1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

DE CUONG HOC KY II LOP 6

4 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 126,7 KB

Nội dung

Cấu trúc kiến thức vật lý lớp 6 chương trình học kì 2 dưới dạng sơ đồ tư duy + đặt bộ câu hỏi định hướng để học sinh vẽ vào sườn của sơ đồ. Hệ thống bài tập lọc lựa gồm hệ thống câu hỏi vận dụng + bài tập vận dụng.

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG HỌC KỲ 2 - NĂM HỌC: 2016 - 2017

MÔN VẬT LÝ 6

A NỘI DUNG

Bộ câu hỏi định hướng:

1 Khi nào các chất rắn, lỏng, khí nở ra và khi nào chúng co lại?

2 Đối với những chất rắn, lỏng, khí khác nhau thì sự nở vì nhiệt có giống nhau

hay không?

3 So sánh sự nở vì nhiệt giữa các chất: rắn, lỏng và khí?

4 Tác động của các chất khi sự co dãn vì nhiệt bị cản trở?

5 Ứng dụng của sự dãn nở vì nhiệt của các chất?

6 Nhiệt độ là gì? Dụng cụ để đo nhiệt độ?

7 Các loại nhiệt kế thường dùng? Nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế?

8 Nhiệt giai là gì? Có những nhiệt giai nào? Công thức đổi giữa các loại nhiệt

giai?

9 Sự chuyển từ thể rắn sang lỏng được gọi là gì? Và ngược lại, sự chuyển từ thể

lỏng sang thể rắn được gọi là gì? Đặc điểm nhiệt độ trong quá trình đó?

10 Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi được gọi là gì? Và ngược lại, sự chuyển từ

thể hơi sang thể lỏng được gọi là gì? Đặc điểm nhiệt độ trong quá trình đó?

B BÀI TẬP:

Dạng 1: Câu hỏi vận dụng

Câu 1: Vì sao trên đường ray xe lửa cứ cách một đoạn nhỏ người ta lại phải để một

khoảng trống nhỏ?

Câu 2: Tại sao khi lợp nhà bằng tôn, người ta không không nên chốt đinh ở 2 đầu

tấm tôn?

Câu 3: Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng?

Câu 4: Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước

nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng?

Trang 2

Câu 5: Vì sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm?

Câu 6: Bạn Thảo định đổ đầy nước vào một chai thuỷ tinh rồi nút chặt lại và bỏ vào

ngăn làm nước đá của tủ lạnh Bạn Bình ngăn không cho bạn Thảo làm, vì nguy hiểm Hãy giải thích tại sao?

Câu 7: Tại sao các nhà sản xuất nước ngọt không đóng chai thật đầy?

Câu 8: Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng

lên?

Câu 9: Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?

Câu 10: Người ta thường thả đèn trời trong các dịp lễ hội Đó là một khung nhẹ hình

trụ được bọc vải hoặc giấy, phía dưới treo một ngọn đèn (hoặc một vật tẩm dầu dễ cháy) Tại sao khi đèn (hoặc vật tẩm dầu) được đốt lên thì đèn trời có thể bay lên cao?

Câu 11: Giải thích tại sao vào mùa hè, khi ta chạy xe trên đường hoặc dựng xe ngoài

nắng thì không nên bơm bánh xe quá căng?

Câu 12: Đồng và thép nở vì nhiệt như nhau hay khác nhau? Khi bị nung nóng, băng

kép luôn luôn cong về phía thanh đồng hay thanh thép? Vì sao?

Câu 13: Tại sao bảng chia độ của nhiệt kế y tế lại không có nhiệt độ dưới 34C và

trên 42C?

Câu 14: Tại sao trong thực tế, ta chỉ thấy nhiệt kế rượu hay nhiệt kế thủy ngân mà

không thấy nhiệt kế của nước?

Câu 15: Trong quá trình đúc đồng, có những quá trình chuyển thể nào?

Câu 16: Tại sao người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan làm cột mốc đo nhiệt

độ?

Câu 17: Có khoảng 98% nước trên bề mặt trái đất tồn tại ở thể lỏng, khoảng 2% tồn

tại ở thể rắn? Giải thích tại sao có sự chênh lệnh lớn như vậy?

Câu 18: Trong hơi thở của con người bao giờ cũng có nước, tại sao chỉ thấy hơi thở

vào những ngày trời lạnh?

Câu 19: Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía, ta thường chặt bớt lá?

Câu 20: Để làm muối, người ta cho nước biển chảy vào ruộng muối, nước trong

nước biển bay hơi, còn muối đọng lại trên ruộng Thời tiết như thế nào thì nhanh thu hoạch được muối? Giải thích tại sao?

Câu 21: Giải thích sự tạo thành các giọt nước trên lá cây vào ban đêm?

Câu 22: Tại sao rượu đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nếu nút kín thì

không cạn?

Câu 23: Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ

đi rồi sau một thời gian mặt gương lại sáng trở lại?

Trang 3

Câu 24: Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ

đi rồi sau một thời gian mặt gương lại sáng trở lại?

Câu 25: Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng? Tại sao khi Mặt

Trời mọc sương mù lại tan?

Câu 26: Tại sao sấy tóc lại làm cho tóc mau khô?

Câu 27: Vì sao trước khi trời mưa ta thường cảm thấy oi bức?

Câu 28: Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm con người đã ứng dụng sự sôi trong

cuộc sống như thế nào? Lấy ví dụ?

Câu 29: Giải thích tại sao nước đá nổi trong nước?

Câu 30: Đưa trứng lên núi rất cao để luộc, trứng có chín được không? Vì sao?

Dạng 2: Bài tập vận dụng

Bài 1: Hãy đổi các giá trị sau từ 0C sang 0F:

200C, 250C, 300C, 370C, 420C, 500C, 600C; 00C; -50C; -250C

Bài 2: Hãy sắp xếp các giá trị nhiệt độ sau theo thứ tự tăng dần:

100C; 600F; 370C; 50C; 200F; 800F

Bài 3: Hãy đổi các giá trị sau từ 0F sang 0C: 250F, 800F, 1370F, 00F, -50F; -250F

Bài 4: Nguời ta đo thể tích của một khối lượng khí ở nhiệt độ khác nhau và thu được

kết quả sau:

Nhiệt độ

(0C)

Hãy vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của thể tích vào nhiệt độ và nhận xét về hình dạng của đường này

- Trục nằm ngang là trục nhiệt độ: 1cm (1 ô li vở) biểu diễn 100C

- Trục thẳng đứng là trục thể tích: 1cm (1 ô li vở) biểu diễn 0,2 lít

Bài 5: Ta có bảng theo dõi nhiệt độ như sau:

Thời gian

(giờ)

Nhiệt độ

(0C)

a) Nhiệt độ thấp nhất (theo bảng) là lúc mấy giờ? Nhiệt độ cao nhất là lúc mấy giờ b) Từ bảng trên hãy vẽ đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ với 2 trục: trục thẳng đứng chỉ nhiệt độ, trục nằm ngang chỉ thời gian

Bài 6: Bỏ vài cục nước đá lấy từ trong tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi

nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau đây:

Trang 4

Thời gian (phút) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

a) Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian

b) Có hiện tượng gì xảy ra đối với nước đá từ phút thứ 6 đến phút thứ 10?

Bài 7: Hãy quan sát nhiệt kế sau đây và cho biết GHĐ và ĐCNN của nhiệt kế?

Bài 8: Cho bảng số liệu sau đây về sự thay đổi nhiệt độ của bằng của băng phiến khi

bị đun nóng rồi sau đó để nguội

Thời

gian

(phút

)

Nhiệt

độ

(0C)

a) Hãy vẽ đường biểu sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến?

b) Băng phiến này nóng chảy ở bao nhiêu độ?

c) Từ phút thứ bao nhiêu băng phiến này nóng chảy?

d) Thời gian nóng chảy là bao nhiêu phút?

e) Sự đông đặc bắt đầu ở phút thứ mấy? ở nhiệt độ bao nhiêu?

f) Thời gian đông đặc kéo dài bao nhiêu phút?

g) Hãy chỉ ra trong các khoảng thời gian nào nhiệt độ của băng phiến tăng, trong những khoảng thời gian nào nhiệt độ của băng phiến giảm?

Ngày đăng: 11/02/2017, 23:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w