từ nay đến năm 2020, thành phố Hải Phòng tập trung xây dựng và phát triển để Hải Phòng xứng đáng là thành phố Cảng, công nghiệp, hiện đại; là trung tâm đô thị cấp quốc gia; đầu mối giao
Trang 1i
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia đòi hỏi phải có một CCKT hợp lý, đây là nội dung cơ bản của CNH, HĐH; trong đó CCKT công nghiệp là rất
quan trọng Bộ Chính trị đã xác định “ từ nay đến năm 2020, thành phố Hải Phòng tập trung xây dựng và phát triển để Hải Phòng xứng đáng là thành phố Cảng, công nghiệp, hiện đại; là trung tâm đô thị cấp quốc gia; đầu mối giao thông quan trọng và cửa ngõ chính ra biển của các tỉnh phía Bắc; một cực tăng trưởng của vùng kinh tế động lực phía Bắc; một trọng điểm phát
triển kinh tế biển, có cảng nước sâu; một trong những trung tâm công nghiệp, thương mại lớn của cả nước Phấn đấu Hải Phòng là một trong
những địa phương đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH và cơ bản trở thành thành phố công nghiệp văn minh, hiện đại trước năm 2020.”
Là thành phố có nhiều tiềm năng, song sự chuyển dịch CCKT công nghiệp của Hải Phòng còn chậm, chưa tương xứng với lợi thế, vị trí, vai trò là cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Để chuyển dịch CCKT công nghiệp ở thành phố Hải Phòng với tốc độ nhanh cần có sự nghiên cứu, phân tích cả về lý luận và thực tiễn Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài:
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp ở thành phố Hải Phòng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” để nghiên cứu
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Vấn đề chuyển dịch CCKT đã có một số công trình, tác giả nghiên cứu ở những khía cạnh và mức độ khác nhau, phản ánh nhiều mặt của chuyển dịch CCKT trong cả nước hoặc một địa phương Song, cho đến nay chưa có công
trình nghiên cứu nào về “Chuyển dịch CCKT công nghiệp ở thành phố Hải Phòng trong quá trình CNH, HĐH” một cách có hệ thống, vì thế đề tài được
chọn là vấn đề mới và cần thiết, nhất là đối với thành phố Hải Phòng
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch CCKT công nghiệp trong quá trình CNH,HĐH
Trang 2- Đánh giá thực trạng về chuyển dịch CCKT công nghiệp ở Hải Phòng; trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục chuyển dịch CCKT công nghiệp ở thành phố Hải Phòng trong quá trình CNH, HĐH
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch CCKT công nghiệp trong quá trình CNH, HĐH Cụ thể là trong phạm vi chuyển dịch CCKT trong nội bộ ngành công nghiệp ở Hải Phòng Thời gian khảo sát thực trạng từ 2001 - 2007; lấy giai đoạn 2008 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020 để
đề xuất phương hướng, giải pháp
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm phương pháp luận chung, đặc biệt là phương pháp trừu tượng hoá khoa học và các phương pháp lôgíc và lịch sử, thống kê, phân tích và tổng hợp,
định lượng so sánh
6 Những đóng góp của luận văn
Góp phần làm rõ nội dung, những nhân tố tác động, sự cần thiết phải chuyển dịch CCKT công nghiệp; giới thiệu với thành phố Hải Phòng kinh nghiệm về chuyển dịch CCKT công nghiệp; đánh giá khách quan về thực trạng chuyển dịch CCKT công nghiệp ở thành phố Hải Phòng thời gian qua; đưa ra phương hướng và giải pháp cơ bản tiếp tục chuyển dịch CCKT công nghiệp ở thành phố Hải Phòng trong quá trình CNH, HĐH
7 Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo Nội dung của luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch CCKT công
nghiệp trong quá trình CNH, HĐH
Chương 2: Thực trạng chuyển dịch CCKT công nghiệp ở thành phố
Hải Phòng trong quá trình CNH, HĐH
Chương 3: Phương hướng và các giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục chuyển
dịch CCKT công nghiệp ở thành phố Hải Phòng trong quá trình CNH, HĐH
Trang 3Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH 1.1.1 Quan niệm về cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế công nghiệp
1.1.1.1 Cơ cấu kinh tế
- Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì "CCKT là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành"
