Máy nén có nhiệm vụ hút hơi môi chất có áp suất thấp ở phía thiết bị bay hơi và nén lên áp suất cao Pk ở phía thiết bị ngưng tụ để tạo điều kiện hóa lỏng môi chất, đồng thời đảm bảo lượng môi chất tuần hoàn trong hệ thống. Máy nén là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống lạnh và được ví như “trái tim” của cơ thể sống. Máy nén có nhiều cách phân loại: theo nguyên lý hoạt động, theo độ kín. Trong phần tài liệu này, tác giả trình bày cách phân loại máy nén theo độ kín: gồm máy nén kín, máy nén bán kín và máy nén hở. Với mỗi loại máy nén, tác giả có thêm một số ví dụ và hình ảnh cắt bổ máy nén đi kèm. Tài liệu này phù hợp cho nhiều đối tượng khác nhau: Tài liệu tham khảo để soạn bài giảng cho giáo viên, tài liệu tham khảo để sinh viên hiểu rõ hơn về cách phân loại máy nén. Ngoài ra tác giả sẽ còn cập nhật các phần slide giảng dạy cho các thiết bị chính và thiết bị phụ của hệ thống lạnh ở các bài sau.
Trang 1Phân loại máy nén
Trang 2• Đặc điểm
Máy nén kín (Block) là máy nén có đặc điểm là toàn bộ phần nén và động cơ được đặt trong vỏ thép hàn kín.
• Ưu điểm
- Không có rò rỉ môi chất lạnh do vỏ được hàn kín
- Không có tổn thất truyền động (giống như máy nén nửa kín)
- Gọn nhẹ, hiệu suất cao, dễ lắp đặt.
• Nhược điểm
- Chỉ sử dụng cho môi chất lạnh Freon (không dẫn điện) Không sử dụng cho môi chất lạnh Amoniac
- Năng suất lạnh nhỏ.
- Toàn bộ hệ thống bị nhiễm bẩn sau mỗi lần động cơ bị cháy.
1 MÁY NÉN KÍN
Trang 3Block tủ lạnh
Một số hình ảnh máy nén kín
Máy nén Piston kín
Hình ảnh cắt bổ của một dạng Block tủ lạnh
Trang 4Cấu tạo của Block tủ lạnh
Hình ảnh của một dạng máy nén kín
Trang 5Máy nén Điều hòa không khí
Một số hình ảnh máy nén kín
Rô to lăn
Hình ảnh cắt bổ của một dạng máy nén kín
Trang 6• Đặc điểm
Máy nén bán kín (nửa kín, nửa hở) là máy nén có đặc điểm: động cơ lắp chung trong vỏ máy nén và được gép với nhau bằng mặt bích và được giữ bằng bu lông
• Ưu điểm
- Loại trừ được nguy cơ hỏng hóc và sự cố rò rỉ của cụm bịt kín cổ trục ở máy nén hở
- Gọn nhẹ và tốn ít diện tích lắp đặt hơn máy nén hở
- Không có tổn thất truyền động do trục động cơ nối liền với máy nén
• Nhược điểm
- Chỉ sử dụng cho những môi chất lạnh không dẫn điện và không ăn mòn đồng như môi chất Freon Không sử dụng cho môi chất Amoniac
- Khó điều chỉnh năng suất lạnh vì không có puli Chỉ có thể điều chỉnh nhờ thay đổi số cặp cực hoặc sử dụng biến tần cho động
cơ máy nén
2 MÁY NÉN BÁN KÍN
Trang 7Máy nén bán kín piston trượt
Một số hình ảnh máy nén bán kín
Trang 8Máy nén bán kín trục vít
Một số hình ảnh máy nén bán kín
Máy nén bán kín piston
Trang 9Cấu tạo của máy nén bán kín
Hình ảnh cắt bổ của một dạng máy nén bán kín
Trang 10Một số hình ảnh máy nén bán kín
Trang 11• Đặc điểm:
Máy nén hở là loại máy nén có đầu trục khuỷu nhô ra ngoài thân máy nén để nhận chuyển động từ động cơ, nên phải có cụm bịt kín cổ trục Cụm bịt kín có nhiệm vụ phải bịt kín khoang môi chất trên chi tiết chuyển động quay (cổ trục khuỷu)
• Ưu điểm:
- Có thể điểu chỉnh vô cấp năng suất lạnh nhờ điều chỉnh vô cấp tỉ số đai truyền
- Bảo dưỡng, sửa chữa dễ dàng, tuổi thọ cao
- Có thể sử dụng động cơ điện, xăng, diezel để truyền động cho máy nén
• Nhược điểm:
- Cụm bịt kín cổ trục là cụm chi tiết dễ gây sự cố và hỏng hóc, môi chất dễ gây rò rỉ
- Cồng kềnh, tốn diện tích lắp đặt
3 MÁY NÉN HỞ
Trang 12Hình ảnh một dạng máy nén hở của MYCOM
Một số hình ảnh máy nén hở
Trang 13Nguyên lý cấu tạo máy nén hở
Hình ảnh 1 dạng máy nén hở
của MYCOM
Cấu tạo của máy nén hở
Trang 14Cấu tạo của máy nén hở (1)
Trang 17Tổng kết
Trang 18Tài liệu tham khảo
1 Kỹ thuật lạnh cơ sở, tác giả: Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tùy, NXB Giáo dục.
2 Nguồn ảnh: Sách + Internet.