Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 36 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
36
Dung lượng
672,5 KB
Nội dung
TRẦN CAO VÂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM LỜI NÓI ĐẦU Như chúng ta đã biết, âm nhạc là biểu hiện hoạt động trực tiếp của con ngưởi. Hoạt động trực tiếp ấy vừa mang tính tái tạo, vừa mang tính sáng tạo rất cao. Đào tạo GV âm nhạc trước hết là đào tạo năng lực hoạt động trực tiếp, là bồi dưỡng năng khiếu, phát huy những tiềm năng âm nhạc của mỗi người. Quá trình đào tạo cũng là quá trình sinh viên (SV) tiến hành lĩnh hội các phương pháp hoạt động biểu hiện trực tiếp mang tính tái tạo và sáng tạo dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Đối với bộ môn hát I, là những thủ pháp cơ bản về thanh nhạc, những tri thức, kỹ năng trong hoạt động ca hát thể hiện trực tiếp ở đây có tầm quan trọng đặc biệt, được rút ra từ những kỹ năng thực tế, là những kiến thức thực hành hết sức cơ bản về thanh nhạc chứ không phải đơn thuần là những thuật ngữ, định nghĩa hay quy tắc về ca hát. Trong nội dung chương trình tập bài giảng này, có ba phần chủ yếu: Phần 1: Những vấn đề cơ bản trong ký thuật thanh nhạc. Phần 2: Một số bài hát ứng dụng và bài tập luyện giọng ở kỹ thuật nâng cao. Phần 3: Những bài tập kỹ năng cơ bản để luyện tập giọng hát. Mỗi SV muốn nắm được những kiến thức về kỹ thuật ca hát, đòi hỏi phải có một trình độ năng khiếu nhất định, bên cạnh đó phải học tốt các môn học như: Lý thuyết âm nhạc cơ bản, ký xướng âm… với một ý thức học tập nhiệt tình, nghiêm túc và với một phương pháp học tập khoa học. Tuy vậy trong chương trình này cũng chỉ mới là những vấn đề đề cập có tính khái quát, cơ bản mà một người học hát, đặc biệt là người giáo viên dạy hát nhạc ở các trường tiểu học và phổ thông cơ sở phải nắm vững mới có khả năng truyền thụ được trong giảng dạy. PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP Với tính đặc thù của bộ môn nên việc hướng dẫn của giảng viên đóng một vai trò hết sức quan trọng. (Như đã đặt vấn đề ở phần trên) Việc tiếp cận các kỹ năng thanh nhạc, cụ thể là luyện tập các bài tập mẫu (nguyên âm và phụ âm), không chỉ đơn thuần phát ra âm thanh và cao độ chuẩn là đủ, mà cần có sự kết hợp chặt chẽ một cách khoa học về các thủ pháp lấy hơi, nén hơi, phát âm nhả chữ, bật âm, nảy tiếng, “đưa âm thanh đi vào các xoang cộng minh” đồng thời phóng âm thanh ra ngoài là đòi hỏi cả một quá trình luyện tập bền bỉ, nghiêm túc. Mỗi sinh viên phải có một ý thức học tập tốt ngay từ những bài học cơ bản đầu tiên. -Tập nghe và nghe chuẩn được âm thanh để phân biệt được cao độ, âm sắc của các loại giọng. (Tập nghe mình hát, nghe người khác hát) Nghe và ghi nhớ một âm thanh làm chuẩn, đồng thời thường xuyên xướng lên để kiểm tra âm thanh ấy đã được chuẩn xác chưa. -Luyện tập các bài nguyên âm và mẫu âm đúng phương pháp, theo chỉ dẫn của giảng viên. -Tập đọc thường xuyên các nốt chuyển giọng đúng theo chất giọng của mình để xoá đi những ranh giới trở ngại về vùng âm vực của giọng. 