1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lưu Ý Trước Khi Sử Dụng LATEX

15 895 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 582,63 KB

Nội dung

Đầu tiên bôi đen đoạn văn bản cần có kiểu chữ, sau đó bấm vào nút tương ứng trên thanh công cụ Hình 4: Chọn kiểu chữ, căn dòng như trong word Đây là phần mềm không có giao diện người dùn

Trang 1

LƯU Ý TRƯỚC KHI

(Tài liệu này được biên soạn trong latex)

HÀ NỘI, NĂM 2016

Trang 2

Mục lục

2 Những lưu ý khi trình bày chữ thông thường 5

2.1 Khu vực làm việc 5

2.2 Dấu cách 5

2.3 Cách xuống dòng 6

2.4 Kiểu chữ 7

2.5 Một số lưu ý rất quan trọng khác 8

3 Soạn thảo latex 9 3.1 Quy cách trình bày luận văn 9

3.2 Khai báo môi trường 9

3.3 Cấu trúc của luận văn 10

3.4 Định nghĩa, định lý, 12

3.5 Soạn thảo công thức toán học 14

4 Một số lỗi hay gặp trong latex 15

Trang 3

1 Xuất file pdf từ Vietex

Trên trang web của thầy Nguyễn Hữu Điển (tác giả của phần mềm Vietex) có hướng dẫn đầy đủ chi tiết mọi thứ liên quan đến Vietex và cách gõ tex

Địa chỉ trang web của thầy Điển https://nhdien.wordpress.com

Hướng dẫn này được minh họa trên phiên bản Vietex 2.8 mặc dù bản mới nhất là Vietex 4.1 đã có rất nhiều cải tiến

Có 5 nút được đánh dấu trên thanh công cụ như Hình 1 bên dưới Cả 5 nút đều có chức năng riêng Cách nhanh nhất để xuất ra file pdf là dùng chuột kích vào nút số 3 Cách thứ 2 là dùng phím tắt trên bàn phím tương ứng với nút số 3 là phím F10

Hình 1: Dùng nút số 3 để xuất ra file pdf

Cách thứ 3 là vào tab Execute như Hình 2 bên dưới Ta thấy chức năng xuất ra file pdf ứng với phím F10 là PDFTexify=>PDF Kích chuột vào chỗ này cũng xuất ra file pdf

Trang 4

Hình 2: Vào menu Execute, dùng chức năng PDFTexify=>PDF để xuất ra file pdf

Có nhiều chức năng khác có thể dùng đến nhưng tạm thời chỉ cần biết cách xuất ra pdf như thế là được

Chú ý Khi xuất ra file pdf thì tự động xuất hiện thêm nhiều file có phần

mở rộng khác trong cùng thư mục (xem Hình 3) Nếu có xóa đi thì lần sau xuất ra file pdf thì lại xuất hiện Do đó ta không cần chú ý đến chúng

Hình 3: Xuất hiện nhiều file cùng tên có phần mở rộng khác nhưng không cần quan tâm tới chúng

Cách cài đặt xin xem trên trang thầy Điển Đưa vào ở đây thêm phức tạp

Trang 5

2 Những lưu ý khi trình bày chữ thông thường

2.1 Khu vực làm việc

Một file tex chia làm 2 khu vực

1 Khu vực tiền xử lý dùng để khai báo dạng văn bản, gói lệnh công thức toán, căn lề, môi trường toán, không quan tâm, xin mẫu tex

đã có đủ là làm việc được luôn

2 Khu vực làm việc và hiển thị trên file pdf là từ sau dòng lệnh

\begin{document} đến trước \end{document}

3 Gõ trước thì \begin{document} thì không hiện ra trên file pdf, mà còn có thể báo lỗi Gõ sau \end{document} cũng không hiện ra trên file pdf, nên gõ thoải mái, có thể dùng làm nháp

4 Thiếu một trong hai lệnh trên đều bị lỗi Nếu vô tình xóa thì phải gõ lại

2.2 Dấu cách

Trong tex (tất cả các phần mềm gõ tex đều thế?):

• Nhiều dấu cách chỉ coi là một dấu cách Do đó có gõ thừa dấu cách cũng không lo khoảng cách giữa các từ bị cách rộng như trong word

• Một dấu enter xuống dòng được coi là một dấu cách Để xuống dòng phải gõ enter 2 lần hoặc dùng cách khác

Trang 6

Nếu không quan tâm cách tạo khoảng cách thì chuyển sang Mục 2.3 tiếp theo Để tạo khoảng cách có nhiều lệnh và có thể tạo độ lớn khoảng cách tùy ý bằng các lệnh Ví dụ,

