1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

CẤU TẠO VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC LOẠI MÁY NÉN KHÍ

36 2,5K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 2,08 MB

Nội dung

cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại máy nén khí. Có nhiều cách phân loại máy nén khí. Các loại máy nén được sử dụng trong lạnh đông thực phẩm nhất là thủy sản. Gồm máy nén roto, trục vít, piston, tuabin, ly tâm, trục...

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

2.Đỗ Thị Kim Quyên2006140273

3.Hoàng Văn Khang2006140137

Trang 2

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU 3

I PHÂN LOẠI MÁY NÉN : 4

II PHẠM VI ÁP DỤNG CÁC LOẠI MÁY NÉN: 5

III MÁY NÉN THỂ TÍCH: 7

1 MÁY NÉN PISTON: 7

1.1 Phân loại: 7

1.2 Cấu tạo máy nén piston : 7

1.3 Nguyên lí làm việc của máy nén piston: 8

1.4 Các dạng kết cấu của máy nén piston: 11

1.5 Bố trí máy nén nhiều cấp: 15

2 MÁY NÉN TRỤC VÍT 19

3 MÁY NÉN ROTO 20

3.1.1 Phân loại máy nén roto: 20

3.1.2 Nguyên lý làm việc: 20

3.1.3 Máy nén roto tấm trượt 20

3.1.4 Máy thổi khí roto hai trục 22

3.1.5 Máy nén vòng chất lỏng: 22

4 MÁY NÉN XOẮN ỐC 23

IV MÁY NÉN ĐỘNG HỌC 24

1 Máy nén turbin 24

1.1 Máy nén ly tâm 25

1.2 Máy nén trục: 26

1.2.1 Cấu tạo chung của máy nén trục, cấu tạo cấp 26

1.2.2 Cấu tạo cấp máy nén trục 27

2 Máy nén luồn chất chảy 27

V ĐIỀU CHỈNH CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA MÁY NÉN 28

1 Yêu cầu 28

3 Điều chỉnh bằng cách thay đổi số vòng quay 28

4 Điều chỉnh bằng tiết lưu ở ống nạp 28

5 Điều chỉnh bằng cách mở van nạp 29

Trang 3

6 Thay đổi thể tích khoảng không chết 30

7 Một số phương pháp khác: 30

VI VÙNG LÀM VIỆC THÍCH HỢP CỦA CÁC LOẠI MÁY NÉN 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

Trang 4

GIỚI THIỆU

Ngày nay không có ngành công nghiệp hoặc kỹ thuật nào làkhông dùng khí nén Khí nén có nhiều công dụng khác nhau: là tácnhân mang năng lượng (dùng để khuấy trộn trong thiết bị phảnứng), là tác nhân mang tín hiệu điều chỉnh (trong kỹ thuật tự động)

và là nguyên liệu để sản xuất ra các sản phẩm nhất là trong côngnghệ hóa học

Muốn có khí nén phải dùng các máy nén

Mày nén là thiết bị trung tâm trong hệ thống lạnh

Máy nén đã xuất hiện từ lâu, ngay từ thời cổ đã các loại máythổi khí dùng trong sản xuất đồng và sắt, kể cả những máy thổi khíchạy bằng sức nước Tới thể kỉ thứ 18 máy nén piston xuất hiện vànửa đầu thế kỉ 19 các loại quạt ly tâm, hướng trục cũng đã ra đờicùng với sự xuất hiện của truyền động hơi nước và điện

Nhiệm vụ của máy nén là liên tục hút hơi môi chất lạnh sinh ra

ở thiết bị bay hơi để nén lên áp suất cao tương ứng với nhiệt độ bãohòa cao hơn môi chất làm mát ở thiết bị ngưng tụ Môi chất làm mát

có thể là không khí môi trường hay nước Ngoài ra còn tạo ra sức đẩycho môi chất tuần hoàn trong hệ thống Thực tế công suất của máynén xác định năng suất làm lạnh hệ thống

Những năm gần đây công nghiệp chế tạo máy nén đã đạt đượcnhững thành tựu lớn: sản xuất ra những máy nén piston có năngsuất hàng 1000 m3/h và áp suất hơi tới vài nghìn at; những máy nén

ly tâm với năng suất 105 m3/h, áp suất tới 100 at; những máy néntrục vít có số vòng 104 vòng/ph và áp suất tới 10at

