1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề thi trắc nghiệm môn Kinh tế phát triển

9 807 18

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 33,03 KB

Nội dung

Các nước đang phát triển quyết định tăng trưởng kinh tế các nước còn lại trên thế giới Question 2.. Sử dụng mô hình Harrod-Domar, hãy ước tính lượng vốn vay cần thiết so với GDP, nếu một

Trang 1

Question 1 Các nước Thế giới thứ ba được nghiên cứu riêng bởi vì

a Các nước này có đặc điểm giống nhau do có bối cảnh lịch sử tương tự nhau

b Các nước này có mức độ nghèo khổ đáng báo động

c Dân số của các nước đang phát triển chiếm đa số trên thế giới

d Các nước đang phát triển quyết định tăng trưởng kinh tế các nước còn lại trên thế giới

Question 2 Thay đổi cơ cấu theo nghĩa mà Malcom Gillis đa ra là

a Tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp

b Tăng tỷ lệ dân số sống ở thành thị, giảm tỷ trọng dân số sống ở nông thôn

c Thay đổi cơ cấu tiêu dùng theo hớng giảm tỷ trọng hàng thiết yếu

d Đáp án a và b

e Đáp án a, b và c

Question 3 Khi nghiên cứu các nhân tố kinh tế tác động đến tăng trưởng kinh tế, cần phải

a Nghiên cứu các nhân tố tác động đến tổng cung vì đó là các nhân tố thúc đẩy GDP

b Nghiên cứu các yếu tố tác động đến tổng cầu vì cầu sẽ kích thích sản xuất

c Đáp án a và b

d Đáp án a và b đều sai

Question 4 Để so sánh mức sống giữa các quốc gia, người ta thường so sánh GNI đầu người được quy đổi theo

a Tỷ giá hối đoái chính thức

b Theo ngang giá sức mua

c Cả hai cách a và b đều cho kết quả như nhau

d Cả hai cách a và b cho kết quả khác biệt không đáng kể nên áp dụng cả hai

Question 5 Phát triển là một khái niệm

a Không có chỉ tiêu đánh giá

b Mang tính chuẩn tắc và được đánh giá dựa vào một số chỉ tiêu

c Được đánh giá qua GNI/người

d Nhấn mạnh vào mục tiêu tăng GNI/người

Question 6 Tăng trưởng kinh tế

a Là điều kiện cần cho phát triển

Trang 2

b Thể hiện mức độ phát triển của một quốc gia

c Ảnh hưởng đến tất cả các chỉ số phát triển khác

d Đáp án a và b

e Đáp án a, b và c

Question 7 Nghiên cứu lịch sử làm thuộc địa của các nước đang phát triển

a Là cần thiết vì điều đó có tác động đến tình trạng phát triển hiện nay và tương lai của các nước đang phát triển

b Không cần thiết vì vấn đề kinh tế ở các nước đang phát triển là trầm trọng và phải

ưu tiên giải quyết trước tiên

c Không cần thiết vì không có ý nghĩa đối với tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo ở các nước đang phát triển

d Đáp án b và c

Question 8 Để giải quyết vấn đề nghèo đói ở các nước đang phát triển, các nước này cần phải ưu tiên:

a Vay nhiều từ nước ngoài vì thế hệ sau có khả năng trả nợ tốt hơn

b Tăng GNI/người

c Giảm mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập trong nước

d Đáp án a và b

e Đáp án b và c

Question 9 Theo quan điểm phát triển con người,

a Thu nhập chỉ là phương tiện để đạt mục tiêu phát triển

b Thu nhập là mục tiêu của phát triển

c Đáp án a và b

d Không phải đáp án a và b

Question 10 Phát triển kinh tế là

a Tăng trưởng kinh tế

b Thay đổi cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và dich vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp

c Cải thiện một số chỉ số xã hội

d Đáp án a và c

e Đáp án a, b và c

Question 11 Đường đồng sản lượng theo quan điểm của …… có dạng chữ L

Trang 3

a trường phái cổ điển

b trường phái tân cổ điển

c Keynes

d Đáp án a và b

e Đáp án a, b và c

Question 12 Sự phát triển kinh tế “theo chiều sâu” theo quan điểm của các nhà kinh tế Tân cổ điển có nghĩa là

a gia tăng hàm lượng kỹ thuật cho một đơn vị lao động

b gia tăng số lượng vốn cho một đơn vị lao động

c tăng lượng vốn tương ứng với sự gia tăng về lao động

d tăng lượng lao động phù hợp với sự gia tăng về vốn

Question 13 Sử dụng mô hình Harrod-Domar, hãy ước tính lượng vốn vay cần thiết so với GDP, nếu một nền kinh tế có tỷ lệ tiết kiệm bằng 15% GDP, hệ số gia tăng vốn và đầu ra là 4 và đặt mục tiêu tăng trưởng là 5%/năm.

