Nhằm giúp Quý khách hàng hiểu rõ cách vận hành và sử dụng dòng máy này, DN Tiến Nông xin trân trọng gửi tới Quý khách cuốn “sách hướng dẫn sử dụng máy gặt đập liên hợp” và một số thông t
Trang 1Máy Gặt Đập Liên Hợp Tiến Nông 4LZ
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI SỬ DỤNG MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP
Xin cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn và ủng hộ máy gặt đập liên hợp Tiến Nông 4LZ nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam (gọi tắt là: máy GĐLH) Nhằm giúp Quý khách hàng hiểu rõ cách vận hành và sử dụng dòng máy này, DN Tiến Nông xin trân trọng gửi tới Quý khách cuốn “sách hướng dẫn sử dụng máy gặt đập liên hợp” và một số thông tin quan trong như sau:
1/ Khi sử dụng máy nên tuyệt đối tuân thủ theo quy định trong sách hướng dẫn để tiến hành làm việc, điều chỉnh, sửa chữa và bảo trì máy, nếu không có thể làm giảm tính năng của máy, hay xảy ra sự cố và rút ngắn tuổi thọ của máy GĐLH
2/ Để máy đạt được hiệu suất công việc tối đa, trong khi sử dụng máy nên căn cứ theo môi trường làm việc, điều kiện đất đai, khí hậu, mức độ chín, sản lượng, chủng loại.v.v… của lúa và theo quy định trong sách hướng dẫn này mà tiến hành các thao tác
3/ Không nên chạy quá công suất của máy GĐLH, vì điều này sẽ làm giảm tính năng của máy hoặc là nguyên nhân thường xuyên xuất hiện sự cố của máy
4/ Hiệu suất làm việc của máy GĐLH, diện tích của thửa ruộng, giống lúa, sản lượng và kỹ năng sử dụng của người điều khiển máy GĐLH có liên quan tới nhau vì thế hiệu suất làm việc của máy sẽ dao động
5/ Tính năng làm việc của máy GĐLH phụ thuộc vào giống lúa, mức độ chín, điều kiện sử dụng (như: điều chỉnh tham số, sản lượng cắt.v.v…)
6/ Nên thường xuyên tiến hành bảo dưỡng, thao tác và sử dụng máy GĐLH theo như sách hướng dẫn sẽ giúp máy duy trì tốt tính năng hoạt động và tránh các sự cố xảy ra
7/ “Sách hướng dẫn sử dụng máy gặt đập lên hợp” này có ghi rõ cách sử dụng và hướng dẫn đầy đủ các bộ phận của máy GĐLH nhằm cung cấp cho người dùng sử dụng và bảo quản máy tốt
có hiệu quả Trong quá trình sử dụng sách hướng dẫn này cũng như máy GĐLH, nếu gặp phải vấn
đề khó khăn gì, Quý khách có thể liên hệ với kỹ thuật viên của chúng tôi qua đường dây nóng số: 01647.567.826 gặp anh Hội để được tư vấn giải đáp kịp thời
8/ Sách hướng dẫn sử dụng này chủ yếu căn cứ vào các loại sản phẩm hiện hành để làm cơ
sơ tiến hành hướng dẫn tổng hợp Do kỹ thuật tiến bộ và sản phẩm ngày càng được nâng cấp tiên tiến hơn, vì vậy trong quá trình sản xuất sẽ có những thay đổi và không có thông báo thay đổi, rất mong Quý khách lượng thứ
DOANH NGHIỆP TIẾN NÔNG THANH HÓA
Trang 2Máy Gặt Đập Liên Hợp Tiến Nông 4LZ
CÔNG DỤNG CỦA MÁY1/ Máy GĐLH 4LZ sử dụng thích hợp cho việc thu hoạch lúa nước và lúa mỳ
2/ Máy GĐLH 4LZ mà Doanh Nghiệp Tiến Nông nhập khẩu và phân phối chủ yếu là 2 loại sau đây
Lưu ý: Cả hai dòng máy trên đều có hai loại cửa xả rơm: cửa xả rơm dưới hoặc cửa xả rơm trên
3/ Để có thể hiểu rõ đặc tính của các dòng máy này, bà con nên thao tác theo hướng dẫn của nhân viên kỹ thuật giao máy để có thao tác an toàn cũng như việc bảo dưỡng và giữ gìn máy
4/ Cần phải tuân thủ các quy định an toàn để tránh những sự cố ngoài ý muốn và các quy tắc
an toàn giao thông khi lưu thông trên đường
5/ Khi máy móc và các thiết bị đã được kiểm tra lắp ráp đầy đủ hoàn chỉnh cân bằng, người
