PHỤ LỤC 12, LẬP BIỆN PHÁP THI CÔNG ,TƯỜNG TRONG ĐẤT
Trang 1PHỤ LỤC 12 LẬP BIỆN PHÁP THI CễNG TƯỜNG TRONG ĐẤT
Hỡnh 12.1: Quy trỡnh cụng nghệ thi cụng tường võy
Thi cụng tường trong đất về mặt cụng nghệ thi cụng tương tự như thi cụng cọc barret Bờn cạnh đú quy trỡnh thi cụng tường trong đất lại cú nhữngc đặc điểm khỏc biệt so với thi cụng cọc bởi thi cụng tường là thi cụng cỏc tường trong đất liờn tục thành dải tường để giữ thành hố đào
Thi cụng tường trong đất gồm cỏc giai đoạn sau:
Cụng tỏc chuẩn bị
Định vị trớ tim tường
Xõy dựng theo trục tương lai cỏc tường định vị
Đào từng đốt hào trong vữa sột
Quy trỡnh thi cụng một panel
Kiểm tra chất lượng tường trong đất
12.1 CễNG TÁC CHUẨN BỊ
12.1.1 Chuẩn bị tài liệu
- Bỏo cỏo khảo sỏt địa chất cụng trỡnh và địa chất thuỷ văn
- Hồ sơ bản vẽ địa chất cụng trỡnh
- Bản vẽ thiết kế kiến trỳc, kết cấu cụng trỡnh
- Hồ sơ bản vẽ thi cụng ngầm
- Tài liệu về thời tiết để cú biện phỏp thi cụng thớch hợp
- Định mức xõy dựng
- Hồ sơ bản vẽ cụng trỡnh lõn cận nếu cú
- Cỏc loại giấy phộp cú liờn quan khỏc
thu hồi dung dịch bentonite lọc cát
cấp dung dịch bentonite bentonite
cất chứa dd trộn dd
bentonite
cữ định vị phá hoặc rút
đổ bêtông
đổ bt lắp ống lắp đặt
cốt thép cặn lắng
xử lý xác nhận
độ sâu
hố cọc
đào
định vị bị
tập kết vận chuyển buộc, dựng
lồng thép cốt thép
gia công
trộn
bê tông kiểm tra
trộn thử trạm ccbt
kiểm tra chọn
Chuẩn
Trang 212.1.2 Chuẩn bị về mặt bằng thi công
Để việc thi công tường trong đất có kết quả tốt cần thực hiện tốt những khâu chuẩn
bị sau:
- Nghiên cứu kỹ bản vẽ thiết kế cọc, tài liệu địa chất thuỷ văn của công trình, các yêu cầu kỹ thuật của cọc Barrete, các yêu cầu riêng của người thiết kế
- Lập phương án kỹ thuật thi công
- Lập phương án tổ chức thi công
- Khả năng gây ảnh hưởng đến khu vực và công trình lân cận
Tổng mặt bằng thi công:
Mặt bằng thi công được tổ chức nhằm bảo đảm hợp lý thi công liên tục, giao thông thuận tiện không chồng chéo Vị trí gia công cốt thép được bố trí nơi khô ráo, thuận tiện cho việc vận chuyển Bộ phận cơ khí sửa chữa, được bố trí bên cạnh khu gia công cốt thép để kết hợp dụng cụ gia công và sữa chữa Hệ thống điện được nối từ trạm biến thế trên công trường và máy phát điện dự phòng Tại khu điều chế đặt sẵn hai téc nước 200m3 Hệ thống thoát nước được bố trí ở giữa và theo chu vi khu vực thi công rồi được dẫn thoát ra hệ thống thoát nước thành phố
Dung dịch Bentonite được thu hồi đưa về trạm xử lí (xem sơ đồ bố trí quy trình cấp
và thu dung dịch Bentonite), phần còn lại không sử dụng được chở bằng xe chuyên
dùng ra bãi thải tránh ô nhiễm môi trường
12.1.3 Chuẩn bị về thiết bị phục vụ thi công
Dây chuyền cung cấp và thu hồi Bentonite
Hình 12.2: Sơ đồ dây chuyền cấp – thu dung dịch Bentonite
- Trộn Bentonite: Bentonite được chuyển đến công trường phải ở dạng đóng bao 50kG giống như ximăng Tỷ lệ trộn 30 ÷ 50kG/m3, trộn trong thời gian 15 phút
- Thùng chứa Bentonite: Bentonite sau khi trộn phải đủ thời gian 20 ÷ 24h cho các hạt trương nở Theo tiến độ dự kiến, trong 1 ngày thi công 1 tường (đào và đổ bêtông)
