1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nguyễn ái quốc sáng lập đảng cộng sản việt nam

168 317 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 168
Dung lượng 1,4 MB

Nội dung

Các tác giả khẳng định: Nguyễn Ái Quốc là người có công đầu trong việc tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, người sáng lập ra Đảng và vạch ra Cương lĩnh chính trị đ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Luận án được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trình Mưu và GS.TS Phùng Hữu Phú Các số liệu và kết quả sử dụng trong luận

án là chính xác, trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tin cậy

Hà Nội, ngày 26 tháng 2 năm 2014

Tác giả luận án Phạm Quốc Thành

Trang 4

đã công bố và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết 22 Chương 2 NGUYỄN ÁI QUỐC LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG GIẢI

2.1 Bối cảnh lịch sử cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX 24

2.2 Nguyễn Ái Quốc xác định con đường giải phóng dân tộc Việt Nam

Chương 3 NGUYỄN ÁI QUỐC CHUẨN BỊ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ

Trang 5

Tiểu kết chương 3 91

Chương 4 NGUYỄN ÁI QUỐC THỐNG NHẤT CÁC TỔ CHỨC CỘNG

4.1 Triệu tập, chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 93

4.2.1 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một sự kiện trọng đại trong lịch sử

4.2.2 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đáp ứng nhu cầu giải phóng và phát

Chương 5 NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH SÁNG LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN

5.1 Sáng tạo tư tưởng về thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 110

5.1.1 Từ phê phán chủ nghĩa thực dân đến lựa chọn con đường giải phóng

5.1.2 Từ giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản đến thành

5.2 Sáng tạo trong hoạt động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 130

5.2.2 Lựa chọn lộ trình phù hợp trong quá trình sáng lập Đảng Cộng sản

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam Người là “một trong những nhân vật chính trị có ảnh hưởng lớn nhất của thế kỷ XX” [248, tr.2],

một nhân vật trong lịch sử đã trở thành huyền thoại ngay khi còn sống và “được ghi

nhớ không phải chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ mà còn

là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn cảnh và hy vọng mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này” [228, tr.37]

Tư tưởng của Người là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và của dân tộc, là một cống hiến to lớn, góp phần làm phong phú kho tàng văn hóa tư tưởng của nhân loại Nhận thức đúng giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng lấy “tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động” [51, tr.127] Nghị quyết số 09-NQ của Bộ Chính trị khóa VII (18/2/1995) khẳng định: “Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là học thuyết cách mạng và khoa học, là vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc” [66; tr.219] Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiếp tục nhấn mạnh rằng: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” [53, tr.84] Chỉ thị số 23 của Ban Bí thư, ngày 27 - 3 -

2003, Về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh

trong giai đoạn mới, cũng chỉ rõ sự cần thiết phải đẩy mạnh việc nghiên cứu, học

tập tư tưởng của Người

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam hơn 80 năm qua Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 7

cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng Đó là sự tổng kết lịch sử, vạch rõ nguồn gốc sâu xa mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong các thời kỳ cách mạng, đồng thời chỉ rõ cơ sở lý luận và thực tiễn cho thắng lợi của sự nghiệp đổi mới Đúng như Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Đổi mới không phải xa rời mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy

đó làm nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng” [54, tr.70]; Đa ̣i hô ̣i XI của Đảng ta (1-2011) tiếp tục nhấn mạnh rằng tư tưởng Hồ Chí Minh “là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi” [55, tr.88]

Điều đó cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ đối với quá khứ, hiện tại, mà còn tỏa sáng đến tương lai Trên tinh thần đó, việc tiếp tục nghiên cứu và làm sáng tỏ hơn những cống hiến của Hồ Chí Minh vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam là việc làm mang ý nghĩa thiết thực

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, với ý chí độc lập và lòng khát khao tự do, Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước Người đã xác định con đường giải phóng dân tộc đúng đắn cho Việt Nam Trong những năm 20 của thế kỷ

XX, trên cơ sở nắm vững phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, qua nghiên cứu lý luận, hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh đã xây dựng lý luận và xác lập được một hệ thống quan điểm cách mạng toàn diện, khoa học để truyền bá vào Việt Nam, xây dựng tổ chức cách mạng, tiến tới thành lập một đảng cách mạng - nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam về sau Quá trình này cho thấy Hồ Chí Minh đã vận dụng, phát triển sáng tạo lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta với tất cả những đặc điểm lịch

sử, kinh tế, văn hóa, xã hội và con người Việt Nam; hay nói cách khác, Người đã Việt Nam hóa một cách sáng tạo học thuyết Mác - Lênin về giải phóng dân tộc, từng bước truyền bá vào Việt Nam, làm cho phong trào dân tộc nước ta chuyển biến mạnh mẽ theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh Chính lý luận cách mạng của

Hồ Chí Minh được truyền bá vào Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX là yếu tố có vai trò quyết định hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam Đây là một cống

Trang 8

hiến đặc biệt quan trọng của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam vào đầu thế

kỷ XX cần tiếp tục được nghiên cứu nhằm làm sáng rõ hơn vị trí, tầm quan trọng đặc biệt của tư tưởng cách mạng Hồ Chí Minh trong việc hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam

Mặt khác, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ to lớn, lâu dài, đòi hỏi sự đóng góp trí tuệ và kiến thức của nhiều nhà khoa học cả về lý luận và thực tiễn, cả trong và ngoài nước Bởi vì, tư tưởng của Người là hệ thống các quan điểm toàn diện, sâu sắc, càng đi sâu nghiên cứu, chúng ta lại càng khám phá ra nhiều điều kỳ diệu trong cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh

Với lý do như vậy, chúng tôi chọn đề tài “Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng

Cộng sản Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ khoa học lịch sử của mình

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Nguyễn Ái Quốc với việc xác định con đường giải phóng dân tộc, chuẩn bị tiền đề tư tưởng chính trị, tổ chức tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Quá trình sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc chuẩn bị tư tưởng chính trị

và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

Trang 9

- Làm rõ vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

- Rút ra nhận xét về quá trình sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam của Nguyễn

- Phân tích làm rõ những nhân tố cơ bản góp phần để Nguyễn Ái Quốc xác định con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam; tính đúng đắn của con đường cách mạng mà Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn cho dân tộc Việt Nam; góp phần phản bác quan điểm sai trái về vai trò của Người trong quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

- Làm rõ cống hiến sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Nguồn tư liệu

Để hoàn thành được những nội dung nêu trong luận án, chúng tôi đã tham

khảo các nguồn tài liệu cơ bản sau:

Nguồn tài liệu chủ yếu, được sử dụng nhiều nhất trong luận án là bộ Hồ Chí Minh toàn tập, gồm 15 tập, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2011;

bộ sách Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, gồm 10 tập, do Nhà xuất bản Chính trị quốc

Trang 10

gia xuất bản trong các năm 1993 - 1996 và một số văn kiện của Đảng được in trong

bộ Văn kiện Đảng toàn tập, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản bắt đầu từ năm 1998

Nguồn tài liệu quan trọng thứ hai chúng tôi sử dụng là các bài nói, bài viết của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các công trình nghiên cứu cấp nhà nước về

tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất là về tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc, về sự hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam

Nguồn tài liệu quan trọng thứ ba là các công trình của các nhà nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án về tiểu sử, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh được công bố dưới dạng sách, các bài nghiên cứu trên các tạp chí khoa học Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo các bài phát biểu của một số nguyên thủ quốc gia, một số chính trị gia trên thế giới về Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và tham khảo công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài về tiểu sử, sự nghiệp

và tư tưởng Hồ Chí Minh,

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong luận án này, trên cơ sở vận dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm thực tiễn và nguyên tắc thống nhất lý luận với thực tiễn, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgíc, phương pháp tiếp cận hệ thống, so sánh, , để làm nổi bật vai trò và sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam

6 Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm có 5 chương, 11 tiết

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Chương 2 Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc Việt Nam

Chương 3 Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

Chương 4 Nguyễn Ái Quốc thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam

Chương 5 Nhận xét về quá trình sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc

Trang 11

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1 Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước

Ở nước ta, việc nghiên cứu về Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã được tiến hành khá sớm - từ hơn nửa thế kỷ về trước Tuy nhiên, nghiên cứu sự nghiệp và tư tưởng của Người một cách toàn diện và có hệ thống, chủ yếu mới được đặt ra từ sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1991) Trong đó, vai trò của Hồ Chí Minh đối với sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam

là một trong những vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Nội dung đó đã được phản ánh đậm nét trong các bài nói, bài viết của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà

nước, như: Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam (Trường Chinh, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1991); Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh tụ vĩ đại của Đảng và

dân tộc ta (Lê Duẩn, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1986); Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh (Phạm Văn Đồng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998); Bác

Hồ sống mãi với non sông (Nguyễn Văn Linh, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1990); Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam (Võ Nguyên Giáp, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000);…

Rất nhiều công trình khác đề cập đến vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh đối

với cách mạng Việt Nam, như: Thế giới đổi thay, Hồ Chí Minh sống mãi (Nguyễn Khánh Toàn, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1990); Sự hình thành về cơ bản tư

tưởng Hồ Chí Minh (Trần Văn Giàu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997); Bác

Hồ người Việt Nam đẹp nhất (Hà Huy Giáp, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1977); Chủ tịch Hồ Chí Minh người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận giải phóng dân tộc (Hùng

Thắng, Nguyễn Thành, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1985); Dưới ánh sáng tư

tưởng Hồ Chí Minh (Đặng Xuân Kỳ, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1990); Góp phần tìm hiểu tư tưởng độc lập tự do của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Đinh Xuân Lâm,

Lê Mậu Hãn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994); Về con đường giải phóng dân

Trang 12

tộc của Hồ Chí Minh (Trịnh Nhu, Vũ Dương Ninh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội, 1996); Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ

Chí Minh (Lê Mậu Hãn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001); Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam 1921 - 1930 (Phạm Xanh,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009); Việt Nam 1919-1930: Thời kỳ tìm tòi và

định hướng (Nguyễn Văn Khánh, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2007);

80 năm (1930-2010) Đảng Cộng sản Việt Nam - Những chặng đường lịch sử (Ngô

Đăng Tri, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2010); Sự chuyển biến của

phong trào yêu nước và cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỷ XX (Đinh Trần Dương, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2002); Sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc (1911 - 1945)