sử dụng không nên tự ý thay đổi chỉnh sửa, tháo dỡ vì điều này sẽ làm giảm tính năng và giảm độ chính xác của máy, nghiêm trọng hơn là có thể ảnh hưởng tới tính mạng của người sử dụng cũng như những người xung quanh khi máy vận hành Nếu điều này xảy ra, người sử dụng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với hậu quả do mình gây nên
Trang 3Máy Gặt Đập Liên Hợp Tiến Nông 4LZ
CHƯƠNG I: VẬN HÀNH MÁY AN TOÀN
Trong hướng dẫn sử dụng vận hành máy, các ký hiệu cảnh báo an toàn là thông tin rất quan trọng đối với người vận hành máy, cũng như những ai tiếp cận máy Khi nhìn thấy ký hiệu trên, người sử dụng phải đề phòng đến mức tối đa có thể để tránh tai nạn rủi ro Người sử dụng phải đọc
kỹ các thông tin sau và cảnh báo cho những ai tiếp cận máy những thông tin này
Ký hiệu cảnh báo Từ ngữ cảnh báo Nội dung cảnh báo
Màu đỏ Nguy hiểm Không được sử dụng sai mục đích hoặc phản tác dụng,
điều đó sẽ dẫn đến tai nạn và có thể gây tử vong
Màu vàng cam Cảnh báo Không được sử dụng sai mục đích hoặc phản tác dụng,
điều đó sẽ dẫn đến tai nạn
Màu vàng Chú ý Không được sử dụng sai mục đích hoặc phản tác dụng,
điều đó sẽ dẫn đến tai nạn ở mức độ nhẹ
Quan trọng Không nên sử dụng sai mục đích hoặc không có hiệu quả,
điều này sẽ gây ra hỏng hóc máy, yếu cơ chế vận hành của máy, hoặc phá hủy môi trường xung quanh
Nên học hỏi nhiều thông tin cảnh báo an toàn
Chú ý:
1 Trên khung máy có các câu cảnh báo “nguy hiểm” ”cảnh báo” ”chú ý” v.v… nằm trên các bộ phận linh kiện chủ yếu của máy Chúng có thể cung cấp các thông tin cảnh báo cho người sử dụng và buộc họ phải tuân thủ thực hiện theo để tránh tai nạn rủi ro Để đảm bảo độ an toàn tuyệt đối, các ký hiệu cảnh báo anh toàn phải luôn sạch sẽ, dễ nhận biết và nguyên vẹn Trong trường hợp mất hoặc hư hỏng một trong các ký hiệu cảnh báo an toàn này, hãy liên hệ với chúng tôi ( Bộ Phận Máy Nông Nghiệp Tiến Nông ) để được lắp đặt lại hoàn chỉnh
2 Các ký hiệu cảnh báo an toàn gắn trên máy gặt phải đồng nhất với các ký hiệu cảnh báo an toàn trong cuốn hướng dẫn vận hành này, nếu không sẽ dễ gây ra các tai nạn rủi ro Người sử dụng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hậu quả tai nạn, hỏng hóc máy, hay những mất mát khác do không áp dụng đúng các hướng dẫn cảnh báo an toàn trên máy và trong cuốn hướng dẫn vận hành máy này
3 Các linh phụ kiên sữa chữa hay thay thế phải là đồ chính hãng ( hãy liên hệ với Bộ Phận Máy Nông Nghiệp Tiến Nông để được cung cấp hàng chính hãng)
1.1 Các quy tắc vận hành an toàn.
1.1.1 Trình độ của người vận hành máy.
Cảnh báo:
1 Tài xế phải được đào tạo và cấp chứng chỉ trình chuyên môn
Nghiêm cấm các trường hợp vận hành hay lái máy mà không có
chứng chỉ này
2 Tài xế cần đọc kỹ và hiểu cuốn hướng dẫn vận hành máy và phải
tuân theo các quy tác này nhằm tránh tai nạn và tổn hao kinh tế
3 Quá trình vận hành và bảo dưỡng máy phải được thực hiện bởi
những người am hiểu về máy gặt và có kỹ năng vận hành máy
an toàn
Trang 4Máy Gặt Đập Liên Hợp Tiến Nông 4LZ
Cảnh báo:
Nghiêm cấm các trường hợp sau khi
điều khiển máy gặt:
1 Không đủ khả năng tập trung hay
mệt mỏi do ốm đau…
2 Sau khi uống rươu, bia
3 Phụ nữ đang mang thai
4 Thành viên dưới 18 tuổi
5 Thành viên già và ốm yêu
Vì các yếu tố trên có nguy cơ gây ra tai
nạn
Người mệt mỏi & bị ốm Phụ nữ mang thai
Người uống rươu bia Trẻ em chưa đủ tuổi
Cảnh báo:
1/ Phải mặc đồ gọn gàng, không đi giầy trơn trượt
và đội mũ bảo hộ cài dây khi vận hành máy
2/ Nghiêm cấm mặc quần áo rộng thùng thình, đeo
khăn choàng …
Nếu không tuân thủ các yêu cầu trên sẽ dễ gây nguy
hiểm cho người vận hành máy khi quần áo bị vướng