- Thùng thu hồi: Bentonite thu hồi từ hố khoan được chứa trong bể thu hồi trước khi qua bể lọc cát phải bảo đảm vận tốc lọc của bể lọc và tốc độ thu hồi Bentonite Chọn thùng chứa có dung tích 50m3
- Bể lọc cát: phải đảm bảo hàm lượng cát < 5% có công suất 90m3/h được thiết kế riêng
KiÓm tra Bentonite
Trén Bentonite Thïng chøa B¬m cÊp
BÓ läc cÆn Thïng
thu håi B¬m thu håi Hè khoan
c¸c khèi liªn kÕt nhau qua hÖ thèng èng dÉn
Trang 3- Máy nén khí: đảm bảo áp lực nén 8 10 atm với ống 80 (ống cứng) cho cùng lúc hai hố khoan
- Ống dẫn dung dịch Bentonite có 2 loại: ống mềm và ống cứng Ống cứng là ống dẫn chính từ trạm trộn đi ra gần khu vực thi công, được đặt ngoài tầm hoạt động của các máy móc, chọn loại 80 có các chỗ nối với ống mềm dạng bích Ống mềm dẫn dung dịch từ ống cứng ra tận mỗi hố đào là loại 45 Ống thu hồi dung dịch Betonite
có đường kính 150 là ống mềm
- Thiết bị kiểm tra dung dịch, hệ thống làm sạch, bơm chìm dưới dung dịch
Hình 12.3: Quy trình cấp và thu hồi dung dịch Bentonite
Chọn máy thi công cọc Barrete
- Để đào hào người ta sử dụng các loại máy móc chuyên dụng Thiết bị đào hào là thiết bị chủ yếu để thi công tường liên tục trong đất, do điều kiện địa chất biến đổi rất lớn nên hiện nay vẫn chưa có loại máy nào có thể thích nghi với mọi điều kiện địa chất Do đó căn cứ vào từng loại địa chất và hiện trường khác nhau để lựa chọn các loại thiết bị thi công đào hào thích hợp
- Máy đào hào hiện nay có thể chia làm 3 loại là: kiểu gầu ngoạm, kiểu quay tròn và kiểu xung kích
* Máy đào kiểu gầu ngoạm:
Máy đào kiểu gầu ngoạm làm theo quy trình sau: cắt vào khối đất bằng răng gầu → gom đất vào trong thân gầu → đóng miệng gầu kéo lên → mở gầu để nhả đất → quay lại vị trí đào đất → lặp lại quá trình trên
Nguyên tắc đào đất là dựa trên trọng lượng bản thân của gầu đào, đất đá sẽ bị vỡ dưới sức nặng của gầu (gầu được thả tự do từ trên xuống, lưỡi gầu khi cắm ngập vào trong đất, dùng cáp hoặc thuỷ lực để đóng miệng gầu cắt đất và chuyển đất lên bằng
Trang 4Căn cứ trên việc điều khiển việc mở và đóng miệng gầu khi cắt và vận chuyển đất người ta chia ra làm hai loại gầu đào: gầu ngoạm dây cáp (sử dụng lực căng của cáp để
mở và đóng gầu) và gầu ngoạm thủy lực (sử dụng áp lực dầu để mở-đóng miệng gầu) Gầu ngoạm áp lực dầu nâng cao lực ngoạm đất của gầu, do đó hiệu quả đào đất cao hơn so với gầu ngoạm dây cáp
Loại gầu này thích hợp với loại đất rời và dính, có độ đặc chắc vừa phải Không đào được loại đất cuội sỏi hay nhiều vật cản, đá mồi côi
* Máy đào kiểu quay tròn:
Đào đất bằng đầu khoan quay trên cắt vào khối đất, đất đào đi lên theo dịch sét tuần hoàn chạy lên trên mặt đất Quan hệ so với mặt đào có hai loại đào thẳng và đào ngang Chia theo số lượng đầu khoan có loại một đầu khoan, loại nhiều đầu khoan, khoan một đầu chủ yếu để khoan lỗ dẫn, khoan nhiều gầu dùng để đào hào
Khi đào không cần nhấc gầu đào lên khỏi mặt đất nên hạn chế sự mất vệ sinh do việc đào đất, độ chính xác cao Loại gầu đào này có thể đào trên tất cả các loại đất, năng suất đào rất cao
* Máy đào kiểu xung kích:
