1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình mắc bệnh tiêu chảy ở lợn tại trại chăn nuôi cổ phần thiên thuận tường cẩm phả quảng ninh và các biện pháp phòng trị bệnh

63 462 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

Để giảm thiểu những thiệt hại do hội chứng tiêu chảy gây ra đối với cơ sở nuôi lợn tập trung, em tiến hành nghiên cứu đề tài:"Tình hình mắc bệnh tiêu chảy ở lợn tại trại chăn nuôi cổ ph

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - -

LƯU HOÀNG THẮNG

Tên đề tài:

TÌNH HÌNH MẮC BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN TẠI TRẠI CHĂN NUÔI CỔ

PHẦN THIÊN THUẬN TƯỜNG – CẨM PHẢ - QUẢNG NINH

VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính qui Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2011 - 2016

Thái Nguyên – 2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - -

LƯU HOÀNG THẮNG

Tên đề tài:

TÌNH HÌNH MẮC BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN TẠI TRẠI CHĂN NUÔI CỔ

PHẦN THIÊN THUẬN TƯỜNG – CẨM PHẢ - QUẢNG NINH

VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính qui Chuyên ngành: Thú y Lớp: 43TY - N01 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2011 - 2016 Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Hư ̃u Hòa

Thái Nguyên – 2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này trước hết em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu và bổ ích trong suốt những năm học vừa qua

Em xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới Th.S Nguyễn Hữu Hòa đã tận tình giúp

đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Thú y, đặc biệt là các thầy cô giáo trong bộ môn dược lý và an toàn thực phẩm đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn công ty CP khái thác khoáng sản Thiên Thuận Tường cùng toàn thể anh em kỹ thuật, công nhân trong trang traị đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em trong suốt quá trình thực tập

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể gia đình, bạn bè đã giúp

đỡ và động viên em trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực tập tốt nghiệp

Trong quá trình thực tập vì chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, chỉ dựa vào kiến thức đã học cùng với thời gian hạn hẹp nên báo cáo không tránh khỏi sai sót

Kính mong được sự góp ý nhận xét của quý thầy cô để giúp cho kiến thức của em ngày càng hoàn thiện và có nhiều kinh nghiệm bổ ích cho công việc sau này

Em xin chân thành cảm ơn

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015

Sinh viên

Lưu Hoàng Thắng

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 4 1 Kết quả công tác phục vụ sản xuất 34

Bảng 4 2 Tỷ lệ lợn con mắc bệnh theo đàn và theo cá thể 35

Bảng 4 3 Tỷ lệ lợn con mắc hội chứng tiêu chảy theo các tháng 37

Bảng 4 4 Tỷ lệ lợn con mắc hội chứng tiêu chảytheo lứa tuổi 38

Bảng 4 5 Tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy theo tính biệt tính biệt 41

Bảng 4 6 Tỷ lệ lợn con chết do hội chứng tiêu chảy (%) 42

Bảng 4.7 Bảng kết quả triê ̣u chứng lợn con mắc tiêu chảy 43

Bảng 4 8 Kết quả điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn bằng hai loại thuốc 45

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 4.1 Tỷ lệ mắc bệnh qua các tháng 37 Hình 4.2 Tỷ lệ mắc bệnh theo ngày tuổi 38 Hình 4.3 Tỷ lệ lợn chết do tiêu chảy 42

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2

1.3 Ý nghĩa của đề tài 2

1.3.1 Ý nghĩa khoa học 2

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 2

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Cơ sở khoa học 3

2.1.1 Đặc điểm sinh lý của lợn con 3

2.1.2 Hiểu biết về hội chứng tiêu chảy 4

2.1.3 Nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy 5

2.1.4 Cơ chế sinh bệnh 13

2.1.5.Triệu chứng 15

2.1.6 Bệnh tích 15

2.1.7 Một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng tiêu chảy 16

2.1.8 Biện pháp phòng và trị tiêu chảy cho lợn 16

2.1.9 Một số loại thuốc để điều trị bệnh phân trắng lợn con tại công ty CP Khai Thác Khoáng Sản Thiên Thuận Tường 20

2.2 Vài nét về tình hình nghiên cứu hội chứng tiêu chảy ở lợn trong và ngoài nước 23

2.2.1 Nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy trong nước 23

2.2.2 Nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy trên thế giới 24

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 3.1 Đối tượng nghiên cứu 26

Trang 8

3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 26

3.3 Nội dung nghiên cứu 26

3.3.1 Tình hình mắc h ội chứng tiêu chảy trên đa ̀n lợn t ại công tyCổ Phần Khai Thác Khoáng Sản Thiên Thuận Tường – Cẩm Phả - Quảng Ninh 26

3.3.2 Đa ́nh giá hiê ̣u lực điều tri ̣ h ội chứng tiêu chảy của hai phác đ ồ khác nhau 26

3.4 Phương pháp nghiên cứu 26

3.4.1 Điều tra gián tiếp 26

3.4.2 Phương pháp xác đi ̣nh các chỉ tiêu 27

3.4.3 Phương pháp xử lý số liê ̣u 28

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29

4.1 Công tác phục vụ sản xuất 29

4.1.1 Công tác chăn nuôi 29

4.1.2 Công tác thú y 31

4.1.3 Công tác khác 34

4.2 Kết quả nghiên cứu tình hình hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn con tại trại 35

4.2.1 Kết quả điều tra lợn mắc bệnh theo đàn và theo cá thể 35

4.2.2 Kết quả theo mắc dõi tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn con qua các tháng 36

4.2.3 Tình hình hội chứng tiêu chảy trên lợn lứa tuổi 38

4.2.4 Kết quả điều tra tình hình mắc tiêu chảy ở lợn theo tính biệt 41

4.2.5 Tỷ lệ lợn con chết do hội chứng tiêu chảy 41

4.2.6 Kết quả theo dõi triệu ch ứng lâm sàng ở lợn mắc tiêu chảy 43

4.2.7 Đánh giá kết quả điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn 44

PHẦN 5: KẾT LUẬN ĐỂ NGHỊ 46

Trang 9

5.1 Kết luận 46 5.2 Đề nghị 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 10

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Ở Việt Nam, trồng tro ̣t và chăn nuôi là hai thành phần quan tro ̣ng trong cơ cấu sản xuất nông nghiê ̣p , trong đó chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng luôn đóng góp mô ̣t phần lớn vào thu nhâ ̣p của người dân Chăn nuôi không những cung cấp mô ̣t lượng lớn sản phẩm cho nhu cầu tiêu thu ̣ trong nước mà còn cung cấp cho xuất khẩu Vì thế chăn nuôi ngày càng có v ị trí hết sức quan trọng trong cơ cấu của ngành nông nghệp Sản phẩm của ngành chăn nuôi là nguồn thực phẩm không thể thiếu được đối với nhu cầu đời sống con người Chủ trương hiện nay của nhà nước là phát triển ngành chăn nuôi thành ngành sản xuất hàng hóa thực sự nhằm tạo

ra sản phẩm chăn nuôi có chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước

và một phần cho xuất khẩu

Theo thống kê của tổ chức nông lương thế giới (FAO), Việt Nam là nước nuôi nhiều lợn, đứng hàng thứ 7 thế giới, hàng thứ 2 Châu Á và ở vị trí hàng đầu khu vực Đông Nam Châu Á Hiện nay nước ta đang có 23 triệu đầu lợn, bình quân tốc độ tăng hàng năm là 3,9% Đảm bảo cung cấp 80% sản phẩm thịt cho thị trường nội địa và một phần xuất khẩu Kế hoach đến năm 2010 Việt Nam sẽ có 25 triệu đầu lợn và sẽ đạt sản lượng 2 triệu tấn thịt Chiếm tỷ trọng trên 30% tổng thu nhập của ngành nông nghiệp (Đoàn Thị Kim Dung, 2004) [4]

Hội chứng tiêu chảy xảy ra ở các giống lợn và mọi lứa tuổi và gây hiệu quả nghiêm trọng và tổn thất rất lớn Hội chứng tiêu chảy do nhiều nguyên nhân gây ra như vi khuẩn, virus, thức ăn kém phẩm chất , chăn nuôi không đúng quy tr ình, thời tiết thay đổi đô ̣t ngô ̣t hay do mô ̣t số bê ̣nh truyền nhiễm , bê ̣nh nô ̣i khoa và bê ̣nh ký sinh trùng Ở nước ta do nhiều yếu tố tác động như thời tiết , tâ ̣p quán chăn nuôi , điều kiê ̣n dinh dưỡng , môi trường sống , trình độ khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t nên hô ̣i chứng

tiêu chảy rất cao Trong hội chứng tiêu chảy ở lợn, E coli và Salmonella là hai

nguyên nhân gây bệnh quan trọng và rất phổ biến

Để giảm thiểu những thiệt hại do hội chứng tiêu chảy gây ra đối với cơ sở

nuôi lợn tập trung, em tiến hành nghiên cứu đề tài:"Tình hình mắc bệnh tiêu chảy

ở lợn tại trại chăn nuôi cổ phần Thiên Thuận Tường - Cẩm Phả - Quảng Ninh

và các biện pháp phòng trị bệnh"

