1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Share and security trong mạng LAN - Dịch vụ FTP

29 843 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 2,55 MB

Nội dung

Tại sao cần phải chia sẻ và bảo mật trong hệ thống Ngày nay, internet đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội, là nhân tố thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển, tạo điều kiện cho mọi người trên thế giới có thể kết nối , trao đổi, trò chuyện với nhau. Chính vì thế, internet không thể thiếu trong xã hội hiện nay, lướt web, chat, email, voip, chat video, đang trở nên phổ biến đối với mọi người trên thế giới. Việc chia sẻ tài nguyên trên mạng là 1 vấn đề vô cùng cần thiết trong việc trao đổi dữ liệu giữa các nhân viên ngày càng nhiều cho nên việc tạo ra 1 nơi lưu trữ dữ liệu để có thể chia sẽ bất cứ đâu và bất cứ lúc nào. Thử tưởng tượng một gói dữ liệu được chia sẻ từ điểm A-B, gói tin này có thể dễ dàng bị chặn và sao chép ở 1 điểm nào đó trên đường đi, và có thể người gửi và nhận tin sẽ dễ dàng bị đánh cắp thông tin cá nhân, như tên người dùng,mật khẩu và 1 số thông tin, tài liệu quan trọng khác… dựa vào đó kẻ đánh cắp dữ liệu sẽ có thể sử dụng kỹ thuật để truy cập bất hợp pháp vào máy gửi, phá hỏng máy hoặc là toàn bộ hệ thống. Vì vậy, việc bảo mật song song vấn đề vô cùng cần thiết và thiết yếu trong 1 hệ thống mạng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÁO CÁO GIỮA KỲ: SHARE

AND SECURITY

Tại sao cần phải chia sẻ và bảo mật trong hệ thống

Ngày nay, internet đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội, là nhân tố thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển, tạo điều kiện cho mọi người trên thế giới có thể kết nối , trao đổi, trò chuyện với nhau Chính vì thế, internet không thể thiếu trong xã hội hiện nay, lướt web, chat, email, voip, chat video, đang trở nên phổ biến đối với mọi người trên thế giới Việc chia sẻ tài nguyên trên mạng

Trang 2

là 1 vấn đề vô cùng cần thiết trong việc trao đổi dữ liệu giữa các nhân viên ngày càng nhiều cho nên việc tạo ra 1 nơi lưu trữ dữ liệu để có thể chia sẽ bất cứ đâu

và bất cứ lúc nào Thử tưởng tượng một gói dữ liệu được chia sẻ từ điểm A-B,

gói tin này có thể dễ dàng bị chặn và sao chép ở 1 điểm nào đó trên đường đi,

và có thể người gửi và nhận tin sẽ dễ dàngbị đánh cắp thông tin cá nhân, như tên người dùng,mật khẩu và 1 sồ thông tin, tài liệu quan trọng khác… dựa vào

đó kẻ đánh cắp dữ liệu sẽ có thể sử dụng kỹ thuật để truy cập bất hợp pháp vào máy gửi, phá hỏng máy hoặc là toàn bộ hệ thống Vì vậy, việc bảo mật song song vấn đề vô cùng cần thiết và thiết yếu trong 1 hệ thống mạng

An toàn dữ liệu luôn là mối quan tâm hàng đầu với những người sử dụng máy

tính Nếu không có giải pháp bảo vệ thích hợp, khi tương tác càng nhiều với mạng toàn cầu thì khả năng bạn mất quyền kiểm soát với dữ liệu của mình càng cao Mục đích của việc bảo mật dữ lệu là thông báo cho người sử dụng, phòng ban trong hệ thống biết các vấn đề về việc bảo vệ thông tin và kỹ thuật của họ, các luật bảo mật cũng chỉ dẫn cho họ biết thông tin về các máy mà họ có thể gặp trong đường mạng

Trước đây khi công nghệ máy tính chưa phát triển, khi nói đến vấn đề bảo mật thông tin ,chúng ta thường hay nghĩ đến các biện pháp nhằm đảm bảo thông tin được trao đổi hay cất giữ một cách an toàn và bí mật Chẳng hạn như:

+ Đóng dấu, ký niêm phong

+ Dùng mật mã mã hóa thông điệp chỉ có người gửi và người nhận mới hiểu được thông điệp