Máy đào hào kiểu xung kích có nhiều hình dạng đầu khoan, xung kích phá vỡ nền đất bằng vận động lên xuống hoặc vận động đổi hướng sau đó nhờ dịch sét tuần hoàn đẩy đất ra ngoài Loại máy khoan này rất thích hợp với các nền cuội sỏi
- Lựa chọn máy đào: với nền đất chủ yếu là đất rời và dính, lớp đất chịu lực ở mũi cọc dạng dăm sỏi cuội với độ sâu ngàm khoảng 3m, yêu cầu thi công về chất lượng và
độ sạch sẽ vừa phải, đồng thời phụ thuộc vào vấn đề kinh tế và năng lực thiết bị thi công ở Việt Nam hiện nay thì loại gầm ngoạm là thích hợp nhất Chọn gầu ngoạm kiểu con sò, dùng thuỷ lực
* Chọn gầu đào và máy cơ sở
Gầu đào:
- Các thông số về gầu ngoạm kiểu con sò của hãng Bachy-Soletanche tại Việt Nam như sau:
Bảng 12.1: Bảng thống số về gầu ngoạm
Bề dày gầu Kiểu gầu và trọng lượng gầu
Chiều dài gầu (m) 2.5 2.2 và 2.4 1.8 2.8 3.6
Trang 5- Cấu tạo gầu: Thân gầu bằng thép cứng có trọng lượng lớn, miệng gầu được đóng
mở bằng hệ thống xi lanh thuỷ lực, các đường ống dẫn dầu từ máy cơ sở cấp cho hệ thống thuỷ lực và gầu được treo trên cáp
- Nguyên lý vận hành: Đưa gầu đến vị trí đào hào, điều chỉnh áp lực dầu để mở miệng gầu, hạ gầu đến mặt đất rồi bơm dầu để gầu đóng miệng lại và ngoạm đất, nước
và bùn sẽ trào ra từ các lỗ của miệng gầu, sau đó cuốn dây cáp kéo gầu lên đưa tới vị trí đổ đất để vận chuyển đi
→ Lựa chọn gầu đào: Do kích thước tường là 1×6 m chiều sâu là 40 m nên ta dùng loại gầu đào thuỷ lực của hãng Bachy - Soletanche như sau: KJ – 1000
Máy cơ sở:
Chọn máy của hãng MASAGO (rẻ và thông dụng hơn máy đào cơ sở của Bachy-Soletanche) Các thông số kỹ thuật của máy như sau:
Hình 12.4: Gầu đào và máy cơ sở
Bảng 12.2: Bảng thông số kỹ thuật của gầu ngoạm thủy lực MASAGO
Thông số kỹ thuật của gầu ngoạm thuỷ lực MASAGO
Trang 6Thông số kỹ thuật của gầu ngoạm thuỷ lực MASAGO
Tốc độ di chuyển máy km/h 1,8
Thiết bị đổ Bêtông
- Thiết bị đổ bê tông được dùng những ống thép có khớp tháo nhanh nối với phễu,
có thiết bị nâng ống, tháo đi từng khâu Ta dùng ống đổ Tremie với đường kính 200, khoảng cách giữa hai ống là 3m, dùng một ống cho mỗi hố đào và dùng xe tự trộn vận chuyển bê tông từ nhà máy đến công trường đổ trực tiếp vào phễu Thực tế cho thấy nếu tổ chức thi công tốt, việc cung cấp vữa bê tông liên tục thì năng suất đổ bê tông đạt 15 ÷ 25 m3/giờ
Máy phục vụ
- Máy cẩu: Ta sử dụng máy cẩu chuyên dụng để thực hiện các công viêc phục vụ cho quá trình thi công cọc Barrete như cẩu lồng thép, cẩu các thiết bị phục vụ…Các tính năng của máy như sau:
Bảng 12.3: Bảng thống số kỹ thuật của cần cẩu phục vụ KOBELCO - 7045
Thông số kỹ thuật của cần cẩu phục vụ KOBELCO - 7045 Thông số Đơn
vị Giá trị
Kích thước bao m 7,12 x 3,075 x 3,3
- Ô tô chuyên dụng: Dùng loại có thương hiệu KAMAZ phục vụ cho công tác vận chuyển đất và đổ Bêtông
- Ống bao chứa dung dịch Bentonite: là ống bằng thép cắm sâu xuống đất 0,4m
Trang 7- Thùng chứa mùn khoan bằng tôn dày 4 ữ 5mm có gia cường bằng hệ sườn khung thép góc Thùng hình thang: đáy 23 m, miệng 35m, cao 2m Máy đào cần 2 thùng đựng mùn khoan
