Pháp luật có vai trò vô cùng lớn nên xây dựng pháp luật cũng là một hoạt động cơ bản, không thể thiếu của nhà nước. Để tổ chức và quản lí các lĩnh vực quan trọng, khác nhau của đời sống xã hội được tốt, nhà nước phải tiến hành xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh làm cơ sở pháp lí cho việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan, nhân viên nhà nước, các tổ chức xã hội khác và sự ứng xử của các cá nhân trong toàn xã hội. Vì hoạt động xây dựng pháp luật là quá trình phức tạp nên nó phải có những nguyên tắc nhất định như: nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nguyên tắc khách quan, nguyên tắc khoa học, nguyên tắc dân chủ, nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc đảm bảo sự hài hòa về lợi ích giữa các lực lượng xã hội.
Trang 1Mở đầu
Pháp luật là nhân tố quan trọng để điều chỉnh các quan hệ xã hội, là phương tiện có hiệu lực để nhà nước quản lí các lĩnh vực cơ bản, quan trọng của đời sống xã hội Pháp luật có vai trò vô cùng lớn nên xây dựng pháp luật cũng là một hoạt động cơ bản, không thể thiếu của nhà nước Để tổ chức và quản lí các lĩnh vực quan trọng, khác nhau của đời sống xã hội được tốt, nhà nước phải tiến hành xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh làm cơ sở pháp lí cho việc tổ chức
và hoạt động của các cơ quan, nhân viên nhà nước, các tổ chức xã hội khác và
sự ứng xử của các cá nhân trong toàn xã hội Vì hoạt động xây dựng pháp luật là quá trình phức tạp nên nó phải có những nguyên tắc nhất định như: nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nguyên tắc khách quan, nguyên tắc khoa học, nguyên tắc dân chủ, nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc đảm bảo sự hài hòa về lợi ích giữa các lực lượng xã hội Trong khuôn khổ bài tập
này, em xin đi sâu vào tìm hiểu “Nguyên tắc dân chủ trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiên nay”.
Nội dung
I Cơ sở lí luận
1 Các khái niệm
* Xây dựng pháp luật là quá trình vô cùng quan trọng, phức hợp bao gồm
nhiều các hoạt động kế tiếp nhau, liên hệ chặt chẽ với nhau, do nhiều tổ chức và
cá nhân có vị trí, chức năng, quyền hạn khác nhau cùng tiến hành, nhằm chuyển hóa ý chí nhà nước của nhân dân Việt Nam thành những quy định pháp luật dựa trên những nguyên tắc nhất định và được thể hiện dưới những hình thức pháp lí nhất định mà chủ yếu là văn bản quy phạm pháp luật
Trang 2Hoạt động xây dựng pháp luật theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm hoạt động ban hành pháp luật của các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền, còn theo nghĩa rộng bao gồm tất cả những hoạt động (của cả nhà nước và xã hội) có liên quan đến việc ban hành pháp luật
* Nguyên tắc xây dựng pháp luật là những tư tưởng chỉ đạo phản ánh khái
quát những sự việc khách quan liên quan tới quá trình “nâng” ý chí nhà nước lên thành pháp luật Đây là cơ sở quan trọng của toàn bộ quá trình xây dựng pháp luật, đòi hỏi tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình ban hành, sửa đổi hay bãi
bỏ các quy phạm pháp luật đều phải nghiêm túc tuân theo Các nguyên tắc đó xuất phát từ thực tế khách quan và từ đường lối chính trị của đất nước Chúng đảm bảo việc thực hiên đầy đủ ý chí và lợi ích của nhà nước trong các quy định pháp luật
Hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay được tiến hành trên những nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam
- Nguyên tắc khách quan
- Nguyên tắc khoa học
- Nguyên tắc dân chủ
- Nguyên tắc pháp chế
- Nguyên tắc bảo đảm sự hài hòa về lợi ích giữa các lực lượng xã hội
* Nguyên tắc dân chủ
Theo C.Mác, trong chế độ dân chủ, nhà nước, luật pháp là sự tự quy định của nhân dân, dân chủ vô sản không chỉ là công cụ, phương tiện để phát huy tính sáng tạo của quần chúng, mà còn là bản chất tồn tại của nhà nước XHCN Kế
thừa tư tưởng của C.Mác về dân chủ, V.I.Lênin cho rằng: “Cần xây dựng ngay chế độ dân chủ, bắt đầu từ cơ sở, dựa và ý kiến bản thân quần chúng, với sự tham gia thực sự của quần chúng vào tất cả đời sống của nhà nước”1 Trong điều kiện của chế độ dân chủ mới thì điều quan trọng nhất là toàn bộ công việc
