1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

cấu hình DHCP cho PC trong cisco packet tracer

14 4,6K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 3,54 MB
File đính kèm MoHinh.rar (71 KB)

Nội dung

DHCP là viết tắt của Dynamic Host Configuration Protocol, là giao thức Cấu hình Host Động được thiết kế làm giảm thời gian chỉnh cấu hình cho mạng TCPIP bằng cách tự động gán các địa chỉ IP cho khách hàng khi họ vào mạng.Mỗi thiết bị trên mạng cơ sở TCPIP phải có một địa chỉ IP duy nhất để truy cập mạng và các tài nguyên của nó. Không có DHCP, cấu hình IP phải được thực hiện một cách thủ công cho các máy tính mới, các máy tính di chuyển từ mạng con này sang mạng con khác, và các máy tính được loại bỏ khỏi mạng.

Trang 1

CẤU HÌNH DHCP CHO PC TRÊN CISCO PACKET TRACER

Giả sử ta có mô hình mạng của một tòa nhà như sau:

Trong đó, các VLAN đại diện cho các tầng Ta có bốn VLAN tương ứng bốn tầng, và được mô tả như sau:

Tầng 2 thuộc VLAN 2, và địa chỉ IP cấp cho VLAN 1 là: 192.168.2.1/24

Tầng 3 thuộc VLAN 3, và địa chỉ IP cấp cho VLAN 2 là: 192.168.3.1/24

Tầng 4 thuộc VLAN 4, và địa chỉ IP cấp cho VLAN 3 là: 192.168.4.1/24

Tầng 5 thuộc VLAN 5, và địa chỉ IP cấp cho VLAN 4 là: 192.168.5.1/24

Trên thực tế, các IP cấp cho VLAN sẽ được chia tùy thuộc vào địa chỉ IP nhà mạng cung cấp Trong bài tập này, tôi chọn ra 4 IP đại diện như mô tả trên để bài tập trở nên đơn giản

Đầu tiên, chọn Switch 0, vào giao diện CLI

Trang 2

Lệnh en, tức enable, dùng để kích hoạt thiết bị

Lệnh conf t, tức configure terminal, dùng để tiến hành cấu hình thiết bị

Tiếp theo, ta tiến hành cấu hình và tạo ra các VLAN database tương ứng tại switch

Trang 3

Các lệnh vlan 2, vlan 3, vlan 4 cho phép ta tạo ra các vlan trong database

Lệnh name dùng để đặt tên cho vlan tương ứng Với vlan 2 sẽ có name là tang2, vlan 3 sẽ có name là tang3, vlan 4 sẽ có name là tang4.

Để kiểm tra quá trình tạo vlan có thành công, ta vào tab Config->switch-> VLAN Database để xem danh sách các vlan hiện có

Ngoài ra, ta cũng có thể chọn cách gõ lệnh show vlan để kiểm tra xem trong

database đã có các vlan mà ta tạo ra chưa

Trang 4

Tiếp theo, ta tiến hành nối các port của các switch với nhau và với các thiết bị khác

Với switch 0, port interface fa0/1 nối trực tiếp với port interface 0/0 của router,

do đó ta cấu hình như sau:

Trong đó, lệnh int f0/1 có nghĩa là truy cập vào interface f0/1 của switch Ở đây, mỗi port sẽ đại diện cho một interface Còn lệnh switchport mode trunk

có nghĩa là chuyển đổi chế độ kết nối của port này sang trunk

Trang 5

Trên hình, ta nhận thấy int f0/2 của switch0 nối trực tiếp với int f0/1 của

switch_tầng 2, int f0/3 của switch 0 nối trực tiếp với int f0/1 của switch_tầng 3,

và các int f0/4, int f0/5 tương ứng cho các switch_tầng 4 và switch_tầng 5 Do

đó, ta sẽ tiến hành kết nối các port này lại với nhau theo mô hình

Lệnh switchport mode access cho biết chế độ của port đó được chuyển thành access Lệnh switchport access vlan 2 cho biết port tương ứng kết

nối vào vlan 2

Để kiểm tra các port đã kết nối đúng mục đích của ta chưa, ta gõ lệnh show vlan brief

Trang 6

Trong khung port, ta thấy các interface đã được config đúng với yêu cầu

Ngoài ra, để kiểm tra xem các port nào làm trunk, ta gõ lệnh show int trunk.

Sau khi đã hoàn tất cấu hình cho switch0, ta chuyển sang cấu hình cho các switch_tầng 2, switch_tầng 3, switch_tầng 4, switch_tầng 5, chuyển các

interface f0/1 sang chế độ trunk bằng lệnh switchport mode trunk.

Trang 7

Bây giờ, ta tiến hành cấu hình cho router để có thể cấp phát IP cho các VLAN tương ứng

Vào Router -> tab CLI

Trang 8

Ta cấu hình int f0/0 là no shut, dòng lệnh này cho ta biết là router đã được

bật

Tiến hành tạo ra int f0/0.2 và thêm ip cho nó bằng dòng lệnh ip add

192.168.2.1 255.255.255.0.

Trang 9

Tiến hành cấu hình network và default-router cho vlan2 bằng tổ hợp lệnh như hình Trong đó lệnh default-router 192.168.2.1 sẽ trỏ địa chỉ ip vào int f0/0.2

mà ta mới cấu hình

Lệnh ip dhcp excluded-address 192.168.2.1 sẽ loại bỏ ip khỏi việc cấp dhcp

cho các máy con

Tiến hành cấu hình tương tự cho các vlan3 vlan4 vlan5 tương ứng

Trang 11

Sau khi đã cấu hình ip cho các VLAN, ta tiến hành DHCP cho các máy PC Truy cập vào PC ->IP configuration

Chọn DHCP để hệ thống tự cấp phát IP cho các PC theo VLAN

Trang 13

Trong trường hợp DHCP thất bại, sẽ hiện ra câu thông báo sau

Trang 14

Để giải quyết vấn đề này, ta cần kiểm tra các port đã cấu hình chính xác hay chưa, các vlan database đã được khởi tạo đẩy đủ ở các switch hay chưa, và việc cấp IP cho vlan đã thực hiện chính xác tại router chưa

Ngày đăng: 12/11/2016, 15:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w