Sau năm 1962, nhà nước đã giao cho Bộ Văn hóa để sửa sang thành nơi sưu tập, trưng bày và lưu trữ các tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu, có giá trị của Việt Nam từ thời tiền sử cho đến nay •
Trang 1Quản lý mỹ thuật Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam
• Sau năm 1945,ngôi nhà này được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau Sau năm
1962, nhà nước đã giao cho Bộ Văn hóa để sửa sang thành nơi sưu tập, trưng bày
và lưu trữ các tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu, có giá trị của Việt Nam từ thời tiền sử cho đến nay
• Từ một ngôi nhà có lối kiến trúc kiểu Châu Âu, tòa nhà đã được cải tạo mang nhiều nét kiến trúc Việt Nam, phù hợp với chức năng của một bảo tàng mỹ thuật
• Năm 1966, bảo tàng chính thức mở cửa đón khách thăm quan.Diện tích toàn bộ khuân viên bảo tàng khoảng 4200m2, và diện tích trưng bày là 1200m2 Từ năm 1997-1999, bảo tàng đã được mở rộng với diện tích là 4737m2 với diện tích trưng bày trên 3000m2 Bên cạnh trụ sở chính tại đường Nguyễn Thái Học, bảo tàng còn
có cơ sở 2 tại Hoàng Cầu- Ô Chợ Dừa ( Hà Nội) với một không gian lớn, trang thiết bị đầy đủ, hiện đại, được sử dụng để bảo quản và phục chế các tác phẩm nghệ thuật cũng như tổ chức các cuộc hội thảo khoa học trong nước và quốc tế
II. Các sự kiện của bảo tàng
1. Sự kiện vừa diễn ra
Trang 2a) Triển lãm tranh – tượng “Hà Nội – mùa thu Cách mạng” nhân dịp kỉ niệm 70 năm CMT8 (19/8/1945 – 19/8/2015) và quốc khánh nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa
VN ( 2/9/1945 – 2/9 2015) do các hoạ sĩ, giáo viên trường CĐ Nghệ thuật Hà Nội thực hiện khai mạc vào chiều 27/8 Hơn 30 tác phẩm hứa hẹn khơi gợi những cảm xúc người xem tong 1 không gian hội hoạ lắng đọng đan xen giữa quá khứ và hiện tại Các tác phẩm được thể hiện với nội dung phong phú đa dạng về chất liệu như sơn dầu, sơn mài, lụa, điêu khắc…đã phản ánh cái nhìn hiện thực của người nghệ
sĩ đắm chìm trong làn gió đổi mới nhưng vẫn luôn trăn trở, suy tư tìm về bản ngã của riêng minh trên chặng đường hướng về cái đẹp trong cội nguồn văn hoá từ 1
Hà Nội ngàn năm Cuộc chiến dù đã qua đi, mỗi mùa thu trở lại mang theo bao kí
ức tráng ca, hình ảnh Bác Hồ thật dung dị qua tác phẩm sơn mài “Mùa thu Cách mạng” của Trần Vũ Hoàng hay tình yêu và niềm tự hào quê hương đất nước qua chùm tranh 5 tác phẩm sơn dầu” Đất nước tôi” của Bùi Quốc Khánh Nằm trong mảng đề tài ca ngợi quê hương đất nước, tác phẩm “Bão biển” của hoạ sĩ Trần Vũ Bình hướng người xem về biển đảo quê hương qua nhiều lần cuộn sóng Ngoài ra còn 1 loạt các tác phẩm khác về vẻ đẹp của Hà Nôi
b) Chương trình thiếu nhi “Cùng sáng tạo mặt nạ vui Tết Trung thu” ngày 13/9/2015