Khuynh hướng phát triển của máy nén là giảm nhẹ khối lượng;tăng hiệu suất; tăng độ vững chắc khi làm việc; tự động hóa việcđiều chỉnh năng suất và đảm bảo an toàn

Ứng với các khuynh hướng này, máy nén hiện đại có số vòngquay lớn nối trực tiếp với động cơ Trục khuỷnh của máy thường làroto của động cơ Máy được trang bị bộ phận điều chỉnh năng suấtnhiều cấp hoặc vô cấp, đồng thời được trang bị các bộ phận bảo vệ,đảm bảo dừng bơm khi không có dầu, không có nước làm nguội vàkhi nhiệt độ nén quá cao

Trang 6

I PHÂN LOẠI MÁY NÉN :

Theo nguyên lý làm việc:

Nguyên lý máy nén thể tích: quá trình nén từ áp suất thấp đến

áp suất cao nhờ sự thay đổi thể tích của khoan hơi (giữa piston và

xi lanh), làm việc không liên tục, hơi hút và nén theo nhữngbuồng riêng, do đó mà đường hút và đường nén có hiện tượngxung động

Nguyên lý máy nén động học: áp suất dòng hơi tăng lên là dođộng năng biến thành thế năng Quá trình làm việc của máy nénTurbin chia làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: dòng hơi được làm tăng lên nhờ đĩa quay và cánhquạt

+ Giai đoạn 2: dòng hơi có động năng lớn dẫn đến buồng khuếchtán Ở đó động năng chuyển thành thế năng và áp suất tăng dần,làm việc liên tục và không có van

Máy nén thể tích tạo ra áp suất lớn với khối lượng hơi nhỏ,nhưng vì lực quán tính lớn nên khó nối trực tiếp với động cơ Máynén động học thì lưu lượng lớn hơn hoặc rất lớn, có thể nối trựctiếp với động cơ, tỷ số áp suất đạt được qua các tầng cánh quạthạn chế và phụ thuộc vào từng loại môi chất

Trang 7

Ngày nay có loại máy nén thể tích có năng suất rất lớn và sốvòng quay cao, ngược lại cũng có loại máy nén ly tâm với áp suấtrất cao.

Phạm vi sử dụng của các loại máy nén:

Ngoài ra người ta còn phân loại máy nén theo các đặc điểmkhác như:

- Theo áp suất : cao, trung bình, thấp, chân không

- Theo năng suất: lớn, vừa, nhỏ

- Theo làm lạnh: có làm lạnh trong quá trình nén khí, có làm lạnhtrung gian và không làm lạnh

- Theo số cấp: một cấp, nhiều cấp

- Theo số lần tác dụng: đơn, kép

- Theo truyền động: tay, động cơ hơi hoặc khí và động cơ điện

- Theo loại khí: không khí và các khí khác

Tất cả các máy nén dù làm việc theo nguyên lý và thuộc loại nàođều có chu trình làm việc ngược với động cơ piston hoặc turbin

II PHẠM VI ÁP DỤNG CÁC LOẠI MÁY NÉN:

Trang 8

- Trong kỹ thuật lạnh người ta sử dụng phổ biến các loại máynén piston trượt, piston quay (máy nén trục vít, máy nén roto), máynén turbin và ejector.

- Máy nén piston trượt sử dụng cho công suất nhỏ và trung bình.Với 1 cấp nén, tỉ số nén có thể đạt đến 9,10, cao nhất là 12 tùy theokiểu máy và độ hoàn thiện thiết kế Nếu yêu cầu tỉ số nén cao hơnphải dùng 2 hoặc nhiều cấp nén

- Máy nén trục vít: rất vững chắc, ít chi tiết chuyển động, không

có tổn thất clape hút và đẩy Tỉ số máy nén 1 cấp có thể lên rất caonên có thể thay thế các máy lạnh 2 cấp cồng kềnh mà hệ số lạnhvẫn đảm bảo

- So với máy nén piston, máy nén trục vít bền vững, khả năngchống va đập cao, diện tích lắp đặt nhỏ hơn nhiều

- Trong điều hòa không khí ứng dụng máy nén xoắn ốc có nhiều

ưu điểm nổi bật Với một chi tiết đứng im và một chi tiết xoắn ốcquay, máy nén xoắn ốc không có van hút và đẩy, loại trừ được tổnthất tiết lưu

- Máy nén turbin được sử dụng sử dụng khi cần năng suất lạnhlớn, có kích thước hình học gọn nhẹ hơn máy nén piston và trục vítvới cùng một năng suất lạnh

Bảng so sánh các tính chất đặc trưng của máy nén piston, trục vít và máy nén turbin.

Đặc tính kỹ thuật MN Piston trượt MN Trục vít MN Turbin

Năng suất lưu

lượng

0,00015 ÷ 1,5

m3/s (0,5…

5000 m3/s) trạng thái hút

0,055 ÷ 3 m3/s(200 10.000

m3/h) trạng thái hút

Tối thiểu 0,3

m3/s (1000

m3/s) trạng thái nén

và kết cấu của máy nénDạng nén Xung động Tương đối ổn định Ổn định

Điều chỉnh vô cấp không hạn chế xuống đến 10%

Điều chỉnh vôcấp có giới hạn do thiết

bị điều chỉnh

Trang 9

Đối với hiện

tượng lỏng vào

đường hút

Va đập thủy lực Không gây trở ngại gì Ít gây trở ngại

Số chi tiết bị mài

Yêu câu diện tích

Kiểu máy Hở, nửa kín, kín Hở, nửa kín Hở, nửa kín

Yêu cầu bảo

dưỡng Ít, đơn giản, dễdàng Nhỏ

Cần thiết có kiến thức và cần sự thận trọng cao

Vốn đầu tư Thuận lợi nhất cho năng suất

dưới 1 MW

Thuận lợi nhất cho năng suất

từ 1,5 MW trở lên

Nhỏ nhất cho năng suất từ 2MW trở lên

d Cấp nén: máy nén 1 cấp hoặc 2 cấp bố trí trên cùng một máy

e Số mặt làm việc của piston: tác dụng đơn và tác dụng kép

f Hướng chuyển động của hơi môi chất trong quá trình nénxilanh:

- Máy nén thuận dòng: dòng hơi không đổi hướng khi qua xilanh.Môi chất NH3

- Máy nén ngược dòng: dòng hơi đổi hướng khi đi qua xilanh Môichất freon

Trang 10

g Phương pháp giữ kín khoang trong của máy nén:

- Máy nén hở:

+ Máy nén hở con trượt

+ Máy nén hở không có con trượt

- Máy nén nửa kín (không có cụm bịt đầu trục)

- Máy nén kín: thường là loại máy nén nhỏ có năng suất lạnh đến10kW

h Năng suất lạnh Qo:

- Máy nén nhỏ: Qo < 14 kW

- Máy nén trung bình: Qo = 14 ÷ 105 kW

- Máy nén lớn: Qo > 105 kW

i Năng suất thể tích hoặc thể tích nén lí thuyết Vtt

Tuy nhiên còn nhiều đặc điểm phân loại không thông dụng khác:phương pháp điều chỉnh năng suất lạnh, chế độ vận hành yêu cầu,phương pháp bôi trơn, phương pháp làm mát máy nén…

1.2 Cấu tạo máy nén piston :

 Carte

Carte đóng vai trò là khung của máy trên đó có lắp ráp các chi tiết của máy nénlên Carte chứa trục khuỷu đồng thời chứa môi chất hút về và chứa dầu bôi trơn, trênthân Carte có một kính xem mức dầu, carte được gắn trên bệ máy

 Cụm van hút và đẩy (Clape)

Được bố trí trên nắp giả của Xilanh, cấu tạo của van có nhiều kiểu khác nhau, nhìnchung van có 3 bộ phận:

Trang 11

1.3 Nguyên lí làm việc của máy nén piston:

Với chuyển động tịnh tiến lên xuống của piston, các quá trình sauđược thực hiện: dãn nở, hút , nén, đấy Phương pháp tác dụng củamáy nén piston dựa vào sự thải khí bằng piston, cho phép xây dựngđược những kết cấu với đường kính và hành trình piston nhỏ, có ápsuất lớn khi lưu lượng bé

a Quá trình nén lí thuyết:

Trang 12

vth – thể tích thải, vch – thể tích chết, vdn – thể tích dãn nở, vh – thể tích hút, vlv – thể tích làm việc.

Ta sẽ theo dõi trình tự làm việc của máy nén dưới sự giúp đỡ của đồ thị p = f(v),v-thể tích chứa trong xilanh được giới hạn bởi piston, nó phụ thuộc vào vị trí củapiston

Khi piston dịch chuyển từ phía phải sang phía trái, piston nén khí nằm trong xilanh Van hút (hay còn gọi là van nạp) đóng trong suốt thời gian quá trình nén khí Còn van đẩy đóng đến khi nào hiệu số giữa áp suất trong xilanh và áp suất trong ống đẩy thắng được lực đẩy của lò so Khi điều này xảy ra, van đẩy mở và piston sẽ thải khí vào ống đẩy Quá trình tăng áp suất biểu diễn trên đồ thị là đường 1-2, còn quá trình thải khí là đường 2-3

Nếu p2 là áp suất trong xilanh khi thải khí, thì thể tích khí thải được với áp suất

Khi piston đến vị trí cận trái, nó không thải được toàn bộ khí, và một phần củakhí vch vẫn còn lại trong xilanh (vch - gọi là thể tích chết hay thể tích có hại)

Vào đầu hành trình của piston sang phải, khóa đẩy đóng lại và một phần khícòn lại ở khoảng không chết vch sẽ dãn nở theo đường 3-4

Quá trình dãn nở tiếp tục đến khi áp suất trong xilanh giảm đến p1 < p0, p0 - ápsuất ở trong khoảng không mà khí được hút vào

Dưới ảnh hưởng của hiệu số áp suất p0 - p1, khóa hút mở và piston dịch chuyểnsang phải, và sẽ xảy ra sự hút khí vào xilanh

Áp suất p1 luôn luôn nhỏ hơn p0 vì có sự cản trở của tuyến hút Quá trình hútđược biểu diễn bằng đường đẳng áp 4-1

Đồ thị trên chỉ là lý thuyết của máy nén

Đồ thị chỉ thị thực có khác so với đồ thị lý thuyết (chủ yếu ở đường hút và đường đẩy)

Trang 13

b Quá trình nén thực: là quá trình nén có kể đến các tổn thất

khác nhau

- Tổn thất lớn nhất trong quá trình nén thực là tổn thất do thểtích chết Vc

Khi làm việc, toàn bộ máy nén piston, xilanh nóng lên Để đề phòngpiston chạm vào xilanh do dãn nở nhiệt ta chừa lại một khe hở antoàn nhất định

Đối với máy nén tốc độ cao, không gian chết chiếm khoảng 3- 5%thể tích quét lí thuyết của piston Do có thể tích chết nên hơi néntrong xilanh không được đẩy ra hết Khi piston đi xuống hơi có ápsuất cao trong thể tích chết dãn nở cho đến khi áp suất bằng áp suấthút Thể tích dãn nở đó là thể tích tổn thất, thể tích hút bị giảm điđúng bằng thể tích dãn nở Vd

- Tổn thất thứ hai là tổn thất do trở lực của clape (van) hút vàđẩy Clape hút và đẩy của máy nén lạnh làm việc tự động do sựchênh lệch áp suất Clape mở khi có áp suất chênh lệch đủ lớn vàđúng hướng.Clape đóng khi do sức đàn hồi hoặc lò xo nén Khi lò xocủa clape quá yếu, việc đóng sẽ chậm do vậy đường nén và dãnchuyển dịch theo hướng chạy của piston Khi lò xo quá mạnh, clape

sẽ đóng trước và quá trình nén bắt đầu sau khi đã được dãn nở, quátrình dãn bắt đầu với áp suất khí cao

- Thứ ba sự trao dổi nhiệt giữa khí và xilanh cùng piston; do lầnlượt bị đốt nóng và làm lạnh nên nhiệt độ của thành xilanh và piston

có giá trị trung gian giữa nhiệt độ và khí hút, khí đẩy

- Thứ tư, có sự rò rỉ khí và chuyển động không ổn địch của dòngkhí

1.4 Các dạng kết cấu của máy nén piston:

a) Máy nén thuận dòng và ngược dòng:

Trang 14

a) Máy nén thuận dòng b) Máy nén ngược dòng van lá c) Máy nén ngược dòng van piston đầu thẳng

1- Thân máy, 2- xilanh, 3- Tay biên, 4- Piston, 5- Clape hút, Clape đẩy, 7- Đường hút, 8- Đường đẩy, 9- Áo nước làm mát, 10-Cánh tản nhiệt, 11- Lò xo an toàn, 12- Nắp xilanh

6- Ở máy nén thuận dòng, dòng môi chất không đổi hướng, cònmáy nén ngược dòng thì dòng môi chất đổi hướng khi đi quaxilanh

- Máy nén thuận dòng thường là máy nén cỡ trung bình và cỡ lớndùng cho NH3 Hơi môi chất đi vào ở phần giữa của xilanh, khi piston

đi xuống, hơi tràn vào khoan giữa piston rồi qua clape hút tràn vàoxilanh Clape hút ở ngay đỉnh của piston Khi piston vượt qua điểmchết dưới để đi lên trên, do lực quán tính clape hút đóng lại, hơi đượcnén lên áp suất cao rồi đẩy ra ngoài van đẩy bố trí trên nắp trongcủa xilanh Như vậy dòng môi chất không bi đổi hướng khi quaxilanh

- Máy nén thuận dòng thường sử dụng cho NH3 Do nhiệt độ cuốicùng của quá trình nén cao nên người ta bố trí áo nước làm mát đầuxilanh Và cũng vì vậy nên độ quá nhiệt của hơi hút về máy néncàng thấp càng tốt

Trang 15

+ Clape hút hoạt động ít tổn thất áp suất (clape mở và đóngtheo quán tính của piston).

- Nhược điểm: khối lượng piston lớn nên lực quán tính, lực masát lớn, khó tăng tốc độ vòng quay (tốc độ hạn chế nên rất cồngkềnh, xilanh thường cao hơn hẳn máy ngược dòng)

 Máy nén ngược dòng ngày nay được sử dụng rộng rãi cho Nh3

và freon Kết cấu máy có phần gọn nhẹ hơn loại thuận dòng

- Ưu điểm: clape hút không bố trí trên đỉnh piston nên piston rấtđơn giản, gọn nhẹ, nhờ đó giảm được quán tính và tăng tốc độ đến

3000 hoặc 3600 vòng/ph Clape hút và đẩy có thể bố trí trên nắpxilanh, phía trên nắp xilanh được chia thành 2 khoang hút và đẩyriêng biệt

- Nhược điểm: diện tích bố trí van nhỏ và có sự trao đổi nhiệtgiữa van hút Máy nén hiện đại ngược dòng người ta thường bố tríclape đẩy và hút dạng tròn Clape hút bố trí ở đỉnh xilanh, clape đẩy

bố trí trên nắp trong xilanh Toàn bộ nắp trên của xilanh là khoangđẩy Khoang hút là khoan giới hạn giữa vách ngoài của xilanh với 2

vỏ của máy nén Khoang này thường chỉ ăn thông với khoang bố tríđộng cơ điện của máy nửa kín, không thông với các khoang khác.Hình dáng máy nén này gọn nhẹ và chắc chắn, chỉ có nắp xilanh nhôlên khỏi vỏ máy nén

b) Máy nén con trượt :

- Là loại máy nén hở kiểu cổ có công suất lớn và rất lớn Contrượt còn được gọi là đầu chữ thập

2-Tay biên, Con trượt, 4-Thanh trượt, 5-Đệm kín trênthanh trượt, 6-Clape hút, 7-Cửa hút, 8-Clape đẩy, 9-Cửa đẩy, 10-Piston tác dụng kép

3-Máy nén có con trượt

Trang 16

- Nguyên lí hoạt động: trục khuỷu nhận truyền động từ động cơqua bánh đai hoặc khớp nối Nhờ cơ cấu tay biên và trục khuỷu,chuyển động tròn của động cơ biến thành chuyển động thẳng qua lạicủa con trượt Piston chuyển động tịnh tiến qua lại trong xilanh nhờthanh trượt nối với con trượt Thường piston có con trượt là loại tácdụng kép, nếu nén ở phía này thì hút ở phía kia, xilanh đặt nằmngang hoặc đứng; loại máy nén có 2 xilanh thì có thể đặt đối diệnhoặc vuông góc Khoang môi chất được giữ kín bằng đệm kín giữathân xilanh và con trượt.

c) Máy nén hở:

- Máy nén hở còn gọi là máy nén hở không có con trượt hoặc máynén có cụm bịt kín đầu trục

Cấu tạo máy nén hở, 2 xilanh đứng, thuận dòng

1- Thân máy, 2- Trục khuỷu, 3- Tay biên, 4- Xilanh, 5- nắp xilanh,6- Nắp khoang đẩy, 7- Lò xo, 8 – Áo nước, 9- Clape hút, 10- Piston,11- Bánh đai, 12- Đệm kín cổ trục, 13- Van chặn đầu đẩy, 14- Vanchặn đầu hút, 15- Van an toàn, 16- Van khởi động

