1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

ĐỀ CƯƠNG NGUYÊN lí QUẢN lí KINH tế

19 795 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 45,37 KB

Nội dung

- hệ thống các mục tiêu, nguyên tắc, phương pháp về quản lí kinh tế được hình thành trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quanđường lối kinh tế của đảng và pháp luật của nh

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG NGUYÊN LÍ QUẢN LÍ KINH TẾ

Câu 1: Trình bày đặc điểm của quản lí kinh tế và phân tích đặc điểm kinh tế vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật

Quản lí kinh tế là sự tác động của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh tế nhằm đạt được mục tiêu kinh tế-xã hội đã đặt ra

a, Quản lí kinh tế vừa là khoa học vừa là nghệ thuật

-Tính khoa học của quản lí kinh tế thể hiện ở chỗ có thể rút ra những khái niệm, phạm trù, tính quy luật về sự hình thành và phát triển của các quan hệ quản lí kinh tế

- Vận dụng các quy luật khách quan , đường lối kinh tế của Đảng và pháp luật của nhà nước, các trào lưu phát triển kinh tế của thời đại và thực tiễn kinh tế-xã hội của đất nước

- Từ hệ thống các mục tiêu nguyên tắc cấu thành khoa học quản lí ki tế, giúp cho nhà quản lí kinh tế các cấp đề ra giải pháp để tăng trưởng kinh tế và kết jowpj tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội

- quản lí kinh tế là hoạt động mang tính chất thực hành

- Quản lí kinh tế mang tính nghệ thuật thể hiện trong việc thể hiện cách thức giải quyết mối quan hệ giữ các cơ quan quản lí các cấp cũng như phương pháp đối nhân

xử thế trong phạm vi doanh nghiệp

b Quản lí kinh tế là hoạt động dựa vào quyền uy của chủ thể quản lí

- Để thực hiện được các chức năng tổ chức điểu khiển động viên các tổ chức các nhân có những quyền nhất định như: quyền lực về tổ chức hành chính, quyền lwucj

về kinh tế, quyề lực về trí tuệ và quyền lực về đạo đức

c quản lí kinh tế là hoạt động chủ quan của chủ thể quản lí

- các quyết định quản lí kinh tế được xây dựng và ban hành bởi những tập thể và cá nhân những người quản lí cụ thể

Trang 2

- Tuy nhiên việc quản lí kinh tế lại phụ thuộc vào năng lực nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan vào điều kiện kinh tế xã hội của chủ thể quản lí, vì vậy cần lựa chọn chủ thể quản lí là người có đủ phẩm chất và năng lực tham gia quản lí kinh tế

d Quản lí kinh tế có tính chất hai mặt tổ chức-kĩ thuật và kinh tế-xã hội

- Mặt tổ chức kĩ thuật phản ánh những cách thức phương pháp,nghệ thuật quản lí kinh tế được quy định bởi trình độ của lực lượng sản xuất

- kinh tế xã hội phản ánh mục đích của các hoạt động quản lí kinh tế và do quan hệ sản xuất mà cốt lõi là quan hệ về sở hữu quy định

- Trong các phương thức sản xuất, quyền quản lí kinh tế thuộc người chủ sở hữu các tư liệu sản xuất là chủ yếu

*Giải thích

- Tính khoa học của quản lí kinh tế thể hiện ở chỗ có thể rút ra những khái niệm, phạm trù, tính quy luật về sự hình thành và phát triển của các quan hệ quản lí kinh

tế từ các khái niệm, phạm trù, tính quy luật và quy luật đó nhà quản lí vận dụng vào điều kiện cụ thể của đât nước, từng địa phương ngành kinh tế và các đơn vị kinh tế cơ sở để đưa ra các quyết định quản lí phù hợp với thực tế

- hệ thống các mục tiêu, nguyên tắc, phương pháp về quản lí kinh tế được hình thành trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quanđường lối kinh tế của đảng và pháp luật của nhà nước các trào lưu phát triển kinh tế của thời đại và thực tiễn kinh tế-xã hội của đất nước

- quản lí kinh tế là hoạt động mang tính chất thực hành, giải quyết, xử lí các công việc không chỉ trên sách vở mà còn phải có nghệ thuật quản lí