Trang 11

1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài

- Đánh giá được tình hình mắc hô ̣i chứ ng tiêu chảy trên đàn l ợn tại trại lợn công ty CP Thiên Thuận Tường Cẩm Phả - Quảng Ninh

- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở phục vụ cho nghiên cứu và học tập của sinh viên các khóa tiếp theo

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Nâng cao năng suất chăn nuôi và cũng là cơ sở cho việc xây dựng các phác

đồ điều trị phù hợp và có hiệu quả đối với hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn, làm giảm tỷ lệ chết, giảm tỷ lệ còi cọc, nâng cao hiệu quả chăn nuôi

Trang 12

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở khoa học

2.1.1 Đặc điểm sinh lý của lợn con

Sinh lý của lợn con theo mẹ là khả năng thích ứng của cơ thể từ môi trường trong bụng mẹ có nhiệt độ từ 38 – 400C ra môi trường bên ngoài có nhiệt độ thấp hơn, làm ảnh hưởng đến sự thành thục và hoàn thiện về chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể lợn sơ sinh

+ Đặc điểm tiêu hóa của lợn con

Sau khi sinh ra, chức năng của các cơ quan trong cơ thể lợn con nhất là cơ quan tiêu hoá chưa thành thục Hàm lượng HCl và các men tiêu hoá chưa hoàn thiện Thời gian đầu, dịch tiêu hoá ở lợn con thiếu cả về chất và lượng Lợn con trước một tháng tuổi hoàn toàn không có HCl tự do vì lúc này lượng HCl tiết ra rất

ít và nhanh chóng liên kết với niêm dịch

+ Cơ năng điều tiết thân nhiệt

Cơ năng điều tiết thân nhiệt của lợn con còn kém do:

- Hệ thần kinh của lợn con chưa phát triển hòan chỉnh Trung khu điều tiết thân nhiệt ở vỏ não mà não của gia súc là cơ quan phát triển muộn nhất ở cả hai giai đoạn trong và ngoài thai

- Diện tích bề mặt của cơ thể lợn con so với khối lượng cơ thể cao hơn lợn trưởng thành nên lợn con dễ bị nhiễm lạnh (Đào Trọng Đạt và cs,1996) [8]

- Tốc độ sinh trưởng của gia súc non rất cao, nếu sữa mẹ không đảm bảo chất lượng, khẩu phần thức ăn thiếu đạm sẽ làm cho sự sinh trưởng chậm lại và tăng trọng theo tuổi giảm xuống, làm cho khả năng chống đỡ bệnh tật của lợn con kém (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2003) [18]

+ Hệ miễn dịch của lợn con

Ở cơ thể lợn con, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, chúng chưa có khả năng tạo kháng thể chủ động mà chỉ có được kháng thể từ mẹ truyền sang qua nhau thai hay sữa đầu Bộ máy tiêu hóa và các dịch tiêu hóa ở gia súc non hoạt động rất

Trang 13

yếu Lượng Enzyme tiêu hóa và HCl tiết ra chưa đủ nên dễ gây rối loạn tiêu hóa, vì

vậy mầm bệnh (Salmonella, E.coli, Cl.perfringens…) dễ dàng xâm nhập vào cơ thể

qua đường tiêu hóa

Theo Trần Thị Dân (2008) [3]: Lợn con mới đẻ trong máu không có Globulinnhưng sau khi bú sữa đầu lại tăng lên nhanh chóng do truyền từ mẹ sang qua sữa đầu Lượng Globulin sẽ giảm sau 3 – 4 tuần, rồi đến tuần thứ 5 – 6 lại tăng lên và đạt giá trị bình thường 65 mg/100ml máu Các yếu tố miễn dịch như bổ thể, lyzozyme, bạch cầu… được tổng hợp còn ít, khả năng miễn dịch đặc hiệu của lợn con kém Vì vậy cho lợn con bú sữa đầu rất cần thiết để tăng khả năng bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh

+ Hệ vi sinh vật đường ruột

Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2004) [25], hệ vi sinh vật đường ruột gồm hai nhóm:

- Nhóm vi khuẩn đường ruột, vi khuẩn bắt buộc gồm: E.coli, Salmonella,

Shigella, Klesiella, Proteus… Trong nhóm vi khuẩn này, người ta quan tâm nhiều

nhất đến trực khuẩn E.coli Đây là vi khuẩn phổ biến nhất hành tinh, chúng có mặt ở mọi nơi và khi gặp điều kiện thuận lợi, các chủng E coli trở lên cường độc gây bệnh Cấu trúc kháng nguyên của E coli rất dạng Theo Bertschinger H U,

(1999[34], cho đến nay đã phát hiện có ít nhất 170 kháng nguyên O, 70 kháng nguyên K, 56 kháng nguyên H Ngoai 3 loại kháng nguyên thông thường trên, còn

có thêm kháng nguyên bám dính F, yếu tố gây bệnh không phải là độc tố của E

Coli (Đặng Xuân Bình, 2010) [2] Nhóm vi khuẩn vãng lai, chúng là bạn đồng hành

của thức ăn, nước uống vào hệ tiêu hoá gồm: Staphylococcus spp, Streptococcus

spp, Bacillus Subtilis… Ngoài ra, trong đường tiêu hóa của lợn con có các trực

khuẩn yếm khí gây thối rữa: Clostridium Perfringens, Bacillus Sporogenes, Bacillus

Fasobacterium, Bacillus Puticfus…

2.1.2 Hiểu biết về hội chứng tiêu chảy

Tiêu chảy là thuật ngữ để chỉ hiện tượng đại tiện phân lỏng, được mô tả phân

lỏng, nhiều nước hoặc có máu và mủ

Trang 14

Tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý ở đường tiêu hóa, là hiện tượng con vật đi ỉa nhanh, nhiều lần trong ngày, phân có nhiều nước do rối loạn chức năng tiêu hóa, ruột tăng cường co bóp và tiết dịch (Phạm Ngọc Thạch, 1996) [27] Hoặc chỉ phản ánh đơn thuần sự thay đổi tạm thời của phân gia súc bình thường khi gia súc đang thích ứng với những thay đổi trong khẩu phần ăn Tiêu chảy xảy ra ở nhiều bệnh và bản thân nó không phải là bệnh đặc thù

Tuỳ theo đặc điểm, tính chất, diễn biến bệnh, hoặc loài gia súc, hoặc nguyên nhân chính gây bệnh mà hội chứng tiêu chảy được gọi bằng tên khác nhau như bệnh xảy ra đối với gia súc non theo mẹ, gọi là bệnh lợn con phân trắng, hay bê nghé ỉa phân trắng,… còn ở gia súc sau cai sữa là chứng khó tiêu, chứng rối loạn tiêu hoá, hoặc hội chứng rối loạn tiêu hoá Nếu xét về nguyên nhân chính gây bệnh thì có

các tên gọi như bệnh Colibacillosis do vi khuẩn E coli gây ra, bệnh Phó thương hàn lợn do vi khuẩn Samonella Cholerae Suis gây ra, bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (TGE) do Coronavirus gây ra …

Thực chất tiêu chảy là một phản ứng tự vệ của cơ thể nhưng khi cơ thể tiêu chảy nhiều lần trong ngày (5 đến 6 lần trở lên) và nước trong phân từ 75% trở lên gọi là hiện tượng tiêu chảy Tiêu chảy do nhiều nguyên nhân gây ra đồng thờ i nên gọi là hội chứng tiêu chảy Cho dù do bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy thì hậu quả nghiêm trọng là mất nước, mất chất điện giải và kiệt sức, những gia súc khỏi thường bị còi cọc, thiếu máu, chậm lớn Đặc biệt khi gia súc bị tiêu chảy nặng kèm hiện tượng viêm nhiễm, tổn thương thực thể đường tiêu hóa dẫn đến gia súc có thể chết với tỷ lệ cao, gây thiệt hại lớn về kinh tế

2.1.3 Nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy

2.1.3.1 Do vi khuẩn

Khi nghiên cứu về nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy nhiều tác giả đã kết luận rằng trong bất cứ trường hợp nào của bệnh cũng có vai trò tác động của vi khuẩn Trong đường ruột của gia sú c nói chung và c ủa lợn nói riêng, có rất nhiều loài vi sinh vật sinh sống Vi sinh vật trong đường ruột tồn tại dưới dạng hệ sinh thái Hệ sinh thái vi sinh vật đường ruột ở trạng thái cân bằng động theo hướng có

Trang 15

lợi cho cơ thể vật chủ Hoạt động sinh lý của gia súc chỉ diễn ra bình thường khi mà

hệ sinh thái đường ruột luôn ở trạng thái cân bằng Sự cân bằng này biểu hiện ở sự

