MỤC LỤCiDANH MỤC BẢNGvDANH MỤC HÌNHvMỞ ĐẦU11.Việc hình thành của cơ sở12.Căn cứ để lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết12.1.Căn cứ về pháp lý12.2.Các thông tin, tài liệu liên quan63.Tổ chức lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết73.1.Tóm tắt về tổ chức lập ĐABVMTCT73.2.Danh sách các thành viên tham gia lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết7CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT VỀ CƠ SỞ91.1.Tên của cơ sở91.2.Chủ cơ sở91.3.Vị trí địa lý của cơ sở91.3.1.Vị trí địa lý91.3.2.Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội quanh cơ sở101.3.3.Nguồn tiếp nhận nước thải131.4.Nguồn vốn đầu tư của cơ sở131.5.Các hạng mục xây dựng của cơ sở131.5.1.Các hạng mục về kết cấu hạ tầng131.5.2.Các hạng mục phục vụ sản xuất141.5.3.Các hạng mục về bảo vệ môi trường141.6.Quy môcông suất, thời gian hoạt động của cơ sở151.7.Công nghệ sản xuất, vận hành của cơ sở161.8.Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất của cơ sở181.8.1.Danh mục máy móc, thiết bị181.8.2.Nguyên liệu, nhiên liệu191.8.3.Nhu cầu về điện, nước và các vật liệu khác201.9.Tình hình chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ sở trong thời gian đã qua211.9.1.Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở trong thời gian đã qua211.9.2.Lý do không lập Đánh giá tác động môi trường trước đây241.9.3.Hình thức, mức độ đã bị xử phạt vi phạm hành chính và xử phạt khác về môi trường25CHƯƠNG 2: MÔ TẢ CÁC NGUỒN CHẤT THẢI, CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ, HIỆN TRẠNG CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG262.1.Các nguồn chất thải262.1.1.Nước thải262.1.2.Chất thải rắn thông thường292.1.3.Chất thải rắn nguy hại312.1.4.Khí thải322.1.5.Nguồn tiếng ồn, độ rung342.2.Các tác động đối với môi trường kinh tế xã hội352.2.1.Tác động do rủi ro, sự cố352.2.2.Các tác động về kinh tế xã hội362.3.Hiện trạng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của cơ sở362.3.1.Hệ thống thu gom và xử lý nước thải và nước mưa362.3.2.Phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại402.3.3.Công trình, thiết bị xử lý khí thải412.3.4.Các biện pháp chống ồn, rung422.3.5.Các công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường432.3.6.Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác45CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH XÂY DỰNG, CẢI TẠO, VẬN HÀNH CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG46CHƯƠNG 4: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG474.1.Chương trình quản lý môi trường474.2.Chương trình giám sát môi trường544.2.1.Giám sát môi trường không khí544.2.2.Giám sát môi trường nước544.2.3.Giám sát chất thải rắn54CHƯƠNG 5: THAM VẤN Ý KIẾN VỀ ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT565.1.Văn bản của chủ cơ sở gửi Ủy ban Nhân dân cấp xã565.2.Ý kiến của Ủy ban Nhân dân cấp xã565.2.1.Ý kiến của Ủy ban Nhân dân xã Bình Mỹ565.2.2.Ý kiến và đề xuất, kiến nghị của UBND xã Bình Mỹ565.3.Ý kiến phản hồi của chủ cơ sở57KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT581.Kết luận582.Kiến nghị593.Cam kết59TÀI LIỆU THAM KHẢO62PHẦN PHỤ LỤC64
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH v
MỞ ĐẦU 1
1 Việc hình thành của cơ sở 1
2 Căn cứ để lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết 1
2.1 Căn cứ về pháp lý 1
2.2 Các thông tin, tài liệu liên quan 6
3 Tổ chức lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết 7
3.1 Tóm tắt về tổ chức lập ĐABVMTCT 7
3.2 Danh sách các thành viên tham gia lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết 7
CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT VỀ CƠ SỞ 9
1.1 Tên của cơ sở 9
1.2 Chủ cơ sở 9
1.3 Vị trí địa lý của cơ sở Error! Bookmark not defined 1.3.1 Vị trí địa lý 9
1.3.2 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội quanh cơ sở 10
1.3.3 Nguồn tiếp nhận nước thải 13
1.4 Nguồn vốn đầu tư của cơ sở 13
1.5 Các hạng mục xây dựng của cơ sở 13
1.5.1 Các hạng mục về kết cấu hạ tầng 13
1.5.2 Các hạng mục phục vụ sản xuất 14
1.5.3 Các hạng mục về bảo vệ môi trường 14
1.6 Quy mô/công suất, thời gian hoạt động của cơ sở 15
1.7 Công nghệ sản xuất, vận hành của cơ sở 16
1.8 Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất của cơ sở 18
Trang 21.8.1 Danh mục máy móc, thiết bị 18
1.8.2 Nguyên liệu, nhiên liệu 19
1.8.3 Nhu cầu về điện, nước và các vật liệu khác 20
1.9 Tình hình chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ sở trong thời gian đã qua 21
1.9.1 Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở trong thời gian đã qua 21
1.9.2 Lý do không lập Đánh giá tác động môi trường trước đây 24
1.9.3 Hình thức, mức độ đã bị xử phạt vi phạm hành chính và xử phạt khác về môi trường 25
CHƯƠNG 2: MÔ TẢ CÁC NGUỒN CHẤT THẢI, CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ, HIỆN TRẠNG CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 26
2.1 Các nguồn chất thải 26
2.1.1 Nước thải 26
2.1.2 Chất thải rắn thông thường 29
2.1.3 Chất thải rắn nguy hại 31
2.1.4 Khí thải 32
2.1.5 Nguồn tiếng ồn, độ rung 34
2.2 Các tác động đối với môi trường kinh tế - xã hội 35
2.2.1 Tác động do rủi ro, sự cố 35
2.2.2 Các tác động về kinh tế - xã hội 36
2.3 Hiện trạng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của cơ sở 36
2.3.1 Hệ thống thu gom và xử lý nước thải và nước mưa 36
2.3.2 Phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại 40
2.3.3 Công trình, thiết bị xử lý khí thải 41
2.3.4 Các biện pháp chống ồn, rung 42
Trang 32.3.6 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác 45
CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH XÂY DỰNG, CẢI TẠO, VẬN HÀNH CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 46
CHƯƠNG 4: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 47
4.1 Chương trình quản lý môi trường 47
4.2 Chương trình giám sát môi trường 54
4.2.1 Giám sát môi trường không khí 54
4.2.2 Giám sát môi trường nước 54
