Đồ án tốt nghiệp kỹ sư xây dựng cực kỳ quan trọng với các sinh viên ngành Xây dựng. Hiện nay 100% đề tài là nhà cao tầng và cũng 100% các bạn sinh viên dựng mô hình, phân tích nội lực bằng các phần mềm chuyên dụng như Etabs hoặc Sap. Bộ tài liệu này hỗ trợ đắc lực cho các bạn sinh viên ở khâu xuất, lọc nội lực từ EtabsSap và tính toán thép. Bộ tài liệu bao gồm bộ công cụ excel đã được thiết lập sẵn kèm theo hướng dẫn sử dụng, ngoài ra còn có hỗ trợ xuất bảng thuyết minh và kiểm tra kết quả.
Trang 1HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH TÍNH THÉP TRÊN EXCEL
A GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH TÍNH THÉP
Chương trình tính thép “ETABS-SAP2000vision2.15” dùng tham khảo làm thiết kế kết cấu đồ án môn
học, đồ án tốt nghiệp Để việc thực hiện dễ dàng hơn thì phần mềm “ETABS-SAP2000vision2.14” đã
được chia ra những phần riêng biệt và được nâng cấp lên vision2.15 có một số tính năng mới
Chương trình tính thép “ETABS-SAP2000vision2.15” gồm có:
+ Chương trình tính thép dầm
+ Chương trình tính thép cột LTP 1 phương
+ Chương trình tính thép cột LTP 2 phương
+ Chương trình tính thép cột LTX
Ngoài ra, còn chương trình “XUẤT BẢNG THUYẾT MINH VÀ KIỂM TRA KẾT QUẢ” được kèm theo nhằm để xuất các bảng tính phục vụ cho thuyết minh
Một số đặc điểm chương trình tính thép “ETABS-SAP2000vision2.15”:
+ Giao diện đơn giản dễ sử dụng
+ Lập trên nền VBA Microsoft Office Excel
+ Xử lý số liệu nhanh chóng
+ Kết quả tính toán tương đối chính xác (đã được kiểm tra và có chương trình “kiểm tra kết quả” kèm theo)
Một số tính năng chương trình tính thép “ETABS-SAP2000vision2.15”:
+ Lấy nội lực từ Microsoft Office Access
+ Tổ hợp các trường hợp nội lực nguy hiểm
+ Lựa chọn vật liệu sử dụng dễ dàng
+ Tính ra diện tích cốt thép và hàm lượng cốt thép
+ Tự chọn và bố trí cốt thép hợp lý (dùng để tham khảo khi chọn thép thủ công)
Tài liệu tham khảo:
+ Tiêu chuẩn Việt Nam 356 – 2005
+ Giáo trình “KẾT CẤU BTCT TẬP 1, TẬP 2” của thầy VÕ BÁ TẦM
+ Giáo trình “TÍNH TOÁN TIẾT DIỆN CỘT BTCT” của thầy NGUYỄN ĐÌNH CỐNG
Trước khi sử dụng cần phải đọc kỹ hướng dẫn, tránh trường hợp trong quá trình thực hiện chương trình bị lỗi
Trang 2B HƯỚNG DẪN TÍNH THÉP
I Xuất Nội Lực Sang Microsoft Office Access
1 Thiết kế bằng phần mềm Etabs
Khi chạy trương trình xong chọn:
File > Export > Save Input/Output As Access Database File…
Xuất hiện hộp thoại “Choose Tables”
Chọn tất cả các bảng xuất ra > Select Cases/Combos…
Trang 3Xuất hiện hộp thoại “Chọn các trường hợp tổ hợp cần xuất ra”
+ Trường hợp xuất ra phần tử “Dầm” : Chọn BAO…> OK
+ Trường hợp xuất ra phần tử “Cột” : COMB… > OK
Đặt tên và lưu file vào 1 thư mục VD: NL DAM, NL COT…
Trang 42 Thiết kế bằng phần mềm Sap2000
Khi chạy trương trình xong chọn:
File > Export > Sap2000 MS Access Database mdb File…
Xuất hiện hộp thoại “Choose Tables for Export to Access”
Chọn tất cả các bảng xuất ra > Select Analysis Cases …
Trang 5Xuất hiện hộp thoại “Chọn các trường hợp tổ hợp cần xuất ra”
+ Trường hợp xuất ra phần tử “Dầm” > Chọn BAO…> OK
+ Trường hợp xuất ra phần tử “Cột” > COMB… > OK
Đặt tên và lưu file vào 1 thư mục VD: NL DAM, NL COT…
Trang 6II Tính Cốt Thép
1 Tính toán thép dầm
B1 Khởi động bảng tính: khi khởi động bảng tính sẽ xuất hiện giao diện như hình bên dưới
(H1 Giao diện bảng tính thép dầm)
B2 Click vào
B3 Click chọn nội lực xuất ra từ phần mềm phân tích kết cấu