1 TRẦN CAO VÂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM -Tập thường xuyên các bài tập cơ bản, chú ý tập mở rộng âm vực lên cao và xuống thấp dần. (Không nóng vội và cũng không nản chí). Hát được và hát đúng là vấn đề không khó, song để nắm và vận dụng được kiến thức, thể hiện được những kỹ năng ca hát, mà đặc biệt là nắm bắt được các phương pháp rèn luyện giọng qua những bài tập theo một tuần tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phải qua một quá trình rèn luyện lâu dài, không phải một sớm một chiều mà có được. Từ những ca sỹ chuyên nghiệp đến không chuyên muốn phát huy được những khả năng ca hát của mình đều phải có sự rèn luyện thường xuyên. (Như ta ăn cơm uống nước hàng ngày vậy). Đối với người giáo viên dạy môn hát nhạc nói chung thì việc nắm vững kiến thức thiết yếu của bộ môn thanh nhạc lại là điều tối cần thiết, nhất là cần nắm rõ những chất giọng của mỗi lứa tuổi học sinh ở từng giai đoạn để có phương pháp luyện tập thích hợp không làm ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển tâm sinh lý của học sinh. Tập bài giảng này cơ bản chúng tôi xây dựng theo khung chương trình của Bộ GD&ĐT. Nội dung chương trình, chủ yếu là kiến thức cơ bản trong tập Hát I, GT Bộ GD&ĐT bên cạnh là một số tàiliệu chủ yếu của môn thanh nhạc. Với thời lượng 4 đvht nên chúng tôi chỉ đưa vào chương trình những bài tập chính, có tính giới thiệu, không đi sâu vào cho mỗi loại giọng hát. Nếu học tốt chương trình này SV sẽ có đủ những kiến thứ để ứng dụng được trong kỹ thuật thanh nhạc, hát và xử lý tốt một số kỹ thuật thiết yếu của môn thanh nhạc và dạy tốt môn hát-nhạc ở các trương TH-THCS. Tuy vây tập bầi giảng này cũng không tránh khỏi những thiếu sót. rất mong nhận được sự góp ý của các đông nghiệp và các bạn SV. Xin chân thành cảm ơn. Tác giả TÀILIỆU THAM KHẢO 1-Hát I-Giáo trình CĐSP của Ngô Thị Nam. Nxb Đại học Sư phạm-2004. 2-Âm nhạc và phương phát giáo dục âm nhạc Giáo trình đào tạo giáo viên trung học Sư phạm mầm non, hệ 12+2 Nhà xuất bản : Âm nhạc- 1998. 3-Các thể loại âm nhạc : Tác giả Lan Phương - dịch Nhà xuất bản Văn hoá- 1981. 4-Phương pháp và kỹ thuật thanh nhạc: Tác giả : Trung Kiên Nhà xuất bản âm nhạc-1998. 5-Phương pháp hát và chỉ huy dàn dựng hát tập thể Giáo trình đào tạo giáo viên trung học cơ sở, hệ cao đẩng Sư phạm Nhà xuất bản : giáo dục – 1998. 6-Bài giảng Kỹ thuật hát của Trần Cao Vân-2003. 2 TRẦN CAO VÂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH PHẦN MỘT NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG KỸ THUẬT THANH NHẠC CHƯƠNG I (5t) BÀI 1 BỘ MÁY PHÁT ÂM I-Phổi - thanh quản - cuống họng - mồm. 1-Phổi Là những tổ chức tế bào xốp có độ co giản lớn, cấu tạo thành những túi, những túi này giãn ra chứa đầy không khí và co lại để đẩy không khí ra ngoài. Phần trên túi này là những ống nhỏ cũng co giản được gọi là phế quản. Khi ta thở, các túi phổi chứa đầy không khí, đóng lại và mở ra đẩy không khí ra ngoài. Khi ta nói hoặc hát, luồng không khí từ phổi đẩy ra làm rung thanh đới phát ra âm thanh. Phổi được ngăn cách với bụng bởi một màng ngăn co giãn được gọi là hoành cách mô. Màng ngăn này giữ một vai trò không nhỏ trong hoạt động của hơi thở khi cac hát. Chất lượng âm thanh một phần phụ thuộc vào luồng hơi thở. Luyện tập hơi thở chủ yếu là luyện tập hoạt động của phổi và các cơ quan hô hấp sao cho được tích cực. 2-Thanh quản Là bộ phận chủ yếu phát ra âm thanh. Đó là một ống nối tiếp với khí quản nằm ở phía trước của cổ. Thanh đới nằm ở hai bên ống thanh quản tạo nên một khe hở gọi là khe thanh quản. Dưới tác động của luồng hơi thở từ phổi đẩy