Đa dạng sinh học là thuật ngữ thể hiện tính đa dạng của các thể sống, loài và quần thể, tính biến động di truyền giữa chúng và tất cả sự tập hợp phức tạp của chúng thành các quần xã và hệ sinh thái. Đa dạng sinh học được thể hiện ở ba cấp độ: đa dạng di truyền, đa dạng về loài và đa dạng về hệ sinh thái. Giá trị của đa dạng sinh học là vô cùng to lớn và có thể chia thành hai loại giá trị: giá trị trực tiếp và giá trị gián tiếp. Giá trị kinh tế trực tiếp của tính đa dạng sinh học là những giá trị của các sản phẩm sinh vật mà được con người trực tiếp khai thác và sử dụng cho nhu cầu cuộc sống của mình; còn giá trị gián tiếp bao gồm những cái mà con người không thể bán, những lợi ích đó bao gồm số lượng và chất lượng nước, bảo vệ đất, tái tạo, giáo dục, nghiên cứu khoa học, điều hòa khí hậu và cung cấp những phương tiện cho tương lai của xã hội loài người.
Trang 1MỤC LỤC
Trang 2A PHẦN MỞ ĐẦU
Đa dạng sinh học là thuật ngữ thể hiện tính đa dạng của các thể sống, loài và quần
thể, tính biến động di truyền giữa chúng và tất cả sự tập hợp phức tạp của chúng thành các quần xã và hệ sinh thái Đa dạng sinh học được thể hiện ở ba cấp độ: đa dạng di truyền, đa dạng về loài và đa dạng về hệ sinh thái
Giá trị của đa dạng sinh học là vô cùng to lớn và có thể chia thành hai loại giá trị: giá trị trực tiếp và giá trị gián tiếp Giá trị kinh tế trực tiếp của tính đa dạng sinh học là những giá trị của các sản phẩm sinh vật mà được con người trực tiếp khai thác và sử dụng cho nhu cầu cuộc sống của mình; còn giá trị gián tiếp bao gồm những cái mà con người không thể bán, những lợi ích đó bao gồm số lượng và chất lượng nước, bảo vệ đất, tái tạo, giáo dục, nghiên cứu khoa học, điều hòa khí hậu và cung cấp những phương tiện cho tương lai của xã hội loài người
Nước Việt Nam nằm ở Đông Nam bán đảo Đông Dương, có phần đất liền rộng
khoảng 330.000 km2, với đường bờ biển dài khoảng 3.200km, phần nội thủy và lãnh hải gần với bờ biển rộng khoảng hơn 22.600 km2 Nước Việt Nam có đường biên giới đất liền tiếp giáp với 3 nước láng giềng dài khoảng 4.630 km, trong đó có 1.463 km với Trung Quốc, 2.067 km với Lào và 1.100 km với Campuchia
Địa hình Việt Nam phức tạp, nhiều núi, ba phần tư diện tích của cả nước là đồi núi, với đỉnh núi cao nhất là Phanxipan (3.143 m) ở phía Tây Bắc, nơi các dãy núi cao được hình thành do sự kéo dài của dãy núi Himalaya Các hệ núi phía Nam sông Hồng kéo dài xuống phía Nam thành dãy Trường Sơn vào tận cuối Trung Trung Bộ Ở Nam Bộ địa hình thấp và bằng phẳng
Tuy nằm trong phạm vi vùng nhiệt đới, nhưng do ảnh hưởng của vị trí địa lí và địa hình nên khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa cận xích đạo
Cho đến nay vẫn chưa có được một sự phân chia chính xác và đầy đủ khu sinh vật ở Việt Nam Mặc khác do điều kiện thiên nhiên rất phức tạp nên tính chất sinh vật nói chung và khu hệ động – thực vật nói riêng không đồng nhất
Dựa vào các đặc điểm về địa lí, khí hậu, tính chất của sinh vật và các tác giả nghiên cứu, ta có thể phân chia khu hệ sinh vật Việt Nam như sau:
- Khu Đông Bắc
- Khu Tây Bắc
- Khu đồng bằng sông Hồng
- Khu Bắc Trung Bộ (Bắc Trường Sơn)
- Khu Nam Trung Bộ
- Khu Tây Nguyên
- Khu Đông Nam Bộ
- Khu Tây Nam Bộ (đồng bằng sông Mê Kông)
Trang 3Vùng Đông Bắc Việt Nam là vùng lãnh thổ ở hướng Bắc vùng đồng bằng sông Hồng Gọi là đông bắc để phân biệt với vùng tây bắc, còn thực chất nó ở vào phía bắc và đông bắc của Hà Nội, rộng hơn vùng Việt Bắc Vùng đông bắc là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia là Vùng tây bắc và Đồng bằng sông Hồng)
Đây là vùng núi và trung du với nhiều khối núi và dãy núi đá vôi hoặc núi đất Phần phía tây, được giới hạn bởi thung lũng sông Hồng và thượng nguồn sông Chảy, cao hơn, được cấu tạo bởi đá granit, đá phiến và các cao nguyên đá vôi Thực chất, đây là rìa của cao nguyên Vân Nam Những đỉnh núi cao của vùng đông bắc đều tập trung ở đây, như Tây Côn Lĩnh, Kiêu Liêu Ti
Trang 4I ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA KHU ĐÔNG BẮC
Đông Bắc là vùng phân bậc chuyển tiếp từ thềm lục địa, qua dải ven biển hẹp, đến đồng bằng, đồi núi thấp, rồi tới vùng núi trung bình và cao
- Diện tích tự nhiên: 54.660 km2
- Đã bố trí:
5 công viên (vườn) quốc gia ( Cát Bà, Bái Tử Long, Ba Bể, Tam Đảo, Xuân Sơn) với diện tích 90.524 ha
14 Khu dự trữ thiên nhiên: Du Gìa, Bắc Mế, Phong Quang, Cham Chu, Kim Hỷ, Hữu Liên, Khe Rỗ, Tây Yên Tử, Kỳ Thượng, Trùng Khánh, Tây Côn Lĩnh, Yên Tử, Bát Đại Sơn và Tam Tạo với diện tích 252.306 ha
3 khu bảo vệ loài/sinh cảnh: Mỏ Rẽ - Bắc Sơn, Na Hang và Xuân Lạc với diện tích 55.511 ha
11 khu bảo vệ cảnh quan: Kim Bình, Tân Trào, Pắc Pó, Thần Sa – Phượng Hoàng, Núi Pia – oắc, Hồ Núi Cốc, Yên Thế, Ải Chi Lăng, các đảo Vịnh Hạ Long, Bãi Cháy và Đền Hùng với diện tích 61.709 ha
Trang 5Nguồn tài nguyên: đã thống kê được 3.500 loài thực vật, 109 loài thú, 179 loài chim,
178 loài bò sát – lưỡng thể, 146 loài cá nước ngọt và 263 loài động vật không xương sống
II KHU HỆ THỰC VẬT
1 Một số đặc điểm khu hệ thực vật
Ở vùng vỹ độ cao nhất nước ta, địa hình chủ yếu là đồi núi thấp với những cánh cung
mở rộng về phía Đông Bắc đã tạo điều kiện cho sự xâm nhập không khí lạnh và khô từ lục địa phía Nam Trung Quốc tràn về Gió mùa Đông Bắc tác động đến khu này gây ra nhiệt độ thấp trong mùa đông Tuy vậy tính chất nhiệt đới ẩm vẫn là cơ bản
Trên các vành đai thấp (200-600m) có kiểu rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới với loài ưu thế là táu mật (Vatica odorata subsp.tonkinensis – Dipterocarpaceae) Nhưng
rừng nguyên sinh kiểu này còn rất ít, một số rừng đã bị tàn phá nặng, sau đó được phục hồi thành rừng thứ sinh gồm nhiều loài cây tạp, mọc nhanh kém giá trị như xoan, chẹo, ngát…
Ở khu vực ẩm nhiều (do ảnh hưởng của không khí biển) như vùng Quảng Ninh có
rừng lá rộng với loài thuộc họ Dẻ (Fagaceae) như các chi Dẻ đá (Lithocarpus), Dẻ gai (Castanopsis).
Ở độ cao 500 – 600m có kiểu rừng á nhiệt đới mà thành phần phổ biến là các loài di
cư từ khu hệ thực vật Quảng Đông – Đài Loan thuộc họ Long não (Lauraceae) và họ Ngọc lan (Magnoliaceae).
Ở độ cao dưới 2000m thường gặp các loài á nhiệt đới núi cao hoặc ôn đới như pơ
mu, bách xanh, sa mu dầu hoặc các loài thuộc nghành Hạt trần khác
Khu vực này có nhiều núi đá vôi (như ở Bắc Sơn, Đồng Văn, Trùng Khánh…), thành phần thực vật mang tính chất nhiệt đới rõ và gồm phần lớn các loài ưa vôi như nghiến (họ
Đay – Tiliaceae), mạy tèo, teo nồng (họ Dâu tằm – Moraceae)… Nhiều loài thực vật đặc trưng cho vùng núi đá vôi Việt Nam như: Trai (Garcinia fagraeoides), Nghiến
(Burretiondendron hsienmu, B.tonkinensis), Hoàng đàn (Dacrydium lusitannica), Đinh thối (Fernandoa spp.), Pơ mu (Fokienia hodginsii), Thông năm lá (Pinus
kwangtungensis), Thiết sam lá ngắn (Pseudotsuga brevifolius), Thông đỏ (Taxus
chinensis), Du sam đá vôi (Keteleeria davidiana).
Ở vùng ven biển khu Đông Bắc có rừng ngập mặn (Mangrove) trên đất rừng ngập
mặn bởi thủy triều hoặc trên đất mặn ven bờ vùng cửa sông Ở đây các loài thuộc họ
Đước (Rhizophoarceae) như trang, đước, vẹt và một số loài cây thuộc các họ khác như sú (họ Myrsinaceae), mắm (họ Avicenniaceae).
Vùng Đông Bắc thành phần cây thuốc pha tạp giữa cây thuốc nhiệt đới và cây thuốc cận nhiệt đới Trạm cây thuốc Tam Đảo với 175 loài Vùng núi cao trên 1.500m ở vùng biên giới phía Bắc có nhiều cây thuốc quý của vùng cận nhiệt đới như Hoàng tinh
(Polygonatum kingianum), Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora), Tục đoạn (Dipsacus
japonicus), Bách hợp (Lilium brownii var colchesteri), Tiền hồ (Angelica decursiva)…
2 Loài đặc hữu
Trang 62.1 Thiết sam giả lá ngắn và thiết sam núi đá
Theo sách “Thông Việt Nam: Nghiên cứu hiện trạng bảo tồn năm 2004” thì Thiết sam núi đá và Thiết sam giả là 2 trong số 33 loài Thông của Việt Nam được xếp vào danh sách các loài bị đe dọa tuyệt chủng ở mức độ quốc gia và quốc tế
Thiết sam giả lá ngắn Thiết sam núi đá.
Ở Việt Nam, kết quả điều tra nhiều năm cho thấy, Thiết sam giả được phân bố trên núi đá vôi của các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn Đây là vùng phân bố cực nam của chi Thiết sam giả ở châu Á Trong khi đó, Thiết sam núi đá chỉ công bố phát hiện được ở một số địa điểm trên vùng núi đá vôi thuộc hai tỉnh Hà Giang và Cao Bằng như khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn (Hà Giang) và Nguyên Bình, Yên Lạc (Cao Bằng).
Thiết sam núi đá có tên khoa học là Tsuga chinensis (Franch) Prit Ex Diel thuộc họ thông (Pinaceae) Thiết sam núi đá có tán tỏa rộng hình thành từ nhiều cành dàn trải, có chiều cao tối đa tới 15 – 18m, đường kính ngang ngực 0,6 – 0,8m hoặc lớn hơn Ở Hapuda, chúng tôi đã gặp những cây Thiết sam núi đá cao khoảng 12 – 15m, đường kính 0,4 – 0,5m.
Thiết sam giả cũng thuộc họ Thông, có tên khoa học là Pseudotsuga sinensis Dode Thiết sam giả có hình dạng, kích thước gần giống Thiết sam núi đá, đặc biệt là lá Nếu không có nón rất dễ nhầm với Thiết sam núi đá Điều này lý giải tại sao ở Hapuda, Thiết sam giả và Thiết sam núi đá đều được người dân gọi là “xuất chày” (tiếng Mông)
2.2 Du sam đá vôi
Trang 7Du sam đá vôi.
Du sam đá vôi, hay còn gọi Du sam, có tên khoa học Keteleeria davidiana (Bertrand)
Beissn Đây là loài cây gỗ lớn thuộc họ Thông (Pinaceae), có phân bố tự nhiên tại Việt Nam và Trung Quốc Tại Việt Nam, Du sam có phân bố rất hẹp, số lượng cá thể ít, chỉ còn lại một số cá thể trên các đỉnh dông núi đá vôi vùng Kim Hỷ tỉnh Bắc Kạn Gỗ Du sam tốt, có mùi thơm, dễ gia công chế biến Hiện nay Du sam đang bị khai thác ráo riết, loài này đang có nguy cơ tuyệt chủng rất cao.
Trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007, Du sam được xếp vào nhóm thực vật nguy cấp – EN,
vì vậy cần được bảo vệ nghiêm ngặt Đây là loài cây gỗ, cao tới 20 – 25m, đường kính có thể đạt 60 – 80cm, vỏ thân màu nâu xám, nứt dọc và bong mảng, thịt vỏ dày màu nâu hồng, phần sát gỗ màu trắng hơi vàng, vỏ giòn có mùi thơm nhẹ.
2.3 Hà thủ ô đỏ
ỏn, mằn năng ón (Tày), khua lình (Thái), xạ ú sí (Dao).Họ: Rau răm (Polygonaceae).
Trang 8Hà thủ ô đỏ.
Dây leo bằng thân quấn, sống lâu năm Thân mềm, nhẵn, mọc xoắn vào nhau Rễ phình thành củ, màu nâu đỏ, củ nguyến có hình giống củ khoai lang Lá mọc so le, hình mũi tên, gốc hình tim, đầu thuôn nhọn, dài 5 - 8cm, rộng 3 - 4cm, 3 - 5 gân xuất phát từ gốc lá, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng; cuống dài khoảng 2 cam, phủ lông tơ, bẹ chìa mỏng, ngắn, có lông dài Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành chuỳ phân nhánh, dài hơn lá; lá bắc ngắn; hoa nhỏ nhiều, màu trắng; nhị 8, thường dính vào gốc của bao hoa Quả hình 3 cạnh, nhẵn bóng, nằm trong bao hoa mà 3 mảnh ngoài phát triển thành những cánh rộng Mùa hoa: tháng 9 -11; mùa quả: tháng 12 – 2
3 Thực trạng
Thực vật khu Đông Bắc tuy phong phú và đa dạng nhưng phần lớn không còn giữu được tính chất nguyên sinh nữa Do tác động của con người nên ở nhiều nơi như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang…chỉ còn rừng thứ sinh hoặc trảng cây bụi, trảng cỏ với cây tạp, ưa sáng Bên cạnh đó có nhiều rừng trồng được phát triển trên đất thoái hóa như rừng
bồ đề, sau sau, thông nhựa Trên một số đồi cải tạo có trồng một số loài cây công nghiệp như chè, trẩu, sở
III KHU HỆ ĐỘNG VẬT
1 Một số đặc điểm khu hệ động vật
Châu thổ sông Hồng, mặc dù đã bị biến đổi rất nhiều do sức ép của con người, vẫn
là nơi trú chân và nơi nghỉ qua đông quan trọng cho nhiều loài chim di cư, mặc dù hầu hết tất cả các loài thú bản địa và một loạt các loài cây của đất ngập nước và rừng đầm lầy hiện đã biến mất Địa hình đá vôi lộ thiên là nơi cư trú của của các quần xã chuyên hoá,
Trang 9trong đó có nhóm voọc có quan hệ họ hàng gần gũi (giống Trachypithecus) Tuy nhiên,
phần lớn tính đa dạng của khu vực này gắn liền với các khu rừng thường xanh, trong đó
có các loài chim đất lớn, chim hót, sóc, chuột chù, hươu và linh trưởng Đáng tiếc là, việc
mất môi trường sống và khai thác đã lấy đi một phần lớn những loài này – voi (Elephas maximus) hiện đã gần bị tuyệt chủng ở đây và tê giác một sừng (Rhinoceros sondaicus)
một thời đã từng phân bố ở vùng Tây Nam của khu vực này, đến nay đã biến mất
Từ khía cạnh lịch sử, chim và thú đã được khảo sát tương đối kỹ, trong đó có cuộc thám hiểm năm 1928-1929 tới Việt Nam, Lào và Siêm (nay là Thái Lan) do Theodore Roosevelt, Jr đứng đầu Các cuộc khảo sát sinh học đã phát hiện ra các quần thể trước đây chưa từng được biết (mặc dù đã được mong đợi) của vượn đen tuyền
(Hylobates [Nomascus] concolor concolor; thuộc loại nguy cấp), voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus; thuộc loại đặc biệt nguy cấp), niệc cổ hung (Aceros nipalensis; thuộc loại sắp nguy cấp) Một trong những vùng được nghiên cứu kỹ nhất của
Việt Nam là Tam Đảo nằm trải dài trên 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang Dãy núi granit nằm độc lập này là khu nghỉ của người Pháp trong thời kỳ thuộc địa và hiện nay phần nào được sát nhập với Vườn Quốc gia Tam Đảo Số lượng loài có phân bố
ở đây thuộc loại cao nhất ở trong nước và trong đó có cả những nhóm chưa được nghiên cứu kỹ như bướm và các loài động vật không xương sống khác
Đa số các loài thú có phạm vi phân bố địa lý kéo dài xuống phía Nam đến khu vực này từ Trung Quốc và Himalaya Một số phổ biến ở các khu vực ôn đới, trong đó có hươu
xạ (Moschus berezovskii) có phân bố rộng khắp vùng miền Nam và miền Trung của Trung Quốc và Tây Tạng và lửng chó (Nyctereutes procyonoides) có phân bố tự nhiên bao gồm phần lớn khu vực Đông Á Một số loài phân bố hẹp hơn như khỉ mốc (Macaca assamensis), thỏ Đông Trung Quốc (Lepus sinensis) và một số loài chuột chù và chuột
chũi (bộ Insectivora)
Các loài chỉ thị: Vooc đầu trắng (T.framcoisi poliocephalus), Vooc mũi hếch
(T.avunculus), Vượn đen (Hylobates concodor), Cá Cóc Tam Đảo ( Paramesotriton
delustalli), Hưu xạ (Moschus moschiferus).
2 Loài đặc hữu
Cá cóc Tam Đảo có cơ thể rắn chắc, đầu to có hình tam giác, chân to và đuôi dài
dẹt theo chiều thẳng đứng Nó là loài lớn nhất trong giống cá cóc bụng
sần Paramesotriton: đã có những ghi nhận là con trưởng thành trong tự nhiên dài tới hơn 21cm và chúng rất có thể lớn hơn nữa Nhìn từ trên xuống thì loài này không có gì đặc biệt Da có màu nâu ôliu bùn (gần như đen) ở trên lưng được bao phủ bởi rất nhiều hạt
và bướu nhỏ; sự kết hợp giữa màu sắc và cấu trúc da này khiến nó trông rất giống với màu ở đáy suối và nền rừng Nhưng khi phân bên dưới lộ ra, chúng mất hết khả năng ngụy trang vì màu tối ở phần trên được thay bằng các họa tiết đỏ sặc sỡ bên dưới Toàn
bộ phần cổ, bụng và đuôi xuống đến tận đầu cuối cùng của cá cóc bụng hoa được bao phủ bởi các đốm lớn không đồng đều có màu da cam sáng đến màu đỏ son và được phân tách bởi một mạng lưới các vệt đen.
Trang 10Cá cóc Tam Đảo.
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NA HANG (TÁT KẺ - BẢN BUNG) VÀ VOOC MŨI HẾCH
Tuy chưa điều tra đầy đủ nhưng bước đầu đã ghi nhận ở đây 90 loài thú, 263 loài chim, 61 loài bò sát và 35 loài ếch nhái Kết quả đó cho thấy khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang có tính đa dạng sinh học cao, với 13 loài thú đã được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, đặc biệt là sự tồn tại của loài linh trưởng đang bị đe dọa trên toàn cầu, hiện đây là nơi duy nhất ở Việt Nam có loài Vooc mũi hếch sinh sống với quần thể lớn nhất.
Theo kết quả nghiên cứu của kiểm lâm và dự án TCP loài Vooc mũi hếch ở đây có
2 quần thể sống tách biệt ở 2 khu Tát Kẻ và Bản Bung Căn cứ vào số liệu từ trước đến nay, có thể dự đoán được số lượng tại khu Tát Kẻ có từ 120-150 cá thể; ở khu Bản Bung
có từ 50-60 cá thể (Hạt Kiểm lâm RĐD Na Hang pers.com.2001) Không chỉ là nơi sinh sống của loài Vooc mũi hếch tại đây còn có 8 loài Khỉ hầu bị đe dọa tuyệt chủng mang tính toàn cầu.
Sự đa dạng về sinh học và là vùng phân bố thế giới của loài Vooc mũi hếch và Vooc đầu trắng nên Quỹ bảo tồn thế giới của Mỹ (WWF-US) đã xác định đây là vùng nằm trong 01 của 223 hệ sinh thái có giá trị đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới (Olson & Dinnerstein, 1998)