- Các thiết bị khác: gầu vét, tấm tôn lót đường cho máy chở bê tông, tấm thép cho máy đào đứng dày 24mm (chọn theo tải trọng máy)
- Thiết bị đổ bêtông, ống đổ bêtông, bàn kẹp phễu, clê xích tháo lắp ống đổ bêtông
- Dụng cụ gia công thép, máy hàn, máy uốn thép, máy cắt thép
- Thiết bị đo đạc, máy kinh vĩ, thước đo
* Vật liệu
Bêtông
Kích thước cốt liệu phải thoã mãn là nhỏ nhất của các giá trị sau:
1/4 khoảng cách cốt đai = 5cm
1/2 khoảng cách cốt chủ = 7cm
1/2 chiều dày lớp bêtông bảo vệ = 4cm
1/6 đường kính ống đổ = 4cm
Cốt liệu thô cho phép đến 30mmm, cát hạt thô d < 5mm Hàm lượng cát trong vữa bêtông nhỏ hơn 50%, lượng ximăng dùng trong hỗn hợp bêtông không ít hơn 350 kG/m3, tỷ lệ nước/ximăng không lớn hơn 0,6; thời gian ninh kết không sớm hơn 2h Cần chú ý đối với yêu cầu chống thấm tương ứng B6, B8 và B12 Ngoài ra còn bổ sung thêm chất phụ gia dẻo và phụ gia kéo dài ninh kết với mẻ bê tông đầu tiên Độ đặc của
mẻ bêtông 2,3 đổ xuống phải chênh lệch so với độ đặc của dung dịch trong hào phải nhỏ hơn 1,2 (nếu lớn hơn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bêtông)
- Độ sâu của ống dẫn luôn ngập trong bêtông ít nhất là 1,5m, nhiều nhất không được quá 9m Khi đổ bêtông khó chảy ra cho phép di chuyển ống lên xuống khoảng 30cm nhưng không được đưa sang hai bên và không được nhấc ra khỏi bêtông
- Độ sụt bêtông (theo hình nón cụt) yêu cầu: 19 ± 1 cm Việc cung cấp vữa bêtông phải liên tục để đảm bảo khống chế toàn bộ thời gian đổ bêtông mộtđốt hào trong 3h
- Quản lý chất lượng của bêtông thương phẩm theo định kỳ và quản lý hàng ngày
do đơn vị cấp bê tông thực hiện và nộp chứng chỉ kiểm tra cho bên mua trước khi cung cấp đại trà cho đổ bêtông tường
- Bê tông trước khi đổ phải lấy mẫu thử, mỗi đốt tường phải có một tổ mẫu thử lấy
ở phần bêtông ở đầu, giữa và chân tường, mỗi tổ ba mẫu
- Thiết lập cho từng đốt tường một đường cong đổ bêtông với ít nhất năm điểm phân bố trên toàn bộ chiều cao tường
Cốt thép
- Cốt thép được buộc thành từng khung, các cốt thép chủ theo phương thẳng đứng không được ngăn cản sự chuyển động của bê tông từ dưới lên và sự chảy của bê tông trong khối đổ khi đổ bằng phương pháp vữa dâng (đổ bêtông trong nước), do đó cần gia cường thêm cốt đai, cốt liên kết để gia cố quanh vùng đặt ống Để đảm bảo điều kiện này khoảng cách giữa các thanh cốt chủ lấy là 200mm
Trang 8- Khung cốt thép có thể chế tạo ngay trên công trường Để chế tạo khung cốt thép ngay trên công trường cần phải có bảo dưỡng riêng đảm bảo hình dạng thiết kế của tường cần xây dựng (đặc biệt chú ý trong thi công cẩu lắp) Độ cứng của khung thép phải đảm bảo khi nâng, lắp cẩu lồng thép bằng cần cẩu sẽ không biến dạng và không thay đổi kích thước hình học của khung
- Bề rộng của khung cốt thép bằng chiều dài bước đào Khung cốt thép được chế tạo thành từng khối dài 11,7m, vận chuyển và đặt trên giá gần với vị trí lắp đặt
- Cốt thép đặt cách đáy hào ít nhất là 0,1m, đầu dưới của cốt dọc được bẻ cong vào trong và khoảng cách nhỏ nhất phải lớn hơn 100mm
- Phía ngoài lồng cốt thép cần hàn những đệm định vị uốn bằng thép dẹt để cố định lồng thép Khoảng cách theo chiều ngang 2 đệm và theo chiều dọc là 5m/cái