1 V.I.Lênin: Toàn tập, t.31, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, tr.366-367.
Trang 3nhà nước từ dưới lên phải do bản thân quần chúng tổ chức, quần chúng thực sự tham gia Đồng thời, theo V.I.Lênin, các yêu cầu và nội dung dân chủ của nhà nước vô sản phải được quy định trong Hiến pháp và pháp luật Đối với Việt Nam, dân chủ là bản chất của chế độ, là phương pháp để tổ chức và thực hiện
quyền lực nhân dân, Hồ Chí Minh đã nói: “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân” 2 và trong Khoản 1 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” Vì vậy pháp luật của Việt
Nam cũng phải xuất phát từ ý chí của nhân Pháp luật xuất phát từ ý chí của nhân dân thì nguyên tắc dân chủ phải đặc biệt nhấn mạnh trong hoạt động xây dựng và ban hành pháp luật
2 Vị trí, tầm quan trọng của nguyên tắc dân chủ trong hoạt động xây dựng pháp luật
Nguyên tắc dân chủ xuất phát từ nhu cầu tham gia rộng lớn của các tầng lớp nhân dân trong xã hội Nguyên tắc này đảm bảo sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân vào hoạt động xây dựng pháp luật nhằm làm cho pháp luật thể hiện được ý chí, nguyện vọng của các thành viên trong xã hội Mặt khác
nó cho phép phát huy được trí tuệ của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong xã hội vào hoạt động xây dựng pháp luật đồng thời cũng góp phần nâng cao hơn ý thức pháp luật của nhân dân
Xây dựng pháp luật là hình thức hoạt động đầu tiên của nhà nước xã hội chủ nghĩa nhằm sáng tạo ra một hệ thống pháp luật ngày càng toàn diện, đồng
bộ, khoa học; là phương tiện pháp lí đặc thù để đưa pháp luật vào đời sống Trong khi đó dân chủ là thuộc tính cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa Có thể nói nhân dân là chủ thể của hoạt động xây dựng pháp luật, vì thế nguyên tắc dân chủ là nguyên tắc hết sức quan trọng trong hoạt động xây dựng pháp luật
Nếu quần chúng nhân dân càng tham gia rộng rãi và tích cực vào công việc xây dựng pháp luật thì các quy định pháp luật càng đảm bảo đầy đủ, toàn
2 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập VIII, NXB Chính trị quốc gia, tr.279
Trang 4diện hơn lợi ích, ý nguyện của họ Sự tham gia của nhân dân vào quá trình xây dựng pháp luật sẽ là điều kiện dể đảm bảo sự thực hiện pháp luật nghiêm minh
và có hiệu quả sau này
II Biểu hiện của nguyên tắc dân chủ trong hoạt động xây dựng pháp luật trong thực tế ở Việt Nam
Nhân dân tham gia xây dựng pháp luật bằng nhiều hình thức khác nhau
Cụ thể:
- Bầu các đại biểu tham gia hoạt động vào các cơ quan nhà nước mà các đại biểu này có quyền quyết định những vấn đề cơ bản của công tác xây dựng pháp luật
- Thông qua các tổ chức xã hội thực hiện phản biện pháp luật, đóng góp ý kiến cho cơ quan, tổ chức để trình dự án luật (đóng góp ý kiến bằng miệng, bằng văn bản; phát biểu ở các hội nghị; viết bài cho báo chí; gửi thư điện tử;…)