ổn định của môi trường đường tiêu hóa của con vật và quan hệ cân bằng giữa các nhóm vi sinh vật với nhau trong hệ vi sinh vật đường ruột Dưới tác động của các yếu tố gây bệnh, trạng thái cân bằng này bị phá vỡ dẫn đến loạn khuẩn và hậu quả là lợn bị tiêu chảy Nhiều tác giả nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy đã chứng minh rằng khi gặp những điều kiện thuận lợi, những vi khuẩn thường gặp ở đường tiêu hóa sẽ tăng độc tính, phát triển với số lượng lớn trở thành có hại và gây bệnh

- Các vi khuẩn gây hội chứng tiêu chảy chủ yếu là:

+ Escherichia coli (thường được viết tắt là E coli) hay còn được gọi là vi

khuẩn đại tràng là một trong những loài vi khuẩn chính ký sinh trong đường ruột của động vật máu nóng (bao gồm chim và động vật có vú) Vi khuẩn này cần thiết trong quá trình tiêu hóa thức ăn và là thành phần của khuẩn lạc ruột Sự có mặt

của E coli trong nước ngầm là một chỉ thị thường gặp cho ô nhiễm phân E

coli thuộc họ vi khuẩn Enterobacteriaceae và thường được sử dụng làm sinh vật

mô hình cho các nghiên cứu về vi khuẩn

Hình thái: E coli là một trực khuẩn Gram âm, hình gậy ngắn, kích thước 2-3

x 0,6µ Trong cơ thể có hình cầu trực khuẩn, đứng riêng lẻ đôi khi xếp thành chuỗi ngắn, có lông xung quanh thân nên có thể di động được, không hình thành nha bào,

có thể có giáp mô

Độc tố: vi khuẩn E coli tạo ra 2 loại độc tố: Nội độc tố và ngoại độc tố

Ngoại độc tố: là một chất không chịu được nhiệt, dễ bị phá hủy ở 560C trong vòng 10 - 30 phút Dưới tác dụng của formon và nhiệt ngoại độc tố chuyển thành giải độc tố Ngoại độc tố có tính thần kinh và gây hoại tử

Nội độc tố: là yếu tố gây độc nằm trong tế bào vi khuẩn và gắn với tế bào vi khuẩn rất chặt Nội độc tố có tính kháng nguyên hoàn toàn, chịu nhiệt và có khả năng sinh choáng mạch máu

Trang 16

+ Salmonella

Salmonella thuộc họ Enterobacteriaceae Các loại vi khuẩn gây bệnh có thể

kể đến như: Salmonella typhimurium, Esalmonella cholera và Ealmonella

ententidis Đây là những trực khuẩn gram âm, hiếu khí tùy ý, hầu hết

các Salmonella dều có lông xung quanh thân (trừ Salmonella gallinarum và

Salmonella pullorum) vì vậy có khả năng di động, không sinh nha bào kích thước

khoảng 0,4 - 0,6 x 2 - 3μm

Salmonella lên men glucose có sinh hơi (trừ Salmonella typhi lên men

glucose không sinh hơi) không lên men lactose, indol âm tính, đỏ methyl dương tính, VP âm tính, citrat thay đổi, Urease âm tính H2S dương tính ( trừ Salmonella

paratyphi A: H 2 S âm tính)

Dễ mọc trên các môi trường nuôi cấy thông thường

Nhiệt độ phát triển từ 5 - 45oC, thích hợp ở 37oC, PH thích hợp = 7,6 nhưng

nó có thể phát triển được ở PH từ 6 - 9 Với pH > 9 hoặc < 4,5 vi khuẩn có thể bị tiêu diệt, khả năng chịu nhiệt của vi khuẩn kém: ở 50oC trong 1 giờ, ở 70oC trong 15 phút và 100oC trong 5 phút

Ở nồng độ muối 6 - 8% vi khuẩn phát triển chậm và ở nồng độ muối là 8 - 19% sự phát triển của vi khuẩn bị ngừng lại (Nguyễn Như Thanh và cs, 2004) [25]

Theo Phạm Sỹ Lăng (2009) [17], cho biết, bệnh tiêu chảy ở lợn do vi khuẩn chủ yếu có những bệnh sau:

* Nguyên nhân do vi khuẩn E coli

E coli thuộc họ trực khuẩn Enterobacteriaceae, giống Escherichia E.coli là

một trực khuẩn hình gậy ngắn, bắt màu gram âm, sống trong điều kiện hiếu khí, yếm khí, phần lớn di động Chúng phát triển dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường

Các yếu tố gây bệnh của E coli: Yếu tố bám dính, khả năng dung huyết, độc

tố đường ruột (Enterotoxin)

+ Yếu tố bám dính: Kháng nguyên (yếu tố) bám dính K88 (F4) là một trong

những yếu tố gây bệnh đầu tiên, quan trọng của các chủng E coli độc

Trang 17

+ Khả năng dung huyết: Dung huyết là một yếu tố độc lực quan trọng của các chủng E.coli gây tiêu chảy ở lợn

+ Độc tố đường ruột: Enterotoxin của E coli quyết định mức độ tiêu chảy

của lợn (Trương Quang và cs, 2007) [21]

*Nguyên nhân do Salmonella

Salmonella thuộc họ trực khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae, là một loại

vi khuẩn có hình gậy ngắn, hai đầu tròn, không hình thành nha bào, giáp mô Đa số

Salmonella có khả năng di động, bắt màu Gram âm, vừa hiếu khí vừa kỵ khí bắt buộc

Khi nghiên cứu về vai trò gây bệnh của E coli trong hội chứng tiêu chảy ở

lợn con từ 1 – 60 ngày tuổi, tác giả Trương Quang,Trương Hà Thái (2007) [21], đã

có kết luận: 100% mẫu phân của lợn bị tiêu chảy phân lập được E coli với số lượng

lớn gấp 2,46 – 2,73 lần (ở lợn 1 – 21 ngày tuổi) và 1,88 – 2,1 lần (ở lợn 22 – 60 ngày tuổi) so với lợn không tiêu chảy

Đoàn Thị Kim Dung (2004) [4], cho biết khi lợn bị tiêu chảy số loại vi khuẩn và tổng số vi khuẩn hiếu khí trong 1gam phân tăng lên so với ở lợn không bị tiêu chảy Khi phân lập tác giả thấy rằng các vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong hội chứng tiêu chảy

như: E coli, Salmonella và Streptococcus tăng lên trong khi Staphylococcus và Bacillus

subtilis giảm đi

Nguyễn Bá Hiên (2001) [13] nghiên cứu biến đô ̣ng của vi khuẩn đường ruô ̣t thường gă ̣p ở gia súc khoẻ ma ̣nh và bi ̣ tiêu chảy đã chỉ ra rằng : Khi lợn bi ̣ tiêu chảy,

số lươ ̣ng vi khuẩn E coli trung bình tăng 1,90 lần, số lượng vi khuẩn Cl.perfringens

tăng 100 lần so với lợn khoẻ ma ̣nh

2.1.3.2 Do virus

Đã có nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng virus cũng là nguyên nhân gây tiêu

chảy ở lợn Nhiều tác giả đã nghiên cứu và kết luận một số virus như Porcine

circovirus type 2 (PCV2), Rotavirus, TGE, PED, Enterovirus, Parvovirus, Adenovirus có vai trò nhất định gây hội chứng tiêu chảy ở lợn Sự xuất hiện của

virus đã làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, suy giảm sức đề kháng của cơ thể và gây ỉa chảy ở thể cấp tính

Trang 18

* Bệnh viêm ruột dạ dày truyền nhiễm (TGE)

Virus TGE (Transmissible gastro enteritis) được chú ý nhiều trong hội chứng

tiêu chảy ở lợn Virus xuất hiện năm 1935 tại Mỹ và được mô tả lần đầu tiên vào năm 1946 Tại Châu á bệnh xuất hiện ở Triều Tiên, 1981; Thái Lan, 1987 Đào Trọng Đạt và cs, 1995 [9]) Virut TGE gây bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm ở lợn, là một bệnh có tính chất truyền nhiễm cao, biểu hiện đặc trưng là nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng Bệnh thường xảy ra ở các cơ sở chăn nuôi tập trung khi thời tiết rét, lạnh Ở lợn, virus nhân lên mạnh nhất trong niêm mạc của không tràng và tá tràng rồi đến hồi tràng

* Bệnh tiêu chảy truyền nhiễm ở lợn (PED)

- Bệnh PED do một loại Coronavirus có tên CV777 gây ra Bệnh xảy ra với

lợn mọi lứa tuổi Đặc tính kháng nguyên của loại virus này hoàn toàn khác kháng nguyên của virus gây bệnh TGE Thể bệnh PED giống như thể bệnh TGE, nhưng nhẹ hơn vì bệnh PED chỉ gây chết khoảng 60% lợn con dưới 21 ngày tuổi, 15% lợn

vỗ béo (Đào Trọng Đạt và cs, 1995) [9]