4.2.3 Giám sát chất thải rắn 54
CHƯƠNG 5: THAM VẤN Ý KIẾN VỀ ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT 56
5.1 Văn bản của chủ cơ sở gửi Ủy ban Nhân dân cấp xã 56
5.2 Ý kiến của Ủy ban Nhân dân cấp xã 56
5.2.1 Ý kiến của Ủy ban Nhân dân xã Bình Mỹ 56
5.2.2 Ý kiến và đề xuất, kiến nghị của UBND xã Bình Mỹ 56
5.3 Ý kiến phản hồi của chủ cơ sở 57
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 58
1 Kết luận 58
2 Kiến nghị 59
3 Cam kết 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
PHẦN PHỤ LỤC 64
Trang 4DANH MỤC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
COD : Nhu cầu oxy hóa học
CS-PCTP : Cảnh sát phòng chống tội phạm
ĐABVMTCT : Đề án bảo bệ môi trường chi tiết ĐVT : Đơn vị tính
KCN : Khu công nghiệp HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải NĐ-CP : Nghị định - Chính phủ
TNMT : Tài nguyên và Môi trường
UBND : Ủy ban nhân dân QCVN : Quy chuẩn Việt Nam WHO : Tổ chức Y tế Thế giới
XLNT : Xử lý nước thải
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Cơ sở hạ tầng tại trại heo 15
Bảng 1.2: Danh mục máy móc thiết bị của trang trại 19
Bảng 1.3: Nhu cầu nguyên, nhiên liệu hiện tại 19
Bảng 2.1: Đặc trưng nước thải sinh hoạt của Công ty 27
Bảng 2.2 Tính chất nước thải chăn nuôi heo 28
Bảng 2.3: Hàm lượng chất ô nhiễm trung bình có trong nước mưa chảy tràn 29
Bảng 2.4: Danh sách chất thải nguy hại phát sinh tại trại heo 31
Bảng 2.5: Kết quả đo đạc mẫu không khí xung quanh 32
Bảng 2.6: Kết quả đo chất lượng không khí khu vực chuồng trại 33
Bảng 2.7: Kết quả đo độ ồn tại trại heo 35
Bảng 2.8: Kết quả phân tích chất lượng nước thải 39
DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Vị trí trại heo……… 10
Hình 1.2 Quy trình hoạt động của trang trại 16
Hình 2.1: Sơ đồ thu gom, xử lý nước thải 37
Hình 2.2 Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn có ngăn lọc 38
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Việc hình thành của cơ sở
Trong những năm gần đây, mô hình kinh tế trang trại phát triển rất mạnh ở nước ta cả về số lượng và chất lượng Hiệu quả kinh tế và xã hội mang lại là không nhỏ đối với nông dân Một trong những loại hình trang trại phát triển hiện nay là trại
chăn nuôi heo Theo kết quả báo cáo sơ bộ tổng điều tra 1/4/2015 của Tổng cục Thống
kê, tại thời điểm 1/4/2015 tổng số lợn của cả nước có 27,1 triệu con, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước Chăn nuôi lợn hiện đang phát triển tương đối tốt do dịch lợn tai xanh không xảy ra và giá bán lợn hơi vẫn ở mức có lợi cho người chăn nuôi
Từ lâu đã nhận thấy tiềm năng và lợi ích kinh tế cũng như xã hội mang lại từ
mô hình kinh tế trang trại, năm 2007, ông Bành Phước đã đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi heo tại 570 Võ Văn Bích, ấp 4B, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
Trại nuôi heo hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh
cá thể số 41R8004748 do Ủy ban Nhân dân huyện Củ Chi cấp lần đầu ngày 20/04/2007
Trại heo của ông Bành Phước đã triển khai nuôi vào tháng 05/2007 nhưng hiện tại cơ sở chưa có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, quyết định phê duyệt đề
án bảo vệ môi trường (thuộc Điểm 1 Phụ lục 1A của Thông tư số BNTMT ngày 28/05/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường quy định đề
26/2015/TT-án bảo vệ môi trường chi tiết, đề 26/2015/TT-án bảo vệ môi trường đơn giản)
Thực hiện Thông tư số 26/2015/TT-BNTMT ngày 28/05/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản, chủ cơ sở đã phối hợp với Công ty……….tiến hành lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết cho “Trại heo Bành Phước 9.299 m2”
2 Căn cứ để lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết
2.1 Căn cứ về pháp lý
2.1.1 Các văn bản pháp luật
- Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 55/2014/QH13 được Quốc hội thông
Trang 7- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội thông qua ngày 21/06/2012;
- Luật Phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10 được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2001;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 22 tháng 11 năm 2013
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013;
- Luật Thương mại số 36/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005;
- Luật Đầu tư 67/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2014;
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006;
- Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP, ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường”;
- Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy;
- Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 của Chính phủ quy định chế
độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;
- Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;
- Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Trang 8- Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/03/2013 của Chính phủ về việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về việc “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước”;
- Nghị định 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản;
- Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/08/2006 của Chính phủ về “nhãn hàng hóa”;
- Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
- Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính Phủ quy định về quản
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP, ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về
xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Thông tư 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản;
- Thông tư 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi
Trang 9- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;
- Thông tư 09/2000/TT-BYT ngày 28/04/2000 của Bộ Y tế hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người lao động trong các doanh nghiệp vừa vả nhỏ;
- Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/07/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý;