• một dấu \ được khoảng cách nhỏ

• dấu \, được khoảng cách nhỏ hơn dấu \

• dùng nhiều dấu \ cách nhau để được khoảng cách rộng, chẳng hạn

4 dấu \ \ \ \

• dùng lệnh \quad được khoảng cách lớn hơn \ (hình như bằng tầm 4 đến 5 dấu \ )

• dùng lệnh \qquad được khoảng cách gấp đôi \quad

• dùng lệnh \hspace{10cm} được khoảng cách dài 10 cm Thay số

10 bằng số tùy ý Trong text có thể thay đơn vị cm bằng đơn vị pt

• Còn có nhiều lệnh khác mà mình không biết hoặc ít dùng như \em

2.3 Cách xuống dòng

Có nhiều cách xuống dòng phù hợp với quy tắc chính tả của tiếng Việt

1 Xuống dòng nhưng không lùi đầu dòng bằng lệnh \\ (hai dấu \ liền nhau)

2 Xuống dòng và lùi đầu dòng thì gõ enter 2 lần

Có nhiều cách khác nhưng như trên là đủ Có tình huống không dùng được lệnh \\ thì phải gõ enter 2 lần rồi dùng lệnh \noindent để ép không cho lùi đầu dòng Ví dụ sau dòng chữ sau khi chèn ảnh mà không muốn lùi đầu dòng thì phải dùng cách này

Trang 7

2.4 Kiểu chữ

Để chọn kiểu chữ in đậm, nghiêng, gạch chân, thì làm như trong word Đầu tiên bôi đen đoạn văn bản cần có kiểu chữ, sau đó bấm vào nút tương ứng trên thanh công cụ

Hình 4: Chọn kiểu chữ, căn dòng như trong word

Đây là phần mềm không có giao diện người dùng nên khi chọn kiểu chữ xong thì không có kết quả ngay mà phải xuất ra file pdf mới thấy được kết quả

Ví dụ một câu bình thường:

Đường cong đơn là đường cong không tự cắt

Để in nghiêng từ ‘Đường cong đơn’ ta làm như sau Trước tiên bôi đen như Hình 5

Hình 5: Bôi đen đoạn văn bản

Kích chuột vào chữ I để in nghiêng, kết quả thu được là

Trang 8

Hình 6:

Xuất ra file pdf sẽ thu được

Hình 7:

Quay trở lại Hình 6, lệnh \textit{ } chính là lệnh để in nghiêng dòng chữ nằm trong dấu { } Muốn in nghiêng đoạn văn bản có thể tự gõ luôn dòng lệnh này và gõ văn bản trong dấu { }

Cách căn dòng về bên trái, bên phải, căn giữa cũng thực hiện tương tự trong word

2.5 Một số lưu ý rất quan trọng khác

Để gõ đẹp hơn gõ trong word và tận dụng ưu điểm của latex cần một

số chú ý sau Theo ý kiến cá nhân, phần này rất quan trọng không nên bỏ qua

1 Gõ đúng chính tả Gõ latex không giống như trình bày trên bảng hay viết ra giấy, tức là không thể viết chữ ở bất kỳ chỗ nào trên bảng Latex chỉ hỗ trợ:

• Gõ từ đầu dòng

• Xuống dòng và lùi đầu dòng một khoảng nhỏ

• Căn giữa trang giấy

Trang 9

2 Hạn chế viết tắt bằng ký hiệu toán Không được viết ⇒ thay cho chữ suy ra, do đó, nên, vậy thì, từ đó, hay, Không được viết tắt ⇔ thay cho từ tương đương

3 Gõ văn bản trong đúng môi trường tương ứng Không gõ thủ công

Ví dụ để gõ một định nghĩa thì gõ trong môi trường định nghĩa Khi đó latex sẽ tự động chọn kiểu chữ, tự động đánh số, Latex sẽ đánh số lần lượt theo tứ tự từ trên xuống dưới mà không bao giờ bị nhầm

4 Gán nhãn và tham chiếu chéo Không gõ thủ công Nếu gõ trong đúng môi trường thì có thể gán nhãn (hay là đặt tên) cho nó Khi đó để gọi đến một công thức, hay một định lý, hệ quả, hình vẽ thì gọi tên của

nó ra mà không cần quan tâm tới số thứ tự Việc này gọi là tham chiếu chéo Ví dụ, xét đoạn nội dung sau