- Một số hình thức dân chủ trực tiếp trong hoạt động lập pháp như trưng cầu dân ý, lấy ý kiến nhân dân vào việc đóng góp ý kiến cho các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật hay phúc quyết Hiến pháp
Trưng cầu ý dân là một hình thức dân chủ trực tiếp điển hình, một trong những hình thức cao của việc nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội Sự ra đời định chế trưng cầu ý dân đánh dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của nền dân chủ trên thế giới Bỏ phiếu trưng cầu là việc nhân dân bỏ phiếu thể hiện ý chí của mình đối với những vấn đề trọng đại của đất nước3 Tuy nhiên, ở Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 quy định cơ quan có thẩm quyền quyết định việc trưng cầu ý dân là Quốc hội (Khoản 15 Điều 70 Hiến pháp 2013); cơ quan tổ chức việc trưng cầu ý dân là Ủy ban thường vụ Quốc hội và quy định hình thức thể hiện của việc trưng cầu là biểu quyết Tuy nhiên, Hiến pháp năm
2013 chưa quy định vấn đề nào cần phải trưng cầu ý dân; điều kiện và cách thức của việc trưng cầu ý dân; giá trị pháp lý của kết quả trưng cầu… Như vậy, rõ
3 TS Trần Minh Hương: Vấn đề Xây dựng pháp luật về trưng cầu ý dân, Tạp chí Luật học, số
6-2004, tr.54.
Trang 5ràng đây là những điểm hạn chế so với Hiến pháp năm 1946 Điều thứ 21 Hiến
pháp năm 1946 quy định: Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia theo Điều thứ 32 và 70 Điều thứ 32 quy định: Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết, nếu hai phần ba tổng số nghị viên đồng ý Cách thức phúc quyết sẽ do luật định Điều này cho thấy Hiến pháp năm 1946 có những quy định cụ thể hơn
Hiến pháp năm 2013 về việc để nhân dân trực tiếp quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước Điều đó chứng tỏ việc xây dựng thể chế để thực hiện trưng cầu ý dân ở nước ta đã có từ rất sớm Tuy nhiên chưa quy định cụ thể các vấn đề này, cho nên nếu có tổ chức trưng cầu ý dân thì cũng không biết phải tổ chức theo trình tự, thủ tục nào, việc xác định kết quả trưng cầu ý dân ra sao và như thế nào thì kết quả trưng cầu ý dân mới được coi là hợp lệ và có hiệu lực,… nên không thể tổ chức trưng cầu dân ý, lấy ý kiến của quần chúng nhân dân về các hoạt động xây dựng pháp luật
II Các giải pháp đảm bảo cho nguyên tắc dân chủ được thực hiện có hiệu quả trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay
Nguyên tắc dân chủ phải được quán triệt từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình xây dựng pháp luật Tuy nhiên với mỗi giai đoạn, với mỗi thời điểm, hình thức và mức độ thể hiện sự tham gia của nhân dân sẽ khác nhau Để đảm bảo nguyên tắc này thì nhà nước phải không ngừng mở rộng dân chủ, các cơ quan nhà nước phải thực sự lắng nghe ý kiến của nhân dân, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia đông đảo và phải coi đó là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình
• Hoàn thiện cơ sở pháp lý và tổ chức triển khai cho nhân dân tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật.
