Để làm rõ cũng như hướng đến tìm hiểumối quan hệ tương tác giữa những NCT sống tại mái ấm, chúng tôi đã tiếp cận cácnguồn kênh thông tin là các sách, đề tài nghiên cứu, bài báo, tập chí
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2015
Tên công trình:
« Mối quan hệ tương tác giữa những người cao tuổi sinh sống tại mái ấm »
(Điển cứu: Mái ấm tình thương Chùa Diệu Pháp, 188 Nơ Trang Long, Phường 13,
Quận Bình Thạnh, TP.HCM)
Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm: Trần Nguyễn Thái Thanh, lớp K06, 2012 - 2016
Thành viên: Đặng Thị Mỹ Dung, lớp K06, 2012 - 2016
Võ Thị Hà, lớp K06, 2012 - 2016
Lê Hoài Thanh Tâm, lớp K06, 2012 – 2016
Nguyễn Trang Anh, lớp K06, 2012 - 2016
Người hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Tùng
Khoa Công tác xã hội
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 1
3 Lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 1
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 1
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giới hạn của đề tài 1
6 Đóng góp mới của đề tài 1
6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 1
7 Kết cấu nghiên cứu 1
PHẦN NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lý luận và hướng tiếp cận lý thuyết 1.1 Tháo tác hóa khái niệm 14
1.2 Các tiếp cận và lý thuyết ứng dụng 16
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 19
1.4 Khung phân tích 20
1.5 Khái quát quá trình nghiên cứu 20
Chương II: Kết quả nghiên cứu 2.1 Thực trạng mối quan hệ tương tác của những NCT ở mái ấm 27
2.2 Những cản trở trong việc gây dựng mối quan hệ thân thiết với nhau giữa những NCT tại mái ấm 34
2.3 Lợi ích của việc xây dựng mối quan hệ tương giữa những NCT tại mái ấm .38
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC BẢN CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Vấn đề người cao tuổi (NCT) là một vấn đề có nhiều người quan tâm, trongnước hiện tại có khá nhiều đề tài về NCT Số lượng NCT ở Việt Nam có số lượng giatăng gần đây Tuy nhiên, khi tìm hiểu về đời sống tinh thần của NCT có thể nhận thấynhững NCT ở các mái ấm vẫn chưa được quan tấm đúng cách Con người con cần cónhững mối quan hệ xã hội chủ đích, NCT sống cùng người thân có mối quan hệ xã hộichủ đạo với gia đình, vậy NCT tại mái ấm thì như thế nào? Có được đẩy mạnh thiếtlập như những NCT khác không Do đó, đề tài hướng tới nghiên cứu và tìm ra nguyênnhân của những mối quan hệ tương tác không tốt của NCT để hỗ trợ việc chăm sóc vàđáp nhu cầu cho NCT tại mái ấm
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài:
Như chúng ta biết NCT đã góp một phần không nhỏ trong đời sống văn hóa –
xã hội Tuy nhiên cuộc sống có nhiều bất cập nên đời sống của những NCT, đặc biệt lànhững người NCT neo đơn sinh sống tại các viện dưỡng lão, các mái ấm tình thươngcàng có nhiều vấn đề cần được quan tâm hơn Để làm rõ cũng như hướng đến tìm hiểumối quan hệ tương tác giữa những NCT sống tại mái ấm, chúng tôi đã tiếp cận cácnguồn kênh thông tin là các sách, đề tài nghiên cứu, bài báo, tập chí về NCT và cácnguồn kênh có thông tin nghiên cứu liên quan
Ngoài nước:
Thông Tấn Xã Việt Nam ngày 3/2/2004 cho biết biết kết quả của viện nghiêncứu pháp (INED), thực hiện các nước thành viên Châu âu (EU) bao gồm Bồ Đào Nha,Cộng Hòa Séc, Hà Lan, Đức, Italia,… người già ở phía nam EU thì thích sống vớinhững người thân trong gia đình Các nước phía bắc EU thì tình trạng người cao tuổisống tại các trung tâm dưỡng lão đang có xu hướng ngày càng tăng Ví dụ : Hà Lan,chỉ có 8% số người già trên 75 tuổi đã ly hôn, góa bụa, hoặc độc thân sống chung vớicác thành viên khác trong gia đình, số còn lại sống trong cơ sở xã hội cộng hòa Séc và
Bồ Đào Nha có đến 50 % người sống chung với người thân Đức và Hà Lan rất nhiều
Trang 4người sống một mình trong nhà của họ vì các dịch vụ tạo điều kiện chăm sóc tại nhàtương đối phát triển Sự khác biệt trong cách chọn nhà của người già ở nước EU là dochuẩn mực về văn hóa, lý do về kinh tế, chính sách xã hội của từng quốc gia là khácnhau kết quả nghiên cứu của INED cho thấy ngày càng có nhiều người trên 75 tuổisống trong các cơ sở xã hội (theo chương lão hóa và người lớn tuổi của JohnJ.Macionis, XHH năm 2004)
Chương “Lão hóa và người lớn tuổi” của John J.Macionis trong tác phẩm “Xãhội học” (2004) đã trình bày rõ thực trạng người cao tuổi đang gặp phải ở các nước,các nền văn hóa khác nhau Tác giả đã phân tích và lí giải dưới nhiều góc độ khácnhau về hiện trạng số lượng người cao tuồi ờ Mỹ thêm đông Tác phẩm đã làm rõ đượcvấn đề tình trạng người cao tuổi ở các nước phát triển đang phải đối mặt như: phânbiệt đối xử và định kiến xã hội trong vần đề nghèo đói Sự cô lập của xã hội đang dầntrở thành nổi lo âu của hàng triệu người cao tuổi, trong đó nữ giới chiếm số đông Mộtthống kê của Mỹ vào năm 1985 cho thấy, khoảng 40% sống một mình so với nam giớichiếm đến 14%, tỷ lệ sống với người thân chiếm 17,8 % đối với nữ và 7,4 % đối vớinam hay sống trong nhà dưỡng lão nữ 3,7 % nam là 1,3 %
Căn cứ vào những thông tin và chỉ báo ta thấy rằng, số lượng người cao tuổisống tại các trung tâm đang có dấu hiệu tăng dần Nguyên nhân chủ yếu là họ không
có gia đình hoặc con cái không muốn sống chung với họ, tuy nhiên tùy thuộc vào quanđiểm và cách sống của mỗi quốc gia mà thực trạng này diễn ra nhiều hay ít Người caotuổi khi được đưa vào viện dưỡng lão để chăm sóc đã ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần
và tâm lí họ, bởi vì đặc điểm tâm lí người cao tuổi khi về già muốn được sống bên concháu và người thân tron gia đình, họ muốn chia sẻ những kinh nghiệm mà minh đãtừng trải cho con cháu thông qua việc hồi tưởng quá khứ Do đó, chúng ta cần phảiquan tâm và cải thiện mối quan hệ giữa các thành viên trong trung tâm để học có mộtcuộc sống ý nghĩa hơn, có động lực đế tiếp tục cuộc sống
Trong nước:
Theo bài viết của Tiến sĩ Hoàng Mộc Lan (Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân Văn) “Đời sống tinh thần của người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay” Đứng
trên góc độ phân tích của một nhà tâm lí học Theo tác giả, NCT ở Việt Nam hiện nay
Trang 5vấn đề được cho là đáng quan tâm ở khía cạnh đời sống tinh thần là: việc làm, thunhập và nhu cầu lao động, sức khỏe và nhu cầu được chăm sóc sức khỏe, quan hệ xãhội và nhu cầu được quan tâm, tôn trọng
Xét về hoạt động lao động và nhu cầu lao động, NCT thu nhập dựa trên banguồn:
“- Từ lao động sản xuất hàng ngày của người cao tuổi;
- Tích lũy từ lao động của người cao tuổi lúc còn trẻ dưới dạng bảo hiểm hưu trí, tiết kiệm hoặc vật chất khác;
- Từ nguồn trợ cấp của con cái hoặc trợ cấp của Nhà nước (cho các cụ già cô đơn không nơi nương tựa).”
Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng phân tích về thu nhập của NCT neo đơnkhông nơi nương tựa Tác giả cho biết, những nguồn thu nhập của đối tượng nàythường từ việc buôn bán hàng rong, hưởng các chế độ chính sách, trợ cấp dành chongười già hoặc từ chính quyền địa phương, các cơ sở, tổ chức xã hội Phân bố ngườicao tuổi không đồng đều, và nguyện vọng lớn nhất của NCT là được quan tâm, chămsóc Bên cạnh đó, bài viết còn phân tích về mặt sức khỏe của NCT, những chứng bệnhNCT hay mắc phải Đề cập đến mối quan hệ xã hội và nhu cầu quan tâm, tôn trọng
Tác giả đã làm những khảo sát tại các vùng thuộc các tỉnh phía Bắc và rút ra kết luận:
“Hoạt động xã hội của người cao tuổi hiện nay co lại trong phạm vi gia đình, thân tộc nhiều hơn Các hoạt động xã hội rộng lớn, mang tính cộng đồng làng, xã còn rất nghèo nàn Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến lạc hậu về thời cuộc và cô đơn trong cuộc sống của người cao tuổi.”
Tác giả cũng đã đưa ra được những trách nhiệm của gia đình, xã hội đối với đờisống tinh thần của người cao tuổi Bài viết đã nêu lên được phần nào các khía cạnh đờisống tinh thần của NCT, tuy nhiên, bài nghiên cứu của TS Hoàng Mộc Lan còn đichung chung và không nhấn mạnh quá nhiều đến các mối quan hệ tương tác giữanhững NCT với nhau Đưa ra được mức độ quan hệ xã hội của NCT chỉ ở mức khá,nhưng chưa nêu lên đặc điểm tâm lí tương quan Chúng tôi sử dụng những nhận định
và kết quả phân tích về mối quan hệ xã hội và nhu cầu của NCT neo đơn trong bài
Trang 6nghiên cứu để làm cơ sở và nhận định cho mối tương quan giữa NCT neo đơn như thếnào.