- Thông tư 04/2012/TT-BTNMT ngày 08/05/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;
- Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (Ban hành QCVN 40:2011/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp);
- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc
“Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động”;
- Quyết định số 06/2006/QĐ-BXD ngày 17/3/2006 của Bộ Xây dựng ban hành TCXDVN 33:2006 quy định về Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế;
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Quyết định số 3718/QĐ-UBND ngày 22/06/2011 của UBND thành phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025;
- Quyết định số quyết định 88/2008/QĐ-UBND ngày 20/12/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
Trang 10- Quyết định số 16/2014/QĐ-UBND ngày 06/05/2014 của UBND thành phố Hồ Chí Minh về việc phân vùng các nguồn tiếp nhận nước thải trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh;
2.1.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995 – Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu cho thiết kế;
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4513:1988 – Tiêu chuẩn thiết kế – Cấp nước bên trong;
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4519:1998 – Hệ thống cấp thoát nước trong nhà
và công trình – Quy phạm thi công và nghiệm thu;
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7336:2003 quy định về các yêu cầu đối với thiết
kế, lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt (sprinkler);
- Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 33:2006 – Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế;
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất;
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về chất lượng nước mặt;
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về chất lượng nước ngầm;
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về chất lượng không khí xung quanh;
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về ngưỡng chất thải nguy hại;
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;
Trang 11- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 20:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về khí thải công nghiệp đối với với một số chất hữu cơ;
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về tiếng ồn;
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về độ rung;
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về nước thải công nghiệp;
- Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động;
2.2 Các thông tin, tài liệu liên quan
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể số 41R8004748 do
Ủy ban Nhân dân huyện Củ Chi cấp lần đầu ngày 20/04/2007;
- Phiếu kết quả thử nghiệm phân tích chất lượng môi trường không khí, nước thải của Trung Tâm Tư Vấn Công Nghệ Môi Trường và An Toàn Vệ Sinh Lao Động, ngày ………
- Niên giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh 2014;
- Cổng thông tin điện tử của UBND huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh;
- Đặc điểm địa chất, địa mạo Việt Nam, Chuyên khảo địa lý Việt Nam, Lê Đức
An, Lại Huy Anh, Ngô Quang Toàn, NXB Hà Nội, 1999;
- Khí hậu Việt Nam, Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc, NXB khoa học kỹ thuật, 1993;
- Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, tập 1: Ô nhiễm không khí và tính toán khuếch tán chất ô nhiễm; tập 2: Cơ học về bụi và phương pháp xử lý bụi, GS.TS Trần Ngọc Chấn, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 1999;
- Ô nhiễm không khí, PGS.TS Đinh Xuân Thắng, NXB Đại học Quốc gia Tp
Hồ Chí Minh, 2003;
Trang 12- Ô nhiễm không khí, GS.TS.Trần Ngọc Chấn, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2004;
- Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp – tính toán thiết kế công trình, PGS.TS Lâm Minh Triết (Chủ biên), Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân, NXB Đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh, 2008;
- Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, TS.Trịnh Xuân Lai, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2000;
- Quản lý chất thải rắn, GS.TS Trần Hiếu Nhuệ, TS Ứng Quốc Dũng, TS Nguyễn Thị Kim Thái, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2001
3 Tổ chức lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết
3.1 Tóm tắt về tổ chức lập ĐABVMTCT
ĐABVMTCT của “Trại heo Bành Phước 9.299 m2” do Chủ cơ sở là Hộ kinh
doanh Bành Phước chủ trì được thực hiện với sự tư vấn của Công ty
Công ty tư vấn:
Địa chỉ:
Điện thoại: - Fax:
Giấy phép đăng ký kinh doanh số
Website: ………
3.2 Danh sách các thành viên tham gia lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết
Chủ đầu tư:
1
Đơn vị tư vấn:
Trang 133 Chuyên viên tư vấn
Trang 14CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT VỀ CƠ SỞ 1.1 Tên của cơ sở
Trại heo Bành Phước 9.299 m2
1.2 Chủ cơ sở
- Tên chủ cơ sở: Hộ Kinh doanh Bành Phước
- Địa chỉ trụ sở chính: 570 Võ Văn Bích, ấp 4B, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
- Đại diện pháp luật: Ông Bành Phước
1.3.1 Vị trí địa lý
Trại heo hoạt động tại 570 Võ Văn Bích, ấp 4B, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh Trại heo có tổng diện tích 9.299 m2 nằm trên các thửa đất số
851, 865, 849, 867, 866, 868, 853, 1142, 869-1, 937-1 (theo các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số chủ sở hữu là ông Bành Phước, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được đính kèm phụ lục) Trại heo có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp: đường Trần Đại Nghĩa;
- Phía Nam giáp: rạch nhỏ không tên;
- Phía Đông giáp: cơ sở sản xuất đã tạm ngưng hoạt động;
- Phía Tây giáp: đất trống
Trang 15Hình 1.1 Vị trí trại heo Bành Phước
1.3.2 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội quanh cơ sở
