Hỏi đáp về truy xuất nguồn gốc nông sản Agricheck. Tham khảo chi tiết tại agricheck.net. Bước đầu để xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản, truy xuất thực phẩm sạch. Ứng dụng điện thoại thông minh trong việc truy xuất nguồn gốc nông sản
Trang 1Hỏi đáp về Truy xuất nguồn gốc
1 Hỏi: Truy xuất nguồn gốc là gì ?
Đáp: Truy xuất nguồn gốc là khả năng theo dõi, nhận diện một đơn vị sản phẩm trong toàn bộ quá
trình: sản xuất nguyên liệu, chế biến đến phân phối sản phẩm
2 Hỏi: Tại sao cần thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm?
Đáp: Thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhằm: 1) Đáp ứng yêu cầu thị trường/người tiêu
dùng, qua đó tạo sự tin tưởng của khách hàng đối với nhà sản xuất; 2) Giúp doanh nghiệp triệu hồi nhanh, chính xác lượng hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm thiệt hại; 3) Đáp ứng quy định của quốc tế và quốc gia nhập khẩu
3 Hỏi: Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc như thế nào ?
Đáp: Tại mỗi công đoạn (một mắt xích) của chuỗi sản xuất, phải lưu trữ đầy đủ thông tin liên quan
về một đơn vị sản phẩm ở một bước trước – một bước sau Nếu kết nối các mắt xích với nhau sẽ có thể nhận diện được đường đi của một sản phẩm kể từ sản xuất nguyên liệu, đến khi tiêu thụ
4 Hỏi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có yêu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm không? Đáp:
- Thông tư 03/2011/TT-BNNPTNT, ngày 21/1/2011 của Bộ NN&PTNT ban hành Quy định về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản
- Thông tư 74 /2011/TT-BNNPTNT, ngày 31/10/2011 của Bộ NN&PTNT Quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm an toàn Đối tượng áp dụng: cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc thực vật; và động vật trên cạn
5 Hỏi: Nguồn gốc sản phẩm thực phẩm có đồng nghĩa với chất lượng và an toàn thực phẩm?
Đáp: Nguồn gốc sản phẩm thực phẩm không đồng nghĩa với chất lượng và an toàn thực phẩm mà
chỉ: 1) Giúp thu hồi chính xác và đầy đủ sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm ra khỏi chuỗi sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm; 2) Xác định mất kiểm soát ở công đoạn nào dẫn tới thực phẩm không an toàn để thiết lập giải pháp khắc phục
6 Hỏi: Mã số là gì?
Đáp: Là một dãy các chữ số có chiều dài cố định được thiết lập để nhận dạng một đối tượng cụ thể
7 Hỏi: Mã vạch là gì?
Đáp: Mã vạch là sự thể hiện các vạch xen kẽ khoảng trống song song tương ứng với mã số để
nhận diện bằng máy
8 Hỏi: Cấu trúc của một mã số?
Đáp: GS1/EAN bao gồm EAN 13 chữ số và EAN 8 chữ số, cấu trúc như sau:
1 Mã quốc gia 2-3 số đầu 2-3 số đầu
2 Mã doanh nghiệp 4-6 số kế tiếp
Trang 2-3 Mã mặt hàng 3-5 số kế tiếp 4 số kế tiếp
4 Số kiểm tra 1 số sau cùng 1 số sau cùng
9 Hỏi: Cách tính số kiểm tra?
Đáp: Ví dụ: Tính mã số kiểm tra của sản phẩm có mã số như sau: 893 50237 0016 C
- Bước 1: Từ phải sang trái, cộng tất cả các con số ở vị trí lẻ (trừ số kiểm tra)
9 +5+2+7 +0+6 = 29
- Bước 2: Nhân kết quả bước 1 với 3
29 x 3 = 87
- Bước 3: Cộng giá trị của các con số còn lại
8+3 +0+3+ 0+1 = 15
- Bước 4: Cộng kết quả bước 2 với bước 3
87 + 15 = 102
- Bước 5: Lấy bội số của 10 lớn hơn và gần kết quả bước 4 nhất trừ đi kết quả bước 4, kết quả là số
kiểm tra
- Ta có: C = 110 – 102 = 8
10 Hỏi: Mã số, mã vạch có liên quan gì với nhau?
Đáp: Mã số/ mã vạch là sự chuyển hóa thông tin về sản phẩm, cơ sở sản xuất, quốc gia (nơi doanh
nghiệp đóng trụ sở) thành các số, vạch Bên cạnh nhiều tính năng và công dụng khác, mã số, mã vạch
còn đóng vai trò truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
11 Hỏi: Thông qua mã số có thể phát hiện hàng giả không?
Đáp: Có thể phát hiện hàng giả thông qua mã số sản phẩm bằng cách đối chiếu mã số quốc gia
(country code) do tổ chức GS1 cấp cho quốc gia đó với mã số ghi trên nhãn sản phẩm Ví dụ: Hàng
có mã số 890 23890 5432 7 có nguồn gốc sản xuất tại Thái Lan là SAI (hàng giả), vì mã số quốc gia của Thái Lan là 885.