Công trình nghiên cứu “Một số vấn để cơ bản về người cao tuổi ở Việt Nam
giai đoạn 2011 2020” của Ts Lê Ngọc Lân Viện nghiên cứu Gia đình và giới
-Viện Khoa học xã hội Việt Nam Đề tài đã đề cập tới một số nội dung như: khái niệm,các tiếp cận nghiên cứu về người cao tuổi, kinh nghiệm nghiên cứu người cao tuổi ởcác nước và quan điểm của Đảng về người cao tuổi, một số vấn đề cơ bản về đời sốngcủa người cao tuổi hiện nay, một số vấn đề trong chăm sóc người cao tuổi trong cácgia đình, cộng đồng và xã hội Đồng thời, đề tài cũng là cơ sở thực tiễn để điều chỉnhchính sách nhằm phát huy hơn nữa vai trò của người cao tuổi và chăm sóc người caotuổi tốt hơn trong giai đoạn 2011 – 2015
Theo tạp chí Dân số và Phát triển (số 5/ 2006), website Tổng cục dân số và Kế
hoach hóa Gia đình, đề tài “Nghiên cứu đặc trưng của người cao tuổi Việt Nam và
đánh giá mô hình chăm sóc người cao tuổi đang áp dụng” là đề tài đề cập đến các
đặc trưng cơ bản về người cao tuổi ở Việt Nam, so sánh với thế giới và các nước trongkhu vực; khảo sát nghiên cứu chuyên sâu các đặc trưng kinh tế - xã hội của người caotuổi ở vùng đực trưng, người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt Đồng thời, lựa chọn đượcnhững tác động, can thiệp phù hợp
Đề tài “Tìm hiểu mức độ trầm cảm ở người già sống trong trung tâm bảo
trợ xã hội thành phố Đà Nẵng” của hai sinh viên Nguyễn Thị Hoa và Nguyễn Thị
Sánh lớp 06CTL – Khoa Tâm lí - Giáo dục đã cho chúng ta thấy được mức độ trầmcảm và những yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm ở người già sống trong Trung tâm bảotrợ xã hội Đà Nẵng, giúp ban quản lý trung tâm nói riêng, cộng đồng người dân nóichung hiểu rõ và sâu sắc hơn về vấn đề trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm ở người giàsống trong các trung tâm bảo trợ xã hội Từ đó có các biện pháp ngăn ngừa và chữa trịphù hợp, các mô hình hỗ trợ có hiệu quả đối với những người già ở hoàn cảnh này
Theo kết quả nghiên cứu về “Nhu cầu tinh thần của người cao tuổi tại các cơ
sở xã hội Tp.HCM” của nhóm Sinh viên Ngô Ngọc Mị nghiên cứu Đề tài đã nêu lên
được nguyên nhân và thực trạng của vấn đề đời sống tinh người cao tuổi việt namhiện nay tại hai mái ấm chùa Lâm Quang và nhà dưỡng lão Tân Thông Hội, nghiên
Trang 7cứu đã làm nỗi bật lên được tâm lí, nhu cầu và sự đáp ứng từ xã hội, những khó khăntrung tâm đang gặp phải trong quá trình đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi Tuynhiên, nhiên cứu chưa làm rõ được mối quan hệ của những người cao tuổi và nhânviên tại trung tâm
Công trình nghiên cứu “Xây dựng trung tâm tư vấn miễn phí cho người cao
tuổi” của nhóm sinh viên Lê Thị Hồng Phúc Bài nghiên cứu đã nói lên dược nhu cầu
của người cao tuổi như về sức khỏe, tâm lý, chỗ ở và việc làm, thực trạng người caotuổi hiện nay tại các trung tâm nuôi dưỡng và bảo trợ Bên cạnh đó bài nghiên cứu còn
đi sâu vào phân tích nhu cầu của người cao tuổi trong việc đáp ứng nhu cầu bản thântrong cuộc sống Ngoài ra, bài nghiên cứu còn làm cho thấy rõ sự quan tâm của mọingười xung quanh đến người cao tuổi tại trung tâm Xây dựng được các mô hình tưvấn miễn phí cho người cao tuổi Tuy nhiên, bài nghiên cứu chỉ làm rõ mối quan tâmcủa mọi người xung quanh đối với người cao tuổi chứ không đề cập đến mối quan hệtương tác giữa người cao tuổi tại trung tâm với nhau Mặt khác mối quan tâm của mọingười xung quanh đối với người cao tuổi vẫn chưa được làm rõ cụ thể
Theo tác phẩm “Tiếp cận văn hóa người cao tuổi” của Tiến sĩ Nguyễn
Phương Lan: “Người cao tuổi chuyển đổi từ môi trường hoạt động tích cực sang môi
trường nghĩ ngơi hoàn toàn Với thời gian rỗi qua nhiều trong khi sức khỏe ngày càng kém đi đã khiến cho họ rơi vào trạng thái tâm lí cô lập vớ thế giới xung quanh, đòi hỏi cần có nhu cầu giao tiếp mãnh liệt Do kinh nghiệm sống của các cụ nhiều khi hơn lớp trẻ, được tiếp xúc với nhiều nên văn hóa mang tính truyền thống Khác với lớp trẻ văn hóa của người cao tuổi không chỉ có đơn thuần là giao tiếp xã hội mà mang tính truyền thống với ba loại giao tiếp cơ bản:
Giao tiếp với tự nhiên, với thế giới xung quanh.
Giao tiếp với thần linh, lực lượng siêu nhiên.
Giao tiếp với xã hội, con người”.
Tác giả đã nhận định đối với các cụ trong đời sống hiện nay thì nhu cầu giaotiếp xã hội, với con người ta là quan trọng nhất Vì khi về tuổi già họ luôn có xu hướngmặc cảm bản thân, chán nản, hay giận dỗi không kiềm nén được cảm xúc bản thân…
Trang 8do đó ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa mọi người xung quanh Dựa trên đặcđiểm này ta có thề tìm ra các biện pháp can thiệp để cải thiện tình trạng giao tiếp theochiều hướng tốt nhất.
Đề tài nghiên cứu khoa học: “Nhu cầu quan hệ của người già cô đơn, không
nơi nương tựa tại trung tâm bảo trợ xã hội và vai trò can thiệp của nhân viên công tác xã hội” Khoa Xã hội học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà
Nội Đề tài đã đề cập đến người già cô đơn, không nơi nương tựa tại Trung tâm bảo trợ
xã hội IV, Ba Vì – Hà Nội được thu nhận và nuôi dưỡng, sống cách biệt về địa lí vớigia đình, người thân và thế giới bên ngoài Do đó, người già ở các trung tâm thườnghạn chế về các mối quan hệ xã hội bên ngoài Kèm theo đó là thiếu thốn về nhu cầuquan hệ tình cảm khi sống trong môi trường nuôi dưỡng của trung tâm Nhu cầu tìnhcảm và các mối quan hệ của người già cô đơn đã được đề tài thể hiện rõ ràng Đề tàinghiên cứu đưa ra thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp về vấn đề hạn chế cácmối quan hệ ở người cao tuổi ở trung tâm bảo trợ xã hội và đi vào đưa ra hướng giảiquyết
Đề tài đi sâu vào nghiên cứu các mối quan hệ giữa những người già cô dơn,không nơi nương tựa với gia đình, người thân, bạn bè và các tổ chức xã hội, cùng vớimối quan hệ với cán bộ, nhân viên cơ sở, người nuôi dưỡng và môi trường sống tạitrung tâm Bên cạnh đó còn nêu lên mối quan hệ khác giới giữa người già với nhautrong trung tâm Nhóm nghiên cứu đã khai thác tất cả rõ tất cả các mối quan hệ củanhững người cao tuổi tại trung tâm, chỉ ra cho chúng ta thấy nhiều mặt của các mốiquan hệ này đồng thời cũng là để hiểu rõ thêm về tâm lí người cao tuổi
Đồng thời đề tài cũng đi vào tìm hiểu về nhu cầu quan hệ của người già cô đơn,đặc biệt là nhu cầu quan hệ về mặt tình cảm, tìm ra những trở ngại và khó khăn trongviệc đáp ứng nhu cầu quan hệ của người già Từ đó đưa ra giải pháp can thiệp hỗ trợcho nhân viên cơ sở và đội ngũ nhân viên công tác xã hội
Cẩm nang “Sức khỏe người cao tuổi” của Ban công tác Câu lạc bộ Hội người
cao tuổi Việt Nam - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia cung cấp những kiến thức cầnthiết về việc chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe thể chất cho người cao tuổi.Người cao tuổi thường có thói quen ít đi lại Sự giảm hoạt động này là một trong
Trang 9những nguyên nhân dẫn đến các rối loạn chức năng và bệnh lý của cơ thể mà chủ yếu
là các bệnh về xương khớp Ngoài ra, ở người cao tuổi thường xuất hiện các bệnh như:Huyết áp cao, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến,… Vì thế việc rèn luyệnthể lực là rất cần thiết
Cẩm nang gồm 4 phần lớn, nghiên cứu những vấn đề xoay quanh việc chăm sócsức khỏe thể chất cho người cao tuổi Trong phần I, Cẩm nang hướng dẫn cách tựchăm sóc như việc rèn luyện thể lực, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và hình thức hoạt động
để người lớn tuổi luôn khỏe mạnh, đẩy lùi được bệnh tật và kéo dài tuổi thọ “Khôngnên giận dỗi; không nên sống cô độc mà phải biết thăm hỏi kết thân với bạn bè vànhững người xung quanh, luôn cởi mở, rộng lượng, vị tha với mọi người; không nênsống quá nghiêm túc, nghiêm khắc với bản thân ,với những người xung quanh; khôngnên có tâm lý tự ti, bi quan; tránh sống xa lánh mọi người , mà phải luôn giữ mốitương quan tốt và thân thiết với mọi người, lắng nghe những ý kiên và lời khuyên củamọi người Tinh thần và thể chất luôn có mối tương quan chặt chẽ, đời sống tinh thầnthoải mái, vui vẻ thì sức khỏe sẽ theo đó tốt lên”
Đối với phần II, III và IV, Cẩm nang đề cập đến những yếu tố bên ngoài có tácđộng đến sức khỏe thể chất cùa người cao tuổi Bên cạnh đó, cẩm nang còn trình bàycác lời khuyên dành cho giấc ngủ, cách bố trí phòng ngủ, chữa bệnh mất ngủ và một sốbài thuốc, vị thuốc có tác dụng chữa trị một số chứng bệnh thường gặp Cẩm nang này
đề cập đến những cách phòng, chữa bệnh cho người cao tuổi Một số cách và phươngpháp làm cho cơ thể thoải mái để phòng chữa bệnh Ngoài ra, còn nói đến cách ăn ngủ
ở người cao tuổi như thế nào là tốt, một số thức ăn tốt cho cơ thể và những bài thuốcquý dành chữa bệnh cho người cao tuổi
