được ghi chép cẩn thận, đầy đủ vào phiếu điều tra và sổ tay điều tra thực địa
+ Phương pháp nghiên cứu xác định nhóm tuổi, giới tính:
Mỗi khi bắt gặp đàn Chà vá chân đen trên tuyến điều tra, tiến hành theo dõi, xác định thu thập các thông tin về loài như số lượng cá thể trong đàn, tỷ lệ đực cái, nhóm tuổi (đực trưởng thành, cái trưởng thành, đực bán trưởng thành,
Trang 34cái bán trưởng thành và con non),… Việc xác định tuổi và giới tính của Chà vá chân đen chủ yếu dựa theo phương pháp của National Research Council (U.S.) (1981) [68] và Barnett (1995) [25] và có tham khảo thêm phương pháp của Davies (1984) [32], Boonratana (1993) [27] và theo hình ảnh màu có sẵn Các thông tin về sinh trưởng và phát triển của loài Chà vá chân đen được tham khảo từ tài liệu của Trung tâm cứu hộ Cúc Phương tỉnh Ninh Bình Các thông tin thu được trong quá trình điều tra được ghi chép cẩn thận, đầy đủ vào phiếu điều tra và sổ tay điều tra thực địa
+ Phương pháp theo dõi tập tính:
Mỗi khi bắt gặp đàn Chà vá chân đen đề tài sử dụng phương pháp quan sát scan-sampling với khoảng cách đều 15 phút của Altmann (1974) [22] Quan sát bằng mắt thường hoặc qua ống nhòm Bushnell 7x50 Sử dụng phương pháp Scan-sampling để quan sát một nhóm cá thể hoặc một cá thể về các hoạt động (ăn, nghỉ, di chuyển, xã hội và khác), thực hiện nhìn quét kiểu rađa, thời gian quét tùy thuộc vào số lượng cá thể trong đàn (khoảng từ 2-5 phút), hành vi của một cá thể được ghi lại ngay tại thời điểm quét, khoảng cách giữa 2 lần quét là
15 phút Phương pháp này thu được số liệu của nhiều nhóm tuổi, giới tính khác nhau tại một thời điểm Số liệu thể hiện đầy đủ mô hình tập tính của loài Thời gian thu thập số liệu trong ngày từ 5h00– 17h00 Mỗi tháng thu thập số liệu ngoài thực địa 10 – 15 ngày
Các thông tin thu được trong quá trình điều tra được ghi chép đầy đủ, cẩn thận vào phiếu điều tra và sổ tay điều tra thực địa
Có 5 loại hoạt động chính: ăn, nghỉ, di chuyển, xã hội và hoạt động khác được xác định (Bảng 2.1)
Trang 35Bảng 2.1 Một số định nghĩa về các hoạt động của Chà vá chân đen
Ăn Khi Chà vá chân đen dùng chi trước để lấy thức ăn đưa vào
miệng, hoặc dùng chi trước giữ thức ăn rồi dùng răng bứt thức
ăn và nhai Nghỉ Khi Chà vá chân đen không di chuyển hoặc không tham gia vào
bất kỳ hoạt động nào
Di chuyển Khi Chà vá chân đen di chuyển từ cây này sang cây khác, từ
cành này sang canh khác, bao gồm các kiểu: Chạy, nhảy, đi và leo, trèo trên cùng một cây hoặc trên các cây khác nhau
Xã hội Khi các cá thể Chà vá chân đen quan hệ với nhau: bao gồm các
hoạt động như nhìn cảnh giới,chơi đùa một mình, chời đùa cả nhóm, kêu gọi đàn, kêu báo động, đánh nhau, giao phối,…
Khác Bao gồm các hoạt động như: Tiểu tiện, đại tiện,…
(Nguồn: Hà Thăng Long, 2009)
Lấy mẫu bằng phương pháp scan - sampling với hoạt động chính Thời gian thu thập số liệu trong ngày từ 5:00h – 17:00h
Bảng mã hóa các hoạt động của Chà vá chân đen, bao gồm các hoạt động
ăn, nghỉ, di chuyển, xã hội và các hoạt động khác của Chà vá chân đen (Bảng 2.2) [43]
Trang 36Bảng 2.2 Bảng mã hóa các hoạt động của Chà vá chân đen
- Phương pháp xác định các mối đe dọa
+ Phương pháp xác định mối đe dọa trên tuyến điều tra: Trên các tuyến điều tra trong quá trình khảo sát điều tra đề tài sẽ ghi nhận các mối đe dọa của con người và tự nhiên đến loài Chà vá chân đen tại khu vực nghiên cứu Các mối đe dọa này được đánh giá là các mối đe dọa đến loài Chà vá chân đen nói riêng và khu
