Đánh giá hiện trạng giao thông vận tải, kinh tế xã hội của Huyện Phú Xuyên từ đó đưa ra các phương pháp, nội dung về quy hoạch để phát triển hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn huyện một cách đồng bộ với phát triển kinh tế xã hội.
Trang 1ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI
HUYỆN PHÚ XUYÊN ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
BAN QUẢN LÝ QUY HOẠCH
KT Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc
Đặng Thanh Hiếu
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 4
1 Lý do và sự cần thiết lập đề án 4
2 Căn cứ lập đề án 5
2.1 Các cơ sở pháp lý 5
2.2 Các quy chuẩn tiêu chuẩn 6
2.3 Các nguồn tài liệu, số liệu 7
3 Mục tiêu, nhiệm vụ lập đề án 7
3.1 Mục tiêu 7
3.2 Nhiệm vụ 8
4 Quy mô phạm vi nghiên cứu lập đề án 8
4.1 Về không gian 8
4.2 Về thời gian 8
4.3 Về đối tượng nghiên cứu 8
5 Phương pháp nghiên cứu lập đề án 8
5.1 Phương pháp thu thập tài liệu 9
5.2 Phương pháp phân tích tổng hợp 9
5.3 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa 9
5.4 Phương pháp kế thừa 9
5.5 Phương pháp xử lý số liệu 9
5.6 Phương pháp dự báo, chuyên gia 9
5.7 Phương pháp bản đồ 9
CHƯƠNG II KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN PHÚ XUYÊN 10
1 Vị trí địa lý và mối liên hệ vùng 10
2 Điều kiện tự nhiên 10
2.1 Địa hình 10
2.2 Khí hậu 10
2.3 Thủy văn 11
3 Điều kiện kinh tế - xã hội 12
3.1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 12
3.2 Các ngành kinh tế chính 12
3.3 Hiện trạng văn hóa - xã hội 13
4 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của TP Hà Nội ảnh hưởng đến Phú Xuyên 14
5 Đánh giá chung 15
5.1 Thuận lợi 15
5.2 Khó khăn 15
CHƯƠNG III HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG GIAO THÔNG VẬN TẢI HUYỆN PHÚ XUYÊN 16
1 Hiện trạng hệ thống giao thông đường bộ 16
1.1 Hệ thống đường Quốc lộ 16
1.2 Đường đê 17
1.3 Hệ thống đường Tỉnh 17
1.4 Hệ thống đường huyện quản lý 20
1.5 Hệ thống đường cấp xã quản lý 24
Trang 33 Hiện trạng hệ thống giao thông đường sắt 33
4 Hiện trạng phát triển phương tiện và vận tải 33
5 Đánh giá chung về hiện trạng giao thông 34
5.1 Về mật độ đường giao thông 34
5.2 Sự phân bố mạng lưới đường 34
5.3 Về cấp kỹ thuật 35
5.4 Về kết cấu mặt đường 35
5.5 Hệ thống cầu và các công trình giao thông 35
CHƯƠNG IV ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI HUYỆN PHÚ XUYÊN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 38
1 Định hướng phát triển giao thông của quốc gia và thành phố Hà Nội ảnh hưởng đến Phú Xuyên 38
2 Quan điểm và mục tiêu 38
2.1 Quan điểm 38
2.2 Mục tiêu 38
3 Định hướng phát triển mạng lưới giao thông đường bộ huyện Phú Xuyên 39
3.1 Tổ chức mạng lưới giao thông 39
3.2 Hệ thống đường Quốc lộ 40
3.3 Đường đê 41
3.4 Hệ thống đường Tỉnh 41
3.5 Hệ thống đường huyện 43
3.6 Hệ thống giao thông cấp xã 49
3.7 Đường phục vụ phát triển vật liệu xây dựng 65
4 Định hướng phát triển mạng lưới giao thông đường thủy nội địa 65
5 Định hướng phát triển mạng lưới giao thông đường sắt 66
6 Định hướng phát triển vận tải và phương tiện 66
7 Định hướng phát triển bến xe 67
8 Định hướng phát triển các cơ sở công nghiệp cơ khí giao thông 67
CHƯƠNG V PHÂN KỲ THỰC HIỆN VÀ NHU CẦU THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 68
1 Khái toán vốn đầu tư 68
2 Phân bổ nguồn vốn đầu tư 68
3 Nhu cầu sử dụng đất cho phát triển giao thông 68
CHƯƠNG VI TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 70
1 Các giải pháp thực hiện đề án 70
1.1 Các giải pháp, chính sách quản lý đề án 70
1.2 Các giải pháp về quản lý nhà nước chuyên ngành 70
1.3 Giải pháp về huy động các nguồn lực 70
1.4 Giải pháp về áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ 71
2 Phân công trách nhiệm 72
2.1 Phân cấp trong hoạt động quản lý đầu tư giao thông 72
2.2 Phân công trách nhiệm quản lý sửa chữa 72
CHƯƠNG VII KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73
1 Kết luận 73
2 Một số kiến nghị đề xuất 73
CHƯƠNG VIII PHỤ LỤC 74
1 Hiện trạng kinh tế - xã hội 74
2 Hệ thống giao thông 77
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Hiện trạng giao thông Quốc lộ và Tỉnh lộ 19
Bảng 2: Hiện trạng giao thông cấp huyện 23
Bảng 3: Bảng hiện trạng giao thông cấp xã 32
Bảng 5: Thống kê phương tiện vận tải 33
Bảng 4: Tổng hợp hệ thống giao thông đường bộ huyện Phú Xuyên 36
Bảng 6: Tổng hợp quy hoạch hệ thống giao thông cấp huyện giai đoạn 2015 - 2020 (Phần đường) 48
Bảng 7: Tổng hợp quy hoạch hệ thống giao thông cấp huyện giai đoạn 2021 - 2030 (Phần đường) 49
Bảng 8: Tổng hợp quy hoạch hệ thống giao thông cấp huyện (Phần cầu) 49
Bảng 9: Tổng hợp quy hoạch giao thông cấp xã giai đoạn 2015 - 2020 64
Bảng 10: Tổng hợp quy hoạch giao thông cấp xã giai đoạn 2021 - 2030 65
DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất huyện Phú Xuyên giai đoạn 2000 - 2010 74
Phụ lục 2: Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế (theo giá trị tăng thêm) huyện Phú Xuyên giai đoạn 2000 - 2010 74
Phụ lục 3: Hiện trạng dân số huyện Phú Xuyên giai đoạn 2000 - 2012 75
Phụ lục 4: Hiện trạng lao động huyện Phú Xuyên giai đoạn 2000 - 2010 75
Phụ lục 5: Hiện trạng cơ sở giáo dục huyện Phú Xuyên giai đoạn 2010 - 2012 76
Phụ lục 6: Hiện trạng các chỉ tiêu giáo dục năm 2012 76
Phụ lục 7: Hiện trạng cơ sở y tế huyện Phú Xuyên giai đoạn 2010 - 2012 76
Phụ lục 8: Hiện trạng hệ thống giao thông đường bộ huyện Phú Xuyên 77
Phụ lục 9: Định hướng phát triển giao thông cấp huyện 102
Phụ lục 10: Định hướng phát triển giao thông cấp xã 103
Phụ lục 11: Nhu cầu đất cho mở rộng giao thông và xây dựng bến xe 133
Phụ lục 12: Khái toán kinh phí đầu tư hệ thống giao thông huyện Phú Xuyên giai đoạn 2015 - 2030 134
Trang 5CHƯƠNG I MỞ ĐẦU
1 Lý do và sự cần thiết lập đề án
Giao thông vận tải giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương Ngành giao thông vận tải đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu của nhân dân và vận chuyển hàng hóa trong quá trình lưu thông, đáp ứng nhu cầu về đời sống vật chất - tinh thần của nhân dân, đặc biệt hệ thống giao thông được ví như bộ khung hay hệ thống huyết mạch của cơ thể con người
Huyện Phú Xuyên nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô khoảng 40km Huyện có vị trí thuận lợi cho việc giao lưu thương mại, phát triển kinh
tế với các tuyến giao thông quan trọng chạy qua: Tuyến Quốc lộ 1A và tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ là hai tuyến giao thông huyết mạch nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh vùng Đồng bằng Bắc Bộ như Nam Định, Ninh Bình… Bên cạnh đó, trên địa bàn Phú Xuyên còn có tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội Mặt khác, Phú Xuyên có hai con sông chảy qua là sông Hồng ở phía đông và sông Nhuệ ở phía Tây đặc biệt là sông Hồng có khả năng phát triển hệ thống các cảng sông nội địa để phát triển vận tải đường sông
Theo định hướng quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 một phần huyện Phú Xuyên trở thành chuỗi đô thị vệ tinh quan trọng kết nối với đô thị trung tâm và là đô thị vệ tinh cửa ngõ phía Nam của Thủ
đô, đầu mối của các hành lang giao thông cấp quốc gia như: Đường Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam, đường sắt và đường bộ cao tốc Bắc Nam, tuyến giao thông kết nối vùng Tây Bắc (Hải Phòng - Đỗ Xá - Quan Sơn - Hòa Bình) và hệ thống đường thủy sông Hồng
Trong những năm qua, với điều kiện thuận lợi, Phú Xuyên là một trong những huyện có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, nhiều dự án công nghiệp được triển khai đầu tư, hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp ngày càng phát triển với quy mô sản xuất mở rộng và chất lượng sản phẩm được nâng cao… Sự tăng trưởng kinh tế, tốc độ
đô thị hóa và dân số tăng nhanh, đã tăng sức ép lớn đến cơ sở hạ tầng đặc biệt là hạ tầng giao thông vận tải
Hệ thống giao thông Phú Xuyên tuy có những bước phát triển nhưng chưa phù hợp, còn tồn tại những hạn chế, đặc biệt sự chia cắt do sự phát triển thiếu đồng bộ giữa đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, Cầu Giẽ - Ninh Bình với hệ thống đường cấp huyện và giao thông nông thôn…
Trong thời gian qua, hệ thống giao thông huyện Phú Xuyên đã được đề cập đến trong một số quy hoạch: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch giao thông vận tải thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Xuyên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Quy hoạch chung xây dựng huyện Phú Xuyên đến năm 2030 tỉ lệ 1/10.000, song chưa giải quyết được vấn đề chia cắt do đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình tạo ra và sự phát triển thiếu đồng bộ giữa hệ thống giao thông cấp quốc gia, thành phố với hệ thống giao