a 3% GDP

b 20% GDP

c 5% GDP

GDP

Question 14 Mô hình Harrod-Domar cho thấy mối quan hệ giữa

a tăng trưởng, tiết kiệm và đầu tư

b tăng trưởng, tiết kiệm và hiệu quả sử dụng vốn

c tăng trưởng, đầu tư và lượng vốn gia tăng

d tiết kiệm, đầu tư và tỷ lệ gia tăng vốn

Question 15 Quốc gia A có chỉ số ICOR là 3,39, quốc gia B có chỉ số ICOR là 4,2 Quốc gia nào sử dụng vốn có hiệu quả hơn (các điều khác giống nhau) ?

a Hai quốc gia có hiệu quả sử dụng vốn nh

nhau

b Quốc gia A

c Quốc gia B

d Không quốc gia nào sử dụng vốn hiệu quả

Question 16 Mọi nước đều có giới hạn về vốn, lao động và tài nguyên thiên nhiên nên

Trang 4

a Cách duy nhất để tăng GDP/người là giảm dân số

b Muốn tăng GDP/người, phải nghiên cứu và phát triển công nghệ

c Muốn tăng GDP/người, phải thay đổi tỷ lệ kết hợp giữa các yếu tố đầu vào này

d Đáp án a và c

Question 17 Hai quốc gia A và B đều có tốc độ tăng trưởng 8%/năm Quốc gia A

có tỷ lệ tiết kiệm là 32%, quốc gia B có tỷ lệ tiết kiệm là 30% Quốc gia nào sử dụng vốn hiệu quả hơn?

a Quốc gia A

b Quốc gia B

c Không khẳng định được quốc gia nào sử dụng vốn hiệu quả hơn

d Hai quốc gia có hiệu quả sử dụng vốn như nhau

Question 18 Theo trường phái cổ điển, nền kinh tế bế tắc biểu hiện ở các đặc điểm sau:

a địa tô ở mức cao, tiền công ở mức tối thiểu

b lợi nhuận ở mức gần bằng không, tích luỹ tư bản và gia tăng dân số ngừng lại

c địa tô ở mức cao

d Đáp án a và b

e Đáp án b và c

Question 19 David Ricardo cho rằng trong từng ngành và phù hợp với một trình

độ kỹ thuật nhất định, các yếu tố cơ bản của sản xuất là …… kết hợp với nhau theo một tỷ lệ cố định và duy nhất.

a lao động, vốn và khoa học công nghệ

b đất đai, lao động và vốn

c đất đai, lao động, vốn và khoa học công nghệ

d đất đai và lao động

e lao động và vốn

Question 20 Theo mô hình Tăng trưởng kinh tế Cổ điển, nền kinh tế luôn cân bằng tại

a mức sản lượng thấp hơn sản lượng tiềm năng

b mức sản lượng cao hơn sản lượng thực tế

c mức sản lượng tiềm năng

d mức sản lượng tiềm năng nếu là cân bằng ngắn hạn

Trang 5

Question 21 Theo mô hình của Rostow, cơ cấu ngành kinh tế của giai đoạn

“Chuẩn bị cất cánh” là

a Nông nghiệp thuần tuý

b Nông nghiệp – Công nghiệp

c Công nghiệp – Dịch vụ – Nông nghiệp

d Công nghiệp – Nông nghiệp – Dịch

vụ

e Dịch vụ – Công nghiệp

Question 22 Theo quy luật tiêu dùng của Engel, khi thu nhập của các gia đình tăng lên đến một mức độ nhất định thì tỷ lệ chi tiêu của họ cho lương thực, thực phẩm giảm, tức là

a hàng hoá thiết yếu có độ co giãn của cầu theo thu nhập dương

b hàng hoá lâu bền có độ co giãn của cầu theo thu nhập âm

c hàng hoá thiết yếu có độ co giãn của cầu theo thu nhập nhỏ hơn 1

d hàng hoá cao cấp có độ co giãn của cầu theo thu nhập âm

Question 23 Theo lý giải của mô hình A Lewis, quá trình chuyển dịch cơ cấu diễn ra khi

a Nhu cầu về sản phẩm công nghiệp tăng

b Nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp giảm

c Lao động di chuyển từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp

d Lao động di chuyển qua lại giữa hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp

Question 24 Theo mô hình hai khu vực của A Lewis, mức tiền công trong khu vực nông nghiệp được trả theo

a mức sản phẩm biên hoặc mức sản phẩm trung bình của lao động

b mức sản phẩm trung bình của lao động vì tồn tại lao động dư thừa trong toàn bộ nền kinh tế

c mức sản phẩm trung bình của lao động vì tồn tại lao động dư thừa trong nông nghiệp

d mức sản phẩm biên của lao động vì tồn tại lao động nông nghiệp dư thừa

Question 25 Mô hình hai khu vực của A Lewisđược xây dựng dựa trên các giả thiết

a khu vực nông nghiệp có lợi nhuận biên giảm dần theo qui mô

b hiện tượng thất nghiệp trong khu vực nông nghiệp ngày càng phổ biến

Trang 6

c tính chất của thất nghiệp trong khu vực nông thôn và thành thị giống nhau

d Đáp án a và b

Question 26 Mô hình hai khu vực của A Lewis nghiên cứu

a Sự di chuyển lao động lẫn nhau giữa hai khu vực công nghiệp và nông nghiệp

b Sự di chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp

c ảnh hưởng của tích luỹ vốn trong công nghiệp đối với việc giải quyết lao động dư thừa trong nông nghiệp

d Đáp án a và c

e Đáp án b và c

Question 27 Do điều kiện tự nhiên, nhân lực, kinh tế, kỹ thuật và văn hoá của các nước khác nhau, tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của các nước đang phát triển có thể khác nhau nhưng một trong các đặc điểm chung của quá trình chuyển dịch đó là

a tăng tỷ trọng GDP và lao động của ngành công nghiệp và nông nghiệp

b tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp có dung lượng lao động cao

c tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp có dung lượng vốn cao

d Đáp án a và b

Question 28 Theo mô hình hai khu vực của Arthur Lewis, nhận định nào sau đây đúng?

a Cả khu vực nông nghiệp và khu vực công nghiệp đều có dư thừa lao động, nhưng khu vực công nghiệp có thể tự khắc phục tình trạng lao động dư thừa do khả năng tích luỹ vốn

b Khu vực nông nghiệp có lao động dư thừa nhưng không thể chuyển sang khu vực công nghiệp do khu vực công nghiệp có tỷ trọng vốn cao

c Khu vực công nghiệp có thể thu hút lao động dư thừa của khu vực nông nghiệp sang do khu vực công nghiệp có khả năng tích luỹ vốn

d Khu vực công nghiệp có lao động dư thừa do không cần nhiều lao động và lượng lao động dư thừa này có thể chuyển sang khu vực nông nghiệp

Question 29 Theo mô hình của A Lewis, đường tổng sản lượng nông nghiệp (tính từ gốc tọa độ) có dạng:

a dốc lên và nằm ngang

b nằm ngang

c dốc lên

d nằm ngang và dốc lên

Trang 7

Question 30 Câu nói nào sau đây sai?

a Theo mô hình của A Lewis, khi bắt đầu tăng trưởng kinh tế, mức độ bất bình đẳng tăng lên do người lao động được thu hút từ khu vực nông nghiệp nhận được mức lương tối thiểu

b Mô hình của A Lewis dựa vào giả định của Ricardo rằng lao động có thể được sử dụng với mức độ không hạn chế

c Theo mô hình của A Lewis, khi tăng tưrởng kinh tế đạt đến một mức độ nhất định, mức độ bất bình đẳng sẽ giảm đi do lao động trở nên khan hiếm hơn và tiền lương được cải thiện, đồng thời lợi nhuận của các nhà tư bản giảm đi

d Theo mô hình của A Lewis, một quốc gia phải luôn luôn chấp nhận một mức độ bất bình đẳng để thúc đẩy tăng trưởng trong bất kỳ giai đoạn nào