vào các thiết bị nguy hiểm
1.1.2 Phòng cháy chữa cháy
Chú ý:
Do khi sử dụng máy GĐLH dễ dẫn đến hỏa hoạn, vì
vậy nên đề phòng hỏa hoản và chú ý các nội dung sau:
1/ Mỗi máy GĐLH xuất xưởng đều được kèm theo 1
bình chữa cháy, vì vậy sau khi mua và nhận máy bà
con nên kiểm tra và lắp thiết bị này cố định đằng sau
bên phải ghế lái
2/ Không nên để bình chữa cháy rời khỏi máy, nếu
không khi bị cháy sẽ không chũa cháy kịp thời dẫn đến
tổn thất hay gặp hiểm họa
3/ Khi bảo dưỡng máy hay đang gặt trên đồng, nếu có
sự cố hỏa hoạn xảy ra thì trước hết nhận viên liên quan
phải sử dụng thiết bị dập lửa này để khống chế lữa
4/ Cần kiểm tra bình chữa cháy trước khi khởi động
máy
Chú ý:
Người vận hành máy phải biết sử dụng bình
chữa cháy, cách sử dụng cụ thể như sau:
Kéo khóa bảo hiểm ra
Ấn cần nắm xuống
Xịt vào đám cháy
Trang 5Máy Gặt Đập Liên Hợp Tiến Nông 4LZ
Chú ý:
Mỗi năm phải kiểm tra bình chữa cháy ít nhất 1 lần,
kim chỉ của bảng lực nén phải ở khu vực màu vàng,
khi phát hiện kim chỉ thấp hơn khu màu xanh thì
nên lập túc bổ sung lực nén cho đầy lại Nếu bình đã
được sử dụng ta cũng phải bổ sung chất dập lữa cho
đầy lại Lượng chất bổ sung cũng chất dập lữa phải
phù hợp với bảng hướng dẫn trên vỏ bình
Chú ý:
Sau khi động cơ ngừng hoạt động, không nên che
bạt ngay lên vì điều đó dễ gây hỏa hoạn mà phải
đợi động cơ máy nguội mới được phép che đậy
cháy
Nguy hiểm:
Chỉ được phép tiếp nhiên liệu khi ngừng động cơ,
chuyển hướng và máy đã nguội Vào buổi tối, nếu cần
thiết phải tiếp nhiên liệu thì chỉ được phép dùng đèn
pin hay đèn ắc quy để soi, tuyệt đối không được dùng
bật lửa hay các thiết bị lửa khác để soi Nghiêm cấm
hút thuốc khi tiếp nhiên liệu cũng như khi chạy máy
Nguy hiểm:
Để đề phòng hỏa hoạn, cần chú ý các nội dung sau:
1/ Nên để cố định và nghiêm cấm lắp ráp trong hệ thống thiết bị
điện, và thay đổi các dây điện, nối dây không phù hợp yêu cầu
2/ Khi bảo dưỡng máy, tuyệt đối không được sử dụng dây nối
5/ Nên tách dây nguồn điện ra trước khi chỉnh sữa hay hàn lại
các thiết bị của máy
Xác định cực “+” và ”-” trước
khi đấu dây
Cảnh báo:
Luôn vệ sinh và kiểm tra động cơ máy, thùng nhiên liệu, thùng dầu thủy
lực, ống xả hơi, bụi bạm, dầu mỡ, rơm xung quanh máy để đề phòng hỏa
hoạn
1.1.3 Sử dụng bình ắc quy an toàn
Nguy hiểm:
Không nên hút thuốc khi kiểm tra bình điện, vì nếu
không dễ gây hỏa hoạn gây tai họa
Không hút thuốc khi kiểm tra bình ăc quy
Trang 6Máy Gặt Đập Liên Hợp Tiến Nông 4LZ
Cảnh báo:
Khi châm chất điện giải vào bình cần phải đeo kính đeo
bao tay để đề phòng chất điện giải bắn ra gây tổn thương
mắt hay vùng da tiếp cận Nếu bị nhiễm chất điện giải
lập tức phải dùng nước để rữa và nên đến bác sỹ để chữa
trị nếu cần thiết nhằm tránh những vết bỏng đáng tiếc
Nên đeo kính
và bao tay khi châm nước bình
Chú ý:
Khi tháo lắp bình điện cần tiến hành tuân thủ theo quy tắc dưới
đây để đề phòng chập mạch điện gây cháy nổ:
1/ Khi nối dây bình điện phải nối cực dương “+” trước, cực âm
Dầu ép trong hệ thống thủy lực có lực ép rất lớn, có
thể dễ dàng bắn xuyên tay, làm tay , mắt hay da tổn
thương Vì thế nếu có hiện tượng rò rỉ của thiết bị
thủy lực, không nên dùng tay cầm trực tiếp hay quan
sát bằng mắt, mà phải dùng tấm giấy dày hoặc miếng
ghỗ để tìm ra chỗ rò rỉ và khắc phục
Nguy hiểm:
Khi bảo dưỡng hay sửa chữa hệ thống thủy lực cần
phải hạ các thiết bị gặt đập và bánh gặt xuống thấp
đến mức tối thiểu nhằm tránh nó bị rơi đột ngột gây
tai nạn đáng tiếc
1.1.5.Đề phòng bị bỏng, bị thương.
