Chia sẻ tài liệu về chất kích thích miễn dịch.
Trang 11
CHẤT KÍCH THÍCH MIỄN DỊCH
Chất kích thích miễn dịch là gì?
Chất kích thích miễn dịch là các hợp chất hóa học có tác dụng kích thích hoạt động của các bạch cầu và do đó chúng có thể giúp cơ thể vật chủ có khả năng đề kháng tốt hơn đối với sự nhiễm bệnh do virus, vi khuẩn nấm hay ký sinh trùng Ở người, chất kích thích miễn dịch cũng có khả năng giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư do chúng có khả năng hoạt hóa các bạch cầu là các tế bào có khả năng nhận diện và tiêu diệt các tế bào ung thư
Trong quá trình tiến hóa của động vật, hệ miễn dịch của chúng đã phát triển những cơ chế có khả năng nhận biết và phát hiện các cấu trúc hóa học được cho là đặc trưng cho các mối nguy
vi sinh vật tiềm tàng và sử dụng những cấu trúc hóa học đó như những “tín hiệu báo động” để kích hoạt cơ thể chuyển qua trạng thái sẵn sàng chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh
Khi có sự hiện diện của những tín hiệu hóa học đó hệ miễn dịch của sinh vật sẽ đáp ứng lại như thể chúng bị chính tác nhân gây bệnh tấn công
Do đó, việc sử dụng các chất kích thích miễn dịch trước khi cơ thể bị mắc bệnh có
khả năng giúp tăng cường hàng rào bảo vệ của cơ thể và do đó cung cấp cho cơ thể sinh vật một sự bảo vệ giúp cho sinh vật tránh được những đợt nhiễm bệnh nghiêm trọng hoặc bị tử vong do sự xâm nhập của mầm bệnh
Bản chất hóa học của các chất kích thích miễn dịch
Hầu hết các chất kích thích miễn dịch là các hợp chất hóa học tồn tại như những thành phần cấu trúc của vi khuẩn, nấm hệ sợi và nấm men Tuy nhiên, cũng có một số hợp chất tổng hợp ở dạnh tinh khiết, ban đầu được điều chế cho một số mục đích khác nhưng tình cờ được phát hiện có đặc tính kích thích hệ miễn dịch
Các chất kích thích miễn dịch được phân thành các nhóm sau đây:
Thành phần cấu trúc của vi khuẩn: Lipopolysaccarides (LPS), Lipopeptides, capsular glycoprotein và muramylpeptides;
Các sản phẩm beta-1,3-glucan khác nhau từ vi khuẩn và nấm hệ sợi;
Beta-1,3/1,6-glucan từ thành tế bào của nấm men;
Các cấu trúc carbonhydrate phức hợp (glycans) từ các nguồn sinh vật khác nhau bao gồm rong biển;
Trang 22
Nucleotides, và
Các sản phẩm tổng hợp (Bestatin, muramylpeptides, FK-156, FK-565, Levamisole) Đặc tính chung của các chất có khả năng kích hoạt và điều biến hệ miễn dịch
1 Chúng là thành phần cấu trúc của các vi sinh vật
2 Chúng được phát hiện bởi các thành phần giám sát của hệ miễn dịch hiện diện ở tất
cả các nhóm động vật; – các tế bào bạch cầu hiện diện ở bề mặt mô
Beta-glucans
Được tìm thấy ở nấm hệ sợi và nấm men, khác với chất kích thích miễn dịch có nguồn gốc
từ vi khuẩn về cấu trúc hóa học và phương thức hoạt động
Beta-1,3/1,6-glucans được định nghĩa một cách chính xác về phương diện hóa học và phương thức hoạt động của chúng đối với hệ miễn dịch thì rất đặc hiệu và điều này
đã được trình bày rất chi tiết, ngay cả ở mức độ phân tử và tế bào
Hơn nữa, beta-1,3-glucan đã được chứng minh có khả năng cải thiện sức khỏe, sự tăng trưởng và các đặc tính chung của nhiều nhóm động vật khác nhau, bao gồm tôm nuôi, cá và động vật trên cạn
Khi nào thì sử dụng chất kích thích miễn dịch?