(Nguyễn Đình Thuận, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002); Quá trình vận động

thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (Đinh Xuân Lý, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà

Nội, 2007); Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin về Đảng

Cộng sản (Phạm Ngọc Dũng chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007); Chủ tịch Hồ Chí Minh với Hội nghị thành lập Đảng và Đại hội II, III của Đảng (Lê

Văn Yên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006); Nguyễn Ái Quốc: Sự sáng tạo

trong sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, giá trị lịch sử và hiện thực (Nguyễn Đình

Đài, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006);…

Có thể khái quát nội dung một số công trình tiêu biểu liên quan tới đề tài Nguyễn Ái Quốc với quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Trong cuốn sách Đảng Cộng sản Việt Nam các Đại hội và Hội nghị Trung

ương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1998, do Lê Mậu Hãn Chủ biên, tác giả đã

dành 15 trang (từ trang 9 đến trang 24) để phân tích quá trình Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về tư tưởng chính trị, về cán bộ và các điều kiện chính trị khác cho việc ra đời của chính đảng cách mạng - Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930 Các tác giả cuốn sách nhận định: Bằng trí tuệ sáng suốt, hoạt động và khảo sát cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã tìm được chân lý cách mạng giải phóng dân tộc: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách

Trang 13

mạng vô sản Giữa những năm 20 của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc quyết định tìm đường trở về Tổ quốc để phát động và tổ chức phong trào cách mạng của nhân dân, của dân tộc Việt Nam, “trước hết là chuẩn bị tổ chức ra một đảng cách mạng tiên phong của giai cấp công nhân và của dân tộc ta Vì muốn làm cách mạng thắng lợi trước hết phải có đảng cách mạng, đảng có vững thì cách mạng mới thành công Đảng muốn vững thì phải có lý luận cách mạng, nhất là chủ nghĩa Lênin” [95; tr.11] Đồng thời, trong cuốn sách, các tác giả cũng đã phân tích quá trình biến chuyển cách mạng, thúc đẩy sự ra đời của các tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, phản ánh xu thế phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam Tuy nhiên, những nguy cơ chia rẽ do trong nước cùng lúc xuất hiện ba tổ chức cộng sản, đòi hỏi phải có một Đảng Cộng sản thống nhất trong cả nước Trước đòi hỏi của lịch sử, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập đội ngũ đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng để lập ra một đảng duy nhất lấy tên là

Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt,

Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Các tác giả khẳng định:

Nguyễn Ái Quốc là người có công đầu trong việc tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, người sáng lập ra Đảng và vạch ra Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam - một Cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp, thấm đượm tính dân tộc và tính nhân văn [95, tr.23]

Trong tác phẩm Hồ Chí Minh tiểu sử, do GS Song Thành (Chủ biên), Nxb

Lý luận chính trị, Hà Nội 2006 (Công trình là sản phẩm của đề tài mang mã số KX.02.11 thuộc chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX.02 giai đoạn 1991-1995), có độ dày 758 trang khổ 15 x 22 cm, đã phản ánh tương đối đầy đủ về

cuộc đời, sự nghiệp của Hồ Chí Minh, “một cuộc đời oanh liệt, vô cùng trong sáng

và đẹp đẽ”, đồng thời khảo cứu sâu tiểu sử Hồ Chí Minh trên những lĩnh vực chủ

yếu: Các mối quan hệ từ gia đình, quê hương, nhà trường, xã hội, dân tộc, thời đại;

từ bạn bè, đồng chí, đến kẻ thù; các hoạt động đấu tranh từ trong nước, ra nước ngoài, từ đời sống chung của nhân loại đến đời sống riêng của dân tộc; các lĩnh vực

Trang 14

đời sống tinh thần, như tư tưởng, lý luận, đạo đức, phong cách, lối sống, Các tác giả đã dành hẳn một chương, với dung lượng 60 trang (chương 5) để đi sâu nghiên cứu quá trình Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh chuẩn bị điều kiện và sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam (11-1924 đến tháng 2-1930) Quá trình chuẩn bị và sáng lập

Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện sâu sắc trong các mục: Xây dựng tổ chức

cách mạng theo khuynh hướng mácxít; Xuất bản báo Thanh niên và tác phẩm Đường Cách mệnh; sát cánh chiến đấu với nhân dân Trung Quốc trong thời kỳ đại cách mạng ở Quảng Đông; Trở lại Mátxcơva, tìm đường về gần quê hương; Xây dựng lực lượng cách mạng trong Việt Kiều yêu nước ở Xiêm (Thái Lan); Hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Trong phần kết của

Chương 5, các tác giả khẳng định rõ:

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam Nó là nhân tố đầu tiên, quyết định đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả tất yếu của sự vận động nội tại của phong trào cách mạng Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỷ XX Nguyễn Ái Quốc đã đóng vai trò cực kỳ to lớn trong việc tạo ra kết quả tất yếu đó: là người tìm ra con đường cứu nước; truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, là người tổ chức, rèn luyện và sáng lập Đảng Cộng sản ở nước ta và trở thành lãnh tụ sáng suốt của Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập đã mở ra một thời kỳ mới vô cùng oanh liệt trong lịch sử dân tộc [200, tr.213]

Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương: Tài liệu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh

(dùng cho cán bộ chủ chốt và báo cáo viên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013, đã

có chuyên đề X: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán

bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân

Trong chuyên đề, Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương nhấn mạnh:

là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh không ngừng chăm lo xây dựng, rèn luyện Đảng ta thành một đảng mácxít thật sự vững mạnh để lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi các mục tiêu, lý tưởng

Trang 15

cách mạng, […] Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam là sự vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác - Lênin về chính đảng vô sản vào hoàn cảnh cụ thể của một nước vốn là thuộc địa, nông nghiệp lạc hậu [6, tr.221] Trong công trình này, Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương khẳng định, theo

tư tưởng Hồ Chí Minh, “Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu để đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi” [6, tr.222]; “Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước” [6, tr.224]; “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam” [6, tr.226]; “Đảng Cộng sản Việt Nam phải lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm cốt” [6, tr.229]; “Đảng Cộng sản Việt Nam phải được xây dựng theo những nguyên tắc Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản” [6, tr.231]; “Đảng vừa

là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” [6, tr.237];

“Đảng phải thường xuyên chăm lo xây dựng và chỉnh đốn Đảng” [6, tr.237]

được quan tâm trong một số công trình được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia biên soạn nhân các dịp kỷ niệm năm chẵn thành lập Đảng

Nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phối hợp với Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận

chính trị thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản cuốn sách: Tìm hiểu vai trò lãnh

đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam, xuất bản năm 2005 Cuốn sách bao

gồm 33 bài viết của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó đã dành những vị trí đầu tiên để đăng tải hai chuyên khảo về vai trò của Hồ Chí Minh

trong việc sáng lập Đảng Trong bài viết Vai trò của Hồ Chí Minh trong việc sáng

lập Đảng Cộng sản Việt Nam, TS Lê Văn Yên (Nxb Chính trị quốc gia) đã mở đầu

bằng sự khái quát: “Suốt từ cuối năm 1924 đến đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc -

Hồ Chí Minh đem hết sức mình phục vụ công việc trọng đại, có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam là đào tạo ra lực lượng cách mạng nòng cốt đầu tiên cho phong trào cách mạng Việt Nam, xây dựng tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam Bước chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức của

Trang 16

Nguyễn Ái Quốc cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là vững chắc và cho thấy vai trò to lớn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong việc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam Điều này được tác giả bài viết đi sâu trên khía cạnh: Vai trò của Hồ Chí Minh trong việc thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng Cộng sản duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam Trong quá trình vận động thành lập Đảng, trên thực tế chứng tỏ chủ nghĩa Mác - Lênin và những tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc thông qua những học trò của Người đã “thật sự thâm nhập sâu rộng vào phong trào công nhân, chiếm ưu thế trong phong trào yêu nước, tạo nên làn sóng cách mạng dân tộc, dân chủ mạnh mẽ, tạo điều kiện chín muồi cho

sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam” [224, tr.12] Những sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam được khắc họa sâu sắc trên những nét: Sớm nhận thức và khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân và

về sự cần thiết phải có Đảng Cộng sản để lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc; chú ý đến lý luận và mô hình tổ chức trong quá trình chuẩn bị thành lập Đảng, phù hợp với bối cảnh, tình hình của một nước thuộc địa; vận dụng sáng tạo và nghiêm túc nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp công nhân trong việc sáng lập Đảng; kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước trong việc sáng lập Đảng; một Đảng cách mạng chân chính phải gắn bó mật thiết, hữu cơ với dân tộc và giai cấp, phải tiêu biểu cho cuộc đấu tranh dân tộc và phải góp phần xứng đáng vào cách mạng thế giới;…

Cùng chủ đề trên, trong bài viết Hồ Chí Minh với sự ra đời của Đảng Cộng

sản Việt Nam và ý nghĩa của vấn đề trong công tác xây dựng Đảng hiện nay , PGS.TS Bùi Đình Phong (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ), đặt vấn đề :

mỗi vấn đề trong tổng lộ tuyến mà khởi đầu là cách mạng muốn thắng lợi trước hết phải có đảng cách mạng theo nguyên tắc đảng kiểu mới của Lênin và Quốc tế Cộng sản Trong bài viết đó, tác giả phân tích các yếu tố, làm rõ rằng bằng trí tuệ và bản lĩnh của mình, Hồ Chí Minh đã có những sáng tạo lớn trong việc vận dụng quy luật

về sự ra đời của Đảng theo chủ nghĩa Mác - Lênin để hướng tới việc thành lập Đảng

Trang 17

Cộng sản Việt Nam một cách “đặc biệt sáng tạo” trên các phương diện: Việt Nam hóa lý luận Mác - Lênin sau khi đưa vào phong trào cách mạng Việt Nam bao gồm

cả phong trào công nhân và phong trào yêu nước; đẩy mạnh tuyên truyền lý luận Mác - Lênin, tạo những điều kiện chín muồi thành lập Đảng; sáng lập các tổ chức đảng tiền thân

Cũng chủ đề về Đảng Cộng sản, trong tác phẩm: Một số vấn đề về xây dựng

Đảng hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, do GS Đặng Xuân Kỳ,

PGS.TS Mạch Quang Thắng, TS Nguyễn Văn Hòa đồng Chủ biên (được hình thành trên cơ sở tập hợp bài viết của một số nhà khoa học tham gia nghiên cứu

