Linus Pauling (1901 – 1994) 21/11/2007 Pauling – nhà hóahọc vĩ đại của Mỹ thế kỉ 20 – sinh ngày 28-02-1901, tại Porland. Ông tốt nghiệp Viện Nông Nghiệp Oregon (nay gọi là trường Đại học Tổng hợp bang Oregon) năm 1922, và nhận học vị Tiến sĩ Hóahọc tại Caltech năm 1925. Trong những năm 20 của thế kỉ này, Pauling là một trong những nhà khoa học đầu tiên sử dụng được công cụ mới đó là tinh thể tia X để xác định cấu trúc phân tử. Từ đó, ông đi sâu nghiên cứu vai trò của cấu trúc phân tử trong chức năng phân tử. Các công trình nghiên cứu của Pauling về bản chất của các liên kết hóahọc (kể cả những khái niệm về cộng hưởng và lai tạo) đã làm thay đổi tận gốc bộ môn hóa học. Việc áp dụng thuyết cấu tạo hóahọc của Pauling vào các phân tử sinh học đã mở đầu một cuộc cách mạng trong sinh học phân tử, mà đến nay vẫn còn tiếp diễn. Do những đóng góp cho môn hóa học, đặc biệt là công trình về liên kết hóa học, Pauling được tặng giải NobelHóahọc năm 1954. Ngoài hoạt động khoa học, Pauling còn là một chiến sĩ đấu tranh cho hòa bình, cấm vũ khí hạt nhân, chống chiến tranh. Vì vậy, ông được tặng giải thưởng NobelHòa bình năm 1962. Ông là người độc nhất từ xưa đến nay nhận 2 giải thưởng Nobel mà không phải chia sẻ với ai. Nhưng cũng chính vì hoạt động của mình mà Pauling đã bị Ủy ban điều tra những hoạt động chống nước Mỹ của Hạ viện quy ông là người có cảm tình với cộng sản. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ từ chối không cấp hộ chiếu cho ông ra nước ngoài. Năm 1960, Pauling bị kết tội coi thường Quốc hội, vì không giao cho Thượng viện danh sách những nhà khoa học đã giúp ông thu thập chữ kí để ra bản tuyên bố cấm thử vũ khí hạt nhân. Năm 1963, sau 21 năm ở cương vị Chủ tịch phân ban Hóahọc và Hóa Kỹ thuật, ông rời Caltech. Pauling tham gia Hội Hóahọc Mỹ từ những năm 1920, là Chủ tịch của Hội năm 1949, và là Ủy viên ban chấp hành trong những năm 1948 – 1950. Pauling công khai tỏ ý bất bình về việc năm 1954, Ban chấo hành Hội từ chối không kết nạp Irène Joliot Curie – người được giải thưởng NobelHóahọc – làm thành viên của Hội Hóahọc Mỹ, do Hội không thừa nhận quan điểm chính trị của bà. Trong những năm cuối đời, nhiều rạn nứt trong quan hệ của Pauling với các tổ chức đã được hàn gắn. Hội Hóahọc Mỹ đã trao cho ông vinh dự cao nhất – huân chương Priestley năm 1984. Ông qua đời ngày 18-09-1994 (do bệnh ung thư) tại trang trại của ông ở Bắc Carolina, thọ 93 tuổi. Sau khi Pauling mất, cuối tháng 8-1994, Ban chấp hành Hội Hóahọc Mỹ - họp ở Washington – đã thông qua nghị quyết biểu lộ tình cảm sâu sắc của mình trước việc Pauling, một người khổng lồ trong số các nhà hóa học, qua đời. . các liên kết hóa học (kể cả những khái niệm về cộng hưởng và lai tạo) đã làm thay đổi tận gốc bộ môn hóa học. Việc áp dụng thuyết cấu tạo hóa học của Pauling. học, đặc biệt là công trình về liên kết hóa học, Pauling được tặng giải Nobel Hóa học năm 1954. Ngoài hoạt động khoa học, Pauling còn là một chiến sĩ đấu