- Lợn mắc PED thường có triệu chứng nôn mửa, con vật có biểu hiện đau bụng Virus phá huỷ lông nhung của ruột (đặc biệt là không tràng và hồi tràng) Lợn

bỏ ăn uống nhiều nước, thích nằm chúi đầu vào nhau

- Mổ khám thấy ruột non mỏng, ruột bị căng phồng chứa nhiều nước màu vàng

* Bệnh do Rotavirus

- Bệnh tiêu chảy do Rotavirus thường xảy ra ở lợn đang bú từ 1 tới 6 tuần

tuổi và cao nhất ở lợn khoảng 3 tuần tuổi

- Nguyên nhân có thể do lúc 3 tuần tuổi lượng kháng thể ở sữa mẹ giảm, cùng với lợn vừa tập ăn đã tạo điều kiện cho bệnh xảy ra

- Biểu hiện đặc trưng của bệnh là lợn đi ỉa phân màu trắng hoặc vàng, lúc bị bệnh phân lợn lỏng như nước, sau đó vài giờ hoặc 1 ngày phân sẽ đặc hơn và có dạng như kem rồi keo quánh trước khi trở lại bình thường

- Lợn tiêu chảy gầy sút rõ rệt, lông xù Sau khi khỏi bệnh lợn còi cọc, chậm lớn, biếng ăn, còn ở lợn lớn không có biểu hiện lâm sàng (Đào Trọng Đạt và cs, 1995) [9]

Trang 19

2.1.3.3 Do ký sinh trùng

Ký sinh trùng ký sinh trong đường tiêu hóa là một trong những nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy Khi ký sinh trong đường tiêu hóa ngoài việc chúng cướp đoạt chất dinh dưỡng của vật chủ, tiết độc tố đầu độc cơ thể vật chủ, chúng còn gây tác động cơ giới làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa và là cơ hội khởi đầu cho một quá trình nhiễm trùng Có rất nhiều loại ký sinh trùng đường ruột tác động gây

ra hội chứng tiêu chảy như: Sán láruột lợn (Fasciolopsis Busky), giun đũa lợn

(Ascaris suum)…

Khi nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở lợn con tại Thái Nguyên, Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2006) [16], đã có kết luận cầu trùng và một số loại giun tròn (giun đũa, giun tóc, giun lươn) là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn con

Giun sán ở đường tiêu hóa có vai trò rõ rệt trong hội chứng tiêu chảy ở lợn từ sau cai sữa Ở lợn bình thường và lợn bị tiêu chảy đều nhiễm các loại giun đũa, giun lươn, giun tóc và sán lá ruột, nhưng ở lợn tiêu chảy nhiễm tỷ lệ cao hơn và nặng hơn (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2009) [15]

2.1.3.3 Một số nguyên nhân khác

- Do thời tiết khí hậu

Ngoại cảnh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể gia súc Khi điều kiện thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột, quá nóng, quá lạnh, mưa gió,

ẩm độ, vệ sinh chuồng trại, đều là các yếu tố stress có hại tác động đến tình trạng sức khỏe của lợn

Ở lợn con, do cấu tạo và chức năng sinh lý của các hệ cơ quan chưa ổn định,

hệ thống tiêu hóa, miễn dịch, khả năng phòng vệ và hệ thống thần kinh đều chưa hoàn thiện Vì vậy lợn con là đối tượng chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh mạnh nhất, bởi các phản ứng thích nghi và bảo vệ của cơ thể còn rất yếu

Theo Đoàn Thị Kim Dung (2004) [4], các yếu tố nóng, lạnh, mưa, nắng, hanh, ẩm thay đổi thất thường và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể lợn, nhất là cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh, các phản ứng thích nghi của cơ thể còn rất yếu

Trang 20

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy điều kiện môi trường sống lạnh, ẩm

đã làm thay đổi các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của lợn, biến đổi về chức năng

và hình thái của hệ tuần hoàn, hệ nội tiết, liên quan đến phản ứng điều hòa nội

mô Trong những trường hợp như thế sức đề kháng của cơ thể giảm đi là điều kiện để cho các vi khuẩn đường ruột tăng số lượng độc tính và gây bệnh

- Do thức ăn và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng

Vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng có vai trò hết sức quan trọng trong chăn nuôi Việc thực hiện đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng trong chăn nuôi sẽ đem lại sức khỏe và tăng trưởng cho lợn Khi thức ăn chăn nuôi không đảm bảo, chuồng trại không hợp lý, kỹ thuật chăm sóc không phù hợp, là nguyên nhân làm cho sức đề kháng của lợn giảm, tăng nguy cơ mắc bệnh

Thức ăn bị nhiễm độc tố nấm mốc cũng là nguyên nhân gây ra tiêu chảy Trong các

loại độc tố nấm mốc thì Aflatoxin là loại độc tố được quan tâm nhất hiện nay

Thức ăn thiếu đạm, tỷ lệ protid và axitamin không cân đối dối dẫn đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng không tốt Cơ thể lợn thiếu dinh dưỡng, hàm lượng albumin huyết thanh giảm và kéo theo hàm lượng γglobulin huyết thanh cũng giảm

Hệ quả là khả năng miễn dịch của cơ thể giảm đi rõ rệt, tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển và gây bệnh

Nếu khẩu phần thức ăn của lợn thiếu khoáng và vitamin cũng là nguyên nhân làm cho lợn con dễ mắc bệnh Chất khoáng góp phần tạo tế bào, điều hòa thức ăn đạm và chất béo Lợn con thiếu khoáng dễ dẫn đến bị còi xương, cơ thể suy nhược, sức đề kháng giảm tạo điều kiện cho vi khuản đường ruột tăng độc lực và gây bệnh

Vitamin là yếu tố không thể thiếu được với mọi cơ thể động vật, nó đảm bảo cho quá trình chuyển hóa trong cơ thể diễn ra bình thường Thiếu một vitamin sẽ làm cho lợn còi cọc, sinh trưởng kém, dễ mắc bệnh đường tiêu hóa

- Do stress

Sự thay đổi các yếu tố khí hậu thời tiết, mật độ chuông nuôi, vận chuyển đi

xa đều là các tác nhân stress quan trọng trong chăn nuôi dẫn đến hậu quả giảm sút sức khỏe vật nuôi và bệnh tật trong đó có tiêu chảy

Trang 21

Theo Phạm Khắc Hiếu và cs (1998) [14], hệ thống tiên hóa của lợn mẫn cảm đặc biệt với stress Hiện tượng stress thường gây nên biểu hiện chán ăn, nôn mửa, tăng nhu động ruột, có khi tiêu chảy, đau bụng

- Ảnh hưởng của điều kiện chuồng trại

Phần lớn thời gian sống của lợn là ở trong chuồng do vậy chuồng trại có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chúng Chuồng trại xây dựng đúng kiểu, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật, cao ráo, thoáng, độ thông khí tốt, kết hợp với chăm sóc quản

lý và vệ sinh chuồng trại tốt sẽ ảnh hưởng rất tốt đến khả năng sinh trưởng và sức kháng bệnh tật của gia súc và ngược lại

Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới của nước ta, về mùa hè khí hậu nóng,

ẩm, về mùa đông khí hậu lạnh, khô nên yêu cầu chuồng nuôi gia súc luôn phải khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông Do vậy trong xây dựng chuồng trại ngoài việc đảm bảo các yếu tố kỹ thuật cần chú ý đến địa điểm xây dựng chuồng, hướng chuồng, vật liệu xây dựng để dễ dàng khống chế các chỉ tiêu tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lợn

Theo Đào Trọng Đạt và cs (1986) [7], chuồng khô, thoáng, đủ ánh sáng thì tỷ

lệ lợn con mắc bệnh phân trắng thấp hơn so với chuồng ẩm, tối

- Ảnh hưởng của độ ẩm chuồng nuôi đến hội chứng tiêu chảy ở lợn

Độ ẩm trong chuồng nuôi 75% là do sản sinh ra từ cơ thể động vật, 20 – 25%

từ mặt đất (ổ lót, tường ẩm) bốc ra và 10 – 15% từ không khí bên ngoài chuồng

nuôi đưa vào

Trong chuồng nuôi nếu độ ẩm quá cao ảnh hưởng rất xấu đến cơ thể gia súc cho

dù nhiệt độ không khí cao hay thấp Độ ẩm trong chuồng nuôi từ 55 – 85% ảnh hưởng đến cơ thể gia súc chưa rõ rệt nhưng nếu độ ẩm chuồng nuôi > 90% sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể gia súc Nhiều thí nghiệm cho thấy lợn nuôi trong chuồng có độ ẩm cao trong thời gian dài không muốn ăn, giảm sức tiêu hóa thức ăn, giảm sức đề kháng với bệnh tật trong đó có hội chứng tiêu chảy