ra, làm khe này “lúc đóng lúc mở”. Thanh đới là phần quan trọng nhất của thanh quản, là tổ chức hết sức sinh động, có cấu tạo không thuần chất bởi những dây cơ và sụn. Sức mạnh và khả năng làm việc bền vững của thanh đới là điều kiện tối cần thiết cho người học hát. Một giọng hát tốt trước tiên phải là một thanh đới tốt và khoẻ mạnh. Phần trên thanh đới có 2 khoảng trống ở 2 bên song song với nhau gọi là buồng thanh quản, phần trên cùng của thanh quản có một bộ phận nhỏ như cái nắp gọi là nắp thanh thiệt. Nắp này mở ra đóng vào khi phát âm và nuốt thức ăn. 3-Cuống họng Thanh đới rung tạo thành âm thanh, âm thanh đi từ khe thanh quản lên, trước hết được phóng to ra trong cuống họng. Cuống họng còn gọi là bộ phận truyền âm, được bao bọc bởi một tổ chức niêm mạc, rất dễ bị tổn thương, ảnh hưởng đến giọng hát do vậy cần chú ý giữ gìn . 4-Mồm Cuối cùng âm thanh đi ra ngoài qua mồm. Hoạt động của mồm bao gồm những hoạt động của hàm ếch mềm, lưỡi, môi, hàm dưới và sự hỗ trợ của răng. 3 TRẦN CAO VÂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM Mồm giữ vai trò quan trọng khi phát âm. Những âm thanh được phát ra từ thanh đới đi ra ngoài thông qua những hoạt động của mồm, tạo nên những âm thanh chính xác có âm sắc đẹp. Từ mồm, âm thanh chứa đựng nội dung cụ thể thông qua ngôn ngữ, hợp lại bởi những nguyên âm và phụ âm do các hoạt động của mồm tạo ra dưới sự chỉ đạo của não. Âm thanh ở đây còn được mang những cảm xúc tinh tế, có tính nghệ thuật. Ngoài ra còn có sự hỗ trợ đắc lực cho phát âm đó là xương xoang của mũi, vòm mặt và trán, gọi chung là các xoang cộng minh. BÀI 2 HƠI THỞ THANH NHẠC I-Vị trí hơi thở trong kỹ thuật thanh nhạc 1-Thở ngực: Luồng không khí hít vào phần trên của phổi làm lồng ngực phía trên căng ra, nâng lên còn hoành cách mô thì hầu như ổn định, (Hoành cách mô là một lớp màng ngăn cách giữa phổi và bụng, co giãn được. Màng ngăn này đóng vai trò không nhỏ trong hoạt động của hơi thở khi hát, đặc biệt trong kiểu thở ngực dưới với bụng và thở bụng). Kiểu thở ngực tạo điều kiện phát ra âm thanh nhẹ nhàng với âm lượng nhỏ, đáp ứng những yêu cầu thể loại ca hát không có cao trào lớn chẳng hạn như ca khúc trữ tình nhỏ, dân ca giai điệu dịu dàng, uyển chuyển, với tầm cữ âm thanh tương đối hẹp. Kiểu thở này có thể phù hợp với ca sỹ chuyên và không chuyên có giọng hát nhẹ không khoẻ. 2-Thở ngực kết hợp với bụng: Kiểu thở này khi hít hơi vào luồng không khí vào sâu hơn, làm căng phần ngực dưới, hoành cách mô cũng tham gia hoạt động, kiểu thở này phát huy được toàn bộ lồng ngực, giống kiểu thở ngực dưới và bụng. 3-Thở ngực dưới với bụng: Là kiểu thở phổ biến nhất mà các ca sỹ hát nhạc kịch áp dụng. Ở nước ta các ca sĩ có giọng hát khoẻ cũng hát với kiểu thở này. Khi hít vào phần ngực dưới căng ra, các xương sườn cụt dưới giương lên, bụng cũng hơi phình ra một chút ở phía dưới và cả hai bên sườn. Hoành cách mô cùng tham gia một cách tích cực tạo điều kiện tốt cho việc nén hơi, đó là điểm tựa cho một cột hơi đều đặn, liên tục; cho phép các ca sĩ hát được những nốt cao của giọng. Từ những nốt chuyển ở cuối âm khu “mở” trở lên cho đến hết âm khu cao, là những nốt phải hát âm thanh “đóng”. 