Trang 6thông cấp huyện và giao thông nông thôn đồng thời chưa đáp ứng được việc lập các dự
án đầu tư hệ thống giao thông huyện Phú Xuyên Thực hiện Nghị quyết đại hội đảng
bộ các cấp, đặc biệt và nghị quyết của Đảng bộ huyện và để cụ thể hóa các định hướng phát triển giao thông trên địa bàn huyện Phú Xuyên của các quy hoạch nêu trên, một
yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải lập Đề án phát triển giao thông vận tải huyện Phú Xuyên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- Luật Đê điều được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006;
- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP, ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Nghị định số 100/2013/NĐ-CP, ngày 03/9/2013 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP, ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Nghị định số 10/2013/NĐ-CP, ngày 11/01/2013 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Nghị định số 21/2005/NĐ-CP, ngày 01/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa;
- Nghị định số 109/2006/NĐ-CP, ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt;
- Nghị định số 03/2012/NĐ-CP, ngày 19/01/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 109/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đường sắt;
- Nghị định số 113/2007/NĐ-CP, ngày 28/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đê điều;
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Trang 7hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
- Quyết định số 3770/QĐ-UBND ngày 23/8/2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Xuyên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 1881/QĐ-UBND ngày 16/10/2007 của UBND tỉnh Hà Tây về việc phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Hà Tây đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
- Văn bản số 387/UBND ngày 29/3/2011 của UBND huyện Phú Xuyên quy định bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông các tuyến đường trên địa bàn huyện;
- Văn bản số 334/UBND ngày 06/4/2012 của UBND huyện Phú Xuyên quy định mặt cắt ngang các tuyến giao thông nông thôn trên địa bàn huyện;
- Quyết định số 4577a/QĐ-UBND ngày 16/8/2013 của UBND huyện Phú Xuyên về việc phê duyệt đề cương và dự toán Đề án phát triển giao thông vận tải huyện Phú Xuyên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
- Các văn bản pháp lý khác liên quan
2.2 Các quy chuẩn tiêu chuẩn
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD ban hành theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2010/BXD về các công trình hạ tầng
kỹ thuật đô thị;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kết cấu hạ tầng giao thông, công cụ hỗ trợ và chính sách ưu tiên người khuyết tật tham gia giao thông công cộng được Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn thực hiện tại Thông tư số 39/2012/TT-BGTVT, ngày 24/9/2012;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trạm dừng nghỉ đường bộ - QCVN 43:2012/BGTVT ban hành theo Thông tư 48/2012/TT-BGTVT, ngày 15/11/1012 của
Bộ Giao thông Vận tải ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trạm dừng nghỉ đường bộ;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bến xe khách - QCVN 45:2012/BGTVT ban hành theo Thông tư 49/2012/TT-BGTVT, ngày 12/12/2012 của Bộ Giao thông Vận tải ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe khách;
- TCVN 4054:2005 Tiêu chuẩn Việt Nam về đường ô tô - yêu cầu thiết kế;
- TCXDVN 104:2007 Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam về đường đô thị - yêu cầu thiết kế
Trang 82.3 Các nguồn tài liệu, số liệu
- Quy hoạch giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 162/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ;
- Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 06/2002/QĐ-TTg ngày 07/1/2002 của Thủ tướng Chính phủ;
- Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 1071/QĐ-BGTVT ngày 24/4/2013 của Bộ Giao thông Vận tải;
- Quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 490/QĐ-TTg, ngày 05/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ;
- Quy hoạch chung xây Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm
2050 được phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ;
- Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải thủ đô Hà Nội đến năm
2020 được phê duyệt tại Quyết định số 90/2008/QĐ-TTg, ngày 09/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ;
- Dự thảo Quy hoạch giao thông vận tải thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (đã được HĐND thành phố Hà Nội thông qua tại kỳ họp thứ 5 khóa XIV tại Nghị quyết số 15/2012/NQ-HĐND ngày 13/7/2012);
- Quy hoạch thoát nước thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 725/QĐ-TTg ngày 10/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ;
- Quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 2691/QĐ-UBND ngày 18/4/2013 của UBND thành phố Hà Nội;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Xuyên đến năm
2020, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 3770/QĐ-UBND ngày 23/8/2012 của UBND thành phố Hà Nội;
- Dự thảo Quy hoạch chung xây dựng huyện Phú Xuyên đến năm 2030;
- Dự thảo Quy hoạch chung đô thị vệ tinh Phú Xuyên đến năm 2030;
- Các quy hoạch chuyên ngành và tài liệu khác liên quan
3 Mục tiêu, nhiệm vụ lập đề án
3.1 Mục tiêu
- Xây dựng các định hướng phát triển giao thông vận tải huyện Phú Xuyên
Trang 9kinh tế - xã hội trong thời kỳ tới;
- Nâng cao chất lượng vận tải hành khách, hàng hóa của ngành giao thông vận tải huyện Phú Xuyên;
- Làm căn cứ pháp lý để triển khai các dự án đầu tư hệ thống giao thông huyện Phú Xuyên
3.2 Nhiệm vụ
- Nghiên cứu đánh giá hiện trạng giao thông vận tải huyện Phú Xuyên làm cơ
sở xây dựng các định hướng phát triển;
- Nghiên cứu xác định nhu cầu của phát triển kinh tế - xã hội của Phú Xuyên
có liên quan đến quá trình phát triển giao thông vận tải;
- Luận chứng các phương án phát triển giao thông vận tải huyện Phú Xuyên;
- Định hướng phát triển mạng lưới giao thông vận tải huyện Phú Xuyên;
- Xây dựng định hướng đầu tư phát triển, dự báo nhu cầu vốn và xác định nguồn vốn đầu tư; các giải pháp thực hiện đề án
4 Quy mô phạm vi nghiên cứu lập đề án
- Quy hoạch đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
4.3 Về đối tượng nghiên cứu
Bao gồm các yếu tố liên quan đến hoạt động giao thông vận tải của huyện Phú Xuyên:
- Hệ thống giao thông đường bộ - đường thủy - đường sắt;
- Hạ tầng kỹ thuật giao thông;
- Hoạt động vận tải trên địa bàn huyện;
- Các yếu tố liên quan khác
5 Phương pháp nghiên cứu lập đề án
Đề án phát triển giao thông vận tải huyện Phú Xuyên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được xây dựng dựa trên việc sử dụng tổng hợp các phương pháp sau:
Trang 105.1 Phương pháp thu thập tài liệu
Được sử dụng để lựa chọn những tài liệu, số liệu, những thông tin có liên quan đến nội dung và đối tượng nghiên cứu trong đề án Phương pháp này là tiền đề giúp cho việc phân tích, đánh giá tổng hợp các nội dung và đối tượng nghiên cứu một cách khách quan và chính xác
5.2 Phương pháp phân tích tổng hợp
Được sử dụng trong suốt quá trình phân tích, đánh giá toàn diện các nội dung, các đối tượng nghiên cứu trong đề án như: Các điều kiện tự nhiên; bối cảnh kinh tế -
xã hội; hiện trạng hệ thống giao thông,
5.3 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Được thực hiện nhằm điều tra bổ sung hoặc kiểm tra lại những thông tin quan trọng cần thiết cho quá trình phân tích, đánh giá và xử lý các tài liệu và số liệu Thông qua phương pháp này cho phép xác định cụ thể hơn về vị trí, quy mô cũng như tầm quan trọng của các đối tượng nghiên cứu; đồng thời còn cho phép xác định khả năng tiếp cận đối tượng
5.4 Phương pháp kế thừa
Kế thừa các tài liệu cơ bản như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội,…của địa phương cùng các tài liệu liên quan về vấn đề nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước phục vụ cho đề án
5.5 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu điều tra, thu thập được phân tích xử lý bằng phần mền excel và các phần mềm khác
5.6 Phương pháp dự báo, chuyên gia
Được áp dụng để nghiên cứu một cách toàn diện các yếu tố khách quan và chủ quan; những thuận lợi và khó khăn thách thức có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển giao thông Trên cơ sở đó đưa ra phương án quy hoạch một cách bền vững; nghiên cứu
đề xuất các giái pháp tổ chức thực hiện đề án