Nguy hiểm:
Nếu như thấy nước trong két nước làm lạnh động cơ
sôi lên thì lập tức gạt cần số về số 0, tách rời thiết bị
ly hợp chính, để tốc độ giảm lại sau 5 phút thì tắt
động cơ, giữ cho máy nguội sau đó có thể mở nắp két
nước ra cho nước nguội hoặc tháo và châm thêm
nước mát vào Nếu để nước trong két quá nóng dễ
gây tổn thương cho người sử dụng khi nước sôi bắn
ra ngoài
Nguy hiểm:
Trong quá trình làm việc nhiệt độ của động cơ máy, thiết bị
tản nhiệt, thiết bị giảm thanh, thùng dầu thủy lực, ống thủy lực
rất cao, cho nên trong lúc máy đang chạy hay vừa mới ngưng
hoạt động tuyết đối không được tiếp xúc, nếu không sẽ bị
phỏng
Sau khi máy nguội có thể vệ sinh, kiểm tra tình trang linh kiện
của máy
Trang 7Máy Gặt Đập Liên Hợp Tiến Nông 4LZ
1.1.6 Khởi động thiết bị an toàn
Chú ý:
Trước khi khởi động động cơ, người sử dụng cần
phải kiểm tra chính xác hộp số và cần tay (cần tay
thay đổi tốc độ chính, cần tay thay đổi tốc độ phụ)
phải đưa về mo, bộ ly hợp chính, bộ ly hợp bốc dỡ
thóc đã phân ly hoàn toàn, bộ ly hợp chuyển động
và phanh xe đều tốt, cơ cấu liên động phải chắc
Trước khi mở khóa động cơ phải đạp chân ga xuống
thấp sau khi khởi động từ từ thả chân ga ra
Cần tay điều khiển Cần tay điều khiển
bộ ly hợp bốc dỡ bộ ly hợp làm việcthóc
Cảnh báo:
Để tránh sự ảnh hưởng của khí độc hại thải ra từ
máy, ta nên để máy ở nơi thoáng mát và không nên
cho máy hoạt động quá lâu
Nguy hiểm:
Cần phải kiểm tra và lắp đặt nắp phòng hộ an toàn tốt
trước khi khởi động máy Trong khi làm việc không được
phép tháo dỡ, mở nắp phòng hộ an toàn ra Để đề phòng
sự cố xảy ra như bị quấn lại, bị bó chặt, bị cắt… thì phải
đổi nắp phòng hộ an toàn mới khi chúng bị bị hư hỏng
Cảnh báo:
Người điều khiển máy cần phải kiểm tra xung quanh máy, và
đảm bảo có thể khởi động máy an toàn, cần bóp còi cảnh báo
an toàn trước khi khởi động
Trong khi làm việc nếu có sự cố gì xảy ra, cần dừng và tắt
động máy, rút chìa khóa, ngắt mát trước khi kiểm tra sự cố
1.1.7 Làm việc an toàn
Chú ý:
1/ Không được bỏ tạp chất vào thùng chứa thóc của máy, khi máy đang
chạy nghiêm cầm người sử dụng tiếp xúc trực tiếp vào thùng, điều này dễ
gây tan nạn
Trang 8Máy Gặt Đập Liên Hợp Tiến Nông 4LZ
2/ Khi đóng thóc vào bao, nghiêm cấm các trường hợp dung xẻng, hay tay
để xúc thóc, trường hợp tắc nghẽn thì cần phải dừng máy để kiểm tra
Nguy hiểm:
Do tốc độ xả rơm và quạt muôi lúa cao vì thế khi máy
đang làm việc nghiêm cầm đứng gần hoặc chính diện với
các thiết bị này
Nguy hiểm:
Khi máy đang làm việc, tuyệt đối không được dùng tay hay
bất cứ bộ phận nào khác trên cơ thể tiếp xúc trực tiếp với các
linh kiện trên máy Để đảm bảo an toàn, khi máy đang hoạt
động, nhân viên phải dữ khoảng cách an toàn nhất định đối với
các thiết bị dễ gây tai nạn
Nếu có hiện tượng bánh xích, dây cu roa của thiết bị cắt, bánh
gặt, ống trục rồng… gặp sự cố thì phải dừng máy, tắt chìa
khóa, ngắt mát rồi mới tiến hành khắc phục sự cố
Khi máy đang làm việc không được dùng tay tiếp xúc với các linh kiện trên máy
1.1.8 Bảo dưỡng và vệ sinh an toàn.
Chú ý:
Khi máy móc xuất hiện sự cố, cần phải xử lý ngay, không được
tiếp tục vận hành khi chưa khắc phục sự cố Khi tiến hành sửa
chữa, bảo dưỡng máy cần phải tắt động cơ máy, rút chìa khóa ra và
cắt mát
Cần phải kiểm tra ngay
Chú ý:
*Cần chốt an toàn cần thủy lực của thiết bị cắt khi
thực hiện các thao tác sau:
1/ Sửa chữa, kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị dưới
hàm cắt
2/ Bảo hành và sửa chữa hệ thống thủy lực của hàm
cắt ( trường hợp này hàm cắt phải nâng cao lên)
* Thao tác khóa chốt an toàn
1/ Nâng cao hàm cắt lên độ cao cần thiết
2/ Khóa chốt an toàn
3/ Hạ hàm cắt xuống đúng vị trí khóa chốt
Chốt an toàn Xích khóa Ben dầu
Chốt an toàn ở trạng thái khóa
Trang 9Máy Gặt Đập Liên Hợp Tiến Nông 4LZ
Chốt an toàn ở trạng thái tự do
Cảnh báo:
Khi tháo tác kiểm tra sửa chữa phía dưới hàm cắt, nên
dùng đồ vật khác đễ đỡ, sau đó mới có thể tiến hành
1.1.9 Lái máy an toàn
Cảnh báo:
Khi chạy máy trên đồng ruộng hay trên đường có độ dốc
cao không nên thay đổi tốc độ hộp số đột ngột, để trượt
số hay chuyển hướng đột ngột Nên cố gắng chạy chậm
đến mức tối thiểu có thể (luôn ấn phanh tay xuống) Nếu
cần thiết phải dừng mấy tại những nơi đó, cần dùng chèn