Trại heo hoạt động tại xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh sẽ tác động đến tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Củ Chi đã có những đặc điểm sau:
1.3.2.1 Điều kiện tự nhiên
1 Vị trí địa lý:
Huyện Củ Chi có tọa độ địa lý từ 10o53’00” đến 10o10’00” vĩ độ Bắc và từ
106o22’00” đến 106o40’00” kinh độ Đông, nằm ở phía Tây Bắc TP.Hồ Chí Minh, gồm
20 xã và một thị trấn với 43.450,2 ha diện tích tự nhiên, bằng 20,74% diện tích toàn Thành Phố
· Phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh
· Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương
· Phía Nam giáp huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh
· Phía Tây giáp tỉnh Long An
Trại heo Bành Phước
Trang 16Thị trấn Củ Chi là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện, cách trung tâm Thành phố 50Km về phía Tây Bắc theo đường xuyên Á
2 Địa hình, địa mạo:
Địa hình huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây nam bộ và miền sụt Đông nam bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng Tây bắc – Đông nam và Đông bắc – Tây nam Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8m – 10m
Ngoài ra địa bàn huyện có tương đối nhiều ruộng, đất đai thuận lợi để phát triển nông nghiệp so với các huyện trong Thành phố
3 Khí hậu:
Huyện Củ Chi nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với đặc trưng chủ yếu là:
- Nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm
khoảng 26,6oC Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28.8oC (tháng 4), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 24,8oC (tháng 12) Tuy nhiên biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch khá lớn, vào mùa khô có trị số 8 – 10o
C
- Lượng mưa trung bình năm từ 1.300 mm – 1770 mm, tăng dần lên phía Bắc
theo chiều cao địa hình, mưa phân bổ không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung vào tháng 7,8,9; vào tháng 12,tháng 1 lượng mưa không đáng kể
- Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5% cao nhất vào tháng 7,8,9 là 80
– 90%, thấp nhất vào tháng 12,1 là 70%
- Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.100 – 2920 giờ
Huyện nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của hai hướng gió mùa chủ yếu phân bố vào các tháng trong năm như sau:
- Từ tháng 2 đến tháng 5 gió Tín phong có hướng Đông Nam hoặc Nam với vận
Trang 174 Thủy văn:
Huyện Củ Chi có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng, với những đặc điểm chính:
- Sông Sài Gòn chịu chế độ ảnh hưởng dao động bán nhật triều, với mực nước
triều bình quân thấp nhất là 1,2m và cao nhất là 2,0 m;
- Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác, đa số chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ
hủy văn của sông Sài Gòn như Rạch Tra, Rạch Sơn, Bến Mương … Riêng chỉ có kênh Thầy Cai chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông;
- Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thủy văn của
huyện và nét nổi bậc của dòng chảy và sự xâm nhập của thủy triều
1.3.2.2 Tình hình phát triển kinh tế
Củ Chi là huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh, diện tích 43.496ha
(đất nông nghiệp 28.228 ha), có 20 xã và 1 thị trấn Tỷ trọng nông nghiệp chiếm 12,56% Dân số 389.049 người (dân số trong độ tuổi lao động là 181.866 người)
Là vùng ven đô, ngay trên địa bàn có một số khu công nghiệp (thu hút gần 20.000 lao động địa phương) nên lao động nông thôn dịch chuyển mạnh sang công
nghiệp-dịch vụ, tạo thuận lợi cho nâng cao thu nhập
Được Thành phố đầu tư lớn để thực hiện xây dựng nông thôn mới: trong 3 năm, ngân sách thành phố, huyện đạt 1.390 tỷ đồng, chiểm khoảng 80% tổng mức đầu tư
Vốn Ngân sách Trung ương chỉ bố trí khoảng 10 tỷ đồng cho xã Tân Thông Hội (xã điểm Trung ương) Bình quân mỗi xã có khoảng 70 tỷ đồng nên xây dựng NTM thuận
lợi Tuy nhiên, huyện đối mặt nhiều khó khăn:
- Quy hoạch đô thị, khu công nghiệp trong nhiều năm chưa rõ rệt, gây khó khăn cho các xã trong quy hoạch NTM, nhất là phát triển sản xuất nông nghiệp
- Đất rộng nhưng tỷ lệ hoang hóa nhiều, nhiều vùng đất chua phèn, sản xuất nông nghiệp trước NTM chưa được coi trọng nên thu nhập người nông dân còn thấp, không
có sản phẩm chủ lực rõ rệt
- Tỷ lệ nhà tạm, dột nát còn nhiều (~500 căn), tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với bình quân chung
Trang 18- Đây là vùng chiến sự ác liệt thời chống Mỹ, dân cứ nhiều vùng bị xóa, từ sau giải phóng người dân mới dần dần quay lại sinh sống
Trong những năm qua, huyện Củ Chi đã phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, của nhân dân thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện chuyển biến tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ Mức tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005 -
2010 là 20,26%, vượt 1,51% so với nghị quyết đề ra Thu nhập bình quân đầu người đạt 21,6 triệu đồng/người/năm, 58.722 lao động được giải quyết việc làm ổn định, số lao động được đào tạo nghề đạt tỷ lệ 37,01% Huyện đã hoàn thành sớm chương trình xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 2 vào năm 2008
1.3.3 Nguồn tiếp nhận nước thải
Trại heo hoạt động với công suất nuôi tối đa 1.600 con heo Lượng nước thải phát sinh tối đa khoảng 71 m3/ngày gồm nước thải sinh hoạt của công nhân và nước phục vụ chăn nuôi Nước thải sinh hoạt được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn rồi chảy ra ao lục bình Nước thải chăn nuôi chứa nhiều phân được xử lý bằng công trình biogas rồi chảy ra ao lục bình (công trình sinh học) Nước từ ao lục bình sẽ chảy ra nguồn tiếp nhận là rạch nhỏ không tên phía Nam của trại heo
1.4 Nguồn vốn đầu tư của cơ sở
Tổng vốn đầu tư của cơ sở là 300.000.000 đồng (Ba trăm triệu đồng)
1.5 Các hạng mục xây dựng của cơ sở
1.5.1 Các hạng mục về kết cấu hạ tầng
Các hạng mục về kết cấu hạ tầng như hệ thống đường giao thông, cung cấp điện, nước, hệ thống thoát nước mưa, Sau đây là từng hạng mục công trình cụ thể và khả năng đáp ứng đối với hoạt động của trại heo