4-Thở bụng: Với kiểu thở này, khi hít hơi vào lồng ngực gần như không động đậy, chỉ có bụng phình ra. Kiểu thở này gồm hai hoạt động trái ngược nhau. Cơ bụng hoạt động khi đẩy hơi ra và hoành cách mô căng ra khi hít vào. Trong kiểu thở bụng, thở ngực dưới với bụng đều có sự tham gia tích cực của hoành cách mô nhưng hơi khác ở chỗ: Kiểu thở bụng, khi đẩy hơi ra, bụng dưới hoạt động nhiều hơn, còn kiểu thở ngực dưới và bụng thì chỉ thấy rõ phần bụng trên hoạt động mà thôi. 4 TRẦN CAO VÂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM II-Luyện tập hơi thở thanh nhạc 1-Hơi thở thanh nhạc: Là hơi thở nhưng tích cực hơn hơi thở bình thường rất nhiều, bởi vì nó đáp ứng yêu cầu của âm thanh và độ dài của câu hát. Đặc biệt kiểu thở ngực-hoành cách mô (là kiểu thở sâu nén hơi mạnh). Trong thực hành ca hát, người ta đúc kết lại 4 kiểu thở thanh nhạc như đã nêu trên. Đối với người mới họchát nếu bắt chước một cách máy móc dù là bắt chước người hát giỏi, cũng không phải luôn luôn mang lại kết quả tốt đẹp, bởi vì nghệ thuật cần có sự sáng tạo liên tục, trong đó có những bài tập có tính nguyên tắc chung cho các loại giọng, song những bài tập riêng biệt cho mỗi loại giọng lại là những nhân tố quan trọng. Vấn đề hơi thở lại là vấn đề quan trọng nhất. Ý định người hát muốn hát một âm cao, thấp, to, hay nhỏ được chuyển hoá thành những tác động của hệ thần kinh trung ương điều khiển độ căng của thanh đới tương ứng với âm thanh định phát ra, đồng thời, gần như cùng một lúc, điều khiển một áp lực của hơi thở từ phổi đẩy ra tương ứng với độ căng của thanh đới. Hai lực này phải luôn luôn phù hợp nhau mới có được âm thanh chính xác và có chất lượng. Muốn chủ động điều khiển hoạt động này, phải tập đẩy hơi và ghìm hơi thở sao cho những hoạt động đó trở thành thói quen chính xác. Tuy vậy đây cũng mới chỉ là kết quả bước đầu của việc luyện tập, chưa phải là kiến thức vững vàng của một quá trình rèn luyện theo một phương pháp khoa học. Tập đẩy hơi thở và ghìm hơi thở bằng thanh đới rung tạo cho những hoạt động đó trở thành thói quen chính xác. Hơi thở trong khi hát còn giải quyết vấn đề góp phần làm rõ ý nghĩa câu hát. Chỗ lấy hơi đồng thời cũng là chỗ ngắt câu, ấm định sự trọn ý, trọn nghĩa của câu hát, ngoài mục đích giải quyết yêu cầu của âm thanh còn phục vụ ý nghĩa của câu hát. Không nên lấy hơi tuỳ tiện, cứ hát hết hơi mới lấy hơi, làm như vậy đôi khi mất đi ý nghĩa của câu hát. 2- Động tác lấy hơi: Trong khi lấy hơi cần chú ý động tác phải nhẹ nhàng như nuốt không khí vào (không phát ra tiếng động). Hít hơi nhanh, nếu chậm sẽ ảnh hưởng đến tiết tấu và làm sự bật âm thanh (át tác ca) gây căng thẳng một cách không cần thiết. Nên hít hơi bằng mũi, một phần nhỏ qua miệng. Hít hơi bằng mũi sẽ đưa vào sâu hơn, làm căng lồng ngực phấn trung tâm, cố gắng giữ trạng thái căng cần thiết này trong suốt độ dài câu hát. Chú ý: Không nên hít hơi hoàn toàn qua miệng, sẽ khó đưa luồng hơi vào sâu trong phổi và dễ tác hại cho thanh quản, dễ làm khô cổ. Hít hơi qua miệng trông lộ liễu không đẹp mắt. Không hít hơi quá nhiều (thừa hơi). Không dùng hết kiệt một cột hơi, chỉ để thừa một ít trước khi lấy cột hơi khác. Không nhô vai, rướn người lên khi lấy hơi. 3-Động tác đẩy hơi (nhả hơi): Sau khi hít hơi vào, ta ghìm hơi 1-2 giây sau đó trên cơ sở hơi thở được ghìm lại, ta phát ra âm thanh-dần dần đưa hơi thở theo âm thanh ra đều đặn. Kéo dài trạng thái căng thẳng cần thiết ở khoảng trung tâm lồng ngực