1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Ôn Tập Môn Lịch Sử Văn Minh Thế giới

19 1,7K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 132,5 KB

Nội dung

8 câu hỏi ôn thi cuối kì môn Lịch sử văn minh thế giới: 1. Kiến trúc điêu khắc của Văn minh Ai cập cổ đại. 2. VĂN MINH LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI ( Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc) 3) VĂN MINH Ả RẬP ( Đạo Hồi). 4. VĂN MINH ẤN ĐỘ ( Văn học, tôn giáo). 5.VĂN MINH TRUNG QUỐC (bốn phát minh kỹ thuật, Nho gia). 6. VĂN MINH HY LẠP – LA MÃ ( Nghệ thuật). 7. VĂN MINH TÂY ÂU TRUNG ĐẠI (Phong trào văn hoá phục hưng). 8. VĂN MINH CÔNG NGHIỆP (những phát minh KH và tiến bộ KT (TK XIX))

Trang 1

1 VĂN MINH AI CẬP (kiến trúc điêu khắc)

Nghệ thuật kiến trúc của Ai Cập đã đạt đến trình độ rất cao Các công trình kiến trúc tiêu biểu là cung điện, đền miếu, đặc biệt nhất là Kim tự tháp

Có ba loại kim tự tháp: kim tự tháp đa tầng, kim tự tháp không chóp nhọn ( Mastaba) và kim

tự tháp chóp nhọn

Time: Kim tự tháp là những ngôi mộ của các vua AI CẬP , bắt đầu được xây dựng vào vương

triều III và vương triều IV thời Cổ vương quốc

Không gian: ktt tập trung chủ yếu ở phía Tây Nam thủ đô Cairo Ai Cập

Chất liệu: ktt được xây dựng bằng những khối đá khổng lồ và được kết dính thông qua quá

trình mài dũa các tảng đá lớn

Chức năng và ý nghĩa:

+ M ụ c đích quan trọng là nơi lưu gữ thi hài của Pharaong và giới quí tộc

+ Kim tự tháp còn là biểu tượng của sự bất tử

+ Nó còn là minh chứng cho thời kỳ lịch sử vương dã và sự phát triển vượt bậc về khoa học tự nhiên của người Ai Cập cổ đại

+ Đặc biệt, KTT chính là biểu tượng AC vào thời kì cổ đại

+Nó còn xuất phát từ nhiều quan niệm trong đó có những quan niệm về “ma quỷ, thần linh” về cõi chết hay “cõi vĩnh hằng”

+ Bên cạnh đó, người Ai Cập còn tin tưởng rằng, nếu thi thể được bảo quản tốt nhất thì linh hồn sẽ tái hòa nhập sau một thời gian nào đó Đó chính là những lý do kim tự tháp được xây dựng

- Người ta đã phát hiện ra khoảng 70 Kim tự tháp lớn nhỏ khác nhau trong đó có 3 Kim tự tháp nổi tiếng nằm ở gần thủ đô Cairo Lớn nhất là Kim tự tháp HUFU ( Kêốp ) xây thành hình chóp, cao tới 146,5m; đáy hinh vuông , mỗi cạnh tới 230m, toàn bộ ktt được xd bằng những tảng đá vôi mài nhẵn, mỗi tảng nặng 2,5 tấn, thậm chí có tảng nặn 30 tấn

BÊN canh những đặc điểm trên thì ktt có một số đặc điểm khác:

+ ktt được xd ngay khi vua mới lên ngôi

+ Nghi lễ tung hạt giống hoặc hương liệu lên vùng được chọn để xd ktt sẽ được tiến hành

+ PARAMID có đáy hìn vuông, bốn mặt là tam giác đều

Trang 2

KL: Đã mấy ngàn năm qua các Kim tự tháp vẫn sừng sững với thời gian Vì vậy người Ai Cập có

câu “ Tất cả mọi vật đều sợ thời gian, nhưng riêng thời gian phải nghiêng mình trước Kim tự tháp”

Và cũng chính vì vậy người ta đã xếp KTT KÊ ÔP là kì quan số 1 trong 7 kì quan thế giới đến nau, trong 7 kì quan ấy thì chỉ còn lại mỗi KTT mà thôi

b) Về điêu khắc:

