1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Lập trình máy phay CNC hệ Fanuc

25 1,5K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,92 MB

Nội dung

Lập trình máy phay CNC hệ Fanuc, dành cho người mới tham gia trong ngành công nghiệp hóa hiện đại hóa. Chúc Thành Công......................................................................................................................................................

Trang 1

VẬN HÀNH MÁY PHAY CNC ẢO – RENAN MILL

HỆ ĐIỀU KHIỂN FANUC Oi-M

A TỔNG QUAN VỀ THAO TÁC TRÊN PHẦN MỀM

1 Khởi động phần mềm mơ phỏng vận hành máy phay CNC

Pick vào biểu tượng để khởi động phần mềm

Sau khi khởi động xong ta cĩ hình như sau:

Trang 2

2 Các phím chức năng

Điều khiển vận tốc mô phỏng khi chạy dao nhanh- G00, để

hiển thị cửa sổ điều khiển này ta Pick chọn và bấm nút phải chuộc

Hộp thọai này giúp khai báo dụng cụ cắt, khai báo phôi, dụng cụ đo chiều dài dao và đầu dò để Offset dao

Pick vào biểu tượng dao cắt ta có hộp thọai để khai báo dao như sau:\

Trang 3

Pick vào biểu tượng phôi ta có hộp thọai như sau:

Trang 4

Pick vào biểu tượng bộ so chiều dài dao máy sẽ tự động đặc bộ so chiều dài dao lên phôi như hình sau

Pick vào biểu tượng đầu dò máy sẽ tự động lắp đầu dò lên trục chính

Trang 5

Pick vào biểu tượng để thoát khỏi phần mềm.\

: Nút dừng khẩn cấp,

màu đỏ – sáng: nút dừng khẩn cấp đang bị đóng, trên màn hình hiển thị sẽ báo lỗi EMG ESTOP

Màu đỏ – tối nút dừng khẩn cấp đã được kích họat, cho phép máy làm việc

Nút đóng mở cửa và tắt mở đèn

Trang 6

Hiển thị màn hình và bảng điều khiển

Aån màn hình hiển thị và bảng điều khiển

Hiển thị menu điều khiển chạy dao theo xung

Hiển thị menu điều khiển chạy dao liên tục

Hiển thị menu điều khiển vòng quay trục chính

Hiển thị ổ dao và dao hiện hành

Chọn bằng nút trái chuộc và Pick nút phải chuộc để hiển thị

Hiện màn hình hiển thị của máy

Bấm nút phải chuột tại đây

Aån màn hình hiển thị

Trang 7

Hiển thị màn hình và bảng điều khiển

Lưu ý biểu tượng hiển thị màn hình khi có 1 hoặc 2 ô vuông

Chọn bằng nút trái chuộc và Pick nút phải chuộc để hiển thị

Trang 8

B CÁC NÚT ĐIỀU KHIỂN

: Các phím nhập chữ và số

Trang 9

: Các phím chức năng

: Hiển thị tọa độ

: Hiển thị chương trình

: thông số OFFSET dao

: SHIFT Nhấn phím này để nhập ký tự lựa chọn trên phím (ví dụ như muốn nhập ký tự A, B, C, D, P, Q… ta phải nhấn phím SHIFT sau đó nhấn ký tự cần nhập)

: Xóa ký tự vừa nhập (trong môi trường MDI)

: Nhập chương trình từ máy tính

: Xóa chương trình hoặc mã lệnh trong môi trường EDIT

: Chèn mã lệnh hoặc khối lệnh

Trang 10

: Thay thế mã lệnh

: (End Of Block) Kết thúc khối lệnh bằng dâu ;

: Hiển thị màn hình mô phỏng

: Hiển thị các câu báo lỗi

: Hiển thị thông số hệ thống (không nên sử dụng)

: Lật trang lên, xuống, sử dụng khi lập chương trình hoặc kiểm

tra chương trình

Phím di chuyển con trỏ Phím hướng xuống dùng để hiển thị chương trình cần gọi ra (trong môi trường soạn thảo chương trình EDIT)