- Nguyên lí hoạt động: piston chuyển động được trong xilanhnhờ tay biên, trục khuỷu và bánh đai nhận truyền động từ động cơ.Khác với máy nén con trượt , toàn bộ cơ cấu biến chuyển động quaytrục khuỷu thành chuyển động tịnh tiến của piston được bố trí trongthân máy, đồng thời là khoan môi chất Vì vậy đệm kín bố trí trênđầu trục quay chứ không bố trí trên thanh trượt Hơi môi chất vào ở

Trang 17

giữa xilanh; clape hút, bố trí trên nắp piston và clape đẩy trên nắptrong của xilanh Các loại máy nén này có công suất trung bình vàlớn nên thường có trang bị van an toàn và van khởi động nối giữađường đẩy và đường hút Khi khởi động mở van an toàn, đóng vanchặn đầu hút và đẩy lại để máy nén làm việc không tải, động cơ khởiđộng chỉ làm nhiệm vụ thắng ma sát và quán tính Khi khởi độngxong, ta dùng van chặn đầu đẩy sau đó mở van chặn đầu hút Nếu

áp suất đầu đẩy quá cao, van an toàn mở ra xả hơi nén về đườnghút Bánh đà làm nhiệm vụ truyền chuyển động cho trục khuỷu, giúppiston vượt qua các điểm chết

- Ưu điểm: có thể điều chỉnh vô cấp năng suất lạnh nhờ điềuchỉnh vô cấp tỉ số đai truyền Bảo dưỡng và sửa chữa dễ dàng, tuổithọ cao, dễ gia công chi tiết và chế tạo toàn bộ Có thể sử dụngđộng cơ điện , động cơ điezen hoặc động cơ nổ, tiện cho những nơi

có điện hoặc để lắp đặt trên các phương tiện giao thông

- Nhược điểm: cồng kềnh, tốc độ vòng quay nhỏ, chi phí vật liệucho một đơn vị cao

d) Máy nén nửa kín:

- Nhược điểm cơ bản của máy nén nửa hở là cụm đệm bịt kín cổtrục, là cụm chi tiết dễ gây sự cố và hỏng hóc, môi chất dễ bị rò rỉ.Truyền động đai và khớp máy nén hở tuy có một số ưu điểm nhưngcồng kềnh, tốn diện tích lắp đặt Máy nén nửa kín và kín khắc phụcnhững nhược điểm đó

Cấu tạo máy nén nửa kín

1- Trục khuỷu, 2- Khối vỏ xilanh đúc liền, 3- Tay biên, 4- Piston, Nắp trong, 6- Clape hút, 7- Clape đẩy, 8- Roto, 9- Stato, 10- Cửahút, 11- Nắp bình động cơ, 12- Cuộn dây, 13- Nắp trên, 14- Đệmkín

5 Máy nén nửa kín chỉ sử dụng cho môi chất freon, vì NH3 dẫnđiện, động cơ nhất thiết không được tiếp xúc với NH3 Bên ngoài

Trang 18

động cơ làm mát bằng cánh tản nhiệt (một số trường hợp có thể làmmát bằng nước), nhiều khi không cần có bơm đặc biệt Có thể bôitrơn máy nén bằng cách té dầu lắp vào trục khuỷu.

e) Máy nén kín:

- Toàn bộ máy nén và động cơ được đặt trong vỏ hàn kín là máynén kín Nó có ưu điểm giống máy nén nửa kín, có công suất nhỏ vàrất nhỏ Máy nén kín được sử dụng rộng rãi trong các máy lạnh như

tủ lạnh gia đình, điều hòa nhiệt độ và tủ lạnh thương nghiệp…

Nguyên lí cấu tạo máy nén kín

1- Thân máy nén ;2- Xilanh;

- Nhược điểm: khó sửa chữa Nếu động cơ cháy hay máy nén bịkẹt, van bị hỏng phải phá vở hệ thống kín của máy Nghĩa là phải cắtcác đường ống hút, ống đẩy và bổ đôi vỏ máy nén để tiến hành bảodưỡng hoặc sửa chữa, bảo dưỡng sau đó lắp lại và hàn lại như cũ.Công việc sửa chữa rất khó khăn, phức tạp Bộ phận dễ hỏng nhất làđộng cơ điện

1.5 Bố trí máy nén nhiều cấp:

Máy nén nhiều cấp được làm theo 2 cách chính:

- Loại có piston dạng vi sai và một số cấp nén trong một xilanh

- Loại có nhiều cấp nén trong các xilanh riêng rẽ

Ta xét một số trường hợp

a Máy nén 2 cấp có piston vi sai tác dụng 2 hướng

Ngày đăng: 12/11/2016, 01:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w