gỗ chèn hai bánh phía sau Nếu không sẽ dẫn đến trượt
dốc, lật máy nguy hiểm đến tình mạng
Chú ý:
1/ Không nên cho máy chạy vào đường trên kênh
mương, khe suối, hang ổ, đê yếu
2/ Nên xuống xe kiểm tra quan sát trước khi cho máy
chạy vào những nơi cỏ mọc um tùm, nước đọng, bùn
lầy hay đất trũng
Chú ý:
1/ Cần phải giảm tốc tộ khi vận hành máy qua những
nơi địa hình dốc và có độ lún cao
2/ Không nên lái máy vào những nơi có động nghiêng
vượt quá 8 độ
3/ Để đề phòng va chạm, khi chạy máy tại những khúc
cua nên quan sát và lùi máy cẩn thận
Chú ý:
Tại những nơi đường gồ ghề, độ sâu ổ gà vượt quá
100mm thì nên san bằng trước khi cho máy chạy qua
Không được để thóc tròng thùng chứa khi di chuyển và
phải chuyển thiết bị ly hợp về vị trí ly tâm
Cảnh báo:
Sau khi thóc đã đầy thùng không nên cho máy chạy số
3 Khi lái máy ở tốc độ cao không được phanh gấp hay
ôm cua gấp để tránh trường hợp máy bị lật
Trang 10Máy Gặt Đập Liên Hợp Tiến Nông 4LZ
Cảnh báo:
Khi máy đang làm việc trên đồng ruộng, không được
phép chỡ người ngoại trừ 01 tài xế và 01 nhân viên
đóng bao Nghiêm cấm người già, trẻ nhỏ, phụ nữ
mang thai, người bệnh, người uống rươu bia hay không
đủ tinh thần, chậm chạm lên đóng bao Nhân viên tiếp
thóc phải tập trung, khi thóc đầy bao thì phải thay bao
khác, khi máy cua hay chuyển ruộng cần phải vịn tay
vào khung máy
Chú ý:
Nhiệt độ sử dụng cho phép của bánh xích cao su là từ
25o - 55oC, không nên cho máy chạy trên đường trên
đất đá vụn, đường có vặt sắt nhọn, dầu mỡ, các loại
axit, kiềm…
1.1.10 Vận chuyển đường dài
1/ Khi chuyển máy lên xuống để vận chuyển đường dài, xe trung chuyển cần phải đủ trọng lượng
và nên chèn bánh xe trước khi cho máy lên xuống
2/ Khi chuyển máy lên xuống phải chọn nơi bằng phẳng
3/ Cần phải có cầu thang chống trượt có móc định vị vào xe trung chuyển khi chuyển máy lên xuống
4/ Cầu thang chống trượt không được đặt với độ nghiêng quá cao
5/ Cự ly giữa người chỉ huy trung chuyển máy lên xuống phải cách máy tối thiểu là 5 m
6/ Khi chạy máy lên hay xuống xe trung chuyển nên điều khiển máy ở tốc độ thấp và hạ hàm cắt thấp xuống tới mức tối đa
7/ Trong lúc bốc dỡ máy, không đươc khởi động các thiết bị chuyển hướng, không được đạp lên bộ
ly hợp
Phải cố định máy trên xe trung chuyển
1/ Phải dùng dây thép để cố định bánh xích với khung máy
2/ Cần phải chèn bánh xích của máy bằng cục chèn gỗ chuyên dùng
3/ Hạ hàm cắt sát xuống sàn xe trung chuyển và lot cỏ, rơm, vải bố phía dưới
4/ Ấn phanh tay xuống và đưa cần số về mo
5/ Trong quá trình trung chuyển đường dài cần kiểm tra dây chằng máy
6/ Xe trung chuyển không được ôm cua gấp, tăng tốc hay phanh đột ngột khi có máy GĐLH trên xe
hạ hàm cắt xuống sát mặt đất, nếu đỗ máy ở những nơi có độ dốc cần phải chèn bánh xích, đề
Trang 11Máy Gặt Đập Liên Hợp Tiến Nông 4LZ
phòng máy tự trôi
Sau khi vệ sinh máy và động cơ máy đã nguội, dùng bạt che phủ máy lại cẩn thận
1.2 Sơ đồ vị trí niêm yết các biển cảnh báo an toàn
hợp, không nên khởi
động máy Sau khi
Nguy hiểm
Khi máy đang vận hành, nên giữ cự ly an toàn với máy, đề phòng
dễ gây tắc nghẽn
khi có sự cố tắc nghẽn, không được dùng tay kiểm tra khi chưa tắt máy
Cảnh báo1/ Trước khi làm việc và trong khi làm cần chú ý bộ
dỡ thóc đã được phân ly chưa (tay cầm dỡ thóc phải ở vị trí thấp nhất)
2/ Tránh trường hợp thóc quá nhiều trong thùng
3/ Khi đóng thóc tuyệt đối không được dùng tay hay các dụng cụ khác chọc vào thùng thóc xem đầy hay chưa.4/ Nếu có sự cố tắc nghẽn khi đóng thóc, cần tắt máy trước khi kiểm tra
1.2.3 Mặt trước ở giữa bên phải máy
2/ Phải tắt máy, rút
Nguy hiểm
Nắp an toàn chưa phù hợp, không nên khởi động máy Sau khi
Trang 12Máy Gặt Đập Liên Hợp Tiến Nông 4LZ
sạch và khô chìa khóa trước khi
kiểm tra, sửa chữa và bảo trì máy
máy đã khởi động, không được phép mở nắp an toàn ra
1.2.4 Mặt trước bên phải máy (mặt bên phải thiết bị gặt)
Nguy hiểm
Nắp an toàn chưa phù hợp,
không nên khởi động máy Sau
khi máy đã khởi động, không
được phép mở nắp an toàn ra
Nguy hiểm
1/ Khi máy đang làm việc tuyệt đối không được bước chân vào bàn cắt
2/ Khi đã cố định vò lúa, cần ngắt lực dao cắt
1.2.5 Bộ phận sau thiết bị gặt
Nguy hiểm
Cần phải khóa hệ thống thủy lực của hàm cắt trong các
trường hợp dưới đây:
1/ Bảo dưỡng dưới hàm cắt (đừng quên tắt động cơ và
rút chìa khóa)
