1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

GIÁO TRÌNH KIM LOẠI TẤM SOLIDWORKS 2016

11 2,4K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 552,59 KB

Nội dung

Phần mở đầu Sheet Metal là một module có chức năng chuyên dụng mà phần mềm Solidworks thiết kế cho mảng kim loại tấm, tại đây người dùng có thể thiết kế, khai triển tấm kim loại mình th

Trang 1

SOLIDWORKS 2016

GIẢNG VIÊN TRUNG TÂM ADVANCE CAD THỰC HIỆN:

Giảng viên: VÕ TRƯỜNG THẢO

**Phần giới thiệu gồm 25/70 slide, những học viên đăng ký học sẽ được phát giáo trình hoàn chỉnh gồm 70 slide KÈM list bài tập

Trang 2

KIM LOẠI TẤM – SHEET METAL

I Phần mở đầu

Sheet Metal là một module có chức năng chuyên dụng mà phần mềm Solidworks thiết kế cho mảng kim loại tấm, tại đây người dùng có thể thiết kế, khai triển tấm kim loại mình thiết kế thành dạng phẳng, xử lý góc chấn, xuất bản

vẽ với các yêu cầu cần thiết cho bảng vật tư như diện tích phôi, hướng chấn Các chi tiết thường dùng hằng ngày thường được cấu tạo từ các tấm kim loại chấn, uốn, dập như các thùng điện, tử điện, các vỏ hộp đồ điện tử, hệ thống thông gió các phân xưởng, hệ thống máng, bồn

Sheet Metal cũng là một thiết kế nằm trong Part vì thế để làm việc với module kim loại tấm này chỉ cần tạo một File Part mới là có thể sử dụng

Để tạo một file Part ta có các cách sau:

1 File -> New

2 Vào biểu tượng để tạo một file mới

3 Nhấn Ctrl + N để tạo một file mới

Sau khi thực hiện một trong ba cách trên ta có giao diện như hình dưới

Hình 1: Hộp thoại New

Trang 3

Để bắt đầu vào trong môi trường làm việc với kim loại tấm ta thực hiện:

1 Nháy đúp chuột trái vào biểu tượng

2 Chọn vào biểu tượng như trên cách 1 xong ta nhấn nút OK

Đối với máy mới cài đặt hoặc đã cài đặt từ lâu nhưng chưa làm việc với module Sheet Metal bao giờ thì chúng ta hoàn toàn không thể tìm thấy Sheet Metal ở đâu trên giao diện SolidWorks lúc này

Để thấy tính năng này trên thanh công cụ ta thực hiện như sau:

1 Click chuột phải vào tên thẻ Feature

hoặc Sketch hoặc Evaluate hoặc bất

cứ thẻ nào đang có trên thanh công cụ

lúc này

2 Một thanh hiển thị các module nổi lên,

công việc của bạn lúc này là nhấp chọn

Sheet Metal mà thôi Như vậy là có thể

làm việc thuận tiện hơn với Sheet Metal

Lúc này trên thanh công cụ đã có mặt module Sheet metal cho chúng ta thiết kế

Trang 4

II Các lệnh trong SheetMetal

1 Base Flange/Tab

Lệnh Base Flange/Tab cho phép ta tạo biên dạng cơ sở của chi tiết kim loại tấm với hai kiểu sketch:

Thứ nhất là biên dạng sketch hở: ở loại này kịm loại sẽ được sinh ra và

được điều khiển theo hai hướng như lệnh Extruded và điều khiển được góc chấn,

bề dày vật liệu

Ví dụ:

Trên mặt phẳng ta tạo phác thảo sketch như hình dưới

Sau đó gọi lệnh Base Flange/Tab lúc này kim loại tấm sẽ được đùn ta theo hướng vuông góc với mặt phẳng được chọn để vẽ phác thảo

Lưu ý: Góc chấn sẽ được sinh ra và tấm kim loại sẽ tự động bo theo, các bạn

không cần phải Fillet các góc

Trang 5

Lúc này điều cần thực hiện đó là nhập chiều dài

mà tấm kim loại theo biên dạng phác thảo đùn ra

(một hướng hay hai hướng), độ dày của tấm kim loại

cũng như góc chấn tại các góc là bao nhiêu Một lưu

ý cũng không kém phần quan trọng đó là độ giãn kim

loại tại góc chấn

Direction 1 và 2 về cơ bản khái niệm các lệnh

như nhau và có các lựa chọn sau:

Blind: đùn tấm kim loại về một phía vuông góc

với phác thảo

Up To Vertex: Đùn tấm kim loại đến một điểm

chỉ định

Up To Surface: Đùn tấm kim loại đến một bề

mặt chỉ định

Offset From Surface: Đùn tấm kim loại cách bề mặt chỉ định một khoảng

cho trước Lưu ý khoảng cách này có thể nằm bên phải hoặc bên trái bề mặt chỉ định, nên cần quan sát thật rõ trước khi OK lệnh

Mid Plane: Đùn tấm

kim loại về hai phía mặt phác

thảo và cách đều Lệnh này

thường được sử dụng cho các

chi tiết đối xứng để có thể tận

dụng mặt phẳng dùng lệnh

Mirror sau này

Trang 6

Phần Sheet Metal Parameters cho phép ta điều khiển độ dày của tấm kim loại

và góc chấn tại các góc

Ô vuông phía trên trên là Thickness độ dày của

tấm kim loại, bạn sẽ nhập giá trị độ dày vào ô này

Reverse diretion là lựa chọn cho phép tạo ra

tấm kim loại ở trong hay ngoài phác thảo sketch cở

sở

Ví dụ sự khác biệt giữa kim loại bên trong hay

ngoài biên dạng phác thảo:

Kim loại bên trong Kim loại bên ngoài

Ô dưới cùng trong lựa chọn này là góc chấn

Bend Radius: Góc chấn của tấm kim loại

sẽ được tính là bán kính trong của cạnh chấn

Thứ hai là biên dạng sketch

kín: Đối với biên dạng này kim loại

tấm sẽ được giới hạn bởi biên dạng của

phác thảo, lúc này các hướng

Direction, Bend Radius sẽ không xuất

hiện mà chỉ còn lại độ dày của tấm kim

loại

Ví dụ như ta có sketch kín như

hình bên

Trang 7

Sau đó gọi lệnh Base Flange/Tab lúc này ta được như sau:

Thickness: Vẫn nhập độ dày của

tấm kim loại cần tạo vào ô này

Reverse direction lúc này chỉ có

tính năng đảo chiều tấm kim loại lên trên

hoặc xuống dưới phác thảo

2 Edge Flange

Lệnh này giúp tạo thêm các cạnh chấn cho chi tiết với góc chấn và độ dày phụ thuốc vào chi tiết cơ sở trước đó Lưu ý là lênh này chỉ thực hiện được cho các cạnh thẳng

Để hiểu hơn về lệnh Edge Flange ta đi vào một ví dụ

Đầu tiên ta cần tạo một tấm cơ sở như đã hướng dẫn lệnh Base Flange/Tab

ở mục 1

Trang 8

Tiếp theo, không cần tạo sketch mà chỉ cần gọi lệnh Edge Flange và chọn

vào cạnh nào muốn tạo thêm cạnh chấn

Lưu ý rằng chúng ta cỏ thể chọn trong một lần lệnh nhiều cạnh

Để thực hiện được dễ dàng so với giáo trình và thực hành các bạn vui lòng làm theo như sau: gọi lệnh Edge Flange sau đó rê chuột lại cạnh mà bạn muốn tạo thêm cạnh chấn (cạnh trên hay cạnh dưới đều được) nhấp chuột trái vào và từ từ

rê chuột theo hướng mà bạn muốn cạnh chấn mới được sinh ra và nhấp chuột trái môt lần nữa

Để chọn thêm cạnh các bạn chỉ cần nhấp chuột vào cạnh đó mà ko cần quay lại như bước trên nữa

Ví dụ trong tình huống này, tôi nhấp chuột trái và từ từ rê chuột lên trên

Khi này giao diện bên trái của màn hình sẽ cho

ta một bảng điều khiển

Tạo ô Flange Parameters sẽ chứa các cạnh

mà bạn vừa chọn, để kiểm tra lại cạnh bạn đã chọn

có đúng theo ý bạn không, bạn chỉ cần nhấp chuột

trái thì bên ngoài cùng 3D sẽ sáng cạnh đó lên

Bend Radius như đã trình bày ở phần trên, góc

chấn này sẽ theo góc chấn của tấm cơ sở trước đó

Ô dưới cuối cùng trong phần này đó là Gap

Distance: đây là khoảng hở giữa cạnh giao nhau,

Trang 9

nếu các cạnh lựa chọn không giao nhau thì phần này sẽ mờ đi và không được thể hiện

Để dễ hình dung tôi sẽ cho các bạn so sánh giữa Gap Distance = 1 và Gap Distance = 10

Gap Distance = 1 Gap Distance = 10

Ngay dưới phần Flange Parameters là phần điều chỉnh góc chấn Angle

Thông thường phần mềm Solidworks sẽ để chế độ mặc định đó là chấn theo hướng vuông góc 90 độ Tuy nhiên trong một số trường hợp cá biệt cần phải thay đổi góc chấn thì lựa chọn Angle cho phép ta thực hiện chức năng đó

Trang 10

Trường hợp góc nghiêng hướng ra bên ngoài thì góc nhỏ hơn 90 độ

Ví dụ trong trường hợp dưới đây thì góc chấn

đang là 30 độ

Trường hợp góc nghiêng hướng vào bên trong thì góc lớn hơn 90 độ

Ví dụ trong trường hợp dưới đây thì góc chấn

đang là 120 độ

Trang 11

Phần tiếp theo đó là điều khiển chiều dài của cạnh

muốn chấn thêm

Trong lựa chọn chiều dài có hai kiểu với chức

năng giống như các phần trước đã giải thích

Blind: đùn tấm kim loại về một phía vuông góc

với phác thảo

Up To Vertex: Đùn tấm kim loại đến một điểm

chỉ định

Nếu bạn chọn chức năng Blind thì chỉ cần nhập độ dài vào ngay dưới ô Blind như trong hình

Tuy nhiên độ dài được tính từ đâu đến đâu?

Điểm kết thúc chắc chắn là cuối của cạnh chấn, nhưng điểm bắt đầu trong môi trường này có ba cách thể hiện đó là:

- Outer Virtual Sharp: chiều dài được lấy tại điểm

giao nhau của hai đường thẳng nằm ngoài của cạnh

chấn và cạnh cở sở

- Inner Virtual Sharp: chiều dài được lấy tại điểm

giao nhau của hai đường thẳng nằm trong của cạnh

chấn và cạnh cở sở

- Tengent Bend: chiều dài được lấy tại điểm tiếp tuyến

của cung bo phía ngoài của cạnh chấn

Ngày đăng: 21/12/2016, 23:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w