1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Vì sao chuồn chuồn chấm chót đuôi lên mặt nước(tong hop ly giai ve cac cau hoi rat hay)

34 1,2K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 237,5 KB

Nội dung

sao chuồn chuồn chấm chót đuôi lên mặt nước? Chuồn chuồn thường hay chấm nhẹ chót đuôi lên mặt nước hồ, ao, rạch nước, có người cho đó là chuồn chuồn uống nước. Cần biết rằng ở chỗ đầu nhọn của đuôi chuồn chuồn không có vòi hút thì làm thề nào chúng uống nước được. Nguyên do là chuồn chuồn vừa bay vừa dùng đầu nhọn ở đuôi phóng trứng của chúng vào trong nước. Đó là cách đẻ trứng hết sức điển hình ở chuồn chuồn, người ta thường gọi đó là cách “chạm nước đẻ trứng”. Nói chung chuồn chuồn liên tục chạm nước đẻ trứng, nhưng cũng có loại chuồn chuồn vừa di động vừa dừng từng chỗ để đẻ trứng, lại có chuồn chuồn cả con đực và con cái đều đồng thời chạm nước đẻ trứng. Mặt ngoài của trứng chuồn chuồn có một lớp màng dính, khi trứng chìm vào nước, trứng sẽ bám vào mặt đất hay cây cỏ? Ngoài ra còn có loại chuồn chuồn vừa bay vừa đẻ trứng. Lúc này chuồn chuồn giống như chiếc máy bay lên thẳng dừng lại một chỗ trong không trung và đẻ trứng. Cũng có loại đậu trên đất đẻ trứng vào đất bùn hoặc đẻ trứng vào các bộ phận của cỏ cây. Có loại chuồn chuồn chui hẳn vào nước để đẻ trứng lên cây cỏ trong nước. Loại chuồn chuồn có thể chui vào nước sâu đến 1 m ở lâu trong nước đến 49 phút. sao mỗi tổ ong chỉ có một ong chúa? Khi mùa đông lạnh lẽo đã qua, mùa xuân đã đến, ong chúa của các loài ong vò vẽ, ong vằn… tự mình xây một tổ con rồi ở trong đó đẻ trứng, nuôi một số ong con. Tại giai đoạn này, không kể là việc làm tổ hoặc nuôi dưỡng thế hệ sau, mọi việc đều do một mình ong chúa hoàn thành. Cho dù các con ong mà ong chúa sinh ra và nuôi dưỡng có cả ong cái, nhưng ong chúa đã tiết ra một chất đặc biệt để nhằm chế ngự sự phát dục, về giống cái của các con ong này, để biến chúng thành ong thợ. Sau khi đời ong non thứ nhất đã trưởng thành, chúng có thể tiếp nhận được công việc mở rộng tổ, chăm sóc ong non, ong chúa lại chuyển sang giai đoạn đẻ trứng. Lâu dần tổ ong ngày càng lớn, ong thợ ngày càng nhiều. Nên nói rằng tổ ong chỉ có một ong chúa cả bầy ong là đời sau của ong chúa. Nhưng cũng có một số loài ong, trong tổ đồng thời tồn tại vài ong chúa. Các ong chúa là một nhóm “nữ vương”, tạo thành một đại “gia đình” trong một tổ ong. Nhưng gia tộc loài ong không cho phép có sự nhầm lẫn, nên ong chúa có tiết ra một chất đặc biệt để phân biệt với dòng họ khác, còn chất đặc biệt đó là gì thì cho đến nay người ta vẫn chưa khám phá phát hiện được. Chuồn chuồn thời xa xưa rất lớn phải không? Từ những khảo chứng hoá thạch chúng ta được biết, ở đại Cổ sinh cách đây 300 triệu năm, trong giai đoạn Tứ kỷ thạch nham đến kỷ Nhị Điệp (kỷ cuối cùng của đại Cổ sinh), trên Trái đất có một loại chuồn chuồn rất lớn sinh sống. Cánh chuồn chuồn, theo phát hiện hoá thạch của kỷ Thạch nham ở Pháp và hoá thạch ở kỷ Nhị Điệp ở châu Mỹ, đều có độ dài trên 30 cm. Khi hai cánh giương ra, chiều rộng lớn tới 65 – 70 cm, là một loại chuồn chuồn cỡ lớn. Trên Trái đất trong thời đại kỷ Thạch nham vẫn chưa có thực vật nở hoa. Lúc bây giờ đâu đâu cũng là rừng rậm do thực vật dương xỉ to lớn mọc thành cụm rậm rạp hình thành nên. Bên cạnh đầm lầy, loại chuồn chuồn to lớn bay lượn, cảnh tượng ấy rất hùng tráng, rực rỡ. Côn trùng trong thời kỳ ấy có một số loại cánh dọc (châu chấu…) con phù du, tổ tiên của loài sâu kiến và con gián, v.v… vẫn chưa xuất hiện côn trùng cánh cứng, bươm bướm và ong mật hút nhuỵ hoa. Vả lại, kẻ thù bên ngoài của côn trùng cũng rất ít, chỉ có côn trùng bay lượn trên không chưa có chim chóc, chưa có động vật bò sát biết bay. Cho nên đất trời lúc bấy giờ là thế giới của loại chuồn chuồn to lớn. Nhưng do chuồn chuồn lớn quá mức, đến cả thân thể của mình cũng không sao kham nổi. Lại thêm lượng đồ ăn