: Trợ giúp của máy

Trang 11

RESET

CÁC CHẾ ĐỘ ĐIỀU KHIỂN VẬN HÀNH MÁY

EDIT: soạn chương trình

DNC: truyền chương trình và gia công trực tiếp từ máy tính

AUTO: chạy chương trình đang lưu trong bộ nhớ của máy

MDI : Nhập câu lệnh và chạy trực tiếp

MPG: chế độ quay tay

JOG: Chế độ di chuyển tự động tốc độ tiến dao từ 0 đến 3000mm/phút

RAPID: chế độ di chuyển liên tục, di chuyển với tốc độ chạy dao nhanh của

máy, giá trị là % tốc độ chạy dao nhanh của máy F0 (400mm/phút), 25%

(6000mm/phút), 50%(9000mm/phút), 100% (12000mm/phút),

ZRN: Chế độ cho máy chạy về HOME

Chế độ AUTO

Trang 12

Chế độ AUTO

Chế độ MDI

Trang 13

Chế độ MPG

Trang 14

Chế độ RAPID

Chế độ JOG

Trang 15

Chế độ HOME

Chọn Interface > Complete Operate Panel ta sẽ có bảng điều khiển tòan bộ máy như sau:

Trang 16

C TRÌNH TỰ VẬN HÀNH MÁY

1 Pick nút dừng khẩn cấp để chuyển sang trạng thái họat động

2 Cho máy về điểm “O” HOME

Thông thường các máy CNC sau khi khởi động phải cho máy trở về điểm “O”

Chuyển nút xoay sang vị trí HOME

Hiển thị màn hình điều khiển >Bấm nút POS để hiển thị tọa độ

Bấm ALL để xem tọa độ ( MACHINE)

Bấm nút Z+ để máy bắt đầu di chuyển về điểm chuẩn theo phương Z đến khi đèn báo HOME sáng lên

Tuần tự theo phương X và Y ta bấm X- và Y+ để cho máy về HOME theo 2 phương X và Y

Khi trên màn hình toạ độ MACHINE của máy là 0,0,0 thì đèn báo về điểm chuẩn HOME sẽ hết nhấp nháy Máy đã về điểm chuẩn xong

Ta chỉ cần cho máy về điểm chuẩn 1 lần duy nhất ngay sau khi mở máy, sau đó không cần phải cho máy về điểm chuẩn nữa

3 Di chuyển bàn dao:

Để di chuyển dao ta chuyển sang chế độ quay tay MPG để dùng tay quay để di

chuyển theo các trục tương ứng

Khi dùng tay quay để ý trí của nút xoay x1, x10, x100

X1 một vạch trên tay quay tương ứng 0.001 mm

X10 một vạch trên tay quay tương ứng 0.01 mm

X100 một vạch trên tay quay tương ứng 0.1 mm

4 Thực hiện một số lệnh bằng cách nhập trực tiếp

Chuyển nút xoay sang vị trí MDI

Bấm nút MDI phía dưới màn hình hiển thị, hoặc bấm PROG đến khi trên

màn hình xuất hiện chương trình O0000

Nhập lệnh cần thực hiện > bấm EOB > Bấm INSERT > Bấm nút START để máy thực hiệh lệnh

Trang 17

Ví dụ gọi dao số 3 ta làm như sau:

Một số lệnh khác:

Cho trục chính quay 1000vòng/phút nhập

S1000 M03 / M04

M03/M04 dùng để chọn chiều quay trục chính

M05 dừng quay trục chính

M08 Mở bơm nước làm mát

M09 Tắt bơm nước làm mát

Sau khi đã quay trục chính, ta có thể dùng nút quay trục chính trên bàn phím để quay trục chính, kết hợp với di chuyển bàn bằng tay để OFFSET dao

5 Offset dao

Lắp đầu dò vào trục chính

Cho trục chính quay 50 vòng/phút (MDI > S50 M3; > INPUT > START)

Offset dao là đi tìm khoảng cách từ điểm chuẩn của chi tiết đến điểm chuẩn máy qua mũi dao

Bấm POS > và bấm phím mềm ALL Để đọc giá trị tọa độ theo điểm chuẩn của máy MACHINE

Cho dao chạm bề mặt phôi theo phương X > ghi giá trị X ở ô MACHINE Nhất dao lên và di chuyển qua phía X còn lại hạ dao xuống

Cho dao chạm bề mặt phôi theo phương X còn lại > ghi giá trị X ở ô MACHINE

Cộng 2 giá trị X lại và chia 2 ta sẽ có giá trị X tại tâm phôi

Thực hiện tương tự các bước trên cho phương Y,

Trang 18

Thay dao cần OFFSET vào trục chính

Cho dao chạm bề mặt phôi theo phương Z > ghi giá trị Z ở ô MACHINE

Như vậy ta đã có tọa độ X,Y,Z tại tâm phôi

6 Nhập giá trị Offset dao vào

Bấm nút OFFSET trên bảng điều khiển

Bấm nút OFFSET phía dưới màn hình hiển thị

Chọn WORK bấm nút lên xuống để chọn ô nhớ cần nhập vào (G54 đến G59)