- Lồng cốt thép tại chỗ quay góc được bố trí thành hình chữ L, đầu nối không được
để chỗ góc quay
- Khi cẩu phải có dầm gánh đặt đầu cốt thép có độ dài phù hợp với lồng, dây cáp được buộc vào 4 góc của lồng thép
- Cần căn chỉnh lồng thép đúng tâm hào và tránh hiện tượng gió đung đưa
- Cốt thép chế tạo lồng phải theo đúng chủng loại mẫu mã, quy cách, phẩm cấp que hàn, quy cách mối hàn, độ dài đường hàn Cốt thép phải có đủ chứng chỉ của nhà máy sản xuất và kết quả thí nghiệm trước khi đưa vào sử dụng
- Các sai số cốt thép chế tạo khung theo tiêu chuẩn [19]
* Dung dịch Bentonite
Dung dịch Bentonite giữ vai trò quan trọng trong suốt quá trình khoan cho tới khi kết thúc đổ bê tông Các đặc trưng kỹ thuật của Bentonite thường dùng (hai chỉ tiêu cần quan tâm nhất là độ nhớt và tỷ trọng):
Độ ẩm: 9 ÷ 11%
Độ trương nở: 14 ÷ 16 ml/g
Độ pH: 8 ÷ 11, thường dùng pH = 8 ÷ 9,5 vì nếu pH > 11 tính kiềm càng mạnh, do
đó độ phân tầng mạnh, giảm tác dụng giữ thành
Chỉ số dẻo: 350 ÷ 400
Độ lọt sàng cỡ 100 : 98 ÷ 99%
Tồn trên sàng cỡ 74: 2,2 ÷ 2,5%
Hàm lượng cát < 4%
Dung trọng: 1,03 ÷ 1,1
Độ nhớt: 32 ÷ 40 Sec
Quy trình trộn dung dịch Bentonite:
Đổ 80% lượng nước theo tính toán vào thùng Đổ từ từ lượng bột Betonite theo thiết kế Trộn đều từ 15 ÷ 20 phút Đổ từ từ lượng phụ gia nếu có Trộn tiếp từ
15 ÷ 20 phút Đổ nốt 20% lượng nước còn lại Trộn 10 phút Chuyển dung dịch Betonite đã trộn sang thùng chứa và sang Xilô sẵn sàng cấp hoặc trộn với dung dịch thu hồi
Trang 9Để đảm bảo sự trương nở hoàn toàn của các hạt Bentonite nên sử dụng sau khi đã trộn từ 20 ữ 24h Trong quá trình bơm hút, dung dịch Bentonite phải được kiểm tra thường xuyên, nếu độ nhớt giảm dưới 21 sec thì phải trộn thêm 1 ÷ 2% sét Betonite hoặc chất phụ gia CMC với tỉ lệ 0,1 ÷ 0,2% Trường hợp dung dịch quá bẩn, độ nhớt quá cao thì phải phụ thêm chất giảm nước với tỉ lệ 0,1 ÷ 0,2%
12.2 ĐỊNH VỊ TIM TƯỜNG
- Căn cứ vào bản đồ định vị công trình, lập mốc công trình (được cấp có thẩm quyền kiểm tra, công nhận)
- Từ mặt bằng định vị thiết lập hệ thống định vị và lưới khống chế cho công trình theo hệ toạ độ X, Y
Dùng máy kinh vĩ để tiến hành công tác trắc địa theo hào và tường (cắm tuyến, cao
độ, vị trí…)
12.3 THI CÔNG TƯỜNG DẪN
- Mục đích của tường dẫn là để định hướng máy thi công hào đảm bảo ổn định cho các vách hào trong phần trên của nó (tương tự ống chống vách trong thi công cọc nhồi)
- Trước khi xây (lắp) tường dẫn, cần san mặt bằng dọc tuyến hào sao cho đủ để xây tường hai bên Nền của hố móng phải được làm phẳng và đầm chặt, sau đó ghép ván khuôn đặt cốt thép và đổ bê tông tường định vị
- Đỉnh cốppha phải nằm ngang và cao hơn mặt nền công trường 10 20cm Cả hai phía tường định vị đều phải đắp cát trên đó có đặt tấm lát Việc phân hào thành từng đốt tiến hành ngay trên tường định vị Sau khi thi công đổ bêtông tường dẫn xong ta tiến hành nghiệm thu tường dẫn: dùng các máy kinh vĩ và thủy bình kiểm tra cốt mặt tường dẫn là rất quan trọng ảnh hưởng đến việc định vị các barrette sau này
Hình 12.5: Tường dẫn
Trang 1012.4 ĐÀO TỪNG ĐỐT HÀO TƯỜNG VÂY