+ Lưu giữ tài liệu trong két sắt có khóa, tại nơi được bảo vệ nghiêm ngặt

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là sự phát triển của mạng Internet, ngày càng có nhiều thông tin được lưu giữ trên máy vi tính và gửi đi trên mạng Internet Và do đó xuất hiện nhu cầu về an toàn và bảo mật thông tin trên máy tính Có thể phân loại mô hình an toàn bảo mật thông tin trên máy tính theo hai hướng sau đây:

+ Bảo vệ thông tin trong quá trình truyền thông tin trên mạng

+ Bảo vệ hệ thống máy tính và mạng máy tính khỏi sự xâm nhập phá hoại

từ bên ngoài

Thông tin là một loại tài sản rất quan trọng cũng giống như các tài sản khác của một doanh nghiệp Thông tin có một giá trị đặc biệt trong hầu hết tất cả mọi hoạt động, vì vậy thông tin cần phải được bảo vệ thích hợp Sau đây là một

số cách để chia sẻ dữ liệu trong mạng cục bộ là mạng internet có độ bảo mật cao:

Trang 3

SHARE FILES AND FOLDERS

Sử dụng chức năng share files và folders:

+ Sử dụng share files và folders khi có nhu cầu cho người khác xem, đọc, chỉnh sửa hoặc sử dụng file và folders

+ Share files và folders trên 1 máy tính, trên mạng(nội bộ), giữa máy server đến client và trên web…

1) Tắt tường lửa (Windows Firewall)

- Firewall hay còn gọi là tường lửa Nó là một công cụ phần cứng hoặc phần mềm hoặc là cả 2 được tích hợp vào hệ thống để chống lại sự truy cập trái phép, ngăn chặn virus… để đảm bảo nguồn thông tin nội bộ được

an toàn, tránh bị kẻ gian đánh cắp thông tin

- Vào Control Pannel -> Windows Firewall Tiếp theo chọn Turn Windows Firewall on or off

Trang 4

Sau đó nhấn Turn off windows Firewall (not recommended) -> nhấn OK

để lưu lại

2) Tạo Group (nhóm mạng)

Trang 5

Chia sẻ các tập tin hệ thống và thư mục trên mạng, yêu phải tạo một nhóm mạng và sau đó cho phép chia sẻ đối tượng (như HomeGroupUser) truy cập các tập tin và thư mục chia sẻ

Trước khi bắt đầu chia sẻ tập tin và thư mục, phải chắc chắn rằng máy tính đang đăng nhập vào Windows với quyền Administrator và cả hai máy tính đều đang cùng kết nối vào một mạng nội bộ cũng như cùng một nhóm làm việc

- Để biết nhóm (workgroup) mà máy tính đang sử dụng, truy cập vào Control Panel - > System Trong đó tên nhóm sẽ hiển thị tại mục Workgroup phía dưới Computer name, domain, and workgroup settings.

Trang 6

3) Thiết lập để vào mạng LAN

- Chuột phải vào biệu tượng mạng, tiếp đến chọn Open Network and Sharing Center

Trang 7

- Chọn mục Change advanced sharing settings

xuống phía dưới cùng và chọn Turn off password protected sharing Sau đó nhấn Save changes để người khác có thể truy cập vào máy tính cần chia sẻ dữ liệu Nếu vẫn để ở chế độ Turn on thì máy tính khác truy

cập vào máy tính tính cần chia sẻ dữ liệu sẽ yêu cầu phải nhập ID và password mới có thể vào được

Trang 8

II. Chia sẻ dữ liệu giữa 2 máy tính qua mạng

Lan(client->client)

1) Chia sẻ thư mục từ Profile người dùng và ổ đĩa hệ thống

- Để chia sẻ một thư mục(thư mục có tên Quản Trị Hệ Thống Mạng LAN) trong ổ đĩa hoặc thư mục Profilecủa người dùng (User Profile):

+ Kích chuột phải vào thư mục cần chia sẻ, chọn Properties -> chọn

thẻ Sharing trong hộp thoại

Trang 9

- Chọn Sharing để mở hộp thoại Folder Sharing, chọn Everyone từ trình

đơn thả xuống và nhấn Add

Trang 10

Điều này sẽ bổ sung thêm nhóm Everyone vào trong danh sách File Sharing và cho phép người dùng thay đổi quyền truy cập thư mục được chia sẻ với tuỳ chọn:

+ Chỉ đọc (Read)

+ Đọc và sửa đổi (Read/Write)

+ Loại bỏ (Remove) nhóm Everyone khỏi danh sách File Sharing.