hệ thú Linh trưởng tại VQG Bù Gia Mập nói chung Các thông tin thu được trong
Trang 37quá trình điều tra, thu thập trên các tuyến điều ra về tình trạng các mối đe dọa được ghi chép đầy đủ, cẩn thận vào phiếu điều tra và sổ tay điều tra thực địa
+ Phương pháp xác định các mối de dọa qua phỏng vấn và cho điểm trong nhân dân: Tổng số cá nhân, hộ gia đình mà đề tài đã tiến hành điều tra phỏng vấn là 90 hộ gia đình và cá nhân Đối tượng được điều tra phỏng vấn để thu thập thông tin về các mối đe dọa tới loài thú linh trưởng ở VQG Bù Gia Mập nói chung và Chà vá chân đen nói riêng chủ yếu là những người đồng bào dân tộc thiểu số, những người sống lâu năm tại khu vực vùng đệm VQG Bù Gia Mập, những người thường xuyên vào rừng, những người tham gia nhận khoán bảo vệ rừng tại Vườn, những người là thợ săn trước đây và một số cán bộ kỹ thuật, cán
bộ Kiểm lâm của VQG Bù Gia Mập
Cũng trong quá trình phỏng vấn đề tài sẽ lồng ghép việc đánh giá các mối
đe dọa tới loài bằng phương pháp cho điểm theo thứ tự từ 1 đến n điểm, tương ứng với n mối đe dọa tùy từng mức độ ảnh hưởng lớn hay nhỏ và tránh cho hai mối đe dọa có số điểm bằng nhau đề tài sẽ dựa trên 3 tiêu chí: diện tích ảnh hưởng của mối đe dọa, cường độ ảnh hưởng của mối đe dọa và tính cấp thiết của mối đe dọa (Margoluis and Salafsky, 2001)
Cụ thể về 3 tiêu chí xếp hạng:
* Diện tích ảnh hưởng của mối đe dọa: tỷ lệ diện tích bị ảnh hưởng bởi mối đe dọa trong khu vực nghiên cứu Ở đây đề tài xem xét mối đe dọa đó ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực nghiên cứu hay chỉ là một phần Cho điểm cao nhất (n điểm) đối với mối đe dọa mà ảnh hưởng đến diện tích rộng nhất và cho điểm thấp nhất (1 điểm) cho những mối đe dọa ảnh hưởng đến diện tích nhỏ nhất
Trang 38* Cường độ ảnh hưởng của mối đe dọa: mức độ phá hủy của mối đe dọa đối với sinh cảnh Ở đây đề tài xem xét liệu mối đe dọa đó phá hủy toàn bộ sinh cảnh trong khu vực đó hay chỉ ảnh hưởng một phần Cho điểm cao nhất đối với mối đe dọa nào có mức độ tác động mạnh nhất và cho điểm giảm dần theo cường độ ảnh hưởng của các mối đe dọa
* Tính cấp thiết của mối đe dọa: mối đe dọa ảnh hưởng hiện tại hay nó
sẽ xảy ra trong tương lai Việc cho điểm tiêu chí này tương tự với tiêu chí trên nghĩa là mối đe dọa nào có tính nguy cấp nhất sẽ cho điểm cao nhất và giảm dần theo tính nguy cấp
Các mối đe dọa tới loài Chà vá chân đen ở VQG Bù Gia Mập được xác định:
Trang 39Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả cho điểm, xếp hạng các mối đe dọa tới loài
hưởng
Cường độ ảnh hưởng
Tính cấp thiết
4.3 Phương pháp xử lý nội nghiệp:
- Xử lý số liệu thu được và lập bảng biểu, biểu đồ bằng các phần mềm Microsoft Excel, Word, Photoshop, SPSS,
- Số hóa dữ liệu, lập bản đồ hiện trạng phân bố, sinh cảnh sống và vùng sống của loài Chà vá chân đen tại VQG Bù Gia Mập bằng các phần mềm như: Microsoft Excel, ArcGis và Mapinfo trên bản đồ số của VQG Bù Gia Mập hệ tọa độ VN2000
Trang 40Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TẠI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu
3.1.1 Vị trí địa lý
Phân khu bảo vệ
nghiêm ngặt của VQG Bù
Gia Mập nằm ở phía Bắc của
Vườn thuộc địa phận hành
chính xã Bù Gia Mập, huyện
Bù Gia Mập, tỉnh Bình
Phước
- Phía Tây và Tây Bắc
giáp sông Đăk Huýt và là biên
giới giữa Việt Nam và Vương
quốc Campuchia
- Phía Đông và Đông
Bắc giáp tỉnh Đăk Nông
- Phía Nam giáp với các
tiểu khu còn lại của Vườn
Đắk Nông