- Chọn và tính toán thời gian thi công tường
Trình tự thi công các đoạn thì có nhiều phương pháp: các đoạn hào giao nhau, các đoạn hào nối với nhau, hào liên tục nhồi từng đoạn, hào liên tục nhồi liên tục… Việc lựa chọn phương pháp thi công nào phụ thuộc vào các yếu tố như điều kiện thi công, trình độ tổ chức…và quan trọng nhất là khả năng về công nghệ, thiết bị Với loại thiết
bị đào hào và cách thi công tường định vị đã chọn, kiểu chắn vách hố đào dự kiến thì hợp lý nhất là thi công theo kiểu hào liên tục nhồi từng đoạn
Lựa chọn chiều dài các đốt đào cũng là một vấn đề quan trọng, đặc biệt là khi các tường thẳng không có cốt thép ngang và không có độ bền uốn tại mối nối thì việc thi
công phần ngầm bằng cách dùng hệ chống hay theo công nghệ Semi Top - Down thì
khoảng cách giữa các thanh giằng lấy bằng chiều dài một đốt đào
- Chọn và xác định số mối nối giữa các đốt hào
Có nhiều cách để chắn hai đầu đốt trong quá trình thi công đào đất và đổ bê tông như: dùng cọc tròn bê tông cốt thép, dùng ống thép bỏ lại trong hào sau đó đổ bê tông lấp đầy, mối nối dạng đóng rung hoặc thép tấm một mặt hàn vào khung cốt thép…Khi dùng ống thép làm vách chắn thì những ống này vừa làm vách chắn vừa tạo hình dạng của mối nối Sau khi đổ bê tông ống vách được tách đi bằng cách móc cẩu rút tạo hình mối nối dạng nửa trụ Khi đổ bê tông đốt tiếp theo bê tông tươi sẽ lấp đầy tạo thành mối nối Để làm kín phần vách hào với ống thép ta hàn vào hai mặt của ống thép một thép góc, khi hạ ống vào hào nó sẽ cắm sâu vào đất ở vách hào Dùng ống thép là giải pháp đơn giản và kinh tế nhất, thực tế đã cho thấy việc dùng ống thép thích hợp cho hào sâu 12 - 15m Tuy nhiên mối nối nửa trụ có nhược điểm là không thường xuyên bảo đảm tính chống thấm bởi vì độ sai lệch của vách hào so với phương thẳng đứng hoặc tạo nên trong vách những chỗ lõm sẽ dẫn đến việc ống vách không ép chặt vào đất trên toàn bộ chiều cao Kết quả là bê tông sẽ chảy sang đốt bên cạnh còn lại ở mối nối là bê tông bị rỗ Ngoài ra rất khó làm sạch bề mặt của mối nối khỏi cặn sét khi đổ
bê tông đốt tiếp theo, tại chỗ nối không có cốt thép ngang và không có độ bền uốn tại mối nối Với loại vách chắn là thép tấm có tăng cường ở mép là thép góc và thép chữ
U Thép chữ U cũng dùng để định hướng khi hạ khung cốt thép vào hào, khoảng cách giữa các thép chữ U phù hợp với bề rộng thiết kế của tường còn thép góc thì nhô ra khỏi hào 3cm mỗi phía để đảm bảo không thấm qua mối nối khi đổ bê tông
Các cốt thép phân bố trong khối đổ (bước đào) số 1 được hàn vào sắt góc với bước
là 50cm để chịu áp lực của bê tông từ tấm chắn truyền vào Đầu kia của các thanh neo này được hàn vào một thép góc đặt thẳng đứng mà cánh của nó sẽ lùa vào sau cánh của thép chữ U Các thép góc được liên kết với nhau bằng các thanh cốt thép tạo thành một lưới ô vuông Khi lắp ghép lần lượt các khung cốt thép vào hào thì khối đổ thứ nhất đã đổ xong
Khung cốt thép được treo lên cần cẩu, lùa phía trái vào rãnh thép U, mép bên phải
hạ theo một khung dẫn hướng vào hào Kích thước khe dẫn hướng bằng U có khe hở