Trang 11

Sau khi thực hiện, nhấn nút Share để chia sẻ thư mục trên mạng Nó sẽ

mở một hộp thoại riêng biệt, cho phép gửi email và sao chép liên kết thư mục chia sẻ

Trang 12

Bây giờ, người dùng có thể truy cập thư mục chia sẻ từ bất kỳ máy tính nào kết nối trên mạng bằng cách dùng UNC (Universal naming

convention): đường dẫn mạng (hay còn gọi là đường dẫn tuyệt đối)

Cú pháp: \\[IP] hoặc [tên server]\Share name

Ví dụ: \\DESKTOP-6AII (hoặc \\192.168.1.22)

Trang 13

2) Đặt Password cho dữ liệu khi Share

- Nếu như người dùng muốn bảo mật cho dữ liệu của mình khi chia sẻ qua mạng Lan thì cách tốt nhất là nên đặt mật khẩu (Password) Tức là nếu như các máy tính khác muốn truy cập vào dữ liệu mà người sử dụng chia sẻ thì phải nhập Password thì mới có thể vào được

- Cách tiến hành:

+ Nhấn chuột phải vào biểu tượng My Computer -> chọn Manage Tiếp theo chọn thẻ Local user and Groups Tiếp theo nhấn chuột phải vào tài khoản Guest và chọn Set Password để đặt mật khẩu

Trang 14

Một cảnh báo hiện ra, nhấn vào Proceed để đồng ý đi tiếp.

Tiếp theo đăng nhập Password và nhấn OK.

Trang 15

Cuối cùng để hoàn thành việc chia sẻ dữ liệu trong mạng LAN có sử dụng

password bảo mật, nhấn chuột phải vào tài khoản Guest vừa đặt password và chọn Propertition và tick vào lựa chọn Password nerver expires để ghi nhớ

mật khẩu đó

Trang 16

+ Trường hợp nếu như người dùng muốn công khai các dữ liệu chia sẻ trên mạng LAN để mọi người cùng sử dụng và không cần phải nhập mật khẩu khi

truy suất dữ liệu thì thực hiện: nhấn chuột phải vào tài khoản Guest và chọn Propertition , sau đó tích vào mục Account is disabled -> nhấn OK.

III. Sử dụng dịch vụ FTP để chia sẻ dữ liệu (server-client)

FTP được xây dựng theo mô hình client-server, như vậy để truyền thành công tệp tin từ máy tính này tới máy tính khác, cần phải có sự tham gia của cả hai ứng dụng, FTP server và FTP client FTP client sẽ được sử dụng tại máy tính nơi phát sinh yêu cầu về di chuyển tệp tin FTP server sẽ chạy tại máy tính ở phía đầu bên kia, dùng chạy phần mềm cung cấp dịch

vụ FTP, gọi là trình chủ, lắng nghe yêu cầu về dịch vụ của các máy tính khác trên mạng lưới FTP thực hiện việc chuyển tệp tin từ máy tính này tới máy tính khác, là một ứng dụng tuyệt vời khi người dùng muốn truyền nhiều tệp tin một lúc Tuy nhiên, người dùng không thể xem hoặc soạn thảo một tệp tin một cách trực tiếp thông qua FTP

1) Giới thiệu về FTP

1.1) Khái niệm

FTP là gọi tắt của File Transfer Protocol, một chương trình để nhập vào một server và handle files giống như Windows explorer, có nghĩa là drag and drop Protocol là "một" giao thức (quy định) được đặt ra để các máy tính "hiểu" được nhau khi giao tiếp với nhau FTP là một giao thức truyền file trên mạng dựa trên chuẩn TCP nên rất đáng tin cậy Sử dụng FTP người dùng có thể download hay upload mỗi lần được nhiều file (Internet Explorer chì cho max 2 file)

FTP là 1 dịch vụ đặc biệt vì nó dùng đến 2 port: port 20 dùng để truyền dữ liệu(data port) và port 21 dùng để truyền lệnh (command port)

