1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Câu hỏi ôn tập môn Luật Dân sự

10 723 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 86,5 KB

Nội dung

Tài liệu này giúp cho các bạn sinh viên luật rèn luyện kiến thức về môn Luật Dân sự. Đây cũng là tài liệu giúp các bạn ôn thi hiệu quả. Trong tài liệu đã đưa ra hơn 100 câu nhận định và 88 câu hỏi về lý thuyết. Các câu hỏi đều bám sát vào chương trình học của các bạn.

Trang 1

Câu hỏi ôn tập môn Luật dân sự

PHẦN I NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI

1 Quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân chỉ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự

2 Phương pháp tự do thỏa thuận của luật dân sự được hiểu là các chủ thể được quyền chủ động xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự theo ý muốn của mình

3 Tự chịu trách nhiệm dân sự là việc các chủ thể phải tự chịu trách nhiệm đối với các quan hệ pháp luật dân sự mà mình xác lập

4 Quyết định Giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

là án lệ

5 Tập quán được áp dụng nếu các bên có thỏa thuận

6 Pháp luật nước ngoài cũng được áp dụng cho các quan hệ pháp luật dân sự phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam

7 Khi cá nhân chết, các quan hệ pháp luật dân sự liên quan đến cá nhân chấm dứt

8 Quan hệ pháp luật dân sự là quan hệ dân sự

9 Tập quán được áp dụng khi được cộng đồng dân cư thừa nhận tập quán 10.Tập quán được áp dụng khi và chỉ khi không có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh vấn đề

11.Người nghiện ma túy là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

12.Cha mẹ là người giám hộ đương nhiên của con chưa thành niên

13.Người thành niên thì có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

14.Hộ gia đình là những người có hộ khẩu chung và tài sản chung

15.Giao dịch do những người không có thẩm quyền xác lập thì luôn luôn không

có giá trị pháp lý

16.Khi người giám hộ chết thì việc giám hộ chấm dứt

17.Trách nhiệm dân sự của hộ gia đình là trách nhiệm hữu hạn

18.Người bắt buộc phải có người giám hộ là người chưa thành niên, người mất NLHVDS

19.Người bị bệnh tâm thần là người mất NLHVDS

20.Các lợi ích nhân thân của cá nhân được pháp luật bảo vệ gắn liền với mỗi cá nhân nên không thể chuyển giao

21.Người đại diện cũng là người giám hộ

22.Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy tờ có giá

23.Sở hữu chung của hộ gia đình là sở hữu chung theo phần

Trang 2

24.Người không có NLHVDS, người mất NLHVDS đều không được trực tiếp xác lập, thực hiện giao dịch dân sự

25.Người từ đủ 15 tuổi trở lên có thể là người đại diện theo ủy quyền

26.Thai nhi cũng có năng lực pháp luật dân sự

27.Tất cả các quan hệ nhân thân là đối tượng điều chỉnh của luật dân sự

28.Chủ thể của quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự chỉ có thể là cá nhân

29.BLDS có hiệu lực đối với mọi quan hệ dân sự có một bên chủ thể là công dân Việt Nam

30.Hai điều kiện cần và đủ để các chủ thể bình đẳng trong quan hệ dân sự là độc lập về tổ chức và tài sản

31.Trong một quan hệ pháp luật dân sự, chủ thể đồng thời có cả quyền dân sự

và nghĩa vụ dân sự

32.Sự biến là các sự kiện xảy ra mang tính khách quan với chủ thể và không liên quan tới hành vi của con người

33.Một hành vi chỉ có thể hoặc làm phát sinh, hoặc làm thay đổi, hoặc làm chấm dứt một quan hệ pháp luật dân sự

34.Trong quan hệ mua bán bất động sản, bất động sản là khách thể của quan hệ 35.Khi một bên hoặc cả 2 bên chết là căn cứ để chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự

36.Sự kiện chết của một cá nhân có thể là căn cứ để phát sinh một quan hệ pháp luật dân sự

37.Trong quan hệ sở hữu, tài sản là khách thể của quan hệ

38.Quyền dân sự không chỉ được bảo vệ bằng các biện pháp dân sự mà còn bằng các biện pháp hành chính hoặc hình sự

39.Quan hệ pháp luật dân sự là quan hệ mang tính ý chí

40.Khi một bên chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự vi phạm nghĩa vụ thì biện pháp cưỡng chế do Nhà nước qui định được áp dụng

