Tiết 126: Sang thu

9 772 2
Tiết 126: Sang thu

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tuần 25 – Bài 24 Tiết 121 Sang thu -Hữu Thỉnh-  Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh : • Phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. • Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca. Trọng tâm • Những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ hạ sang thu. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung bài giảng Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ.  Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Viếng lăng Bác”.  Cảm xúc bao trùm bài thơ của tác giả ? Học sinh trả lời.  Cảm xúc bao trùm của bài thơ là : niềm xúc động thiêng liêng, thành kính; lòng biết ơn tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả Viễn Phương và của mọi người vào lăng viếng Bác. Hoạt động 2: dẫn vào bài mới Có một nhà thơ đã từng thốt lên rằng : “Bốn mùa là của đất trời Riêng thu là của lòng người làm nên”. Mùa thu dường như luôn luôn nấp sẵn trong ngòi bút của chúng ta, nhất là những ngòi bút thơ: hễ động bút là mùa thu cứ chực đổ ùa ra trên mặt giấy. Thơ thu thì có nhiều, thơ mùa hạ có số lượng ít hơn. Thơ tả thời điểm giao mùa giữa hạ và thu lại càng ít. Vì thế ta càng thêm quý những tác phẩm như “Sang thu”. Hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài thơ này nhé. Hoạt động 3: giới thiệu tác giả, tác phẩm  Dựa vào phần chú thích, em hãy nêu vài nét về tác giả, tác phẩm? Học sinh trả lời. I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm. 1.Tác giả  Nhà thơ Hữu Thỉnh tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm 1942, quê ở tỉnh Vĩnh Phúc.  1963, Hữu Thỉnh nhập ngũ rồi trở thành cán bộ văn hóa, tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ.  Ông tham gia ban chấp hành Hội nhà văn VN các khóa III, IV, V. Từ năm 2000, Hữu Thỉnh là Tổng thư ký Hội nhà văn VN. Hiện nay ông là chủ tịch hội nhà văn Việt Nam. *** Trong thơ Hữu Thỉnh hiện lên ba nhân vật trữ tình chủ chốt: - Người lính cách mạng mà tình yêu nước rất cụ thể trong tình yêu thương rất mực quê hương, đồng đất. Và trong những người thương yêu nhất nổi bật lên, luôn sâu sắc day dứt khôn cùng là hình ảnh người mẹ. - Người bảo toàn và đấu tranh phát triển nhân cách. Rải rác qua nhiều bài, nhưng đậm đặc nhất ở tập "Thư mùa đông" đã nổi lên dáng dấp ưu trầm của nhân vật này. Khi môi trường xã hội có những biến động, cùng với vận động đi lên, đổi mới về kinh tế, mở rộng tầm nhìn, cởi mở lối sống . những rạn  Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Học sinh trả lời. vỡ, suy đồi nhân cách cũng được dịp bùng phát. Nhân vật trữ tình trong thơ Hữu Thỉnh âu lo, khá nhiều phen trầm xuống thở dài. - Nhà thơ của một thế hệ. Xuyên qua tất cả các bài thơ, các cảnh ngộ của đất nước, thế giới, con người, nhân vật trữ tình này luôn suy nghĩ về ý nghĩa, trách nhiệm vô cùng thiêng liêng, hệ trọng của thơ, của nhà thơ thuộc thế hệ anh. Không phải bằng thuyết lý đại ngôn, những suy nghĩ của nhân vật trữ tình nhà thơ ở đây được lọc chắt ra từ những mất còn cụ thể quyết liệt, từ một cuộc chiến tranh cụ thể không ngừng, dù còn hay đã tắt tiếng súng. Nhằm vinh danh thơ trong sứ mạng tối thượng bảo vệ cuộc sống, bảo vệ con người. 2. Tác phẩm  Bài thơ sáng tác vào cuối năm 1977, in lần đầu tiên trên báo văn nghệ Sau đó, in nhiều lần trong các tập thơ.  Bài thơ rút ra từ tập “Từ chiến hào đến thành phố” – NXB văn học, Hà Nội, 1991  Hoạt động 4: đọc – hiểu văn bản.  Đọc mẫu bài thơ. Cho học sinh đọc tác phẩm. ( chậm rãi, rõ ràng, mạch lạc  phù hợp với thể thơ 5 chữ)  Bài thơ viết theo thể nào?  Giải thích từ khó. Học sinh đọc tác phẩm. Học sinh trả lời.  Thể thơ : 5 chữ Cả bài có 3 khổ, mỗi khổ 4 câu, ít vần.  Giải thích từ khó : SGK tr 71    Hoạt động 5: Nội dung bài .  Sự biến đổi của đất trời sang thu được tác giả cảm nhận bắt đầu từ đâu? Và gợi qua những hình ảnh, hiện tượng gì? (Gió se là gió ntn?)  