phải rất nhiều, cho nên chúng dần dần bị tuyệt chủng. Có động vật nào một mắt không? Không có loài nào trong số các động vật có vú, chim, động vật lưỡng cư hoặc bò sát tự nhiên có một mắt. Những loài cá dẹt như cá bơn được cho là chỉ có một bên mắt, kỳ thực có hai. Một mắt nhập vào mắt kia, bên trái hoặc bên phải. Tuy vậy, vẫn có một vài loài độc nhãn trong thế giới động vật không xương sống. Trong số đó có một số loài “bọ nước” mà thực chất là các loài tôm cua. Một loài bọ nước một mắt, được đặt một cái tên rất phù hợp là cyclops, là cư dân quen thuộc ở lớp cặn ao hồ nơi nước tù đọng. Nó có những cái mắt kép, giống như ở ruồi, nhưng mỗi con chỉ có một con mắt mà thôi. ư Mùa xuân là mùa hoa đào nở rộ, trăm hoa đua nở, chim bướm bay lượn, ong hút mật, rất nhiều côn trùng đang tìm mật truyền phấn trong các bụi hoa quả là một cảnh tượng đầy tất bật. Ong mật và bướm có thể ngửi thấy mùi thơm của các loại hoa quả, lẽ nào lại nói là chúng cũng có “mũi”? Rõ ràng là côn trùng có “mũi”. Nếu bạn bắt các loại côn trùng rồi quan sát tỉ mỉ một chút, bạn sẽ phát hiện ra trên đầu của chúng đều có hai chiếc râu. Nhưng râu của mỗi loại côn trùng lại khác nhau: Có loại râu nhỏ và dài, có loại râu lại có rất nhiều nhánh trông như hai chiếc bàn chải; Có loại râu lại rất ngắn, bên dưới nhọn, bên trên bành to ra, hai chiếc râu như hai chiếc chuỳ ngắn. Ngoài ra, ở phía dưới miệng của côn trùng còn có 4 chiếc râu bé và ngắn. Đừng thấy hình dạng của xúc tua và râu khác hoàn toàn với mũi của động vật bậc cao mà coi thường chúng, chúng cũng có tác dụng ngửi mùi vị như chiếc mũi. Bởi bề mặt của xúc tua và những chiếc rây có rất nhiều lỗ nhỏ, bên trong các lỗ nhỏ có chứa các tế bào có thể cảm nhận được mùi vị. Khi côn trùng gặp phải không khí có mang theo mùi vị, nó sẽ phân biệt được mùi vị nhờ vào cấu tạo đặc biệt này. “Chiếc mũi” đặc biệt này vô cùng quan trọng đối với nhiều loại côn trùng. Ngoài ong mật và bướm ra, còn có rất nhiều côn trùng đều lợi dụng xúc giác để tìm kiếm thức ăn hay tìm đối tượng giao phối nhằm phát triển đời sau. Loài kiến mà mọi người quen thuộc có thể dựa vào khứu giác để phân biệt bạn của mình. Nếu đặt vài con kiến ở tổ này vào trong một tổ kiến khác, do mùi vị của hai bên khác nhau nên những chú kiến ngoại lai này sẽ bị cắn chết ngay. Do có cơ quan khứu giác nên côn trùng cũng có thể né tránh các mùi vị mà nó không thích. Dựa vào đặc tính côn trùng có thể ngửi thấy mùi vị, con người chế tạo ra rất nhiều dược phẩm có mùi thơm. Trong đó có một số dược phẩm có thể dụ dỗ côn trùng đến sau đó sẽ bắt và giết chúng; Một số khác có thể xua đuổi côn trùng, bảo vệ cho con người và vật khỏi bị chúng gây hại, dụ như hương đuổi muỗi… Không chỉ có thể ngửi được mùi vị, côn trùng còn có thể phân biệt âm thanh. Bởi trên cơ thể chúng có một số bộ phận có tác dụng giống như chiếc tai vậy. “Tai” của côn trùng rất kỳ lạ, hơn nữa chúng lại có vị trí khác nhau. Tai châu chấu mọc ở hai bên trái phải đốt thứ nhất dưới bụng, mỗi bên một chiếc, mặt ngoài có vết nứt giống như hình nửa Mặt trăng, có thể nhìn thấy rất dễ. “Tai” kiến mọc trên hai chiếc râu ở phần đầu, trong đốt thứ hai của mỗi chiếc râu đều có cơ quan tiếp thu âm thanh. Tai của loài rết lại mọc ở đốt thứ hai của cặp chi trước. Còn tai của con thiêu thân vừa mọc ở phần ngực vừa mọc ở phần bụng. Khả năng nghe của côn trùng rất đặc biệt. Khả năng phân biệt tần suất âm thanh cũng rất tốt. Nếu số lần ngừng lại của âm thanh trong một giây tương đối nhiều thì tai người sẽ không nghe thấy, chỉ cảm giác như có một luồng âm thanh liên tục. Nhưng rất nhiều loài côn trùng lại có thể phân biệt rất rõ sự thay đổi tần suất vài chục lần trong một giây. Không chỉ vậy, các nhà nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra có rất nhiều loài côn trùng có thể nghe thấy siêu thanh, có loài thậm chí còn có thể nghe thấy siêu thanh rung 200.000 lần/s