Trong nuôi trồng thủy sản, nếu có sử dụng thì được khuyên nên dùng trước khi:
Tiến hành các hoạt động được biết là sẽ gây stress hoặc có tác động xấu đến sức khỏe của động vật thủy sản Vd: kéo/thu hoạch cá, tôm; sự thay đổi nhiệt độ môi trường; tập cho ấu trùng tôm/cá sử dụng thức ăn nhân tạo
Mức độ phơi nhiễm bệnh gia tăng đã biết trước (Sự chuyển mùa từ nắng sang mưa; trữ cá ở mật độ cao)
Các giai đoạn phát triển của tôm/cá được xem là mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh (Các giai đoạn ấu trùng của tôm/cá; giai đoạn thành thục sinh dục)
Các chất kích thích miễn dịch có thể có tác động hiệp lực với kháng sinh và do đó có khả năng tăng cường hiệu quả chữa trị của thuốc kháng sinh Tuy nhiên chất kích thích miễn dịch có đặc tính chính là phòng ngừa bệnh (không có tính chữa bệnh) và được sử dụng để nâng cao khả năng phòng bệnh chung của cơ thể và do đó giảm rủi ro mắc bệnh
Trang 33
Nếu được sử dụng trong giai đoạn phát triển mạnh của bệnh, nó có thể bị hệ miễn dịch xem như là “một tác nhân gây bệnh khác” bên cạnh tác nhân gây bệnh đang tồn tại và do đó chúng có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng bệnh ít nhất trong một thời gian ngắn Lợi ích của việc sử dụng chất kích thích miễn dịch
Ngày nay, chất kích thích miễn dịch đang được sử dụng cả trong lãnh vực nuôi trồng thủy sản lẫn trong nghể chăn nuôi truyền thống với mục đích giảm tỷ lệ tử chết của động vật nuôi
do các bệnh nhiễm khuẩn và cải thiện sức khỏe chung của chúng
a Giảm tỉ lệ chết do các mầm bệnh cơ hội
Các mầm bệnh cơ hội chỉ gây bệnh và làm cho vật chủ bị tử vong khi vật chủ bị yếu hoặc stress, chẳng hạn khi những điều kiện môi trường biến đổi theo chiều hướng xấu Các mầm bệnh cơ hội đó cũng có thể làm giảm sức khỏe của vật chủ ngay cả khi điều kiện môi trường tốt, thức ăn được cung cấp đầy đủ và vật chủ không có bất kì biểu hiện bệnh nào Các chất kích thích miễn dịch có khả năng tăng cường các cơ chế phòng vệ của vật chủ nhằm chống lại các mầm bệnh cơ hội và do đó cải thiện sức khỏe, sự tăng trưởng đồng thời giảm tỉ lệ chết của vật chủ trong suốt vụ nuôi
b Ngăn ngừa các bệnh do virus
Việc phát triển các vaccine phòng bệnh do virus thường tốn kém về thời gian và chi phí Hơn nữa vấn đề điều chế các vaccine có khả năng chống lại nhiều loại virus gây bệnh khác nhau trên nhiều loại vật nuôi khác nhau thì không thực tế cho lắm Do đó, một trong những chiến lược hiệu quả để giảm rủi ro bởi các bệnh gây ra do virus là
sự kết hợp giữa vấn đề quản lý tốt và thức ăn tốt cùng với việc sử dụng các chất kích thích miễn dịch để tăng cường khả năng đề kháng bệnh chung của vật nuôi
c Tăng cường khả năng kháng bệnh cho tôm nuôi
Tôm và các động vật không xương sống khác có hệ miễn dịch kém phát triển so với
cá và động vật máu nóng, chẳng hạn chúng thiếu các tế bào bạch cầu được chuyên môn hóa mà ở động vật bậc cao các tế bào này tham gia vào việc sản xuất kháng thể
và ghi nhớ miễn dịch (các tế bào lympho) Sự đề kháng của tôm chống lại các mầm
bệnh được thực hiện chủ yếu qua các cơ chế đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu
Chất kích thích miễn dịch có khả năng kích thích các cơ chế đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu ở tôm và do đó giúp cho chúng có khả năng kháng bệnh tốt hơn Do
đó việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là một trong những công cụ quan trọng trong việc quản lý sức khỏe tôm ở các trại nuôi tôm thương mại
d Giảm tỉ lệ chết của cá giống
Cá khi ở dạng ấu trùng hoặc khi còn nhỏ thì rất mẫn cảm với các bệnh nhiễm khuẩn,
do đó ở các trại giống thường có hiện tượng cá giống chết hàng loạt khi chúng bị các
Trang 44
mầm bệnh cơ hội tấn công (Ellis, 1988) Cá con chưa có hệ miễn dịch đặc hiệu hoàn chỉnh vì vậy để chống lại các tác nhân gây bệnh, chúng sử dụng các cơ chế đáp ứng miễn dịch tế bào không đặc hiệu (Trust, 1986) Do đó vấn đề sử dụng chất kích thích miễn dịch nhằm giảm thiểu tỉ lệ chết của cá bột và cá giống ở các trại ương cá là một ứng dụng quan trong khác của chất kích thích miễn dịch
e Tăng cường hiệu quả của vaccine
Chất kích thích miễn dịch được sử dụng như các chất bổ trợ trong vaccice để kích hoạt các tế bào trình diện kháng nguyên (vd: đại thực bào) và kích thích các tế bào này sản xuất thêm nhiều cytokine là chất kích hoạt nhóm tế bào lympho (tế bào B ở động vật máu nóng) sản sinh ra các kháng thể đặc hiệu
Beta-1,3/1,6-glucan được phát hiện có khả năng hoạt động như một chất bổ trợ thật sự nhằm tăng cường sự sản xuất kháng thể không những chỉ khi được tiêm cùng với kháng nguyên trong vaccice mà còn tỏ ra có hiệu quả khi được dùng độc lập bằng cách trộn chung với thức ăn và kháng nguyên vaccine được cung cấp qua đường tiêm