đã được nhóm giảng viên, sinh viên trường ĐH Mỹ thuật VN thực hiện với sự hỗ trợ về địa điểm và không gian của Bảo tàng Mỹ thuật VN Chương trình đã thu hút
sự quan tâm rộng rãi của công chúng, đặc biệt là các bậc phụn huynh Gần 300 em nhỏ tham gia được học cách làm mặt nạ truyền thống với nhiều công đoạn khác nhau.các em còn được các tình nguyện viên hướng dẫn cách sử dụng màu sắc sinh động hấp dẫn để sáng tạo trên những chiếc mặt nạ bên cạnh đó các e được tham gia buổi trò chuyện lý thú xoay quanh câu chuyện về sự đời và ý nghĩa của chiếc mặt nạ truyền thống việt cùng TS Trang Thanh Hiền( giảng viên trường ĐH Mỹ thuật VN) Ngoài các hoạt động giành cho trẻ em, 20 tác phẩm mặt nạ do các hoạ
Trang 3sĩ tên tuổi và các hoạ sĩ trẻ như Lê Trí Dũng, Lê Thiết Cương, Trịnh Tuân, Lê Thông, Lê HuyTtiếp, Đỗ Hiệp, Trịnh Minh Tiến…sáng tác đã được trưng bày trong không gian bảo tàng Các tác phẩm này sẽ được bán gây quỹ nhằm hỗ trợ việc xây dựng trường học, lập tủ sách ở trường tiểu học Suối Bau, huyện Phủ Tiên, tỉnh Sơn La
Trang 5c) Triển lãm ảnh “Vì ngày mai tươi sáng”, nhằm gây quỹ giúp đỡ các trẻ e nghèo có hoàn cảnh khó khăn do Group Nhiếp ảnh Doanh nhân tổ chức sáng 19/9/2015 Đây
là lần thứ 3 Group Nhiếp ảnh Doanh nhân tổ chức tập hợp những bức ảnh chứa đựng niềm đam mê nghệ thuật, được các tác giả – những người cầm máy chuyên
và không chuyên ghi lại những khoảng khắc ấn tượng, độc đáo về phong cảnh, đất nước, con người, cuộc sống, thiên nhiên Việt Nam tươi đẹp Nhiều bức ảnh đã đạt được những giải thưởng trong các cuộc thi, các cuộc bình chọn, với tiêu chí chung của triển lãm là hướng tới các tác phẩm nghệ thuật mà người xem có thể dễ dàng cảm thụ được
Trang 62. Sự kiện đang diễn ra
a) “Lát cắt trầm tích” – triển lãm tranh tượng của hoạ sĩ Trần Ngọc Hưng vào ngày 23/9/2015 đến 30/9/2015 Đây là cuộc triển lãm cá nhân đâu tiên của hoạ sĩ sau những năm tháng miệt mài lao động và tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật Theo hoạ sĩ
Lý Trực Sơn: “ sơn mài của Trần Ngọc Hưng đập vào cái nhìn của ta với những hoà sắc trầm ấm mà bảng màu có thể gọi bằng tên dân gian như nâu đồng, gan gà,
gỉ đồng, vỏ đỗ…và cảm giác về chất liệu chắc nặng như tảng đá cưa đôi Hưng làm
Trang 7chủ kỹ thuật nghề và biết tôn trọng những đặc tính cùng khả năng biểu hiện của chất liệu”