- Quy định rõ những loại văn bản phải đưa ra lấy ý kiến nhân dân trước khi ban hành, trình tự, thủ tục lấy ý kiến ra sao, trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến việc lấy ý kiến nhân dân thế nào
Trang 6- Quy định rõ ràng hơn trách nhiệm của các cơ quan soạn thảo trong việc tiếp thu ý kiến góp ý
- Bổ sung cơ chế phản hồi việc lấy ý kiến góp ý Theo đó, các cơ quan có thẩm quyền bắt buộc phải thông tin lại cho các đối tượng được lấy ý kiến về việc tổng hợp, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo văn bản Việc phản hồi được thực hiện thông qua phương tiện thông tin đại chúng hoặc qua việc tiếp xúc cử tri của đại biểu dân cử
- Nghiên cứu, ban hành văn bản cụ thể hoá và hướng dẫn thi hành những quy định liên quan đến quy trình tổng hợp, phân loại ý kiến, phương thức tiếp thu, chỉnh lý văn bản theo ý kiến góp ý… nhằm tạo hành lang pháp lý rõ ràng và chi tiết hơn cho hoạt động tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào xây dựng pháp luật
• Xây dựng và ban hành Luật Trưng cầu ý dân:
Trưng cầu ý dân là hình thức dân chủ trực tiếp cao nhất nhưng cho đến nay hầu như chưa được thực hiện ở Việt Nam Với ý nghĩa quan trọng và tính chất mới mẻ, phức tạp, khó thực hiện, đòi hỏi trưng cầu ý dân phải được tiến hành trên cơ sở văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao, đó là Luật Trưng cầu
ý dân Luật Trưng cầu ý dân phải quy định đầy đủ các vấn đề sau: nội dung trưng cầu ý dân; quyền quyết định trưng cầu ý dân và trách nhiệm tổ chức trưng cầu ý dân; phổ biến, tuyên truyền trưng cầu ý dân; đánh giá và sử dụng kết quả trưng cầu ý dân
• Nghiên cứu và xây dựng pháp luật về phản biện xã hội:
Phản biện xã hội là một hình thức dân chủ trực tiếp có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình mở rộng và phát triển dân chủ Mục đích của phản biện xã hội là bảo đảm lợi ích hài hoà của các thành viên trong xã hội, kể cả của Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức kinh tế và mọi công dân Để phản biện xã hội sớm được tiến hành như một hình thức dân chủ trực tiếp hiệu quả trong đời sống xã hội, đòi hỏi phải nhanh chóng nghiên cứu và ban hành pháp luật về vấn đề này Trong đó, các vấn đề như cơ chế, trình tự phản biện xã hội, vai trò, trách nhiệm
Trang 7của các cơ quan, tổ chức trong phản biện xã hội phải được quy định cụ thể, rõ ràng
• Tăng cường lấy ý kiến nhân dân đối với các dự thảo văn bản pháp luật.
Như vậy thì ý chí, nguyện vọng của nhân dân mới được thể hiện rõ rệt
• Các hoạt đông lập pháp cần phải được công khai qua các phương tiện
thông tin đại chúng Ý kiến của các đại biểu cần phải ghi chép lại và công bố cho cử tri Qua đó cử tri biết được đại biểu họ bầu có hoàn thành nhiệm vụ đại diện và bảo vệ quyền lợi cho họ không
Kết luận
Như vậy, nguyên tắc dân chủ có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay Nguyên tắc này đảm bảo cho sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân vào hoạt động xây dựng pháp luật nhằm làm cho pháp luật thể hiện được ý chí, nguyện vọng của các thành viên trong xã hội đồng thời góp phần nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân Do đó trong quá trình xây dựng pháp luật, các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền cần chú
ý, đề cao nguyên tắc này và đảm bảo nguyên tắc phát huy hết hiệu quả
Trang 8DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.PGS TS Nguyễn Minh Đoan, Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2011
2 Trường Đại học Luật Hà Nội, Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, những vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Công an nhân dân, Hà Nội
2003
3 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lí luận Nhà nước và pháp luật,
NXB Công an nhân dân, Hà Nội 2003
4 Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Lao
động – xã hội, Hà Nội 2014
5 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập VIII, NXB Chính trị quốc gia
6 V.I.Lênin: Toàn tập, t.31, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978
7 TS Trần Minh Hương: Vấn đề Xây dựng pháp luật về trưng cầu ý dân, Tạp chí Luật học, số 6-2004
8 TS Tào Thị Quyên, Tạp chí Lý luận chính trị số 2 – 2014
9 http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=4493
10 http://vienkiemsathaiphong.gov.vn/index.php/home/detail/730/Mot-so-y-kien-ve-trung-cau-y-dan-trong-Du-thao-sua-doi-Hien-phap