- Quản lí kinh tế mang tính nghệ thuật thể hiện trong việc thể hiện cách thức giải quyết mối quan hệ giữ các cơ quan quản lí các cấp cũng như phương pháp đối nhân

xử thế trong phạm vi doanh nghiệp

Trang 3

- Nền kinh tế thị trường đòi hỏi nhà quản lí phải xử lí thường xuyên những thông tin về thị trường để kịp thời đưa ra các quyết định quản lí có cơ sở khoa học

- chủ thể quản lí cần có tác phong năng động linh hoạt và quyết đoán trong quản lí

Câu 2(6): Trình bày nguyên tắc thống nhất sự lãnh đạo chính trị và kinh tế Liên hệ thực tiễn nguyên tắc này trong điều kiện cụ thể nước ta.

- Thống nhất lãnh đạo chính trị và KT, đảm bảo quan hệ đúng đắn giữa KT và chính trị, tạo động lực cùng chiều cho XH là một trong những nguyên tắc cơ bản của việc QLKT

- Chính trị là một hình thức nhận thức XH phản ánh mức độ lớn nhất của các quan

hệ KT Ngoài các yếu tố khách quan, chính trị còn bao gồm cả yếu tố chủ quan

- Sự thống nhất và tác động khách quan giữa kinh tế và chính trị thể hiện ở các đặc điểm sau:

+ Sự thống nhất và mối liên hệ lẫn nhau giữa KT và chính trị không có nghĩa là chúng đồng nhất với nhau

+ Trong sự thống nhất giữa KT và chính trị, vai trò quyết định thuộc về KT

+ Chính trị và KT không thể tách rời nhau vì mọi chính sách, đều có cơ sở từ kinh

tế, hướng dẫn sự phát triển không ngừng của nền KT

(- mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế : xuất phát từ bản chất xã hội nên có sự thống nhất giữa chính trị và kinh tế trong đó yếu tố kinh tế quyết định chính trị bởi vậy đảng và nhà nước ta xây dựng đường lối và đề ra các biện pháp phát triển kinh

tế nhằm đạt mục tiêu về phía chính trị *trên trong quy luật kinh tế còn phải có sự thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế sự thống nhất này biểu hiện ở chỗ bất kì 1 quy định chính trị nào nhất thiết phải có yếu tố kinh tế và ngược lại bất cứ 1 quy định kinh tế nào cũng phải có yếu tố chính trị )

- Nội dung của nguyên tắc thống nhất lãnh đạo chính trị và KT là: (3

+Phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trận KT và QLKT:

Trang 4

~ Đảng vạch ra đường lối chủ trương phát triển KT-XH;

~ Đảng chỉ rõ con đường, biện pháp, phương tiện để thực hiện đường lối, chủ trương;

~ Đảng động viên quần chúng đoàn kết thực hiện đường lối, chủ trương

+ Phải phát huy vai trò điều hành, QL của NN:

~ NN phải biến đường lối, chủ trương thành kế hoạch;

~ NN phải hoàn thiện hệ thống PL;

~ NN chăm lo, giải quyết vấn đề cán bộ, LĐ, VL, đời sống dân cư;

~ NN triển khai việc thực hiện kế hoạch do NN vạch ra;

~ NN phải kiểm tra, tổng kết việc thực hiện kế hoạch

+ Phải vừa phát triển KT, vừa chăm lo vấn đề an ninh quốc phòng, vừa đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, chống nguy cơ diễn biến hòa bình

Ví dụ: Đại hội IX của Đảng (tháng 4-2001) mới chính thức đưa ra khái niệm"kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" Đại hội khẳng định phát triển kinh tếthị trường xã hội chủ nghĩa là đường lối chiến lược nhất quán, là mô hình kinh tế tổngquát trong suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Câu 3.(7) trình bày nguyên tắc tập trung dân chủ và liên hệ thực tiễn nguyên tắc này trong điều kiện cụ thể nước ta.

* Vị trí, vai trò:

-Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản trên mọi lĩnh vực Tập trung dân chủ là hai mặt của một thể thống nhất,tập trung trong tập trung dân chủ thể hiện sự thống nhất quản lí từ một trung tâm nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự lãnh đạo ,tập trung thống nhất của nhà nước thông qua kế hoạch hóa trên cơ sở phát huy tính tích cực chủ động sang tạo thông qua hoạt động kinh tế

- Tạo ra nơi hội tự trí tuệ, ý chí, nguyện vọng và cơ sở vật chất của một quốc gia nhằm đạt hiệu quả tổng thể cao nhất, tránh sự phân tán rối loạn và triệt tiêu sức mạnh chung

Trang 5

- Tập trung là tập trung quyền lực, trí tuệ,ý chí hoạt động của các cá nhân tổ chức Trong hoạt động của các tổ chức luôn có một hệ thống tổ chức, thiểu số phục tùng

đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên và có một kỉ luật hoạt động

- dân chủ là quyền tham gia bàn bạc vào công việc chung tôn trọng quyền lợi của từng thành viên trong xã hội hay hiểu cách khác được hiểu là chế độ dân chủ,hoặc quyền dân chủ,như là một chế động chính trị theo đó quyền làm chủ thuộc về nhân dân

* mối quan hệ

- Nội dung của nguyên tắc:

+ Phải đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung và dân chủ trong QLKT

+ Tập trung phải trên cơ sở dân chủ, dân chủ phải thực hiện trong khuôn khổ tập trung

- Tập trung là điều kiện để phát huy dân chủ, dân chủ phải đi liền với sự quản lí tập trung thống nhất, dân chủ phải có mục đích có định hướng

- Biểu hiện của tập trung:

+ Thông qua hệ thống kế hoạch

+ Thông qua hệ thống pháp luật và chính sách QLKT

+ Thực hiện chế độ 1 thủ trưởng ở tất cả các đơn vị, các cấp

- Biểu hiện của dân chủ:

+ Mở rộng phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của các cấp;phân biệt rõ chức năng quản lí kinh tế của nhà nước và chức năng quản lí kinh doanh của các doanh nghiệp

+ Hạch toán kinh tế;

+ Chấp nhận KTTT, chấp nhận cạnh tranh, chấp nhận cạnh tranh, chấp nhận mở cửa;

+ Giáo dục bồi dưỡng trình độ kiến thức cho nhân dân;

Trang 6

+ Kết hợp QL theo ngành, theo địa phương, vùng, lãnh thổ;

+ Xóa bỏ dần chế độ chủ quan và sự phân biệt giữa xí nghiệp TW với xí nghiệp địa phương

- Nguyên tắc này thể hiện trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta + Các CQ quyền lực NN đều do ND bầu và chịu trách nhiệm trước ND Các CQ hành chính, Tòa án, VKS do CQ quyền lực bầu và chịu trách nhiệm trước CQ quyền lực

+ Các CQNN cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng TW + Tăng cường quyền QL tập trung thống nhất của TW, kết hợp chặt chẽ với việc phân cấp hợp lý

+ Thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tập thể, mọi người phải phục tùng người chủ huy

+ Nguyên tắc này đối lập với tập trung quan liêu, gia trưởng độc đoán, tình trạng phân tán, cục bộ địa phương, vô tổ chức, vô kỷ luật

*Liên hệ thực tiễn

Đại hội VIII có bước phát triển mới, thể hiện ở chủ trương: "Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN

Câu 4(8): Phân tích vai trò của các phương pháp trong quản lí kinh tế

a Khái niệm phương pháp quản lý

- Là tổng thể các cách thức tác động có thể có và có chủ đích của chủ thể QL lên đối tượng QL và khách thể QL để đạt được các mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường

- Là mối quan hệ giữa những con người cụ thể, sinh động với tất cả sự phức tạp của đời sống

- Là tổng thể những cách thức tác động có chủ đích và có thể có của NN lên nền KTQD và các bộ phận hợp thành của nó để thực hiện các mục tiêu QL nền KTQD

Trang 7

- Là mối quan hệ qua lại giữa NN và các đối tượng QLKT, tức là mối quan hệ giữa những con người cụ thể, sinh động với tất cả tính phong phú, phức tạp của đời sống