Trang 8b) Khai trương không gian sáng tạo cho trẻ em (21/5/2011 – 21/9/2032) Đây là hoạt động mở đầu trong chương trình giáo dục mỹ thuật của bảo tàng Với diện tích 70m2 ở tầng 3 toà nhà chính của bảo tàng, tại đây các em sẽ được các hoạ sĩ, các nhà điêu khắc và cán bộ giáo dục bảo tàng hướng dẫn tìm hiểu, khám phá mỹ thuật dân gian và đương đại, trong nước và quốc tế bên cạnh hoạt động tham quan có hướng dẫn, các em được tham gia 8 hoạt động khám phá trải nghiệm và sáng tạo nghệ thuật như: tô tranh theo mẫu, vẽ tự do, tô tượng, ghép hình, nặn tượng, in tranh dân gian, ghép tranh khuyết, tranh xé dán…các hoạt động này được xây dựng trên cơ sở khai thác giá trị di sản mỹ thuật VN đang được trưng bày tại bảo tàng Đây sẽ là 1 sân chơi tạo cơ hội cho trẻ em tiếp cận và tìm hiểu nguồn di sản nghệ thuật quí giá của dân tộc từ đó giúp các em nhỏ phát trển tư duy sáng tạo, góp phần hoàn thiện nhân cách và giáo dục toàn diện cho các em
III. Chức năng, nhiệm vụ của bảo tàng
1. Chức năng
Trang 9• Nghiên cứu về lịch sử mỹ thuật của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
• Sưu tầm kiểm kê, bảo quản, trưng bày và giới thiệu các tài liệu hiện vật về lịch sử mỹ thuật của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
• Tiếp nhận tài liệu, hiện vật, sưu tập di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia về lịch sử mỹ thuật của các tổ chức và cá nhân trao tặng hoặc gửi giữ
• Tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí, hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Bảo tàng
• Sưu tầm kiểm kê , bảo quản , trưng bày và giới thiệu các tài liệu hiện vật về lịch sử
mỹ thuật của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
• Hướng dẫn , phục vụ nhân dân trong nước và khách nước ngoài tham quan , nghiên cứu tại Bảo tàng thực hiện các hình thức tuyên truyền giáo dục về lịch sử mỹ thuật cộng đồng các dân tộc Việt Nam thông qua tài liệu hiện vật của Bảo Tàng
• Nghiên cứu , ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động của Bảo Tàng
• Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các Bảo Tàng, di tích, nhà trưng bày và chủ
sở hữu di dản phù hơp với chức năng, nhiệm vụ được giao theo sự phân công của
Bộ Văn Hóa- Thông tin hoặc đề nghị của địa phương, tổ chức và cá nhân
• Tiếp nhận tài liệu, hiện vật, sưu tập di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia về lịch sử mỹ thuật của các tổ chức và cá nhân trao tặng hoặc gửi giữ theo qui định của pháp luật
• Thực hiện việc điều chuyển tài liệu, hiện vật theo qui định, cung cấp bản sao tài liệu, hiện vật theo chức năng nhiệm vụ được giao và qui định của pháp luật
• Hỗ trợ các hoạt động phổ biến, truyền dạy kỹ thuật kỹ năng nghề nghiệp, nghề thủ công truyền thông có giá trị tiêu biểu, hỗ trợ các hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm của nghệ nhận, nghệ sĩ nắm giữ bí quyết nghề nghiệp và có côn bảo vệ,
Trang 10phổ biến các loại hinh nghệ thuật truyền thông, nghề thủ công mỹ nghệ truyền thông.