Hệ thống giao thông nội bộ: Trong khu vực trang trại, hệ thống đường nội bộ đã được
bê tông hóa thông với các kho và các khu vực trang trại và thông với trục đường nhựa
Võ Văn Bích ra Đỗ Văn Dậy và Hà Duy Phiên Do vậy rất thuận lợi cho giao thông đi lại và quá trình vận chuyển nguyên liệu, heo thịt của xe tải ra vào trang trại và hoạt động của xe cứu hỏa trong trường hợp nếu có sự cố xảy ra
Trang 19Hệ thống thông tin i n c: Hệ thống thông tin liên lạc của trang trại là một phần của
hệ thống thông tin liên lạc chung của huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh và mạng thông tin liên lạc của trang trại được ghép nối vào mạng viễn thông của bưu điện thành
phố Hồ Chí Minh
Hệ thống cấp điện: Trại heo sử dụng nguồn điện từ mạng lưới điện quốc gia do Công
ty điện lực Củ Chi cung cấp
Hệ thống cấp nước: Hiện nay trang trại sử dụng nước ngầm đã qua xử lý Lượng nước
cấp chủ yếu cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân và phục vụ chăn nuôi
Hệ thống thoát nước mưa: Hiện tại, trang trại đã có hệ thống thu gom nước mưa
riêng Nước mưa chảy tràn trên mái nhà và khu vực sân bãi theo hệ thống cống dẫn nước mưa qua các hố ga trước khi thoát ra nguồn tiếp nhận là rạch nhỏ không tên phía Nam của trại heo
Hệ thống th gom nước th i inh ho t Nước thải sinh hoạt tại trang trại chủ
yếu là nước thải từ nhà vệ sinh và nước rửa tay, rửa mặt Nước thải sinh hoạt được xử
lý qua bể tự hoại 3 ngăn trước khi dẩn ra ao lục bình và thoát ra rạch nhỏ không tên phía Nam của trại heo
Hệ thống th gom nước th i chăn n ôi Nước thải chăn nuôi phát sinh từ việc
tắm heo, vệ sinh chuồng trại,… sẽ được thu gom theo đường cống thoát nước thải về công trình biogas Nước sau đó sẽ chảy ra ao lục bình ra rạch nhỏ không tên phía Nam của trại heo
1.5.2 Các hạng mục phục vụ sản xuất
Để phục vụ cho hoạt động chăn nuôi, trại heo đã đầu tư các hạng mục xây dựng như: nhà kho, văn phòng, chuồng trại, nhà công nhân, trạm cân Cụ thể trang trại có 4 dãy chuồng với 8 chuồng nhỏ
1.5.3 Các hạng mục về bảo vệ môi trường
Trong quá trình hoạt động, trang trại đã xây dựng các hạng mục bảo vệ môi trường Trang trại đã sử dụng diện tích đất là 1.095 m2 để đầu tư xây dựng hoàn thiện các hạng mục công trình bảo vệ môi trường của trang trại gồm có: công trình biogas,
ao lục bình Ngoài ra, tại cơ sở còn sử dụng một phần hiên trống, kho để chứa chất thải rắn thông thường, chứa chất thải rắn chăn nuôi
Trang 20Các hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng của trang trại đã được xây dựng hoàn thiện, được thực hiện trên tổng diện tích 9.299 m2 với quy mô sử dụng đất như sau:
Bảng 1.1: Cơ sở hạ tầng tại trại heo
1.6 Quy mô/công suất, thời gian hoạt động của cơ sở
- Trại heo hoạt động với tổng diện tích 9.299 m2 gồm 4 dãy chuồng có 8 chuồng nhỏ Số lượng heo được nuôi trong trại khoảng 1.600 con có mặt thường xuyên bao gồm heo các loại với số lượng nuôi như sau:
+ Heo nái: 200 con
+ Heo hậu bị: 200 con
+ Heo thịt: 800 con
+ Heo con: 380 con
+ Heo đực giống: 20 con
- Trại heo chính thức đi vào hoạt động từ năm 2007
- Tổng số công nhân làm việc tại trại heo là 20 người
Trang 211.7 Công nghệ sản xuất, vận hành của cơ sở
Trại heo hoạt động với quy trình như sau:
Hình 1.2 Quy trình hoạt động của trang trại Thuyết minh quy trình:
Công nhân tiến hành chuẩn bị chuồng trại để nhận heo nhằm đảm bảo chuồng trại đã được vệ sinh sạch sẽ, sát trùng tốt trước khi nhận heo 3 – 5 ngày
Sau khi tiếp nhận heo sẽ được phân đàn theo từng mục đích nuôi khác nhau: heo nái, heo con sau cai sữa, heo hậu bị, heo thịt
Chuẩn bị chuồng trại để nhận heo vào
Nhận heo vào nuôi
Phân đàn heo mới vào các
chuồng nuôi
Chăm sóc, nuôi dưỡng
(cho ăn, vệ sinh chuồng trại)
Phòng bệnh
(chích ngừa, vệ sinh sát trùng chuồng trại)
Kết thúc giai đoạn nuôi
Theo dõi và điều trị bệnh
Trang 22Từ khi tiếp nhận đến khi chấm dứt quá trình, đàn heo luôn được chăm sóc nuôi dưỡng, đảm bảo đàn heo tăng trưởng tốt, chúng được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, vệ sinh chuồng trại thường xuyên, thông thoáng tốt Trong suốt thời gian này công tác chích ngừa, vệ sinh sát trùng chuồng trại được thực hiện định kỳ theo lịch nhằm tăng khả năng miễn dịch cho đàn heo, phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm, giảm khả năng lan truyền của một số dịch bệnh do vi khuẩn, virus gây ra, công nhân cần thường xuyên theo dõi để phát hiện heo bệnh và kịp thời điều trị tránh hao hụt cho đàn heo Chấm dứt giai đoạn nuôi, heo sẽ được chuyển về các khu trại nuôi theo từng loại: chuyển heo nái về khu chờ phối, chuyển heo con sang khu heo nuôi sau cai sữa,
chuyển heo sau cai sữa đi nuôi thịt, thanh lý heo thịt (bán cho đơn vị giết mổ)
Công tác kiểm tra heo bệnh, heo nghi mắc bệnh trong suốt quá trình chăn nuôi
Tại mỗi trại chăn nuôi đều được phân công lao động chịu trách nhiệm chăm sóc, theo dõi heo bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện Một số biểu hiện bệnh được công nhân phát hiện trong quá trình chăm sóc như ăn kém, không ăn, bại liệt, co giật, xù lông, …Khi phát hiện heo bị một trong những triệu chứng vừa nêu, công nhân tiến hành tách heo ra khỏi đàn và đưa vào khu vực nuôi cách ly, tiến hành chăm sóc, chữa bệnh theo đúng quy trình chăm sóc heo bệnh, heo nghi mắc bệnh Heo
sẽ được chăm sóc đặc biệt hơn với thức ăn giàu dinh dưỡng, nước uống được cung cấp đầy đủ, thức ăn được trộn thêm kháng sinh, thuốc giảm sốt, vitamin C để giúp heo tăng sức đề kháng và nhanh chóng khỏi bệnh nhanh chóng khỏi bệnh Khi heo khỏe hoàn toàn sẽ được đưa về trại ban đầu và chăm sóc bình thường cùng với đàn heo
Lịch biểu hoạt động hằng ngày tại trang trại
Cho ăn
Heo được cho ăn hai lần/ngày, lúc 7 giờ và lúc 13 giờ hàng ngày Bắt đầu từ 7 giờ sáng hàng ngày, thức ăn đã đóng bao từ nhà kho được công nhân chuyển đến các khu vực chuồng trại, và đổ vào các máng ăn tự động trong từng ô chuồng nuôi