*phân tích vai trò

trong quản lý kinh tế nói riêng và sự phát triển kinh tế-xã hội nói riêng ,phương pháp quản lý giữ vai trò rất quan trọng , được thể hiện ở những khía cạnh sau: Thứ nhất,trong đời sống xã hội, bất kỳ hoạt đông nào ũng phải có phương pháp tiến hành Với hoạt động nhận thứ - tư tưởng đòi hỏi các phương pháp nhận thức như phân tích- tổng hợp, lịch sử - cụ thể, toàn diện, phát triển…với hoạt động quản

lý điều khiển thì cần đến các phương pháp tác động đến đối tượng như hành chính , kinh tế, giáo dục…

Thứ hai Phương pháp quản lý kinh tế là các thức tác động vào cong người, vì thế nếu có phương pháp quản lý phù hợp sẽ khuyến khích các tập thể và người lao động tham gia một cách nhiệt tình và sáng tạo vào hoạt động kinh tế và sản xuất kinh doanh Sự nhiệt tình và sáng tạo đó là tiền đề để tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, ổn định và phát triển các lĩnh vực khác

Thứ ba, Phương pháp là một yếu tố tác động cho nên có thể điều chỉnh hoặc thay đổi phương pháp tác động cho phù hợp với sự biến đổi của đối tượng và diễn biến của tình hình để làm tăng hiệu quả quản lý nhất là quản lý kinh tế theo cơ chế thị trưởng Mặt khác, thông qua việc sử dụng các phương pháp quản lý sẽ giúp cho cán bộ quản lý kinh tế các cấp rèn luyện tác phong năng động linh hoạt trong việc lựa chọn các phương pháp phù hợp, bởi vì để đạt được mục tiêu quản lý có thể bằng các cách thức khác nhau.Việc đánh giá cán bộ quản lý cũng lấy đó làm một trong những căn cứ quan trọng

Thứ tư,Quản lý kinh tế vừa là khoa học vừa là nghệ thuật Tính khoa hoc và tính nghệ thuật- đặc biệt là tính nghệ thuật-được thể hiện rõ nét trong việc lựa chọn và

sử dụng các phương pháp quản lý.Vì thế hiệu quả của các hoat động quản lý kinh

Trang 8

tế phụ thuộc rất nhiều vào các phương pháp tác động của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý

Thứ năm, Khoa học quản lý kinh tế là tổng thể các nguyên lý về mục tiêu, chưc năng , nguyên tắc, phương pháp, cơ chế, công cụ quản lý kinh tế…Trong đó, phương pháp quản lý kinh tế có tác dụng làm cho các hoạt động quản lý kinh tế phù hơp với quy luật và nguyên tắc quản lý kinh tế.Đồng thời , nó là cách thức thực hiện các chức năng quản lý kinh tế va quy định việc hình thành cơ chế, công

cụ , cơ cấu tổ chức quản lý kinh tế

Nói tóm lại, pương pháp quản lý kinh tế là một nguyên lý quan trọng góp phần hình thành nên môn học Quản lý kinh tế

Vận dụng các phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế

Vì:

- Các quy luật khách quan là một hệ thống, chúng đồng thời tác động lên kinh tế quốc dân.Phương pháp quản lý với tư cách là cách thức vận dụng tự giác và có mục đích rõ rang các quy luật khách quan nên cần được vận dụng tổng hợp

- Đối tượng quản lý của Nhà nước là hệ thống kinh tế quốc dân , bao gồm một tổng thể các yếu tố và các quan hệ phức tạp, hoạt động theo những động cơ hết sức khác nhau vì mục tiêu khác nhau.Vi vậy , phải vận dụng nhiều phương pháp quản

lý khác nhau để tác động vào các đối tượng khác nhau

- Quản lý xét đén cùng là quản lý con người mà con người là tổng hòa các quan hệ

xã hội.Vì vậy, phải vận dụng tổng hợp các phương pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả tác động của chúng

- Mỗi phương pháp quản lý riêng biệt đều có hạn chế nhất định.Phải vận dụng tổng hợp các phương pháp quản lý mới có thể giải quyết được nhiệm vụ quản lý một cách toàn diện

Câu 10: Phân tích vai trò của của cơ chế quản lí kinh tế trong nền kinh tế thị

trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng XHCN ở nước ta.