Giảng bình hình ảnh “Sương chùng chình qua ngõ” Học sinh trả lời. Học sinh trả lời. II.Tìm hiểu chi tiết bài thơ 1. Những hình ảnh, hiện tượng thể hiện sự biến đổi của đất trời lúc sang thu ở khổ đầu bài thơ.  Nhà thơ nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa từ ngọn gió se ( nhẹ, khô và hơi lạnh ) mang theo hương ổi ( ổi đang vào độ chín )  Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng qua các từ bỗng, hình như.  Những giọt sương trong suốt long lanh như những hạt lưu ly vào buổi sớm mai chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm.  Có hương ổi, mùi hương vừa đặc trưng cho mùa vừa đặc trưng cho làng thôn ngõ xóm. Nhưng hương ổi “thơm” như thế nào thì thi sĩ hoàn toàn không miêu tả. Có gió, nhưng gió se chứ không phải là gió lạnh. Se gợi một động thái, hơn là gợi một cảm giác. Làn sương giăng phủ ngõ thôn chẳng được đặc tả ở mức độ (mù mịt) hay màu sắc (trắng mờ) .  Kết hợp một loạt từ : bỗng, phả, hình như thể hiện sự ngỡ ngàng, bâng khuâng, thể hiện sự cảm nhận tinh tế của tác giả. Cảnh vật sang thu thấp thoáng hồn người sang thu : chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng…  Những cảm nhận tinh tế bất ngờ: Khứu giác (hương ổi) ; xúc giác (gió se) ; cảm nhận thị giác (sương chùng chình qua ngõ) ; cảm nhận của lý trí (hình như thu  Phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu? (Chú ý : Hương vị? Gió? Sương? Dòng sông? Cánh chim?)  Phân tích, bình giảng hình ảnh đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu”? Thảo luận nhóm 3 phút. đã về).  Khổ thơ đầu cho thấy những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời. Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình hương, gió), mờ ảo ( sương chùng chình ), nhỏ - hẹp và gần ( ngõ ). 2. Sự tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu.  Tác giả cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan, và sự rung động thật tinh tế.  Hương ổi lan vào không gian, phả vào gió se.  Sương thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm.  Dòng sông trôi một cách thanh thản gợi lên vẻ êm dịu của bức tranh thiên nhiên, những cánh chim bắt đầu vội vã ở buổi hoàng hôn.  Cảm giác giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây màu hạ “vắt nửa mình sang thu”.  ngay cả đám mây mùa hạ cũng thấy sốt ruột, phải “Vắt nửa mình sang thu”. Phải chăng đám mây kia có hai nửa thì một nửa nằm bên mùa hạ, nửa kia thuộc về mùa thu. Không biết ở đây là mùa thu lưu luyến mùa thạ hay nhà thơ đang mong chờ mùa hạ mà vẫn lưu luyến mùa thu đây? Điêu này thì Hữu Thỉnh thật khác với các nhà thơ khác. Cũng viết về mùa thu, Nguyễn Khuyến viết: “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” – có nghĩa là thu của Nguyễn Khuyến đã thực  Sự tinh tế của nhà thơ được thể hiện trong những từ ngữ nào? Học sinh trả lời. là thu, nó không còn vương vấn chút gì của mùa hè rực lửa. Còn Hữu Thỉnh, ông viết mùa thu nhưng lại là vào lúc giao mùa. Chắc hản phải yêu mùa thu lắm Hữu Thỉnh mới vẽ ra được một bức tranh thu nồng đượm hơi ấm đất trời, nồng đượm hơi ấm quê nhà như thế.  Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng nhạt dần. Những ngày giao mùa này đã ít đi những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ.  Lúc này cũng bớt đi những tiếng sấm bất ngờ gắn cùng những cơn mưa rào mà mùa hạ thường có.  Từ cảm nhận của các giác quan, cảm xúc của tác giả về mùa thu dần hòa vào cảnh vật chung quanh. Sự vật ở thời điểm giao mùa hạ - thu đã bắt đầu chuyển đổi: sông "dềnh dàng" - chim "bắt đầu vội vã", đám mây mùa hạ "vắt nửa mình sang thu". Hai khổ thơ đầu, các từ ngữ "chùng chình", "dềnh dàng", "vội vã", "vắt nửa mình" vốn là những từ ngữ dùng để chỉ trạng thái, tính chất của người được tác giả dùng để chỉ miêu tả thiên nhiên, vì thế cảnh vật trở nên sống động có hồn.  