Heo sẽ ăn thức ăn tại các máng khô Heo được bố trí vào các khu chuồng tùy theo kích cỡ lớn nhỏ khác nhau, tuy nhiên mỗi con được cố định tại vị trí nhất định trong chuồng bởi các ô chuồng được thiết kế thích hợp cho từng giai đoạn và lứa heo nuôi, phía trước là máng cấp thức ăn, nước uống, phía sau là thải phân Chính vì vậy
Trang 23thức ăn sẽ không bị dính phân và phân heo được thu gom dễ dàng Heo ăn thức ăn khô
sẽ uống nước bằng vòi tự động bên cạnh, khi mồm heo đụng phải vòi nước thì nước tự động chảy ra, do đó tránh được nước chảy tràn lan làm ướt sàn heo
Vệ sinh chuồng trại
Trong quá trình chăn nuôi, chuồng trại thích hợp để heo đi phân vào vị trí nhất định trong chuồng Công nhân sẽ thu gom phân khô cho vào bao chứa riêng, thỉnh thoảng heo thải ra nước tiểu Sau khi heo ăn xong buổi sáng, công nhân đã thu gom xong phân khô và bắt đầu tắm cho heo và vệ sinh cho toàn bộ nhà trại Các vòi phun sẽ được sử dụng để xịt rửa heo và nhà trại Nước thải sẽ được đẩy vào các cống thu bố trí dọc theo các tuyến nhà trại dẫn vào tuyến thoát nước thải tập trung, trả lại mặt bằng sạch sẽ cho heo ngủ Buổi chiều 13 giờ cho heo ăn tiếp, tiến trình lại tiếp tục diễn ra như buổi sáng
Như vậy mỗi ngày sẽ có hai buổi cấp thức ăn cho heo và có hai lần tổng vệ sinh chuồng trại và tắm heo Buổi tối heo ngủ, không có hoạt động này
Trong quá trình chăn nuôi sẽ phát sinh các nguồn chất thải sau: Nước thải sinh hoạt của công nhân, nước thải chăn nuôi, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, khí thải và một số tác động khác
1.8 Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động
sản xuất của cơ sở
1.8.1 Danh mục máy móc, thiết bị
Máy móc thiết bị đã được đầu tư hoàn chỉnh cho hoạt động chăn nuôi với quy
mô tối đa 1.600 con heo Danh sách máy móc, thiết bị được trình bày trong bảng 1.2
Trang 24Bảng 1.2: Danh mục máy móc thiết bị của trang trại
lƣợng
Tình trạng hoạt động
(Nguồn:Hộ kinh doanh Bành Phát)
1.8.2 Nguyên liệu, nhiên liệu
Trại heo hoạt động với lượng heo nuôi tối đa là 1.600 con Nhu cầu nguyên, nhiên liệu sử dụng của tại heo như sau:
Bảng 1.3: Nhu cầu nguyên, nhiên liệu
Trang 251.8.3 Nhu cầu về điện, nước và các vật liệu khác
1.8.3.1 Nhu cầu về điện
a) Nguồn cung cấp điện
Nguồn cung cấp điện phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất được lấy từ nguồn điện của huyện Củ Chi do Công ty Điện lực Củ Chi quản lý
b) Nhu cầu tiêu thụ điện
Nhu cầu cung cấp điện cho trại heo tính đến thời điểm hiện tại cao nhất khoảng 30.000 KWh/tháng, lượng điện này chủ yếu sử dụng để thắp sáng, vận hành các máy móc phục vụ cho chăn nuôi và sinh hoạt
Nhu cầu sử dụng nước của trại heo bao gồm nước sinh hoạt của công nhân, nước
vệ sinh văn phòng, vệ sinh trại heo, tắm heo, trộn thức ăn, có thể chia thành 2 nhóm nhu cầu chính như sau:
Nước cấp cho heo uống, tắm heo, vệ sinh chuồng trại:
Theo Sổ tay thực hành VietGap trong chăn nuôi lợn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nước uống cho heo trung bình khoảng 5 lít/con Lượng nước uống cho heo: 5 lít/con/ngày x 1.600 con = 8.000 lít/ngày = 8 m3
/ngày
Theo định mức nước sử dụng vệ sinh chuồng trại theo sổ tay xử lý nước – Degre`mont, nước dùng tắm rửa heo và vệ sinh chuồng trại trung bình 15 lít/m2/lần Tổng diện tích chuồng là 6.980 m2 Lượng nước này bao gồm lượng nước vệ sinh heo và nước vệ sinh chuồng trại Lượng nước vệ sinh: 15 lít/m2/ngày x 4.000 m2 = 60.000 lít/ngày = 60 m3/ngày
Vậy tổng lượng nước phục vụ cho chăn nuôi heo là: 8 + 60 = 68 m3
/ngày
Nước cấp cho sinh hoạt
Trang 26Nước cấp cho mục đích sinh hoạt: Theo tiêu chuẩn TCXDVN 33:2006 của Bộ xây dựng về cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế, lượng nước cấp cho công nhân làm việc và sinh hoạt tại trại heo là 150 lít/người/ngày Trại heo có 20 công nhân lượng nước sử dụng là:
Qsh = 150 lít/người/ngày × 20 người = 3.000 lít/ngày = 3 m3/ngày
Như vậy tổng lượng nước cấp cho trại heo là: 68 + 3 = 71 m3
1.9.1.1 Đối với bụi, khí thải
Bụi khí th i từ ho t động giao thông
- Trại heo đã bê tông hóa toàn bộ đường nội bộ, sân bãi và kho chứa nguyên vật liệu;
- Thường xuyên tạo ẩm độ đường và khuôn viên nội bộ vào mùa nắng mỗi khi xe tải ra vào xuất nhập nguyên nhiên liệu, heo thịt;
- Khi chạy trong khuôn viên trại heo, các phương tiện đều phải giảm tốc độ
<5km/giờ;
- Lắp đặt hệ thống vòi phun nước để giảm nồng độ bụi vào những ngày nắng nóng;
- Sử dụng nhiên liệu theo đúng với thiết kế của động cơ;
- Định kỳ vệ sinh, bảo dưỡng kiểm tra xe, không chở quá tải trọng quy định;
Khí th i từ ch ồng tr i:
- Thường xuyên dọn dẹp toàn bộ chất hữu cơ có trong chuồng trại một cách triệt
để Tiến hành cọ rửa bằng nước, bước này giảm đi một số vi sinh vật bề mặt
Trang 27chuồng trại, làm giảm thiểu sự phân huỷ của các hợp chất hữu cơ, hạn chế sự phát sinh các mùi hôi thối;
- Toàn bộ khuôn viên trang trại thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ, trồng cỏ, nhiều cây xanh, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hấp thụ khí, giảm sự phát tán của các khí và mùi ra môi trường xung quanh;
- Chuồng trại được xây dựng thoáng mát, có bố trí quạt thông gió;
- Công nhân được trang bị khẩu trang chống mùi, mũ, đồ bảo hộ
Khí th i từ hệ thống thoát nước và kh nước:
- Khu xử lý nước được đặt cuối hướng gió;
- Đầu tư hầm biogas lấy khí sinh học làm khí đốt cho nấu ăn tại trang trại;
- Trồng nhiều cây xanh
1.9.1.2 Đối với nước thải
- Có hệ thống thu gom nước mưa và nước thải riêng;
- Nước mưa được quy ước sạch, chảy trên mái nhà và sân bãi theo đường thoát nước mưa chảy ra rạch nhỏ không tên phía Nam trại heo Hệ thống thoát nước mưa
có nhiều hố ga để lắng cặn;
- Nước thải sinh hoạt được xử lý bằng bể tự hoạt 3 ngăn trước khi thải ra ao lục bình (ao xử lý nước thải bằng sinh học tự nhiên)
- Nước thải chăn nuôi được xử lý bằng công trình Biogas
1.9.1.3 Đối với chất thải rắn
- Thu gom, phân loại và lưu chứa đúng quy định;
- Chất thải rắn sinh hoạt được tổ thu gom rác tại địa phương định kỳ đến thu gom, vận chuyển và xử lý;
- Chất thải rắn chăn nuôi là phân được nén bằng máy ép phân rồi bán cho đơn