cho tới cuối câu hát. Đó là động tác ghìm nén hơi. Phải điều tiết hơi thở sao cho tới cuối câu hát, hơi thở vẫn tương đối đều đặn và thừa lại một chút trước khi hít cột hơi khác. Khi hát 5 TRẦN CAO VÂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM những Quãng 4 trở lên cần lưu ý: Hơi ép bụng dưới một cách mềm mại, ví dụ trong bài “Hà Nội niềm tin và hy vọng” của Phan Nhân có những khoảng nhảy cần đẩy hơi bằng bụng. *những điều cần tránh khi đẩy hơi: -Không đẩy hơi quá mạnh đặc biệt là ở các nốt cao. -Không tống hơi ồ ạt, đột ngột từng đợt, mà phải đẩy hơi đều đặn liên tục, bám sát giai điệu bài hát gọi là hát liền hơi (legatô). Như vậy âm thanh mới đều, trơn tru, mượt mà. Khi hát cần tiết kiệm hơi. Làm sao một cột hơi phải hát được tối thiểu một câu nhạc càng dài càng tốt mà âm thanh vẫn vang đầy đủ. Tóm lại khi đẩy hơi cần tránh tình trạng thô bạo dùng sức, quá căng thẳng. BÀI 3 TẬP ĐẨY HƠI -Hít hơi vào sau đó ghìm hơi một vài giây, đạt đầu lưỡi giữa hai hàm răng sít lại và xì hơi dần ra ngoài, qua kẽ hở của hai hàm răng. Cố găng kéo dài thời gian xì hơi trong khi đó phải giữ sự căng thẳng cần thiết của bụng trên giáp ngực cho tới khi hết hơi. Không được xẹp bụng xuống đột ngột. Có rhể dùng tay hoặc tờ giấy để sát miệng mà kiểm tra luồng hơi xì ra đều đặn, liên tục không ? BÀI TẬP ĐẨY HƠI KẾT HỢP ÂM THANH 6 TRẦN CAO VÂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM CHƯƠNG II (10t) BÀI 4 ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI GIỌNG HÁT. I-Ý nghĩa của việc phân loại giọng hát: Là công việc đầu tiên của người học hát, để xác định giọng hát vào loại giọng nào. Nếu xác định phân loại giọng sai sẽ dẫn đến tác hại lớn cho người họcháthát không đúng tầm cữ giọng của mình thì sẽ mất dần tính chất tự nhiên. Khi tập các nốt cao âm thanh sẽ bị tối, mờ, xỉn. Nếu không khắc phục sửa chữ để lâu ngày sẽ dẫn đến mất giọng. Đặc biệt khi phân bè cho các dàn đồng ca, tốp ca ở lứa tuổi học sinh (HS) nếu xác định phân loại giọng không đúng để kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chất giọng vốn có của HS. II-Những căn để xác định phân loại giọng hát 1-Căn cứ vào âm vực giọng Thử giọng bằng cách hát từ nốt thấp nhất đến nốt cao nhất với một nguyên âm dễ hát. đối với các giọng thông thường thì cách phân loại này thường mang lại hiệu quả chính xác. Ví dụ: xác định giọng nam cao, hát xuống thấp thường có hiệu quả tới nốt đô 1, lên cao tới nốt la2, si2 (gần 2 quãng 8). 2-Thông qua đặc tính âm sắc của các loại giọng Âm sắc trong thanh nhạc là màu sắc của chất giọng, tính chất âm thanh của mỗi loại giọng hát đều có màu sắc riêng. Nếu là giọng nam cao thì âm sắc phải trong sáng, bay bổng; giọng nam trung thì âm sắc phải mềm mại, ấm áp; giọng nữ cao thì âm sắc phải mềm mại, uyển chuyển.v.v (đặc điểm âm sắc giọng chỉ là một đặc điểm cần xét đến chứ không hoàn toàn mang tính quyết định trong phân loại giọng). 3-Thông qua vị trí các nốt chuyển giọng Đó là các nốt chuyển tiếp từ những âm khu khác nhau của mỗi loại giọng hát. Từ âm khu thấp đến âm khu trung, hoặc âm khu ngực, âm khu giọng pha, âm khu giọng óc đều có các nốt chuyển giọng. Ở nam giới có 2 âm khu: Âm khu ngực và âm khu óc. Ở nữ giới có 3 âm khu: Âm khu ngực, âm khu hỗn hợp (pha giữa ngực và óc) và âm khu óc. Ở nam có một chỗ chuyển giọng, ở nữ có hai chỗ chuyễn giọng giữa các âm khu này. +Ngoài ra người ta còn xác định giọng bằng cách đo thanh đới hoặc thông qua tầm cữ cao, thấp “Tesstura” của tác phẩm phù hợp theo từng loại giọng. Sau đây là vị trí các nốt chuyển giọng (theo cách ghi thông thường ở khoá Sol). 