1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương chi tiết học phần Điêu khắc (Đại học Đồng Tháp)

5 425 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 71 KB

Nội dung

Sinh viên nắm được cụ thể về không gian ba chiều và hai chiều trong nghệ thuật điêu khắc đó là phù điêu và tượng tròn.. Nắm được ngôn ngữ tạo hình và nét biểu cảm của hình khối trong điê

Trang 1

TRƯỜNG ĐH ĐỒNG THÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA NGHỆ THUẬT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

I THÔNG TIN CHUNG VỀ MÔN HỌC

 Môn học : < PA 4000> - <ĐIÊU KHẮC>

 Số tín chỉ: 2 tín chỉ

 Tổng số giờ tín chỉ (LL/ThH/TH): 55(05/50/60)

 Các môn học tiên quyết: <PA3101> - <Giải phẫu tạo hình>

<PA4100> - <Định luật xa gần>

1 Mục tiêu môn học :

1.1 Kiến Thức

1.1.1 Sinh viên hiểu được mối quan hệ giữa điêu khắc với hội hoạ nói chung và hình hoạ nói riêng

1.1.2 Sinh viên nắm được cụ thể về không gian ba chiều và hai chiều trong nghệ thuật điêu khắc đó là phù điêu và tượng tròn Hiểu được một số nguyên tắc cơ bản và phương pháp xây dựng hình khối nổi trong không gian

1.2 Kỹ năng.

1.1.3 Nắm được ngôn ngữ tạo hình và nét biểu cảm của hình khối trong điêu khắc, từ đó hiểu sâu hơn về cấu tạo mảng khối của sự vật và con người

1.2.1 Rèn luyện kỹ năng chép phù điêu và chép đầu tượng và từ đó dựa trên cơ

bản mà sinh viên có thể vận dụng vào bài sáng tác tượng tròn

1.2.2 Sinh viên biết xây dựng hình khối điêu khắc trong không gian Từ đó nâng

cao khả năng cảm nhận về khối, hình và mảng trong nghiên cứu hội họa

1.3 Cách học

1.3.1 Chuyển hóa các kiến thức đã được tiếp thu từ lý thuyết của môn học và

những kiến thức của các môn học hỗ trợ khác ( trang trí cơ bản, giải phẫu cơ thể, định luật xa gần, hình họa…) để vận dụng vào bài nặn tượng Từ đó rèn luyện cho sinh viên khả năng phân tích, so sánh và kỹ năng thực hành một cách hiệu quả nhất 1.3.2 Có sự đam mê và yêu thích môn học, có những ý tưởng sáng tạo độc đáo

trong bài sáng tác tượng tròn Xây dựng tinh thần và ý thức tự học, tự nghiên cứu

1

Trang 2

cũng như rèn luyện và trau dồi kiến thức nhằm nâng cao khả năng chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp

2 Tổng quan về môn học:

Học phần này giúp sinh viên làm quen với môn học Điêu khắc cụ thể là cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng về chép phù điêu, chép đầu tượng và tập sáng tác tượng tròn thông qua phần lý thuyết cơ bản và phần thực hành trên lớp Hơn nữa, kiến thức của môn học có thể hỗ trợ cho sinh viên học tốt hơn các môn chuyên ngành của hội họa và có thể giúp sinh viên dạy được các bài tập nặn cơ bản trong chương trình phổ thông khi ra trường

II PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH

2

Trang 3

Chương I NHỮNG KIẾN THỨC CHUNG

1 Đặc điểm chung của Điêu khắc

1.1 Khái niệm

1.2 Đặc điểm

2 Mối quan hệ giữa điêu khắc và hội hoạ nói

chung, hình họa nói riêng

3 Nghệ thuật điêu khắc góp phần lí giải, giải quyết

không gian trong hội hoạ

4 Các thể loại và các chất liệu của điêu khắc

6 Các đồ dùng sử dụng trong điêu khắc

7 Phương pháp tiến hành xây dựng một bài điêu

khắc cơ bản

Chương II THỰC HÀNH CHÉP PHÙ ĐIÊU CHÉP ĐẦU TƯỢNG

I ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA THỂ LOẠI

PHÙ ĐIÊU

1 Ngôn ngữ phù điêu

2 Sự giống nhau và khác nhau giữa phù điêu và

tượng tròn

3 Tính tổng quát, cũng như ngôn ngữ phù điêu

được ứng dụng, khai thác trong đời sống

4 Phương pháp chép phù điêu

5 Bài tập Chép một tác phẩm phù điêu (mẫu bằng

thạch cao)