vị có nhu cầu dùng làm phân bón cho cây trồng Nước sau ép đưa về hầm Biogas;
- Chất thải rắn có thể tái chế được bán cho đơn vị thu mua phế liệu;
- Chất thải nguy hại được thu gom riêng và thuê đơn vị chức năng thu gom, xử
lý
1.9.1.4 Các vấn đề môi trường khác
Tiếng ồn r ng
Trang 28Tiếng ồn tại trại heo chủ yếu phát sinh từ phương tiện giao thông và tiếng ồn do heo gây ra Chủ trại heo đã áp dụng các biện pháp giảm ồn sau:
- Thực hiện tốt công tác chăm sóc vật nuôi: Cho ăn đúng bữa, đúng khẩu phần ăn; đảm bảo công tác vệ sinh chuồng trại
- Kiểm soát tiếng ồn của các phương tiện giao thông bằng cách kiểm tra bảo dưỡng xe tốt;
- Xe vào khu vực trại heo phải giảm tốc độ
Mùi hôi
Thu gom xử lý triệt để chất thải rắn, nước thải phát sinh từ cơ sở, thu gom, phân loại, lưu chứa chất thải rắn đúng quy định để tránh gây mùi do chất thải phân hủy; Vệ sinh trang trại thường xuyên
- Thường xuyên kiểm tra các biển báo, nội quy PCCC, phương tiện PCCC
- Bố trí sơ đồ thoát hiểm tại khu vực mọi người dễ quan sát thấy
- Hệ thống cấp điện cho cơ sở và hệ thống chiếu sáng bảo vệ được thiết kế độc lập, an toàn, có bộ phận ngắt mạch khi có sự cố chập mạch trên đường dây tải điện
- Lắp đặt các thiết bị an toàn điện như: CP, rơle, aptomat… và thường xuyên
Trang 29- Thường xuyên tổ chức huấn luyện, tuyên truyền giáo dục phòng chống cháy nổ, phòng cháy chữa cháy
An toàn ao động
- Đảm bảo các yếu tố vi khí hậu và điều kiện lao động đạt tiêu chuẩn do Bộ y tế
ban hành để đảm bảo sức khỏe cho người lao động;
- Trang bị kịp thời, đầy đủ trang bị bảo hộ lao động và thường xuyên nhắc nhở
công nhân thực hiện tốt quy định về an toàn lao động;
- Giáo dục ý thức vệ sinh công nghiệp và bảo vệ môi trường cho công nhân trong quá trình lao động;
- Đào tạo và tập huấn định kỳ kiến thức về an toàn lao động cho công nhân viên trong toàn trại heo (an toàn trong sử dụng thiết bị điện, vận hành máy móc thiết
bị, vận chuyển nguyên vật liệu,…);
- Lập tổ an toàn – môi trường và ban hành nội quy buộc công nhân viên trại heo
phải thực hiện Đưa ra hình phạt hợp lý đối với cá nhân vi phạm
1.9.2 Lý do không lập Đánh giá tác động môi trường trước đây
“Trại heo Bành Phước 9.299 m2” của Hộ kinh doanh Bành Phước hoạt động từ năm 2007
Do không hiểu rõ quy định của Luật bảo vệ môi trường, trang trại đã hoạt động nhưng chưa có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trang trại
là cơ sở thuộc Điểm 1 Phụ lục 1B (Cơ sở đã đi vào hoạt động có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-
CP và không có một trong các văn bản sau: Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường) của Thông tư số 26/2015/TT-BNTMT ngày 28/05/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản
Trang 301.9.3 Hình thức, mức độ đã bị xử phạt vi phạm hành chính và xử phạt khác về môi trường
Từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, Hộ kinh doanh Bành Phước chưa bị xử phạt bất cứ vi phạm hành chính nào và xử phạt khác về môi trường
Trang 31CHƯƠNG 2: MÔ TẢ CÁC NGUỒN CHẤT THẢI, CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ, HIỆN TRẠNG CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG 2.1 Các nguồn chất thải
2.1.1 Nước thải
a) Nguồn phát sinh
Trong quá trình hoạt động của trại heo thì nước thải phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau:
- Hoạt động sinh hoạt của công nhân viên;
- Nước thải sản xuất: Nước vệ sinh chuồng trại, tắm heo,…;
- Nước mưa chảy tràn
b) Lượng phát sinh
Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt phát sinh tại các nhà vệ sinh của trại heo, từ hoạt động nấu
ăn Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh khoảng 3 m3/ngày (bằng 100% lượng nước cấp cho sinh hoạt của công nhân)
Thành phần ô nhiễm chủ yếu là BOD, COD, TSS, Coliform,…Đây là những chất dễ phân hủy gây ra mùi hôi thối, ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh, nước mặt và nước ngầm
Loại nước thải này bị ô nhiễm bởi các chất lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi khuẩn gây bệnh E.Coli Các chất hữu cơ có trong nước thải sinh hoạt chủ yếu là các loại carbonhydrate, protein, lipid là các chất
dễ bị vi sinh vật phân hủy Khi phân hủy thì vi sinh vật cần lấy oxy hòa tan trong nước
để chuyển hóa các chất hữu cơ nói trên thành CO2, N2, H2O, CH4, v.v…
Dựa trên tài liệu của WHO (Assessment of sources of air, water and land pollution: A guide to rapid sources inventory techniques and their use informulating environment strategies, Geneva, 1993), thành phần chính và đặc trưng của nước thải
sinh hoạt được nêu trong bảng 2.1
Trang 32Bảng 2.1.1: Đặc trưng nước thải sinh hoạt của Công ty
- Tải lượng của BOD5: {3 (m3) x 250 (mg/l)}/1.000 = 0,75 kg/ngày;
- Tải lượng của COD: {3 (m3) x 500 (mg/l)}/1.000 = 1,5 kg/ngày;
- Tải lượng của SS: {3 (m3) x 220 (mg/l)}/1.000 = 0,660 kg/ngày;
- Tải lượng của tổng N: {3 (m3) x 40 (mg/l)}/1.000 = 0,12 kg/ngày;
- Tải lượng của tổng P: {3 (m3) x 5 (mg/l)}/1.000 = 0,015 kg/ngày
Nước thải chăn nuôi
Nước thải sản xuất từ vệ sinh chuồng trại, tắm heo, nước tiểu của heo,… Lượng nước thải này phát sinh khoảng 71 m3/ngày (Bằng 100% nước cấp cho hoạt động chăn nuôi)
Đặc trưng của nước thải từ các chuồng nuôi heo là lượng BOD5, Nitơ (N) và photpho (P) rất cao Theo kết quả đánh giá điều tra hiện trạng môi trường của Viện chăn nuôi (2006) tại các cơ sở chăn nuôi có quy mô tập trung thuộc Hà Nội, Hà Tây, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai tại các cơ sở chăn nuôi lợn có quy mô tập trung cho thấy đặc điểm của nước thải chăn nuôi:
+ Các chất hữu cơ: hợp chất hữu cơ chiếm 70 - 80% bao gồm cellulose, protit,
acid amin, chất béo, hidrat carbon và các dẫn xuất của chúng, thức ăn thừa Các chất
vô cơ chiếm 20 - 30% gồm cát, đất, muối, ure, ammonium, muối chlorua, SO42-,…
+ N và P: khả năng hấp thụ N và P của các loài gia súc, gia cầm rất kém, nên
