BÁO CÁO THỰC TẬP Bố cục của báo cáo thực tập thông thường có các phần chính như sau: Phần 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ VÀ ĐỀ TÀI THỰC TẬP khoảng 5 trang - Lịch sử hình thành - Cơ cấu tổ chức
Trang 1TRƯỜNG CAO ĐẲNG VIỄN ĐÔNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CÁCH TRÌNH BÀY BÁO CÁO THỰC TẬP VÀ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HỆ CAO ĐẲNG CHÍNH QUY – KHÓA 6
1 BÁO CÁO THỰC TẬP
Bố cục của báo cáo thực tập thông thường có các phần chính như sau:
Phần 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ VÀ ĐỀ TÀI THỰC TẬP (khoảng 5 trang)
- Lịch sử hình thành
- Cơ cấu tổ chức
- Giới thiệu những nội dung khác (thành tựu đạt được, các hạn chế)
- Nêu đề tài thực tập
Phần 2: PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (khoảng 30 trang)
- Ghi nhận lại các nội dung liên quan đến đề tài thực tập
- Đối chiếu các nội dung ghi nhận với các lý thuyết để nhận diện vấn đề
Phần 3: KẾT LUẬN (khoảng 5 trang)
- Đề xuất giải pháp cho vấn đề nghiên cứu (đề xuất cụ thể, không nhất thiết nhiều vấn đề nhưng vấn đề được
đề xuất cần nêu giải pháp cụ thể)
2 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Bố cục của khoá luận tốt nghiệp thông thường có các phần chính như sau:
Phần mở đầu: GIỚI THIỆU
- Giới thiệu tổng quát vấn đề trình bày, dẫn dắt chung để vào vấn đề
- Sự cần thiết thực hiện đề tài (Lý do lựa chọn đề tài)
- Mục tiêu nghiên cứu (thực hiện đề tài sẽ giải quyết được những vấn đề cụ thể nào)
- Phương pháp nghiên cứu (phương pháp thu thập số liệu từ nguồn nào, phương pháp giải quyết vấn đề bằng các công cụ hỗ trợ nào)
- Phạm vi nghiên cứu (không gian, thời gian, đối tượng nào)
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Nêu lên các lý thuyết, các kiến thức, các nghiên cứu để dựa vào đó SV giải quyết, phát triển vấn đề trong khoá luận của mình
Chương 3: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG
Trên cơ sở những ghi nhận từ quá trình thực tập được trình bày trong Báo cáo thực tập và vận dụng các kiến thức làm nền tảng trong cơ sở lý luận để trình bày vấn đề cần giải quyết tại đơn vị Các nội dung được trình bày cần cụ thể, có các dẫn chứng, các số liệu minh hoạ
Chương 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Trang 2Tuỳ vào đề tài được lựa chọn mà có hay không có phần này (nếu đề tài chỉ dừng lại ở phân tích hiện trạng thì không yêu cầu phần này) Xác định các vấn đề chính, đưa ra hướng giải quyết cho đơn vị một cách cụ thể, khả thi Do đó, trong quá trình thực tập cần xác định vấn đề đúng, từ đó tập trung triển khai
Phần kết luận: KẾT LUẬN
Tổng kết lại khoá luận đã trình bày, đã giải quyết được những vấn đề nào Có thể nêu thêm hướng mở rộng
đề tài
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
3 CÁCH TRÌNH BÀY
3.1 Trang bìa
Trang 33.2 Danh mục sách hoặc tài liệu tham khảo: danh mục sách tham khảo được trình bày theo
cấu trúc như sau: [Tên tác giả], [Tên sách – (tên chương hoặc mục trong sách được lựa chọn tham khảo)], [Nhà xuất bản], [Năm xuất bản]
Ví dụ: Ths Nguyễn Văn Dung – Ths Nguyễn Quốc Hưng – Ths Nguyễn Quyết, Nghiên cứu định lượng trong kinh doanh và tiếp thị, NXB Giao thông vận tải, 2010
Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt và tiếng Anh nên được liệt kê vào hai nhóm riêng để tiện theo dõi Đối với những nguồn tham khảo như Internet thì ghi rõ địa chỉ vào danh mục này
3.3 Cách sắp xếp các nội dung thành một quyển để nộp lại cho khoa
- Bìa nhựa
- Trang bìa cứng (yêu cầu in rõ ràng, đủ và đúng nội dung, không đóng bìa mạ vàng, không cần chất liệu giấy thơm có hoa văn bạc)
- Trang bìa giả (trang bìa giả có nội dung như trang bìa chính nhưng in bằng giấy thường, không cần in màu trang này)
- Lời cảm ơn
- Xác nhận của đơn vị thực tập (đối với khoá luận thì không có nội dung này)
- Nhận xét của giảng viên hướng dẫn (Kết cấu, Hình thức, Nội dung, Đánh giá chung)
- Mục lục
- Danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình ảnh
- Nội dung chính
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Phụ lục (nếu có)
Khổ giấy A4 Khoảng cách dòng 1.25 lines
Font Times New Roman Footer Tên SV góc trái, số
trang góc phải
Cỡ chữ 13 Đánh số chương mục Theo cách đánh cấp