Bất kỳ mùa nào độ ẩm chuồng nuôi cao cũng có hại Về mùa nóng, nếu độ

ẩm chuồng nuôi cao thì hơi nước trong cơ thể khó thoát ra ngoài làm cho con vật nóng thêm Về mùa lạnh, nếu độ ẩm chuồng nuôi cao thì nhiệt độ cơ thể lợn lạnh

Trang 22

thêm do không khí ẩm dẫn nhiệt nhanh hơn không khí khô, cơ thể lợn sẽ mất nhiệt nhiều hơn Đặc biệt, với lợn sơ sinh khi chức năng điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh, lợn con sống trong chuồng có nhiệt độ thấp, ẩm độ cao sẽ làm cho thân nhiệt lợn con hạ xuống nhanh, sau khi đẻ 30 phút thân nhiệt lợn con có thể giảm thấp đến 5 – 60C sau đó mới dần ổn định Nếu nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp thì thân nhiệt lợn con phục hồi nhanh và ngược lại, nếu nhiệt độ chuồng nuôi quá lạnh hoặc quá nóng sẽ kéo dài thời gian phục hồi thân nhiệt sẽ làm cho con vật suy yếu

rõ rệt Con vật bị stress nhiệt – nguyên nhân gây ỉa chảy Độ ẩm thích hợp trong chuồng nuôi là từ 80 – 85%

Đào Trọng Đạt và cs (1996) [8], cho rằng các yếu tố lạnh, ẩm ảnh hưởng rất lớn đến lợn sơ sinh, lợn con vài ngày tuổi Trong các yếu tố về tiểu khí hậu thì quan trọng nhất là nhiệt độ và độ ẩm Độ ẩm thích hợp cho lợn từ 75 đến 85% Vì thế việc làm khô và giữ ấm chuồng là vô cùng quan trọng

Theo Phan Địch Lân và cs (1997) [19], chuồng trại ẩm, lạnh tác động vào cơ thể lợn gây rối loạn thần kinh từ đó gây rối loạn tiêu hóa

2.1.4 Cơ chế sinh bệnh

Bệnh tiêu chảy xảy ra hai cơ chế chính là xuất tiết và thẩm thấu:

- Tiêu chảy xuất tiết

Do độc tố của vi khuẩn E coli, Salmonella hay của virut tác động vào niêm

mạc ruột làm quá trình bài tiết dịch (muối, nước) vào lòng ruột không bình thường

sẽ sảy ra tiêu chảy xuất tiết

Khi bị tiêu chảy nhiều sẽ gây mất nước cho cơ thể, gây rối loạn chức năng sinh lí tiêu hoá Khi bị rối loạn tiêu hoá dẫn tới rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột, một số vi khuẩn có hại phát triển nhanh, do đó độc tố của vi khuẩn tiết ra nhiều, độc

tố của vi khuẩn vào máu làm rối loạn cơ năng giải độc của gan và quá trình lọc ở thận ( Hồ Văn Nam, 1982) [20]

Lợn bị tiêu chảy nhiều sẽ làm cơ thể bị mất nước do đó làm giảm lượng tuần hoàn của cơ thể dẫn đến truỵ tim mạch, gây nên tử vong

- Tiêu chảy thẩm thấu: Do niêm mạc ruột non được lót bởi lớp liên bào muối

và nước qua lại rất nhanh để duy trì sự cân bằng thẩm thấu giữa lòng ruột và dịch

Trang 23

ngoại bào Vì vậy khi trong lòng ruột có chất hấp thụ kém và độ thẩm thấu cao thì

sẽ gây ra tiêu chảy

Khi nói đến nguyên nhân gây bê ̣nh do E coli, cơ chế gây bê ̣nh được diễn ra

như sau:

Khi có điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi từ môi trường và vâ ̣t chủ , vi khuẩn E coli tăng

sinh trong ruô ̣t và gây tiêu chảy bằng cá c yếu tố gây bê ̣nh đă ̣c hiê ̣u Cấu trúc kháng

nguyên của E coli rất phức ta ̣p gồm các loa ̣i : Kháng nguyên O (kháng nguyên

thân), kháng nguyên H (kháng nguyên lông ), kháng nguyên K (kháng nguyên bề

mă ̣t, vỏ bọc) và F (kháng nguyên bám dính) (Đỗ Ngọc Thuý và cs , 2002) [29] E

coli xâm nhập vào cơ thể đô ̣ng vâ ̣t từ rất sớm , sau vài giờ được sinh ra Sau khi phát triển và tăng nhanh ở tế bào thành ruô ̣t , vi khuẩn xâm nhâ ̣p vào hê ̣ lâm ba , hê ̣ tuần

hoàn gây nhiễm trùng Các chủng E coli thuô ̣c nhóm ETEC và VTEC thường gây

tiêu chảy ở lợn sơ sinh và lợn con sau cai sữa Dựa vào các yếu tố gây bê ̣nh , người

ta đã phân vi khuẩn E coli thành các loại sau : Enterotoxigenic E coli (ETEC),

Enteropathgenic E coli (EPEC), SdherenceEnteropathogenic E coli (AEEC) và Verotoxingenic E coli (VTEC) Hầu hết vi khuẩn E.coli gây bệnh sản sinh mô ̣t hay nhiều kháng nguyên bám dính (Fimbriae), 4 loại kháng nguyên bám dính quan trọng của ETEC gây bê ̣nh ở lợn sơ sinh là F 4(K88), F5(K99), F6(987P) và F 41

Nhờ các kháng nguyên bám dính này mà vi khuẩn E coli bám vào các cơ quan cảm

nhâ ̣n (receptor) chuyên biê ̣t trên màng tế bào của các tế bào biểu mô ruô ̣t Sau đó, vi khuẩn xâm nhập vào lớp tế bào biểu mô ruột non và cư trú ở đó, ở đây chúng phát triển

và sản sinh độc tố đường ruột Enterotoxin Hai loa ̣i đô ̣c tố đường ruô ̣t đó là đô ̣c tố chi ̣u

nhiê ̣t (ST) và độc tố không chịu nhiệt (LT) Độc tố đường ruô ̣t phá huỷ tổ chức thành ruô ̣t và làm thay đổi cân bằng trao đổi nước và chất điê ̣n giải, nước được rút vào cơ thể gây tiêu chảy Tiêu chảy làm lợn con mất nước, mất chất điê ̣n giải dẫn đến truy ̣ tim ma ̣ch

và chết

Tóm lại quá trình tiêu chảy ở lợn đã đưa lợn con vào 3 trạng thái rối loạn:

- Rối loạn chức năng tiêu hoá và hấp thu

- Rối loạn cân bằng của khu hê ̣ vi sinh vâ ̣t đường ruô ̣t

Trang 24

- Rối loạn cân bằng nước và điê ̣n giải do lợn con tiêu chảy quá nhiều

Lơ ̣n trong tình tra ̣ng nhiễm đô ̣c , truỵ tim mạch mà chết Những con chữa khỏi bệnh thường tăng trọng giảm, châ ̣m lớn, còi cọc

2.1.5.Triệu chứng

Lơ ̣n con mắc bê ̣nh đa số thân nhiê ̣t không tăng , nếu tăng th ì chỉ sau 2 – 3 ngày rồi hạ xuống trở về lúc bình thường , có con thân nhiệt hạ xuống do tiêu chảy mất nước nhiều Lợn gầy tóp nhanh , lông xù, đuôi rũ, da nhăn nheo, nhợt nha ̣t, hai chân sau dúm la ̣i và run rẩy, đuôi và khoeo dính đầy phân

Tiêu chảy có thể ở mức nhe ̣ lợn không có biểu hiê ̣n mất nước hoă ̣c tiêu chảy

nă ̣ng với triê ̣u chứng phân toàn nước Phân lợn có màu sắc khác nhau phân vàng kem hay hơi xanh, trắng hoặc xám Phân có thể chảy tự do từ h ậu môn xuống sàn Trong trường hợp nă ̣ng, triê ̣u chứng lâm sàng là mất nước, rối loa ̣n trao đổi chất, tiêu chảy có thể gây sốt hoặc không sốt và lợn con suy nhược rất nhanh rồi chết Khối lươ ̣ng cơ thể giảm 30 – 40% do mất nước Cơ bu ̣ng hóp la ̣i, lợn gầy, suy kiê ̣t và đi siêu ve ̣o , mắt trũng sâu, da tái xám và nhợt nha ̣t Sự mất nước và giảm khối lượng cơ thể làm cho lợn

bị suy sụp nhanh, những con lợn con này thường bi ̣ chết Trong trường hợp mãn tính hay bệnh ít nghiêm tro ̣ng, da quanh hâ ̣u môn và vùng háng có thể đỏ lên do tiếp xúc với phân kiềm tính, lợn ít bi ̣ mất nước và điều tri ̣ tích cực thì có thể khỏi bê ̣nh