5.7 Phương pháp bản đồ
Các kết quả, nội dung phân tích, nghiên cứu, đánh giá, tổng hợp… được phương pháp bản đồ thể hiện một cách trực quan các nội dung nghiên cứu như: Vị trí và mối liên hệ vùng; Hiện trạng hệ thống giao thông; Các định hướng phát triển hệ thống giao thông…
Trang 11CHƯƠNG II KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH
TẾ - XÃ HỘI HUYỆN PHÚ XUYÊN
1 Vị trí địa lý và mối liên hệ vùng
Phú Xuyên là một huyện đồng bằng nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội Ranh giới được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Thường Tín;
- Phía Nam giáp huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam;
- Phía Đông giáp sông Hồng và huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên;
- Phía Tây giáp huyện Ứng Hòa, Hà Nội
Diện tích tự nhiên của huyện 17.110,46 ha1 với 26 xã và 2 thị trấn, dân số toàn huyện năm 2012 là 184.856 người
Phú Xuyên ở vị trí cửa ngõ phía Nam thủ đô, có các tuyến giao thông chạy qua: Quốc lộ 1A, đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình là những tuyến giao thông huyết mạch nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh vùng Đồng bằng Bắc Bộ như Nam Định, Ninh Bình… Bên cạnh đó, trên địa bàn Phú Xuyên còn có tuyến đường sắt Bắc
- Nam chạy qua là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội Mặt khác, Phú Xuyên nằm giữa hai con sông là sông Hồng ở phía đông và sông Nhuệ ở phía Tây đặc biệt là sông Hồng có khả năng phát triển hệ thống các cảng sông nội địa để phát triển vận tải đường sông Với vị trí như vậy, Phú Xuyên có điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu thương mại, phát triển kinh tế
2 Điều kiện tự nhiên
2.1 Địa hình
Phú Xuyên có địa hình tương đối bằng phẳng, cao hơn mực nước biển từ 1,5 - 6,0 m Địa hình có hướng dốc dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam Theo đặc điểm địa hình, lãnh thổ huyện có thể chia thành hai vùng sau:
- Vùng phía Đông đường 1A gồm 13 xã, thị trấn: Thị trấn Phú Minh, Văn Nhân, Thụy Phú, Nam Phong, Nam Triều, Hồng Thái, Khai Thái, Phúc Tiến, Quang Lãng, Minh Tân, Bạch Hạ, Tri Thủy, Đại Xuyên Đây là những xã có địa hình cao hơn mực nước biển khoảng 4m
- Vùng phía Tây đường 1A gồm 15 xã, thị trấn: Phượng Dực, Đại Thắng, Văn Hoàng, Hồng Minh, Phú Túc, Chuyên Mỹ, Tri Trung, Hoàng Long, Quang Trung, Sơn Hà, Tân Dân, Vân Từ, Thị trấn Phú Xuyên, Phú Yên, Châu Can với địa hình thấp trũng và không có phù sa bồi đắp hàng năm, đất đai có độ chua cao
2.2 Khí hậu
Huyện Phú Xuyên nằm trong vùng khí hậu đồng bằng Bắc Bộ, mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều Khí hậu được chia thành hai mùa
1 Theo Niên giám thống kê huyện Phú Xuyên
Trang 12rõ rệt: mùa nóng đồng thời là mùa mưa, mùa lạnh cũng là mùa khô
Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, hướng gió chủ yếu
là Đông Bắc, thời tiết lạnh và khô, tháng 1 là tháng lạnh nhất có nhiệt độ trung bình là
160C Lượng mưa tháng 1 cũng thấp nhất khoảng 18 mm Số mùa nắng trong các tháng mùa khô có xu hướng giả Đồng thời đới gió mùa Đông Bắc có dải hội tụ nhiệt đới và xoáy nhiệt đới thường gây ra áp thấp nhiệt đới
Mùa nóng, ẩm thường có mưa nhiều, bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, hướng gió chủ yếu là Đông Nam mang theo hơi nước mát, nhưng cũng có khi là giông bão với sức gió có thể đạt 128 - 144 km/h Lượng mưa được tập trung từ tháng 6 đến tháng 9 (có năm bão xuất hiện từ tháng 5, tháng 6), hàng năm thường có 1 đến 3 cơn bão làm ảnh hưởng đến khí hậu, thời tiết trong vùng Bão đến thường kèm theo mưa lớn gây úng lụt cho các khu vực thấp trũng
Nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình của không khí: 23,00C
- Nhiệt độ cao nhất trung bình năm: 28,70C
- Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm: 16,60C
- Nhiệt độ cao nhất: 390C
- Nhiệt độ thấp nhất: 50C
Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm: 1464 giờ
Gió:
- Mùa hè: Tốc độ gió trung bình 2,2 m/s Hướng gió chủ đạo: Đông Nam
- Mùa đông: Tốc độ gió trung bình 2,8 m/s Hướng gió chủ đạo: Đông Bắc Điều kiện khí hậu tạo thuận lợi phát triển một nền nông nghiệp đa dạng với nhiều loại vật nuôi, cây trồng có nguồn gốc tự nhiên từ nhiều miền địa lý khác nhau
Yếu tố hạn chế là có mùa khô, các cây trồng thường thiếu nước, phải thực hiện chế độ canh tác phòng chống hạn, vào mùa mưa thường bị mưa, bão, gây úng nội đồng
2.3 Thủy văn
Chảy qua địa phận của huyện có 3 con sông lớn:
- Sông Hồng: 17 km chạy dọc ranh giới giữa huyện Phú Xuyên với huyện Khoái Châu - tỉnh Hưng Yên theo hướng Bắc - Nam ở phía đông của huyện, đây là con sông lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ thủy văn của huyện
- Sông Nhuệ: 17 km chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua các xã ở phía Tây của huyện, phục vụ trực tiếp cho việc tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là tưới tự chảy
Trang 13Đại Xuyên và cuối cùng là xã Phúc Tiến
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các con sông nhỏ khác chảy qua như: sông Duy Tiên 13 km, sông Vân Đình 5 km, sông Hữu Bành 2 km, sông Bìm, sông Hậu Bành, hệ thống máng 7 và các hồ, ao, đầm nằm rải rác trong và ngoài khu dân cư có tác dụng điều tiết chế độ thủy văn
3 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất (theo giá cố định 1994) của huyện Phú Xuyên giai đoạn 2000 - 2010 đạt 11,07% Trong đó:
- Giai đoạn 2000 - 2005 tăng bình quân 12,62%/năm;
- Giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân 9,54%/năm Trong đó, Thương mại - Dịch vụ đạt 13,36%/năm; Công nghiệp - Xây dựng đạt 12,67%/năm; Nông nghiệp - Thủy sản đạt 1,63%/năm
Cơ cấu giá trị sản xuất chuyển dịch theo hướng tích cực, theo hướng tăng tỷ trọng các ngành Công nghiệp - Xây dựng và Thương mại - Dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành Nông nghiệp - Thủy sản Cơ cấu ngành Công nghiệp - Xây dựng tăng từ 52,4% năm 2005 lên 55,6% năm 2010; cơ cấu ngành Thương mại - Dịch vụ tăng từ 19,6% năm 2005 lên 21,4% năm 2010; cơ cấu ngành Nông nghiệp - Thủy sản giảm từ 28% năm 2005 xuống còn 23% năm 2010 Cơ cấu theo các khối ngành kinh tế được chuyển dịch từ năm 2005 - 2010 như sau:
- Năm 2005: Nông nghiệp - Thủy sản (28,0%) - Công nghiệp - Xây dựng (52,4%) - Thương mại - Dịch vụ (19,6%)
- Năm 2010: Nông nghiệp - Thủy sản (23,0%) - Công nghiệp - Xây dựng (55,6%) - Thương mại - Dịch vụ (21,4%)
Thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành giai đoạn 2000 - 2010 tăng bình quân 16,95%/năm, đến năm 2010 đạt 15,03 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 4,79 lần so với năm 2000 (năm 2000 mới đạt 3,14 triệu đồng/người/năm)
3.2 Các ngành kinh tế chính
3.2.1 Công nghiệp - Xây dựng
Giá trị sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và Xây dựng (theo giá cố định 1994) năm 2010 đạt 1.211,9 tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn
2000 - 2010 là 15,70%/năm
Hoạt động sản xuất công nghiệp, TTCN của Phú Xuyên đang phát triển mạnh Đến năm 2013 toàn huyện có 124 làng có nghề, trong đó có 392 làng nghề truyền thống đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận như: Khảm trai ở Chuyên Mỹ; thêu rèn ở Sơn Hà, Dân Chủ (Phúc Tiến), Nam Tiến; nghề đóng giầy ở Phú Yên; dệt lụa ở Quang Trung, mây tre đan ở Phú Túc,…
2 Theo Quy hoạch chung xây dựng huyện Phú Xuyên đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000
Trang 143.2.2 Thương mại - Dịch vụ
Giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ (theo giá cố định 1994) năm 2010 đạt 483
tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000 - 2010 là 12,53%/năm Thành phần tham gia hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện chủ yếu là các hộ kinh doanh thương mại - dịch vụ cá thể
Hoạt động kinh doanh thương mại có bước phát triển và mở rộng ở các khu vực thị trấn và nông thôn Sức mua ngày càng tăng, nhất là đối với nhóm nông sản và thực phẩm Trên địa bàn huyện hiện có 17 chợ phiên tại 16 xã, thị trấn (Hoàng Long, Hồng Minh, Phúc Tiến, thị trấn Phú Xuyên (2 chợ), Phú Túc, Minh Tân, Châu Can, Chuyên
Mỹ, Khai Thái, Tân Dân, Văn Nhân, Phú Yên, thị trấn Phú Minh, Bạch Hạ, Quang Lãng, Tri Thủy), còn 12 xã chưa có chợ phiên đang tồn tại chợ tạm, chợ cóc, chợ tự phát
3.2.3 Nông nghiệp
Giá trị sản xuất Nông nghiệp - Thủy sản (theo giá cố định 1994) năm 2010 đạt 517,5 tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000 - 2010 đạt 4,17%/năm Các phân ngành chính:
- Trồng trọt: Cơ cấu cây trồng chủ yếu là lúa, ngô, lạc, đậu tương, khoai lang, rau các loại