• Thực hiện hơp tác quốc tế theo kế hoạch của Bộ Văn hóa – Thông tin và qui định của pháp luật
• Tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí, hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của bảo tàng và quy định của pháp luật
• Thu phí, lệ phí, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật
• Đảm bảo an toàn , an ninh trong khu vực do Bảo Tàng quản lý
• Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự và thực hiện các chế độ, chính sách đói với viên chức, người lao động theo quy định của nhà nước và phân cấp quản lý của Bộ
• Quản lý, sử dụng tài chính , tài sản được giao và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật
• Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng giao
IV. Bộ sưu tập của bảo tàng
1. Mỹ thuật thời tiền sử, sơ sử
Giới thiệu chung: Việt Nam là đất nước có nền văn hóa lâu đời Những hình khắc mặt người và thú ở hang Đồng Nội tỉnh Hòa Bình, cách đây khoảng 10000 năm là dấu ấn đầu tiên của nền nghệ thuật tạo hình cổ đại Việt Nam.Nghệ thuật tạo hình cổ đại Việt Nam đã phát triển liên tục, trải qua thời đại đồ đá và đặc biệt là sơ
kỳ thời đại kim khí, suốt thời đại đồng thau và đầu thời đại đồ sắt.Ở miền Bắc Việt Nam từ Quảng Bình trở ra, văn hóa Đông Sơn ra đời và phát triển rực rỡ dựa trên nền tảng của một quá trình hội tụ lâu dài từ những nền văn hóa " tiền Đông Sơn"
Trang 11trước đó với hai phổ hệ chính là Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun - Đông Sơn (khu vực sông Hồng) và phổ hệ Cồn Chân Tiên - Đông Sơn (ngã ba sông Mã, sông Chu).Từ thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên đến đầu Công nguyên, ở miền Trung và Nam Bộ Việt Nam cũng hình thành hai trung tâm văn minh lớn là Văn hóa Sa Huỳnh chạy dọc suốt miền Trung từ Quảng Nam trở vào đến TP Hồ Chí Minh, Văn hóa Đồng Nai và Óc-eo ở Nam Bộ Những trung tâm này tác động qua lại lẫn nhau và giao lưu với các nền văn minh khác ở Hoa Nam (như văn hóa Điền)
và Đông Nam Á.Nghệ thuật tạo hình cổ đại Việt Nam là nền nghệ thuật của cư dân nông nghiệp lúa nước, phát triển liên tục qua hàng chục thế kỷ, tạo nên bản sắc độc đáo và đa dạng.Phòng trưng bày này chủ yếu giới thiệu những di vật tiêu biểu về nghệ thuật cổ đại tại các tỉnh phía Bắc
Hy vọng rằng trong tương lai những di tích về nghệ thuật cổ đại thuộc các tỉnh miền Trung và miền Nam sẽ được bổ sung để trưng bày và giới thiệu một cách đầy đủ hơn về nghệ thuật cổ đại Việt Nam
2. Mỹ thuật thời từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 19.
Sau chíến thắng quân xâm lược phương Bắc, nhà nước Đại Việt ra đời, Đạo Phật có được địa vị trong xã hội Cùng với việc xây dựng kinh đô Thăng Long (Hà Nội ngày nay), nhiều chùa lớn được triều đình và nhân dân khởi tạo ở các địa phương Kiến trúc cung đình và kiến trúc Phật giáo được nở rộ tạo điều kiện phát triển cho nghệ thuật điêu khắc và hội họa Từ những di tích nổi tiếng thời Lý - Trần (TK 11 - 14) và nghệ thuật điêu khắc Chămpa (TK 8 - 9) ở miền Trung, với các hiện vật, tác phẩm điêu khắc bằng đá và đất nung cho thấy truyền thống sáng tạo lâu đời của nhân dân với những công trình nghệ thuật có quy mô lớn và tài khéo cho đến những tác phẩm điêu khắc thời Lê Sơ- Mạc- Hậu Lê (TK 15 - 18) và nhất
là những pho tượng gỗ phủ sơn trong hệ thống tượng Phật giáo và tượng Hậu thời
Trang 12Lê Trung Hưng là những tác phẩm có vẻ đẹp cân đối hài hòa, đường nét đục chạm chau chuốt tinh vi Đây chính là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam Thời kỳ Tây Sơn - Nguyễn (TK 18 - 19) tiếp theo được đánh dấu bằng những tác phẩm có tính hiện thực được thể hiện với những giá trị nghệ thuật cao Với sự ra đời của thể loại điêu khắc trang trí đình làng ở thời Mạc (TK 16) lần đầu tiên xuất hiện đề tài dân dã phản ánh cuộc sống đời thường thông qua các tác phẩm được sáng tác bằng nghệ thuật chạm khắc điêu luyện của các thợ dân gian Giai đoạn này đánh dấu sự tham gia của khuynh hướng dân gian vào mỹ thuật truyền thống, để sang thế kỷ sau nó bùng nổ và phát triển mạnh mẽ.