Di chuyển vệt sáng đến X, nhập giá trị của X và bấm INPUT

Di chuyển vệt sáng đến Y, nhập giá trị của Y và bấm INPUT

Di chuyển vệt sáng đến Z, nhập giá trị của Z và bấm INPUT

Như vậy ta đã thiết lập xong điểm chuẩn của chi tiết

KHÔNG ĐƯỢC NHẬP GIÁ TRỊ VÀO Ô G54 (00), GIÁ TRỊ CỦA NÓ LÀ X0, Y0, Z0

7 Kiểm tra tọa độ OFFSET

Di chuyển dao ra xa chi tiết

Để kiểm tra tọa độ OFFSET dao dùng chế độ MDI để kiểm tra bằng cách cho chạy lệnh G (G54-G59) mà ta đã nhập giá trị vào

Di chuyển bàn và đánh giá bằng tọa độ X, Y, Z trên ô ABSOLUTE

Di chuyển trục X đến khi X0, Y0 sau đó đến Z0

Nếu X0, Y0, Z0 là phù hợp với vị trí điểm chuẩn cần thiết lập thì ta đã làm đúng tất cả các thao tác để thiết lập điểm chuẩn chi tiết gia công

Nếu không phù hợp phải kiểm tra lại xem đã sai ở bước nào Thông thường sai ở bước tính giá trị X,Y và nhập giá trị vào ô nhớ

8 Lập trình trên máy CNC

Chọn chế độ EDIT > chọn PRG

Nhập tên chương trình ví dụ O0001 > Bấm nút INSERT > EOB > INSERT Tên chương trình O0001 sẽ hiện trên màn hình, nếu tên chương trình đã tồn tại

trong bộ nhớ thì máy sẽ mở ra, nếu chưa có thì là tạo file mới

Sau đó ta tiến hành nhập các câu lệnh

Trang 19

Ví dụ nhập câu lệnh “ G90 G94 G21 G17 G40 G49 G80 ; “ ta bấm như sau

G90 G94 G21 G17 G40 G49 G80 ; Bấm INSERT

Tuần tự như vậy ta nhập chương trình vào cho đến hết

Để xóa một mã lệnh ta di chuyển con nháy đến ngay vị trí cần xóa và bấm nút DELETE để xóa

Dùng phím ALTER để thay thế

Để chèn một mã lệnh ta di chuyển con nháy đến trước vị trí cần chèn, nhập lệnh và bấm INSERT

9 Xóa chương trình đang lưu trên máy

Chọn chế độ EDIT > PRG

Nhập tên chương trình ví dụ O0001 > Bấm nút DELETE

10 Gọi một chương trình đã có trong bộ nhớ của máy ra

Chọn chế độ EDIT > PRG

Nhập tên chương trình (ví dụ O0001) > Bấm mũi tên hướng xuống

11 Chạy chương trình

Chọn chế độ EDIT > Chọn chương trình cần gia công > Bấm mũi tên hướng xuống

Bấm nút RESET cho dấu nháy trở về đầu chương trình

Chuyển sang vị trí AUTO

Bấm nút CYCLE START

Bấm nút POS để khiểm tra giá trị các tọa độ

Nếu ta bấm cả nút chạy từng câu lệnh SBLK thì sau khi máy chạy xong câu lệnh ta bấm nút START để chạy câu lệnh tiếp theo

Sau khi máy đã chạy ổn định ta có thể tăng nút tốc độ chạy dao nhanh lên 25% hoặc 50%

12 Dừng tạm thời chương trình đang gia công

Trang 20

HƯỚNG DẪN MÔ PHỎNG TIỆN CNC

TRÊN PHẦN MỂM RENAN

I GIAO DIỆN CỦA PHẦN MỀM TIỆN RENAN

1.1 KHỞI ĐỘNG PHẦN MỀM

Click vào biểu tượng trên desktop

Sau khi khởi động sẽ xuất hiện màn hình chính sau:

Hình 1.1: Giao diện phần mềm RENAN

1.2 CÁC PHÍM CHỨC NĂNG

Hiển thị menu dụng cụ cắt

Hiển thị menu đều khiển vòng quay trục chính

Hiển thị menu điều khiển chạy dao liên tục Hiển thị menu điều khiển chạy dao theo xung

Chọn kiểu điều khiển Thu nhỏ panel điều khiển Phóng to panel điều khiển Zoom fit vùng quan sát Zoom vùng quan sát Rotate vùng quan sát

Trang 21

Zoom realtime vùng quan sát Pan vùng quan sát

Đặt hướng nhìn Top Đặt hướng nhìn Front Đặt hướng nhìn Right Hiển thị tòan máy Hiền thị phôi Hiển thị dụng cụ cắt dạng khung dây -

Đóng cửa máy Khai báo phôi Khai báo dụng cụ cắt Các chế độ điều khiển

Chế độ điều khiển Rapid

Chế độ điều khiển Jog

Trang 22

II TRÌNH TỰ VẬN HÀNH

2.1 KHAI BÁO PHÔI

Click vào biểu tượng thì màn sẽ xuất hiện hộp thọai sau:

Hình 2: Menu khai báo phôi

D: đường kính phôi

L: chiều dài phôi

Lưu ý: khi khai báo phôi phải chuyển sang chế độ điều khiển bằng tay

2.2 KHAI BÁO DỤNG CỤ CẮT

Click vào biểu tượng thì màn sẽ xuất hiện hộp thọai sau:

Hình 3: Khai báo dụng cụ cắt

Tool number: số thứ tự của dụng cụ cắt (từ 1 - 12)

Tool type: Kiểu dụng cụ cắt

Nose Radius: Bán kính của mũi cắt

Nose cut Angle: góc cắt

Tool bar Lengh: chiều dài dụng cụ cắt

Tuning Direction: Kiểu quay của trục chính (M3 hoặc M4)

2.3 OFFSET DAO

Trang 23

 Để offset dao thì ta phải lùi dao về gố tọa độ gốc của máy bằng cách xoay núm điều kiển như hình 4 về vị trí sau đó nhấn vào phím và

Hình 4: Lùi dao về gốc tọa của máy

 Chọn vị trí dụng cụ cắt trước bằng cách click vào biểu tượng ở góc phải màn hình Lúc đó màn hình sẽ xuất hiện thêm một màn hình con để chọn vị trí của dụng cụ cắt như hình 5

Trang 24

Hình 6: Chế độ điều khiển bằng tay

Ta xoay núm điều khiển dao sao cho mũi dao chạm vào mép phôi là được

 Nhập giá trị offset bằng cách nhấp vào phím trên panel chính Sau đó chọn dụng cụ cần offset Nhậ giá trị offset vào ô tương ứng

Lưu ý: giá trị nhập phải có dấu chấm (.) ở cuối giá trị

Trang 25

Hình 8: Chuyển sang chế độ mơ phỏng

 Nhấn phím CYCLE START tiến hành mơ phỏng

LƯU Ý:

KHI LẬP TRÌNH TA PHẢI THÊM DÂU “.” (DẤU CHẤM) ĐỂ PHÂN BIỆT PHẦN NGUYÊN VÀ PHẦN LẼ Ví dụ : XXX.YYY

XXX LÀ PHẦN NGUYÊN

YYY LÀ PHẦN LẼ

NẾU KHÔNG CÓ DẤU CHẤM ĐƠN VỊ TÍNH SẼ LÀ 1/1000 MM

VÍ DỤ:

Ta cần cho máy chạy đến độ cao Z=100mm

Lệnh G00 Z100 (SAI do máy sẽ hiểu là z=0.1)

Lệnh G00 Z100 (ĐÚNG)

ĐỂ LOAD 1 FILE CHƯƠNG TRÌNH LÊN PHẦN MỀM TA PHẢI TẠO MỘT FILE CÓ TÊN LÀ TÊN CHƯƠNG TRÌNH VÀ ĐUÔI LÀ NC

Ví dụ O1234.NC

SINH VIÊN THAM KHẢO THÊM CÁC TÀI LIỆU VỀ LẬP TRÌNH CNC HỆ FANUC

[1] Đồn Thị Minh Trinh, Nguyễn Ngọc Tâm, Cơng nghệ lập trình gia cơng điều khiển số-CNC, NXB Khoa học Kỹ thuật, 2004

[2] ThS Lê Trung Thực, Bài giảng CAD/CAM/CNC

Ngày đăng: 19/11/2016, 10:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w