- Chăn nuôi: Cơ cấu vật nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn, gia cầm, thủy cầm được duy trì và tăng về số lượng, đặc biệt việc sản xuất con giống gia cầm ở các xã Phú Yên, Đại Xuyên,…
- Thủy sản: Một số mô hình chăn nuôi thủy sản cho năng suất, giá trị kinh tế cao như: nuôi cá rô đồng, ba ba gai, cá trắm ốc, cá lóc bông, cá sấu,…
3.3 Hiện trạng văn hóa - xã hội
3.3.1 Dân số, lao động
3.3.1.1 Dân số
Dân số trung bình năm 2012 là 184.856 người3, trong đó dân số đô thị là 14.911 người chiếm 8,07% tổng dân số, vùng nông thôn là 169.945 người chiếm 91,93% tổng dân số, mật độ dân số trung bình là 1.080 người/km2
Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên có xu hướng giảm xuống do công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được toàn dân hưởng ứng, năm 2000 là 1,07% thì đến năm 2010 giảm xuống còn 1,02%
3.3.1.2 Lao động
Tổng số lao động toàn huyện năm 2010 là 98.620 người Trong đó:
- Lao động nông nghiệp là 40.679 người, chiếm 41,3% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế;
Trang 15- Lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng là 34.630 người, chiếm 35,1% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế;
- Lao động làm thương nghiệp dịch vụ là 23.311 người, chiếm 23,6% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế
3.3.2 Giáo dục đào tạo
Hiện tại trên địa bàn huyện có 5 trường THPT, 29 trường THCS, 29 trường Tiểu học, 30 trường Mầm non; 100% các trường được xây dựng kiên cố Công tác xã hội hóa giáo dục và chất lượng giảng dạy được quan tâm và nâng cao Tỷ lệ học sinh giỏi
và đỗ tốt nghiệp tăng theo từng năm Tỷ lệ học sinh lên lớp trung bình hàng năm đạt 97,2% - 99,6%, học sinh thi đỗ tốt nghiệp phổ thông hàng năm tăng 9,2%, học sinh thi
đỗ vào các trường cao đẳng, đại học tăng bình quân 7 - 10%/năm
Cơ sở vật chất hệ thống trường học ngày càng được chăm lo hướng tới hoàn thiện, đầy đủ Huyện đã xây dựng được hệ thống giáo dục tương đối hoàn chỉnh có đầy
đủ các cấp học từ mẫu giáo đến trung học phổ thông
Đội ngũ giáo viên được phát triển cả về số lượng và chất lượng Phần lớn giáo viên có phẩm chất chính trị tốt, có đủ năng lực giảng dạy, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục; đội ngũ giáo viên đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 88,7%
3.3.3 Công tác y tế
Huyện có 01 Bệnh viện đa khoa huyện với quy mô 150 giường bệnh, 01 Trung tâm Y tế, 01 phòng khám đa khoa khu vực, 01 Trung tâm Dân số Kế hoạch hóa gia đình và 28 Trạm Y tế tại 28 xã/thị trấn
Ngành y tế đã tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu
về y tế, trang thiết bị được đầu tư bổ sung cho các tuyến từ xã đến huyện Thực hiện có hiệu quả công tác dân số - gia đình - trẻ em Thực hiện tốt các chương trình y tế Quốc gia: tiêm chủng mở rộng, dân số, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, phòng chống HIV/AIDS… không để dịch bệnh xảy ra, tăng cường kiểm tra đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm Y đức của đội ngũ thầy thuốc được nâng cao
Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực Ngành y tế đã kết hợp một cách có hiệu quả với các ngành, hội, các tổ chức thực hiện tốt 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu, mạng lưới y tế thôn hoạt động có hiệu quả Cơ sở vật chất trang thiết bị được tăng cường ở Trung tâm y tế và các trạm y tế
xã, thị trấn, đáp ứng yêu cầu bảo vệ sức khỏe cho nhân dân
Huyện đã thường xuyên tổ chức các Đoàn kiểm tra các hộ sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm, đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra các ngộ độc, các dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn
4 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của TP Hà Nội ảnh hưởng đến Phú
Xuyên
Theo định hướng quy hoạch đô thị, khu công nghiệp của Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội, trên địa bàn huyện Phú Xuyên sẽ có các khu công nghiệp, đô thị sau:
Trang 16- Đô thị Phú Xuyên - Phú Minh: Đô thị công nghiệp, đầu mối giao thông vùng Quy mô dân số tối đa của đô thị đến năm 2030 khoảng 0,15 - 0,16 triệu người4, diện tích xây dựng đô thị tối đa 24 - 25 km2
- Khu Công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (Đại Xuyên): Giai đoạn 1 diện tích: 72,16 ha (gồm 03 thôn: Kiều Đông, Kiều Đoài, Cổ Trai); tổng vốn đầu tư 241,8 tỷ đồng; Giai đoạn 2 diện tích gần 500 ha
- Cụm Công nghiệp Phú Xuyên: Tổng diện tích 204 ha (gồm 04 xã: Thị trấn Phú Xuyên: 68 ha; Xã Nam Phong: 18 ha; Xã Phúc Tiến: 63 ha; xã Nam Triều: 55 ha); tổng vốn đầu tư 855 tỷ đồng
5 Đánh giá chung
5.1 Thuận lợi
- Là cửa ngõ phía Nam của Thủ đô, đầu mối của các hành lang giao thông cấp quốc gia như: đường 1A, đường sắt Bắc-Nam, đường sắt và đường bộ cao tốc Bắc Nam, tuyến giao thông kết nối vùng Tây Bắc (Hải Phòng - Đỗ Xá - Quan Sơn - Hòa Bình) và hệ thống đường thủy sông Hồng, là điều kiện đặc biệt thuận lợi về vị trí địa
- Nguồn nhân lực có số lượng lớn, chi phí nhân công thấp là một trong những điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư
Trang 17CHƯƠNG III HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG GIAO THÔNG
VẬN TẢI HUYỆN PHÚ XUYÊN
1 Hiện trạng hệ thống giao thông đường bộ
- Phần cầu: Có 01 cầu/32m Cầu Giẽ tại km 213 +200, dài 32,0m, rộng 5,0m, kết cấu BTCT, tải trọng H<10, tình trạng kỹ thuật tốt
- Đánh giá:
+ Đường đạt tiêu chuẩn đường cấp II đồng bằng, chất lượng đường tốt
+ Hệ thống an toàn giao thông như biển báo, cọc tiêu được đầu tư xây dựng đầy đủ Nhìn chung trên toàn tuyến hành lang an toàn giao thông được đảm bảo, không có dấu hiệu vi phạm hành lang an toàn giao thông
1.1.2 Đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình
- Phần đường: Tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình đi quan địa phận huyện Phú Xuyên có chiều dài 12,70km và chia làm 02 đoạn: Đoạn 1 (Pháp Vân - Cầu Giẽ): Từ km205+600 đến km213+300 dài 8,00km; Đoạn 2 (Cầu Giẽ - Ninh Bình): Từ km210 đến km214+700 dài 4,70km; Mặt đường rộng 21,0m; nền đường rộng trung bình 22,0m; kết cấu đường bê tông nhựa Asphan
- Phần cầu: Có 02 cầu/380,42m
+ Cầu Giẽ vượt đường sắt, lý trình km212+614 có chiều dài 293,32m, rộng 21,0m kết cấu BTCT, tải trọng H30 - XB80, tình trạng kỹ thuật cầu tốt + Cầu Giẽ vượt sông lý trình km213+240 có chiều dài 87,1m, rộng 21,0m; kết cấu BTCT, tải trọng H30 - XB80, tình trạng kỹ thuật cầu tốt
- Hầm chui dân sinh: Trên tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình đoạn qua huyện Phú Xuyên có 12 hầm chui dân sinh bảo đảm việc đi lại liên kết hai bên tuyến cao tốc Tuy nhiên hầm chui dân sinh bề rộng còn nhỏ (rộng từ 3 - 4m, có hầm rộng 2,5m - 3m, cao 3,2m) chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại của xe thô sơ, xe ô tô nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển trong tương lai Do đó, cầu đầu tư xây dựng cầu vượt qua đường cao tốc để đáp ứng nhu cầu phát triển và phá vỡ thế chia cắt giữa phía Đông và Tây huyện Phú Xuyên
- Đường dân sinh hai bên đường cao tốc không liền mạch, mặt cắt nhỏ từ 1 - 1,5m, kết cấu chủ yếu là đường đất, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân
Trang 18Do đó, trong tương lai cần đầu tư đường gom hai bên đường cao tốc
- Nút giao thông: Toàn huyện có 2 nút giao thông quan trọng là Cầu Giẽ và Đại Xuyên Đây là những nút giao nhằm liên kết giữa giao thông trên Quốc lộ 1A và cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình
- Đánh giá:
+ Đường đạt tiêu chuẩn đường cấp II đồng bằng, chất lượng đường tốt
+ Hệ thống an toàn giao thông trên tuyến như biển báo cọc tiêu được đầu tư xây dựng đầy đủ Trên toàn tuyến không có dấu hiệu vi phạm hành lang an toàn giao thông
1.2 Đường đê
Có 2 tuyến đường đê chạy qua huyện (đê sông Hồng và đê sông Nhuệ) với tổng chiều dài 51,4km
1 Đường đê sông Hồng
Đây là tuyến đê của sông Hồng (đê cấp I) chạy qua phía Đông của huyện Phú Xuyên, chiều dài qua huyện là 16,6km, bề rộng mặt từ 3 - 6m, bề mặt tuyến đê đã được bê tông hóa cho xe cơ giới hoạt động được Tuy nhiên hiện nay chất lượng đã bị xuống cấp, nhiều người dân còn lấn chiếm mặt đê và thân đê gây mất an toàn đê điều trong mùa mưa lũ
2 Đường đê sông Nhuệ
Đây là tuyến đê của sông Nhuệ (đê cấp IV) chạy qua phía Tây của huyện Phú Xuyên, tổng chiều dài tuyến qua huyện là 34,8km (2 bên), bề mặt rộng từ 3 - 6m, kết cấu phần lớn là đá cấp phối
1.3 Hệ thống đường Tỉnh
Giao thông đường Tỉnh qua địa bàn huyện Phú Xuyên có 04 tuyến (Đường Tỉnh 1A, Đường Tỉnh 429, Đường Tỉnh 428A và Đường Tỉnh 428B) với tổng chiều dài 35,50km:
1.3.1 Đường 1A
Đường 1A chính là tuyến đường Quốc lộ 1A cũ đã được giao cho thành phố Hà Nội quản lý và đổi thành đường Tỉnh 1A, đoạn đi qua Phú Xuyên có lý trình từ km 206+030 đến km213+400