Tai của côn trùng chủ yếu được dùng để tìm “bạn đời”. Chẳng hạn như một con côn trùng cái đang cô đơn sẽ dễ dàng tìm thấy chỗ ở của một con đực bằng âm thanh đặc biệt mà nó phát ra để thực hiện các hoạt động giao phối. Tai cũng có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ bản thân. Giống như rất nhiều con thiêu thân có thể nghe thấy âm thanh của loài dơi. (Âm thanh này gọi là sóng siêu âm, tai người không nghe thấy được) giúp cho chúng có thể nhanh chóng rời xa khu vực nguy hiểm và khỏi bị rơi vào miệng dơi. Tại sao thỉnh thoảng mình hà mã lại “chảy máu”? Hà mã tuy là động vật cạn, nhưng đại bộ phận thời gian của nó ngâm mình dưới nước, chỉ thỉnh thoảng mới lên cạn tìm thức ăn mà thôi. Điều kỳ lạ là khi đó, trên lớp da nhẵn bóng của nó, đôi khi xuất hiện “máu” đỏ, thậm chí có lúc toàn thân trở nên đỏ thẫm. Thì ra, da của hà mã rất dày, rất sáng, nhưng không có tuyến mồ hôi – khác với loài người thông qua việc toát mồ hôi để hạ thấp thân nhiệt và làm cho da ẩm ướt, mát mẻ. Khi hà mã ngâm trong nước, việc thiếu tuyến mồ hôi không gây ảnh hưởng gì với nó. Nhưng khi lên cạn, lớp da thiếu nước bị khô đi, và có nguy cơ nứt ra. Lúc này hà mã phải sử dụng đến biện pháp tự tiết “máu” để làm ướt cơ thể. Thực tế chất màu đỏ này không phải là máu mà là một loại thể dịch đặc biệt màu đỏ, được da tiết ra. Tác dụng của nó giống như sơn bôi lên bề mặt dụng cụ trong nhà, có thể bảo vệ được da, ngăn chặn sự khô nứt trên cơ thể. ư Chỉ đêm xuống hoặc những hôm trời mưa, hoa huệ mới toả hương ngào ngạt. Đó là do đặc tính nó toả mùi thơm theo độ ẩm không khí. Với các loài hoa nở ban ngày, khi ánh nắng chiếu xuống, nhiệt độ trên cánh hoa sẽ tăng lên, khiến tinh dầu thơm trong cánh hoa thoát ra nhiều. Hoa huệ thì khác, cấu tạo cánh hoa của nó khá đặc biệt: nếu trời càng nắng to và hanh khô, bạn sẽ chẳng ngửi thấy mùi gì cả trừ phi gí sát mũi vào bông hoa. Ngược lại, nếu không khí có độ ẩm càng cao, những lỗ trao đổi khí trên cánh hoa tự động mở to để tinh dầu thơm thoát ra ngoài. Ban đêm, không còn ánh Mặt trời, độ ẩm không khí tăng cao hơn ban ngày nhờ vậy hoa huệ bắt đầu mở các túi thơm của mình. Đêm càng về khuya, mùi hoa càng đậm. Những hôm trời mưa, độ ẩm không khí cũng cao hơn lúc bình thường, khi đó hoa cũng rất thơm. Có lẽ đa phần chúng ta cảm nhận được mùi thơm của nó về đêm và lúc trời mưa, nên còn gọi nó là dạ lai hương hoặc vũ lai hương. sao la không đẻ con? Thông thường, khi cho mẹ ngựa giao phối với bố lừa, đẻ ra la. Nếu đem mẹ lừa giao phối với bố ngựa, con lai thu được gọi là “lừa la”, là một loại tuấn mã. Hầu như tất cả chúng đều không có khả năng sinh sản. Nhưng hãn hữu, vẫn có trường hợp la mẹ tạo ra thế hệ sau. Còn la bố thì không. Động vật cấp cao đều do trứng thụ tinh phát triển mà có thế hệ con. Tế bào trứng sinh ra từ buồng trứng của động vật giống cái, tinh trùng được sản sinh ra từ tinh hoàn của động vật giống đực. Còn la, bất kể là đực hay cái, đều có hệ sinh dục phát triển không hoàn chỉnh, thế chức năng sinh có thể chưa bình thường. Cơ quan sinh dục của những con la đực không thể sản sinh ra loại hoóc môn động dục, đồng thời không thể sản sinh ra tinh trùng thành thục, thế không thể thụ tinh. Đó là do la chỉ có một đời. Song cũng có một vài trường hợp hiếm hoi la mẹ đẻ. Hơn 1.000 năm trước, trong sách nông học cổ đại “Tề dân yếu thuật” của Trung Quốc đã có một vài ghi chép về trường hợp này. Năm 1953 ở thôn Đông Tĩnh, Cam Túc, một con la mẹ giao phối với một con lừa đực đẻ được một con lừa con. Năm 1954 ở tổng Giao - Đạo, huyện Hương Lương, tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc), một con la mẹ giao phối với một con ngựa đực, đẻ ra một con la cái. Sự việc này tuy hiếm gặp, nhưng là để nói rằng một số ít la mẹ vẫn có thể sản sinh ra các tế bào trứng thành thục có khả năng thụ tinh. Điều đáng nói là đến giờ vẫn chưa thấy la đực sản sinh ra tinh