(Tìm đường dẫn đến file vừa xuất ra “file Access”)
Trang 7B4 Nhập các thông số tính toán
(H2 Giao diện thông số tính toán) 1: Bê tông cấp độ bền chịu nén: B12.5; B15; B20;
2: Nhóm thép dọc (chịu lực): CI, AI; CII, AII; CIII, AIII
3: Nhóm thép đai: CI, AI
4: Hệ số điều kiện làm việc của bê tông b: 0.9; 1.0; 1.1
5: Giả thiết khoảng cách a:
+ Nếu để trống thì chương trình tự động giả thiết a theo chiều cao dầm
+ Nếu nhập số giả thiết a thì tất cả cấu kiện đều giả thiết cùng một giá trị a
6: Đường kính đai: 4; 6; 8; 10
7: Số nhánh đai: 1; 2; 3; 4
8: Đường kính thép dọc (thép chịu lực): 12; 14; 16; 18; ;25
(chọn thép chịu lực cho toàn bộ công trình)
B5 Click vào
B6 Click vào
Loc ra 3 vị trí của dầm: M3 gối – M3 nhịp – M3 gối
(M3 min1 – M3 max – M3 min2)
Trang 8B7 Kiểm tra hàm lượng cốt thép tt, trường hợp:
tt = const (thỏa) thì ok
tt = !! (không thỏa) thì tăng cấp độ bền của bê tông hoặc thay đổi tiết diên dầm trong phần mềm phân tích kết cấu Sap2000 hay Etabs rồi chạy lại phần mềm tính thép
B8 Dùng chương trình “XUẤT BẢNG THUYẾT MINH VÀ KIỂM TRA KẾT QUẢ”
Xuất các bàng tính cần thiết phục vụ cho thuyết minh
Kiểm tra kết quả tính thép trong trương trình
B9 In thuyết minh
(H3 Sau khi tính thép dầm)
(H4 Sau khi bố trí thép dầm)
Trang 92 Tính thép cột 1 phương
B1 Khởi động bảng tính: khi khởi động bảng tính sẽ xuất hiện giao diện như hình bên dưới
(H1 Giao diện bảng tính thép cột 1 phương)
B2 Click vào
B3 Click chọn nội lực xuất ra từ phần mềm phân tích kết cấu
(Tìm đường dẫn đến file vừa xuất ra “file Access”)
Trang 10B4 Nhập các thông số tính toán
(H2 Giao diện thông số tính toán) 1: Bê tông cấp độ bền chịu nén: B12.5; B15; B20;
2: Nhóm thép dọc (chịu lực): CI, AI; CII, AII; CIII, AIII
3: Nhóm thép đai: CI, AI
4: Hệ số điều kiện làm việc của bê tông b: 0.9; 1.0; 1.1
5: Giả thiết khoảng cách a:
+ Nếu để trống thì chương trình tự động giả thiết a theo chiều cao dầm
+ Nếu nhập số giả thiết a thì tất cả cấu kiện đều giả thiết cùng một giá trị a
6: Đường kính đai: 4; 6; 8; 10
7: Số nhánh đai: 1; 2; 3; 4
8: Đường kính thép dọc (thép chịu lực): 12; 14; 16; 18; ;25
(chọn thép chịu lực cho toàn bộ công trình)
9: Hệ kết cấu: Siêu tĩnh hoặc Tĩnh định
10: Hệ số an toàn
11: Hệ số chiều dài an toàn: Lo = 0.5; 0.7; 1; 2
B5 Click vào
Khi tính thép chương trình lọc các cặp nội lực nguy hiểm nhất để tính thép cột
+ N max – M3 tư
+ M3 max – N tư
+ M3min – N tư
Trang 11B6 Click vào
Từ các cặp nội lực nguy hiểm đã tính thì lựa chọn diện tích lớn nhất (As max) để bố trí thép
B7 Kiểm tra hàm lượng cốt thép tt, trường hợp:
tt = const (thỏa) thì ok
tt = !! (không thỏa) thì tăng cấp độ bền của bê tông hoặc thay đổi tiết diên dầm trong phần mềm phân tích kết cấu Sap2000 hay Etabs rồi chạy lại phần mềm tính thép
B8 Dùng chương trình “XUẤT BẢNG THUYẾT MINH VÀ KIỂM TRA KẾT QUẢ”
Xuất các bàng tính cần thiết phục vụ cho thuyết minh
Kiểm tra kết quả tính thép trong trương trình
B9 In thuyết minh
(H3 Sau khi tính thép cột)
(H4 Sau khi bố trí thép LTP 1P)
Trang 123 Tính thép cột 2 phương
Tương tự như tính thép cột 1 phương
Khi tính thép chương trình lọc các cặp nội lực nguy hiểm nhất để tính thép cột
+ N max – M3 tư – M2 tư
+ M3 max – M2 tư - N tư
+ M3 min – M2 tư - N tư
+ M2 max – M3 tư - N tư
+ M2 min – M3 tư - N tư
Một số hình ảnh về thép cột 2 phương
(H1 Giao diện bảng tính thép cột 2 phương)