- Phần đường: Tuyến đường 1A đi quan địa phận huyện Phú Xuyên có chiều dài 7,20km đi qua địa bàn các xã Nam Phong, Phúc Tiến, xã Đại Xuyên và thị trấn Phú Xuyên; mặt đường rộng 8,0m; nền đường rộng 12,0m; kết cấu mặt đường bê tông nhựa Asphan
- Phần cầu: Đoạn đường 1A qua huyện Phú Xuyên có 02 cầu/22,20m
+ Cầu Phú Xuyên tại km 208 + 500, dài 10,2m, rộng 9,36m, kết cấu BTCT, tải trọng H30, tình trạng kỹ thuật bình thường
Trang 19trọng H20, tình trạng kỹ thuật xuống cấp
- Đánh giá:
+ Đường đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, chất lượng đường tốt
+ Hệ thống các công trình đảm bảo an toàn giao thông như biển báo, cọc tiêu được đầu tư xây dựng đầy đủ
+ Nhìn trung trên toàn tuyến không có dấu hiệu vi phạm hành lang an toàn giao thông Tuy nhiên điểm giao cắt với tuyến đường Guột - Vân Từ bị khuất tầm nhìn ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông
+ Đoạn 2: Từ xã Phượng Dực đến hết xã Phú Túc dài 8,4km
+ Mặt đường rộng 7,0m; nền đường rộng 9,0m; kết cấu mặt đường bê tông nhựa Asphan
- Phần Cầu: Trên tuyến tỉnh 429 có 01 cầu/53,0m: Cầu Cống điều tiết Đồng Quan có chiều dài 53,0m; rộng 12,0m; kết cấu BTCT; tải trọng H30; tình trạng kỹ thuật tốt
- Phần Cầu: Trên tuyến có 03 cầu/70m
Trang 20+ Cầu Cống Thần: dài 60,0m, rộng 5,5m; kết cấu BTCT; tải trọng H13, tình trạng kỹ thuật cầu tốt
+ Cầu Phúc Tiến dài 10m, rộng 5,5m; kết cấu BTCT; tải trọng H13, tình trạng
1.3.4 Đường Tỉnh 428B (đường 77 cũ)
- Phần đường: Tuyến đường Tỉnh 428B qua địa phận huyện Phú Xuyên điểm đầu nối với đường Tỉnh 428A tại Chợ Bái xã Minh Tân và Tri Thủy và điểm cuối nối với Quốc lộ 38 tại cầu chợ Lương huyện Duy Tiên với chiều dài 6,3km; mặt đường rộng 5,5m; nền đường rộng 7,5m; kết cấu đường bê tông nhựa Asphan
- Đánh giá:
+ Đường đạt tiêu chuẩn cấp V đồng bằng, chất lượng đường tốt
+ Hệ thống các công trình đảm bảo an toàn giao thông như biển báo, cọc tiêu chưa được đầu tư đầy đủ
+ Đoạn qua khu vực Chợ Bái tập trung dân cư buôn bán đông ảnh gây hưởng đến việc lưu thông của các phương tiện giao thông
Bảng 1: Hiện trạng giao thông Quốc lộ và Tỉnh lộ
Trang 21Stt Chỉ tiêu Đơn vị Hiện trạng
1.4 Hệ thống đường huyện quản lý
Giao thông đường cấp huyện của Phú Xuyên có 10 tuyến với tổng chiều dài 47,97 km
- Đường Thao Chính - Tân Dân dài 5,20km;
- Đường truyền thống dài 5,0km;
- Đường Nội Hợp - Thụy Phú dài 4,5km;
- Đường Thao Chính - Nam Triều - Hồng Thái dài 6,3km;
- Đường Đại Thắng - Văn Hoàng dài 5,42km;
- Đường Hoàng Long - Phú Túc dài 7,0km;
- Đường Guột - Vân Từ dài 3,5km;
- Đường Hồng Minh - Tri Trung dài 2,8km;
- Đường Tri Trung - Hoàng Long - Trung Tú (Ứng Hoà) dài 5,6km;
- Đường Thị trấn Phú Minh - Văn Nhân dài 2,65km
1.4.1 Đường Thao Chính - Tân Dân
- Phần đường: Tuyến đường Thao Chính - Tân Dân có chiều dài 5,20 km; xuất phát từ Km206+400 đường Quốc lộ 1A chạy theo hướng Đông - Tây đến cầu Tân Dân qua địa phận các xã Tân Dân, Sơn Hà, Quang Trung và thị trấn Phú Xuyên; mặt đường rộng 7,0m; nền đường rộng 9,0m; mặt đường bê tông nhựa Asphan nhìn chung tốt, tuy nhiên có một số đoạn đã xuống cấp
- Phần cầu: Trên tuyến có 3 cầu/98,80m:
+ Cầu Gầm dài 19,8m, rộng 4,0m; kết cấu BTCT tải trọng H13, tình trạng kỹ thuật cầu xuống cấp;
+ Cầu Anh Trỗi dài 16,8m, rộng 4,0m, kết cấu BTCT tải trọng H13, tình trạng
kỹ thuật cầu xuống cấp;
+ Cầu Tân Dân dài 62,20m rộng 5,0m, kết cấu BTCT tải trọng H30, tình trạng kỹ thuật tốt
- Hệ thống các công trình đảm bảo an toàn giao thông như biển báo, cọc tiêu nhìn chung chưa được đầu tư đầy đủ
- Đánh giá: Đường đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng Tuy nhiên đây là tuyến
Trang 22đường giao thông quan trọng với lưu lượng xe qua lại lớn đòi hỏi phải có phương hướng đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến trong thới gian tới
1.4.2 Đường truyền thống
- Phần đường: Tuyến đường Truyền thống có chiều dài 5,0 km xuất phát từ Km210 đường Quốc lộ 1A chạy theo hướng Tây Đông đến đê Sông Hồng qua địa phận các xã Phúc Tiến và Khai Thái; mặt đường rộng 5,0m; nền đường rộng 9,0m; kết cấu bê tông nhựa Asphan; chất lượng đường tốt
- Phần cầu: Trên tuyến có 01 cầu/8m: Cầu Khai Thái dài 8m, rộng 4m, kết cấu BTCT, tải trọng H10, tình trạng kỹ thuật tốt
- Hệ thống các công trình đảm bảo an toàn giao thông như biển báo, cọc tiêu được đầu đầy đủ
- Đánh giá: Đường đạt tiêu chẩn cấp V đồng bằng, tuy nhiên cùng với sự phát triển kinh tế của huyện đòi trong thời gian tới cần nâng cấp mở rộng đường
1.4.3 Đường Nội Hợp - Thụy Phú
- Phần đường: Tuyến đường Nội Hơp - Thụy Phú dài 4,50km bắt đầu từ Km205+700 đường Quốc lộ 1A chạy theo hướng Tây - Đông đến đê Sông Hồng đi qua địa phận các xã Nam Phong, Văn Nhân, Thụy Phú; mặt đường rộng 5,0m; nền đường rộng 7,0m; kết cấu mặt đường bê tông nhựa Asphan nhìn chung là tốt một số đoạn có dấu hiệu xuống cấp
- Phần cầu: Trên tuyến có 01 cầu/12m: Cầu Chùa Vôi dài 12m, rộng 7m, kết cấu BTCT, tải trọng H30 - XB80, tình trạng kỹ thuật cầu tốt
- Hệ thống các công trình đảm bảo an toàn giao thông như biển báo, cọc tiêu chưa được đầu tư đầy đủ
- Đánh giá: Đường đạt tiêu chuẩn cấp VI đồng bằng, tuy nhiên nhiều đoạn đường qua khu vực dân cư mặt cắt đường nhỏ gây khó khăn cho người tham gia giao thông thời gian tới cần nâng cấp mở rộng đường
1.4.4 Đường Thao Chính - Nam Triều - Hồng Thái
- Phần đường: Tuyến đường Thao Chính - Nam Triều - Hồng Thái có chiều dài 6,30 km, bắt đầu từ Km207+300 đường Quốc lộ 1A chạy theo hướng Tây - Đông đến đê sông Hồng qua địa bàn các xã Nam Triều, Hồng Thái và thị trấn Phú Xuyên; mặt đường rộng 5,0m; nền đường rộng 7,0m; kết cấu mặt đường BTXM; chất lượng đường tốt
- Phần cầu: Trên tuyến có 01 cầu/13,0m: Cầu Nam Triều dài 13,0m; rộng 5,5m; kết cấu BTCT; tải trọng H10; tình trạng kỹ thuật tốt Ngoài ra còn có 01 cầu Cống bản tại km4+200
- Hệ thống an toàn giao thông như biển báo, cọc tiêu chưa được đầu tư đầy đủ
- Đánh giá: Đường đạt tiêu chuẩn cấp VI đồng bằng, chất lượng đường tốt
Trang 231.4.5 Đường Đại Thắng - Văn Hoàng
- Phần đường: Tuyến đường Đại Thắng - Văn Hoàng có chiều dài 5,42km, xuất phát từ đường Quốc lộ 1A chạy theo hướng Đông - Tây đến đê Sông Nhuệ qua địa bàn các xã Đại Thắng và Văn Hoàng; mặt đường 6m; nền đường 9m; kết cấu mặt đường BTXM; chất lượng đường tốt
- Phần cầu: Trên tuyến 02 cầu dài 14,0m; rộng 7,0m; kết cấu BTCT; tải trọng H10; tình trạng kỹ thuật cầu tốt Ngoài ra còn có 01 cầu cống bản
- Hệ thống công trình an toàn giao thông như biển báo, cọc tiêu chưa được đầu
tư đầy đủ
- Đánh giá: Đường đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng, chất lượng đường tốt
1.4.6 Đường Hoàng Long - Phú Túc
- Phần đường: Tuyến đường Hoàng Long - Phú Túc có chiều dài 7,0 km bắt đầu từ đê Sông Nhuệ theo hướng Nam - Bắc đến đường Tỉnh lộ 429 (đoạn Tía - Quán Tròn) qua địa bàn các xã Hoàng Long và Phú Túc; mặt đường 4,5m, nền đường 7m; kết cấu mặt đường bê tông nhựa, chất lượng đường tốt
- Phân cầu: Trên tuyến có Cầu Cống Bản kết cấu BTXM =2x2
- Hệ thống công trình an toàn giao thông như biển báo, cọc tiêu chưa được đầu
tư đầy đủ
- Đánh giá: Đường đạt tiêu chuẩn cấp VI đồng bằng, một số đoạn qua xã Phú Túc có dấu hiệu xuống cấp cần được đầu tư nâng cấp mở rộng đường
1.4.7 Đường Guột - Vân Từ
- Phần đường: Tuyến đường Guột - Vân Từ có chiều dài 3,50km bắt đầu từ Phố Guột đường 1A chạy theo hướng Đông - Tây đến cầu Vân Từ bắc qua sông Nhuệ qua địa bàn các xã Phúc Tiến và Vân Từ; mặt đường rộng 4,5m; nền đường rộng 6,0m; kết cấu BTXM; chất lượng đường tốt
- Phần cầu: Trên tuyến có 02 cầu
+ Cầu Máng kết cấu gạch cuốn vòm, tải trọng thấp rất nguy hiểm cần thay thế;
+ Cuối tuyến có cầu Vân Từ bằng dầm liên hợp tải trọng nhỏ cần nâng cấp
- Hệ thống công trình an toàn giao thông như biển báo, cọc tiêu chưa được đầu
tư đầy đủ
- Đánh giá: Đường đạt tiêu chuẩn cấp VI đồng bằng, chất lượng đường tốt
1.4.8 Đường Hồng Minh - Tri Trung
- Phần đường: Tuyến đường Hồng Minh - Tri Trung có chiều dài 2,80km, bắt đầu từ đường Tỉnh lộ 429 (đoạn Tía - Quán Tròn) chạy theo hướng Bắc - Nam đến thôn Trung Lập xã Tri Trung qua địa bàn 2 xã Hồng Minh và Tri Trung đấu vào đường Tri Trung - Hoàng Long - Trung Tú (Ứng Hòa); mặt đường rộng 4,5m; nền đường rộng 7,0m; kết cấu mặt đường BTXM; chất lượng đường tốt
Trang 24- Hệ thống công trình an toàn giao thông như biển báo, cọc tiêu chưa có
- Đánh giá: Đường đạt tiêu chuẩn cấp VI đồng bằng, chất lượng tốt, tuy nhiên một số đoạn qua khu dân cư tập trung đông ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông
1.4.9 Đường Tri Trung - Hoàng Long - Trung Tú (Ứng Hoà)
- Phần đường: Tuyến đường Tri Trung - Hoàng Long - Trung Tú (Ứng Hòa)
có chiều dài 5,6km bắt đầu từ xã Tri Trung chạy theo hướng Bắc - Nam đến Đình Cao Xá xã Trung Tú huyện Ứng Hòa đi qua địa bàn các xã Tri Trung, Hoàng Long
và xã Trung Tú huyện Ứng Hòa; mặt đường rộng 5,5m; nền đường rộng 7,0m; kết cấu mặt đường BTXM; chất lượng đường tốt
- Hệ thống công trình an toàn giao thông như biển báo, cọc tiêu chưa có
- Đánh giá: Đường đạt tiêu chuẩn cấp VI đồng bằng, chất lượng đường tốt
1.4.10 Đường Thị trấn Phú Minh - Văn Nhân
- Phần đường: Tuyến đường Văn Nhân - Thị trấn Phú Minh có chiều dài 2,65km, điểm đầu từ đường Tỉnh 429, điểm cuối giao với đường Nội Hợp - Thụy Phú; mặt đường rộng 5,0m; nền đường rộng 7,0m; kết cấu mặt đường BTXM; chất lượng đường tốt
- Hệ thống công trình an toàn giao thông như biển báo, cọc tiêu chưa được đầu
tư xây dựng đầy đủ
- Đánh giá: Đường đạt tiêu chuẩn cấp VI đồng bằng, chất lượng đường tốt tuy nhiên cần nâng cấp mở rộng đường trong thời gian tới
Bảng 2: Hiện trạng giao thông cấp huyện
Trang 25Chi tiết các tuyến đường của xã Phú Túc được thể hiện trong phần Phụ lục 8
- Đường trục thôn có 18 tuyến với tổng chiều dài 9,67 km, mặt đường rộng trung bình từ 2 - 2,5m, nền đường rộng trung bình 2,5 - 3m, đường chưa đạt tiêu chuẩn loại B nông thôn, kết cấu chủ yếu là đường đất (chiếm khoảng 60%), còn lại
đã được cứng hóa nhưng đã xuống cấp
Chi tiết các tuyến đường của xã Hồng Minh được thể hiện trong phần Phụ lục 8
1.5.3 Đường xã Tri Trung
Hệ thống giao thông xã Tri Trung gồm 1 tuyến đường trục xã và 6 tuyến đường trục thôn, tổng chiều dài 5,85 km
- Đường trục xã có 1 tuyến với chiều dài 0,95 km, điểm đầu giáp xã Hồng Minh, điểm cuối đầu thôn Trung Lập, mặt đường rộng 5m, nền đường rộng 7m, đường đạt tiêu chuẩn cấp V đồng bằng, chất lượng đường tốt
- Đường trục thôn có 6 tuyến với tổng chiều dài 4,9 km, mặt đường rộng trung bình từ 2,5 - 3m, nền đường rộng trung bình từ 3 - 7m, đường chủ yếu chưa đạt tiêu chuẩn loại B nông thôn, kết cấu chủ yếu là đường BTXM (chiếm khoảng 60%), còn lại là đường gạch, đất, chất lượng đường trung bình
Chi tiết các tuyến đường của xã Tri Trung được thể hiện trong phần Phụ lục 8
1.5.4 Đường xã Hoàng Long
Hệ thống giao thông xã Hoàng Long gồm 21 tuyến đường trục thôn với tổng chiều dài 10,98 km, mặt đường rộng trung bình 2,5 - 3m, nền đường rộng trung bình 3
- 5m, đường chủ yếu chưa đạt tiêu chuẩn loại B nông thôn, kết cấu chủ yếu là đường gạch (chiếm khoảng 60%), đường BTXM chiếm khoảng 20%, còn lại là đường đất, chất lượng đường xấu
Chi tiết các tuyến đường của xã Hoàng Long được thể hiện trong phần Phụ lục 8
Trang 26- Đường trục thôn có 12 tuyến với tổng chiều dài 7,44 km, mặt đường rộng trung bình từ 2,5 - 3m, nền đường rộng 3m, đường chưa đạt tiêu chuẩn loại B nông thôn, kết cấu đường BTXM chiếm khoảng 50%, còn lại là đường gạch, cấp phối, đất, chất lượng đường xấu
Chi tiết các tuyến đường của xã Phượng Dực được thể hiện trong phần Phụ lục 8
1.5.6 Đường xã Đại Thắng
Hệ thống giao thông xã Đại Thắng gồm 2 tuyến đường trục xã và 5 tuyến đường trục thôn, tổng chiều dài 6,58 km
- Đường trục xã có 2 tuyến với tổng chiều dài 2,61 km, mặt đường rộng từ 3,5
- 4m, nền đường rộng 7m, đường đạt tiêu chuẩn cấp V đồng bằng, kết cấu BTXM, chất lượng đường trung bình
- Đường trục thôn có 5 tuyến với tổng chiều dài 3,97 km, mặt đường rộng trung bình từ 3 - 4,5m, nền đường rộng từ 4 - 5m, đường chủ yếu đạt tiêu chuẩn loại
B nông thôn, kết cấu mặt đường BTXM, chất lượng đường tốt
Chi tiết các tuyến đường của xã Đại Thắng được thể hiện trong phần Phụ lục 8
1.5.7 Đường xã Quang Trung
Hệ thống giao thông xã Quang Trung gồm 6 tuyến đường trục xã và 14 tuyến đường trục thôn, tổng chiều dài 12,70km
- Đường trục xã có 6 tuyến với tổng chiều dài 6,65km, mặt đường rộng trung bình từ 3,5 - 6m, nền đường rộng từ 4,5 - 7m, đường chủ yếu đạt tiêu chuẩn cấp V đồng bằng, kết cấu đường BTXM chiếm khoảng 47%, còn lại là đường đá cấp phối, chất lượng đường xấu
- Đường trục thôn có 14 tuyến với tổng chiều dài 6,05km, mặt đường rộng trung bình từ 2,5 - 3,5m, nền đường rộng từ 3 - 6m, đường chủ yếu chưa đạt tiêu chuẩn loại B nông thôn, kết cấu đường BTXM chiếm khoảng 50%, còn lại là đường gạch, cấp phối, chất lượng đường trung bình
Chi tiết các tuyến đường của xã Quang Trung được thể hiện trong phần Phụ lục
8
1.5.8 Đường xã Văn Hoàng
Hệ thống giao thông xã Văn Hoàng gồm 1 tuyến đường trục xã và 18 tuyến đường trục thôn, tổng chiều dài 8,71km
Trang 27Quan, điểm cuối ngã ba quai vạc, mặt đường rộng 4m, nền đường rộng 4m, đường đạt tiêu chuẩn loại B nông thôn, kết cấu mặt đường BTXM, chất lượng đường trung bình
- Đường trục thôn có 18 tuyến với tổng chiều dài 5,79km, mặt đường rộng trung bình 2 - 3m, nền đường rộng trung bình 5 - 7m, đường chủ yếu chưa đạt tiêu chuẩn loại B nông thôn, kết cấu đường BTXM chiếm khoảng 50%, còn lại là đường gạch, đất, chất lượng đường xấu
Chi tiết các tuyến đường của xã Văn Hoàng được thể hiện trong phần Phụ lục 8
- Đường trục thôn có 48 tuyến với tổng chiều dài 13,38 km, mặt đường rộng trung bình 2,5 - 4m, nền đường rộng từ 3 - 7m, đường chủ yếu đạt tiêu chuẩn loại B nông thôn, kết cấu đường chủ yếu là BTXM chiếm khoảng 90%, còn lại là đường gạch, cấp phối, đất, chất lượng đường trung bình
Chi tiết các tuyến đường của xã Chuyên Mỹ được thể hiện trong phần Phụ lục 8
1.5.10 Đường xã Tân Dân
Hệ thống giao thông xã Tân Dân gồm 3 tuyến đường trục xã và 28 tuyến đường trục thôn, tổng chiều dài 19,98km
- Đường trục xã có 3 tuyến với tổng chiều dài 5,63km, mặt đường rộng trung bình từ 4 - 4,5m, nền đường rộng 4,5m, đường đạt tiêu chuẩn loại B nông thôn, kết cấu đường đá cấp phối, chất lượng đường xấu
- Đường trục thôn có 28 tuyến với tổng chiều dài 14,35km, mặt đường rộng trung bình từ 2,5 - 3m, nền đường rộng từ 3 - 6m, đường chủ yếu chưa đạt tiêu chuẩn loại B nông thôn, kết cấu đường BTXM chiếm khoảng 69%, còn lại là đường gạch, đất, cấp phối, chất lượng đường xấu
Chi tiết các tuyến đường của xã Tân Dân được thể hiện trong phần Phụ lục 8
Thị trấn Phú Xuyên có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua Tại những điểm giao cắt giữa đường sắt và các tuyến đường phục vụ nhu cầu đi lại của người dân không đảm bảo an toàn giao thông
Trang 28Chi tiết các tuyến đường của thị trấn Phú Xuyên được thể hiện trong phần Phụ lục 8
1.5.12 Đường xã Sơn Hà
Hệ thống giao thông xã Sơn Hà gồm 6 tuyến trục thôn với tổng chiều dài 6,12km, mặt đường rộng trung bình từ 3 - 3,5m, nền đường rộng từ 3 - 5m, đường chủ yếu chưa đạt tiêu chuẩn loại B nông thôn, kết cấu đường BTXM chiếm khoảng 55%, còn lại là đường đất, cấp phối, chất lượng đường xấu
Chi tiết các tuyến đường của xã Sơn Hà được thể hiện trong phần Phụ lục 8
1.5.13 Đường xã Phúc Tiến
Hệ thống giao thông xã Phúc Tiến gồm 17 tuyến đường trục thôn với tổng chiều dài 11,12km, mặt đường rộng trung bình từ 2,5 - 4m, nền đường rộng từ 3 - 5m, đường chủ yếu chưa đạt tiêu chuẩn loại B nông thôn, kết cấu đường BTXM chiếm khoảng 60%, còn lại là đường gạch, đất, chất lượng đường trung bình
Xã Phúc Tiến có đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ chạy qua Việc đi lại liên kết giữa xã với khu vực trung tâm huyện qua các hầm chui dân sinh Các hầm chui bề rộng còn nhỏ, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai
Chi tiết các tuyến đường của xã Phúc Tiến được thể hiện trong phần Phụ lục 8
1.5.14 Đường xã Nam Triều
Hệ thống giao thông xã Nam Triều gồm 1 tuyến đường trục xã và 23 tuyến đường trục thôn, tổng chiều dài 12,70km
- Đường trục xã có 1 tuyến với chiều dài 0,65km, điểm đầu từ trạm y tế xã đi
xã Nam Phong, mặt đường rộng 4m, nền đường rộng 5m, đường đạt tiêu chuẩn loại
A nông thôn, kết cấu BTXM, chất lượng đường tốt
- Đường trục thôn có 23 tuyến với tổng chiều dài 12,05km, mặt đường rộng trung bình từ 2,5 - 4m, nền đường rộng từ 3 - 7m, đường chủ yếu đạt tiêu chuẩn loại
B nông thôn, kết cấu đường BTXM chiếm khoảng 50%, còn lại là đường gạch, cấp phối, đất, chất lượng đường xấu
Chi tiết các tuyến đường của xã Nam Triều được thể hiện trong phần Phụ lục 8
- Đường trục thôn có 24 tuyến với tổng chiều dài 12,03km, mặt đường rộng trung bình 2 - 4m, nền đường rộng từ 2 - 8m, đường chủ yếu chưa đạt tiêu chuẩn loại
B nông thôn, kết cấu đường BTXM chiếm khoảng 54%, còn lại là đường gạch, đất,
Trang 29Chi tiết các tuyến đường của xã Vân Từ được thể hiện trong phần Phụ lục 8
1.5.16 Đường xã Đại Xuyên