Áp dụng Định lý 1.1.4 suy ra

Cách gõ đúng là đầu tiên gõ định lý trong môi trường định lý, thứ 2 là gán nhãn cho định lý để sau này gọi tên định lý Khi đó cái số “1.1.4” là

tự latex điền vào cho

3 Soạn thảo latex

3.1 Quy cách trình bày luận văn

Để định dạng trang như căn lề, đánh số trang, cỡ chữ, dãn dòng, khá phức tạp Xin mẫu luận văn hoàn chỉnh đã có sẵn định dạng trang rồi

3.2 Khai báo môi trường

Trước khi gõ cần khai báo các môi trường Nguyên nhân là trong MiK-TeX chỉ khai báo sẵn môi trường bằng tiếng Anh thôi Nên để có môi trường hiện bằng tiếng Việt thì phải khai báo Các môi trường ở đây là môi trường: định nghĩa, định lý, hệ quả, mệnh đề, bổ đề, tích chất, nhận xét, chú ý, bài tập, bài toán, giải,

Trang 10

Xin một mẫu luận văn hoàn chỉnh là đã có khai báo.

3.3 Cấu trúc của luận văn

Cấu trúc của luận văn gồm các chương, mục, tiểu mục, tiểu tiểu mục

và nhỏ hơn nữa Xét mẫu sau

\begin{document}

\chapter{Kiến thức chuẩn bị}

\section{Tập lồi}

\subsection{Khái niệm}

\subsection{Tính chất}

\section{Hàm lồi}

\subsection{ }

\subsection{ }

\chapter{Ứng dụng của hàm lồi}

\section{Ứng dụng trong toán sơ cấp}

\section{Ứng dụng }

\chapter{Bài tập hàm lồi}

\end{document}

Khi đó,

• Lệnh \chater{} đầu tiên sẽ là Chương 1 có tên chương là “Kiến thức chuẩn bị”, lệnh \chater{} thứ hai sẽ là Chương 2 có tên chương là

“Ứng dụng của hàm lồi”, nếu có lệnh \chater{} thứ ba sẽ là Chương

3,

Lưu ý Từ “Chương” và số tự thứ chương là tự động, không cần gõ

Trang 11

• Trong Chương 1, lệnh \section{} đầu tiên sẽ là mục 1.1 có tên mục

là “Tập lồi”, lệnh \section{} thứ hai sẽ là mục 1.2 có tên mục là

“Hàm lồi”

Lưu ý Dùng lệnh \section{} thì số thứ tự của mục là tự động, không cần gõ

• Trong mục 1.1, lệnh \subsection{} đầu tiên sẽ là tiểu mục 1.1.1, lệnh \subsection{} thứ 2 sẽ là tiểu mục 1.1.2 Tương tự, trong mục 1.2, lệnh \subsection{} đầu tiên sẽ là tiểu mục 1.2.1, lệnh

\subsection{} thứ 2 sẽ là tiểu mục 1.2.2

Lưu ý Dùng lệnh \subsection{} thì số thứ tự của tiểu mục là tự động, không cần gõ

Kết quả chạy ra file được như sau

Hình 8:

Trang 12

Lưu ý Nếu dùng cấu trúc luận văn như trên thì sẽ tạo được toàn bộ trang mục lục bằng chỉ một dòng lệnh rất ngắn \tableofcontents Mục lục của tài liệu này cũng được tự động tạo ra như vậy Nhanh hơn ở trong word rất nhiều

Các chương, mục, tiểu mục có thể được gán nhãn bằng lệnh \label{}, gán tên không trùng lặp tùy theo ý thích sao cho logic dễ nhớ Cách dùng

\chapter{Kiến thức chuẩn bị} \label{chap1}

\section{Tập lồi} \label{sectl}

\subsection{Khái niệm}

\subsection{Tính chất}

\section{Hàm lồi}

Tham chiếu chéo bằng lệnh \ref{}, khi chạy latex thay tên bằng số thứ tự của nó Ví dụ, mục 1.1 ở trên được gán nhãn là \label{sectl} nên gọi nó bằng lệnh \ref{sectl} như sau

Ở Mục \ref{sectl} ta đã định nghĩa tập lồi, trong mục

tiếp theo chúng tôi xin trình bày khái niệm hàm lồi

3.4 Định nghĩa, định lý,

Gõ các định nghĩa, định lý, hệ quả, mệnh đề, bổ đề, tích chất, nhận xét, chú ý, bài tập, bài toán, giải, trong môi trường tương ứng