Trang 9

*Khái niệm:

- Cơ chế là một khái niệm dùng để chỉ quy luật vận hành của một hệ thống

- Cơ chế là khái niệm dùng để chỉ sự tương tác giữa những yếu tố kết thành hệ thống mà nhờ đó hệ thống có thể hoạt động

- Cơ chế là cách thức theo đó một quá trình thực hiện

- “Cơ chế" đi đôi với từ "chính sách" thể hiện những biện pháp của N để tác động tới XH

- Cơ chế KT là tổng thể các yếu tố có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau tạo thành động lực dẫn dắt thương mại phát triển

- Cơ chế QLKT là khái niệm dùng để chỉ phương thức mà qua đó nhà nước tác động vào nền kinh tế để định hướng nền KT tự vận động đến các mục tiêu đã định

2 Vai trò của cơ chế quản lý kinh tế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

Thứ nhất, Nhà nước là người đại diện cho nhân dân để quản lý nền kinh tế vì lợi ích của nhân dân và đất nước

-Trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội, vấn đề tổ chức quản lý của Nhà nước được đặt lên hàng đầu là quản lý kinh tế

-Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là người chủ sở hữu tài sản công , vừa là người đại diện cho lợi ích của nhân dân lao động, vì thế chức năng quản lý kinh tế là một tất yếu khách quan.Chỉ có sự quản lý kinh tế của Nhà nước, nền kinh tế mới có thể phát triển bền vững, chế độ người bóc lột người và bất công xã hội mới được xóa

bỏ , đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.Tuy nhiên, vai trò của Nhà nước

có được phát huy hay không con tùy thuộc vào kết quả đổi mới và cải cách về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ, về cơ chế quản lý và phương pháp điều hành

=>Tóm lại, là tùy thuộc vào phẩm chất và năng lực cán bộ trong bộ máy quản lý kinh tế- xã hội các cấp

Thứ hai, Nhà nước là người “ nhạc trưởng ” trong nền kinh tế

Trang 10

- Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các chủ thể kinh doanh thuộc nhiều thành phần kinh tế được tự do tiếp cận nhu cầu thị trường để lựa chọn và quyết định chiến lược kinh doanh ủa mình ,bao gồm chiến lược tài chính , nhân sự, kỹ thuật – công nghệ liên doanh liên kết tiêu thụ sản phẩm

- Bằng các công cụ quản lý vĩ mô, ma trước hết là công cụ pháp luật Nhà nước tạo “ hành lang” và điều hòa phối hợp hoạt động nhằm khuyến khích cạnh tranh giữa cac thanh phần kinh tế

- Nhà nước giữ vai trò là người hướng dẫn cho các doanh nghiệp , địa phương

và ngành kinh tế hòa nhập vao thị trường thế giới để vừa đảm bảo các bên đều có lợi, vừa giữ vai trò độc lập chủ quyền quốc gia

Thứ ba Nhà nước vừa là người phát huy các mặt tích cực của cơ chế thịc trường, vừa là nhan tố quyết định hạn chế những khuyết tật do cơ chế ấy gây ra

- Cơ chế thị trường là cơ chế năng động linh hoạt ,vì thế nó thúc đẩy quá trình

xã hội hóa lực lượng sản xuất , tăng năng suất lao động và tạo ra phong phú

đa dạng các sản phẩm hàng hóa dịch vụ

- Bên cạnh đó còn tiềm ẩn những khuyến tật đó là :

+ Thị trường phát triển dẫn đến độc quyền và khi đôc quyền áp đảo cạnh tranh sẽ dẫn đến làm giảm động lực phát triển

+ Sự mất cân đối về cơ cấu kinh tế , mà trước hết là cơ cấu ngành kinh tế do

sự chi phối của dộng cơ lợi nhuận

+ Thị trường gắn liền voái các tiêu cực như buôn lậu , trốn thuế, làm hàng giả , đầu cơ , tham nhũng…

+ Thị trường làm phá môi sinh và trong nhiều trường hợp dẫn đến kìm hãm tiến bộ khoa học

+ Tình trạng phân hóa giàu- nghèo là khuyết tật rõ nhất trong vận hành nền kinh tế theo cơ cấu thị trường

 Nhà nước có vai trò quyết định trong việc hạn chế đi xóa bỏ những khuyết tật trên thông qua quyền lực và lực lượng cơ sở vật chất to lớn của Nhà nước

Ngày đăng: 10/02/2017, 17:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w