Tuy nhiên, trong cuốn sách cẩm nang vẫn chưa nói đến các bệnh mà người caotuổi thường gặp Bên cạnh đó, chưa nói tới vấn đề dinh dưỡng cho người cao tuổi.Sách chưa đề cập đến một số phương pháp để người cao tuổi ở tại các cơ sở mái ấmkhông thể vận động được có cách chăm sóc sức khỏe mình tốt hơn Cuối cùng cuốnsách đã nhắc đến vấn đề tinh thần nhưng chưa đi sâu vào cách chăm sóc đời sống tinhthần như thế nào phù hợp
Trang 10“Tìm hiểu đời sống người cao tuổi ở Mái ấm tình thương Chùa Diệu pháp”, đăng trên website chuadieuphap.com.vn là một đề tài gần gũi nhất với đề tài
mà chúng tôi đang nói đến Đề tài đã cho chúng ta thấy được thực trạng đời sống củangười cao tuổi tại Mái ấm tình thương Chùa Diệu Pháp trên tất cả các mặt: chế độ dinhdưỡng, chế độ sinh hoạt, điều kiện chăm sóc sức khỏe, sự quan tâm của cán bộ quản
lý, của nhân viên phục vụ Ngoài ra đề tài còn đề cập đến một số đặc điểm tâm lý điểnhình của những người cao tuổi đang sống tại Mái ấm Từ đó, đề tài đưa ra những giảipháp thiết thực để cải thiện đời sống tinh thần cho các cụ
Qua các đề tài nghiên cứu trên chúng tôi thấy phần lớn các đề tài đều chú trọngđến nghiên cứu những đặc trưng xoay quanh tâm lý của người cao tuổi cũng như đánhgiá các mô hình áp dụng đối với đối tượng người cao tuổi Đề tài “Tìm hiểu đời sốngngười cao tuổi ở Mái ấm tình thương Chùa Diệu Pháp” đã có đề cập đến vấn đề đờisống tinh thần nhưng mức độ tiếp cận còn ít Chính vì vậy nhóm chúng tôi rất muốn đisâu tìm hiểu đời sống tinh thần của những người già tại các mái ấm tình thương, cái
xã hội và là tấm gương nuôi dạy con cháu trong mỗi gia đình Hiện nay, người cao tuổitrên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng đang có xu hướng tăng nhanh, và
là mối quan tâm của nhiều quốc gia Sau Tổng điều tra Dân số năm 20091, các nhàkhoa học đã dự báo đến năm 2017 Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn già hóa dân sốnhưng năm 2011, tỷ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên là 7%, Việt Nam đã chính thức bướcvào giai đoạn “già hóa dân số”, sớm hơn 6 năm so với dự báo Nguyên nhân là tuổithọ người dân tăng nhanh, làm tăng số lượng và tỷ lệ người cao tuổi; đồng thời do làmtốt công tác giảm sinh nên số lượng và tỷ lệ trẻ em cũng giảm mạnh
1 huong-nhiem-vu-Ho-Chi-Minh-vb220646.aspx
Trang 11http://thuvienphapluat.vn/archive/Bao-cao-23-BC-UBND-nam-2014-cong-tac-nguoi-cao-tuoi-2013-phuong-Tỷ trọng dân số cao tuổi tăng lên, dẫn đến gia tăng chỉ số già hóa (tỷ số giữanhóm dân số từ 60 tuổi trở lên so với nhóm dân số dưới 15 tuổi tính theo phần trăm) từ16% năm 1979 lên 24,3% năm 1999 và 42,7 năm 2012 – cao hơn mức trung bình củaĐông Nam Á (30%) Như vậy, nếu năm 1989, khoảng 6 trẻ em có 1 người già thì đếnnăm 2012, khoảng 2,3 trẻ em có một người già
Tính toán thống kê theo số liệu của Đỗ Hoài Nam, cho thấy người cao tuổi ởcác nước đang phát triển sẽ tăng gấp đôi trong vòng 25 năm, tới đạt 850 triệu ngườivào năm 2025, chiếm 12% tổng số dân các nước và đến năm 2030 người cao tuổi sẽtăng lên 2 tỉ người
Theo báo cáo của Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA)2, trên thế giới, cứ mộtgiây qua đi, lại có hai người tổ chức sinh nhật tròn 60 tuổi – trung bình một năm cógần 58 triệu người tròn 60 tuổi Hiện nay, toàn thế giới cứ chín người lại có một người
từ 60 tuổi trở lên Con số này dự tính đến năm 2050 sẽ tăng tới mức cứ năm người sẽ
có một người trên 60 tuổi Như vậy, già hóa dân số thế giới là một vấn đề không thể bỏqua Vấn đề này đang diễn ra trên tất cả các khu vực và quốc gia với các tốc độ khácnhau, đặc biệt tốc độ nhanh ở các nước đang phát triển Hiện nay, 7 trong số 15 nước
có hơn 10 triệu người già là thuộc các nước đang phát triển
Ở Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang già hóa dân
số với tốc độ nhanh, theo kết quả điều tra của hội người cao tuổi thành phố thì tổng sốngười cao tuổi của thành phố Hồ Chí Minh năm 2013 là 469.353 người, chiếm tỉ lệ6,06% dân số Theo Trưởng phòng Bảo trợ xã hội (Sở Lao động - Thương binh và Xãhội thành phố) Lê Chu Giang, xã hội càng phát triển thì nhiều người cao tuổi có nhucầu muốn vào trung tâm dưỡng lão, vì con cháu quá bận bịu với công việc không cóthời gian chăm sóc hay chỉ vì muốn giáo dục con tính tự lập không dựa dẫm vào cha
mẹ Nhu cầu đáp ứng các dịch vụ để chăm sóc cho những người già trong trung tâmdưỡng lão càng ngày càng được quan tâm hơn, nhưng hiện nay các trung tâm cung cấpdưỡng lão còn rất ít Mặt khác, đa phần các viện dưỡng lão hay trung tâm bảo trợ xãhội nhận nuôi dưỡng, chăm sóc những người cao tuổi thuộc diện gia đình chính sáchhay có công với cách mạng Thành phần những người cao tuổi lang thang không nơinương tựa, hoặc có con cái nhưng không thể phụng dưỡng, hoặc bị con cái ngược đãi
2 http://vietnam.unfpa.org/public/lang/vi/pid/6038
Trang 12có dự liệu gia tăng Tuy nhiên, chính quyền địa phương, các nhà chức năng lại khôngđáp ứng đủ so với nhu cầu, dẫn đến những tổ chức thiện nguyện thuộc tôn giáo ra đời.
Và Mái ấm tình thương chùa Diệu Pháp là một trong những cơ sở có xuất phát tôngiáo
Theo như bài viết của Tiến sĩ Hoàng Mộc Lan trong bài nghiên cứu “Đời sống
tinh thần của người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay”, ở NCT có rất nhiều đòi hỏi về
mặt tinh thần, đặc biệt với NCT neo đơn còn cần nhiều hơn Việc thiết lập và duy trìcác mối tương quan giữa những NCT với nhau cũng là một trong những đều đượcquan tâm Với đặc tính tâm lí lứa tuổi, việc kết thân giữa những NCT tuổi dựa trên rấtnhiều yếu tố Mặt khác, trong môi trường là những không quen biết nhiều, có khác biệtnhiều về văn hóa mối tương quan giữa những NCT với nhau hẳn có nhiều vấn đề
Tuy biết rằng có rất nhiều đề tài nghiên cứu về NCT nói chung cũng như NCTsống tại các mái ấm nói riêng Nhưng nét khác biệt mà chúng tôi có là ở việc nghiêncứu mối quan hệ tương tác giữa những NCT với nhau, thay vì tìm hiểu về nhiều khíacạnh của đời sống tinh thần hay vật chất
Từ những lí do trên, nhóm nghiên cứu quyết định chọn đề tài “Mối quan hệ
tương tác giữa những người cao tuổi sinh sống tại mái ấm” làm mục tiêu nghiên
cứu Điển cứu tại Mái ấm tình thương chùa Diệu Pháp, 188 Nơ Trang Long, phường
13, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Mục tiêu của đề tài:
Mục tiêu tổng quát: Tìm hiểu về mối tương tác giữa những người cao tuổi sinhsống tại mái ấm
Mục tiêu cụ thể:
Thông qua khảo sát thực tế tại mái ấm, đề tài nghiên cứu thực hiện các mục tiêu
cụ thể sau:
- Xác định được mối quan hệ tương tác hiện tại của NCT sống tại mái ấm
- Tìm hiểu những cản trở trong việc gây dựng mối quan hệ thân thiết với nhaugiữa những người cao tuổi tại mái ấm
Trang 13- Nhận định những những giá trị lợi ích nhất định cho đời sống tinh thần thêmphong phú giữa những NCT với nhau
Nhiệm cụ của đề tài:
Nghiên cứu cơ sở lý luận về mối quan hệ tương tác giữa những NCT tại mái
ấm Tìm hiểu mối quan hệ tương tác giữa những NCT Trình bày một số giải pháp đểphát huy ưu điểm trong các mối quan hệ tương tác giữa những NCT
Trong đó, nhiệm vụ chính yếu mà bài viết tập trung làm sáng tỏ là nhiệm vụ:
tìm hiểu mối quan hệ tương tác giữa những NCT.
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
Cơ sở lý luận: Đề tài nghiên cứu dựa trên các tham khảo từ chính các bài
nghiên cứu, thông tin, bài viết liên quan đến NCT Vận dụng các thuyết nhu cầu,thuyết hành động xã hội và hành vi… Các mẫu phỏng vấn mà đề tài có những phântích để đưa ra kết quả
Phương pháp nghiên cứu:
Vì tính chất của đề tài nghiên cứu, có liên quan đến những khía cạnh đời sốngriêng của NCT, nên chúng tôi chọn phương pháp nghiên cứu định tính Thêm vào đó,
để tránh trường hợp các cụ không biết chữ, hoặc khó đọc, và để tạo mối quan hệ tincậy với khách thể của mình, sử dụng phương pháp này, chúng tôi sẽ có được nhữngthông tin vừa có tính xác thực cao, vừa sinh động và mang nhiều ý nghĩa
Qua các cuộc phỏng vấn sâu, chúng tôi sẽ có cơ hội quan sát, cảm nhận nhiềuhơn về khách thể nghiên cứu của mình Bởi vì, với đề tài nghiên cứu khoa học, mụctiêu không chỉ là những thông tin, những kết luận có tính khám phá, mà quan trọnghơn là những thông tin có ý nghĩa nhân văn và truyền tải được thông điệp của nhữngngười nghiên cứu Do vậy, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính là chínhvới công cụ là phỏng vấn sâu
Chúng tôi dự định tiến hành 15 cuộc phỏng vấn sâu:
- 10 cuộc phỏng vấn khách thể trực tiếp: NCT sống tại mái ấm
Trang 14- 5 cuộc phỏng vấn khách thể gián tiếp: Người quản lý và nhân viên tại mái ấm;khách đến thăm hỏi NCT.