II KHÁI QUÁT VỀ CHÉP ĐẦU TƯỢNG

1.Vai trò của chép tượng trong học tập bộ môn điêu

khắc

2 Cấu tạo các bộ phận chi tiết trên đầu người

3 Các bước tiến hành chép 1 bài đầu tượng

4 Yêu cầu cần đạt đối với bài chép đầu tượng

5 Bài tập: Hãy chép một bài đầu tượng (tự chọn),

hoặc một bài đầu tượng phác mảng

02 tiết 28 tiết 32 tiết

3

Trang 4

QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP.

1 Kiểm tra – đánh giá thường xuyên :

- Trọng số: 0,2

- Hình thức: Thực hành

- Số lượng : 2 bài( 1 bài chép phù điêu và 1 bài chép đầu tượng)

- Yêu cầu về thời gian, chất liệu và kích thước: Theo yêu cầu trong phần phân phối chương trình của ĐCMH

- Mô tả thực hiện: Sinh viên thực hành bài tập có sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên

- Cách chấm điểm :

+ B1: Thành lập nhóm sinh viên tự nhận xét bài và chấm điểm ( theo sự thảo luận và thống nhất của cả nhóm)

+ B2: Giảng viên nhận xét, điều chỉnh, phân tích và chấm điểm

- Cách tính điểm: Điểm trung bình của 2 bài tập trên là cột điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên Thang điểm: 10 điểm

2 Kiểm tra – đánh giá cuối kì:

- Trọng số: 0,8

- Hình thức: Thực hành

- Số lượng : 1 bài

- Thời gian : 22 tiết

- Chất liệu : Đất sét

- Kích thước : Tối thiểu phải có một chiều dài 20cm và tối đa 40cm

- Mô tả thực hiện: Sau khi hoàn thành các bài kiểm tra thường xuyên, giảng viên tiến hành tổ chức cho sinh viên thực hành bài sáng tác tượng tròn làm bài thi kết thúc học phần ( theo đề thi đã được duyệt của trưởng bộ môn)

- Cách chấm điểm : + B1: Sinh viên tự đánh giá và chấm điểm dự kiến cho tác phẩm của mình

+ B2: Giáo viên hướng dẫn nhận xét, điều chỉnh và chấm điểm dự kiến + B3: Hội đồng dựa vào thang điểm và yêu cầu đưa ra của đề thi, xem xét phần đánh giá điểm của sinh viên và giảng viên hướng dẫn để thống nhất con điểm

- Cách tính điểm : Điểm bài thi đã được làm tròn là cột điểm kiểm tra đánh giá cuối kỳ Thang điểm: 10 điểm

IV TÀI LIỆU HỌC TẬP

1 Tài liệu bắt buộc:

- Tác giả: Nguyễn Thị Hiên Giáo trình “Điêu khắc” NXBĐHSP (2005)

2 Tài liệu tham khảo:

- “Mỹ thuật việt nam thời kỳ đổi mới”; Nhà xuất bản mỹ thuật.( 2008)

4

Trang 5

- “ Ấn tượng Huế Việt Nam 2004- Các tác phẩm tại trại sáng tác điêu khắc quốc tế lần thứ 3 tại Huế”

- “Điêu khắc hiện đại Việt Nam”, NXB Mĩ thuật năm 2000.

- “ Điêu khắc dân gian Việt Nam”,Tk (XVI - XVII - XVIII).NXB Ngoại văn (1975)

- Một số phiên bản tác phẩm điêu khắc của các điêu khắc gia trong nước và

trên thế giới Liên hệ giảng viên

- Ngoài ra, sinh viên có thể truy nhập vào trang web CLB MỸ THUẬT và

www.mythuat.info để tìm các tư liệu liên quan có thể hỗ trợ cho học phần này

V THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN

- Họ và tên : Lê Mạnh Hà

- Chức vụ: Giảng Viên

- Đơn vị công tác: Khoa Nghệ Thuật

- Điện thoại: 0986455125

- Email: hadkpleiku@yahoo.com

Duyệt của hiệu trưởng Trưởng khoa Trưởng bộ môn

5

Ngày đăng: 10/02/2017, 10:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w