2.1.6 Bệnh tích

Những bê ̣nh tích điển hình quan sát thấy n hư: Xác lợn gầy, vùng đuôi bê bết phân Niêm mạc mắt , miê ̣ng nhơ ̣t nha ̣t Trong da ̣ dày chứa đầy hơi hoă ̣c th ức ăn chưa tiêu, mùi khó ngửi Thành dạ dày phù và xuất huyết , niêm ma ̣c ruô ̣t non xuất huyết Trong ruô ̣t non chứa đầy khí căng phồng , có khi lẫn máu Gan, lách, thâ ̣n không biến đổi nhiều

Theo Lê Văn Dương (2010) [6], kết luận: Tỷ lệ phân lập E coli từ phủ tạng

của lợn con mắc bệnh tiêu chảy là 90,67% và mẫu phân là 93,33%

Theo Nguyễn Chí Dũng (2013) [5], kết luận: Lợn con bị tiêu chảy có bệnh tích điển hình như ruột bị viêm, xuất huyết (95,45% ở ruột non; 100% ở ruột già)

Trang 25

Dạ dày chứa đầy sữa không tiêu, niêm mạc phủ đầy dịch nhờn, xung huyết (68,18%) Hạch lâm ba màng treo ruột bị sưng, tụ huyết (63,63%)

2.1.7 Một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng tiêu chảy

Hội chứng tiêu chảy ở gia súc do nhiều nguyên nhân gây ra.Chính vì vậy, sự xuất hiện của bệnh phụ thuộc vào sự xuất hiện các nguyên nhân và sự tương tác giữa nguyên nhân và cơ thể gia súc Các yếu tố như tuổi gia súc, mùa vụ, thức ăn,chuồng trại, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng….đều có ảnh hưởng đến hội chứng tiêu chảy ở gia súc

Ở lợn, hội chứng tiêu chảy có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi Archie.H (2000) [34] cho rằng khi bệnh tiêu chảy xảy ra thường gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi.Bệnh thường xuất hiện ở 3 giai đoạn phát triển của lợn:

- Giai đoạn sơ sinh: 1- 4 ngày tuổi

- Giai đoạn lợn con theo mẹ: 5 - 21 ngày tuổi

- Giai đoạn lợn sau cai sữa: > 21 ngày tuổi

Theo Nguyễn Đức Hạnh (2013) [11], kết luận: Lợn con ở một số tỉnh phía Bắc mắc tiêu chảy và chết với tỷ lệ trung bình là 31,84% và 5,37%, tỷ lệ mắc tiêu chảy và chết giảm dần theo lứa tuổi, cao nhất ở lợn con giai đoạn từ 21- 40 ngày (30,97 % và 4,93 %) và giảm ở giai đoạn từ 41- 60 ngày (30,27% và 4,75%)

Theo Nguyễn Chí Dũng (2013) [5], kết luận: Tháng có nhiệt độ thấp và ẩm

độ cao (12, 1, 2) tỷ mắc tiêu chảy cao (26,98% đến 38,18%)

2.1.8 Biện pháp phòng và trị tiêu chảy cho lợn

Trang 26

- Phòng bệnh bằng vệ sinh và chăm sóc nuôi dưỡng tốt

Theo Lê Văn Ta ̣o và cs (2007) [24], vi khuẩn E.coli gây bê ̣nh ở lợn là vi

khuẩn tồn ta ̣i trong môi trường , đường tiêu hoá của vâ ̣t chủ Khi môi trường quá ô nhiễm do vê ̣ sinh chuồng tra ̣i kém , nước uống thức ăn bi ̣ nhiễm vi khuẩn , điều kiê ̣n

ngoại cảnh thay đổi, lơ ̣n giảm sức đề kháng dễ bi ̣ cảm nhiễm E.coli, bê ̣nh sẽ nổ ra vì

vâ ̣y mà khâu vê ̣ sinh, chăm sóc có mô ̣t ý nghĩa to lớn trong phòng bê ̣nh

Trong chăn nuôi viê ̣c đảm bả o đúng quy trình kỹ thuâ ̣t là điều rất cần thiết , chăm sóc nuôi dưỡng tốt sẽ ta ̣o ra những gia súc khoẻ ma ̣nh , có khả năng chống đỡ

bê ̣nh tâ ̣t tốt và ngược la ̣i Ô chuồng lợn nái phải được vê ̣ sinh tiêu đô ̣c trước khi vào đẻ Nhiê ̣t đô ̣ trong chuồng phải đảm bảo 27 – 300C đối với lợn sơ sinh và 28 – 300C với lợn cai sữa Chuồng phải luôn khô ráo , không thấm ướt, không thay đổi thức ăn

đô ̣t ngô ̣t

Viê ̣c giữ gìn chuồng tra ̣i sa ̣ch sẽ, kín ấm áp vào mùa đông và đầu xuân Nên dùng các thiết bị sưởi điện hoặc đèn hồng ngoại trong những ngày thời tiết lạnh ẩm để đề phòng bệnh lợn con phân trắng, mang lại hiê ̣u quả cao trong chăn nuôi

- Phòng bệnh bằng bổ sung sắt

Ở lợn con , viê ̣c thiếu sắt dẫn đến thiếu máu , làm giảm sức đề kháng cũng là nguyên nhân gây nên hô ̣i chứng tiêu chảy khá cao Lợn con 1-3 ngày tuổi sẽ được cắt nanh bấm tai và tiêm sắt

- Phòng bệnh bằng vacxin

Phòng bệnh bằng vacxin là phương ph áp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa bệnh

đă ̣c biê ̣t là các bê ̣nh có nguyên nhân là vi sinh vâ ̣t vacxin phòng bê ̣nh tiêu chảy cho

lơ ̣n đã được nghiên cứu khá lâu và đã được sử du ̣ng để phòng ngừa tiêu chảy nhằm tạo miễn dịch chủ độ ng cho đàn lợn chống la ̣i bê ̣nh , các loại vacxin này đã và đang cho kết quả phòng bê ̣nh mô ̣t cách khả quan , đa ̣t được mu ̣c tiêu làm giảm tỷ lê ̣ bê ̣nh

Mô ̣t số tác giả đã tâ ̣p trung nghiên cứu chế ta ̣o và sử du ̣ng vacxin phòng bê ̣nh nhằm kích thích cơ thể chủ động sản sinh kháng thể chống lại mầm bệnh

Trang 27

Bên ca ̣nh các loa ̣i Vacxin E coli, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu chế Vacxin Salmonella Hiện nay trên thế giới đã có nhiều loa ̣i vacxin phòng bê ̣nh do vi

khuẩn Salmonella gây ra ở lợn Mỹ sản xuất vacxin đa giá thành phần gồm E coli,

Pasteurella mutocida, Salmonella choleraesuis Ở Đức chế vacxin Salmonella Typimurium chủng ĐT 104 Hungari chế Vacxin vi khuẩn Salmonella có bổ trợ Glucoza

Ngoài việc sử dụng vacxin, mô ̣t số tác giả đã đi sâu nghiên cứu các chế phẩm

để phòng và trị hội chứng tiêu chảy Đây là biê ̣n pháp vừa giúp tăng khả năng đề kháng, vừa khống chế sự phát triển quá mức của mô ̣t số loài vi khuẩn có hại cho cơ thể

gia súc Trần Thi ̣ Ha ̣nh và cs (2002) [12], đã chế ta ̣o sinh phẩm E coli – sữa và

Cl.perfringens – Toxoid dùng phòng tiêu chảy cho lợn con

Theo Nguyễn Bá Hiên và cs (2001) [8], sử du ̣ng các loa ̣i kháng sinh và hoá dươ ̣c để điều tri ̣ hô ̣i chứng tiêu chảy , lâ ̣p la ̣i sự cân bằng của tâ ̣p đoàn vi khuẩn đường ruô ̣t , lâ ̣p la ̣i sự cân bằng nước và điê ̣n giải cho kết qua tốt

Như vâ ̣y , ta thấy viê ̣c phòng bê ̣nh tiêu chảy cho lợn con đã có rất nhiều nghiên cứu từ rất sớm và có những kết quả khả quan , nhưng hô ̣i chứng tiêu chảy ở

lơ ̣n con là do rất nhiều nguyên nhân gây ra Do vâ ̣y biê ̣n pháp phòng bê ̣nh tốt nhất

là biện pháp vệ sinh chăm sóc, phòng trừ

- Khắc phục rối loa ̣n tiêu hoá và chống nhiễm khuẩn

- Điều trị hiê ̣n tươ ̣ng mất nước và chất điê ̣n giải

Viê ̣c sử du ̣ng kháng sinh trong điều tri ̣ được nhiều tác giả nghiên cứu và đưa

ra nhiều phác đồ điều tri ̣ khác nhau, nhưng các tổng hợp

2.1.8.2 Trị bệnh

Hiê ̣n nay ở nước ta cũng như trên thế giới vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của các nhà khoa ho ̣c là hiê ̣u quả điều tri ̣ bê ̣nh Nhiều nghiên cứu mới đây nhất cho rằng viê ̣c điều tri ̣ sớm , kết hợp nhiều biê ̣n pháp tổng hợp nhằm khống chế và khắc phu ̣c rối loa ̣n tiêu hoá hấp thu , chống loa ̣n khuẩn đường ruô ̣t , đồng thời phải kết hơ ̣p điều tri ̣ nguyên nhân với điều tri ̣ triê ̣u chứng có như thế mới khống chế