7 TRẦN CAO VÂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM III-Các loại giọng Cho đến nay trên thế giới người ta chấp nhận 3 loại giọng cơ bản cho cả nam và nữ và chấp nhận giới hạn về tầm cữ cho từng loại giọng A-Âm vực giọng hát nữ a1-Giọng nữ cao (Soprano) là giọng hát cao nhất trong các loại giọng a2-Giọng nữ trung (Mezzosoprano), là giọng trung gian giữa giọng nữ trầm và giọng nữ cao. a3-Âm vực giọng nữ trầm (nghe như giọng nam cao) a4-Giọng nữ cực trầm (Contrato) B-Âm vực giọng hát nam: Chú ý: âm vang thực của giọng nam được ghi ở khoá Fa 4. b1-Giọng nam cao (tenore) xét về tính chất, giọng nam cao có 3 loại: -Nam cao trữ tình có âm sắc trong sáng, nhẹ nhàng bay bổng, trong sáng, linh hoạt, thể hiện tốt những ca khúc trữ tình. -Giọng nam kịch tính vang khoẻ toàn bộ âm vực, âm thânh tròn, đầy đặn, nhiều chất “thép” hơn giọng nam trữ tình. Tầm cữ giọng từ nốt Đô quãng 8 nhỏ (Q8) nhỏ đến Sol2, La2. 8 TRẦN CAO VÂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM b2-Giọng nam trung (Bariton) Là giọng chiếm tỷ lệ cao trong giọng hát nam, tính chất pha giữa giọng nam kịch tính và giọng nam trầm. Giọng nam trung cũng có hai loại: -Nam trung trữ tình: Âm sắc mềm mại, gần với âm sắc giọng nam cao, có thể đầy đặn hơn, tròn, ấm hơn. -Nam trung kịch tính: Âm sắc tối hơn nhưng vang khoẻ, đặc biệt ở âm khu trung và âm khu cao. Tầm cữ giọng từ nốt La Q8 nhỏ đến nốt Fa2-Sol2. b3-Giọng nam trầm (Basse). Âm vực từ nốt Fa Q8 nhỏ đến nốt FaQ1. -Ngoài ra còn có giọng nam cực trầm (Ottavit). Ở Việt nam chưa thấy có ai có loại giọng này, chỉ có ca sĩ người nước ngoài. BÀI 5 GIỌNG HÁT HS-NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH LUYỆN GIỌNG VÀ TẬP HÁT CHO HS I-Những đặc điểm của giọng hát HS theo từng độ tuổi Giọng hát HS trải qua một số giai đoạn phát triển gắn liền với sự hình thành giới tính, sự phất triển cơ thể và tâm sinh lý. Cho đến nay người ta tạm chia giọng hát HS ra làm 4 giai đoạn như sau: 1-Giai đoạn dưới 11-12 tuổi Giọng hát hoàn toàn là âm thanh của trẻ. Thời kỳ này, giọng hát của các em chưa có những thay đổi đáng kể. Âm thanh nhẹ nhàng, êm ái “âm thanh cộng minh đầu” vốn có tự nhiên của trẻ. Thời kỳ này nếu được hướng dẫn chu đáo thì giọng hát sẽ phát triển bình thường, nếu việc họchát ở trường tổ chức tốt, đúng phương pháp thì vào lứa tuổi 9-10 giọng hát HS sẽ bắt đầu vang đặc biệt tốt. Thời kỳ này gọi là thời kỳ “hoàng kim” của giọng hát HS. Giọng hát các em trai rất vang, giọng các em gái bắt đầu có âm sắc riêng. 2-Giai đoạn từ 11 đến 12 (13) tuổi Là giai đoạn trước “vỡ giọng” xuất hiện những dấu hiệu cho thấy sự thay đổi trong cơ thể như; tăng trọng, tăng trưởng, bộ máy phát âm phát triển thất thường, không còn phẳng lặng. Cơ thể hình giáng bên ngoài không cân xứng, giọng hát, nói không còn sáng, dường như tối, xỉn, hơi khàn. Có thể cho thấy cả sự thay đổi về tầm cữ giọng (hạn chế tầm cữ giọng). 