trùng thành thục. Tại sao mũi chó thường xuyên ướt? Chó có khứu giác rất nhạy cảm. Cấu tạo mũi chó phức tạp hơn nhiều so với mũi những loài động vật khác. Bộ phận để phân biệt các mùi vị của nó cũng đặc biệt lớn. Trong các loài động vật cấp ca, xoang mũi có nhiều nếp nhăn, bên trên có một màng nhầy, niêm mạc trên thường xuyên tiết ra chất dịch nhầy làm ướt các tế bào khứu giác này. Nhờ đó, chúng có thể đưa các loại mùi vị từ thần kinh khứu giác lên đại não. Đầu mũi con chó có một tổ chức niêm mạc không có lông, phía trên có rất nhiều nốt nổi lên. Đó là một bộ phận chủ yếu của khí quan khứu giác. Trên tổ chức niêm mạc đầu mũi này thường xuyên tiết ra rất nhiều dịch nhờn để làm ướt mũi, khiến cho khứu giác của loài chó đặc biệt nhạy cảm. ư Một ngày nào đó, lang thang trong rừng mưa nhiệt đới của Malaysia và Indonesia, bạn có thể sẽ sửng sốt khi đập vào mắt bạn là một bông hoa chói lọi, khổng lồ với đường kính tới gần… 1 mét. Đó là Rafflesia, một dạng hoa loa kèn lớn nhất thế giới. Thậy kỳ lạ, từ “báu vật của tạo hoá” này, có thứ mùi kinh khủng không ngừng bốc ra – mùi thịt thối. Dân địa phương do vậy gọi nó là hoa xác chết. Tuy vậy, thứ mùi đó lại có vai trò sống còn đối với hoa rafflesia, chúng hấp dẫn ruồi nhặng đến làm chức năng thụ phấn. Tên đầy đủ của loài hoa này là Rafflesia arnoldi. Hoa mọc ngay trên mặt đất, đường kính tới 1 mét, màu đỏ chói lọi. Cây Rafflesia là một loại cây ký sinh, dạng sợi, đường kính thân bé như sợi chỉ. Thật ngược đời, hoa của cây to bao nhiêu thì thân cây là bé bấy nhiêu. Rafflesia chui vào các mô rễ của một cây chủ có dạng thân leo và hút chất dinh dưỡng từ đó. Nó không có lá, không có cuống, không có rễ. Cuối cùng, cái vi thể ăn bám nhỏ bé đó sẽ tạo ra một cái nướu, to dần lên thành hình một chiếc bắp cải. Chính cái “bắp cải” này về sau sẽ nở ra bông hoa khổng lồ Rafflesia arnoldi, mọc ngay trên mặt đất. Các hạt của cây Rafflesia rất nhỏ, được bọc trong một lớp vỏ cứng. Các nhà khoa học cho rằng chính các động vật đã truyền hạt này đi xa khi đi lang thang trong rừng. Hạt giắt vào móng chân của chúng và thế là được tha đi khắp nơi. Loài Rafflesia đầu tiên và lớn nhất được phát hiện ở đảo Sumatra. Các nhà khoa học đã lấy tên người phát hiện ra nó, một người châu Âu có tên là Thomas Stamford Rafflesia, cũng là người đã thành lập nước Singapore ngày nay, đặt cho cây. Từ đó đến nay, người ta đã đặt tên cho hơn 12 loài Rafflesia khác. Không phải mọi loài Rafflesia đều có mùi thối rữa của thịt thối. Ở Indonesia cũng có loài cây này, người dân gọi là bunga patma, có nghĩa là hoa sen. Cá ngủ thế nào? Giống như các loài động vật khác, cá cũng cần phải ngủ, nhưng lại không hề nhắm mắt, đa số chúng chỉ chợp mắt chốc lát mà thôi. Chính vậy chúng ta có cảm giác rằng cá không bao giờ ngủ. Ở Địa Trung Hải có nhiều loài cá vùi mình trong cát khi ngủ. Đáng nể nhất là loài cá vẹt, ban đêm tiết chất nhầy thành cái “túi ngủ” để che mắt kẻ thù. Nó phải mất 30 phút để tạo ra cái “túi ngủ” này và ngần ấy thời gian để ra khỏi “giường”. Các loài cá trích, cá bạc má hay cá chảy ngủ thường thành từng đàn có lính canh dưới đáy biển. Nhiều loài ngủ trong đám rong rêu phía trên mặt nước, số khác lại nằm im trên cát nhờ tài hoá trang lẫn vào môi trường xung quanh như cá đuối. Còn loài cá sòng ngủ giữa những hòn cuội nhỏ. Bí mật sự hồi sinh của ve sầu Người Trung Quốc cổ cho rằng ve sầu là con vật biểu tượng của sự hồi sinh do chu kỳ sống có một không hai của chúng: nằm lặng lẽ dưới mặt đất trong nhiều năm liền, sau đó trồi lên khỏi mặt đất đi tìm bạn đời giao phối, đẻ trứng rồi… chết! Ngày nay, người ta vẫn tự hỏi về khả năng kỳ lạ của ve sầu khi chúng luôn xuất hiện trong thiên nhiên vào một thời điểm chính xác trong năm. Người ta đào những con nhộng thuộc loài ve sầu Magicicada đã… thọ dưới mặt đất 15 năm. Loài ve sầu này thường chỉ ngoi lên khỏi mặt đất sau 17 năm “tu