Nghệ thuật điêu khắc của AC cổ đại cũng có những thành tựu rất lớn biểu hiện ở hai mặt tượng và phù điêu

-ĐIÊU KHẮC TƯỢNG :

+ ĐIÊU khắc tượng chủ yếu là chân dung của vua và vương thất Từ thời cổ vương quốc về sau, các vua Ai Cập thường sai tạc tượng của mình và những người trong vương thất Tượng thường được tạc trên đá, gỗ hoặc đúc bằng đồng

-Tượng đẹp nhất: tượng bán thân Hoàng hậu Nêféctiti Tuy nhiên, độc đáo nhất trong nghệt thuật điêu khắc của AC là tượng Nhân sư – tượng XPHANH

Tượng nhân sư:

+ Xphanh, người ta thường dịch là con nhân sư, là những bức tượng mình sư tử đầu người hoặc

dê Những tượng này thường được đặt trước cổng đền miếu Cá biệt, có đền miếu có đến 500 tượng như vậy

+ tiêu biểu nhất trong các tượng Xphanh ở AC là tượng Xphanh ở gần Kim tự tháp Kêphren ở Ghidê Tượng Xphanh này dài 55m, cao 20m, chỉ riêng cái tai đã dài 2m Đó chính là tượng của vua Kêphren Tượng này được tạc vào thế kỷ XXIX TCN theo lệnh của Kêphren

- Ý nghĩa: ca ngợi vua không những có trí tuệ của loài người mà còn có sức mạnh như sư tử Ngoài ra, tượng càng làm tăng thêm vẻ uy nghi và huyền bí của khu lăng mộ làm cho con người khiếp sợ

2 VĂN MINH LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI ( Nghệ thuật kiến trúc - điêu khắc)

Kiến trúc – điêu khắc

Kiến trúc:

Trang 3

Nghệ thuật tạo hình của LH cố đại bao gồm hai mặt chính là kiến trúc và điêu khắc, trong đó đặc biệt là kiến trúc.

- Nhóm công trình kiến trúc chủ yếu : tháp, đền, miếu, cung điện, thành,quách và

vườn hoa

- Chất liệu SD chủ yếu: gạch

- Về vật liệu xây dựng: chủ yếu là đất sét, đất sét dùng làm gạch sống, gạch nung,

gạch lưu ly (gạch men) Đá và gỗ rất hiếm

- Đặc điểm: quy mô công trình to lớn, đồ sộ và vĩ đại

- Mục đích XD: + phục vụ nhu cầu tôn giáo

+ phòng thủ quốc gia

- công trình tiêu biểu: + thành BAbilon

+ vườn treo Balilon

Sự phát triển của thành Babilon thời đại Tân Babilon (thế kỷ VI trước CN) gắn với sự phát triển của gạch lưu ly Thành có hai bức tường vây quanh với chu vi là 88km và 66km, bức thành nội có chu vi 16.5km, cao 25-30m, mặt thành rộng 7,5m, thành có 250 vọng lâu, 100 cửa bằng đồng và 9 cửa lớn mỗi cái mang tên 1 vị thần quan trọng Cánh cổng Ishtar trên dẫn tới thánh đường và ngôi đền của thần Marduk được ốp bằng gạch men màu xanh sáng, có trang trí những con vật lặp di lặp lại một cách đơn giản nhưng ấn tượng về nhịp điệu rất mạnh Thành có hệ thống đường khá hoàn thiện, nhiều khi được lát đá, hệ thống thiết bị kỹ thuật cao cấp, thoát nước tương đối được chú trọng

Hai nửa thành phố được nối liền với nhau bởi 1 cây cầu Phía Đông là nơi đặt các cung điện

và đền thờ, bao gổm rất nhiều thánh đường Cạnh đó là Tháp Babel_đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc Ngoài ra, khu trung tâm còn có nhiều công trình kiến trúc quan trọng khác là đền thờ Ishtar de Akkad, vườn treo Babilon Đây là một trong những công trình xây dựng đầu tiên có tầm mức vĩ đại được biết đến trong lịch sử loài người