Hệ thống giao thông xã Đại Xuyên gồm 5 tuyến đường trục xã và 7 tuyến đường trục thôn, tổng chiều dài 18,09km
- Đường trục xã có 5 tuyến với tổng chiều dài 13,16km, mặt đường rộng trung bình từ 2 - 3m, nền đường rộng từ 2 - 5m, đường chủ yếu chưa đạt tiêu chuẩn loại B nông thôn, kết cấu đường BTXM, chất lượng đường xấu
- Đường trục thôn có 7 tuyến với tổng chiều dài 4,93km, mặt đường rộng trung bình từ 2,5 - 3m, nền đường rộng từ 2,5 - 6m, đường chủ yếu chưa đạt tiêu chuẩn loại
B nông thôn, kết cấu đường BTXM chiếm khoảng 35%, còn lại là đường đá cấp phối, đất, chất lượng đường xấu
Chi tiết các tuyến đường của xã Đại Xuyên được thể hiện trong phần Phụ lục 8
1.5.17 Đường xã Châu Can
Hệ thống giao thông xã Châu Can gồm 5 tuyến đường trục xã và 23 tuyến đường trục thôn, tổng chiều dài 22,94 km
- Đường trục xã có 5 tuyến với tổng chiều dài 9,18km, mặt đường rộng trung bình từ 3 - 5m, nền đường rộng từ 4 - 9m, đường chủ yếu đạt tiêu chuẩn cấp V đồng bằng, kết cấu đường BTXM, chất lượng đường trung bình
- Đường trục thôn có 23 tuyến với tổng chiều dài 13,76km, mặt đường rộng trung bình 3 - 4m, nền đường rộng từ 3 - 5m, đường chủ yếu chưa đạt tiêu chuẩn loại
B nông thôn, kết cấu đường BTXM chiếm khoảng 54%, còn lại là đường gạch, đất, chất lượng đường xấu
Xã Châu Can có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua Tại những điểm giao cắt giữa đường sắt và các tuyến đường phục vụ nhu cầu đi lại của người dân không đảm bảo an toàn giao thông
Chi tiết các tuyến đường của xã Châu Can được thể hiện trong phần Phụ lục 8
- Đường trục thôn có 6 tuyến với tổng chiều dài 6,7km, mặt đường rộng trung bình từ 1,5 - 3m, nền đường rộng từ 2 - 7m, đường chủ yếu chưa đạt tiêu chuẩn loại
B nông thôn, kết cấu đường BTXM chiếm khoảng 65%, còn lại là đường gạch, đất, chất lượng đường xấu
Chi tiết các tuyến đường của xã Phú Yên được thể hiện trong phần Phụ lục 8
Trang 301.5.19 Đường xã Tri Thủy
Hệ thống giao thông xã Tri Thủy gồm 4 tuyến đường trục xã và 52 tuyến đường trục thôn, tổng chiều dài 20,62 km
- Đường trục xã có 4 tuyến với tổng chiều dài 4,43km, mặt đường rộng trung bình từ 2,5 - 4m, nền đường rộng 6m, đường đạt tiêu chuẩn cấp VI đồng bằng, kết cấu đường BTXM chiếm khoảng 45%, còn lại là đường đất, chất lượng đường xấu
- Đường trục thôn có 52 tuyến với tổng chiều dài 16,19km, mặt đường rộng trung bình từ 2 - 2,5m, nền đường rộng từ 2,5 - 6m, đường chủ yếu chưa đạt tiêu chuẩn loại B nông thôn, kết cấu đường BTXM chiếm khoảng 76%, còn lại là đường gạch, đất, chất lượng đường xấu
Chi tiết các tuyến đường của xã Tri Thủy được thể hiện trong phần Phụ lục 8
- Đường trục thôn có 15 tuyến với tổng chiều dài 9,72km, mặt đường rộng trung bình 2,5 - 3m, nền đường rộng từ 3 - 6m, đường chủ yếu chưa đạt tiêu chuẩn loại B nông thôn, kết cấu đường BTXM chiếm khoảng 30%, còn lại là đường gạch,
đá cấp phối, đất, chất lượng đường xấu
Chi tiết các tuyến đường của xã Quang Lãng được thể hiện trong phần Phụ lục 8
1.5.21 Đường xã Khai Thái
Hệ thống giao thông xã Khai Thái gồm 5 tuyến đường trục xã và 15 tuyến đường trục thôn, tổng chiều dài 25,80 km
- Đường trục xã có 5 tuyến với tổng chiều dài 9,55km, mặt đường rộng trung bình từ 3 - 5,5m, nền đường rộng từ 4 - 8m, đường chủ yếu đạt tiêu chuẩn cấp VI đồng bằng, kết cấu đường BTXM chiếm khoảng 16%, còn lại là đường gạch, cấp phối, chất lượng đường xấu
- Đường trục thôn có 15 tuyến với tổng chiều dài 16,25km, mặt đường rộng trung bình từ 2,5 - 3m, nền đường rộng từ 3 - 6m, đường chủ yếu chưa đạt tiêu chuẩn loại B nông thôn, kết cấu đường BTXM chiếm khoảng 74%, còn lại là đường gạch, đất, chất lượng đường xấu
Chi tiết các tuyến đường của xã Khai Thái được thể hiện trong phần Phụ lục 8
1.5.22 Đường xã Bạch Hạ
Hệ thống giao thông xã Bạch Hạ gồm 4 tuyến đường trục xã, 2 tuyến đường đê
và 34 tuyến đường trục thôn, tổng chiều dài 30,81 km
Trang 31bình 3m, nền đường rộng từ 3,5 - 4m, đường chủ yếu chưa đạt tiêu chuẩn loại B nông thôn, kết cấu đường BTXM, chất lượng đường xấu
- Đường đê có 2 tuyến (đê sông Bìm và đê Duy Tiên) với tổng chiều dài 11,30km, mặt đường rộng 3m, nền đường rộng 3m, kết cấu đường đất, chất lượng đường xấu
- Đường trục thôn có 34 tuyến với tổng chiều dài 9,82 km, mặt đường rộng trung bình từ 2 - 2,5m, nền đường rộng từ 2 - 4m, đường chủ yếu chưa đạt tiêu chuẩn loại B nông thôn, kết cấu đường chủ yếu là BTXM chiếm khoảng 96%, còn lại là đường đất, chất lượng đường xấu
Chi tiết các tuyến đường của xã Bạch Hạ được thể hiện trong phần Phụ lục 8
1.5.23 Đường xã Minh Tân
Hệ thống giao thông xã Minh Tân gồm 2 tuyến đường trục xã và 27 tuyến đường trục thôn, tổng chiều dài 27 km
- Đường trục xã có 2 tuyến với tổng chiều dài 6,35km, mặt đường rộng trung bình từ 3,5 - 6,5m, nền đường rộng từ 5 - 7,5m, đường đạt tiêu chuẩn cấp VI đồng bằng, kết cấu đường BTXM chiếm khoảng 73%, còn lại là đường đất, chất lượng đường xấu
- Đường trục thôn có 27 tuyến với tổng chiều dài 20,65km, mặt đường rộng trung bình từ 2,5 - 3m, nền đường rộng 3m, đường chủ yếu chưa đạt tiêu chuẩn loại
B nông thôn, kết cấu đường BTXM chiếm khoảng 71%, còn lại là đường đất, chất lượng đường xấu
Chi tiết các tuyến đường của xã Minh Tân được thể hiện trong phần Phụ lục 8
Chi tiết các tuyến đường của thị trấn Phú Minh được thể hiện trong phần Phụ lục
Trang 32bình 3m, nền đường rộng 5m, đường đạt tiêu chuẩn loại A nông thôn, kết cấu đường BTXM chiếm khoảng 40%, còn lại là đường đất, chất lượng đường trung bình
- Đường trục thôn có 11 tuyến với tổng chiều dài 5,21km, mặt đường rộng trung bình từ 1,5 - 3m, nền đường rộng từ 2,5 - 5m, đường chủ yếu chưa đạt tiêu chuẩn loại B nông thôn, kết cấu đường BTXM chiếm khoảng 35%, còn lại là đường gạch, đất, chất lượng đường xấu
Chi tiết các tuyến đường của xã Thụy Phú được thể hiện trong phần Phụ lục 8
1.5.26 Đường xã Văn Nhân
Hệ thống giao thông xã Văn Nhân gồm 1 tuyến đường trục xã và 31 tuyến đường trục thôn, tổng chiều dài 13,36 km
- Đường trục xã có 1 tuyến với chiều dài 1,80km, mặt đường rộng 3,2m, nền đường rộng 3,7m, đường chưa đạt tiêu chuẩn loại B nông thôn, kết cấu đường BTXM, chất lượng đường xấu
- Đường trục thôn có 31 tuyến với tổng chiều dài 11,56km, mặt đường rộng trung bình từ 2,5 - 3m, nền đường rộng từ 2,5 - 4,5m, đường chủ yếu chưa đạt tiêu chuẩn loại B nông thôn, kết cấu đường chủ yếu là BTXM chiếm khoảng 92%, còn lại
là đường gạch, đất, chất lượng đường trung bình
Chi tiết các tuyến đường của xã Văn Nhân được thể hiện trong phần Phụ lục 8
- Đường trục thôn có 27 tuyến với tổng chiều dài 15,33 km, mặt đường rộng trung bình từ 3 - 4m, nền đường rộng từ 5 - 11m, đường chủ yếu đạt tiêu chuẩn loại
A nông thôn, kết cấu đường BTXM chiếm khoảng 75%, còn lại là đường đất, chất lượng đường xấu
Chi tiết các tuyến đường của xã Hồng Thái được thể hiện trong phần Phụ lục 8
1.5.28 Đường xã Nam Phong
Hệ thống giao thông xã Nam Phong gồm 2 tuyến đường trục xã và 9 tuyến đường trục thôn, tổng chiều dài 9,75 km
- Đường trục xã có 2 tuyến với tổng chiều dài 3,58km, mặt đường rộng từ 3 - 4,5m, nền đường rộng 6m, đường đạt tiêu chuẩn cấp VI đồng bằng, kết cấu đường BTXM chiếm khoảng 45%, còn lại là đường đá cấp phối, đất, chất lượng đường trung bình
- Đường trục thôn có 9 tuyến với tổng chiều dài 6,17km, mặt đường rộng trung
Trang 33tốt
Chi tiết các tuyến đường của xã Nam Phong được thể hiện trong phần Phụ lục 8
Bảng 3: Bảng hiện trạng giao thông cấp xã
Hiện nay, Phú Xuyên chưa có bến xe khách công cộng, dọc theo đường 1A chỉ
có các điểm dừng đón xe buýt của tuyến 06 Ngoài ra có một điểm đỗ xe đón khách của tuyến xe buýt Giáp Báp - Cầu Giẽ vị trí tại xã Đại Xuyên gần nút giao Quốc lộ 1A
và đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
Với số lượng phương tiện vận tải trên địa bàn huyện ngày càng tăng đòi hỏi trong thời gian tới cần đầu tư xây dựng mới các bến xe để phục vụ nhu cầu vận tải hàng hóa
và nhu cầu gửi xe của người dân
2 Hiện trạng hệ thống giao thông đường thủy nội địa
- Hệ thống giao thông đường thủy qua địa phận huyện Phú Xuyên có 03 con sông lớn đó là: Sông Hồng chảy theo hướng Bắc - Nam dài 17 km và nằm ở phía Đông của huyện; sông Nhuệ chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm ở phía Tây huyện dài 17km; sông Lương chảy theo hướng Bắc - Nam dài 12,75 km Đường thủy nội địa được hình thành qua hệ thống sông Nhuệ được đấu với sông Đáy qua cửa Nhật Tựu cùng với sông Hồng tạo nên các hệ thống đường thủy nội địa từ huyện đi các tỉnh phía Đông như: Hải Dương; Hải Phòng; Quảng Ninh… đảm bảo cho tàu thuyền có tải trọng 150 tấn đến 500 tấn đi lại thuận lợi