2/ Trung chuyển máy đường dài
3/ Máy chạy trên đường
1.2.6 Thiết bị xử lý tản nhiệt khi máy vận hành.
Cảnh báo
1/ Bề mặt nóng, dễ gây bỏng hãy tránh xa
2/ Nếu nước trong két làm lạnh có nhiệt độ cao (sôi) thì
chỉ nên dùng tay mở nắp két thay nước khi ngưng máy
và nước trong kết nguội
1.2.7 Mặt bên trái thiết bị lái
Chú ý
1/ Cần giảm tốc độ khi vào cua
hay chạy máy qua những nơi đất
không bằng phẳng
2/ Trước khi di chuyển máy, cần
chú ý trước sau xem có người,
chướng ngại vật hay không để
tránh tai nạn rủi ro
3/ Nghiêm cấm hút thuốc khi đang
Cảnh báo1/ Để tránh máy bị lật đổ không nên chạy vào ruộng có
độ nghiêng dốc cao
2/ Khi máy gặt đang hoạt động, không được ngồi lên ghế tiếp thóc và các tấm bảo hiểm
Trang 13Máy Gặt Đập Liên Hợp Tiến Nông 4LZ
vận hành hoặc sửa chữa máy
1.2.8 Mặt trong thùng thóc
Nguy hiểm:
Hãy cẩn thận, các linh kiện bên trong đang chạy với tốc
độ cao Không được phép dùng tay chạm vào các linh
kiện đó
1.2.9 Bình chữa cháy
1/ Thường xuyên kiểm tra tình tràng của bình chữa
cháy và đồng hồ chỉ áp lực nén của bình, nếu kim chỉ
áp lực báo tháp, phải bổ sung ngay
2/ Cách sử dụng bình như sau:
Rút chốt bảo hiểm ra, hướng đầu phun về phía đám
cháy, bóp cần áp lực xuống lập tức chất chauwx cháy
sẽ phun vào đám cháy
1.2.10 Tấm nóc trên thùng thóc
Cảnh báo
1/Trước và trong khi làm việc cần chú ý kiểm
tra xem bộ dỡ thóc đã được phân ly hay chưa
(tay cầm dỡ thóc phải ở vị trí thấp nhất) nếu
không máy dễ bị hỏng
2/ Tránh để thóc quá nhiều trong thùng chứa
3/ Tuyệt đối không được dùng tay hay các
1.2.11 Mặt bên trái của máy.
Nguy hiểm
Nắp an toàn chưa phù hợp,
không nên khởi động máy Sau
khi máy đã khởi động, không
được phép mở nắp an toàn ra
Nguy hiểm
Nắp an toàn chưa phù hợp, không nên khởi động máy Sau khi máy đã khởi động, không được phép mở nắp an toàn ra
1.2.12 Mặt bên trái thiết bị gặt
Trang 14Máy Gặt Đập Liên Hợp Tiến Nông 4LZ
nghiêm cấm tiến vào hàm cắt
Trang 15Máy Gặt Đập Liên Hợp Tiến Nông 4LZ
CHƯƠNG II
SƠ LƯỢC VỀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY GĐLH 4LZ
Máy GĐLH 4LZ là loại máy dùng để gặt lúa mì và lúa nước Máy có khả năng thao tác cùng lúc các chuỗi công việc sau: gặt, vò, phân loại, làm sạch, sàng lúa ngay trên đồng ruộng Do kết cấu nhỏ gọn, độ tự động hóa cao, tính ổn định và lợi ích kinh tế tốt, khả năng chống lầy lún tốt, đặc biệt máy có thể làm việc tại các thửa ruông có diện tích nhỏ
Máy GĐLH bao gồm các thiết bị chính như: thiết bị cắt lúa,thiết bị vận chuyển lúa lòng máng, thiết bị vò lúa, quạt, sàng, thùng chứa, động cơ, thân gầm, và nhiều loại linh phụ kiện khác
Thiết bị cắt được đặt trước máy có dạng hình chư “T” có nhiệm vụ cắt và chuyển lúa lên trống đập Thiết bị này được điều khiển bằng hệ thống thủy lực vừa thuận tiện vừa an toàn
Thiết bị thuốc trống đập bao gồm: thiết bị vò, phân loại, quạt, sàng và chuyển lúa hạt lên thùng chứa và hệ thống vò đập lại Sau khi máy thao tác các hoạt động trên, các hạt lúa chắc được chuyển lên thùng chứa, còn lúa lép và rơm bị đẩy ra ngoài qua của xả rơm
Động cơ được lắp đặt phía trước trống đập, cung cấp nhiên liệu độc lập cho hệ thống chuyển động, hệ thống thủy lực, và các thiết bị làm việc chính của máy
Gầm máy bao gồm hộp số, khung chống gầm, bộ bánh răng, bánh xích cao su, thiết bị điều khiển Gầm xe là tổ hợp các thiết bị có tác dụng di chuyển và chuyển hướng máy gặt
Dưới đây là sơ đồ các thiết bị chính của máy
1.Bánh răng cào, 2 bàn cắt, 3.trục rồng cuốn lúa lên, 4.hộp điều khiển, 5.tổ hợp gầm, 6 máng vận chuyển lúa, 7.thùng chứa thóc, 8.máy quạt ly tâm, 9.sàng lòng chão, 10 trống đập, 11.vỏ trống đập, 12.mặt sàng, 13 thiết bị đập lần 2, 14.trục rồng cuốn lúa hạt lên thùng chứa