Vườn treo babylon

Trang 4

Là 1 trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại, được vua Nabucodonosor xây dựng như món quà tặng Hoàng hậu Công trình có chiều cao bao quát cả một vùng thành phố và khu vực lân cận Vườn luôn xanh tốt với nhiều loại cây khác nhau, do những bộ máy thủy lực và giếng nước, guồng nước bơm nước trên sông lên

Công trình cao 100m, gồm 4 tầng tháp, mỗi tầng cao 25m Trên mỗi tầng là một vườn phẳng, trồng nhiều cây và hoa mang về từ khắp các nơi Đáy của phần vườn cây được lát bằng các phiến đá kích thước 5-1,2m đặt khít nhau và gối trên các hàng cột và tường dày chịu lực

Điêu khắc:

-Nghệ thuật điêu khắc gồm 2 mảng lớn là điêu khắc tượng và điêu khắc phù điêu

- Đặc điểm : phản ánh đời sống tôn giáo và chân dung của giới quý tộc ( vua là phổ biến nhất)

- Những tác phẩm tương đối tiêu biểu : “bia diều hâu”, “Cột đá Naramxin”, “Bia luật Hammurabi”, với chất liệu chủ yếu là đá

Mặc dù cũng có một số tác phẩm điêu khắc nhưng nhìn chung về mặt này ở Lưỡng Hà không nổi bật lắm

3) VĂN MINH Ả RẬP ( Đạo Hồi)

Đạo Hồi

Quá trình hình thành

- Đạo hồi ra đời vài TK thứ VII, chính thức đoạn tuyệt với đa thần giáo tồn tại thời kì trước đó.

- Đạo Hồi tiếng Ả Rập gọi là Ixlam nghĩa là “phục tùng” Hồi giáo được sáng lập vào thời trung đại tại bán đảo Ả Rập mà người sáng lập là Môhamet

Đặc trưng cơ bản của đạo Hồi

- Đạo Hồi là tôn giáo nhất thần tuyệt đối Đạo Hồi chỉ tôn thời một vị thần duy nhất đó là

chúa Ala Các tín đồ Hồi Giáo tin rằng Allah là vị thần nào duy nhất và cao nhất Tất cả những gì

ở trên trời dưới đất đều thuộc về Ala Chúa Alla là người đã tạo dựng nên vòm trời, chế ngự mặt trời, mặt trăng, tạo ra mặt đất và vạn vật trên Trái đất Ala cũng sinh ra loài người và biết linh hồn mỗi người ra sao

Trang 5

- Moohamet là người được Ala giao cho sứ mệnh truyền bá tôn giáo nên chỉ là sứ giả của Ala và là tiên tri cua tín đồ Môhamet cũng công nhận trước ông có nhiều vị tiên tri nhưng ông là

vị tiên tri cuối cùng vĩ đại nhất

- Hồi giáo tiếp thu nhiều quan niệm của các tôn giáo khác , đặc biệt là đạo Do Thái Như là

truyền thuyết về sáng tạo thế giới, thiên đường, địa ngục Do đó một số nghi thức và tục lệ của đạo Hồi cũng chịu ảnh hưởng như khi cầu nguyện phải hướng về phía thánh địa Mecca và phải phủ phục trán chạm đất, cấm ăn thịt heo, thịt chó, thịt các con vật đã chết vì bệnh, thịt đã cúng thần và cấm uống rượu

- Tuyệt đối không thờ ảnh tượng Họ quan niệm rằng Ala tỏa khắp mọi nơi, không có một

hình tượng nào có thể thể hiện được Ala Trong thánh thất chỉ trang trí bằng chữ Ả Rập Chỉ riêng trong đền Caaba ở Mecca có thờ một phiến đá đen từ xưa để lại

- Trong quan hệ gia đình, Hồi giáo thừa nhận chế độ đa thê nhưng chỉ được lấy tối đa 4 vợ

và cấm việc lấy nàng hầu Đàn ông đạo Hồi có thể lấy người theo đạo Do Thái hoặc đạo Kitô làm

vợ nhưng không thể lấy người theo đa thần giáo

Nghĩa vụ của tín đồ đạo Hồi

1.Thừa nhận chỉ có chúa Ala không có chúa nào khác, còn Moohamet là sứ giả của Ala và là

vị tiên tri cuối cùng

2 Hằng ngày phải cầu nguyện 5 lần vào sáng, trưa, chiều, tối và đêm Thứ sáu hàng tuần thì phải đến thánh thất làm lễ một lần