9 TRẦN CAO VÂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM Những thay đổi trong giọng hát giai đoạn này: Những em trai, sự phát triển mạnh hơn và không đều hơn, mặc dù bộ máy phát thanh vẫn còn nguyên tính chất trẻ thơ. Thanh đới có thể thấy sưng tấy đỏ lên, làm ngứa họng. Trong suốt thời kỳ này, tất cả những thay đổi về tâm sinh lý của HS, đặc biệt là các em gái, (trước khi có kinh nguyêt thường chóng mặt, nhức đầu, ể oải, dễ cáu kỉnh…) tác động xấu đến đến giọng hát. Vì vậy đây là lúc cần đựơc quan tâm và có chế độ tập luyện phù hợp. 3-Thời kỳ vỡ giọng 13-14 tuổi, kéo dài đến 15-16 tuổi, có khi dài hơn. Thời kỳ này, các em trai thanh quản tăng trưởng nhanh, thanh đới dài ra, giọng hát, nói thay đổi rõ rệt. Chuyển xuống bát độ nhỏ. Ở các em gái cũng có thể thấy sự vỡ giọng đột ngột, nhưng hiếm hơn. Thời kỳ này nên tạm ngưng việc luyện tập hát. Đối với cácem gái, mỗi lần có kinh nguyệt phải nghỉ tập+hát 3-4 ngày đầu. Trong suốt thời kỳ này, đặc biệt là cuối giai đoạn này giọng hát các em sẽ phát triển, là thời kỳ bản lề để chuyển từ chất giọng trẻ sang giọng người lớn. Khoảng 16, âm sắc ở các em trai chất giọng chưa ổn định, có khi còn song song hai chất giọng, khi thì giọng đàn ông khi thì giọng đàn bà. Ở các em gái, thời kỳ này đã hình thành rõ giọng của thời kỳ trưởng thành. Cũng có khi trong giọng hát lại “xỉn” như bắt đầu vỡ giọng. Bộ máy phát thanh bắt đầu phát triển. 4-Thời kỳ 17- 18 ( sau vỡ giọng) Thanh quản gần như định hình hoàn toàn, tuy bộ máy hô hấp vẫn còn phát triển. Thời kỳ này kéo dài đến 20 tuổi (đôi khi muộn hơn). II-Âm vực trong giọng hát lứa tuổi học sinh (HS) Mỗi lứa tuổi có âm vực của lứa tuổi đó. Khi dạy hát cần chọn lựa bài hát cũng như xác định tính chất của từng giọng. 1-Lứa tuổi dưới 11-12 tuổi: Ở các học sinh cấp 1 âm vực khá rộng, có thể từ nốt La bát độ nhỏ đến Rê 2. Mi 2 (Có khi hơn) nhưng “ vùng vang” ít vang hơn, trung bình từ Mi 1. Đến Xi 1. Đôi khi đô2. Vùng vàng là khu vực thuận tiện cho các em nghe và hát lên được. Là khu vực có thể gọi là tầm cữ chuẩn. 2-Lứa tuổi chuyển giọng: Tầm cữ trung bình lên đến Đô1- đô2- (rê2-Mi2), một số em không hát được những âm cao. Vùng vang tạm thời kém vang hơn. Vùng trung lại xỉn, vùng âm cao nhất lúc này rất không ổn định, do đó không nên cho để HS hát nhiều. 10 [...]... dạy và tập một bài hát cho HS 10/ Nêu những vấn đề liên quan đến việc xử lý ngôn ngữ trong ca hát CHƯƠNG III (10t) LUYỆN TẬP NHỮNG CÁCH HÁT KỸ THUẬT KHÁC NHAU -Hat liền tiếng -Hát nhanh -Hát âm nẩy -Hát sắc thái to nhỏ Trong quá trình học tập, nhiệm vụ vô cùng quan trọng là nắm vững cách hát và những yêu cầu khác nhau như: hát liền tiếng (Căngtilena), hát nhanh, hát âm nẩy (Staccato), hát từ nhỏ tới to,... giai điệu và lời ca Khi giọng hát đã tương đối phát triển, nên dành thời gian luyện tập các bài mẫu âm và tập hát Tóm lại, hai công việc luyện thanh và luyện tập mẫu âm là công việc thường xuyên của người học hát 2-Lựa chon bài hát Trong từng giai đoạn học tập thanh nhạc, việc tập bài hát có những yêu cầu ở những mức độ khác nhau.Giai đoạn đầu mới học tập, giọng hát còn chưa phát triển, chưa nắm được kỹ... VÂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM Bài 60 Bài 61 Yêu cầu kỹ thuật Những bài tập hát nhanh và phát triển hơi thở gồm những bài mẫu âm chuyển động, phát trển hát ở tốc độ tương đối nhanh, mục đích làm cho giọng hát được linh hoạt, nhẹ nhàng và hơi thở được phát triển để có thể hát được những câu hát dài