- Theo K.Mark: CCKT của một xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất, trình độ của lực lượng sản xuất, quá trình phát triển nhất định của lực lượng sản xuất vật chất của xã hội
- Có thể hiểu: CCKT là tổng thể các mối quan hệ về chất lượng và số lượng giữa các bộ phận cấu thành của nền kinh tế tương ứng với những điều kiện KT-XH trong một thời kỳ nhất định
Xét về mặt chất, thì CCKT là các quan hệ gắn bó giữa các yếu tố kinh tế
Về mặt lượng, đó là quan hệ tỷ lệ giữa các yếu tố cấu thành nền kinh tế
1.1.1.2 Phân loại cơ cấu kinh tế
- Cơ cấu kinh tế: có cơ cấu ngành kinh tế, CCKT theo vùng lãnh thổ, cơ
cấu thành phần kinh tế, đây là ba bộ phận cơ bản hợp thành CCKT và có quan
hệ chặt chẽ với nhau
1.1.1.3 Cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp
- Cơ cấu nội bộ ngành kinh tế : là một cấu trúc bao gồm các phân ngành
trong nội bộ một ngành nhất định và mối quan hệ giữa các phân ngành đó Luận văn này sẽ đi sâu nghiên cứu CCKT nội bộ ngành công nghiệp hay còn được gọi là CCKT công nghiệp
- Cơ cấu kinh tế công nghiệp: Công nghiệp được phân chia thành ba
nhóm ngành chính là Công nghiệp khai thác; Công nghiệp chế biến; Công
nghiệp sản xuất và phân phối điện nước Vậy, cơ cấu ngành công nghiệp là một cấu trúc bao gồm tổng thể các phân ngành của sản xuất CN và tương quan tỷ lệ giữa các phân ngành đó
Trang 41.1.2 CNH, HĐH nền kinh tế và những yêu cầu đặt ra về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH, HĐH
1.1.2.1 Những vấn đề cơ bản về CNH, HĐH nền kinh tế
CNH, HĐH là xu hướng đang diễn ra ở các nước và là một tất yếu khách quan CNH thực chất là quá trình trang bị và trang bị lại công nghệ hiện đại cho các ngành kinh tế; đồng thời là quá trình xây dựng xã hội văn minh công nghiệp, cải biến các ngành kinh tế, các hoạt động theo phong cách công nghiệp và HĐH là mục tiêu của CNH
- CNH là quá trình rộng lớn và toàn diện trên tất cả các ngành, lĩnh vực KT-XH CNH, HĐH vừa là quá trình kinh tế - kỹ thuật, vừa là KT-XH; là phương thức có tính phổ biến để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, khai thác có hiệu quả nguồn lực; mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, xây dựng CCKT với trình độ khoa học - công nghệ ngày càng hiện đại
- Về nguyên tắc thực hiện: CNH phải phát huy nội lực là yếu tố quyết định; mở rộng quan hệ, tranh thủ sự trợ giúp của quốc tế là yếu tố hỗ trợ
1.1.2.2 Những yêu cầu đặt ra về chuyển dịch CCKT trong quá trình CNH, HĐH
- Yêu cầu chuyển dịch CCKT trên cơ sở trang bị và trang bị lại công nghệ hiện đại cho các ngành kinh tế, trước hết là các lĩnh vực trọng yếu;
- Chuyển dịch CCKT tạo sự thúc đẩy phân công lao động, đòi hỏi sự chuyển dịch cả về số lượng, chất lượng với cơ cấu hợp lý
- Chuyển dịch CCKT gắn liền với nhu cầu về vốn và công nghệ
1.1.3 Chuyển dịch CCKT trong quá trình CNH, HĐH
Quá trình CNH là một quá trình toàn diện và đồng bộ, vì nền kinh tế là một hệ thống thống nhất các ngành, lĩnh vực Vì vậy, quá trình CNH, HĐH luôn gắn liền với quá trình chuyển dịch CCKT
Chính vì vậy, chuyển dịch CCKT là quá trình biến đổi cả về số lượng và chất lượng các yếu tố, gắn liền với đó là sự thay đổi về mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nền kinh tế
Chuyển dịch CCKT chính là sự điều chỉnh cơ cấu trên ba mặt: CCKT ngành, CCKT vùng, cơ cấu thành phần kinh tế hướng sự phát triển nền kinh tế theo các mục tiêu đã xác định
Trang 5v
Sự chuyển dịch CCKT: Từ cơ cấu nông, công nghiệp - xây dựng, dịch
vụ sang cơ cấu công nghiệp - xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ; tiến tới cơ cấu dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, nông nghiệp
1.2 CHUYỂN DỊCH CCKT CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CNH 1.2.1 Quan niệm về chuyển dịch CCKT công nghiệp trong quá trình CNH, HĐH
Chuyển dịch CCKT ngành công nghiệp: là sự thay đổi về số lượng, sự thay đổi về quan hệ tỷ lệ giữa các phân ngành sản xuất trong ngành công nghiệp, từ chỗ chưa phù hợp sang một cơ cấu ngành CN tiên tiến, hiện đại, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, tăng tỷ trọng ngành sản xuất có thiết bị