luyện”. Khi đưa những con nhộng ve sầu vào một căn phòng được điều khiển khí hậu nhân tạo. Tại đây những con nhộng được gắn vào bộ rễ của những cây đào (peach) đã được “điều chỉnh” để có thể ra hoa hai lần mỗi năm. Kết quả những con ve sầu thoát kiếp nhộng sớm hơn một năm. Loài côn trùng này đã “đếm” thời gian bằng cách theo dõi những tin hiệu sinh của cây. Cứ vào mùa xuân, khi nhiều loại cây bắt đầu ra hoa, những giọt mật và protein từ hoa sẽ chảy ra, rơi xuống và thấm vào bộ rễ của cây. Ve sầu ở trong lòng đất hút lấy thức ăn từ rễ cây và đó chính là lúc chiếc đồng hồ sinh học của loài côn trùng này được “kích hoạt”. Lúc này ve sầu sẽ hồi sinh, bò lên khỏi lòng đất và bắt đầu một chu kỳ sống mới… sao chim chấp nhận trứng cúc cu gửi nhờ? Một số loài chim thà để lại những quả trứng mà cúc cu đẻ nhờ vào tổ của chúng, còn hơn là lỡ vứt đi trứng của chính mình. Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hành vi vứt trứng của 18 loài chim Australia và 23 loài ở châu Âu. Trong phần nghiên cứu tại xứ sở chuột túi, họ đặt những quả trứng nhựa màu xanh dương vào tổ và quan sát xem lũ chim chủ nhà sẽ hất bỏ hay đập vỡ quả trứng có màu kỳ lạ này Ánh sáng và tầm nhìn trong tổ dường như là những nhân tố chính để nó quyết định có hất bỏ quả trứng ngoại đạo hay không. Những loài chim xây tổ nhỏ, tối, hình mái vòm hoặc hình cái chén, thì đều chấp nhận quả trứng lạ, nhưng các con chủ nhà có tổ tràn đầy ánh sáng thì có thể phân biệt giữa các quả trứng, và tỷ lệ vứt bỏ cao hơn. Một số loài chim chủ nhà chấp nhận trứng của cúc cu thay hứng chịu nguy cơ vứt con của mình. Những loài chim nhỏ hơn xây tổ nhỏ khép kín hơn sẽ có lợi thế bảo vệ, những con cúc cu to lớn không thể chui vào tổ của chúng đẻ được. Song điều đó đồng thời cũng khiến chúng khó nhận ra trứng cúc cu hơn tổ tối hơn và chúng không muốn mắc sai lầm nếu vứt bỏ con của chính mình. Một số loài chim chủ nhà chấp nhận đứa con rơi của cúc cu chi phí để nuôi dưỡng nó là thấp. Song, những gì chúng tôi tìm thấy là điều đó không quan trọng chút nào. Loài chim hồng tước bản địa tuyệt đẹp ở Australia là một dụ tốt về một loài chim không thể phân biệt được đâu là trứng của mình, đâu là trứng cúc cu, thế chúng không hất trứng lạ khỏi tổ. Song, nó cũng là loài vật chủ duy nhất trên thế giới có thể phân biệt những đưa con giả trong tổ và loại bỏ chúng. “Dường như chúng thua thiệt trong cuộc chạy đua tiến hoá ở giai đoạn trứng, song bù lại, chúng lại tiến hoá để có thể nhận ra những đứa con rơi của cúc cu trong tổ của mình”. sao chim cánh cụt có thể sống ở Nam cực? Môi trường cực kỳ khắc nghiệt ở Nam cực đã buộc các sinh vật bậc cao rút lui khỏi lãnh địa của nó. Ngay cả các động vật lớn có thể chịu được cái rét – 80 độ C của Bắc cực như gấu trắng, voi biển… cũng không hề có mặt ở cực Nam. Vậy mà chim cánh cụt lại có thể làm được điều đó. Để hiểu sao, chúng ta phải xem lại “gia phả” của chúng. Trước hết, cánh cụt là một loài chim bơi ở dưới nước cổ xưa nhất. Có thể nó đã đến đây định cư từ trước khi châu Nam cực mặc “áo giáp băng”. Do diện tích đất liền hẹp, mặt biển rộng, nên nơi đây có thể coi là khu vực phồn thịnh nhất trong các thuỷ vực, với nguồn thức ăn phong phú, trở thành vùng đất tốt cho cánh cụt trú ngụ. Sau nữa, do kết quả tôi luyện trong gió và bão tuyết qua hàng ngàn vạn năm, lông trên toàn thân của cánh cụt đã biến thành lớp lớp dạng vảy gắn chặt. Với loại “chăn lông” đặc biệt này, nước biển không những khó thẩm thấu, mà dù cho nhiệt độ có xuống tới – 100 độ C, chim cũng không hề hấn gì. Đồng thời, lớp mỡ dưới da của nó rất dày, nên càng đảm bảo giữ nhiệt cho cơ thể. Thêm nữa, châu Nam cực không có thú ăn thịt, thế là cánh cụt đã có được một mảnh đất khá an toàn. Chẳng thế mà khi các nhà nghiên cứu đặt chân lên mảnh đất tận cùng của thế giới này, chim cánh cụt không những không bỏ chạy, mà còn đón tiếp họ với thái độ rất thân mật (và tò mò). Từ khi nào và sao cây mọc lá? Các nghiên cứu về hoá thạch đã chỉ ra rằng cây cối từ đầu kỷ Devon trở về trước (cách đây khoảng 360 triệu năm) không được sum suê lá như bây giờ. Đa số thực vật đều trơ trụi trong một khoảng thời gian kéo dài đến 40 triệu năm. Tại sao cây cối lại có lá và tại sao quá trình “triển khai” lá này lại kéo dài đến như thế? Câu trả lời từ rất lâu đã là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận khoa học. Mới đây, các nhà nghiên cứu thuộc hai trường đại học ở Anh đã đưa ra một giả thuyết, theo đó, lá chỉ được hình thành khi có sự thay đổi mạnh mẽ về lượng CO2 trong khí quyển. CO2 là khí mà cây cối sử dụng để quang hợp. Vào đầu kỷ Devon, Trái đất có quá nhiều khí này, nhiều đến mức cây chẳng cần hoặc chỉ cần rất ít lỗ khí (nơi chúng hút CO2 vào và nhả oxy ra). thế, hầu hết cây cối đều không có lá. Cá biệt, một số thực vật mọc những bộ phận giống như gai vậy. Không có lỗ khí, nên nếu cây có lá, nhất là lá rộng, chúng sẽ phải chịu nhiệt độ rất cao của môi trường thời đó. Nhưng rồi sau đó, lượng nồng độ của khí CO2 trong bầu khí quyển của Trái đất bắt đầu giảm dần theo thời gian, cuối cùng chỉ còn lại khoảng 10% so với lượng ban đầu. Do vậy, cây cối buộc phải tiến hoá sao cho có nhiều lỗ khí hơn để hút đủ CO2, để giữ mát thân. Sự hình thành lá ở thực vật là một cách thức để thích nghi với môi trường. Nhờ có những chiếc lá chi chít lỗ khí, cây quang hợp được nhiều hơn và không bị nhiệt độ quá cao làm hại. Động vật khác loài có hiểu nhau không? Trong một số trường hợp thì có. Khi nghiên cứu những dấu hiệu phức tạp mà chim hải âu gửi cho nhau trong các giống cùng một loài, người ta nhận thấy chim trong các đàn lẫn lộn có thể đáp lại tiếng kêu cứu của nhau. Hươu có thể nhận ra lời cảnh báo trong tiếng kêu của chim trong các cuộc đối thoại liên loài trong rừng. Thông thường, cách ứng xử này chỉ dừng lại ở mức độ những tín hiệu đơn giản về mối nguy hiểm hoặc diễn tả nỗi sợ hãi. Chẳng hạn, khi một con sói tru lên khi bị dồn vào chân tường, tiếng tru của nó chuyển đi một nỗi sợ hãi phòng thủ và tín hiệu này có thể lây lan khắp các chủng loại cùng loài. Có trường hợp các loài khác nhau sử dụng thông tin một cách lừa lọc. dụ, những con đom đóm cái đang bị đói của một loài có thể bắt chước các tín hiệu lập loè mà con cái của một loài khác thường phát ra khi đáp lại tín hiệu tình yêu. Bằng cách đó, chúng có thể lừa con đực của loài khác cùng họ, tấn công và ăn thịt. Bươm bướm có cái tên gọi là sò hến? Bươm bướm có rất nhiều giống loài. Trên thế giới có khoảng 3000 loài. Bất kể loài nào cũng đều nhỏ bé. Nói chung, khi cánh giương ra rồi, độ dài của thân mình khoảng chừng 3 cm, màu sắc của cánh đẹp đẽ, đặc biệt là trên cánh của nó, lấp lánh các màu rực rỡ: tím, xanh, lục, da cam… trông như những viên đá quý, trong đó hay gặp nhất là màu lam pha tím. Sở dĩ loài này có tên là sò hến nó hết sức tương tự về kích thước, màu sắc mặt trong của vỏ sò hến. Có khi động vật cũng có tên gọi giống nhau, như “đỗ quyên”, là tên gọi của một loài hoa đẹp và cũng là tên của một loài chim có giọng hót rất hay. Con mực bơi như thế nào? Hẳn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi nghe nói: Với nhiều sinh vật thì phương pháp hoang đường “tự túm tóc để nâng mình lên trên” lại chính là cách di chuyển thông thường của chúng ở trong nước. Mực cũng thế. Con mực và nói chung, đa số các động vật nhuyễn thể lớp đầu túc đều di chuyển trong nước theo cách: lấy nước vào lỗ máng qua khe hở bên và cái phễu đặc biệt ở đằng trước thân, sau đó chúng dùng sức tống tia nước qua cái phễu đó. Như thế, theo định luật phản tác dụng, chúng nhận được một sức đẩy ngược lại đủ để thân chúng bơi khá nhanh về phía trước. Ngoài ra con mực còn có thể xoay ống phễu về một bên hoặc về đằng sau và khi ép mình để đẩy nước ra khỏi phễu thì nó có thể chuyển động theo bất kỳ hướng nào cũng