đươ ̣c bê ̣nh

Phạm Ngọc Thạch (2005) [26], cho biết để điều tri ̣ hô ̣i chứng tiêu chảy ở gia súc nên tập trung vào 3 khâu là:

Trang 28

- Loại trừ sai sót trong nuôi dưỡng như loại bỏ thức ăn kém phẩm chất , chăm sóc nuôi dưỡng tốt

Tác giả đều thống nhất rằng vi ệc sử du ̣ng kháng sinh có hiê ̣u quả cần xem xét khả năng mẫn cảm và tính kháng thuốc của vi khuẩn , tác dụng kháng sinh sau điều tri ̣

Để điều tri ̣ tốt hô ̣i chứng tiêu chảy ta phải đảm bảo toàn diê ̣n các khâu sau:

- Chống viêm ở niêm ma ̣c đường tiêu hoá

- Chống vi khuẩn gây bệnh kế phát bằng thuốc hoá ho ̣c tri ̣ liê ̣u

- Chống loạn khuẩn, khôi phục la ̣i hê ̣ vi sinh vâ ̣t có lợi trong đường tiêu hoá

- Bổ sung nướ c, chất điê ̣n giải

- Bổ sung Fe, các Vitamin, khoáng

- Thực hiê ̣n nuôi dưỡng , chăm sóc tốt cả lợn nái và lợn con theo hướng chống vi khuẩn chống bô ̣i nhiễm , mô ̣t số tác giả nước ngoài đã sử du ̣ng các loa ̣i thuốc hoá ho ̣c tri ̣ liê ̣u : Furazolidon, tetracylin, streptomycin, ampicillin và các sulfamid Các tác giả đều nhận thấy rằng hiệu quả chữa bệnh của các loại thuốc trên rất khác nhau ở từng đi ̣a phương , còn trong một địa phương thì hiệu quả giảm dần theo thời gian

Theo Trịnh Tuấn Anh (2010) [1], kết luận: Các chủng Salmonella Spp mẫn

cảm với ofloxacin và norfloxacin (100%), tiếp đến là ciprofloxacin (90%) và neomycin (80%)

Theo tác giả Pha ̣m Khắc Hiếu và cs (1996) [14], bằng phương pháp làm kháng sinh đồ đã xác đị nh đươ ̣c mô ̣t số loa ̣i kháng sinh sau đây thường sử du ̣ng riêng rẽ hoă ̣c phối hợp để điều tri ̣:

+ Tetramycinvớ i liều 50mg/kg P

+ Neomycin vớ i liều 50mg/kg P

+ Biomycin vớ i liều 50mg/kg P

Khi điều tri ̣ phải tuân theo nguyên tắc : dùng kháng sinh đă ̣c hiê ̣u kết hợp với thuốc bổ trơ ̣ tăng sức đề kháng , mau hồi phu ̣c bổ sung và chất điê ̣n giải như : vitamin C, B complex, glucose

Trang 29

Theo Lê Văn Dương (2010) [6], kết luận: Các chủng vi khuẩn E coli phân

lập được mẫn cảm với một số loại kháng sinh: cefiofur, amikacin và kháng mạnh với tetracyclin, ampicillin…

2.1.9 Một số loại thuốc để điều trị bệnh phân trắng lợn con tại công ty CP Khai Thác Khoáng Sản Thiên Thuận Tường

Xác định hiệu lực của thuốc điều trị cho những lợn con mắc bệnh phân trắng sử dụng 2 loại thuốc: Baytril 5%, BIO–genta-tylosin

Quinolein Quinolone đầu tiên (acid nalidixic) có phổ kháng khuẩn hẹp (tác dụng

trên vi khuẩn Gram âm), được sử dụng vào những năm 1960 Quinoloneđược Fluorhóa gọi là fluoroquinolone đã được đưa vào sử dụng trong lâm sàng vào những năm 1970 Fluoroquinolone có phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng trên cả vi khuẩn Gram âm vàGram dương Kháng sinh nhóm này phân bố đồng đều cả trong dịch nội và ngoại bào, phân bố hầu hết các cơ quan: phổi, gan, mật, xương, tiền liệt tuyến, tử cung, dịch não tủy và qua được hàng rào nhau thai Fluoroquinolone bài thải chủ yếu qua đường tiết niệu ở dạng còn nguyên hoạt chất và tái hấp thu thụ động ở thận

Trong các cơ chế tác động của kháng sinh lên vi khuẩn thì cơ chế tác động

của fluoroquinolone là ức chế tổng hợp acid nucleic Sự nhân đôi DNA bắt đầu

bằng phản ứng tách chuỗi DNA ra làm hai, mỗi bên là một khuôn để gắn Nucleotid thích hợp theo nguyên tắt bổ sung

Enzyme DNA polymerase xúc tác sự tổng hợp các liên kết giữa các nucleotid; enzyme DNAGyrase nối các DNA trong quá trình tổng hợp và tạo thành các vòng xoắn Quinolone (Acid nalidixic và các fluoroquinolone) ức chế mạnh sự tổng hợp

DNA trong giai đoạn nhân đôi do ức chế Enzyme DNA gyrase Cơ chế tác động

Trang 30

này hiệu quả trên cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm Nhưng cũng có thể do cơ chế ức chế tổng hợp Acid nucleic này mà kháng sinh nhóm Fluoroquinolone được cho là có nguy cơ gây đột biến Gen, gây sẩy thai khi sử dụng cho động vật mang thai, và khuyến cáo là không nên dụng kháng sinh nhóm Fluoroquinolone cho động vật mang thai, động vật sinh sản và làm giống

- Công dụng: điều trị cho heo mắc bệnh về tiêu chảy, thương hàn và phó thương hàn

- Cáchdùng:

Tiêm bắp thịt hoặc dưới da

Dùng liên tục trong 2-3 ngày

Lơn con, chó mèo: 1ml/ 20kgTT/ ngày

Lợn, trâu, bò: 1ml/8-10kg TT/ngày

- lưu ý

Ngừng sư dụng sản phẩm 7 ngày trước khi giết thịt

Không sử dụng với ngựa

2.1.9.2 BIO-Genta-Tylosin

- Thành phần mỗi ml chứa: Tylosin tartrate, gentamycin sulfate,nước pha vừa đủ

- Cơ chế tác dụng:

+ Gentamycin là kháng sinh thuộc nhóm AG, triết từ nấm micromonospora

purpurea Được tìm ra năm 1963, thuốc có tính bazo Trên lâm sàng dùng dưới dạng

muối Gentamycin Sulphats, thuốc ở dạng bột màu trắng vô định hình tan trong nước thuốc bền với nhiệt độ và thay đổi pH

Thuốc có phổ kháng sinh mạnh, rộng hơn cả Treptomycin Thuốc có tác dụng với cả những chủng VK đã kháng lại treptomycin Tác dụng với cả

Pseudomonas Thuốc vừa có tác dụng diệt khuẩn đồng thời nó cũng là thuốc ức chế

sự sinh tổng hợp protein tạo màng tế bào của vi khuẩn

Gentamycin là thuốc diệt khuẩn, ức chế tổng hợp protein của VK ở mức Ribosom

Trang 31

+ Tylosin được chiết xuất từ nấm

Streptomyces faradiac Tylosin là kháng sinh nhóm Macrolides được dùng nhiều trong thú y

Tylosin được dùng dưới dạng muối kiềm, muối Natri hay Photphat

- Tylosin kiềm là thuốc có dạng kết tinh màu trắng ít tan trong nước ở pH = 5,5 – 7,5 Tylosin tartrate tan nhiều trong nước ở 250C (600 mg/ml)

- Độc tính thấp đối với gia súc

Tylosin kiềm hấp thu nhanh chóng vào cơ thể, sau khi tiêm bắp 1 – 2 giờ, nồng độ thuốc Trong huyết thanh đạt cao nhất và có thể duy trì trong 1 giờ

Riêng Tylosin tartrat sau khi tiêm dưới da đạt nồng độ cao trong huyết thanh sau 30 phút và duy trì khoảng 6 giờ Nếu cho uống thì sau 2 - 4 giờ đạt nồng

độ cao nhất trong huyết thanh và duy trì được trong vòng 8 - 24 giờ Tylosin bài tiết chủ yếu qua thận, một ít qua mật, phần lớn bài tiết hết sau 8 - 24 giờ

Tylosin có tác dụng diệt khuẩn Gram (+), và môt số vi khuẩn Gram (-), không có tác dụng với vi khuẩn đường ruột, hoạt tính kháng khuẩn giống erythromycin nhưng kém hơn, ngoại trừ đối với treponema hyodysenteriae Đặc biệt hiệu lực mạnh với mycoplasma và chlamydia