Quá trình làm việc của máy bắt đầu là bánh răng cào cuốn cây lúa vào để bàn cắt thực hiện cắt, lúa đã cắt sẽ tiếp tục được đẩy vào đầu trục rồng, nhờ lực cuốn, lúa sẽ được cuốn lên trống đập
Trang 16Máy Gặt Đập Liên Hợp Tiến Nông 4LZ
bằng máng vận chuyển Tại đây lúa sẽ được đập vò xong và chuyển xuống sàng lòng chão để sàng, quạt, phân loại Những hạt lúa chắc trọi sẽ được đẩy lên thùng chứa qua ống trục rồng 14, muôi rơm
sẽ được vò đập lần hai trước khi thải ra ngoài qua của xả rơm
CHƯƠNG IIIVẬN HÀNH VÀ ĐIỀU KHIỂN
Cơ cấu điều khiểu bao gồm các thiết bị điều khiển di chuyển và các thiết bị điều khiển làm việc Thiết bị điều khiển di chuyển bao gồm:
1/ Cần tay chuyển hướng bên trái, cần tay chuyển hướng bên phải dùng để chuyển hướng của máy khi di chuyển Nếu cùng kéo hai tay cầm này thì máy có thể dừng lại
2/ Cần tay gạt số chính, cần tay gạt số phụ dùng để thay đổi tốc độ của máy
3/ Cần nắm tay ga để cố định lượng nhiên liệu tiếp cho động cơ, giúp vận tốc ổn định (để ổn định công việc nên để hiệu suất tốc độ động cơ bé hơn hoặc bằng 6)
4/ Bàn đạp ly hợp dùng để cát chuyển lực từ động cơ máy đền hộp số, sau đó có thể thay dổi tốc độ
và dùng máy tạm thời (khi đang làm việc nên giảm thiểu lượng lúa cho vào)
5/ Bàn đạp chân ga dùng để thay đổi độ lớn nhỏ lượng nhiên liệu vào động cơ máy, và dùng để điều chỉnh vận tốc quay
6/ Ngoài ra còn có các thiết bị hỗ trợ như: còi, công tắc chiếu sáng, công tắc đèn xin nhan…
Thiết bị điều khiển công việc bao gồm:
1/ Cần tay ly hợp truyền lực dùng để kết hợp và phân tách thiết bị làm việc
2/ Cần tay bốc dỡ lúa dùng để kết hợp và phân tách thiết bị bốc dỡ
3/Cần tay nâng hại hàm cắt và cần tay nâng hạ bánh răng cào dùng để điều khiển nâng hạ hàm cắt
Hai tay đặt lên ghế như hình minh họ, 1 tay kéo
thành ghế về phía trước, tay kia ấn mặt ghế
xuống để tháo ghê ra khỏi rãnh định vị Sau khi
điều chỉnh độ cao thích hợp bạn lại đặt ghế lại
vào rãnh định vị
Điều chỉnh vị trí ghế ngồi trươc – sau
Dùng tay ấn cần tay điều chỉnh ghế ngồi, đồng thời nâng ghế lên một chút và kèo ra hay đẩy vào vị trí bạn cần
Trang 17Máy Gặt Đập Liên Hợp Tiến Nông 4LZ
3.1.2 Mở nắp bảo hộ an toàn
Để bảo dưỡng bảo hộ máy,
các thiết bị máy cần phải có
nắp bảo vệ an toàn Cachs
tháo lắp nắp như sau: dùng
tay đẩy nắp phòng hộ an toàn
lên và kéo ra để phần móc
chốt thoát ra khỏi vị trí và
lấy nắp ra ngoài
Cảnh báo
Tuyệt đối không được tháo
nắp bảo hộ an toàn khi chưa
Mở nắp bảo hộ phía sau bên trái Mở nắp bảo hộ ở giữa bên trái
Mở nắp bảo hộ phía trước bên trái Mở nắp bảo hộ phía sau bên
phải
3.1.3 Lái máy và xử lý phanh
3.1.3.1 Thao tác chuyển hướng và phanh
Kéo cần tay bên trái thì máy sẽ
chuyển hướng về bên trái, kéo
cần tay bên phải thì sẽ chuyển
hướng về bên phải Khi kéo
cùng lúc 2 cần có thể làm cho
máy tạm ngừng di chuyển, sau
khi cùng kéo 2 cần và ấn tay
phanh xuống máy sẽ dừng lại
hoàn toàn
Vị trí 2 tay cần Trạng thái di chuyển
Trạng thái rẽ trái Trang thái rẽ phải Trạng thái phanh
3.1.3.2.Điều chỉnh chuyển hướng và phanh
1/Yêu cầu phải có 2 người cùng phối hợp thực hiện Một người ngồi trên ghế lái, kéo cần tay đến mặt trên bộ điều khiển khoảng 2/3 và cố định lại
2/ Người kia đứng ở phía trước bộ điều khiển, ấn cần chuyển hướng lên kiểm tra xem đã có lộ
Trang 18Máy Gặt Đập Liên Hợp Tiến Nông 4LZ
trình trượt tự do15 mm chưa, nếu đúng tức là bánh răng phanh chuyển động và bánh răng chuyển động giữa đã phân ly (tức là đã cắt truyền động lực) Nếu chưa đạt 15 mm thì bánh răng phanh và bánh răng giữa sẽ chuyển hướng không đều, vì vậy phải kéo cần và chỉnh độ dài liên tục Nếu quá 15mm thì bánh răng chuyển hướng chưa thoát ra khỏi dây truyền động lực, vì vậy phải kéo cần và điều chỉnh độ ngắn liên tục