(H2 Tính thép cột 2 phương)
Trang 13(H3 Bố trí thép cột 2 phương)
4 Tính thép cột LTX
Tương tự như tính thép cột 1 phương
Khi tính thép chương trình lọc các cặp nội lực nguy hiểm nhất để tính thép cột
+ N max – M3 tư – M2 tư
+ M3 max – M2 tư - N tư
+ M2 max – M3 tư - N tư
+ M3/N max
+ M3/N min
Một số hình ảnh về thép cột LTX
(H1 Giao diện bảng tính thép cột LTX)
Trang 14(H2 Tính thép cột LTX)
(H3 Bố trí thép cột LTX)
III Hướng Dẫn “XUAT BANG THUYET MINH VA KIEM TRA KET QUA”
Tương tự phần tính thép thì “XUAT BANG THUYET MINH VA KIEM TRA KET QUA” gồm có: + Thuyết minh dầm
+ Thuyết minh cột 1P
+ Thuyết minh cột 2P
+ Thuyết minh cột LTX
Trang 151 Thuyết minh dầm
B1 Khởi động bảng tính
(H.1 Giao diện bảng thuyết minh dầm)
B2 Click vào
(Tìm đường dẫn đến file tính thép dầm “file Excel”)
OK (sau khi đã kết nối dữ liệu)
B3 Click vào
Bây giờ chỉ cần chọn vật liệu và copy số liệu vào để kiểm tra kết quả tính toán trong trương trình
2 Thuyết minh cột 1P, 2P và LTX
Tương tự như thuyết minh dầm
Trang 16IV Những Điều Cần Cần Lưu Ý
1 Đơn vị nội lực
Sap2000: Ton, m, C Kgf, m, C KN, m, C N, m, C
2 Tên phần tử dầm và cột
- Thiết kế bằng Etab:
+ Tên dầm phải có chữ “B” đứng đầu VD: B1, BEAM1,Beam1
+ Tên cột phải có chữ “C” đứng đầu VD: C1, COLUMN1, Column1
- Thiết kế bằng Sap2000:
+ Tên dầm phải có chữ “D” đứng đầu VD: D1, DAM1,Dam1
+ Tên cột phải có chữ “C” đứng đầu VD: C1, COT1, Cot1
3 Tên tiết diện
Ở bản “vision2.15” thì đặt tên tiết diện sao cũng được nhưng phải khai báo tiết diện cho đứng
VD: D25x40 thì Depth (t3): 0.4
Width (t2): 0.25
VD: C40x40 thì Depth (t3): 0.4
Width (t2): 0.4
Trang 174 Nhập nội lực
Phần trên hướng dẫn cách nhập nội lực tự động thông qua Microsoft Office Access
Ngoài ra, có thể nhập nội lực bằng thủ công ( ta xuất nội lực, đơn vị tính, tiết diện sang Microsoft Office Excel rồi copy nội lực đó dán vào chương trình)
(H1 Giao diện tên phần tử, nội lực, tiết diện, đơn vị tính khi thiết kế bằng Sap2000)
(H2 Giao diện tên phần tử, nội lực, tiết diện, đơn vị tính khi thiết kế bằng Etab)
Chú ý: khi thực hiện nhập nội lực bằng thủ công phải nhập các phần (như đơn vị tính, nội lực, tên phần
tử, tiết diện, các mục khác) giống như 2 hình trên vì bước nhập nội lực là rất quan trọng
Trang 18C BẢN QUYỀN CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình tính thép “ETABS-SAP2000vision2.15” gồm có 3 phần:
+ Phần tính thép “ETABS-SAP2000vision2.15”
+ Phần “XUẤT BẢNG THUYẾT MINH VÀ KIỂM TRA KẾT QUẢ”
+ Phần “CHƯƠNG TRÌNH TÌM SỐ SERIAL” (tìm thông tin máy bạn để khởi động bảng tính)
Ghi chú:
Phí thanh toán toàn bộ ( gồm “tính thép dầm” + “tính thép cột LTP 1 phương” + “tính thép cột LTP 2 phương” + “tính thép cột LTX” ) là: 200.000đ
Phí thanh toán từng phần
Chương trình tính thép dầm: 50.000đ
Chương trình tính thép cột LTP 1 phương: 50.000đ
Chương trình tính thép cột LTP 2 phương: 50.000đ
Chương trình tính thép cột LTX: 50.000đ
Hình thức thanh toán
Chuyển khoản: 100.000đ (Ngân hàng Vietcombank, mã số tài khoản là: 0111001339100)
Nạp card diện thoại: 200.000đ (thẻ nạp Mobi 100.000đ, Viettel 50.000đ và Vina 50.000đ)
D THÔNG TIN TÁC GIẢ
CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
TÁC GIẢ: NGUYỄN THANH QUANG
ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP HỒ CHÍ MÌNH 2012
ĐIỆN THOẠI: 01282933105
EMAIL: thanhquang.xd.cmt@gmail.com
Chúc các bạn vui vẻ, hạnh phúc và thành công – Thank you