+ Tylogenta có tác dụng diệt khuẩn mạnh với tát cả các vi khuẩn gây bệnh ở gia súc, gia cầm nhất là các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp, đường ruột, dạ dày như mycoplasma, cầu trùng, corinebacteria, trùng yếm khí, đóng dấu, pasteurella, vibrio, leptospira, brucella, ricketsia, spyrochetta.Sau khi tiêm tylogenta được hấp thu nhanh và đạt nồng độ tối đa trong máu sau 30 phút

Thuốc khuếch tán tốt trong cơ thể

Tylogenta thải trừ sau 24h chủ yếu qua thận

Thuốc bền với nhiệt độ nhưng bị phân hủy nhanh dưới ánh sáng

- Công dụng: trị viêm phổi, viêm ruột tiêu chảy, tiêu chảy phân trắng

Cách dùng: Tiêm bắp thịt, ngày 1lần, trong 3 - 5 ngày liên tục

Trâu,bò:1ml/20kg thể trọng Heo thịt, dê, cừu: 1ml/15-20 kg thể trọng Chó, mèo, gia cầm: 1 ml/8-10kg thể trọng

Ngày đăng: 30/11/2016, 14:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trịnh Tuấn Anh (2010), Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ và một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn salmonelaa spp trọng hội chứng tiêu chảy ở lợn con dưới 3 tháng tuổi tại tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị, luận văn thạc sĩ khoa học Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ và một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn salmonelaa spp trọng hội chứng tiêu chảy ở lợn con dưới 3 tháng tuổi tại tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị
Tác giả: Trịnh Tuấn Anh
Năm: 2010
3. Trần Thị Dân (2008), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, Nxb Nông Nghiệp, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh sản heo nái và sinh lý heo con
Tác giả: Trần Thị Dân
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 2008
4. Đoàn Thị Kim Dung (2004), Sự biến động của một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E.coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con, các phác đồ điều trị, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự biến động của một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E.coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con, các phác đồ điều trị
Tác giả: Đoàn Thị Kim Dung
Năm: 2004
5. Nguyễn Chí Dũng (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn E. Coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại tỉnh Vĩnh Phúc và biện pháp phòng trị, luận án thạc sĩ khoa học Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn E. Coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại tỉnh Vĩnh Phúc và biện pháp phòng trị
Tác giả: Nguyễn Chí Dũng
Năm: 2013
6. Lê Văn Dương (2010), Phân lập xác định vai trò của escherichia coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con tại một số huyện của tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị, luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân lập xác định vai trò của escherichia coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con tại một số huyện của tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị
Tác giả: Lê Văn Dương
Năm: 2010
7. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng (1986), Bệnh lợn con ỉa phân trắng, Nxb Nông thôn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh lợn con ỉa phân trắng
Tác giả: Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng
Nhà XB: Nxb Nông thôn
Năm: 1986
8. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1996), Bệnh ở lợn nái và lợn con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh ở lợn nái và lợn con
Tác giả: Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1996
9. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ (1995), Bệnh đườngtiêu hóa ở lợn, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh đườngtiêu hóa ở lợn
Tác giả: Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 1995
10. Nghiêm Thị Anh Đào (2008), Xác định vai trò của vi khuẩn E.coli gây hội chứng tiêu chảy ở lợn con trên địa bàn ngoại thành Hà Nội, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định vai trò của vi khuẩn E.coli gây hội chứng tiêu chảy ở lợn con trên địa bàn ngoại thành Hà Nội
Tác giả: Nghiêm Thị Anh Đào
Năm: 2008
11. Trần Đức Hạnh (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của Escherichia coli, Salmonella và Clostridium perfringens gây tiêu chảy ở lợn tại 3 tỉnh phía Bắc và biện pháp phòng trị, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu vai trò gây bệnh của Escherichia coli, Salmonella và Clostridium perfringens gây tiêu chảy ở lợn tại 3 tỉnh phía Bắc và biện pháp phòng trị
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Năm: 2013
12. Trần Thị Hạnh, Đặng Xuân Bình (2002), “Chế ta ̣o, thử nghiê ̣m mô ̣t số chế phẩm sinh ho ̣c phòng tri ̣ bê ̣nh tiêu chảy phân trắng lợn con do E .coli va ̀ Cl.perfringens”, Tạp chí Khoa Học Kỹ Thuật Thú y, số (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế ta ̣o, thử nghiê ̣m mô ̣t số chế phẩm sinh ho ̣c phòng tri ̣ bê ̣nh tiêu chảy phân trắng lợn con do E .coli và Cl.perfringens”, "Tạp chí Khoa Học Kỹ Thuật Thú y
Tác giả: Trần Thị Hạnh, Đặng Xuân Bình
Năm: 2002
13. Nguyễn Bá Hiên (2001), Một số vi khuẩn đường ruột thường gặp và biến động của chúng ở gia súc khỏe mạnh và bị tiêu chảy nuôi tại vùng ngoại thành Hà Nội, điều trị thử nghiệm, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vi khuẩn đường ruột thường gặp và biến động của chúng ở gia súc khỏe mạnh và bị tiêu chảy nuôi tại vùng ngoại thành Hà Nội, điều trị thử nghiệm
Tác giả: Nguyễn Bá Hiên
Năm: 2001
14. Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho (1996), “Kết quả kiểm tra tính kháng kháng sinh của E .coli phân lâ ̣p từ lợn con bi ̣ phân trắng ta ̣i các tỉnh phía Bắc trong 20 năm qua (1975 – 1995)”, Tạp chí Khoa Học Kỹ Thuật Thú y, Tâ ̣p III số (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả kiểm tra tính kháng kháng sinh của E .coli phân lâ ̣p từ lợn con bi ̣ phân trắng ta ̣i các tỉnh phía Bắc trong 20 năm qua (1975 – 1995)”, "Tạp chí Khoa Học Kỹ Thuật Thú y
Tác giả: Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho
Năm: 1996
15. Nguyễn Thị Kim Lan, La Văn Công, Nguyễn Thị Ngân, Lê Minh (2009), “Tình hình bệnh tiêu chảy ở lợn sau cai sữa và tỷ lệ nhiễm giun sán ở lợn tiêu chảy tại Thái Nguyên”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập XVI (1), trang 36 - 41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình bệnh tiêu chảy ở lợn sau cai sữa và tỷ lệ nhiễm giun sán ở lợn tiêu chảy tại Thái Nguyên"”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Lan, La Văn Công, Nguyễn Thị Ngân, Lê Minh
Năm: 2009
16. Nguyễn Thị Kim Lan, Lê Minh, Nguyễn Thị Ngân (2006), “Một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở lợn tại Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa Học Kỹ Thuật thú y, tập XIII (4), trang 92 - 96 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở lợn tại Thái Nguyên”, "Tạp chí Khoa Học Kỹ Thuật thú y
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Lan, Lê Minh, Nguyễn Thị Ngân
Năm: 2006
17. Phạm Sỹ Lăng (2009), “Bệnh tiêu chảy do vi khuẩn ở lợn và biện pháp phòng trị”, tạp chí Khoa Học Kỹ Thuật thú y, tập XVI, tr. 80-85 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh tiêu chảy do vi khuẩn ở lợn và biện pháp phòng trị”," tạp chí Khoa Học Kỹ Thuật thú y
Tác giả: Phạm Sỹ Lăng
Năm: 2009
18. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2003), Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị
Tác giả: Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2003
19. Phan Địch Lân, Phạm Sỹ Lăng, Trương Văn Dung (1997), Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị
Tác giả: Phan Địch Lân, Phạm Sỹ Lăng, Trương Văn Dung
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1997
21. Trương Quang, Trương Hà Thái (2007), “Biến động của một số vi khuẩn đường ruột và vai trò của Salmonella trong hội chứng tiêu chảy của lợn 2 - 4 tháng tuổi”, Tạp chí Khoa Học Kỹ Thuật Thú y, sô (6),trang 52-57 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến động của một số vi khuẩn đường ruột và vai trò của Salmonella trong hội chứng tiêu chảy của lợn 2 - 4 tháng tuổi”", Tạp chí Khoa Học Kỹ Thuật Thú y
Tác giả: Trương Quang, Trương Hà Thái
Năm: 2007
22. Phạm Thế Sơn, Phạm Khắc Hiếu (2008a), “Tác dụng kháng khuẩn của chế phẩm EM - TK21 với vi khuẩn E. coli, salmonella, Cl. perfringens(in vitro) và khả năng phòng trị tiêu chảy của chế phẩm EM - TK21 ở lợn 1 - 60 ngày tuổi”, Tạp chí Khoa Học Kỹ Thuật thú y, tập XV (1), trang 69 - 72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác dụng kháng khuẩn của chế phẩm EM - TK21 với vi khuẩn E. coli, salmonella, Cl. perfringens(in vitro) và khả năng phòng trị tiêu chảy của chế phẩm EM - TK21 ở lợn 1 - 60 ngày tuổi”, "Tạp chí Khoa Học Kỹ Thuật thú y

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w