Dòng nước thu vốn trong trẻo và sâu hút làm người ta khó mà thấy rõ được sự chuyển động nó nên cảm giác sông lững lờ trôi cũng rất hiện thực. Đám mây như tấm khoăn voan của người thiếu nữ,  Theo em, nét riêng của thời điểm giao mùa giữa mùa hạ và mùa thu được tác giả thể hiện đặc sắc nhất qua hình ảnh, câu thơ nào?  Em hiểu như thế nào về 2 dòng thơ cuối bài? - Nghĩa thực? - Nghĩa ẩn dụ?  Qua đó tác giả gửi gắm suy nghĩ gì về c/sống? Học sinh trình bày cá nhân (yêu cầu : trình bày hợp lý và có sức thuyết phục) Học sinh trả lời. duyên dáng nối hai mùa là một liên tưởng thực sự độc đáo. Song trên hết, hệ thống động từ toàn bài còn đặc sắc ở chỗ, nó không chỉ miêu tả chính xác trạng thái của tạo vật mà còn thổi vào tạo vật những cảm giác rất người. Tinh tế và sống động sao một buổi sáng chớm thu, sương như người khách ngập ngừng nơi đầu ngõ, gió se lại bởi chút lạnh xa xăm, những cánh chim vội vã tìm về phương ấm áp… 3. Phân tích hình ảnh, câu thơ đặc sắc.  Hai dòng thơ cuối bài hiểu theo 2 tầng nghĩa :  Nghĩa thực về thiên nhiên (sấm- hàng cây lúc sang thu): sang thu bớt đi những tiếng sấm bất ngờ, hàng cây không còn bị bất ngờ & giật mình vì nghe tiếng sấm.  Nghĩa ẩn dụ: “sấm” chính là nhữung vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời; “hàng cây đứng tuổi” là hình ảnh những con người từng trải đã trải qua những khó khăn, thăng trầm  trở nên vững vàng.  Con người cảm thấy biết bao biểu hiện khác biệt của thời tiết khi mùa thu tới: mưa và sấm  Bài thơ cho độc giả thấy những biến đổi của trời đất lúc giao mùa ntn?  Cảm nhận tinh tế của tác giả được thể hiện trong bài thơ ra sao? Học sinh trả lời. thưa dần, không còn dữ dội nữa. Sang thu, tất cả các dấu hiệu của mùa hạ vẫn còn nhưng đã giảm dần mức độ, cường độ… Hàng cây như đã quá quen với nắng lửa mưa giông, được gọi một cách hình ảnh là “hàng cây đứng tuổi”. Chính các từ “bất ngờ”, “đứng tuổi” khiến ý nghĩa của câu thơ không dừng lại ở nét nghĩa tả thực mà có chiều sâu hơn. Nắng, mưa, sấm chớp… hay là những vang động của cuộc đời? Trong tương quan ấy, hàng cây tượng trưng cho con người từng trải mà bao dâu bể biến đổi không còn đáng ngạc nhiên.Với hình ảnh có giá trị tả thực về hiện tượng thiên nhiên, nhà thơ muốn gửi gắm suy ngầm của mình – khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. Cảnh như sâu lắng hơn bởi liên tưởng suy tư về mùa thu đời người 4. Tổng kết. Ghi nhớ : SGK tr 71  Từ cuối hạ sang đầu thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt.  Sự chuyển biến này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài “Sang thu”. Hoạt động 6: hướng dẫn luyện tập.  Hướng dẫn học sinh làm bài tập về nhà phần Luyện tập –SGK tr 72.  Cho học sinh học thuộc lòng đoạn thơ.  Cho học sinh phân tích hình ảnh, câu thơ học sinh thấy đặc sắc.  Cho học sinh tham khảo bài thơ “Sang thu” của nhà thơ Lê Hân.  Soạn bài “Nói với con”. Sang Thu Lê Hân. Sang thu cỏ úa lá vàng Gió thiếu chỗ đậu lang thang khắp trời Một đàn sáo mới thôi nôi Nhởn nhơ cùng rủ nhau phơi nắng hồng. Vườn em nở muộn nhánh bông Nguồn hương như một dòng sông nước đầy Hẳn vì em dũa móng tay Bụi nhan sắc nối đường mây phiêu bồng. Sang thu cỏ lá phai lòng Và em bất chợt chờ mong, ngậm ngùi Tình yêu đâu dễ đòi lui Cho ai chi uổng, cho tôi tôn thờ. Mùa thu, chẳng những mùa thơ Còn là mùa của tóc tơ ân tình Mời em xòe ngón tay xinh Đeo gìum vòng nhẫn chân tình tôi dâng. Sang thu cỏ lá bâng khuâng Vừa lạnh vừa ấm bàn chân ra vào Em yêu, cảm thấy thế nào ? Sợi mưa giọt nắng có chào em không ? Hình như em đã phải lòng Cái mùa của đất trời nằm chiêm bao . . sắc.  Cho học sinh tham khảo bài thơ Sang thu của nhà thơ Lê Hân.  Soạn bài “Nói với con”. Sang Thu Lê Hân. Sang thu cỏ úa lá vàng Gió thiếu chỗ đậu lang. khuâng, thể hiện sự cảm nhận tinh tế của tác giả. Cảnh vật sang thu thấp thoáng hồn người sang thu : chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng…  Những

Ngày đăng: 22/06/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan