Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 33 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
33
Dung lượng
756,5 KB
Nội dung
1890 - 1969 Phần I LỊCH SỬ VÀ SỰ KIỆN Phần I LỊCH SỬ VÀ SỰ KIỆN Mùa xuân năm 1931, từ ngày 20 đến ngày 26/3, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2, Trung ương Đảng đã giành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn. Trước sự phát triển lớn mạnh của Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành tổ chức Đoàn từ xã, huyện đến cơ sở Phần I LỊCH SỬ VÀ SỰ KIỆN Sự phát triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta. Đó là sự vận động khách quan phù hợp với cách mạng nước ta; đồng thời, phản ánh công lao trời biển của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng kính yêu - Người đã sáng lập và rèn luyện tổ chức Đoàn. Được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 - 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh. Phần I LỊCH SỬ VÀ SỰ KIỆN Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần: - Từ 1931- 1936: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương - Từ 1937 - 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương - Từ 11/1939 - 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương - Từ 5/1941 - 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam - Từ 25/10/1956 - 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam - Từ 2/1970 - 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh - Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Những thế hệ thanh niên kế tiếp nhau đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do của Tổ Quốc, vì chủ nghĩa xã hội đã liên tiếp lập nên những chiến công xuất sắc và trưởng thành vượt bậc.vinh. Phần I LỊCH SỬ VÀ SỰ KIỆN I. Vị trí, nguyên tắc hoạt động và nhiệm vụ của tổ chức đoàn 1. Vị trí của tổ chức Đoàn Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Được xây dựng, rèn luyện và trưởng thành qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng, Đoàn đã tập hợp đông đảo thanh niên phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam, là lực lượng xung kích cách mạng, là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của tuổi trẻ; phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên và trong các tổ chức thanh niên Phần I LỊCH SỬ VÀ SỰ KIỆN I. Vị trí, nguyên tắc hoạt động và nhiệm vụ của tổ chức đoàn Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đoàn phối hợp với các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, tổ chức kinh tế, xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi; tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đoàn kết, phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng với các tổ chức thanh niên tiến bộ, thanh niên và nhân dân các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì tương lai và hạnh phúc của tuổi trẻ Phần I LỊCH SỬ VÀ SỰ KIỆN I. Vị trí, nguyên tắc hoạt động và nhiệm vụ của tổ chức đoàn 2. Nguyên tăc hoạt động của tổ chức Đoàn Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ: Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn do bầu cử lập ra, thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đoàn viên ở cấp ấy. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo là Ban Chấp hành do đại hội Đoàn cùng cấp bầu ra; giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban Thường vụ do Ban Chấp hành cùng cấp bầu ra. Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành cấp nào do Đại hội cấp đó quyết định theo Hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn. Số lượng Ủy viên Ban Thường vụ không quá một phần ba số lượng Ủy viên Ban Chấp hành. Ở cấp Trung ương, số lượng Bí thư Trung ương Đoàn không quá một phần ba số lượng Ủy viên Ban Thường vụ Phần I LỊCH SỬ VÀ SỰ KIỆN I. Vị trí, nguyên tắc hoạt động và nhiệm vụ của tổ chức đoàn 3. Nhiệm vụ của tổ chức Đoàn Tổ chức cơ sở Đoàn có nhiệm vụ: Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi Tổ chức các hoạt động, tạo môi trường giáo dục, rèn luyện đoàn viên, thanh thiếu nhi nhằm góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương, đơn vị Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế - xã hội làm tốt công tác thanh niên, chăm lo xây dựng Đoàn, tích cực xây dựng cơ sở Đoàn, Hội, Đội ở địa bàn dân cư, tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền Phần I LỊCH SỬ VÀ SỰ KIỆN III. Các kì Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: 8. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ tám - Đại hội tổ chức tại Thủ đô Hà Nội - Thời gian từ ngày 07 đến ngày 11 tháng 12 năm 2002 - Đồng chí Hoàng Bình Quân, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa VII được bầu lại làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa VIII 9. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ chín - Đại hội tổ chức tại Thủ đô Hà Nội - Thời gian từ ngày 17 đến ngày 21 tháng 12 năm 2007 - Đồng Chí Võ Văn Thưởng: Bí thư thứ nhất trung ương Đoàn, Chủ tịch Hôi LHTN Việt Nam (Đến ngày 05/10/2011 đồng Chí Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn (khóa 9), thay đồng chí Võ Văn Thưởng được Bộ Chính trị phân công nhiệm vụ mới (Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi) + Đồng Chí Lâm Phương Thanh: Bí thư, chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Phần I LỊCH SỬ VÀ SỰ KIỆN III. Các kì Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: 10. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ mười - Đại hội tổ chức tại Thủ đô Hà Nội - Thời gian từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 12 năm 2012 Anh Nguyễn Đắc Vinh tái đắc cử Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn; anh Phan Văn Mãi, anh Dương Văn An, chị Nguyễn Thị Hà, anh Nguyễn Mạnh Dũng tái đắc cử Bí thư T.Ư Đoàn. Chánh Văn phòng T.Ư Đoàn, anh Nguyễn Long Hải; Trưởng ban Tổ chức T.Ư Đoàn, anh Đặng Quốc Toàn được bầu giữ chức Bí thư T.Ư Đoàn khóa X. Anh Đặng Quốc Toàn sinh năm 1977 là người trẻ nhất trong Ban Bí thư T.Ư Đoàn khóa X Phần I LỊCH SỬ VÀ SỰ KIỆN III. Các kì Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: **** Số lần đại hội: Trung ương Đoàn: 10 Tỉnh Đoàn: 17 Huyện Đoàn: 18 Đoàn trường THPT Núi Thành: 37 *** Bí thư Trung ương Đoàn: Nguyễn ĐắcVinh Bí thư Tỉnh Đoàn: Thái Bình Bí thư Huyện Đoàn: Trần Công Hiệu Bí thư Đoàn trường: Phan Công Định Phần II TÌM HIỂU ĐIỀU LỆ ĐOÀN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN Phần II TÌM HIỂU ĐIỀU LỆ ĐOÀN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN I Bài ca thức Đoàn: Bài ca chính thức của Đoàn là bài hát "Thanh niên làm theo lời Bác" nhạc và lời: Hoàng Hòa II. Ý nghĩa của Huy hiệu Đoàn Biểu thị sức mạnh, ý chí của thanh niên Việt Nam: tính xung kích của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. bác Hồ đã tổng kết ý nghĩa của Huy hiệu Đoàn: "Tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên" Phần II TÌM HIỂU ĐIỀU LỆ ĐOÀN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN III. Tìm hiểu điều lệ Đoàn 1. Giới thiệu chung Điều lệ Đoàn gồm có 12 chương với 42 điều + Chương I: Đoàn viên + Chương II: Nguyên tắc, cơ cấu , tổ chức và hoạt động của Đoàn + Chương III: Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện + Chương IV: Tổ chức cơ sở Đoàn + Chương V: Đoàn khối, Đoàn ngành, Đoàn ở nước ngoài + Chương VI: Tổ chức Đoàn trong quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt nam + Chương VII: Công tác kiểm tra của Đoàn và Ủy ban kiểm tra các cấp + Chương VIII: Khen thưởng và kỷ luật của Đoàn + Chương IX: Đoàn với các tổ chức Hội của thanh niên + Chương X: Đoàn phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh + Chương XI: Tài chính của Đoàn + Chương XII: Chấp hành điều lệ Đoàn Phần II TÌM HIỂU ĐIỀU LỆ ĐOÀN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN III. Tìm hiểu điều lệ Đoàn Tìm hiểu số vấn đề cụ thể **Các đặc trưng người đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 1.- Đoàn viên Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là thanh niên Việt Nam tiên tiến, phấn đấu vì lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh; có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, có lối sống lành mạnh, cần kiệm, trung thực;tích cực, gương mẫu trong học tập, lao động, hoạt động xã hội và bảo vệ Tổ quốc, gắn bó mật thiết với thanh niên; chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và Điều lệ Đoàn. 2.- Điều kiện xét kết nạp đoàn viên: Thanh niên Việt Nam tuổi từ 15 đến 30 (tức 15 tuổi + 1 ngày đến không quá 30 tuổi), tích cực học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc, được học và tán thành Điều lệ Đoàn, tự nguyện hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Đoàn và có lý lịch rõ ràng đều được xét kết nạp vào Đoàn. Phần II TÌM HIỂU ĐIỀU LỆ ĐOÀN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN III. Tìm hiểu điều lệ Đoàn Tìm hiểu số vấn đề cụ thể **Các đặc trưng người đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 3.- Thủ tục kết nạp đoàn viên: (Là học sinh THPT) - Thanh niên vào Đoàn tự nguyện viết đơn, báo cáo lý lịch của mình với Đoàn - Được học điều lệ Đoàn và trang bị những kiến thức cơ bản về Đoàn - Được Chi hội Hội LHTN giới thiệu - Được Hội nghị Chi đoàn xét kết nạp từng người Phần II TÌM HIỂU ĐIỀU LỆ ĐOÀN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN III. Tìm hiểu điều lệ Đoàn Tìm hiểu số vấn đề cụ thể **Nhiệm vụ của đoàn viên 1.- Luôn luôn phấn đấu vì lý tưởng của Đảng và Bác Hồ. Tích cực học tập, lao động, rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2.- Gương mẫu chấp hành và vận động thanh, thiếu nhi thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền. Chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Đoàn và các Nghị quyết của Đoàn, tích cự tuyên truyền về tổ chức Đoàn trong thanh niên, sinh hoạt Đoàn và đóng đoàn phí đúng quy định 3.- Liên hệ mật thiết với thanh niên, tích cực xây dựng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; giúp đỡ thanh niên và trở thành đoàn viên Phần II TÌM HIỂU ĐIỀU LỆ ĐOÀN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN III. Tìm hiểu điều lệ Đoàn Tìm hiểu số vấn đề cụ thể ** Quyền của đoàn viên 1.- Được yêu cầu tổ chức Đoàn đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, được giúp đỡ và tạo điều kiện để phấn đấu trưởng thành. 2.- Được ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn. 3.- Được thông tin, thảo luận, chất vấn, phê bình, biểu quyết, đề nghị và bảo lưu ý kiến của mình về các công việc của Đoàn. Phần II TÌM HIỂU ĐIỀU LỆ ĐOÀN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN III. Tìm hiểu điều lệ Đoàn Tìm hiểu số vấn đề cụ thể **Về khen thưởng, kỷ luật - Cán bộ, đoàn viên, thanh niên, thiếu nhi, tổ chức Đoàn, Hội, Đội và những người có công trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ, trong công tác xây dựng Đoàn, Hội, Đội và phong trào thanh thiếu nhi đều được Đoàn xem xét khen thưởng hoặc đề nghị các cấp chính quyền khen thưởng. - Việc thi hành kỷ luật của Đoàn nhằm giữ vững sự thống nhất ý chí và hành động, bảo đảm kỷ cương của Đoàn và giáo dục cán bộ, đoàn viên. Tổ chức Đoàn và cán bộ, đoàn viên khi vi phạm kỷ luật phải xử lý công minh, chính xác, kịp thời và được thông báo công khai. Phần II TÌM HIỂU ĐIỀU LỆ ĐOÀN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN III. Tìm hiểu điều lệ Đoàn Tìm hiểu số vấn đề cụ thể **Về khen thưởng, kỷ luật - Hình thức kỷ luật: Tùy theo mức độ, tính chất vi phạm khuyết điểm của cán bộ, đoàn viên và tổ chức Đoàn mà áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ.(Xoá tên trong danh sách Đoàn) - Chi đoàn xem xét ra quyết định xoá tên trong danh sách đoàn viên và báo cáo lên Đoàn cấp trên trực tiếp đối với các trường hợp sau: + Chi đoàn xem xét quyết định xoá tên đoàn viên và báo cáo lên Đoàn cấp trên trực tiếp đối với trường hợp đoàn viên không tham gia sinh hoạt Đoàn hoặc không đóng đoàn phí ba tháng trong một năm mà không có lý do chính đáng + Đoàn viên thiếu ý thức với sinh hoạt Đoàn, không đăng ký thực hiện chương trình rèn luyện đoàn viên, sau thời gian hướng dẫn và giúp đở của Chi đoàn mà chưa sửa chữa tiến bộ Phần II TÌM HIỂU ĐIỀU LỆ ĐOÀN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN IV. Giới thiệu truyền thống Đoàn trường THPT Núi Thành Cùng với sự ra đời của mái trường THPT Núi Thành, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường THPT Núi Thành đã thành lập cách đây hơn 36 năm. Đến nay Đoàn trường đã trãi qua 36 lần Đại hội, hằng năm đã kết nạp hơn 75% thanh niên học sinh đứng vào tổ chức Đoàn và đã có 12 giáo viên giữ chức vụ Bí thư Đoàn qua các thời kì. Theo dòng thời gian, Đoàn trường không ngừng lớn mạnh, dù trong thời điểm nào, Đoàn trường vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần vào thắng lợi chung về công tác giáo dục của nhà trường. Đoàn viên thanh niên nhà trường luôn là lực lượng xung kích đi đầu trong mọi hoạt động của nhà trường và địa phương Phần II TÌM HIỂU ĐIỀU LỆ ĐOÀN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN IV. Giới thiệu truyền thống Đoàn trường THPT Núi Thành Đoàn trường THPT Núi Thành là một điểm sáng của phong trào hoạt động Đoàn trên toàn Huyện, Tham gia tích cực các hoạt động doa Huyện Đoàn tổ chức và là cơ sở Đoàn luôn dẫn đầu trong các hoạt động công tác Đoàn tại địa phương Từ năm học 1997- 1998 đến nay, Đoàn trường luôn đạt danh hiệu Xuất săc cấp tỉnh và trong hầu hết các cuộc thi do các cấp phát động trong học sinh THPT, Đoàn trường luôn có các cá nhân đạt giải cấp tỉnh và Trung ương. Năm 2001, Đoàn trường vinh dự được Trung ương Đoàn tặng cờ thi đua cho cơ sở có phong trào Đoàn vững mạnh 5 năm liền. trong năm học 2005 – 2006. Đoàn trường có 1 học sinh đạt giải khuyến khích cấp Trung ương cuộc thi viết UPU lần thứ 35, 1 học sinh được tặng thưởng danh hiệu Nữ Sinh Việt Nam, Đoàn trường được Trung ương Đoàn tặng danh hiệu có phong trào Đoàn xuất sắc., Năm học 2012 – 2013 Đoàn trường có1 đoàn viên được Trung ương Đoàn tặng giải thưởng Lý Tự Trọng. .Lần thứ hai được giải khuyến khích cấp Quốc gia cuộc thi “Sức khỏe học đường”. Đoàn trường được tặng danh hiệu “Đoàn trường vững mạnh xuất sắc tiêu biểu” cấp tỉnh Phần II TÌM HIỂU ĐIỀU LỆ ĐOÀN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN IV. Giới thiệu truyền thống Đoàn trường THPT Núi Thành Tính đến nay, Đoàn trường đã giới thiệu cho cấp Ủy Đảng xét kết nạp Đảng cho 6 học sinh là đoàn viên xuất sắc, năm học 20112012, Huyện Ủy Núi thành đã ra quyết định chuẩn y và đề nghị Đảng bộ trường Đại học y Huế xét kết nạp cho 1 đ/c là đoàn viên học sinh trường ta Với truyền thống đó, Đoàn trường mong muốn mỗi đoàn viên, thanh niên khi đã được sinh hoạt tại trường hãy phấn đấu rèn luyện và học tập để góp phần xây dựng Đoàn trường ngày một lớn mạnh hơn