3. Mỹ thuật từ thế kỷ 20 đến nay.
Phần trưng bày mỹ thuật hiện đại -đương đại (từ TK 20 đến nay) của Bảo tàng
Mỹ thuật Việt Nam được chia theo hai tiêu chí: Trưng bày các tác phẩm theo phân
kỳ lịch sử mỹ thuật (từ 1925 đến 1945 và từ 1945 đến 1954) và trưng bày các tác phẩm theo chất liệu với các sưu tập tranh sơn mài, lụa,màu dầu, đồ họa, và điêu khắc (từ 1954 đến nay)
.- Giai đoạn mỹ thuật Việt Nam năm 1945 - 1954: giai đoạn 9 năm kháng chiến chống Pháp với sưu tập ký họa là giai đoạn thay đổi quan niệm nghệ thuật của các họa sĩ đưa nghệ thuật gắn với những biến động của dân tộc, các họa sĩ đã
Trang 13từ bỏ phong cách lãng mạn bằng những tác phẩm đầy tính chiến đấu lạc quan, hình thành nền nghệ thuật cách mạng kháng chiến và tiếp tục cho đến ngày nay.
- Mỹ thuật từ 1954 cho đến nay: gồm các sưu tập trưng bày theo tiêu chí chất liệu như: sơn mài, lụa, sơn dầu, đồ họa, điêu khắc - Sưu tập sơn mài với hàng trăm tác phẩm tiêu biểu cho từng giai đoạn sáng tác của lớp lớp họa sĩ, đã góp phần xác lập diện mạo một nền nghệ thuật dân tộc và hiện đại, bộ tranh sơn mài là một trong các sưu tập chọn lọc có giá trị bậc nhất của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam- Sưu tập tranh lụa là một sưu tập quan trọng trong tổng thể tác phẩm của Bảo tàng, ghi đậm bản sắc riêng Việt Nam, mang cái duyên thầm không ồn ào, nhẹ nhàng mà sâu lắng
- một lọai hình nghệ thuật Á Đông thuần khiết đóng góp vào kho tàng văn hóa dân tộc.- Sưu tập tranh sơn dầu giới thiệu các tác phẩm sáng tác sau năm 1954, các tác phẩm chứa đựng những cảm xúc chân thành với đất nước và con người trong chiến tranh và trong công cuộc xây dưng cuộc sống mới
Các tác phẩm tiêu biểu trong những năm
80 với ngôn ngữ thể hiện tượng trưng, bố cục khác lạ, màu sắc nghiêng về hướng biểu hiện, tươi sáng Các tác phẩm trong năm 1990 cho thấy sự bùng nổ mạnh mẽ mọi khuynh hướng nghệ thuật hiện đại: hiện thực, ấn tượng, biểu hiện, trừu tượng,
Trang 14siêu thực - Sưu tập tranh đồ họa với các chất liệu phong phú như bột màu, màu nước, tranh khắc, phấn màu- Sưu tập điêu khắc hiện đại ghi lại các dấu ấn quan trọng ở mỗi thời kỳ phát triển của mỹ thuật, thể hiện cái đẹp tinh tế không qúa nệ thực tạo ra tính chân thực sâu lắng cho mỗi tác phẩm.