Thực chất của FTP thì trên máy chủ có một FTP server domain chạy trên một port nào đó - như chúng ta thường biết là port 21 theo mặc định

FTP có 2 chế độ hoạt động:

Trang 17

+ Active FTP: Trong active FTP thì máy client khởi tạo connection tới port của máy chủ (21) để trao đổi lệnh - sau đó máy chủ mới mở port thứ hai - cổng dữ liệu và kết nối với cổng dữ liệu của máy client

+ Passive FTP: Trong passive FTP thì máy client làm cả hai việc này (thiết lập đường dẫn cho commands và đường dẫn cho dữ liệu)

2) Ưu , nhược điểm của việc chia sẻ dữ liệu bằng FTP:

2.1) Ưu điểm

Trên FTP server có tính năng bả mật cao

+ Những dữ liệu cá nhân mà mỗi user đưa vào folder tạo riêng được hoàn toàn bảo mật, không có một user nào khác trong FTP có quyền can thiệp hay nhìn thấy folder của người khác

+ Cách sử dụng folder riêng trên FTP giống như cách cách sử dụng folder trên Windows, khi người dùng muốn đưa dữ liệu riêng của mình lên FTP thì chỉ cần thực kiện thao tác Copy dữ liệu muốn đưa lên FTP rồi đưa vào folder tạo riêng rồi thực hiện thao tác Paste

Mật khẩu và nội dung của tập tin được truyền qua đường dây ở thể dạng văn bản thường (clear text), và vì vậy chúng có thể bị chặn và nội dung bị tiết lộ cho những kẻ nghe trộm

Hiện nay, đã có những cải tiến để né tránh được nhược điểm này Cần phải có nhiều kết nối TCP/IP: một dòng dành riêng cho việc điều khiển kết nối, một dòng riêng cho việc truyền tập tin lên, truyền tập tin xuống, hoặc liệt kê thư mục

Trang 18

Người dùng có thể lạm dụng tính năng ủy quyền được cài đặt sẵn trong giao thức để yêu cầu máy chủ gửi dữ liệu sang một cổng tùy chọn ở một máy tính thứ ba

FTP là giao thức có tính trì trệ cao

FTP Server là máy chủ lưu trữ những tài nguyên và hỗ trợ giao thức FTP

để giao tiếp với những máy tính khác cho phép truyền dữ liệu lên internet

Chương trình có thể giao tiếp được với FTP Server được gọi là FTP Client Khi mở một cuộc làm việc của FTP server và FTP client đều dùng giao thức FTP Để thiết lập một cuộc giao dịch Cần phải có địa chỉ IP hay tên máy tính, 1 username & pasword FTP sever thường hỗ trợ cho user Anonymous-password rỗng

Sử dụng FTP người dùng có thể download hay upload mỗi lần được nhiều file Để vào được một FTP server người dùng cần có những thông tin :

3) Xây dựng ứng dụng truyền tải tệp tin lên server thông qua FTP

FTP được xây dựng theo mô hình client-server, như vậy để truyền thành công tệp tin từ máy tính này tới máy tính khác, cần phải có sự thanh gia của cả hai ứng dụng FTP server là FTP client FTP client sẽ được sử dụng tại máy tính nơi phát sinh yêu cầu về di chuyển tệp tin FTP server sẽ chạy tới máy tính ở phía đầu bên kia, dùng chay phần mềm cung cấp dịch

Trang 19

vụ FTP, gọi là trình chủ, lắng nghe yêu cầu về dịch vụ của các máy tính khác trên mạng lưới FTP thực hiện việc chuyển tệp tin từ máy tính này tới máy tín khác, là một ứng dụng tuyệt vời khi người dùng muốn truyền nhiều tệp tin một lúc Tuy nhiên, người dùng không thể xem hoặc soạn thảo một tệp tin một cách trực tiếp thông qua FTP.