Question 31 Chỉ số HDI là chỉ số tổng hợp của

a Thu nhập bình quân đầu người (GDP/ng), (2) Thay đổi cơ cấu tiêu dùng theo hướng nhiều hàng xa xỉ hơn, (3) Tỷ lệ trẻ em trong gia đình không suy dinh dưỡng

b (1) Thu nhập bình quân đầu người (GDP/ng), (2) Tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học trung bình các cấp, (3) Tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh

c Thu nhập bình quân đầu người GDP/ng, (2) Tỷ lệ người lớn biết chữ và số năm đi học trung bình, (3) Tuổi thọ bình quân tính từ lúc 1 tuổi

d Tuổi thọ bình quân tính từ lúc 1 tuổi, (2) Tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh (dưới 1 tuổi), (3)

Tỷ lệ người lớn biết chữ

Question 32 Với một tỷ lệ người nghèo nhất định của một quốc gia, tốc độ xoá đói giảm nghèo phụ thuộc vào:

a Hệ số Gini

b GDP/ người và tốc độ tăng GDP/người

c Khoảng cách nghèo

d Đáp án a và c

e Đáp án a, b và c

Question 33 Cơ sở đánh giá mức độ bất bình đẳng về thu nhập của một quốc gia là:

a Khái niệm bình đẳng

b Đường 450 trên đồ thị do Lorenz đưa ra

c Đáp án a và b

d Không ý nào trong hai ý a và b

Question 34 Nhận định nào sau đây đúng?

Trang 8

a Khái niệm nghèo ngày càng được mở rộng

b Tỷ lệ người nghèo chắc chắn sẽ giảm đi khi có tăng trưởng

c Khi thể hiện mức độ nghèo ở các nước đang phát triển, các thước đo nghèo nhấn mạnh chủ yếu là khía cạnh thu nhập

d đáp án a và c

e đáp án b và c

Question 35 Câu nói nào sau đây sai

a Công bằng là một khái niệm mang tính chủ quan và liên quan đến đạo lý

b Bình đẳng là một khái niệm khách quan

c Bình đẳng là một điều khó có thể đạt được trong thực tế, nhng là một tiêu chuẩn khách quan để đánh giá mức độ bất bình đẳng

d Quan niệm về công bằng và bình đẳng có thể thay đổi theo thời gian và theo từng quốc gia

Question 36 Theo A Lewis, mối quan hệ giữa tăng trưởng và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập là:

a Tăng trưởng trước, bình đẳng

sau

b Bình đẳng trước, tăng trưởng sau

c Tăng trưởng đi đôi với bình đẳng

d Không thể giải thích được

Question 37 Hệ số Gini càng lớn thể hiện:

a Mức độ bất bình đẳng càng cao

b Mức độ bất bình đẳng càng giảm

c Chưa khẳng định được về mức độ bất bình đẳng, vì còn tuỳ thuộc vào từng nước và GDP/người

d Chưa khẳng được định về mức độ bất bình đẳng, vì còn tuỳ thuộc vào từng thời điểm

Question 38 Nhận định nào sau đây đúng?

a Từ góc độ phát triển, bình đẳng giới vừa là mục tiêu vừa là phương tiện

b Bình đẳng giới là kết quả tất yếu của tăng trưởng

c Từ các lý thuyết kinh tế, có thể chứng minh được bình đẳng giới góp phần vào tăng trưởng kinh tế

d đáp a và b

Trang 9

e đáp án a và c

Question 39 Theo xếp hạng các nước trên thế giới, quốc gia A và B có thứ hạng GDP là 56, quốc gia A có thứ hạng HDI là 82 và quốc gia B có thứ hạng HDI là

107 Câu nào sau đây sai?

a Cả hai quốc gia A và B đều chưa thành công trong việc chuyển thành quả của tăng trưởng kinh tế thành phúc lợi của dân chúng

b Quốc gia A đã thành công trong việc chuyển thành quả của tăng trưởng kinh tế thành phúc lợi của dân chúng

c Quốc gia B thành công hơn quốc gia A trong việc chuyển thành quả của tăng trưởng kinh tế thành phúc lợi của dân chúng

d Quốc gia B chưa thành công trong việc chuyển thành quả của tăng trưởng kinh tế thành phúc lợi của dân chúng

Question 40 Bình đẳng giới

a Vừa là mục tiêu của phát triển vừa thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế

b Sẽ tự đạt được khi tăng trưởng kinh tế đạt tới một mức độ nhất định

c Là điều một quốc gia phải từ bỏ khi theo đuổi tăng trưởng kinh tế nhanh

d Cả a, b và c đều đúng

Ngày đăng: 29/11/2016, 14:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w