được. Chuyển động của con sứa cũng tương tự như thế: nó co các cơ lại để đẩy nước từ dưới cái thân hình chuông của nó ra và như thế nó bị đẩy về phía ngược lại. Chuyển động của bọ nước, của các ấu trùng chuồn chuồn và nhiều loại động vật dưới nước khác cũng theo phương pháp tương tự. sao cua đi ngang? Hãy úp sấp bàn tay của bạn xuống mặt bàn và tưởng tượng rằng đó là một nửa con cua. Mu bàn tay là mai cua, các ngón tay của bạn là chân cua. Di chuyển tay về phía trước. Bây giờ hẳn bạn đã hình dung ra cách cua đi ngang. Loài cua được bọc trong một bộ xương ngoài có tác dụng bảo vệ chúng trước kẻ thù. Tuy nhiên, cái giá phải trả là các chân trên của chúng bị hạn chế cử động. Càng tiến hoá nhiều, xương ngoài của cua càng có tác dụng bảo vệ hơn và chân cử động càng ít hơn. Trông thì buồn cười thật, nhưng có thế cua mới sống được. Cụ thể, chân cua gắn vào mình nó, cũng giống như ở con người chúng ta vậy. Song thật không may cho anh chàng “8 cẳng 2 càng” này là trong khi tay người có rất nhiều khớp (vai, khuỷu tay, cổ tay và ngón tay) cho phép chúng ta cử động được thoải mái thì cua lại có rất ít khớp. Và các khớp chân ấy cũng không được linh hoạt lắm. Chúng chỉ hơi gập lại theo hướng trước – sau. Để dễ hiểu, bạn cứ hình dung như thế này: Chân cua cũng tương tự như ngón tay người, chỉ có thể di chuyển dọc mà rất hạn chế theo chiều ngang. Như vậy, cua đi ngang là do nó đã chấp nhận hy sinh sự linh hoạt của chân, đổi lại được bảo vệ khỏi kẻ thù. sao thiên nga trong vườn thú không bay mất? Trong sở thú, mặt nước hồ trong suốt như gương, từng đôi thiên nga trắng tự do bơi một cách an nhàn nhởn nhơ, đôi lúc lại vươn dài cổ cao giọng hót, hoặc vẫy cánh, bước lên bờ để tỉa tót dung nhan. Tại sao chúng không bay đi nhỉ? Chim bay lượn trong không trung có liên quan đến lực đẩy và lực nâng của sự chuyển vận không khí. Chim có hai kiểu bay: bay chèo và bay lướt. Bất kể loại chim nào, khi chúng cất cánh đều phải dựa vào sự lắc lư của cánh. Trên cánh chim mọc đầy lông ống, hình dạng tương đối lớn, xếp ngay ngắn, gọi là lông vũ. Lông ống mọc ở cổ tay và bàn tay là lông vũ sơ cấp, còn lông ống mọc ở phần trước ống tay gọi là lông vũ thứ cấp. Mặt trên và mặt dưới của lông ống còn có lông nệm. Các lông ống sắp xếp như sau: phiến ngoài của mỗi lông ống phủ một phần phía trong của lông kế bên. Khi chim nâng cánh, mỗi lông ống đều xoay quanh trục thân, làm không khí dễ lọt qua khe hở của các phiến lông của lông vũ. Khi chim đập cánh, lông xoay trở lại, phủ phiến lên nhau, làm thành tấm rộng cản khí, sản sinh áp lực đối với cánh, đẩy mạnh thân chim hướng lên trên hoặc hướng về phía trước. vậy, lông vũ ở trên cánh chim là công cụ quan trọng trong việc bay lượn của chim. Loài chim không có lông vũ như chim không cánh và đà điểu thì không thể bay được. Một số loài khi thay lông thường có khá nhiều lông vũ cũng rụng một lúc, lúc này chúng tạm thời mất khả năng bay lượn vốn có. Căn cứ vào nguyên này, thiên nga hoặc các loài chim khác, sau khi đưa đến vườn thú, trước tiên phải nhổ lông vũ đi, hoặc cắt xương ngón tay của chim non hoặc xương khớp của bàn tay, làm cho lông vũ không có chỗ để mọc. Không có lông vũ, không có sức để vẫy mạnh cánh, thế là chúng không thể bay lên được nữa. ại sao khi mỗi độ thu về thì lá cây xanh lại ngả màu vàng và rơi rụng? [...]