Ngoài ra đề tài còn kết hợp phân tích tư liệu sẵn có như sách, báo, internet vàquan sát NCT trong mái ấm giao tiếp với nhau như thế nào
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giới hạn của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu:
Mối quan hệ tương tác giữa những NCT sinh sống tại Mái ấm tình thương ChùaDiệu Pháp - 188 Nơ Trang Long, phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Phạm vi nghiên cứu:
Mái ấm tình thương Chùa Diệu Pháp, 188 Nơ Trang Long, phường 13, QuậnBình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Giới hạn của đề tài:
Đề tài chỉ nghiên cứu một phần của góc độ tâm lý của NCT, chúng tôi chỉ quantâm đến khía cạnh xây dựng cũng mối quan hệ tương giữa những NCT với nhau Đồngthời, cũng tìm hiểu thêm một phần mối quan hệ xã hội của NCT tại mái ấm
6 Đóng góp mới của đề tài:
Đề tài nhằm hướng giúp tìm hiểu thêm một phần của đời sống tinh thần củaNCT đặc biệt là những NCT sống tại mái ấm Bên cạnh đó, còn tìm ra được nguyênnhân cũng như có những góp góp để cải thiện mối quan hệ của những NCT với nhữngngười xung quanh
Ý nghĩa lý luận:
Đề tài là tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu sau này, về vấn đề mốiquan hệ tương tác giữa những NCT sinh sống tại mái ấm Ngoài ra còn làm rõ hơnviệc xây dựng mối quan hệ tương tác giữa những người cao tuổi nói chung và người
Trang 15cao tuổi sống tại các mái ấm tình thương nói riêng Từ đó góp phần làm sáng tỏ hơncác lý thuyết xã hội học: thuyết nhu cầu, thuyết hành động xã hội, thuyết năng độngtâm lý.
8 Kết cấu của đề tài:
Để đề tài nghiên cứu “Mối quan hệ tương tác giữa những người cao tuổi sinh
sống tại mái ấm” được rõ ràng, mạch lạc và đi theo một kết cấu nhất định, đảm bảo
đầy đủ nội dung, bài báo cáo được chia làm các phần cụ thể như sau:
Thứ nhất, Phần mở đầu bao gồm các nội dung như: Tính cấp thiết của đề tài:
Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài; Lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ của đềtài; Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu; Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giớihạn của đề tài; Đóng góp mới của đề tài; Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn; Kết cấucủa đề tài Tất cả các nội dung nêu trên, như là cơ sở ban đầu, hướng đi cho toàn bàiviết Đồng thời, phần dẫn nhập trú trọng làm rõ mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Đâyđược xem như nội dung, công việc có tính nền tảng để đề tài nghiên cứu được tiếnhành đúng hướng và khoa học Do vậy, khi xác định mục tiêu, nhiệm vụ cần được xâydựng một cách kỹ lưỡng vừa mang tính thực tế vừa mang tính khoa học
Thứ hai, Phần nội dung, bao gồm hai chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và hướng tiếp cận lý thuyết: Nội dung nghiên cứu
cũng được phân mục cụ thể thành các phần nhỏ, giúp người đọc dễ dàng nắm bắt đềtài: Các khái niệm có liên quan; Cách tiếp cận và lý thuyết ứng dụng; Câu hỏi nghiêncứu; Khung phân tích
Chương II: Kết quả nghiên cứu: đây là phần phân tích những thông tin, mẫu
phỏng vấn thu được qua quá trình khảo sát thực tế Từ đó làm sáng rõ mục tiêu, nhiệm
vụ mà đề tài nêu ra và đối chiếu kết quả thu được với mục tiêu; ghi nhận những cái
Trang 16làm được, chưa làm được Đồng thời, phần kết quả nghiên cứu còn giải đáp những câuhỏi, giả thuyết mà chính nhóm nghiên cứu đặt ra trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Thứ ba, Phần kết luận, đây là bước tổng kết lại toàn bộ nội dung của bài
nghiên cứu một cách ngắn gọn, cô đọng và nhấn mạnh lại những gì đã đạt được trongquá trình nghiên cứu, những bài học kinh nghiệm Ngoài ra, đề tài có thể đề cập đếnnhững ý kiến sáng tạo dựa trên những kết quả đã phân tích để làm khuyến nghị cho đềtài
Trang 17PHẦN NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lý luận và hướng tiếp cận lý thuyết
1 Thao tác hóa khái niệm
1.1 Người cao tuổi
Người cao tuổi: hay còn gọi người cao niên hay người già là những người lớntuổi, thường có độ tuổi khoảng từ 60 trở lên Pháp lệnh người cao tuổi ở Việt Nam (số23/2000/PL-UBTVQH, ra ngày 28/04/2000) nhận định: "người cao tuổi có công sinhthành, nuôi dưỡng, giáo dục con cháu về nhân cách và vai trò quan trọng trong giađình và xã hội".3
Không có định nghĩa khái niệm riêng biệt cho mối quan hệ tương tác, tuy nhiênchúng tôi tìm được những khái niệm có tính liên quan với khái niệm trên
1.2 Mối quan hệ xã hội
“Mối quan hệ xã hội là những quan hệ giữa người với người hình thành trongquá trình hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật, tư tưởng, đạo đức, văn hóa, Trong toàn bộ các quan hệ xã hội, quan hệ sản xuất là quan hệ có vai trò quyết định.Những quan hệ xã hội khác (chính trị, văn hóa, pháp luật, đạo đức, tôn giáo, ) lànhững quan hệ phụ thuộc nhưng cũng có tác động tích cực trở lại đối với quan hệ sảnxuất Việc nhận thức mối liên hệ biện chứng ấy giữa các quan hệ xã hội là chỗ dựa choviệc giải thích một cách khoa học về quy luật phát triển của xã hội Vì vậy, khái niệm
về một mối quan hệ xã hội, trong thực tế có thể tham khảo một hoặc nhiều các loạitương tác xã hội, có thể quy định tiêu chuẩn của xã hội, giữa những người có một vị trí
xã hội và thực hiện một vai trò xã hội.”4
1.3 Tương tác xã hội
Tương tác xã hội: có nhiều định nghĩa nhưng chúng tôi xin trích hai định nghĩa
dưới đây với hai nguồn sau:
3 Theo Bách khoa toàn thư mở - Wikipedia Tiếng Việt
4 Trang từ điển học và Bách khoa toàn thư của Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam(http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn/noidung/tudien/Lists/GiaiNghia/View_Detail.aspx?TuKhoa=quan%20h%E1%BB%87%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i
Trang 18“Tương tác xã hội là sự tác động qua lại chi phối phụ thuộc lẫn nhau giữa cácchủ thể hành động trong việc thoả mãn vì nhu cầu xã hội căn bản của con người (Quátrình thông tin và giao tiếp) Không đơn giản chỉ là hành động và sự phản ứng mà làquá trình tương tác gián tiếp của ít nhất hai chủ thể hành động có sự thích ứng lẫn nhaucủa các chủ thể Tương tác xã hội diễn ra ở cả hai cấp độ vi mô và vĩ mô.”5
“Tương tác xã hội là hình thức giao tiếp xã hội hay trao đổi giữa xá nhân và cáccộng đồng, trong đó mối quan hệ qua lại của chúng được thưc hiện, hành động xã hộiđược diễn ra và được sự thích ứng của một hành động này với một hành động khác,qua đó cũng tìm thấy cái chung trong sự hiểu biểt tình huống, ý nghĩa hành động,nhằm đạt được mức độ hợp tác nhất định hoặc sự đồng tình giữa chúng.”6
Phân loại tương tác xã hội gồm:
+ Dựa vào mối liên hệ XH giữa các chủ thể hành động:
- Sự tiếp xúc không gian
- Sự tiếp xúc tâm lý
- Sự tiếp xúc XH
- Sự tương tác
- Quan hệ XH
+ Theo các dạng hoạt động chung
- Hoạt động cá nhân cùng nhau
- Hoạt động tiếp nối cùng nhau
- Hoạt động tương hỗ cùng nhau
+ Theo chủ thể hành động trong tãơng tác
- Tương tác liên cá nhân
- Tương tác cá nhân-xã hội
- Tương tác nhóm xã hội
- Tương tác nhóm-nhóm
- Tương tác nhóm-xã hội
- Tương tác giữa những cá nhân với tư cách là đại diện các nhóm khác nhau
- Tương tác gián tiếp
1.4 Mái ấm tình thương
5Theo định nghĩa Tương tác xã hội trên trang web Kilobooks.com
6Theo định nghĩa Tương tác xã hội trên trang web Tailieuontap.com
Trang 19Không có định nghĩa chính xác cho khái niệm này, tuy nhiên có thể theo cáchđơn giản là: nơi dành cho những người cơ nhỡ như, trẻ em, NCT… sinh sống.
2 Cách tiếp cận và lý thuyết ứng dụng
2.1 Lý thuyết hành động xã hội7
Theo Max Weber, hành động xã hội khi xuất hiện khi hành động mang tư duy,tình cảm của con người trong đó Để có được một hành động xã hội, cá nhân phải xuấtphát từ nhu cầu, từ ý nghĩa của hành động đó đối với bản thân, với người khác chứkhông đơn thuần là những phản ứng có điều kiện trước những tác động bên ngoài củahoàn cảnh (điều kiện sống) Có bốn loại hành động gồm Hành động do cảm xúc, Hànhđộng mang tính truyền thống, Hành động hợp lý vế giá trị và hành động hợp mục đích
Hành động xã hội là sự trao đổi trực tiếp giữa các cá nhân cũng như các khuônmẫu quan hệ được cấu trúc hóa bên trên các nhóm, tổ chức, thiết chế và xã hội Mộtthực tế có thể quan sát được trong mọi tình huống cá nhân và công cộng hàng ngày làhành động xã hội của con người diễn ra theo những quy tắc nhất định và trong nhữnghình thái nhất định, những quy tắc và hình thái này có một sứ bất biến tương đối Đốivới các cá nhân, những điều trên là rõ ràng và hiển nhiên, dựa trên nhận thức và kinhnghiệm thực tiễn Nhưng xã hội học vượt qua nhận thức hàng ngày đó, đặt ra câu hỏi
về cơ sở và điều kiện của những hành động như vậy
Cũng là lý thuyết hành động xã hội nhưng G.H Mead lại chú trọng nhiều hơnđến việc hành động xã hội được hình thành từ mối quan hệ liên cá nhân (người –người) Ông cho rằng tương tác xã hội là rất quan trọng để con người được phát triểnnhân cách Thuyết hành động của ông chú trọng vào hành động giao tiếp giữa ngườivới người
2.2 Thuyết nhu cầu
7 TS Trần Thị Kim Xuyến (Chủ biên), ThS.Nguyễn Thị Hồng Xoan (2009), Nhập môn Xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh, tr 100 – 105.