3 Mỗi năm đến tháng Ramađan phải trai giới một tháng, tháng Ramađan ( tháng 9 theo lịch hồi giáo), trong tháng này người ta nhịn ăn uống , không áp dụng đói với người già, trẻ em và phụ

nữ đang mang thai Ngày đầu tiên sau tháng Ramađa kết thúc, các tín đồ đi tảo mộ và đi bố thí cho người nghèo

4 Phải nộp thuế cho đạo Số thuế ấy dùng để xây cất thánh thất , bù đắp các khoản chi tiêu của chính quyền và bố thí cho người nghèo

5 Trong suốt đời người nếu có khả năng phải đi hành hương đến Caaba một lần

Kinh thánh :

- Kinh thánh của đạo Hồi là kinh Côran, tiếng Ả Rập nghĩa là “bài đọc”, “bài giảng” trong đó

ghi lại những lời nói của Môhamet nhưng theo tín đồ Hồi giáo, đó là những lời phán bảo của chúa Ala

- Kinh Cô ran:

Trang 6

+ Bố cục: gồm 30 quyển, 114 chương ( sắp xếp theo trật tự dài trên, ngắn dưới)

+ Nội dung: kinh cô ran là cuốn bách khoa toàn thư tổng hợp mọi tri thức kể cả pháp luật và đạo đức

+ Ý nghĩa: là biểu tượng của Hồi giáo, là biểu hiện cho trí tuệ và sự uyên bác của lực lượng thần thánh trong hồi giáo

Sự phát triển của đạo Hồi

- Thời Môhamet đạo Hồi mới chỉ truyền bá ở bán đảo Ả Rập

- Sau đó, cùng với quá trình chinh phục của Ả Rập đạo Hồi đã truyền bá khắp Tây Á, Trung

Á, Bắc Phi và Tây Ban Nha Trong quá trình ấy đạo Hồi chia thành hai giáo phái chính là phái Xumu và phái Siit Trong đó XUMU là phái chính thống, đa số tín đồ hồi giáo chọn theo phải này)

- Hiện nay, Hồi giáo là tôn giáo có tín đồ đông nhất thế giới (trên 1,5 tỷ tín đồ), có mặt ở hơn

100 quốc gia trên tất cả các châu lục

 Ưu và nhược điểm:

- Nhược điểm:

+ Thừa nhận chế độ nô lệ, thừa nhận chế độ cho vay nặng lãi, thừa nhận chế độ đa thê

+ Tinh thần hiếu chiến và thách chiến ( phát động chiến tranh vì tôn giáo)

+ Coi chiến tranh là công cụ truyền bá tôn giáo

Ưu điểm:

+ Chủ trương bảo vệ phụ nữ, người nghèo và trẻ nhỏ

+ Kêu gọi tinh thần đoàn kết ( tất cả mọi người đều là an hem)

+ Coi trọng tri thức khoa học

4 VĂN MINH ẤN ĐỘ ( Văn học, tôn giáo)

a)Văn học

Văn học Ấn Độ phát triển ngay từ thời cổ đại Nó bao gồm :

+ Kinh vê –đa

+ Sử Thi

+ Kịch của cali đa xa

+ Các tác phẩm Văn học phương ngữ ( sử dụng ngôn ngữ địa phương)

Trong đó, kinh Vêđa và sử thi là hai bộ phận quan trọng nhất

( VH ẤN ĐỘ vô cùng phong phú từ sự đa dạng về chủng tộc, ngôn ngữ, chữ viết Các tác phẩm hầu hết đều chép bằng tiếng Phạn)

1 Kinh Vêđa.

Trang 7

- Vê đa có nghĩa là “hiểu biết”, “tri thức”

- Đây là kinh thánh của đạo Hin-đu( ấn độ giáo)

- Về bố cục: Vê đa gồm có 4 bộ:-Rích Vê đa ( *); XA MA VÊ-ĐA, YAGIUA VÊ ĐA

 là những bài ca và những bài cầu nguyện phản ánh tình hình người ARYA tràn vào Ấn Độ, tình hình tan rã của chế độ thị tộc, tình hình cư dân đấu tranh với thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt

+(4) A TÁC VA VÊ ĐA chủ yếu bao gồm các bài chú phản ánh các vấn đề xã hội ( bao gồm

chế độ đẳng cấp, việc hành quân, chữa bệnh, tình yêu, đánh bạc)

Trong 4 tập trên thì Rích Vê Đa là quan trọng nhất vì đây là bộ lâu đời nhất và nội dung đầy đủ nhất

2 Sử thi

- Ấn Độ có hai bộ sử thi rất lớn : Mahabharata và Ramayana,

+ ra đời từ thiên niên kỷ I TCN

+ Là tác phẩm truyền miệng

+ Là niềm tự hào của cư dân Ấn ĐỘ

+ Là nguồn thu hứng trong sáng tạo nghệ thuật

SỬ thi : Mahabharata,

+ soạn giả : VIASA,

+ độ dài: 18 chương, 220kcâu- là sử thi dài nhất TG

+ Nội dung: kể về cuộc nội chiến trong dòng họ Bharata

Sử thi Ramayana.

+ soạn giả: VANIKI

+Độ dài: 7 chương, 48k câu

+ Nội dung: kể về chuyện tình yêu giữa hoàng tử Rama và người vợ chung thủy Sita

Ý nghĩa: + Phản ánh đời sống xã hội, tôn giáo của ẤN ĐỘ.

+ Sáng tác tập thể của nhân dân Ấn Độ

Trang 8

+ Là nguồn sáng tạo nghệ thuật đối với âm nhạc, hội họa và phim ảnh của ẤN ĐỘ.

3 Kịch của Caliđaxa.

- Caliđaxa là nhà soạn kịch đầu tiên của Ấn Độ,

- Phong cách sáng tác: ca ngợi tư tưởng tự do, chống lễ giáo và chống đẳng cấp

- TPTB: sơcuntla : kể về câu chuyện tình trắc trở nhưng kết thúc có hậy của nàng sơcuntla và xua Đu-sơn-ta.

4 Văn học phương ngữ.

- Từ cuối TK X, Ấn Độ có các tác phẩm viết bằng tiếng Têlugu và tiếng ba tư.

- ý nghĩa: thể hiện sự phát triển của văn hóa dân tộc, phản ánh ước mơ và khát vọng của nhân dân

ẤN ĐỘ

b) Tôn giáo

- Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo lớn Trong đó quan trọng nhất là là đạo

BALAMON-HINĐU; Phật giáo, Đạo Jain và đạo Xích

Đạo Bàlamôn - đạo Hinđu.

- Đạo Bà La Môn ra đời vào thời kì Vê-đa

- Đạo Bà La Môn bắt nguồn từ các tín ngưỡng dân gian, , do đó có đặc điểm 2 ko: không có người sang lập và không có tổ chức giáo hội chặt chẽ

- Đối tượng sùng bái: là một tôn giáo đa thần,trong đó cao nhất là thần Brama ( thần sáng tạo),

thần Shiva ( thần hủy diệt), thần Vishnu ( thần bảo hộ ) Ngoài ra còn thờ nhiều thần động vật : voi, khỉ, bò

Trang 9

- Gíao lý: Đạo Bàlamôn coi trọng thuyết luân hồi : linh hồn con người còn mãi mãi và sẽ luân hồi

trong nhiều kiếp sinh vật khác nhau

- Về mặt xã hội : là công cụ đắc lực bảo vệ chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ Dùng uy lực của thần linh

để giải thích hiện tượng xã hội ấy

+ 4 đẳng cấp:

 Braman( bà la môn) ( tăng lữ) là đắng cấp của những người làm nghề tôn giáo

 Ksa tơ rya: là đẳng cấp của các chiến sĩ

 Vaisya: là đắng cấp của những người bình dân là những nghề như chăn nuôi, làm ruộng, buôn bán, một số nghề thủ công

 được đầu thai

 Su đra: là đẳng cấp của những người cùng khổ, nô lệ => sống 1 kiếp

- Sau một thời gian truyền bá ở Ấn Độ vào những thế kỷ cuối TCN Đến thế kỷ VI TCN, Bàlamôn

bị suy yếu và một tôn giáo mới xuất hiện : Phật giáo

* Đạo Hinđu (Ấn Độ giáo)