4 Mỹ thuật ứng dụng truyền thống
Những nghệ nhân ở mọi miền đất nước đã trân trọng đưa những giá trị nghệ thuật vào tất cả những vật dụng, từ những dụng cụ gia đình, công cụ sản xuất, y phục, nhà ở, nhạc cụ cho đến những vật dụng dùng trong nghi lễ, tín ngưỡng, biểu diễn sân khấu dân gian Chúng ta bắt gặp ở đây tất cả các kỹ thuật thủ công thể hiện trên mọi chất liệu có trên đất nước ta ở trình độ hoàn mỹ đáng tự hào Sự phong phú tuyệt vời trong cách sử dụng các chất liệu như : tre, đồ vải dệt, đồ chạm khảm ốc, xà cừ, chạm trổ kim loại đã cho ta thấy tính thực dụng của các loại hiện vật được sưu tầm và trưng bày tại đây
5. Mỹ thuật dân gian
Tranh dân gian bao gồm tranh Tết và tranh Thờ xuất hiện ở một số tỉnh đồng bằng, miền núi ở phía Bắc, miền Trung và miền Nam Là sản phẩm trí tuệ tập thể qua nhiều thế hệ, tranh dân gian không chỉ đáp ứng nhu cầu về tinh thần, tâm linh
và mỹ cảm của nhân dân lao động trong những ngày Tết mà còn ẩn chứa những nội dung giáo dục đạo đức, nhân cách trong đời thường Ba dòng tranh dân gian nổi
Trang 15tiếng Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Làng Sình (Thừa Thiên Huế), mang đậm nét sắc thái riêng biệt của nông thôn và thành thị Việt Nam Đề tài chủ yếu là chúc tụng, cảnh vật, sinh hoạt, quan hệ gia đình xã hội, cầu phúc, thờ thần linh bản địa, anh hùng dân tộc Tranh thờ Phật giáo thường vẽ một Đức Phật, một
vị tổ hay một vị thần tướng Nhân dân coi các vị thần, Phật ấy có quyền lực ảnh hưởng tới phúc họa của con người, con người cầu mong Phật, Thần giúp đỡ Tranh thờ cổ thường được thể hiện bằng bột màu pha keo vẽ trên giấy dó, có nơi dùng sơn quang dầu vẽ trên gỗ, có khi dùng nhựa cây thông để vẽ màu sáng, dát vàng bạc lóng lánh tương tự như cách tô tượng của đình chùa tạo cho tranh có được chiều sâu và sự thần bí trong các buổi lễ tế
6. Sưu tập gốm ( từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 20)
Phòng trưng bày nghệ thuật gốm Việt Nam, một thiên niên kỷ, từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 20, giới thiệu những đặc trưng rõ nét nhất về các giai đoạn của loại hình gốm không men cũng như gốm có men.Gốm men ngọc và men rạn là sản phẩm tiêu biểu của gốm thời Lý (TK 11 - 12) với chủ đề trang trí phần lớn là những họa tiết hoa sen, hoa cúc, hoa phù dung, cua cá, mây, sóng nước đã được cách điệu khéo léo.Gốm hoa nâu ra đời từ cuối thế kỷ XII, nhưng phải sang thế kỷ 12 - 14 mới ổn định phong cách và trở thành dòng gốm đặc sắc thuộc thời Trần Đề tài trang trí bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống bao gồm vân mây, hoa lá, chim ,cá, hổ, voi Gốm hoa nâu bộc lộ phẩm chất giản dị, mộc mạc đồng thời mang tính nghệ thuật cao.Gốm men trắng hoa lam manh nha xuất hiện khoảng cuối thế kỷ 14, nhưng phải sang thể kỷ 15 thời Lê Sơ mới thật sự bùng nổ mạnh mẽ và mau chóng chiếm ưu thế trong suốt 5 thế kỷ: Lê Sơ, qua Mạc, Lê Trung Hưng, Tây Sơn và Nguyễn Gốm hoa lam đa dạng phong phú về kích cỡ, chủng loại, hình dáng và cả
đề tài trang trí.Gốm hiện đại: đầu thế kỷ 20, một số lò gốm dân dụng ở cả ba miền Bắc- Trung - Nam vẫn tiếp tục sản xuất phục vụ đời sống của người tiêu dùng Các nghệ nhân có tay nghề tiếp thu vốn cổ truyền thống đồng thời kết hợp những tư