Trang 20Thuyết nhu cầu của Maslow nhằm giải thích những nhu cầu nhất định của conngười cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh
và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần, đồng thời giúp cho sự hiểu biết của chúng ta vềnhững nhu cầu của con người bằng cách nhận diện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu.Ông đã đem các loại nhu cầu khác nhau của con người, căn cứ theo tính đòi hỏi của nó
và thứ tự phát sinh trước sau của chúng để quy về 5 loại sắp xếp thành thang bậc vềnhu cầu của con người từ thấp đến cao
Nhu cầu về sinh lý (physiological needs): Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì
cuộc sống của con người như nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở, sưởi ấm và thoả mãn vềtình dục,… Nếu thiếu những nhu cầu cơ bản này con người sẽ không tồn tại được
Nhu cầu về an toàn (safety needs): Khi con người đã được đáp ứng các nhu
cầu cơ bản, tức các nhu cầu này không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họnữa, khi đó các nhu cầu về an toàn, an ninh sẽ bắt đầu được kích hoạt Nhu cầu an toàn
và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần Con người mong muốn có sựbảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm
Nhu cầu về xã hội (social needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong
muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó (belonging needs) hoặc nhu cầu vềtình cảm, tình thương (needs of love) Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếpnhư việc tìm kiếm và kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia cộng đồng nào đó,
đi làm việc, đi chơi…
Trang 21Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu
cầu tự trọng (self esteem needs) vì nó thể hiện 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quýmến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân và nhu cầu cảm nhận, quý trọngchính bản thân, danh tiếng của mình
Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs): Maslow mô tả nhu cầu
này như sau: nhu cầu của một cá nhân mong muốn được là chính mình, được làmnhững cái mà mình sinh ra để làm Nói một cách đơn giản hơn, đây chính là nhu cầuđược sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc,đạt các thành quả trong xã hội và được mọi người công nhận
Sau đó, vào những năm 1970 và 1990, sự phân cấp đã được Maslow hiệu chỉnhthành 7 bậc và cuối cùng là 8 bậc: Nhu cầu cơ bản (basic needs), nhu cầu về an toàn(safety needs), nhu cầu về xã hội (social needs), nhu cầu về được quý trọng (esteemneeds), nhu cầu về nhận thức (cognitive needs), nhu cầu thẩm mỹ (aesthetic needs),nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs), sự siêu nghiệm (transcendence) Theo Maslow thì các nhu cầu của con người phải thỏa mãn các trình tự thangbậc mà ông đưa ra Ông cho rằng mỗi cá nhân sau khi đạt một nhu cầu căn bản nào đóthì mới tiếp tục hành động để thỏa mãn những nhu cầu tiếp theo.8
Thuyết nhu cầu của A Maslow là thuyết đạt tới đỉnh cao trong việc nhận dạngcác nhu cầu tự nhiên của con người nói chung Cho đến nay, chưa có thuyết nào thaythế tốt hơn thuyết này mặc dù cũng có khá nhiều “ứng cử viên" có ý định thay thế.Theo thuyết A Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thangbậc khác nhau từ "đáy” lên tới “đỉnh”, phản ánh mức độ "cơ bản” của nó đối với sựtồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể xãhội
Nhóm áp dụng lí thuyết này vào cho thấy nhu cầu xây dựng mối quan hệ tươngtác cũng là một trong những nhu cầu phải có của con người Đồng thời, nhu cầu này ởbật thứ 3 của tháp Qua lý thuyết này, nhóm sẽ nhận định được nguyên nhân dẫn đếnmối quan hệ tương tác của NCT
8 Trích: Ts.Trần Thị Kim Xuyến (chủ biên) Ths Nguyễn Thị Hồng Xoan Nhập môn
xã hội học Nxb Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 222.3 Thuyết hành vi
Lý thuyết hành vi có nguồn gốc từ Nga với những thực nghiệm của Pavlov,gồm quá trình thực nghiệm điều kiện hóa phản ứng của con chó để đáp ứng (tiết nướcbọt) khi nghe tiếng chuông chứ không phải khi nhìn thấy thức ăn, nhưng việc áp dụng
lý thuyết hành vi trong tâm lý trị liệu chỉ được bắt đầu vào mãi thời gian sau này chứkhông phải ngay thời điểm đó Pavlov chỉ cho ta thấy rằng tất cả chúng ta đều đượcđiều kiện hóa để hành động theo một cách khác nếu chúng ta muốn có những thay đổihiệu quả
Thuyết hành vi Watson (1912) đã dấy lên một làn sóng lớn ở Mỹ về quan niệmhành vi Theo ông, tâm lí học hành vi không mô tả, không giảng giải các trạng thái ýthức, mà quan tâm đến hành vi của tồn tại người Các sự kiện quan sát thấy đều được
lý giải theo nguyên tắc: khi có một kích thích nào đó tác động vào cơ thể tạo ra mộtphản ứng nhất định Do đó, mọi hành vi do có thể tạo ra đều được biểu đạt theo côngthức kích thích – phản ứng (S - R), và hành vi chỉ còn lại là các cử động bề ngoài,hoàn toàn không liên quan gì với ý thức được coi là cái bên trong
Skinner là một lớp học tâm lý học hành vi người Mỹ, ông là người tiếp nối tưtưởng của Watson Lý thuyết này đơn giản như sau: loại trừ hoặc dập tắt hành vikhông mong muốn bằng cách loại bỏ những yếu tố củng cố và thay thế nó bằng mộthành vi mong muốn và hỗ trợ để đạt được nó Thay đổi hành vi được dùng để thay đổirất nhiều loại hành vi khác nhau từ nghiện đến nhút nhát, đến tự kỷ, và thậm chí đếnnhững bệnh lý nghiêm trọng trong tâm thần như tâm thần phân liệt Nó tỏ ra rất hiệuquả đối với trẻ em có rối loạn chống đối Skinner xây dựng thuyết hành vi xã hội.Thuyết này xây dựng trên nguyên tắc phản ứng, lấy các khái niệm củng cố, thích nghi,cân bằng với môi trường làm các khái niệm cơ bản
Áp dụng thuyết: chúng tôi muốn thấy được sự thay đổi hành vi của người caotuổi trong những hoàn cảnh thiếu thốn về đời sống tinh thần Yếu tố hành vi có tácđộng như thế nào đến tâm lý những người cao tuổi?
3 Câu hỏi nghiên cứu
Làm đề tài này chúng tôi đặt ra những câu hỏi như sau:
Trang 23- Mối quan hệ tương tác của NCT tại mái ấm như thế nào?
- Những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc xây dựng mối quan hệ thân thiết của NCT?
- Lợi ích của việc xây dựng mối quan hệ tương tác giữa NCT là gì?
4 Khung phân tích
5 Khái quát quá trình nghiên cứu
5.1 Khái quát tình hình quận Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh
Quận Bình Thạnh có diện tích: 2076 ha, dân số: 464397 người Gồm 21 dân tộcsinh sống, đa số là người Kinh
Quận Bình Thạnh nằm về phía Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh, ở vị trí cửangõ thành phố, là vùng đất có một vị trí chiến lược quan trọng Phía Đông Bắc giápvới quận 2 và Thủ Đức; ở phía Nam, Bình Thạnh và quận 1 cách nhau bởi con rạch
Người tới thăm mái ấm
Người tới thăm mái ấm
Mối quan hệ tương tác giữa những NCT với nhau
Mối quan hệ tương tác giữa những NCT với nhau
Mối quan hệ tương
Nguyên nhân ảnh hưởng đến thiết lập mối quan hệ tương tác giữa những NCT với nhau
Lợi ích của việc xây dựng mối quan hệ tương tác giữa NCT
Lợi ích của việc xây dựng mối quan hệ tương tác giữa NCT
Quản lý, nhân viên mái ấm
Quản lý, nhân viên mái ấm
Trang 24Thị Nghè; về phía Tây - Tây Bắc giáp với quận Gò Vấp và Phú Nhuận Quận BìnhThạnh có sông Sài Gòn bao quanh mạn Đông Bắc.
Quận Bình Thạnh được xem là một nút giao thông quan trọng của thành phố HồChí Minh bởi vì Bình Thạnh là điểm đầu mối gặp gỡ các quốc lộ: Quốc lộ 1, Quốc lộ13; là cửa ngõ đón con tàu thống nhất Bắc Nam qua cầu Bình Lợi vào ga Hòa Hưng vàlại có Bến xe khách Miền Đông
Bình Thạnh là một trong những khu vực có người cư trú khá cổ xưa của thànhphố, nơi qui tụ của nhiều lớp cư dân qua các thời kỳ lịch sử hình thành Thành phố HồChí Minh ngày nay Ở Bình Thạnh, cho đến nay, hầu như có mặt nhiều người từ Bắc,Trung, Nam đến sinh sống lập nghiệp Chính vì vậy mà các hoạt động văn hóa vừaphong phú vừa đa dạng Những lớp dân cư xưa của Bình Thạnh đã đến đây khai phá,sinh nhai, trong hành trang của mình, văn hóa như một nhu cầu quan trọng để sống vàtồn tại Mặt khác, trong buổi đầu chinh phục vùng đất Bình Thạnh hôm nay, nhữngngười Bình Thạnh xưa đã phải chống chọi với bao nổi gian nguy, khắc nghiệt củathiên nhiên, sinh hoạt văn hóa đã trở nên chỗ dựa cần thiết Bên cạnh nền văn hóa vốn
có, những lớp dân cư xưa ấy đã có thêm những nét văn hóa mới nảy sinh trong côngcuộc khai phá, chinh phục thiên nhiên và rồi để truyền lại cho con cháu hôm nay nhưmột truyền thống văn hóa
Tại quận Bình Thạnh, có nhiều các cơ sở tôn giáo làm các hoạt động tương trợ
xã hội, trong đó, Mái ấm tình thương chùa Diệu Pháp là điểm đến của những người mộđạo đi hành hương lễ Phật, cúng dường làm phúc
5.2 Tổng quan Mái ấm tình thương chùa Diệu Pháp
Mái ấm tình thương chùa Diệu Pháp do cố hòa thượng Thích Tâm Khai sánglập vào đầu năm 1990 để nuôi dưỡng, cưu mang những người già yếu, bệnh tật khôngcon cháu hoặc bị con cháu bỏ rơi, có hoàn cảnh neo đơn, không nơi nương tựa Cơ sởvật chất ban đầu chỉ là một gian nhà lá mộc mạc vỏn vẹn vài chục mét vuông nằmcạnh điện thờ, mái tường bị nứt do sạt lỡ đất, chỉ nuôi dưỡng và người
Mái ấm chùa Diệu Pháp là nơi nương tựa của các cụ già neo đơn, tàn tật, nhiều
cụ còn bị mắc bệnh hiểm nghèo, sức khỏe yếu, mọi sinh hoạt đều phải nhờ đến sự trợ
Trang 25giúp của người khác Các cụ đến từ khắp ba miền Bắc, Trung, Nam với nhiều hoàncảnh khác nhau, người không con, không cháu, cô đơn không nơi nương tựa, người bịcon cháu ruồng bỏ, người thì con cháu không nuôi nổi nên cũng xin vào mái ấm.Ngày 14 tháng 7 năm 2007, chùa Diệu Pháp đã khánh thành cơ sở bảo trợ xã hội mái
ấm tình thương mới rộng hơn 300 mét, gồm một trệt, hai lầu, sức chứa tối đa 100người, với những trang thiết bị cơ bản phục vụ đời sống người già, bệnh tật
Thời gian đầu, số lượng các cụ già ở mái ấm tình thương chùa Diệu Pháp chỉ độhơn 10 người nhưng về sau các cụ tìm về ngày một đông; năm 2011 đã có 55 cụ vàhiện tại bây giờ thì số lượng chỉ còn 38 người do các cụ bệnh tật nhiều, sức lại yếu.Bây giờ Chủ nhiệm chính của mái ấm là thầy Thích Nhuận Quang
Từ tháng 8 năm 2012, NCT tại cơ sở xã hội được trung tâm đáp ứng nhiều mặt
để nâng cao đồi sống tinh thần Đặc biệt là về mặt tâm linh, nhiều cụ tại trung tâmthường xuyên được theo đoàn xe của chùa đến tham quan học hỏi tại các cơ sở phậtgiáo khác nhau
Đồng thời bên cạnh đó cơ sở còn liên kết với các bác sỉ tình nguyện tại thànhphố Hồ Chí Minh để khám chữa bệnh và cấp phát thuốc miên phí Theo dõi sức khỏehàng tháng cho các cụ, để đảm bảo rằng các cụ tại trung tâm có một sức khỏe dồi dàosống một cuộc sống hạnh phúc cùng mọi người tại trung tâm
Vào những dịp lễ như Vu Lan báo hiếu, tết Trung Thu hằng năm, các ngày lễkhác, cơ sở xã hội cùng với cac mạnh thường quân tại chùa tiến hành tổ chức các sựkiện thiện nguyện nhằm giúp đở những người khó khăn Trong các ngày này, cơ sở tạođiều kiện cho các cụ hoạt động cùng mọi người đề không cảm thấy cô đơn và thấyrằng cuộc sống của mình ý nghĩa hơn
Song song các hoạt động đó, cơ sở xã hội chùa Diệu Pháp còn kết hợp với cácsinh viên tình nguyện tại các trường đại học trên địa bàn thành phố thường xuyên đếnthăm hỏi, trò chuyển cùng các cụ, tổ chức tư vấn sức khỏe và hướng dẫn các cụ cáchchăm sóc bản thân, các hoạt động vận động cơ thể và trí não thu hút được sự tham gianhiệt tình của các cụ tại trung tâm
Trang 26Những hoạt động mà cơ sở xã hội chùa Diệu Pháp đang thực hiện có nghĩa rấtlớn về mặt an sinh xa hội, chăm lo cho cuộc sống người cao tuồi có hoàn cảnh khókhăn, là tiềm năng động lực thúc đẩy cái nhìn của xã hội về thực trạng người cao tuổihiện nay ở nước ta Góp phần thúc đẩy sự phát triển nên kinh tế xã hội khi đã giúp nhànước giải quyết đươc một vấn đề khá to lớn.