Chương trình KX.03 Xây dựng Đảng trong điều kiện mới (thuộc Chương trình

Khoa học xã hội cấp Nhà nước giai đoạn 2001-2005), đã đi vào làm rõ: Thực trạng tình hình Đảng và công tác xây dựng Đảng hiện nay; đề xuất những phương hướng, giải pháp cơ bản có cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm xây dựng Đảng trong sạch vững

mạnh Đáng chú ý, trong cuốn sách này, có chuyên khảo Tiếp tục nhận thức đúng

đắn, vận dụng sáng tạo, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của GS.TS Dương Phú Hiệp Trong chuyên khảo, tác giả đã đặt vấn đề

có tính cách phương pháp luận về nhận thức, vận dụng sáng tạo, bổ sung và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nay, trong đó có nội dung về xây dựng Đảng Vì rằng,

Tấm gương của Hồ Chí Minh trong việc vận dụng sáng tạo, bổ sung

và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động lý luận và thực tiễn của Đảng ta Ngay từ khi Đảng thành lập, chủ nghĩa Mác

- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành kim chỉ nam chỉ đạo việc xác định đường lối chiến lược, sách lược và chính sách của Đảng xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam Những cống hiến đặc sắc của Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận Mác - Lênin cũng chính là cống hiến của Đảng

ta [120, tr.54]

Trong tác phẩm: Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin

vào Việt Nam (1921-1930), Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội 2009, tác giả Phạm

Trang 18

Xanh đã khảo cứu sâu quá trình “từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản của Nguyễn Ái Quốc (giai đoạn 1911-1920); “Quá trình Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam trên các khía cạnh: thời kỳ khởi đầu của quá trình, trong những năm Nguyễn Ái Quốc ở Pari; thời kỳ phác thảo những nét lớn về chiến lược của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ Nguyễn Ái Quốc ở Mátxcơva; thời kỳ bắt tay xây dựng tổ chức cách mạng trong những năm tháng Người hoạt động ở Quảng Châu, ở Xiêm Đáng chú ý, tác giả Phạm Xanh đã trình bày diễn trình lịch sử Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, từ việc nghiên cứu “Những tiền đề kinh tế - xã hội - chính trị - tư tưởng của sự tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin”; “Sự kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân”, quá trình “Bôn sê vích hóa” Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội (Hội Việt Nam cách mạng thanh niên) và Tân Việt Cách mạng Đảng; sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

Từ đó, tác giả cuốn sách đi đến những kết luận quan trọng: Một là, từ lúc đứng vào đội ngũ những người cộng sản Pháp đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Nguyễn Ái Quốc hoạt động không biết mệt mỏi, liên tục để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam Sự hoạt động tích cực, liên tục của Nguyễn Ái Quốc và những học trò của Người đã dẫn đến kết quả là mùa Xuân năm 1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời Sự ra đời của Đảng kiểu mới ở một nước thuộc địa nửa phong kiến chính là kết quả của cả một quá trình phấn đấu lâu dài, không mệt mỏi của Nguyễn

Ái Quốc Với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, một nhân tố tiên quyết nhất cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam được hình thành Hai là, nhấn mạnh vai trò to lớn, uy tín của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong tâm tưởng, trong suy tư của toàn dân tộc, được biểu hiện trong những vai trò mà Người đã thực hiện và thực hiện rất xuất sắc: Là người tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc; Là người truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong quần chúng bị áp bức, bóc lột; Là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam đội tiên phong chiến đấu của toàn dân tộc

- người tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng nước ta; sự xuất hiện đúng lúc của Người đã rút ngắn con đường dẫn đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam; uy tín và tài năng của Người đã góp phần giải quyết nhanh chóng và có hiệu lực những sự

Trang 19

kiện trọng đại, có tính chất vạch mốc; sự xuất hiện của Người tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản là một bằng chứng cho những điều đã trình bày

Trong công trình: Hồ Chí Minh con người của sự sống, Nxb Chính trị quốc

gia, ấn hành năm 2010 nhân dịp kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Hồ Chí Minh và cũng nhân dịp Hội thảo khoa học quốc tế về Hồ Chí Minh được tổ chức tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, tháng 5-2010, GS.TS Mạch Quang Thắng đã khẳng định:

Hồ Chí Minh là người đắm mình trong các sự kiện trọng đại nhất của dân tộc Việt Nam và của các biến cố trên thế giới mà Người sống Hồ Chí Minh đã để lại nhiều dấu ấn tích cực, quan trọng cho quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam và quá trình phát triển văn minh tiến bộ của nhân loại; không những cho thời kỳ Người sống mà cả quá trình về sau, khi Người qua đời Hồ Chí Minh đã là một phần phát triển của lịch sử Việt Nam thời hiện đại và cũng là một phần trong lịch sử tiến hóa của xã hội loài người từ thế kỷ

từ sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại Tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng Việt Nam hiện đại [108, tr.16]

Chính vì thế, trong chương hai của cuốn sách, tác giả đã dành nhiều trang viết để làm rõ sự ra đời của Đảng Cộng sản theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, đó là: chủ nghĩa xã hội khoa học + phong trào công nhân = sự ra đời của Đảng Cộng sản Trên cơ sở quan điểm đó của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh

Trang 20

đã tổng kết sự hình thành của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn là kết quả của quá trình kết hợp 3 yếu tố: Chủ nghĩa Mác - Lênin; phong trào công nhân; phong trào yêu nước GS.TS Mạch Quang Thắng luận giải vì sao Hồ Chí Minh lại đưa yếu

tố thứ ba – phong trào yêu nước vào tổ hợp các yếu tố cho sự ra đời và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã ghi một mốc son đẹp, không phai mờ vào việc phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời trở thành một người có cống hiến xuất sắc vào kho tàng lý luận xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp công nhân Bên cạnh

đó, tác giả Mạch Quang Thắng còn phân tích và đưa ra quan điểm của riêng mình, rằng sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với vai trò đặc biệt của Nguyễn Ái Quốc, và còn có thêm yếu tố mới trong tổ hợp các yếu tố cấu thành Đảng Cộng sản Việt Nam Theo tác giả, xét cả quá trình hoạt động của Hồ Chí Minh kể từ khi ra đi tìm đường cứu nước và đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn với mốc Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp ở Thành phố Tua tháng 12 năm 1920 - con đường giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, theo chủ nghĩa Mác - Lênin; xét cả quá trình Hồ Chí Minh truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị cả về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam; xét cả hoạt động của Người khi trực tiếp đứng ra chủ trì thống nhất các tổ chức cộng sản để cho ra đời một Đảng Cộng sản Việt Nam duy nhất, đưa giai cấp công nhân bước lên vũ đài chính trị và nắm chắc vai trò lãnh đạo cách mạng, thì tư tưởng Hồ Chí Minh rất xứng đáng trở thành một yếu tố không thể tách rời trong một tổ hợp các yếu tố cho sự ra đời và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam Việc đưa thêm yếu tố tư tưởng Hồ Chí Minh vào thành một tổ hợp để biểu đạt quy luật hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam là bởi hai lý

do: Một là, Hồ Chí Minh có công lao to lớn đối với toàn bộ quá trình ra đời và phát

triển của Đảng Cộng sản Việt Nam Hồ Chí Minh là người sáng lập, lãnh đạo và rèn

luyện Đảng Cộng sản Việt Nam Hai là, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời

kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua năm 1991 đã ghi: Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam

Trang 21

cho hành động Với ý nghĩa đó, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành yếu tố tất yếu - yếu

tố thứ tư - của quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam Tác giả đã khái quát hóa nhận định đó bằng một sơ đồ: Chủ nghĩa Mác - Lênin + Phong trào công nhân + Phong trào yêu nước + Tư tưởng Hồ Chí Minh =

Sự hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam

Trong tác phẩm Lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam, xuất bản lần đầu năm

1957, lần 2 năm 1958 (xem: Trần Văn Giàu Tổng tập, tập 2, Nxb Quân đội nhân

dân, Hà Nội 2007), Giáo sư Sử học Trần Văn Giàu đã dành 1 chương (chương 7) để

viết về “Phong trào công nhân trong năm 1929 bước qua năm 1930 Từ sự thành

lập ba Đảng Cộng sản đến sự thống nhất tất cả các lực lượng cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam” [84, tr.376-420] Trong tác phẩm lớn này, Giáo sư Trần Văn

Giàu cho biết: Ngay từ số 61 của báo Thanh niên, vào đầu năm 1927, Nguyễn Ái Quốc đã viết rằng chỉ có một Đảng Cộng sản thì mới có thể đem lại sự tự do và hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam Trong thực tế thì sự thành lập và hoạt động của Thanh niên cũng như Tân Việt là cả một quá trình chuẩn bị điều kiện để có một

Đảng Cộng sản, đảng của giai cấp vô sản Trong mục Nguyễn Ái Quốc với sự thống

nhất các lực lượng cộng sản, Giáo sư Trần Văn Giàu nhận định: chiếu theo tình

hình Việt Nam cuối năm 1929, đầu năm 1930, thì sự thống nhất các lực lượng cộng sản, sự chấm dứt trạng thái chia rẽ giữa những tổ chức cộng sản , sự thành lập một đảng duy nhất của giai cấp công nhân , là một tất yếu, một nhu cầu cấp bách của lịch

sử Vấn đề thực tế lúc bấy giờ là trong cả ba Đảng Cộng sản , Đông Dương, An Nam

và Liên đoàn, những người lãnh đạo đều là “một lứa” với nhau, chưa ai “chịu” ai, chưa có thì giờ để một số người xuất hiện trong công tác và lý luận như là người lãnh đạo mà ai nấy đều thừa nhận Lịch sử lúc đó cần tiếng nói của một lãnh tụ có

uy tín của bản thân, lại có thêm uy tín của Quốc tế Cộng sản: người ấy là Nguyễn

Ái Quốc, người đã thành lập Việt Nam Cách mạng Thanh niên, người đã huấn luyện chính trị cho hầu hết các cán bộ cao cấp của Thanh niên, bấy giờ là cán bộ cao cấp của Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng; được sự tín nhiệm hoàn toàn của mọi người, mọi nhóm; mọi người, mọi nhóm xem Nguyễn như