và công nghệ hiện đại, ứng dụng thành tựu KHKT vào sản xuất để tăng năng suất lao động, giảm dần những ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động, công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường
1.2.2 Nội dung chuyển dịch CCKT công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Chuyển dịch CCKT trong quá trình CNH, HĐH tập trung vào một số nội
dung chủ yếu sau: Một là, Phải tập trung chuyển nền công nghiệp mang tính
thủ công, nửa cơ khí sang nền công nghiệp hiện đại, gắn với điện tử, tin học,
số hóa Hai là, Chuyển nền kinh tế sử dụng nhiều lao động sống sang nền công nghiệp có hàm lượng khoa học và công nghệ cao Ba là, Chuyển dịch
nền công nghiệp mang nặng tính lắp ráp sang nền công nghiệp chế tạo các sản
phẩm có giá trị cao Bốn là, Chuyển dịch các ngành công nghiệp sử dụng
nhiều tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm môi trường sang nền công nghiệp sử dụng các vật liệu nhẹ và thân thiện với môi trường
1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp trong quá trình CNH, HĐH
1.2.3.1 Nhóm nhân tố tác động từ bên trong của nền kinh tế gồm
Nhân tố thị trường và nhu cầu tiêu dùng của xã hội; nhân tố các nguồn lực; định hướng chiến lược phát triển kinh tế và thể chế của mỗi nước
1.2.3.2 Nhóm nhân tố tác động từ bên ngoài của nền kinh tế bao gồm
Xu hướng chính trị xã hội của khu vực và thế giới; tác động của cách mạng khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức; xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa
Trang 61.2.4 Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp trong quá trình CNH-HĐH
Một là, do yêu cầu rút ngắn khoảng cách tụt hậu của Việt Nam so với khu vực và thế giới Hai là, do yêu cầu của sự nghiệp xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CNXH Ba là, do yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam Bốn là, do yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
1.3 KINH NGHIỆM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC
1.3.1 Tổng quan về kinh nghiệm chuyển dịch CCKT CN trong quá trình CNH, HĐH củaTrung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc
1.3.2 Tổng quan về kinh nghiệm chuyển dịch CCKT công nghiệp trong quá trình CNH, HĐH của thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh 1.3.3 Bài học cho thành phố Hải Phòng
Một là, Tập trung khai thác, sử dụng các lợi thế so sánh, chuyển dịch CCKT phải khai thác các lợi thế so sánh Hai là, Sự chuyển dịch CCKT từ
mô hình hướng nội sang mô hình hướng ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu Ba là,
Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tập trung khai thác phát huy nội lực, phát triển
cân đối giữa các ngành, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật Bốn là, Sự điều
hành, quản lý có hiệu quả nền kinh tế của nhà nước Nhà nước là một nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế của đất nước
Chương 2
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA
2.1 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CCKT CÔNG NGHIỆP
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Hải Phòng nằm bên ở bờ biển Đông Bắc, cách Hà Nội 102 km, có diện tích 1.519,37 km2 Tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên đất,
Trang 7vii đường biển, đường sắt, đường bộ, hàng không, là cửa chính ra biển của vùng Bắc bộ hội tụ đầy đủ các lợi thế thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp
2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
Hải Phòng là thành phố công nghiệp, có cảng biển lớn nhất miền Bắc, KT-XH ổn định và có bước phát triển mới, Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, liên tục Tốc độ tăng trưởng GDP nhóm ngành công nghiệp, nông - lâm - thuỷ sản, dịch vụ đều cao hơn bình quân chung của cả nước, là cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ
Dân số Hải Phòng là 1.833.300 người, chất lượng nguồn nhân lực khá, Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng lao động trong nhóm ngành kinh tế công nghiệp, dịch vụ Có thể nói, Hải Phòng là nơi hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi
để xây dựng thành trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ của
quốc gia, địa chỉ tin cậy thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài
2.1.3 Kết quả phát triển của ngành công nghiệp Hải Phòng
2.1.3.1 Giá trị sản xuất công nghiệp và mức tăng trưởng giai đoạn
2001 - 2007 theo thành phần kinh tế
- Khu vực kinh tế trong nước tăng trưởng 22,56%/năm (Công nghiệp
TW tăng khá nhanh, công nghiệp nhà nước địa phương giảm)
- Khu vực ngoài nhà nước đạt tốc độ tăng trưởng cao; khu vực có vốn FDI đạt tăng trưởng bình quân 16,88%
2.1.3.2 Giá trị SXCN và mức tăng trưởng giai đoạn 2001 - 2007 phân theo ngành công nghiệp
- Công nghiệp khai thác tăng trưởng khá; CN chế biến tăng cao; CN sản xuất phân phối điện, nước tăng chậm
2.1.3.3 Giá trị tăng thêm (GDP) công nghiệp trong các năm 2001 - 2007
Giá trị tăng thêm của công nghiệp thành phố tăng.Trong đó GDP công nghiệp khai thác tăng 17,63%; công nghiệp chế biến đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 14,74% Công nghiệp SX và phân phối điện - nước tăng 5,04%
2.2 TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH
2.2.1 Chuyển dịch CCKT ngành công nghiệp và sự hình thành những ngành công nghiệp mới
2.2.1.1 Tình hình chuyển dịch về số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp
- Đến 31/12/2007 toàn Thành phố có 12.872 cơ sở sản xuất công nghiệp,
Trang 8khu vực ngoài nhà nước chiếm số lượng lớn nhất; khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm dần; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tăng
- Sự chuyển dịch theo ngành CN: Công nghiệp khai thác giảm mạnh, số
cơ sở ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn; số cơ sở ngành công nghiệp SX và phân phối điện - nước tăng chậm
2.2.1.2 Sự chuyển dịch về cơ cấu lao động công nghiệp
Đến năm 2007, tổng số lao động ngành công nghiệp của thành phố là 159.284 lao động, chủ yếu trong ngành công nghiệp chế biến; lao động công nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến tăng nhanh; lao động công nghiệp ngành công nghiệp khai thác và sản xuất phân phối điện nước tăng chậm
2.2.1.3 Chuyển dịch về cơ cấu vốn đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố
Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2007 là 18,7%/năm, chủ yếu tập trung cho phát triển sản xuất công nghiệp Giá trị tài sản cố định của ngành công nghiệp tăng nhanh
2.2.1.4 Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế
Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế: Công nghiệp nhà nước tăng chậm Tỷ trọng công nghiệp TW ngày càng tăng; công nghiệp nhà nước địa phương giảm tỷ trọng; công nghiệp ngoài nhà nước tăng mạnh; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng do môi trường đầu tư được cải thiện đáng kể
2.2.1.5 Sự hình thành một số ngành công nghiệp mới
Xuất hiện một số ngành công nghiệp mới, đó là sản xuất các sản phẩm xuất khẩu trong các khu công nghiệp như sản xuất robot, linh kiện điện tử, thiết bị phục vụ sản xuất ô tô, sản xuất thép và sản xuất vật liệu xây dựng,
đóng mới và sửa chữa tàu biển có trọng tải lớn
2.2.2 Sự thay đổi trong tương quan về tỷ lệ giữa các ngành CN
- Tương quan giữa các ngành công nghiệp có sự thay đổi theo hướng tích cực cả về số lượng, giá trị tăng thêm và giá trị sản xuất.Về số lượng: công nghiệp khai thác giảm dần; công nghiệp chế biến tăng đáng kể; công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước tăng chậm
- Về vốn đầu tư phát triển, giá trị SX theo các ngành và phân ngành công nghiệp; giá trị tăng thêm (GDP) công nghiệp cũng tăng theo tỷ lệ tương ứng
Trang 9ix Song chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh còn thấp, sự thay đổi tương quan chưa bền vững
2.2.3 Sự phát triển của cụm, khu công nghiệp ở Hải Phòng
Đến nay, Thành phố có 04 khu CN và 06 cụm CN, có hệ thống kết cấu
hạ tầng kỹ thuật tương đối hiện đại, thu hút được một lượng vốn đầu tư đáng