5.3 Tình hình NCT tại Việt Nam 9
Cơ cấu dân số nước ta hiện nay đang trên tiến trình già hóa, nó làm ảnh hưởngrất lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội Trong lĩnh vực xã hội, già hóa sẽ làm ảnhhưởng đến việc chăm sóc sức khỏe cũng như cơ cấu gia đình còn trong lĩnh vực kinh
tế sẽ làm giảm nguồn lao động, tăng các gánh nặng cho gia đình và xã hội Các vấn
đề về chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội tăng dần theo từng năm
Ông Đàm Hữu Đắc, Phó chủ tịch thường trực Hội người cao tuổi cho biết, ViệtNam (VN) hiện có khoảng 8,15 triệu người cao tuổi, chiếm 9,4% dân số, tuổi thọ trungbình đã gần đạt 73 tuổi Dự báo, tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên ở VN sẽ chạm ngưỡng10% tổng dân số vào năm 2017, tức là dân số VN chính thức bước vào giai đoạn “giàhóa” từ năm 2017 Dự đoán từ năm 2017 - 2037, VN sẽ có tỷ trọng người từ 60 tuổitrở lên lớn hơn hoặc bằng 20% tổng dân số Đây cũng là những con số đáng lo ngại vềvấn đề già hóa, khi đất nước ta chưa đáp ứng đủ mọi mặt cho cao tuổi
Theo Hội thảo công bố kết quả “Điều tra quốc gia về người cao tuổi Việt Nam”
do Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam phối hợp với Hội Người cao tuổi Việt Nam, Việnnghiên cứu y - Xã hội học và công ty nghiên cứu và Tư vấn Đông Dương tổ chức vàonăm 2012 cho biết gần 59% người cao tuổi đang làm các công việc khác nhau, khoảng85% người cao tuổi tự làm việc Trong khi ấy, vấn đề tài chính có tới 63% người caotuổi cho rằng cuộc sống còn thiếu thốn
Theo kết quả Điều tra Gia đình Việt Nam năm 2006 của Bộ Văn hóa – Thể thao– Du lịch, phần lớn NCT (64%) cho biết họ gặp khó khăn trong cuộc sống, trong đó46% sức khỏe yếu, 34% không đủ tiền sinh hoạt, 17,8% không đủ tiền chữa bệnh.Giữa các nhóm trong dân số cao tuổi cũng có sự khác biệt nhất định, khó khăn về sức
9 v-ngi-cao-tui-vit-nam gia-hoa-thc-s-la-thanh-tu-&catid=262:him-mun&Itemid=695
Trang 27http://suckhoesinhsan.org/index.php?option=com_content&view=article&id=6483:cong-b-kt-qu-iu-tra-quc-gia-khỏe tập trung ở nhóm 80+ (61,3%) và giảm xuống 39,9% ở nhóm 60-69 tuổi Trongkhi đó, tỷ lệ NCT không đủ tiền sinh hoạt lại tập trung ở nhóm 60-69 tuổi (36,7%) vàgiảm xuống 22,5% ở nhóm từ 80 tuổi trở lên.
Tiến sĩ Hoàng Mộc Lan nhận định trong “Đời sống tinh thần của người cao tuổiViệt Nam”: “Hoạt động xã hội của người cao tuổi hiện nay co lại trong phạm vi giađình, thân tộc nhiều hơn Các hoạt động xã hội rộng lớn, mang tính cộng đồng làng, xãcòn rất nghèo nàn Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến lạc hậu về thời cuộc và côđơn trong cuộc sống của người cao tuổi.”
Một nghiên cứu khác của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phốihợp cùng Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, Viện nghiên cứu Y – Xã hội học
và Công ty Nghiên cứu và Tư vấn Đông Dương thì Có đến 63% người cao tuổi (NCT)cho rằng cuộc sống còn thiếu thốn; 59% NCT đang làm các công việc khác nhau; 50%
số NCT tuổi được phỏng vấn cho rằng tình trạng sức khỏe hiện tại là yếu hoặc rấtyếu Kết quả “Điều tra quốc gia về người cao tuổi Việt Nam” vừa được công bố ngày4/5 đã cho thấy những khó khăn mà NCT đang phải đối mặt trong bối cảnh tốc độ giàhóa dân số đang tăng nhanh Hơn 4.000 người đại diện cho nhóm dân số cận cao tuổi
và cao tuổi (từ 50 tuổi trở lên) đã được phỏng vấn trong cuộc điều tra này cho thấy mộtbức tranh chung về đời sống của NCT Việt Nam Kết quả điều tra cho thấy về điềukiện sống của NCT chưa được như mong muốn Hầu hết số NCT sống trong các giađình có sử dụng điện lưới quốc gia, 80% số NCT sống trong gia đình có hố xí tự hoạinhưng chỉ có chưa đầy 1/3 số hộ có NCT được sử dụng nước máy cho sinh hoạt và ănuống TS Giang Thanh Long - Phó Viện trưởng Viện Chính sách Công và Quản lý,Đại học Kinh tế Quốc dân, Trưởng nhóm điều tra cho hay: Theo kết quả điều tra 60%NCT sống trong nhà bán kiên cố So với số liệu báo cáo của Quỹ Dân số Liên HợpQuốc (UNFPA) năm 2011 thì đây là những con số thể hiện sự cải thiện rõ rệt về điềukiện nhà ở Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 7% NCT đang sống trong nhà tạm hoặc loạinhà tương đương
Tự đánh giá về tình hình tài chính của gia đình, có đến 63% NCT cho rằng cuộcsống còn thiếu thốn Khoảng 35% cho rằng cuộc sống đầy đủ và chưa đến 2% nói rằngcuộc sống rất đầy đủ So với 3 năm trước, cảm nhận của người cao tuổi cho thấy cóđến khoảng 30% cho rằng cuộc sống tốt hơn, còn lại cho rằng cuộc sống vẫn không
Trang 28thay đổi (gần 39%), thậm chí kém hơn trước (24%) Từ số liệu thu thập được cho thấy,nguồn thu nhập chính của NCT chủ yếu từ hai nguồn: làm việc (29,4%) và được hỗ trợ
từ con cái (31,9%), còn các khoản trợ cấp xã hội và lương hưu chiếm khoảng 25% thunhập Chính vì vậy, để đảm bảo cho cuộc sống vật chất của mình, 59% NCT vẫn đangphải làm các công việc khác nhau, trong đó phần lớn làm nông nghiệp Phần lớn, tiềntiết kiệm được NCT để dành cho công việc khẩn cấp như ốm đau, bệnh tật chiếm tới67%, tiếp đó dành cho con cháu là 12% và chỉ có 10% là dành cho việc dưỡng già
Người cao tuổi được gia đình và xã hội tôn trọng và có đóng góp tích cực chocông cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Tuy nhiên, các thống kê và nghiên cứu gầnđây cho thấy NCT vẫn thuộc nhóm dân số dễ bị tổn thương và nghèo nhất
Hiện tượng nữ hóa dân số NCT ở nước ta đang diễn ra mạnh mẽ; xu hướngngười già ít sống với con cháu trở nên phổ biến, là thách thức đối với công tác chămsóc NCT hiện nay Cũng theo nghiên cứu, có tới trên 50% số NCT được phỏng vấncho rằng tình trạng sức khỏe hiện tại là yếu hoặc rất yếu, gần 50% trong số họ không
đủ tiền để chi trả cho các dịch vụ y tế Có tới gần 46% NCT từ 50 trở lên bị đau ốmhoặc chấn thương cần điều trị nhưng không nhận được bất kỳ điều trị nào Mặt khác,chỉ có 50% NCT biết đến quyền được hưởng trợ cấp hoặc mừng thọ, còn các quyền lợikhác thì tỷ lệ NCT biết rõ còn khá khiêm tốn
Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ NCT bị đối xử không tốt như bị nói nặng, bị từchối nói chuyện, bị đánh đập hoặc đe dọa không cao nhưng có sự khác biệt rõ rệt giữacác nhóm dân số
Về cảm giác buồn hoặc thất vọng, tỷ lệ người cao tuổi có cảm giác này ít nhấtmột vài lần trong tuần là khoảng 40% Tỷ lệ người cao tuổi có cảm giác này hầu như
cả tuần dao động từ 7-8%, song tăng lên gần gấp 2 ở nhóm NCT trên 80 tuổi (15,5%)
Có gần 30% người cao tuổi không thể chia sẻ với ai khi cảm thấy không vui hoặcbuồn
Từ những khảo sát tình hình chung và thực tế, chúng tôi tạm thời đưa ra kếtluận : NCT là đối tượng cần được quan tâm toàn diện về cả vật chất lẫn tinh thần Mặtkhác, việc xây dựng các mối quan hệ tương tác giữa người với người luôn cần thiết ởmỗi giai đoạn tuổi Ở từng lứa tuổi khác nhau sẽ có cách nhìn nhận và đặt nền móng
Trang 29mối quan hệ khác nhau NCT luôn ít mở lòng hoặc cho co cụm trong cụm nhỏ theotừng đặc điểm riêng biệt nhóm Do đó, cần hỗ trợ họ xác định và định hình các mốiquan hệ tương tác Lên án các hành vi ngược đãi hay xâm phạm đến sức khỏe tinh thần
và thể xác người cao tuổi Quan tâm chăm sóc đặc biệt dành cho NCT tại gia đình đặcbiệt là người cao tuồi tại các trung tâm bảo trỡ xã hội Tránh gây những tổn thươngtâm lý do vô tình hay cố tình chúng ta gây ra cho NCT Điều góp phần rất lớn đối vớiNCT, tác động không nhỏ đến người cao tuổi làm cho họ cảm thấy yêu đời hơn và kéodài tuổi thọ Mặt khác, chúng ta duy trì được truyền thống hiếu thảo với ông ba của tổtiên để lại, là tấm gương sáng đề tuổi trẻ noi theo