Trang 22

là người anh cả, người thày học Cho nên, vào cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc lại xuất hiện rất đúng lúc, sau một thời gian vắng mặt, thì hy vọng và khả năng thống nhất nhất định sớm biến thành thực tế lịch sử vĩ đại Trong một phạm vi hẹp hơn, Nguyễn Ái Quốc đối với Đảng Cộng sản ở nước ta đóng vai trò quyết định tựa Lênin trong Đảng Bôn sê vích Giáo sư Trần Văn Giàu một lần nữa khẳng định:

Ngày 6-1, rõ ràng là điểm chuyển hướng quyết định của lịch sử Việt Nam hiện đại Và nếu càng ngó thấy rằng sự hợp nhất này là một điểm chuyển hướng quyết định của lịch sử hiện đại Việt Nam, càng ngó thấy vai trò cá nhân vĩ đại của Nguyễn Ái Quốc, Người đã nhận thức sâu sắc cái tất yếu và điều kiện lịch sử mà đem tài năng, uy tín của mình để cải biến điều kiện lịch sử, đẩy lịch sử tới trước, Người đã tiêu biểu cho nguyện vọng thiết tha của hàng triệu quần chúng và hàng nghìn đảng viên cộng sản, biến cái nguyện vọng thiết tha ấy thành sự thật vĩ đại: lập một đảng công nhân duy nhất để lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo dân tộc [84, tr.415-416]

Trong tác phẩm Đảng Cộng sản Việt Nam 80 năm xây dựng và phát triển,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2010, gồm 3 phần với gần 80 chuyên khảo, trong

đó, ở Phần thứ nhất: Đảng ra đời, lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền và tiến

hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đáng chú ý có chuyên khảo của PGS

NGND Lê Mậu Hãn: Học thuyết cách mạng và sự chủ động, sáng tạo của Hồ Chí

Minh với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam Tác giả đã tóm tắt học thuyết

cách mạng của Hồ Chí Minh thành 5 nội dung cốt lõi, trong đó ở nội dung thứ 5, tác giả đã viết: cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đó phải do một đảng tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc, “được vũ trang bằng một hệ

tư tưởng cách mạng sáng tạo, có đường lối chính trị đúng đắn, và tổ chức chặt chẽ,

có đội ngũ đảng viên tiên phong, gương mẫu, Nguyễn phấn đấu vì nhân dân, vì Tổ quốc” [69, tr.84-85] Trong công trình này, PGS Lê Mậu Hãn nhận định, Hồ Chí Minh đã xuất hiện đúng lúc, với những quyết định lịch sử trong việc thúc đẩy và thực hiện việc thống nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam thành một chính đảng duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930, với tên gọi Đảng Cộng sản Việt

Trang 23

Nam, đáp ứng nhu cầu bức thiết của lịch sử Tác giả rất có lý trong sắp xếp các thành tố dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, khi khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc, sản phẩm của sự kết hợp học thuyết cách mạng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX Đây là một đặc trưng về sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng Hồ Chí Minh Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trên cơ

sở học thuyết cách mạng sáng tạo, với một quyết định lịch sử của Hồ Chí Minh, thông qua sự thử thách, sàng lọc chọn lựa của lịch sử, là sự hiện thực hóa cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam theo “con đường cách mạng của Hồ Chí Minh” [69, tr.89-90]

Chính trị quốc gia, Hà Nội, hợp tuyển 42 công trình nghiên cứu tiêu biểu của GS.TS NGND Trịnh Nhu, được chia làm 4 phần, trong đó tập trung phản ánh

những bước chuyển của lịch sử dân tộc Việt Nam, như: sự ra đời của Đảng Cộng

sản Việt Nam, cách mạng Tháng Tám 1945, công cuộc đổi mới ngày nay Ở phần 3

của cuốn sách, khi khảo về Nguyễn Ái Quốc với sự kiện thành lập Đảng Cộng sản

Việt Nam, GS.TS Trịnh Nhu đã trình bày những vấn đề quan hệ trực tiếp tới sự

kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, như: Những luận điểm của Nguyễn Ái Quốc về cách mạng Việt Nam và Đảng Cộng sản, nền tảng tư tưởng của các văn kiện Hội nghị thành lập Đảng; tư tưởng và phương pháp chỉ đạo Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Giáo sư Trịnh Nhu nhấn mạnh:

Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã hoàn thành chương trình do Nguyễn Ái Quốc vạch ra và chủ trì điều hành, là mốc son đánh dấu

sự trưởng thành của phong trào cách mạng Việt Nam, là bước ngoặt của lịch

sử cách mạng Việt Nam Đó là thành quả tất yếu của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Nguyễn Ái Quốc giữ vai trò chủ yếu tạo nên sự kết hợp đó Thành công của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam càng làm sáng tỏ thêm tầm cao tư tưởng

Trang 24

và phương pháp lãnh đạo của Nguyễn Ái Quốc […] Những luận điểm của Nguyễn Ái Quốc về cách mạng Việt Nam cũng chi phối việc xác định tên gọi Đảng Cộng sản Việt Nam […] Thực tiễn cách mạng Việt Nam kiểm nghiệm

và xác nhận giá trị khoa học và cách mạng của những quan điểm, chủ trương

đó của Nguyễn Ái Quốc, một trong những cơ sở quan trọng xây dựng nên đường lối và phương pháp cách mạng của Đảng ta [180, tr.196-200]

Nghiên cứu quá trình sáng lập Đảng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh còn phải kể tới các Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh của Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; một số đề tài khoa học cấp Nhà nước đi sâu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có nội dung liên quan đến quá trình thành lập Đảng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, như: đề tài khoa học cấp Nhà nước mang

mã số KX02-12 - Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải

phóng dân tộc; đề tài KHXH 01.06 thuộc chương trình khoa học xã hội giai đoạn

1996-2000: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường đi lên

chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Trên đây là những công trình tiêu biểu; ngoài ra, còn nhiều bài viết khác về vấn đề này được đăng tải trên các báo, tạp chí khoa học Trong số các tạp chí khoa học chuyên ngành, Tạp chí Lịch sử Đảng đã đi tiên phong trong tuyên truyền và công bố kết quả nghiên cứu về sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản và quá trình sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc

1.2 Các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài

Trên thế giới, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã sớm được bạn bè năm châu biết đến như vị cứu tinh của dân tộc Việt Nam, nhất là, từ sau thắng lợi của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến vĩ đại giải phóng dân tộc, Việt Nam - Hồ Chí Minh luôn được coi là biểu tượng của phong trào giải phóng dân tộc Đó là lí do giải thích tại sao lại xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu thể hiện sự ngưỡng mộ

Trang 25

Người, không chỉ của những người tiến bộ yêu chuộng hoà bình, công lý, của lãnh

tụ các nước anh em, mà còn của cả những người đã từng đối đầu với Hồ Chí Minh

Nghiên cứu về Hồ Chí Minh cũng là đề tài lớn của nhiều học giả quốc tế Đặc biệt, sau sự kiện Hồ Chí Minh được UNESCO (Tổ chức Văn hóa, Khoa học và

Giáo dục của Liên Hợp quốc) công nhận danh hiệu kép - Anh hùng giải phóng dân

tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, ngày càng xuất hiện nhiều nhà Việt Nam học công bố

những công trình nghiên cứu của mình về tiểu sử, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có đề cập đến những khía cạnh khác nhau về vai trò của Người đối với việc hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam

Có thể kể tên những học giả ở nước ngoài nổi tiếng như Cô-bê-lép với Đồng

chí Hồ Chí Minh (Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1985; Nxb Chính trị - Hành chính xuất

bản năm 2010) Trong tác phẩm này, tác giả người Nga E Cô bê lép , chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề lịch sử và chính trị của các nước Đông Dương, từng học tập tại Khoa Văn - Sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội (1958-1960), phóng viên Thông tấn xã Liên Xô (Tass) tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời kỳ 1964-1967, đã viết

về Hồ Chí Minh - người con ưu tú của dân tộc Việt Nam, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập,

tự do, hạnh phúc của nhân dân Việt Nam Cuốn sách là một công trình khoa học, được nghiên cứu công phu, đồng thời được viết khá rõ ràng, cung cấp cho bạn đọc những hiểu biết khá tường tận về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh, gắn với thời kỳ huy hoàng của lịch sử dân tộc và những biến cố của thời đại

Trong mục: “Thành lập Đảng”, E Cô bê lép đã phân tích quá trình chuẩn bị

sáng lập Đảng Cộng sản của Nguyễn Ái Quốc, thông qua đi sâu cung cấp những hoạt động của Người ở Xiêm (Thái Lan), ở Quảng Châu (Trung Quốc), ở Liên Xô,…, phản ánh các cuộc trao đổi, vận động cách mạng trong Việt kiều Thái Lan, dựng lại hành trình hoạt động trên đất Thái,…, cùng việc phân tích những chuyển biến trong phong trào cách mạng ở trong nước và quá trình ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, cũng như tình trạng xung đột, tranh giành ảnh hưởng của các

tổ chức đó, làm cho các đảng giảm sút sức chiến đấu và không thể hoạt động có kết

Trang 26

quả trong quần chúng Được báo cáo về hiện tình đó, lo lắng về tình hình này, Nguyễn Ái Quốc lập tức từ Thái Lan đi Hồng Công Tác giả cuốn sách cho biết, khi đến Trung Quốc, Người thành lập ngay một nhóm chủ trì việc chuẩn bị cho hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở trong nước Tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, những người tham gia đã

quyết định chấm dứt ngay xung đột, bất đồng trước kia và chân thành hợp tác trong việc thực hiện những biện pháp cụ thể nhằm thống nhất các tổ chức cộng sản từ Trung ương đến cơ sở… Hội nghị thành lập Đảng có tầm quan trọng như một Đa ̣i hô ̣i Đảng vì nó đề ra đường lối cơ bản của cách mạng Việt Nam và những nguyên tắc xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, vạch ra đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam và đã bầu các cơ quan lãnh đạo của Đảng [78, tr.204-205]