- Ấn Độ giáo là quốc giáo ở Ấn Độ Tôn giáo này là bước phát triển chuyển tiếp trên cơ sở đạo Bà

la môn nguyên thủy

- Đến thế kỷ VII đạo Phật bị suy yếu, đạo Bàlamôn dần dần được phục hưng : bổ sung thêm nhiều yếu tố mới về đối tượng sùng bái, kinh điển, nghi thức tế lễ : gọi là Hinđu giáo

- Đối tượng sùng bái : ngoài3 thần Brama, thần Siva, thần Visnu , Ấn Độ giáo còn có thần trí tuệ và thịnh vượng Ga-nê-xa ( có hình thù kì lạ đầu voi mình người), thần khỉ ( Hanuman) và thần

bò Kam-đê-nu

* ĐẶC ĐIỂM:

- Ấn Độ giáo lượt bỏ hầu hết những nghi lễ cúng tế rườm rà và phức tạp của đạo Bà la môn.

- Sự phân chia đẳng cấp cũng được giảm đáng kể, tuy nhiên đạo Hinđu vẫn còn coi trongh sự phân biệt đẳng cấp, trên cơ sở 4 đắng cấp cũ thì xuất hiện thêm nhiều đẳng cấp nhỏ mới trong xã hội đgl Jati Đẳng cấp nhỏ này cũng có sự phân biệt địa vị xã hội rất khắc khe , đóng kín về mọi mặt

và đời đời cha truyền con nối

Trang 10

- Bên cạnh đó vẫn còn duy trì nhiều tục lệ lạc hậu : tảo hôn, chồng chết vợ phải hoả táng hoặc phải cạo trọc đầu ở vậy suốt đời

* Học thuyết và giáo lý:

- Đạo coi trọng thuyết luân hồi

- Gíao lý chủ yếu : kinh Vê đa, 2 tập sử thi Mahabharata và ramayana

Ngày nay ở Ấn Độ có 84% dân số theo đạo Hinđu và một số quốc gia châu Á : Nêpan, Bănglađét có 20%, Xrilanca Ở Việt Nam : đông đảo người Chăm nhưng đạo đó đã được sửa rất nhiều

Đạo Phật

- Ra đời vào TK I TCN , thuộc dòng tư tưởng chống đạo Bà la môn

- Người sáng lập: thái tử Tất-đạt-đa

* Học thuyết Phật giáo: Nhân sinh quan ( quan điểm về cuộc sống của con người)

- Nội dung chủ yếu của học thuyết Phật giáo được thể hiện trong thuyết “Tứ diệu đế”:

+ Khổ đế : là chân lý về nỗi khổ đau, Khổ là vô tận,

+ Tập đế : là chân lý về nguyên nhân của nỗi khổ, khổ là do lòng ham muốn của con người.

+ Diệt đế : là chân lý về diệt trừ các nỗi khổ, chấm dứt luân hồi, từ bỏ hết mọi ham muốn.

+ Đạo đế : là chân lý về con đường để diệt khổ ( “Bát chính đạo” ): suy nghĩ, nói năng và hành

động đúng đắn

- Về mặt thế giới quan( quan điểm nhìn nhận về thế giới), nội dung cơ bản của học thuyết

Phật giáo là thuyết “duyên khởi” có nghĩa là mọi sự vật đều do duyên mà thành.

- Do quan điểm duyên khởi sinh ra vạn vật nên đạo Phật chủ trương “vô tạo giả” tức là

không có vị thần nào sáng tạo ra vũ trụ Đây là nội dung cơ bản đạo Phật nêu ra để chống lại đạo Bà la môn và là một sự khác biệt quan trọng giữa đạo Phật với những đạo khác

- Thuyết “ vô ngã”: không có sự vật tồn tại cố định mà không thay đổi Con người cũng chỉ

là sự tập hợp của 5 uẩn sắc, thụ, tưởng, hành, thức chứ không phải là 1 thực thể tồn tại lâu dài ND thứ 2 chống lại đạo Bà la môn

- Thuyết “ vô thường” : với sự vật đều tuân theo quy luật sinh ra, phát triển, suy yếu rồi hủy

diệt

Ngày đăng: 15/12/2016, 19:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w