kể, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo được nhiều việc làm, góp phần tích cực di dời các cơ sở sản xuất kinh doanh ô nhiễm môi trường ra khỏi nội đô; đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch CCKT, đóng góp cho ngân sách thành phố; góp phần xoá đói, giảm nghèo ở khu vực nông thôn
Tuy vậy, các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố thời gian qua phát triển chậm, quy mô còn nhỏ, quỹ đất dành cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN mới chưa đáp ứng được yêu cầu; còn bất cập, không khai thác
và phát huy được hiệu quả của các công trình hạ tầng kỹ thuật lớn mới đầu tư bằng vốn ngân sách
2.2.4 Sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành trong chỉ đạo chuyển dịch
cơ cấu công nghiệp
Chưa tương xứng với yêu cầu phát triển của ngành công nghiệp Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển khu, cụm công nghiệp cũng như việc cung cấp các dịch vụ điện - nước đến chân hàng rào các dự án đầu tư triển khai còn chậm, đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong chỉ đạo chuyển dịch cơ cấư kinh tế công nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CCKT CÔNG NGHIỆP Ở HẢI PHÒNG TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH
2.3.1 Những kết quả đạt được
- Với định hướng phát triển đúng, theo hướng CNH, HĐH, công nghiệp thành phố tiếp tục phát triển, đạt được những thành tựu mới, đạt được tốc độ tăng trưởng gần 20%/năm Quy mô và tỷ trọng công nghiệp ngày càng lớn trong GDP, tốc độ tăng trưởng khá nhanh, cơ cấu công nghiệp của thành phố chuyển dịch nhanh, hướng vào xuất khẩu; năng lực, trình độ công nghệ được nâng lên đáng kể, bước đầu đổi mới theo hướng hiện đại Kết quả chuyển dịch CCKT thời gian vừa qua đã tạo đà cho sản xuất công nghiệp phát triển nhanh
Trang 10- Sản phẩm đa dạng hơn và sức cạnh tranh đã được tăng cường, đã tạo được một số thương hiệu trong nước và quốc tế Tập trung phát triển các nhóm sản phẩm mũi nhọn, sản phẩm quan trọng như: đóng tàu, xi măng, thép, giầy dép, quần áo, thuỷ sản Công nghiệp thành phố giữ vai trò chủ lực, quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, thúc đẩy phát triển dịch vụ, đô thị,
2.3.2 Những mặt còn hạn chế trong quá trình chuyển dịch CCKT ngành công nghiệp ở Hải Phòng
2.3.2.1 Những mặt còn hạn chế
Phát triển chưa bền vững, khoảng cách giữa tăng trưởng giá trị SXCN và tăng trưởng GDP có xu hướng tăng lên; CCKT ngành và sản phẩm thiếu đa dạng, còn nhiều bất cập; hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu Tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại, phát triển chưa bền vững, đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế chậm
- Tỷ lệ gia công còn lớn; tỷ lệ nội địa hóa thấp, giá trị gia tăng thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao
- Chưa quan tâm đúng mức cho phát triển những ngành nghề có hàm lượng
kỹ thuật công nghệ cao; còn tiềm ẩn nhiều yếu tố gây ô nhiễm môi trường Thiếu lao động được đào tạo cho những ngành đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao
- Sự phối hợp, liên kết phát triển công nghiệp giữa Hải Phòng với vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ còn hạn chế
2.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế
Có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, song nguyên nhân chủ quan là chủ yếu: Sự quan tâm chỉ đạo chuyển dịch CCKT công nghiệp chưa
tương xứng với yêu cầu phát triển của ngành công nghiệp; việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp các dịch vụ điện, nước đến chân hàng rào các
dự án đầu tư triển khai còn chậm; đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp còn hạn chế; chưa có chính sách cụ thể khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao Cải cách hành chính chưa có hiệu quả, còn phiền hà, chưa tạo được điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư
2.3.3 Những bức xúc đang đặt ra đối với chuyển dịch CCKT ngành công nghiệp Hải Phòng
Một là, Sự bất tương xứng giữa chất lượng và tốc độ chuyển dịch CCKT
công nghiệp so với tiềm năng và vị trí của một số thành phố khu vực phía Bắc