Trong tác phẩm: Hồ Chí Minh giải phóng dân tộc và đổi mới, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội 1997, Furuta Motoo, Trường Đại học Tổng hợp Tôkyô (Nhật Bản), một người đã từng học tập và công tác tại Việt Nam , khá am hiểu con người

và đất nước Việt Nam , đã có cách tiếp cận mới , cách lựa chọn những sự kiện và

chân dung Hồ Chí Minh Trong Lời nói đầu của cuốn sách, Giáo sư Furuta Motoo

khẳng định: “Khi nghiên cứu lịch sử Việt Nam cận đại, không thể không đề cập tới Chủ tịch Hồ Chí Minh Bởi vì Người giữ một vai trò rất to lớn đối với một giai đoạn lịch sử cách mạng Việt Nam” [79, tr.14] Trong 6 chương của cuốn

sách, tác giả đã dành 22 trang (từ trang 90 đến 112) trong hai mục: Thành lập

Đảng Cộng sản Việt Nam và Trần Phú và Hồ Chí Minh để phân tích quá trình

sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam của Hồ Chí Minh cũng như những sự kiện có

liên quan cần đi sâu tìm hiểu Trong mục Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam,

tác giả khái quát phong trào yêu nước và dân chủ từ năm 1924-1925, việc đào tạo thanh niên cách mạng ở Trung Quốc và Liên Xô, tình hình cách mạng thế giới và

ở Trung Quốc, Quốc tế Cộng sản, các tổ chức chính trị mới thành lập ở Việt Nam, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, sự ra đời và hoạt động của các tổ

Trang 27

chức: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn Furuta Motoo khẳng định việc thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc “là một suy nghĩ đúng đắn, phù hợp với yêu cầu của tình hình cụ thể” [79, tr.100]; đồng thời phân tích một số

ví dụ điển hình cho thấy “cách ứng xử mềm dẻo của Hồ Chí Minh để đạt được mục đích quan trọng lúc bấy giờ là thống nhất ba nhóm cộng sản ở Việt Nam Đó đúng là: phương pháp Hồ Chí Minh” [79, tr.104-105]

Bên cạnh đó, còn phải kể tới một số tác giả - tác phẩm: William Duiker với

Ho Chi Minh a life (Hyperion, New York, America, 2000); Thu Trang với Nguyễn

Ái Quốc ở Pari (1917-1923) (Nxb Thông tin Lý luận, Hà Nội, 1989); và còn nhiều tác giả khác nữa cũng có các công trình đề cập ít nhiều đến con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, về sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam của Hồ Chí Minh

như L.Patti với Tại sao Việt Nam? (Nxb Đà Nẵng, 1995), S.Q Judge với Ho Chi

Minh, the missing years 1919-1941 (Arrangement with C Hurst & Co, California,

America, 2002), Huỳnh Kim Khánh với Vietnamese Communism 1925-1945

(Cornel University Press, Ithaca and London, 1982),

1.3 Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học

đã công bố và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết

- Những kết quả đạt được

Qua tham khảo các công trình khoa học trên đây có thể thấy rõ việc nghiên cứu quá trình sáng lập Đảng Công sản Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc đã được thể hiện ở mức độ, phạm vi khác nhau, giác độ khác nhau và đã đạt được những kết quả nhất định: đề cập đến quá trình tìm đường cứu nước, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc; những cống hiến, sáng tạo của Nguyễn

Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong tiến trình cách mạng Việt Nam; những sáng tạo của Người trong quá trình sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung, trong Cương lĩnh chính trị nói riêng, Đó là thành quả rất đáng trân trọng của một quá trình lao động khoa học nghiêm túc, không mệt mỏi của các học giả Việt Nam và quốc tế Đó

là cơ sở quan trọng thôi thúc tác giả luận án tiếp thu, kế thừa và tiếp tục đi sâu

Trang 28

nghiên cứu toàn diện vai trò của Người trong quá trình sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất là vai trò của tư tưởng cách mạng Hồ Chí Minh - nhân tố quyết định nhất đối với sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam

- Những hạn chế tồn tại

Tuy vậy, trong các công trình nói trên vẫn còn nhiều vấn đề chưa được đề cập một cách sâu sắc, như: vai trò của lý luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc; quá trình truyền bá lý luận giải phóng dân tộc của Người vào nước ta; những nhân tố góp phần để Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam; những phát triển sáng tạo của Người trong quá trình sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam; sự chủ động của Nguyễn Ái Quốc trong sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam

- Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu giải quyết

Trên cơ sở trình bày quá trình Nguyễn Ái Quốc xác định đường lối giải phóng dân tộc, xây dựng lý luận và tổ chức trong những năm 20 của thế kỷ XX, luận án sẽ góp phần làm sáng rõ tính đúng đắn của con đường cách mạng mà Người

đã lựa chọn và những quan điểm khoa học của người về giải phóng dân tộc trong thời kỳ này Đồng thời qua đó, luận án góp phần khẳng định những bước phát triển

và sáng tạo của Hồ Chí Minh về lý luận giải phóng dân tộc thuộc địa; góp phần làm sáng tỏ nhận định rằng chính lý luận giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh trong những năm 20 của thế kỷ XX là yếu tố quyết định nhất hình thành nên Đảng Cộng sản Việt Nam - đảng cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam vào đầu năm 1930; làm rõ sự chủ động, sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Trang 29

Chương 2 NGUYỄN ÁI QUỐC LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VIỆT NAM

2.1 Bối cảnh lịch sử cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

2.1.1 Tình hình thế giới

Từ giữa thế kỷ XIX, các nước tư bản phương Tây dần trở thành các nước đế

quốc chủ nghĩa, càng ráo riết đua nhau tràn sang phương Đông tìm kiếm thị trường, không chỉ để tiêu thụ hàng hóa, mà cả đầu tư và khai thác nguyên liệu cho công nghiệp chính quốc vì mục đích siêu lợi nhuận của nó Vận mệnh của nhiều dân tộc

bị chủ nghĩa tư bản thực dân phương Tây đe dọa Đến đầu thế kỷ XX, trên phạm vi quốc tế, phần lớn các nước châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh đã trở thành thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, thực dân Theo Lênin, đến năm 1914, “các nước đế quốc Anh,

[127, tr.478]

Trong quá trình xâm lược và khai thác thuộc địa, bọn đế quốc, thực dân đã không từ một thủ đoạn nào nhằm cướp bóc, vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công, đàn áp người dân Nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc bị chúng chà đạp lên những giá trị văn hoá, tinh thần, bị tước đoạt quyền lợi về kinh tế và địa vị xã hội

Sự tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc, thực dân đã làm cho mâu thuẫn dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc ngày càng trở nên gay gắt Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa chống đế quốc, thực dân ngày càng quyết liệt Thách thức lớn nhất của thời đại lúc đó là tìm ra phương sách để giải phóng dân tộc thuộc địa, phụ thuộc thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, thực dân

Đầu thế kỷ XX, trên phạm vi quốc tế, sự thức tỉnh của các dân tộc châu Á cùng với phong trào dân chủ tư sản ở Đông Âu bắt đầu từ Cách mạng Dân chủ tư

Trang 30

sản 1905 ở Nga đã tạo thành một cao trào thức tỉnh của các dân tộc phương Đông Những phong trào dân tộc và cải cách dân chủ theo khuynh hướng tư sản trở thành trào lưu phổ biến và nổi bật ở nhiều nước châu Á Hàng trăm triệu người trên thế giới đang hướng về một cuộc sống mới với ánh sáng tự do

Trên thế giới, vào đầu thế kỷ XX, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau ngày càng sâu sắc Mâu thuẫn đó đã dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) Hậu quả của cuộc chiến tranh đế quốc này rất thảm khốc, tác động trực tiếp tới nhiều nước trên thế giới không chỉ riêng các nước đế quốc gây chiến Đối với các các nước thuộc địa, hậu quả của chiến tranh thế giới là cấu trúc kinh tế -

xã hội thay đổi, nhân dân bị bóc lột, đàn áp nặng nề hơn, mâu thuẫn của các nước thuộc địa với các nước đế quốc trở nên gay gắt hơn

Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, mở ra một thời đại mới trong lịch sử phát triển của nhân loại Đây là cuộc cách mạng vô sản thành công đầu tiên trên thế giới Đối với nước Nga, đây là cuộc cách mạng vô sản, thắng lợi này đã dẫn đến sự ra đời của Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xôviết (1922) Còn đối với các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga thì đó còn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, bởi vì trước cách mạng “nước Nga là nhà tù của các dân tộc” Cách mạng Tháng Mười đã nêu tấm gương sáng về sự giải phóng dân tộc bị áp bức, đã ảnh hưởng lớn đến cuộc đấu tranh cách mạng của các dân tộc Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười đã chiếu rọi khắp năm châu, mở ra trước mắt nhân dân các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc thời đại cách mạng chống đế quốc, giải phóng dân tộc Đầu năm 1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ III) được thành lập

Tại Đại hội II của Quốc tế Cộng sản (1920), Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương

về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I Lênin được công bố Luận cương

này đã chỉ ra cho các dân tộc thuộc địa phương hướng đấu tranh giải phóng thoát khỏi ách thống trị thực dân, đế quốc, giành độc lập tự do Thành công của Cách mạng Tháng Mười và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã đánh dấu sự phát triển mới trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, nhiều đảng cộng sản trên thế giới

đã được thành lập

Trang 31

Có thể nói, từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, tình hình thế giới có nhiều biến chuyển, ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào cách mạng nước ta

2.1.2 Tình hình Việt Nam

Việt Nam là nước có vị trí địa lý hết sức thuận lợi, là chiếc cầu nối giữa châu

Á và Thái Bình Dương, giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, nơi giao điểm của các luồng đường, luồng hàng từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc; lại

là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có nguồn lao động dồi dào

Đến giữa thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đang trong quá trình khủng hoảng trầm trọng và suy vong Biểu hiện cụ thể của tình trạng đó là sự chia

rẽ nội bộ sâu sắc, là sự bột phát mãnh liệt của chiến tranh nông dân trên phạm vi cả nước…

Sau một thời gian dài nhòm ngó và chuẩn bị ráo riết về mọi mặt, sáng sớm ngày 1-9-1858, chiến hạm của thực dân Pháp đã nổ súng tấn công bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam Trước hành động trắng trợn của thực dân Pháp, giai cấp phong kiến cầm quyền lúc đó có trách nhiệm phải lãnh đạo nhân dân cả nước tiến hành cuộc kháng chiến để bảo vệ nền độc lập của dân tộc; song, do đang khủng hoảng và suy vong, không còn đủ năng lực và uy tín nên triều đình Huế không huy động được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để chống thực dân Pháp

Mặc dù vậy, nhân dân cả nước đã sôi nổi đứng dậy dưới ngọn cờ của các văn thân, sĩ phu yêu nước chống quân xâm lược ngay từ những ngày đầu chúng xâm phạm bờ cõi thiêng liêng của Tổ quốc Chính vì vậy, thực dân Pháp không thể thực hiện được chiến lược đánh nhanh thắng nhanh và sau hơn một phần tư thế kỷ, chúng mới chiếm được nước ta

Sau khi hoàn thành việc xâm lược và bình định bằng vũ lực, thiết lập bộ máy thống trị trên toàn bộ đất nước ta, thực dân Pháp đã tiến hành các cuộc khai thác thuộc địa nhằm cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt, cho vay nặng lãi,

mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá của chính quốc,

Trang 32

Về mặt kinh tế, sự kết hợp giữa lối cướp bóc của chủ nghĩa đế quốc với các

hình thức bóc lột kiểu phong kiến là thủ đoạn bóc lột điển hình của chủ nghĩa thực dân đối với các thuộc địa Mấy thập kỷ bị Pháp cai trị, Việt Nam không được phép

tự do phát triển công nghiệp, công nghiệp nặng không có mà công nghiệp nhẹ cũng hết sức kém Thực dân Pháp chỉ cho những ngành nào không cạnh tranh với công nghiệp nhẹ bên Pháp mới được phép mở ra Bên cạnh việc chúng hết sức ngăn trở phát triển làm cho công nghiệp bản xứ không thể mở mang được, chúng còn tiến hành cướp đoạt ruộng đất của nông dân nước ta Người Việt Nam nói chung bị chúng áp bức; nhất là người nông dân, họ bị tước đoạt hết ruộng đất và sau đó buộc phải lao động như kẻ nô lệ Chính họ phải sống cùng khổ, trong khi bọn “đao phủ” của họ lại sống phè phỡn Thực dân Pháp đã cướp đoạt ruộng đất của nông dân một cách trắng trợn và bằng nhiều thủ đoạn mới Thực dân Pháp đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý và vô nhân đạo, trở thành “gánh nặng oằn lưng” cho các tầng lớp nhân dân lao động; thuế cứ ngày càng tăng lên và người dân, đặc biệt là nông dân cứ phải nai lưng ra mà gánh, “kêu cũng chả ai thèm nghe!” [152, tr.82.] Lối cai trị vô liêm

sỉ của của chế độ thực dân chưa dừng lại ở đó Dưới chiêu bài dân chủ, đế quốc thực dân Pháp đã cắm vào đất An Nam chế độ đáng nguyền rủa của thời trung cổ; “người nông dân An Nam bị hành hình vừa bằng lưỡi lê của nền văn minh tư bản chủ nghĩa, vừa bằng cây thánh giá của giáo hội sa đọa làm ô danh Chúa” [152, tr.92] Những thủ đoạn của thực dân đã làm cho nông nghệ “phát sinh ra lắm khủng hoảng, nông dân thất nghiệp nhiều” [153, tr.1] Có thể nói, chính sách kinh tế của thực dân Pháp đã kìm hãm sự phát triển kinh tế của Việt Nam Chính sách ấy đã phơi bày bản chất phản động của thực dân Pháp

Về chính trị, thực dân Pháp thi hành chính sách chuyên chế hà khắc Nguyễn

Ái Quốc chỉ rõ: nếu bọn thực dân Pháp rất vụng về trong việc phát triển kinh tế ở thuộc địa, thì về mặt chính trị, “họ lại là những tay lão luyện trong nghề đàn áp dã man và trong việc chế tạo ra cái lòng trung thành bắt buộc” [151, tr.81] Chúng thi hành chính sách chia để trị rất thâm độc; đặc biệt là chính sách độc tài khủng bố của

đế quốc Pháp làm cho nhân dân thuộc địa không có một mảnh đất tự do, dân chủ

Trang 33

nào dù đơn giản nhất Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, người Đông Dương nói chung, người Việt Nam nói riêng được cai trị không phải bằng pháp luật mà bằng sắc lệnh của Toàn quyền, quyết định của Thống đốc, Khâm sứ, Thực dân Pháp duy trì, sử dụng bộ máy nhà nước phong kiến Nam triều để đàn áp dân ta theo kiểu trung cổ, nhưng mọi quyền hành đều nằm trong tay các quan người Pháp Chúng đã không từ một thủ đoạn khủng bố nào (tù đày, máy chém, ném bom, ) để đàn áp những người yêu nước và các phong trào chống chủ nghĩa thực dân Các lần Pháp hứa hẹn dân chủ hay tự trị là những lần nước Pháp lâm nguy, cần đến xương máu thuộc địa, nhưng khi cơn nguy đã qua thì nó trở lại chính sách độc tài khủng bố như

cũ hoặc nặng nề hơn Chính quyền thực dân đã bắt hàng chục vạn người Việt Nam phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ để “vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu [ ] để lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế” [152, tr.25-26] Chủ nghĩa đế quốc Pháp “quả là không hề ngần ngại nhúng tay vào những tội ác bỉ ổi nhất” [151, tr.272] Để truyền

bá văn minh Pháp, bảo vệ danh dự lá quốc kỳ Pháp ở các thuộc địa xa xôi, chúng đã dùng những đội quân gồm toàn những tên lưu manh, những bọn lười biếng, những tên lọt lưới pháp luật, những tên giết người, nói tóm lại, gồm các tinh hoa của những cặn bã, lượm lặt ở tất cả các nước châu Âu; đến nước đã bị xâm chiếm hay sắp bị xâm chiếm cũng vậy, chúng thả những tên sát nhân này vào trong đám dân chúng thiếu tự vệ; và để kích thích bọn này, chúng đã buông lỏng cho bọn côn đồ tha hồ hoành hành theo thú tính tàn bạo của chúng

Bằng những dẫn chứng cụ thể, Nguyễn Ái Quốc đã bóc trần bộ mặt thật của bọn thực dân xâm lược - những kẻ mà chính quốc thải ra lại tìm được thiên đường của chúng ở trần gian là các dân tộc thuộc địa Chúng coi tính mạng người dân thuộc địa không đáng một đồng trinh Những tội ác tày trời của thực dân Pháp gây

ra đối với người dân nước ta là “không có giới hạn nào cả Cái tinh vi của một nền văn minh khát máu cho phép chúng tưởng tượng được đến đâu thì chúng cứ thực hiện tính tàn ác lạnh lùng của chúng đến đó” [152, tr.120]

Trang 34

Cùng với bóc lột nặng nề về kinh tế, chuyên chế và tàn bạo về chính trị, thực

dân Pháp còn thi hành chính sách nô dịch về văn hoá của chúng đối với Việt Nam

Để có thể đánh lừa dư luận Pháp và bóc lột nhân dân bản xứ một cách êm thấm, bọn

cá mập của nền văn minh không những đầu độc nhân dân An Nam bằng rượu và thuốc phiện mà còn thi hành một chính sách ngu dân triệt để Làm cho dân ngu để

dễ trị, đó là chính sách mà các nhà cầm quyền ở các thuộc địa ưa dùng nhất Thực dân Pháp xây dựng nhà tù nhiều hơn trường học; chúng đầu độc dân ta “bằng rượu cồn và thuốc phiện”, kìm kẹp dân ta “trong ngu dốt” [151, tr.46] Nguyễn Ái Quốc

đã đưa ra các số liệu cụ thể để minh chứng cho sự độc ác của thực dân Pháp: ở Việt Nam thuộc Pháp “có một nghìn năm trăm ty rượu và thuốc phiện cho một nghìn làng trong khi chỉ có mười trường học cũng cho bấy nhiêu làng [ ] người ta đã cho

12 triệu người bản xứ - kể cả đàn bà và trẻ con - nốc 23 đến 24 triệu lít rượu mỗi năm” [151, tr.38] Dưới ách áp bức, thống trị của thực dân Pháp, người Việt Nam không có một phương tiện hành động và học tập nào hết Báo chí, hội họp, lập hội,

đi lại đều bị cấm Việc có những báo hoặc tạp chí mang tư tưởng tiến bộ một chút hoặc có một tờ báo của giai cấp công nhân Pháp là một tội nặng Ở thuộc địa Việt Nam, bọn thực dân dùng “Rượu cồn và thuốc phiện cùng báo chí phản động của bọn cầm quyền bổ sung cho cái công cuộc ngu dân của Chính phủ Máy chém và nhà tù làm nốt phần còn lại” [151, tr.39-40] Rõ ràng, nền văn minh của thực dân đã dùng ngọn đuốc cổ truyền thủ tiêu đến chút tự do cuối cùng của người bản xứ; chúng đã làm cho người bản xứ phải đần độn và câm, chúng vẫn chưa vừa lòng; chúng còn muốn họ phải điếc nữa; chúng bịt tai họ, không cho họ nghe những biến

cố bên ngoài

Các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động sâu sắc đến Việt Nam, làm cho nền kinh tế nước ta vốn đã lạc hậu, trì trệ, ngày càng trở nên què quặt, lệ thuộc vào kinh tế chính quốc Xã hội Việt Nam có sự chuyển biến sâu sắc,

từ một xã hội phong kiến đơn thuần đã trở thành một xã hội thuộc địa, với sự xuất hiện của các tầng lớp và giai cấp mới Các mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam thuộc địa ngày càng diễn ra gay gắt với hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn dân tộc và

Trang 35

mâu thuẫn cấp Trong đó, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với thực dân Pháp là chủ yếu bởi vì đó là mâu thuẫn chi phối Trong xã hội Việt Nam lúc đó, thực dân Pháp nắm chính quyền và quân đội trong tay, mọi quyền hành đều nằm trong tay người Pháp, còn địa chủ phong kiến chẳng qua chỉ là bè lũ tay sai, là công cụ của chủ nghĩa thực dân Pháp

Kể từ khi bị thực dân Pháp xâm lược, nhiều người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã anh dũng đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc Người trước ngã xuống, người sau tiếp tục vùng dậy chống kẻ thù ngoại bang hung bạo Cuộc kháng Pháp quyết liệt lần lượt nổ ra khắp Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, ở cả các địa bàn thành thị, nông thôn, rừng núi với các quy mô lớn nhỏ khác nhau Song, do hạn chế về nhiều mặt nên các phong trào dân tộc chống Pháp của nhân dân ta hồi cuối thế kỷ XIX đều bị thực dân Pháp dìm trong biển máu Sự thất bại của các phong trào đó bộc lộ tình trạng khủng hoảng trầm trọng về đường lối đánh Pháp cứu nước Những

sĩ phu yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX đều bị điều kiện giai cấp và thời đại hạn chế, nên trong khi dựng cờ cứu nước họ vẫn phải mang ngọn cờ tư tưởng phong kiến đã lỗi thời, không còn đủ khả năng giúp dân ta thoát khỏi kiếp lầm than nô lệ;

họ đã không tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân, chủ yếu là nông dân vì giai cấp địa chủ phong kiến đã thối nát, phần lớn đã đầu hàng thực dân, lại áp bức

và bóc lột nhân dân một cách nặng nề Vì vậy, chỉ sau một thời kỳ phát triển ban đầu, phong trào đã dần trở nên rời rạc, lẻ tẻ và cuối cùng tan rã Các phong trào đó không có điều kiện phát triển thành một cuộc kháng chiến rộng lớn, không đủ sức

để bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc ta

Không chủ trương tiến hành các cuộc kháng chiến quyết tử với thực dân Pháp, vào cuối thế kỷ XIX, nhiều sĩ phu, chí sĩ tân học đã đề xướng những phương sách mới để cứu nước Đó là các chủ trương cải cách của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Đặng Huy Trứ; hay dự định cầu viện của Bùi Viện Tuy nhiên,

dự định cầu viện hay những ý tưởng cải cách này hoặc không có khả năng thực thi, hoặc bị triều đình nhà Nguyễn bảo thủ bác bỏ

Trang 36

Những biến đổi bên trong của Việt Nam về kinh tế và xã hội do tác động của các cuộc khai thác thuộc địa đã tạo cơ sở vật chất cho sự tiếp thu những luồng tư tưởng mới của các cuộc cách mạng từ ngoài vào, đặc biệt là của cách mạng tư sản Pháp (1789), của phong trào Duy Tân ở Nhật Bản (1868), của cuộc vận động Duy Tân (1898) và cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc, Nhờ đó, phong trào đấu tranh dân tộc ở nước ta lại tiếp tục sôi động Một tầng lớp chí sĩ yêu nước và cách mạng mới lại cùng nhân dân đứng dậy đấu tranh Tiêu biểu là phong trào Đông Du (1905 - 1908), Đông Kinh nghĩa thục (1907), cuộc Vận động Duy Tân và chống thuế ở Trung Kỳ (1908); tiếp đến là sự ra đời và hoạt động của Việt Nam Quang phục hội, phong trào yêu nước của các tầng lớp tiểu tư sản thành thị, Mặc dù phong trào dân tộc theo khuynh hướng cách mạng tư sản diễn ra hết sức sôi nổi như vậy nhưng cuối cùng đều bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu Nguyên nhân chủ yếu của sự thất bại là do điều kiện lịch sử hạn chế, phương pháp đấu tranh vẫn chưa vượt ra khỏi tầm nhìn của ý thức hệ phong kiến hoặc tư sản; lãnh đạo các phong trào đều chưa nhận rõ được bản chất kẻ thù, chưa nhận rõ được nhiệm vụ cơ bản, lực lượng cơ bản của cách mạng Việt Nam

Phong trào dân tộc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX còn có các cuộc đấu tranh tự phát của nông dân và đồng bào miền núi Phong trào kháng chiến của nhân dân ta nổ ra rộng khắp từ đồng bằng, rồi lan dần lên trung du, miền núi Trong hàng loạt cuộc nổi dậy đó, phong trào nông dân Yên Thế là phong trào đấu tranh vũ trang lớn và kéo dài nhất từ cuối thế kỷ XIX sang hơn mười năm đầu thế kỷ XX Thủ lĩnh tối cao của phong trào tuy đã nhận rõ kẻ thù và trực tiếp đấu tranh chống thực dân Pháp nhưng chủ trương “thủ hiểm” lấy Yên Thế làm căn cứ địa, chờ thời cuộc thuận lợi hơn mà đánh đuổi chúng bằng quân sự, còn bộc lộ nhiều hạn chế Đến đầu thế

kỷ XX, phong trào nông dân Yên Thế bị thực dân Pháp đàn áp

Như vậy, vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trên thế giới, chủ nghĩa tư bản

đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa; hệ thống thuộc địa của chúng ngày càng mở rộng Ở Việt Nam, từ cuối thế kỷ XIX, chế độ phong kiến nước ta trì trệ, suy tàn, không chống nổi sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân Pháp Việt Nam từ

Trang 37

một quốc gia phong kiến độc lập trở thành thuộc địa và bị xóa tên trên bản đồ chính trị thế giới Sau khi về cơ bản bình định được nước ta, thực dân Pháp bắt tay vào tổ chức bộ máy thống trị và tiến hành khai thác thuộc địa với quy mô ngày càng lớn Lớp lớp sĩ phu và đồng bào yêu nước đã đứng lên chiến đấu giành lại độc lập, tự do nhưng đều thất bại, nhiều cuộc khởi nghĩa bị đàn áp đẫm máu Các phong trào yêu nước tuy phát triển mạnh mẽ, song vẫn chưa thoát khỏi sự khủng hoảng, bế tắc về đường lối đúng đắn để cứu nước Đám mây đen của chủ nghĩa đế quốc vẫn đang bao phủ bầu trời Việt Nam Cách mạng nước ta lúc bấy giờ ở trong tình trạng đen tối tưởng như “không có đường ra” [162, tr.401] Vấn đề khủng hoảng đường lối để cứu nước là vấn đề cơ bản nhất của cách mạng Việt Nam lúc đó Chính vì vậy, việc xác định con đường cách mạng đúng đắn để đánh đuổi đế quốc thực dân Pháp giành độc lập tự do trở thành yêu cầu bức thiết của sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX

2.2 Nguyễn Ái Quốc xác định con đường giải phóng dân tộc Việt Nam theo khuynh hướng cách mạng vô sản

2.2.1 Hướng đi tìm đường giải phóng dân tộc Việt Nam

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước, gần gũi với nhân dân Thân mẫu của Người là bà Hoàng Thị Loan, một phụ nữ giàu đức hi sinh, có nếp sống giản dị, thanh cao Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Người là một nhà nho cấp tiến, có lòng yêu nước, thương dân sâu sắc Tấm gương về ý chí kiên cường vượt gian khổ, khó khăn để đạt được mục tiêu, đặc biệt là tư tưởng thương dân, chủ trương lấy dân làm hậu thuẫn cho mọi cải cách chính trị - xã hội của cụ Nguyễn Sinh Sắc và tấm gương tận tụy, yêu lao động của bà Hoàng Thị Loan đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với nhân cách Hồ Chí Minh Ngoài ra, mối liên hệ gần gũi giữa cụ thân sinh của Hồ Chí Minh với những người lãnh đạo phong trào yêu nước ở quê hương đã tạo điều kiện để Người tiếp xúc với với các xu hướng yêu nước đương thời Qua đó, Người dần hiểu được thời cuộc, tâm tư tình cảm

và cả những khó khăn, bế tắc của các bậc cha chú trước cảnh nước mất nhà tan

Mặt khác, Người sinh ra và lớn lên vào thời điểm mà lịch sử dân tộc và thế giới có những chuyển biến lớn Đây là thời kỳ chủ nghĩa đế quốc ra sức bóc lột giai

Trang 38

cấp vô sản và nhân dân lao động trên thế giới; tranh giành thuộc địa với nhau ở nước ngoài Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản các nước tư bản, đế quốc; phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc không ngừng nổ ra Đây cũng là thời kỳ thực dân Pháp khai thác mạnh mẽ thuộc địa Đông Dương và ra sức đàn áp phong trào yêu nước ở đó để củng cố địa vị thống trị của chúng; đẩy phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX của nhân dân ta lâm vào thời kỳ khó khăn nhất Chính phủ Nhật đồng tình với chính quyền thuộc địa ở Đông Dương

đã trục xuất những người Việt Nam yêu nước ra khỏi nước Nhật, họ phải đưa nhau đến Trung Quốc Phong trào Đông kinh nghĩa thục bị dập tắt, trường Đông kinh nghĩa thục bị đóng cửa, cuộc biểu tình chống thuế ở Trung Kỳ bị đàn áp, nhiều lãnh

tụ của phong trào Duy tân bị bắt, căn cứ nghĩa quân Yên Thế bị bao vây đánh phá, lực lượng nghĩa quân bị bao vây và đang suy yếu dần,

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh khâm phục lòng yêu nước và tinh thần cách mạng chống thực dân Pháp của các bậc tiền bối như Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, nhưng cũng nhận thức được những hạn chế lịch sử trong con đường cứu nước của các cụ Với tư duy độc lập, Người đã sớm quyết định con đường nên đi theo cách của mình

Ngày 5-6-1911, với tên Văn Ba, người thanh niên yêu nước đầy nhiệt huyết của dân tộc đã quyết chí ra đi tìm con đường mới hữu hiệu hơn để giải phóng và phát triển dân tộc Nhưng khác với thế hệ thanh niên đầu thế kỷ theo con đường Đông du, Người đã quyết định đi sang phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, dân chủ

và có khoa học, kỹ thuật hiện đại để xem nước Pháp và các nước khác, sau khi xem xét họ làm như thế nào sẽ trở về giúp đồng bào Việt Nam Về mục đích chuyến đi này, hơn mười năm sau, Nguyễn Ái Quốc đã trả lời nhà báo Nga - Ôxíp Manđenxtam rằng: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái.[ ] Người Pháp đã nói thế Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy” [151, tr.461] Và một lần khác, khi trả lời nhà văn Mỹ Anna Luy Xtơrông, Người nói:

Trang 39

Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi [140, tr.41]

Vậy là, trước cảnh nước mất nhà tan và sự bế tắc về con đường giải phóng dân tộc, với lòng yêu nước nồng nàn, với trí tuệ sáng suốt và ý chí vượt khó, Hồ Chí Minh đã xác định rõ mục đích ra nước ngoài, hướng đi mới sang các nước phương Tây, sang nước Pháp để khám phá, học hỏi, tìm phương cách cứu nước, cứu dân

2.2.2 Xác định con đường giải phóng dân tộc Việt Nam

Tháng 7-1911, sau một hành trình dài ngày, tàu Đô đốc Latutsơ Tơrêvin (Amiral Latouche Tréville) cập bến Mácxây (Marseille) Không chỉ dừng lại ở Pháp, tiếp đến, Người còn đi nhiều nước châu Âu, châu Phi, châu Mỹ Trên con đường bôn ba ở nước ngoài, Hồ Chí Minh đã để tâm xem xét tình hình, nghiên cứu

lý luận và kinh nghiệm của nhiều cuộc cách mạng trên thế giới; đồng thời, Người tham gia lao động và đấu tranh trong hàng ngũ giai cấp công nhân và nhân dân lao động Qua những năm lăn lộn trong quần chúng, Người thấy rõ những cảnh bất công, tàn bạo của xã hội tư bản và vô cùng xúc động trước đời sống khổ cực của giai cấp công nhân, nhân dân lao động các nước không kể là da trắng, da vàng hay

da đen Người thấy rõ ở đâu chủ nghĩa tư bản cũng tàn ác và vô nhân đạo; ở đâu giai cấp công nhân và nhân dân lao động cũng bị áp bức, bóc lột rất dã man

Năm 1917, Hồ Chí Minh đã trở lại hoạt động ở Pháp Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp, một đảng tiến bộ chủ trương chống lại các chính sách áp bức bóc lột của thực dân Pháp ở các thuộc địa Tháng 6 năm đó, nhân dịp các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất họp Hội nghị Vécxây (Versailles)

ở Pháp, Hồ Chí Minh lúc đó với tên là Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt nhóm người

Việt Nam yêu nước tại Pháp, gửi tới Hội nghị Bản yêu sách của nhân dân An Nam

để tố cáo chính sách thực dân của Pháp và đòi Chính phủ Pháp phải thực hiện các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam Tuy nhiên, cũng

Trang 40

như yêu cầu độc lập của các đoàn đại biểu Ấn Độ, Trung Quốc, Triều Tiên, , Bản

yêu sách của nhân dân An Nam đã không được Hội nghị Vécxây chấp nhận nhưng

nó đã có tiếng vang rất lớn trong nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp, cũng như nhân dân các nước thuộc địa Qua đó, Người càng thấy rõ rằng những lời tuyên bố của bọn đế quốc về tự do, dân chủ và quyền tự quyết của các dân tộc, mà điển hình

là Chương trình 14 điểm của Tổng thống Uynxơn (Wilson), rốt cuộc chỉ là trò bịp

bợm Do đó, muốn được độc lập, tự do, các dân tộc bị áp bức phải trông cậy trước hết vào lực lượng của bản thân mình Với nhận thức mới đó, Nguyễn Ái Quốc đã dồn hết tâm sức vào các hoạt động trong Việt kiều yêu nước và giai cấp công nhân Pháp Cuối năm 1919, Người đã tham gia tích cực vào Uỷ ban Quốc tế III của Đảng

Xã hội Pháp; mục đích của Uỷ ban này là vận động đảng gia nhập Quốc tế Cộng sản và bảo vệ cách mạng Nga

Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những

luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, đăng trên báo

LHumanité (Nhân đạo) - cơ quan ngôn luận của Đảng Xã hội Pháp Được sự giúp

đỡ của các đồng chí cách mạng Pháp như M Cachin, P.V Couturier, Monmousseau, , Nguyễn Ái Quốc càng thấy rõ Quốc tế thứ ba và Luận cương của Lênin đã đáp ứng nguyện vọng tha thiết nhất của Người là độc lập cho Tổ quốc và

tự do cho đồng bào Và tựa như người đi đường đang khát mà có nước uống, đang đói mà có cơm ăn, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Lênin bằng những tình cảm xúc động, phấn khởi, tin tưởng Có thể nói rằng, sự gặp gỡ kỳ diệu về tư tưởng giữa một người cộng sản vĩ đại - người sáng lập Quốc tế thứ ba với một người dân bản xứ, thuộc địa có tư tưởng yêu nước và hoài bão giải phóng dân tộc như một cuộc hẹn lịch sử, phản ánh sự thống nhất giữa tính tất yếu và tính ngẫu nhiên của lịch sử, giữa điều kiện khách quan và nhận thức chủ quan của một trí tuệ mẫn tiệp, một tài năng đã từng trải, đã được thử thách, rèn luyện vững vàng trong thời điểm quyết định của lịch sử Luận cương của Lênin đã tạo ra một bước chuyển biến trong

tư tưởng chính trị của Nguyễn Ái Quốc Từ đây, Nguyễn Ái Quốc ra sức tìm kiếm sách báo của Lênin và Quốc tế Cộng sản để đọc Những việc làm đó đã có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành thế giới quan của Người, giúp Người nhìn rõ bạn, thù,

Ngày đăng: 09/11/2016, 16:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. A.A. Xôcôlốp, Quốc tế Cộng sản và Việt Nam (1999), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quốc tế Cộng sản và Việt Nam
Tác giả: A.A. Xôcôlốp, Quốc tế Cộng sản và Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 1999
2. Phạm Ngọc Anh (2000), “Sự khẳng định của Hồ Chí Minh về vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với Đảng Cộng sản Việt Nam”, Nghiên cứu lý luận (1), tr.11-13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự khẳng định của Hồ Chí Minh về vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với Đảng Cộng sản Việt Nam”," Nghiên cứu lý luận
Tác giả: Phạm Ngọc Anh
Năm: 2000
3. Đỗ Văn Ba (2000), “Giải phóng dân tộc bằng con đường cách mạng vô sản - sự lựa chọn đúng đắn của Hồ Chí Minh”, Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền (5), tr.6-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải phóng dân tộc bằng con đường cách mạng vô sản - sự lựa chọn đúng đắn của Hồ Chí Minh”, "Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền
Tác giả: Đỗ Văn Ba
Năm: 2000
5. Ban nghiên cứu Tạp chí Lịch sử Đảng Trung ƣơng (2002), Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tiểu sử và sự nghiệp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tiểu sử và sự nghiệp
Tác giả: Ban nghiên cứu Tạp chí Lịch sử Đảng Trung ƣơng
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2002
6. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2013), Tài liệu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh (dùng cho cán bộ chủ chốt và báo cáo viên), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh (dùng cho cán bộ chủ chốt và báo cáo viên)
Tác giả: Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2013
9. Hoàng Chí Bảo (2013), “Truyền thống và giá trị của Đảng nhìn từ mối quan hệ giữa Đảng với dân”, Tạp chí Lịch sử Đảng (1), tr.21-26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thống và giá trị của Đảng nhìn từ mối quan hệ giữa Đảng với dân”, "Tạp chí Lịch sử Đảng
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Năm: 2013
11. Nguyễn Khánh Bật (2000), “Tìm hiểu quan điểm cách mạng trước hết phải có Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lịch sử Đảng (2), tr.33-36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu quan điểm cách mạng trước hết phải có Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh”", Tạp chí Lịch sử Đảng
Tác giả: Nguyễn Khánh Bật
Năm: 2000
12. Đặng Thế Biểu (1999), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản: một số nhận thức sâu sắc”, Nghiên cứu lý luận (5), tr.3-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản: một số nhận thức sâu sắc”", Nghiên cứu lý luận
Tác giả: Đặng Thế Biểu
Năm: 1999
13. Nguyễn Dương Bình (1990), Chủ tịch Hồ Chí Minh và vấn đề dân tộc, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh và vấn đề dân tộc
Tác giả: Nguyễn Dương Bình
Nhà XB: Nxb. Khoa học xã hội
Năm: 1990
14. Nguyễn Đức Bình (2005), “Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh – người sáng lập và rèn luyện Đảng ta”, Lý luận chính trị (1), tr.4-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh – người sáng lập và rèn luyện Đảng ta”," Lý luận chính trị
Tác giả: Nguyễn Đức Bình
Năm: 2005
15. Nguyễn Đức Bình (2005), “Những tư tưởng sáng tạo của Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản (732), tr.3-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những tư tưởng sáng tạo của Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam”, "Tạp chí Cộng sản
Tác giả: Nguyễn Đức Bình
Năm: 2005
16. Phạm Bình (1991), “Góp thêm một số tƣ liệu về Hội nghị thành lập Đảng và hội nghị Trung ƣơng tháng 10-1930”, Tạp chí Cộng sản (6), tr.52-53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp thêm một số tƣ liệu về Hội nghị thành lập Đảng và hội nghị Trung ƣơng tháng 10-1930”," Tạp chí Cộng sản
Tác giả: Phạm Bình
Năm: 1991
17. Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam (1961), Ban Nghiên cứu Tạp chí Lịch sử Đảng Trương ương xuất bản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam
Tác giả: Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam
Năm: 1961
18. C. Mác và Ăng-ghen (1998), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C. Mác và Ăng-ghen
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia-Sự thật
Năm: 1998
19. C.Mác và Ăng-ghen (1993), Toàn tập, tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác và Ăng-ghen
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia-Sự thật
Năm: 1993
20. C.Mác và Ăng-ghen (1993), Toàn tập, tập 9, Nxb. Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác và Ăng-ghen
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia-Sự thật
Năm: 1993
21. C.Mác và Ăng-ghen (1994), Toàn tập, tập 16, Nxb. Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác và Ăng-ghen
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia-Sự thật
Năm: 1994
22. C.Mác và Ăng-ghen (1997), Toàn tập, tập 32, Nxb. Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác và Ăng-ghen
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia-Sự thật
Năm: 1997
23. C.Mác và Ăng-ghen (1998), Toàn tập, tập 35, Nxb. Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác và Ăng-ghen
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia-Sự thật
Năm: 1998
24. Các tổ chức tiền thân của Đảng (1977), Ban Nghiên cứu Tạp chí Lịch sử Đảng Trương ương xuất bản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các tổ chức tiền thân của Đảng
Tác giả: Các tổ chức tiền thân của Đảng
Năm: 1977

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w