Những bài tập này cần chú ý hát thật chuẩn xác cao độ (Nên xướng âm trước) Khi mới tập nên hát ở tốc độ vừa,... dần tự xướng âm, ghép lời Đó là cách dạy hát tích cực, tạo hứng thú, phát huy lòng tự tin của các em, khiến khả năng tiếp thu âm nhạc của các em phát triển nhanh và tốt hơn BÀI 6 CÁCH PHÁT ÂM VÀ XỬ LÝ NGÔN NGỮ TRONG CA HÁT I-Xử lý khẩu hình trong ca hát 1 -Hát rõ lời: là một trong những yếu tố góp phần vào chất lượng biểu diễn bài hát, khi dạy hát Để có kỹ năng hát rõ lời, cầm hiểu thêm đôi điều về đặc... HỌC QUẢNG NAM Bài 44 Bài 45 Yêu cầu kỹ thuật Từ bài 43 đến bài 45, tập hát hợp âm rải liền giọng, nốt đầu tiên phải nhẹ nhàng, sau đó phát triển dần âm lượng, khi quay trở xuống hát nhẹ dần bài 45 âm thanh tròn, đều như khi hát một câu hát đẹp, có lời chú ý sắc thái âm thanh Bài 46 Bài 47 Bài 46-47 hát liền giọng, âm thanh tròn, đều như khi hát một câu hát đẹp, có lời, chú ý chính xác cao độ, khi hát. .. gam trưởng, hát tương đối mạnh, phần trục gam thứ thì nhẹ và mêm Bài 52 và 56, khi đặt âm đầu phải hết sức nhẹ nhàng, sau đó phát triển dần, hát tròn tiếng, sắc thái rõ ràng như khi hát một câu hát đẹp, có lời, chú ý chính xác về câo độ Bài 54-55, phách thứ 2, khi hát Q5, bụng dưới hơi ép vào đẩy hơi 34 TRẦN CAO VÂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM C-Những bài tập phát triển kỹ thuật hát nhanh và phát triển... TRẦN CAO VÂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM Âm thanh phát triển to dần, không rộ ra đột ngột, tránh tình trạng căng thẳng quá mức Hát to dần P -f Hát nhỏ dần P -f f p -pp f - p f p Hát vuốt nhỏ dần là cách hát tương đối khó hơn hát to dần, đặc biệt khi hát ở những nốt cao Do vậy phải thận trọng và kiên trì Cũng như cách hát to dần, hát nhỏ dần cũng yêu cầu... MôlôycLavi (Giáo trình trang 98-100) Để thể hiện được bài hát này đòi hỏi người hát phải có một khả năng áp dụng kỹ thuật thanh nhạc về hát nhanh, hát âm nẩy nhuần nhuyễn và với một chất giọng Nữ cao Bài hát này chỉ nhằm mục đích giới thiệu Việc tập hát cho học sinh sinh viên không đòi hỏi phải áp dụng tốt kỹ thuật hát âm nẩy, mà chỉ áp dụng kỹ thuật hát nhanh (nên bài giảng này không đi sâu vào phân tích... độ vừa phải, khi đã thuộc bài, phát âm linh hoạt mới tăng dần tốc độ nhanh Tập hát nhanh giúp cho giọng hát phát triển tốt, nhẹ nhàng và linh hoạt, hơi thở cũng dần tiết kiệm và hát được câu nhạc dài hơn Tập hát nhanh còn là biện pháp khắc phục những tật hát giọng cổ, ngoài ra, kiểu hát này còn có tác dụng giải quyết một số vấn đề quan trọng nữa là: thuận lợi trong việc hát những nốt ở âm khu cao của... vàng sao” thành “ta -i trong…” Khi hát phải đảm bảo âm vang cần thiết của âm thanh, nhưng rất cần phải chú ý hát rõ lời Đặc biệt đói với những người phát âm chưa tốt, những em học sinh thường phát âm tiếng địa phương, tật nói ngọng thì phải điều chỉnh cách phát âm, điều chỉnh âm thanh để đảm bảo cho bài hát được rõ lời, nếu không bài hát sẽ khó hiểu, hiệu quả sẽ hạn chế Hát rõ lời là yêu cầu tối cần thiết, . CA HÁT I-Xử lý khẩu hình trong ca hát 1 -Hát rõ lời: là một trong những yếu tố góp phần vào chất lượng biểu diễn bài hát, khi dạy hát. Để có kỹ năng hát. người học hát. 2-Lựa chon bài hát Trong từng giai đoạn học tập thanh nhạc, việc tập bài hát có những yêu cầu ở những mức độ khác nhau.Giai đoạn đầu mới học