Song song đó, việc quan tâm đến NCT còn góp phàn làm cho nền kinh tế đượcphát triển hơn khi 1 vấn đề được giải quyết thì sẽ có điều kiện quan tâm đến những vấn
đề khác trong xã hội
Trang 30CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1 Thực trạng mối quan hệ tương tác của những NCT tại mái ấm
1.1 Mối quan hệ tương tác giữa những NCT với nhau tại mái ấm
NCT là một trong những đối tượng có nhiều đặc điểm tâm lý rất riêng biệt Ở
độ tuổi này, chúng ta thấy có rất nhiều sự thay đổi tâm lý, những diễn biến phức tạpcủa tâm lý đôi khi làm cho đời sống tinh thần của họ thay đổi rõ rệt Khác với nhữngNCT nói chung, những NCT tại Mái ấm tình thương Chùa Diệu Pháp đa số đều xuấtthân nghèo khó, sống cuộc đời khổ cực, không gia đình, không của cải, không có nơinương tựa,… Chính vì vậy, đặc điểm tâm lý của họ có nhiều nét khác biệt
Biểu hiện cụ thể đó là khả năng chịu đựng Đối với một số NCT khả năng chịu
đựng xuất phát từ những kinh nghiệm sống của bản thân, qua quá trình tương tác với
xã hội thì những NCT ở Mái ấm tình thương Chùa Diệu Pháp lại học hỏi được nhữngkhả năng ấy thông qua việc bương chải với cuộc sống, lăn lộn với những khó khăn nảysinh từ hoàn cảnh bất hạnh của mình Những người sống ở đây có những hoàn cảnhkhác nhau: người thân không quan tâm chăm sóc, gia cảnh khó khăn, không có nhà ở,
…
“Lúc trước tôi sống khổ quen rồi…” (Cụ M, 75 tuổi, PVS 2)
Chia sẻ của cụ Đ “Hồi kia bà không có chỗ ở đi ngoài đường thầy thấy thế nên
đưa bà vào đây cho có chỗ ăn chỗ ở, chứ bà có giấy tờ gì đâu.” (82 tuổi, PVS 1)
Cụ N.T.K.L lại chia sẻ: “Thì sống chết có số mà” (78 tuổi, PVS 6)
Những chia sẻ trên của các cụ chứng minh cho những suy nghĩ của người đãsống hơn nữa đời người Tin vào số mệnh, tin vào một sự tín ngưỡng thần thánh nhưPhật Trời… thể hiện trong việc đọc kinh, đi lễ chùa Họ chấp nhận những khó khănhay mất mát như một điều hiển nhiên
Không những thế, nét điển hình trong đặc điểm tâm lý của những người NCT
tại Mái ấm còn biểu hiện ở sự an phận Điều này xuất phát từ khi NCT vào sống tại
Mái ấm Trải qua rất nhiều biến cố trong cuộc sống, với các cụ việc được nhận vàosống tại Mái ấm đã là sự may mắn Ở trong Mái ấm đã không còn phải chịu cảnh nắng
Trang 31mưa, không phải lo lắng đến từng bữa ăn hằng ngày, lại được sống trong môi trườngsạch sẽ, thoáng mát, an toàn, được đọc sách báo, được sống trong sự quan tâm củanhững người cùng cảnh ngộ, lại có người chăm sóc và nhất là được Quý Thầy lo hậu
sự lúc chẳng may, như vậy là đã cảm thấy mãn nguyện
Cụ M, 75 tuổi cho hay: “Thỉnh thoảng chùa tổ chức tập dưỡng sinh, ngồi thiền,
đọc kinh nhưng tôi ít tham gia lắm.” (PVS 2)
Cụ L.B.N, 53 tuổi trả lời câu hỏi cảm nhận cuộc sống của cụ tại mái ấm là
“Cũng tốt lắm.” hay cụ N.T.K.L cũng có đánh giá tương tự “Ừ, đây vậy là tốt rồi.”
Vì vậy, họ bằng lòng với cuộc sống hiện tại và cho rằng như vậy đã là tốt,không hề có mong ước cũng như đòi hỏi gì thêm
Tuy nhiên, cuộc sống không lúc nào toàn vẹn, đôi lúc cũng có những điều khiến
họ không vui Những NCT vào đây chủ yếu là những người có hoàn cảnh khác nhau,
từ nghèo khó đến có nguồn thu nhập trước khi vào mái ấm Từ đấy, họ dễ tìm đến sựđồng cảm với những hoàn cảnh giống như mình, yêu thương, đùm bọc, chia sẻ nhữngniềm vui, nỗi buồn, quan tâm chăm sóc cho nhau những lúc ốm đau, bệnh tật Nhưngđôi khi họ cũng tỏ thái độ ghen ghét, đố kị, mâu thuẫn với nhau Tất cả được thể hiệnqua mối quan hệ tương tác giữa những NCT tại mái ấm Từ đấy chúng tôi phân tíchmối quan hệ giữa NCT với nhau thành, mối quan hệ tích cực và mối quan hệ tiêu cực
1.1.1 Mối quan hệ tích cực
Trong quá trình thực hiện đề tài, qua những quan sát, cũng như hiểu biết về cơ
sở, tạo lập được sự tin tưởng với NCT nơi đây, chúng tôi khai thác và nhận được vềmối quan hệ tương tác của các cụ và tiến hành phân tích
NCT có những mối quan hệ tích cực và có khả năng phát triển tiếp tục vớinhiều lí do Thứ nhất, cùng nhau sống dưới một Mái ấm nên phần nào NCT có những
sự tương đồng về cuộc sống, có sự chia sẻ với nhau Vì thế, họ cũng giành tình cảmđùm bọc, yêu thương lẫn nhau để tạo một không khí vui vẻ hòa đồng thoải mái để các
cụ cảm nhận được đây chính là một gia đình, làm vơi đi phần nào những nỗi đau haynhững tổn thương trong quá khứ
Trang 32“Những lúc rảnh cụ cũng hay sang phòng bên cạnh chia sẻ với nhau cuộc sống trước đây như thế nào.” (Cụ Mấy, 75 tuổi, Phỏng vấn sâu số 2)
Đặc biệt là trong những lúc ốm đau Cụ cũng chia sẻ thêm:
“Như cháu thấy đó, nhân viên làm việc tại mái ấm còn ít mà các cụ ở đây già
cả rồi mắc bệnh thì nhiều nên cụ thường giúp đỡ các cụ khác yếu hơn, có đêm có một
cụ đi vệ sinh ngã trong nhà vệ sinh cụ và một số cụ khác cùng nhau dìu cụ đó vào phòng”
“Một số cụ tốt lắm cháu à, cụ bị đau khớp chân vì thế đi lại khó khăn, có lần cụ ngã trong phòng vệ sinh các cụ giúp đỡ cụ, cụ không giặt đồ được các cụ cũng giặt giùm cho cụ cháu à.” (Cụ Đ, 82 tuổi, Phỏng vấn sâu số 1)
Thứ hai, NCT tại đây chia sẻ với nhau về câu chuyện trong quá khứ, hỗ trợnhau những lúc vắng nhân viên chăm sóc đơn giản như: đỡ nhau khi ngã, giặt quần áogiúp nhau… Từ đấy, các cụ gần nhau hơn, chưa kể các cụ còn có cùng chung mộtniềm tin tôn giáo Dần dần các cụ nhận ra rằng, sống chung trong một phòng thì việcquan tâm, chia sẻ với nhau là việc cần thết hơn bao giờ hết, đó là một nhu cầu khôngthể thiếu để giúp các cụ vượt qua những khó khăn, những tổn thương mà các cụ đã vàđang gặp phải Ngoài ra các cụ còn hỗ trợ nhau về vật chất Một số cụ có con kếtnghĩa hoặc có cháu nuôi tới thăm cho tiền với quà các cụ không giữ riêng cho mình mà
chia sẻ với những người trong phòng Cụ L.B.N tâm sự: “Mọi người sống ở đây cũng
tốt cả thôi, những ai có lương nhận hàng tháng thường cho mỗi người một ít để mua
đồ ăn sáng thay đổi khẩu vị” “Khi cụ L.T.M mất đi tôi buồn lắm, mà tôi cũng chẳng biết làm gì cả khi mắt tôi không thấy rõ đường đi tôi phải nhờ cụ L dẫn qua chùa thắp nhang cho cụ M.” (53 tuổi, PVS số 5)
1.1.2 Mối quan hệ tiêu cực
Bên cạnh những tình cảm tốt đẹp yêu thương đùm bọc lẫn nhau thì vẫn còn một
số cụ mâu thuẫn với nhau Biểu hiện rõ nhất là trong giao tiếp hằng ngày, đó là sự bấtđồng quan điểm, đôi khi có những lời qua tiếng lại giữa các cụ trong phòng, kể cả khác
phòng Không phải hiển nhiên mà có lời nhận xét: “Mọi người sống ở đây một số
Trang 33người thì đối xử với nhau rất tốt một số cụ thì đối xử với nhau như kẻ thù vậy” (cụ
N.T.K.L, 78 tuổi, PVS 6)
Với người có thường sang trò chuyện cùng những cụ phòng khác như cụ M
cũng lên tiếng: “Thân thiết à (cười) không có chuyện đó đâu, ở trong này sống đa
phần đố kỵ, ghen ghét lẫn nhau con à.” (PVS 2)
Nhân viên làm việc tại cơ sở cũng cho biết: “Các cụ đều lớn tuổi, mà người già
thường khó tính, cho nên mặc dù cùng chung cảnh ngộ nhưng các cụ vẫn không thể hòa đồng với nhau Các cụ ít cảm thông với nhau mà còn ganh tị lẫn nhau, nói xấu lẫn nhau.” (Cô H, PV số 1)
Không chỉ dừng lại ở đó, đôi lúc họ còn rất hay đi nói xấu nhau, thậm chí chỉ vìnhững lý do rất đơn giản hay những lỗi nhỏ nhặt trong đời sống hằng ngày Đó có thể
là việc vô tình va chạm, làm rơi đồ, chuyện ăn uống,… cũng có thể dẫn tới cãi vảnhau, có trường hợp còn gây lộn, xô xát, đánh đập và chửi bới lẫn nhau khiến chonhân viên và Ban Quản lý cũng phải đau đầu Theo lời của chị T làm việc tại mái ấm:
“Các cụ ở đây tính khí thất thường lắm, không ai vừa lòng ai, chúng tôi đã chứng kiến nhiều trường hợp các cụ trong mái ấm cãi nhau vì một chuyện nhỏ mà xô xát nhau luôn”.