Đây là một cách khai báo môi trường của tác giả

\newtheorem{dl}{Định lý}[section]

\newtheorem{hq}[dl]{Hệ quả}

\newtheorem{bd}[dl]{Bổ đề}

\newtheorem{vd}[dl]{Ví dụ}

\newtheorem{nx}[dl]{Nhận xét}

\newtheorem{cy}[dl]{Chú ý}

Trang 13

\newtheorem{md}[dl]{Mệnh đề}

\newtheorem{dn}[dl]{Định nghĩa}

\newtheorem{tc}[dl]{Tính chất}

\newtheorem{bai}[dl]{Bài}

Cách khai báo trên có đặc điểm là

• đếm số định nghĩa, định lý, theo mục (khi đó số của định nghĩa

có dạng 1.1.1 với số đầu tiên là số chương, số thứ 2 là số mục trong

chương, số thứ 3 là số thứ tự của nó ở trong mục),

• nội dung của định nghĩa, định lý, tự động in nghiêng,

• các định nghĩa, định lý, được đánh số tự động lần lượt theo nhau

• Nếu thích đếm số theo tiểu mục, thay section bằng subsection

Nếu thích đếm số theo chương, thay section bằng chapter

Để gõ một đinh nghĩa, thì gõ trong môi trường định nghĩa như sau

Định nghĩa thường không in nghiêng nên cần dùng thêm lệnh \rm

\begin{dn} \rm

Tập $C$ được gọi là lồi nếu $\forall x , y \in C$,

$\lambda x + (1- \lambda) y \in C$, $\forall \lambda \in [0, 1]$

\end{dn}

Để gõ một định lý, thì gõ trong môi trường định lý như sau

\begin{dl}

Giao của vô hạn các tập lồi là tập lồi

\end{dl}

Rất nên gán nhãn những định nghĩa, định lý quan trọng mà sẽ gọi lại

sau này Vẫn gán nhãn bằng lệnh \label{} và tham chiếu chéo bằng lệnh

\ref{} Ví dụ, gán nhãn một định nghĩa là \label{dntaploi}

Trang 14

\begin{dn} \rm \label{dntaploi}

Tập $C$ được gọi là lồi nếu $\forall x , y \in C$,

$\lambda x + (1- \lambda) y \in C$, $\forall \lambda \in [0, 1]$

\end{dn}

Rồi gọi lại định nghĩa Khi chạy latex thay vào tên định nghĩa bằng số

thứ tự của định nghĩa

Từ Định nghĩa \ref{dntaploi} ta có nhận xét

Lưu ý Những môi trường mà bắt đầu bằng \begin{} thì phải có \end{}

tương ứng để bắt đầu và kết thúc một môi trường Nếu không có là bị lỗi

Không riêng gì các môi trường định nghĩa, định lý, mà tất cả các môi

trường có sẵn khác đều thế

3.5 Soạn thảo công thức toán học

Lưu ý duy nhất từ một thầy dạy toán ở trường tự nhiên đã nói trên lớp

từ thời sinh viên là “tất cả những ký hiệu liên quan đến toán đều gõ trong

môi trường toán.” Kể cả là một ký hiệu A, cũng phải để trong môi trường

toán

Các kiểu môi trường gõ công thức toán học là

1 Cặp dấu $$ đơn

2 Cặp dấu $$ $$ kép

3 Môi trường equation

4 Môi trường align

5 Môi trường case

6 Môi trường split

7 Môi trường array

8

Cách dùng từng môi trường xem tài liệu trên mạng

Trang 15

4 Một số lỗi hay gặp trong latex

Đa số các lỗi có thông báo đúng với lỗi của nó Thông báo lỗi bằng tiếng Anh, hiểu được là tự sửa được Trong một số trường hợp gõ sai lệnh

và latex báo lỗi khác với lỗi mình gõ

1 Thiếu dấu đô la $

2 Thừa dấu đo la $

3 Thiếu dấu \

4 Thiếu dấu } hoặc thừa dấu { và ngược lại

5 Thiếu \end{}

6 Gõ sai lệnh

7 Chưa khai báo gói lệnh

8 Khai báo gói lệnh nhưng latex không tự tải được gói lệnh về do không

có mạng

9 Khai báo gói lệnh nhưng latex không tự tải được gói lệnh về do window chặn bằng tường lửa??

10 Chèn ảnh sai

11 Đã sửa lỗi mà latex vẫn nhớ nhầm có lỗi,

Ngày đăng: 16/12/2016, 16:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w