Trong bài này, sẽ dùng nói đến phần mềm FilezillaServer để đóng vai trò như một FTP server

4) Cài đặt và sử dụng dịch vụ FTP bằng phần mềm Filezilla Server

- FileZilla FTP Server là một ứng dụng mã nguồn mở miễn phí dành cho hệ điều hành Windowns, hỗ trợ giao thức kết nối bảo mật FTP và FTP qua SSL/TLS tới server Khi sử dụng giao thức SSL, chúng ta có thể mã hóa các kết nối giữa các host với nhau để đảm bảo lượng dữ liệu được truyền tải an toàn, bên cạnh đó thì ứng dụng này còn cho pháp người dùng tùy chọn nhiều địa chỉ và cổng server khác nhau

- FileZilla FTP Server không chỉ cung cấp cho người dùng sự tiện lợi trong quá trình tạo và quản lý người dùng, mà còn thiết lập quyền đọc hoặc ghi đối với những tài khoản khác nhau, do vậy người quản lý sẽ hạn chế những việc truy cập trái phép và những phần tài liệu riêng tư Bên canh đó người dùng còn có thể tạo Group được dùng để kết hợp nhiều tài khoản người dùng có cùng mức phân quyền với nhau, và một số thiết lập khác như: giới hạn server, kích hoạt hoặc không sử dụng tính năng SSL khi người dùng đăng nhập, tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa…

- Để thực hiện, người dùng cần tải và cài đặt phần mềm FileZilla bản dành cho Server , sau đó khởi động ứng dụng, nhập địa chỉ localhost (127.0.0.1) trong phần Server Address mà mật khẩu tại ô Administration Password, giá trị Port mặc định ở đây là 14147 Nhấn OK:

Trang 20

Group sẽ giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc quản lý nhiều tài khoản người

dùng tương tự như nhau Việc cần làm trước tiên là tạo mới Group, sau đó gán

từng tài khoản riêng biệt với nhóm này Chọn menu Edit -> Group như hình

dưới:

Bảng điều khiển Groups sẽ hiển thị, nhấn Add và nhập tên của nhóm cần tạo,

sau đó kích hoạt quyền truy cập cho các tài khoản bên trong nhóm từ phần

Group Setting Tiếp theo là việc chỉ định thư mục sẽ được chia sẻ với các client,

Trang 21

chuyển từ phần Shared folders từ phía bên trái và chọn thư mục cần chia sẻ để

gán tại đây Sau đó, chúng ta sẽ chuyển tới bước tiếp theo là gán tài khoản

người dùng tới Group:

Từ menu Edit, chọn Users:

Trang 22

Tương tự như Group, chúng ta có thể tạo tài khoản người dùng – User và thiết lập mức phân quyền đọc, ghi tương ứng Nhấn Add, đặt tên cho tài khoản, chọn nhóm tương ứng từ menu drop-down, sau đó nhấn OK để hoàn tất:

Ở chế độ mặc định, hệ thống sẽ tạo tài khoản người dùng với mật khẩu trống, nhưng nếu muốn đặt mật khẩu bảo vệ cho User khỏi việc dữ liệu bị đánh cắp,

kích hoạt tùy chọn Password trong phần Account Settings Tại đây, chúng ta

có thể thay đổi Group membership, kích hoạt tùy chọn Bypass Userlimit of server và Force SSL for user login:

Trang 23

Nếu không chỉ định bất cứ thu mục chia sẻ nào trong khi tạo Groups thì có thể

gán sau đó Chỉ việc chọn Share folders sau đó nhấn Add từ Shared folders,

chọn mục cần chia sẻ:

Trang 24

- Phần Files và Directories cho phép chúng ta xác nhận mức phân quyền đối

với các tài khoản người dùng, bao gồm: đọc, ghi, xóa, liệt kê Ở mức độ mức độ mặc định, chương trình sẽ tự động gán quyền với tất cá các thành phần bên trong thư mục được chia sẻ đó Tuy nhiên, người dùng có thể tắt bỏ tùy chọn

+Subdirs để hạn chế quyền truy cập, trong phần Share Limits là việc thiết lập

tốc độ dowload và upload tối đa với từng tài khoản, tùy từng khoản thời gian

trong ngày, và trong phần IP Filter chúng ta có thể loại bỏ các địa chỉ IP cố định:

- Khi hoàn tất quá trình thiết lập của User, người dùng sẽ chuyển sang hệ thống client để khởi tạo kết nối tới server FTP Nếu muốn truyền tải dữ liệu qua hệ thống mạng local, người dùng có thể dùng địa chỉ IP của máy server để tạo kết

nối từ phía client Dùng lệnh ipconfig trong Command Prompt để tìm địa chỉ IP

như hình dưới:

Ngày đăng: 13/01/2017, 21:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w