- Dọc theo sông Hồng có cảng chuyên dùng Vạn Điểm phục vụ nhu cầu bốc
dỡ vật liệu xây dựng của các tàu thuyền
- Ngoài cảng chuyên dùng Vạn Điểm, dọc theo sông Hồng còn có các bến đò
Trang 34phục vụ nhu cầu đi lại của người dân Hệ thống các bến khách ngang sông Hồng bao gồm:
+ Bến khách ngang sông Đề Thám xã Văn Nhân;
+ Bến khách ngang sông Đại Gia xã Thụy Phú;
+ Bến khách ngang sông Vườn Chuối xã Hồng Thái;
+ Bến khách ngang sông Giáng xã Quang Lãng
3 Hiện trạng hệ thống giao thông đường sắt
Hệ thống giao thông đường sắt qua địa bàn huyện Phú Xuyên có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua dài 9,74km và có 1 nhà ga (ga Phú Xuyên) Đây là tuyến đơn khổ 1m, ray sử dụng loại ray nhỏ, liên kết bằng thanh giằng sắt, tà vẹt gỗ
Ga Phú Xuyên: Vị trí ga tại Tiểu khu Mỹ Lâm - Thị trấn Phú Xuyên, đây là ga kỹ thuật của tuyến đường sắt Bắc - Nam Ga có hệ thống tín hiệu đèn mầu, cờ, hệ thống đóng đường bán tự động, hệ thống liên khóa tự động Trang thiết bị và các thiết bị trong ga đã cũ và lạc hậu Khối lượng vận tải hàng hóa, hành khách qua ga rất thấp Trên tuyến đường sắt Bắc Nam qua huyện Phú Xuyên có nhiều nút giao cắt giữa đường sắt và đường bộ vẫn còn nhiều vị trí chưa có gác chắn, nhiều vị trí do người dân
tự mở không đảm bảo an toàn giao thông
4 Hiện trạng phát triển phương tiện và vận tải
Bảng 4: Thống kê phương tiện vận tải
1 Xe tải hàng hóa
Trọng tải <5T Chiếc/ghế 232/525 238/583 237/578 Trọng tải từ 5-10T Chiếc/ghế 98/558 105/599 102/582
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Xuyên
Phương tiện vận tải của Phú Xuyên với hơn 1000 chiếc Tuy nhiên, các phương tiện tập trung trong lĩnh vực vận tải hành khách chưa đáng kể đạt 167 chiếc (năm 2012), chiếm 15,71% tổng số phương tiện Số lượng xe cơ giới 2 bánh, xe thô sơ chở hàng và xe cơ giới khác chiếm gần 50% tổng số phương tiện (524 chiếc chiếm
Trang 35lệ rất nhỏ (2,63%) trong tổng số phương tiện Những số liệu trên cho thấy hoạt động vận tải của Phú Xuyên có quy mô nhỏ Hệ thống các cơ sở kinh doanh vận tải của Phú Xuyên chưa phát triển mạnh, chưa có các đơn vị vận tải quy mô lớn, hình thức vận tải của Phú Xuyên chủ yếu có quy mô nhỏ hoặc cá nhân tham gia kinh doanh vận tải
5 Đánh giá chung về hiện trạng giao thông
5.1 Về mật độ đường giao thông
Nhìn chung, hệ thống giao thông Phú Xuyên tương đối phát triển, mật độ đường giao thông bình quân đạt 2,94 km/km² và 2,72 km/1000 dân
5.2 Sự phân bố mạng lưới đường
Sự phân bố mạng lưới đường giữa 2 vùng Đông và Tây đường cao tốc Pháp Vân
- Cầu Giẽ - Ninh Bình như sau:
Hệ thống giao thông vùng phía Tây đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình phát triển hơn so với vùng phía Đông đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình, cụ thể như sau:
- Hệ thống đường giao thông từ cấp huyện quản lý trở lên của Vùng phía Tây đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình gồm:
+ Đường huyện ĐH 1 Thao Chính - Tân Dân
+ Đường huyện ĐH 5 Đại Thắng - Văn Hoàng
+ Đường huyện ĐH 6 Hoàng Long - Phú Túc
+ Đường huyện ĐH 7 Guột - Vân Từ
+ Đường huyện ĐH 8 Hồng Minh - Tri Trung
+ Đường huyện ĐH 9 Tri Trung - Hoàng Long - Trung Tú
- Hệ thống đường giao thông từ cấp huyện quản lý trở lên của Vùng phía Đông đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình gồm:
+ Đường đê sông Hồng
+ Đường Tỉnh 429
+ Đường Tỉnh 428B
+ Đường huyện ĐH 2 Đường Truyền thống
+ Đường huyện ĐH 3 Nội Hợp - Thụy Phú
Trang 36+ Đường huyện ĐH 4 Thao Chính - Nam Triều - Hồng Thái
+ Đường huyện ĐH 10 Văn Nhân - Thị trấn Phú Minh
5.3 Về cấp kỹ thuật
Hệ thống giao thông của Phú Xuyên chủ yếu là đường cấp thấp (từ cấp V trở xuống) chiếm tỷ lệ gần 88% tổng chiều dài đường giao thông Đặc biệt là hệ thống đường xã quản lý chủ yếu đạt loại A nông thôn trở xuống
5.4 Về kết cấu mặt đường
Hệ thống giao thông đường bộ của huyện Phú Xuyên có tỷ lệ cứng hóa mặt đường khá cao đặc biệt là ở hệ thống đường cấp huyện Tuy nhiên, hệ thống đường giao thông cấp xã quản lý tỷ lệ cứng hóa mặt đường vẫn chưa cao
- Hệ thống đường huyện quản lý tỷ lệ cứng hóa mặt đường đạt 100% trong tổng chiều dài hệ thống đường huyện quản lý
- Hệ thống đường cấp xã quản lý tỷ lệ cứng hóa mặt đường đạt 65% trong tổng chiều dài hệ thống đường cấp xã quản lý
5.5 Hệ thống cầu và các công trình giao thông
Nhìn chung, hệ thống cầu và các công trình giao thông của huyện Phú Xuyên đảm bảo hoạt động giao thông
Nhận xét:
- Hệ thống giao thông Phú Xuyên tương đối phát triển song vẫn tồn tại những hạn chế, đặc biệt sự chia cắt do sự phát triển thiếu đồng bộ giữa đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình với hệ thống đường cấp huyện và giao thông nông thôn…
- Vấn đề không đảm bảo an toàn giao thông giữa đường sắt và đường bộ tại những nút giao cắt
Trang 37Bảng 5: Tổng hợp hệ thống giao thông đường bộ huyện Phú Xuyên
Stt Chỉ tiêu
Cấp
kỹ thuật
Trang 38Stt Chỉ tiêu
Cấp
kỹ thuật
cấp huyện
Đường GT cấp xã
Trang 39CHƯƠNG IV ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG
VẬN TẢI HUYỆN PHÚ XUYÊN ĐẾN NĂM
- Giao thông đường sắt: Gồm 2 tuyến đường sắt:
+ Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Xây dựng mới theo định hướng phát triển giao thông của Quy hoạch chung thành phố Hà Nội Chiều dài qua huyện Phú Xuyên 14,42km
+ Tuyến đường sắt Bắc - Nam: Chiều dài qua huyện Phú Xuyên 9,74km
- Giao thông đường thủy: Phú Xuyên có tuyến đường thủy sông Hồng chạy qua
2 Quan điểm và mục tiêu
2.1 Quan điểm
- Đề án phát triển giao thông vận tải Phú Xuyên phải phù hợp với Quy hoạch phát triển giao thông vận tải của thành phố Hà Nội, đảm bảo yêu cầu cơ sở hạ tầng giao thông vận tải trở thành động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển
- Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, hợp lý, từng bước đi vào hiện đại, tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, thông suốt và chi phí vận tải hợp lý, từng bước đi vào hiện đại, phù hợp với đa số dân cư
- Coi trọng công tác bảo trì, đảm bảo khai thác hiệu quả, bền vững kết cấu hạ tầng giao thông hiện có Đồng thời, đẩy mạnh việc nâng cấp và xây dựng mới các công trình kết cấu hạ tầng giao thông mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội
- Phát triển giao thông vận tải đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn, đảm bảo gắn kết giao thông huyện với mạng lưới giao thông vận tải của thành phố và của cả nước, đặc biệt là Quốc lộ 1A và đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình
- Dành quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và đảm bảo hành lang giao thông Quy hoạch sử dụng đất cho kết cấu hạ tầng giao thông cần có
sự thống nhất và phối hợp thực hiện đồng bộ, chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và địa phương
2.2 Mục tiêu
- Phá vỡ thế chia cắt do đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình tạo ra thông qua việc hoạch định phát triển các trục dọc và trục ngang đảm bảo việc tuân
Trang 40thủ các định hướng quy hoạch của quốc gia và thành phố Hà Nội
- Đối với mạng lưới đường giao thông cấp huyện:
+ Giai đoạn 2015 - 2020: Nâng cấp, mở rộng một số tuyến đường huyện đạt tiêu chuẩn cấp II đồng bằng (mặt đường 14 - 16m, nền đường 18 - 24m) + Giai đoạn 2020 - 2030: Xây dựng mới và nâng cấp các tuyến đường huyện còn lại đat tiêu chuẩn cấp II đồng bằng (mặt đường 14 - 16m, nền đường 18
- 24m)
- Đối với mạng lưới giao thông cấp xã:
+ Giai đoạn 2020 - 2030: Đảm bảo 100% hệ thống giao thông trục xã đạt cấp III đồng bằng (mặt đường từ 7 - 9m, nền đường từ 11 - 13m);
+ Giai đoạn 2020 - 2030: Đảm bảo 100% hệ thống giao thông trục chính thôn đạt cấp V đồng bằng (mặt đường từ 5 - 7m, nền đường từ 7 - 9m)
3 Định hướng phát triển mạng lưới giao thông đường bộ huyện Phú Xuyên
3.1 Tổ chức mạng lưới giao thông
Mạng lưới giao thông trục chính huyện Phú Xuyên được tổ chức thành mạng lưới
7 dọc - 6 ngang trên cơ sở xây dựng mới các tuyến đường theo định hướng quy hoạch giao thông của quốc gia và thành phố Hà Nội đồng thời nâng cấp, mở rộng các tuyến đường hiện có, gồm:
- Các trục dọc:
+ Trục dọc thứ nhất: Đường đê sông Hồng
+ Trục dọc thứ hai: Đường dọc kênh Bìm
+ Trục dọc thứ ba: Đường Pháp Vân - Cầu Giẽ
+ Trục dọc thứ tư: Đường 1A
+ Trục dọc thứ năm: Đường Ngọc Hồi - Phú Xuyên
+ Trục dọc thứ sáu: Đường đê sông Nhuệ
+ Trục dọc thứ bảy: Đường trục kinh tế phía Nam
- Các trục ngang:
+ Trục ngang thứ nhất: Đường Tỉnh 429
+ Trục ngang thứ hai: Đường Đại Thắng - Văn Hoàng
+ Trục ngang thứ ba: Đường Đỗ Xá - Quan Sơn
+ Trục ngang thứ tư: Đường Ứng Hòa - Tân Dân - Thao Chính - đê sông Hồng
+ Trục ngang thứ năm: Đường cao tốc Tây Bắc - QL5B