... Mặt trời, nhưng Mặt trăng đủ gần và đủ to để phản chiếu đủ ánh Mặt trời nên nó sáng hơn bầu trời xung quanh thế ta vẫn thấy Mặt trăng Song điều này không đúng với các sao Tuy vậy, một nhà du hành trên Mặt trăng thậm chí vẫn có thể nhìn thấy các sao khi mà Mặt trời đang mọc, bởi trên thực tế Mặt trăng không có bầu khí quyển để phân tán ánh Mặt trời và làm sáng loá bầu trời ban ngày Tại sao. .. Mặt trời và Mặt trăng như sau: Khi Mặt trời và Mặt trăng mới mọc hoặc sắp lặn, phía đường chân trời chỉ có một góc khoảng không Gần đó lại là núi đồi, cây cối, nhà cửa hoặc các vật khác Mắt chúng ta tự nhiên sẽ so sánh Mặt trời hoặc Mặt trăng với các vật kể trên, vậy ta có cảm giác chúng to hẳn ra Nhưng khi lên tới đỉnh đầu, bầu trời bao la không có vật gì khác, chúng ta thấy chúng nhỏ hẳn lại Mặt. .. của Mặt trời giống nhau Điều đó chứng tỏ bụi vũ trụ và Mặt trời vốn là từ cùng “tinh vân” hình thành mà ra Sau khi các hạt chất rắn lắng đọng vào trong khoảng thời gian 10 triệu – 100 triệu năm, do sự cân bằng giữa sức hút của Mặt trời và lực ly tâm mà hình thành các hành tinh loại Trái đất chủ yếy do vân thạch tụ tập lại ở vùng gần Mặt trời Ở vùng xa Mặt trời thì hình thành các hành tinh kiểu sao. .. thể nhận ra Mặt trăng ngay cả khi nó đang xuất hiện Tuy vậy, vào ban đêm chị Hằng là thứ sáng nhất trên bầu trời Do Mặt trăng di chuyển quanh Trái đất trong một tháng, nên nó có mặt ở mọi vị trí trên bầu trời trong suốt 24 giờ Diện tích bề mặt Mặt trăng được nhìn thấy phụ thuộc vào tuần trăng, hay vào diện tích mà nó được ánh Mặt trời chiều tới tại một thời điểm nhất định Ban ngày trời sáng bầu khí... trong khoang mũi lập tức sẽ hưng phấn lên, chuyển những kích thích này thành những tín hiệu đặc biệt và truyền đến đại não thông qua các dây thần kinh khứu giác, vậy tạo ra khứu giác giúp cho chúng ta có thể ngửi thấy các loại mùi vị bằng mũi Vì sao bình minh và hoàng hôn, Mặt trời trông to hơn? Mặt trăng quay quanh quỹ đạo của Trái đất, Trái đất quay quanh Mặt trời Khoảng cách giữa Trái đất và... chóp lại mỏng đi đến mức chỉ còn như là một lớp da – tương tự như con mắt của rắn Vì sao đàn ông lấy vợ? Tại sao và điều gì khiến cho một anh chàng tự do lông bông và vui thú, bỗng nhiên chui tọt “vào lồng”? Tại sao, tại sao thế? Theo sự giải của các nhà tâm hiện đại, tạp chí “Woman” đã tóm tắt thành ba điểm sau: 1 đồng hồ sinh học của anh ta đã gõ Theo các nhà tâm học thì trong mỗi người... thanh cao thấp trầm bổng khác nhau Mặt đất rung động: Nếu khối cát sạt lở là rất lớn, mặt đất sẽ bị rung động, làm cho âm thanh từ sa mạc thêm vang động, nghe được rất xa và lâu Có trường hợp âm thanh vang trong bán kính 10 km và lâu đến 5 phút Tại sao có thể thấy Mặt trăng giữa ban ngày? Mặt trăng xuất hiện vào ban ngày cũng nhiều như vào ban đêm Chỉ có điều ban ngày Mặt trời sáng hơn tất cả mọi thứ,... Muốn đun nước, chúng ta đặt ấm nước lên trên ngọn lửa, chứ không đặt cạnh ngọn lửa Vậy muốn làm lạnh một vật bằng nước đá thì nên làm thế nào? Do thói quen, nhiều người cứ đặt vật lên trên nước đá Làm như thế, chỉ là công cốc mà thôi… Khi đun nóng nước, chúng ta đặt ấm nước lên trên ngọn lửa là hoàn toàn đúng, bởi không khí được ngọn lửa đun nóng sẽ nhẹ hơn, bốc lên khắp xung quanh ấm nước Thành ra,... thói quen, nhiều người cứ đặt vật lên trên, chẳng hạn đặt bình sữa lên trên nước đá Làm như thế không hợp cách, bởi không khí ở bên trên nước đá, sau khi lạnh, sẽ chìm xuống và được thay thế bằng không khí nóng xung quanh Từ đó ta suy ra một kết luận là: nếu muốn làm lạnh thức ăn hoặc đồ uống thì không nên đặt nó ở trên nước đá mà đặt ở dưới nước đá nếu đặt nồi nước lên trên, thì chỉ có lớp nước... kích thích mạnh, ít ảnh hưởng đến thần kinh con người Đối với những người ít khi lên tầng cao, trước khi đi lên cần chuẩn bị sẵn sàng tư tưởng, tốt nhất nên ngắm nhìn phong cảnh ở xa trước, làm cho thị giác, thính giác và tinh thần quen dần, rồi mới thu gần lại và nhìn thẳng xuống Như vậy, ta sẽ không bị chóng mặt Tại sao mũi lại có thể ngửi được các loại mùi vị? Mũi của con người có hai chức năng . Vì sao chuồn chuồn chấm chót đuôi lên mặt nước? Chuồn chuồn thường hay chấm nhẹ chót đuôi lên mặt nước hồ, ao, rạch nước, có người cho đó là chuồn chuồn. loại chuồn chuồn chui hẳn vào nước để đẻ trứng lên cây cỏ trong nước. Loại chuồn chuồn có thể chui vào nước sâu đến 1 m ở lâu trong nước đến 49 phút. Vì sao

Ngày đăng: 25/06/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w