41.Tất cả các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự đều là quan hệ pháp luật dân sự

42.Tất cả các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân đều được các quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh

43.Tất cả các sự kiện pháp lý liên quan đến con người đều thuộc sự kiện là hành vi

44.Nghĩa vụ dân sự có thể phát sinh từ nghĩa vụ dân sự khác

45.Nghĩa vụ dân sự là xử sự bắt buộc theo quy định của pháp luật dân sự

46.Giá trị nhân thân là quyền nhân thân

Trang 3

47.Quyền dân sự là những xử sự mà chủ thể được thực hiện khi pháp luật

không cấm

48.Giá trị nhân thân chỉ gắn liền với chủ thể là cá nhân

49.Quan hệ pháp luật thương mại, quan hệ pháp luật HNGĐ, quan hệ pháp luật lao động là loại quan hệ pháp luật dân sự mở rộng

50.Sự kiện A gây thương tích cho B với lỗi cố ý không phải là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự mà là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự

51.Sự kiện chết của một cá nhân là sự biến pháp lý trong pháp luật dân sự 52.Tất cả sự kiện chết của một cá nhân là sự biến pháp lý trong pháp luật dân sự 53.Sự kiện sinh đẻ là sự biến pháp lý trong pháp luật dân sự

54.Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân phát sinh cùng một thời điểm

55.Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân phát sinh cùng một thời điểm

56.Quan hệ đại diện đối với người bị hạn chế NLHVDS không phải là quan hệ giám hộ

57.Các giao dịch do người dưới 6 tuổi xác lập, thực hiện, chấm dứt đều vô hiệu 58.Nơi cư trú của người dưới 18 tuổi được xác định theo nơi cư trú của người đại diện

59.Tuyên bố một người là đã chết làm chấm dứt các quan hệ nhân thân và tài sản của người bị tuyên bố

60.Tuyên bố một người là đã chết làm chấm dứt các quyền nhân thân và tài sản của người bị tuyên bố

61.Pháp nhân hoạt động thông qua người đại diện của pháp nhân

62.Giao dịch vì lợi ích của người mất NLHVDS do người đại diện theo pháp luật thực hiện

63.Tất cả các giao dịch liên quan đến tài sản của người bị hạn chế NLHVDS phải đều được sự đồng ý của người đại diện

64.Giữa người giam hộ và người được giám hộ không thể xác lập các giao dịch liên quan đến tài sản của nhau

65.Khi người được giám hộ đủ 18 tuổi thì quan hệ giám hộ đương nhiên chấm dứt

66.Người đại diện của pháp nhân phải là thành viên của pháp nhân

67.Thành viên của hộ gia đình không bao gồm người mất năng lực hành vi dân

sự và người bị hạn chế NLHVDS

68.Nhà nước tham gia các giao dịch dân sự thông qua người đại diện

Trang 4

69.Nhà nước chỉ tham gia các giao dịch dân sự khi thực hiện việc chiếm hữu,

sử dụng và định đoạt tài sản của Nhà nước

70.Pháp nhân là cơ quan nhà nước chỉ chấm dứt hoạt động khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

71.Pháp nhân chấm dứt hoạt động làm chấm dứt toàn bộ các quyền và nghĩa vụ của pháp nhân đó giao dịch do pháp nhân đó xác lập

72.Tài sản của người từ đủ 18 tuổi trở lên bị mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ của người đó quản lý

73.Cá nhân chết làm chấm dứt các quyền dân sự, nghĩa vụ dân sự của cá nhân đó

74.Hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự là giao dịch dân sự

75.Giao dịch được xác lập giữa người mất NLHVDS với chủ thể khác luôn vô hiệu

76.Giao dịch giả tạo là giao dịch có mục đích và nội dung trái luật

77.Giao dịch dân sự vi phạm hình thức theo luật định đương nhiên vô hiệu kể

từ thời điểm giao dịch được giao kết

78.Giao dịch vô hiệu do giả tạo làm vô hiệu giao dịch giả tạo và cả giao dịch bị che giấu

79.Giao dịch do nhầm lẫn không bị vô hiệu nếu cả 2 bên chủ thể giao dịch dân

sự đều nhầm lẫn

80.Khi giao dịch dân sự vô hiệu, người thứ ba chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình không phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu

81.Giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường giữa các chủ thể

82.Khi giao dịch dân sự vô hiệu mà các bên đã thực hiện được 1 phần thì phần còn lại các bên không phải thực hiện tiếp

83.Giao dịch dân sự được xác lập với một bên chủ thể dưới 15 tuổi bị coi là vô hiệu

84.Giao dịch dân sự do người từ đủ 18 tuổi trở lên xác lập thì không bị coi là vô hiệu

85.Giao dịch dân sự bắt buộc giao kết thông qua người đại diện khi chủ thể tham gia giao dịch là pháp nhân

86.Khi chủ thể tham gia giao dịch dân sự là pháp nhân thì giao dịch dân sự phải thông qua người đại diện

87.Giao dịch cho vay nặng lãi là giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ

88.Giao dịch có đối tượng bị cấm tham gia giao dịch thì luôn vô hiệu

Trang 5

89.Giao dịch giả tạo luôn vô hiệu

90.Khi pháp nhân bị giải thể thì giao dịch dân sự chấm dứt

91.Khi pháp nhân bị chia tách thành nhiều pháp nhân thì giao dịch của pháp nhân bị tách chấm dứt

92.Pháp nhân chấm dứt hoạt động do hết thời gian hoạt động làm chấm dứt các giao dịch mà pháp nhân đó là một bên chủ thể

93.Đối tượng của giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối sẽ bị tịch thu sung vào công quỹ nhà nước

94.Đối với giao dịch dân sự vô hiệu tương đối, nếu các bên không khởi kiện yêu cầu tuyên bố giao dịch đó vô hiệu thì giao dịch đó có hiệu lực

95.Khi một bên chủ thể có hành vi lừa dối chủ thể bên kia thì giao dịch dân sự

vô hiệu

96.Hành vi đe dọa giữa các chủ thể trong một giao dịch dân sự làm giao dịch dân sự vô hiệu

97.Đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế là chủ sở hữu tài sản của pháp nhân đó

98.Người đại diện cho pháp nhân có thể là pháp nhân

99.Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể là pháp nhân

100 Người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân có thể là pháp nhân

101 Quan hệ giám hộ cử là quan hệ đại diện theo ủy quyền

102 Khi người đại diện gây thiệt hại, người được đại diện có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình

103 Bệnh viện là người đại diện theo pháp luật của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại bệnh viện đó

104 Đối với pháp nhân là tổ chức kinh tế có hội đồng quản trị thì chủ tịch hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân

105 Đại diện theo ủy quyền của hộ gia đình, tổ hợp tác, pháp nhân phải là thành viên của các tổ chức này

106 Khi người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác thực hiện các giao dịch

vì lợi ích của hộ gia đình, tổ hợp tác làm phát sinh nghĩa vụ, thì nghĩa vụ đó được bảo đảm thực hiện bằng tài sản chung của hộ gia đình, tổ hợp tác và tài sản riêng của các thành viên

107 Giao dịch dân sự do người đại diện của pháp nhân là cơ quan nhà nước xác lập được bảo đảm bằng ngân sách nhà nước

108 Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân là cơ quan nhà nước được xác định theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền

Trang 6

109 Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập vượt quá phạm vi thẩm quyền đại diện được bảo đảm bằng tài sản của người đại diện

110 Thời hiệu là thời hạn

111 Thời hạn là thời hiệu

112 Thời hạn có thể được xác định theo thỏa thuận của chủ thể

113 Thời hiệu là loại thời hạn chỉ do pháp luật quy định

114 Thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày chủ thể có quyền khởi kiện đủ

18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự

115 Thời hạn tính thời hiệu khởi kiện không bao gồm các ngày nghỉ lễ theo quy định của pháp luật

116 Văn bản quy phạm pháp luật là nguồn duy nhất của pháp luật dân sự PHẦN II LÝ THUYẾT

1 Phân biệt các khái niệm (thuật ngữ): giao lưu dân sự, quan hệ dân sự, quan

hệ pháp luật dân sự

2 Phân biệt thuật ngữ thiện chí với thuật ngữ trung thực trong nguyên tắc thiện chí, trung thực của BLDS

3 Xác định hiệu lực của BLDS 2005

4 Những dấu hiệu xác định một quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự

5 So sánh nguyên tắc cơ bản của BLDS 1995 và BLDS 2005

6 Phân biệt giữa các thuật ngữ: tự do thỏa thuận, tự nguyện, tự định đoạt

7 Nêu ví dụ về quyền nhân thân của tổ chức

8 So sánh hậu quả pháp lý của việc tuyên bố cá nhân mất NLHVDS với tuyên

bố cá nhân bị hạn chế NLHVDS

9 So sánh năng lực chủ thể của người có NLHVDS chưa đầy đủ với người bị Tòa án tuyên bố hạn chế NLHVDS

10.Trình bày nội dung và ý nghĩa của việc áp dụng tương tự pháp luật dân sự,

áp dụng tập quán

11.Nêu các đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự cho ví dụ ở mỗi đặc điểm 12.Nêu các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền dân sự

13.Phân biệt quan hệ vật quyền và quan hệ trái quyền Cho ví dụ cụ thể

14.Phân biệt giữa quan hệ đối vật và quan hệ đối nhân Cho ví dụ

15.Phân biệt giữa quan hệ pháp luật dân sự tương đối và quan hệ pháp luật dân

sự tuyệt đối Cho ví dụ

16.Cho ví dụ về hành vi trái pháp luật làm phát sinh quan hệ pháp luật

17.Phân biệt giữa quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự

Trang 7

18.Xác định phạm vi của quyền dân sự Cho ví dụ

19.Xác định phạm vi của nghĩa vụ dân sự Cho ví dụ

20.Cho ví dụ về chủ thể thực hiện hành vi không nhằm làm phát sinh quyền dân

sự hay nghĩa vụ dân sự nhưng lại làm phát sinh một quan hệ dân sự

21.Ý nghĩa của việc xác định các sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự

22.Quan hệ đền bù, giải tỏa đất đai giữa nhà nước và người sử dụng đất thuộc quan hệ nào?

23.Xác định quốc tịch của pháp nhân là các tổ chức kinh tế có 100% vốn đầu tư nước ngoài

24.Phân tích nội dung pháp nhân có tài sản riêng, độc lập và tự chịu trách

nhiệm bằng tài sản đó

25.Phân tích hoạt động của pháp nhân Cho ví dụ cụ thể

26.So sánh năng lực chủ thể của cá nhân và pháp nhân

27.Tại sao Nhà nước được xác đinh là chủ thể đặc biệt?

28.So sánh trách nhiệm tài sản của tổ hợp tác và pháp nhân

29.Phân biệt giữa gia đình và hộ gia đình

30.Xác định các trường hợp cá nhân không được tham gia giao dịch dân sự với

tư cách là chủ thể của quan hệ

31.Chứng minh cá nhân, pháp nhân là chủ thể phổ biến trong quan hệ pháp luật dân sự

32.Ý nghĩa của việc xác định trụ sở, quốc tịch của pháp nhân

33.Chứng minh doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

34.Phân biệt hậu quả pháp lý của việc tuyên bố cá nhân mất tích (tạm đình chỉ

tư cách chủ thể của người bị tuyên bố) và tuyên bố cá nhân chết (đình chỉ tư cách chủ thể của người bị tuyên bố)

35.Phân biệt giữa tổ chức có tư cách pháp nhân với tổ chức không có tư cách pháp nhân

36.Các điều kiện pháp lý để xác định lại giới tính

37.Các điều kiện pháp lý để xác định hiến xác, hiến, cấy ghép mô và các bộ phận cơ thể con người

38.Phân biệt hợp đồng với hành vi pháp lý đơn phương

39.Phân tích các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

40.Các giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện của chủ thể và hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện của chủ thể

41.Giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ, một phần và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu

42.Thời hạn, cách xác định thời hạn, ý nghĩa pháp lý của việc xác định thời hạn

Trang 8

43.So sánh thời hạn với thời hiệu

44.Thời hiệu, các loại thời hiệu, cách tính thời hiệu

45.Xác định điều kiện có hiệu lực đối với giao dịch dân sự là hành vi pháp lý đơn phương

46.Xác định các trường hợp giao dịch vi phạm một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch nhưng giao dịch vẫn có hiệu lực

47.Phân biệt giao dịch dân sự vô hiệu tương đối và giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối

48.Phân biệt giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện với giao dịch dân sự vô hiệu do đối tượng bị cấm tham gia giao dịch

49.Phân biệt giao dịch dân sự xác lập do do bị lừa dối và giao dịch dân sự giả tạo

50.Cho 5 ví dụ về giao dịch dân sự phải tuân thủ hình thức bắt buộc theo luật định Ý nghĩa của việc qui định hình thức giao dịch bắt buộc

51.Phân biệt giữa giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức

và làm chủ được hành vi của mình với giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện;

52.Phân biệt giao dịch dân sự là hành vi pháp lý đơn phương với giao dịch dân

sự là hợp đồng dân sự

53.Xác định hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu và một bên chủ thể

đã chết (đối với cá nhân), chấm dứt hoạt động (đối với pháp nhân)

54.Xác định những quyền lợi của người thứ ba chiếm hữu tài sản không có căn

cứ pháp luật nhưng ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu

55.Xác định các trường hợp người thứ ba chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu khi giao dịch dân sự vô hiệu; 56.Xác định các trường hợp người thứ ba chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật không phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu khi giao dịch dân sự vô hiệu

57.Xác định đại diện theo pháp luật của một pháp nhân là cơ quan nhà nước 58.Xác định đại diện theo pháp luật của một tổ chức kinh tế có hội đồng quản trị và ban giám đốc;

59.Phân biệt đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền đối với hộ gia đình;

Trang 9

60.Phân biệt đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền đối với pháp nhân là tổ chức kinh tế;

61.Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp trách nhiệm dân sự đó do người đại diện theo pháp luật của pháp nhân làm phát sinh;

62.Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp trách nhiệm dân sự đó do người đại diện theo ủy quyền làm phát sinh;

63.Xác định loại đại diện đối với giám hộ cử;

64.Xác định người đại diện của người trên 18 tuổi mất năng lực hành vi dân sự trong trường hợp người đó còn cha mẹ, vợ, chồng, ông bà, anh, chị, em ruột; 65.Phân biệt ủy quyền theo hợp đồng và ủy quyền trong nội bộ của pháp nhân;

66.Điều kiện đối với người đại diện là cá nhân;

67.Xác định các trường hợp quan hệ đại diện của pháp nhân chấm dứt;

68.Cho 10 ví dụ về thời hạn được qui định bởi pháp luật;

69.Phân biệt về cách xác định thời hạn và thời hiệu;

70.Xác định hậu quả pháp lý của chủ thể vi pham thời hạn theo thỏa thuận hoặc

do pháp luật qui định;

71.Xác định hậu quả pháp lý của chủ thể vi phạm thời hiệu khởi kiện;

72.Xác định các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự; 73.Xác định các trường hợp một khoảng thời gian không được tính vào thời hiệu khởi kiện hoặc làm bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện;

74.Cho ví dụ về thời hiệu chủ thể được hưởng quyền;

75.Nguyên tắc xác định thời hiệu khởi kiện đối voi chủ thể là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự

76.Nêu rõ nội dung điều kiện người tham giao dịch hoàn toàn tự nguyện và hậu qủa pháp lý của việc vi phạm điều kiện này;

77.Nêu rõ nội dung điều kiện mục đích, nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội và hậu qủa pháp lý của việc vi phạm điều kiện này; 78.Nêu rõ nội dung điều kiện mục đích, nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội và hậu qủa pháp lý của việc vi phạm điều kiện này; 79.Nêu các nguyên tắc giải thích giao dịch dân sự Cho ví dụ minh họa đối với mỗi nguyên tắc;

80.Nguyên tắc bảo vệ người thứ ba khi giao dịch dân sự vô hiệu;

81.Các điều kiện để áp dụng việc ủy quyền lại;

82.Các căn cứ xác định người đại diện theo pháp luật;

83.Xác định các trường hợp người được đại diện không phải chịu trách nhiệm

về hành vi của người đại diện;

84.Xác định thời hạn do pháp luật qui định nhưng không phải là thời hiệu;

85.Xác đinh các trường hợp chấm dứt đại diện theo pháp luật do sự biến pháp lý;

Trang 10

86.Hãy xác định các qui phạm tùy nghi lựa chọn trong qui định của pháp luật dân sự về giao dịch dân sự;

87.Xác định nguyên tắc tính thời hạn do các chủ thể dân sự thỏa thuận;

88.Nguyên tắc xác định thời hiệu khi có sưh kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;

Ngày đăng: 11/02/2017, 08:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w