Khi trao đổi thầy T.N.Q – quản lý mái ấm về những mâu thuẫn của các cụ trong
mái ấm, thầy cũng cho biết: “Cũng có chứ con, sống với nhau lâu, cũng có người này
không thích người kia, cũng có cãi nhau… nhưng con thấy ông bà mìh lớn tuổi ở nhà sao thì mấy cụ ở đây cũng vậy thôi.” (PVS 3)
Như vậy, rõ ràng NCT tuy dể tiếp xúc nhưng cũng không có nghĩa là đơn giản
để hòa nhập với nhau Khác biệt về tuổi tác, vùng miền, giọng nói, hoàn cảnh trướckhi vào mái ấm… cũng là những trở ngại cho mối quan hệ của NCT với nhau Theokhảo sát của chúng tôi, độ tuổi của các cụ có từ 53 tuổi là thấp nhất đến hơn cả 100tuổi
Quan tâm nhau có nhiều, nhưng khác biệt nhiều về tính cách, bàng quan việcmình cũng khiến mối giao hảo giữa các cụ có sự mâu thuẫn và những hành động, ứng
xử không hay với nhau
Trang 34“Nó ghét bà, bà cũng không quan tâm.” (Cụ L, 72 tuổi, PVS số 4)
Câu trả lời của cụ L, khi được đặt câu hỏi “Sao các cụ cùng phòng lại không
nói chuyện với nhau?” cũng nói lên những khúc mắc nho nhỏ cũng dẫn đến ngay phản
ứng tiêu cực Có khi các danh xưng cũng bị đảo lộn bởi điều trên, không ít lần trongcuộc trò chuyện với cụ L để ám chỉ những người xung quanh cụ đều xử dụng “nó” hay
như cách goi “chúng nó” của cụ N.T.T “Vậy mà chúng nó rắp tâm nói xấu tôi, nói tôi
tè dầm rồi mách với thầy cho tôi chuyển lên tầng 2”.
Chính những điều làm nảy sinh những khó khăn này mà khó có thể khắc phụcđược trong mối quan hệ của NCT với nhau
1.1.3 Mối quan hệ giữa NCT với người quản lý, nhân viên ở mái ấm
Ngoài việc người lớn tuổi sống trong mái ấm cần được quan tâm về mối quan
hệ lẫn nhau ,thì với nhân viên hay người quản lý cũng cần có sự chú tâm Trong quátrình quan sát và trao đổi với các cụ chúng tôi nhận được nhiều ý kiến đánh giá nhưng
có thể phân làm hai hướng là tích cực và tích cực
Khi được hỏi đến mối tương tác giữa NCT với Thầy Thích Nhuận Quang chúng
tôi nhận được những câu trả lời như: “Quý thầy lo và thương chúng tôi lắm.Quý thầy
cũng thường hay qua thăm chúng tôi, quý Thầy đối xử với chúng tôi là rất tốt” như lời
cụ T.T.H (73 tuổi) hay nhận xét của cụ V (101 tuổi) “Quý thầy ở đây còn trẻ nhưng
đối xử với người già rất tốt”.
“Quý thầy cũng thường hay qua thăm chúng tôi, quý Thầy đối xử với chúng tôi
là rất tốt.” (Cụ T.T.H, 73 tuổi, PVS số 7)
Từ những nhận định trên, có thể thấy mối quan hệ giữa những người lớn tuổi vàngười quản lý chính của mái ấm khá tốt Tuy nhiên, xét về việc giao tiếp cũng như xâydựng mối quan hệ với nhân viên thì không tốt như vậy Từ chính những câu trả lời củacác cụ, dể dàng nhận thấy sự khác nhau về việc nhìn nhận
Trang 35Có cụ thì đứng ở góc độ trung lập, “Thì con người mà, nhiều khi cũng nóng
tính, rồi cũng gặp phải mấy bà nên cũng đôi khi hơi khó chịu Tôi thì thấy, có người tốt người không Nói vậy chứ cũng không thể cầu tốt hết được.” (Cụ V, 101 tuổi, PVS
số 9)
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận được phản ứng trái chiều hay phản ứng trảlời mập mờ, không rõ ràng từ một số cụ khác
Cụ N.T.T, 82 tuổi cho biết “Những người làm ở đây đối xử với tôi cũng được
nhưng đôi khi hơi thô lỗ, lớn tiếng.” (PVS số 10).
“Thì cũng có người này người kia, sống ở đời mà con.” (Cụ Đ, 82 tuổi, PVS số
1)
1.1.3 Mối quan hệ tương tác giữa NCT với khách đến thăm mái ấm
Khác với các mối quan hệ với những NCT sống với gia đình có các mối quan
hệ xã hội chủ đạo là với gia đình, đồng thời có một hệ thống tương quan bao gồm họhàng, bạn bè, láng giềng hay đơn giản là những người bạn đồng sở thích… Khôngnhững thế còn đa dạng về tính cách, hoàn cảnh sống, giới tính, thành phần và địa vị xãhội khác nhau NCT sống tại mái ấm tuy có một số điểm tương đồng nhưng cũng khácbiệt rất nhiều Do vậy, với Mái ấm tình thương chùa Diệu Pháp một trong những cơ sởthiện nguyện tôn giáo được nhiều người biết đến thì số lượng khách đến thăm hỏi làkhá nhiều Chúng tôi, đưa mối quan hệ tương tác giữa NCT với khách vào phân tíchnhằm làm rõ những góc độ xây dựng mạng lưới xã hội của NCT tại đây
“Ở đây còn có nhiều người vào thăm, cho các cụ bánh trái, sữa cũng nhiều lắm con.” (Cụ C, 73 tuổi, PVS số 8)
Trang 36Thầy T.N.Q cũng cho hay “Các cụ còn được các mạnh thường quân hỗ trợ
thêm về thức ăn, chăn, bánh kẹo, sữa có khi các cụ còn được cho tiền nữa.” “Bên cạnh đó chủ nhật hàng tuần còn có sinh viên của các trường dến đây dọn dẹp, thăm hỏi các cụ Cũng có sinh viên của các trường khác đến thực tập nữa con.”
Từ những chia sẻ trên, có thể nhận thấy mối quan hệ giữa những NCT và kháchđên thăm chỉ là tương quan giữa người cho và người nhận Các cụ được hỗ trợ về mặtvật chất là thức ăn, bánh, hoa quả… về mặt tinh thần tuy có, nhưng cũng chỉ trong mộtkhoảng thời gian ngắn Bạn H, sinh viên năm 3 - người đã đến đây làm tình nguyện
4,5 lần cũng cho biết “Tụi mình thường quét dọn mái ấm, có khi giúp đỡ các cô nấu
ăn, khi thì lên trò chuyện với các cụ nhưng ít thôi.” (PVS số 5)
Thứ hai, tương quan giữa nhà chùa, ban quản lý và nhân viên với các cụ cũng làmối quan hệ cần được chú tâm Hiện tại, mối liên hệ này gần giống với liên kết trên –dưới Tuy nhiên, nếu không có mối tương quan này thì chắc chắn mái ấm không thểtếp tục duy trì
Cuối cùng, như phân tích của chúng tôi ở trên, sự tương tác giữa NCT vớikhách thăm mái ấm và mạnh thường quân hỗ trợ chỉ đơn thuần là sự cho và nhận Khi
hề có ý đi sâu vào tiếp tục xây dựng mối tương quan sâu đậm hơn
Trang 37sống tại mái ấm luôn là “Cũng tốt lắm.” Cụ L.B.N, 53 tuổi hay tương tự Nhưng cũng
có những từ như “kẻ thù”, “nó” hay “chúng nó” xuất hiện trong câu trả lời của một vài
cụ Bên cạnh đó, chính NCT cũng thừa nhận rằng họ ít trò chuyện với chính nhữngngười cùng phòng
“Nói chuyện thì nói thôi, chứ thân thì không chắc đâu Tôi cũng không thích đi lại nhiều, cứ một ngày tôi lần chuỗi 1000 lần, có khi hơn ấy Với lại mấy bà trong đây thích yên tĩnh, ai thích đi sang chùa thì đi, không thì ở nhà niệm kinh.” (Cụ V, 101
tuổi, PVS số 9)
Hay như chia sẻ của cụ Đ, 82 tuổi (PVS số 1) “Bà ít khi nói chuyện tâm sự chia
sẻ với ai lắm, thời gian rảnh thì bà thường niệm phật thôi.”
Trong quá trình quan sát, tìm hiểu và thực hiện đề tài, chúng tôi không chỉ dừnglại ở mức độ mối quan bó hẹp trong không gian một phòng Việc xây dựng mối quantương tác cũng nằm trong những nhu cầu cần thiết với người cao tuổi Do vậy, việcNCT từ phòng này sẽ tiếp xúc hay giao tiếp với NCT ở phòng khác hoàn toàn dể lý
giải Cụ C tâm sự “Ăn xong cụ thường qua phòng bên chơi, ít khi nói chuyện với các
cụ trong phòng lắm cháu à”.
Được đặt câu hỏi lý do vì sao các cụ không thân thiết nhau, chúng tôi nhận
được câu lời từ cụ Kim.L “Đâu phải ai cũng giống mình Mà mỗi người mỗi quê cũng
khó hòa hợp lắm.” (78 tuổi, PVS số 3)
Khác biệt về vùng miền, văn hóa, giọng nói khác nhau cũng là nguyên nhân gâycản trở mối quan hệ của những NCT với nhau Mặt khác, nhận định được đáp nhiềunhất trong các nguyên do là tính cách và tâm lý tuổi già
Nhân viên tại cơ sở cũng cho biết: “Các cụ đều lớn tuổi, mà người già thường
khó tính, cho nên mặc dù cùng chung cảnh ngộ nhưng các cụ vẫn không thể hòa đồng