3/ Người ngồi trên ghế lái, kéo cần điều khiển đến đế máng, người kia kiểm tra cần chuyển hướng
có còn lộ trình tự do không, nếu như còn là phanh không tốt, nên kéo cần và điều chỉnh độ ngắn liên tục cho đến khi lộ trình tự do kết thúc Nếu sử dụng lâu ngày thì má phanh sẽ bị mòn, khi đó điều chỉnh chuyển hướng và phanh sẽ không còn hiệu quả, vì vậy phải thay má phanh mới
3.1.3.3 Bộ phanh dừng máy
Khi kéo cùng lúc hai cần tay và ấn bộ phanh thì máy sẽ dừng hoàn toàn
Trạng thái tự do Trạng thái phanh và dừng máy Trang thái khóa dừng máy hoàn toàn
3.1.5.1 Kết nối và tách thiết bị ly hợp chạy
Các tình huống dưới đây cần phải hạ bàn đạp thiết bị ly hợp, để thiết bị ly hợp ở trạng thái phân ly (không kết nối)
1/ Khi thay đổi tốc độ
2/ Khi dừng máy tạm thời
3/ Khi trong quá trình làm việc phụ tải quá lớn, cần phải giảm phụ tải
Bàn đạp bộ ly hợp chạy
Chân trái rời khỏi bàn đạp bộ ly hợp chạy, bộ ly
hợp chạy ở vào trạng thái kết nối
Bàn đạp bộ ly hợp chạy
Chân trái đạp bàn đạp bộ ly hợp chạy, bộ ly hợp chạy ở vào trạng thái phân ly
Trang 19Máy Gặt Đập Liên Hợp Tiến Nông 4LZ
3.1.5.2 Điều chỉnh khe hở tự do của bộ ly hợp chạy
Khe hở giữa mặt đỉnh cột phân ly đến ổ trục
phân ly của bộ ly hợp chạy là 0,3-0,5 mm Độ sai
lệch không được lớn hơn 0,1 mm
Chú ý, khi phân ly phải nhanh và khi kết nối
phải cân bằng Không được đạp chân lên bàn đạp
bộ ly hợp quá lâu, để tránh bộ ly hợp rơi vào
Độ cẳng của bánh xích cao su trong cơ cấu vận hành của
máy ảnh hưởng trực tiếp thời gian sử dụng bánh xích và
độ an toàn của máy khi di chuyển, vì thế khi sử dụng
phải thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh độ căng cho
phù hợp Cách điều chỉnh: Nới lỏng đai óc điều chỉnh,
rồi vặn chặt đai ốc điều chỉnh sau đó đẩy khung giá kéo
căng cho đạt yêu cầu Độ căng của bánh xích cao su là
hướng cúp xuống hay dùng lực kéo lên khoảng 15-25
mm, nếu như lỏng quá thì khi máy di chuyển sẽ bị nhảy
bánh thướng xuyên hoặc phát ra tiếng lạ, thậm chí bánh
văng ra ngoài, còn nếu chặt quá sẽ làm giảm tuổi thọ của
bánh xích, thậm chí làm cho bánh xích ngưng lại Vì vậy
phải tuan thủ theo hướng dẫn sử dụng bánh xích và
thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng
3.1.7 Sử dụng gương chiếu hậu
Hai bên của cabin lái máy GĐLH đều gắn gương chiều hậu an toàn, có thể điều chỉnh góc độ gương giúp tài xế dẽ quan sát phía sau và 2 bên máy
3.2 Sử dụng và vận hành động cơ máy
Trang 20Máy Gặt Đập Liên Hợp Tiến Nông 4LZ
Động cơ máy là thiết bị quan trọng nhất của máy, vì thế phải tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng để vận hành, chỉnh sữa, bảo dưỡng bảo trì có hiệu quả
3.2.1 Thêm nước mát vào thiết bị tản nhiệt động cơ máy
Mở nắp két nước, đổ nước làm mát vào két, mức nước
trong két phải cách miệng két khoảng 60 mm là đạt
Chú ý: chỉ được phép dùng nước tinh khiết, nước sông
trong, nước mưa, nước giếng khơi đổ vào két, tuyệt đối
không được dùng nước giếng khoan
3.2.2 Xả nước làm lành thiết bị tản nhiệt và thêm nước mới.
Trong các trường hợp sau thì phải thay nước làm lạnh hoàn toàn
1/ Máy lâu ngày không chạy
2/ Mày ngừng làm việc trong môi trường có nhiệt độ thấp hơn 00C
3.2.3 Kiểm tra dầu bôi trơn máy trước khi khởi động
Trước khi khởi động máy, cần rút thước đo dầu
máy kiểm tra xem lượng dầu bôi trơn có đạt
trong vạch phạm vi quy định không
Nếu dầu bôi trơn thấp hơn mức quy định thì cần phải thêm vào cho đúng mức (nhãn hiệu dầu bôi trơn phải phù hợp với nhãn hiệu động cơ máy).3.2.4 Kiểm tra dầu nhiên liệu
Két dầu nhiên liệu nằm dưới
bộ lại, miệng két nằm ở bên
trái phía trước bộ lái
Cách mở nắp két dầu là: dùng tay ấn nắp xuống và vặn ra
Có thể quan sát lượng dầu trong thùng nhiều hay ít
3.2.5 Kiểm soát tốc độ động cơ máy