khi ăn thức ăn có chứa N và P thì chúng sẽ bài tiết ra ngoài theo phân và nước tiểu Trong nước thải chăn nuôi heo thường chứa hàm lượng N và P rất cao Hàm lượng N-tổng = 200 - 350 mg/l trong đó N-NH4 chiếm khoảng 80-90%; P_tổng = 60 - 100mg/l
+ Sinh vật gây bệnh: Nước thải chăn nuôi chứa nhiều loại vi trùng, virus và
trứng ấu trùng giun sán gây bệnh
Trang 33Bảng 2.2 Tính chất nước thải chăn nuôi heo
So sánh nồng độ một số chất trong nước thải chăn nuôi với QCVN 40:2011/BTNMT, cột A cho thấy: chỉ có chỉ tiêu pH đạt quy chuẩn quy định Các chỉ tiêu khác không đạt quy chuẩn quy định
Nước mưa chảy tràn
Với diện tích khu vực trại heo là 9.299 m2, lượng mưa trong ngày lớn nhất trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh là 5,78 mm/ngày Lưu lượng nước mưa chảy tràn phát sinh trên khu vực trại heo là 8,965 m3/ngày Kết quả được tính toán dựa vào các yếu tố sau:
Trên diện tích khu đất của trại heo là 9.299 m2
ta có thể ước tính được lượng mưa rơi
và chảy tràn trên bề mặt như sau:
Q = 0,278 x K x I x F Trong đó: K: Là hệ số dòng chảy (K = 0,6)
I: Là cường độ mưa (5,78 10-3 m/ngày)
Trang 34F: Diện tích lưu vực (9.299 m2) Với cường độ mưa lớn nhất I = 5,78 mm/ngày = 5,78.10-3 m/ngày
Vậy lưu lượng nước mưa chảy tràn trung bình lớn nhất trong 1 ngày trên địa bàn nhà máy là : Q = 0,278 x 0,6 x 5,78.10-3 x 9.299 = 8,965 m3 /ngày
Ước tính nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn như sau:
Bảng 2.1.3: Hàm lượng chất ô nhiễm trung bình có trong nước mưa chảy tràn
(Nguồn: World Health Organization Environmental technology series Assessment of
sources of air, water, and land pollution)
Nước mưa chảy tràn về nguyên tắc được quy ước sạch và không phải là nguồn thải Mặt khác, trại heo đã có các biện pháp vệ sinh khu vực và có hệ thống thu gom nước mưa Do đó, nước mưa chảy tràn không xác định là nguồn thải của trại heo
2.1.2 Chất thải rắn thông thường
a) Nguồn phát sinh
Nguồn chất thải rắn thông thường phát sinh do hoạt động của trại heo gồm:
Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hằng ngày của toàn bộ công nhân trong trại heo bao gồm: Giấy vụn, nylon, thủy tinh, thực phẩm dư thừa, vỏ trái cây, rau, củ, quả, vỏ đồ hộp… Chất thải sinh hoạt phần lớn là có hàm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học Đây là môi trường thuận lợi để các vật mang mầm bệnh sinh sôi, phát triển như: Ruồi, muỗi, chuột, gián,… làm mất vệ sinh và mỹ quan của trại heo, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiếp xúc trực tiếp với nguồn ô nhiễm này Ngoài ra,
Trang 35hoạt cuốn theo các chất ô nhiễm thấm vào đất làm ảnh hưởng đến môi trường đất, nước mặt, nước ngầm Quá trình phân hủy các chất hữu cơ còn sinh ra mùi hôi thối ảnh hưởng đến môi trường không khí khu vực.Vì vậy nếu không được thu gom và xử
lý sẽ sinh ra mùi hôi thối làm ảnh hưởng đến sức khỏe và làm mất vẻ đẹp mỹ quan của trại heo
Chất thải rắn chăn nuôi không nguy hại
Trong quá trình hoạt động của trại heo, chất thải rắn không nguy hại phát sinh
từ bao bì đựng thức ăn, phân heo, heo chết do các loại bệnh thông thường, bùn sinh
ra từ bể Biogas Thành phần chính của chất thải là các chất hữu cơ dễ phân huỷ, khi phân huỷ sẽ gây mùi hôi thối khó chịu, tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển
b) Lượng phát sinh
Chất thải rắn sinh hoạt
Hiện tại, với số lượng công nhân là khoảng 20 người, thì lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại trại heo trung bình khoảng 10 kg/ngày (Ước tính lượng rác sinh hoạt phát sinh khoảng 0,5 kg/người/ngày)
Chất thải rắn chăn nuôi không nguy hại
Lượng chất thải rắn chăn nuôi không nguy hại phát sinh như sau:
- Bao bì đựng thức ăn: Phát sinh khoảng 1 kg/ngày (30kg/tháng)
- Phân heo: Tham khảo từ thực tế hoạt động của các trại heo với mô hình tương
tự, lượng phân heo phát sinh trung bình khoảng 1 kg/ngày/con thì tổng khối lượng phân thải ra như sau: 1.600 con x 1 kg phân/ngày/con = 1.600 kg/ngày, lượng phân này sẽ được ép đóng bao và bán cho đơn vị có nhu cầu
- Heo chết: Heo chết có thể do sinh lý, quá trình chăn nuôi, kẹt chuồng thông thường chiếm tỉ lệ 0,1% Tỉ lệ heo chết trung bình khoảng 0,1% x 1.600 con/năm ~ 2 con/năm
- Bùn sinh ra từ bể biogas: Theo thực tế lượng bùn sinh ra từ bể biogas khoảng 10 kg/ngày
- Như vậy tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại phát sinh
Trang 36thường xuyên từ hoạt động chăn nuôi mỗi ngày của trại heo là = 1 + 1.600 +
Bảng 2.4: Danh sách chất thải nguy hại phát sinh tại trại heo
Khối lƣợng/năm
1 Chất thải lây nhiễm (kim tiêm) Rắn 13 02 01 10
2 Hóa chất thải bao gồm hoặc có
Trang 372.1.4 Khí thải
a) Nguồn phát sinh
Trong quá trình hoạt động của trại heo, khí thải phát sinh từ các nguồn sau:
- Bụi, khí thải từ hoạt động giao thông;
- Khí thải từ chuồng trại;
- Khí thải từ hệ thống xử lý nước thải, từ sinh hoạt của con người
b) Lượng phát sinh
Bụi, khí thải từ hoạt động giao thông
Các phương tiện giao thông ra vào khu vực trại heo và các hoạt động bốc dỡ nguyên liệu không chỉ gây ra sự xáo trộn lôi cuốn bụi mặt đất mà quá trình đốt dầu vận hành xe cũng phát sinh ra các nguồn ô nhiễm Các phương tiện này thường sử dụng nhiên liệu chủ yếu là xăng và dầu Diezel, quá trình vận hành các phương tiện này thải vào môi trường không khí một lượng khói thải có chứa các chất ô nhiễm như : bụi,
NOX, SO2, CO,
Các nguồn thải này phát sinh không liên tục và phân tán tùy thuộc vào thời điểm hoạt động phát sinh bụi và khí thải Vì vậy, rất khó xác định được tải lượng các chất ô nhiễm Tuy nhiên, để kiểm tra ảnh hưởng của hoạt động giao thông đến môi trường, công ty đã phối hợp với đơn vị tư vấn tiến hành đo kiểm mẫu khí xung quanh gần khu vực cổng vào thời điểm nắng gắt và các phương tiện giao thông ra vào thường xuyên cho kết quả sau:
Bảng 2.5: Kết quả đo đạc mẫu không khí xung quanh
Vị trí lấy mẫu
Thông số Bụi
(mg/m3)
NO2(mg/m3)
SO2(mg/m3)
CO (mg/m3) Khu vực cổng ra vào trang trại 0,21 0,029 0,046 5,23
(Nguồn: Trung Tâm Tư Vấn Công Nghệ Môi Trường và An Toàn Vệ Sinh Lao Động ,